Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập  4

QUYỂN THỨ 80

HỘI THỨ NHẤT

 PHẨM THIÊN ÐẾ

THỨ 22 – 4

 

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ pháp vô vong thất hoặc thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ tánh hằng trụ xả hoặc thường hoặc vô thường. Chẳng nên trụ pháp vô vong thất hoặc lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ tánh hằng trụ xả hoặc lạc hoặc khổ. Chẳng nên trụ pháp vô vong thất hoặc ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ tánh hằng trụ xả hoặc ngã hoặc vô ngã. Chẳng nên trụ pháp vô vong thất hoặc tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ tánh hằng trụ xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Chẳng nên trụ pháp vô vong thất hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, chẳng nên trụ tánh hằng trụ xả hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng. Chẳng nên trụ pháp vô vong thất hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ tánh hằng trụ xả hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Chẳng nên trụ pháp vô vong thất hoặc không hoặc bất không, chẳng nên trụ tánh hằng trụ xả hoặc không hoặc bất không. Chẳng nên trụ pháp vô vong thất hoặc hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ tánh hằng trụ xả hoặc hữu tướng hoặc vô tướng. Chẳng nên trụ pháp vô vong thất hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ tánh hằng trụ xả hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ tất cả đà la ni môn hoặc thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ tất cả tam ma địc môn hoặc thường hoặc vô thường. Chẳng nên trụ tất cả đà la ni môn hoặc lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ tất cả tam ma địa môn hoặc lạc hoặc khổ. Chẳng nên trụ tất cả đà la ni môn hoặc ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ tất cả tam ma địa môn hoặc ngã hoặc vô ngã. Chẳng nên trụ tất cả đà la ni môn hoặc tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ tất cả tam ma địa môn hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Chẳng nên trụ tất cả đà la ni môn hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, chẳng nên trụ tất cả tam ma địa môn hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng. Chẳng nên trụ tất cả đà la ni môn hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ tất cả tam ma địa môn hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Chẳng nên trụ tất cả đà la ni môn hoặc không hoặc bất không, chẳng nên trụ tất cả tam ma địa môn hoặc không hoặc bất không. Chẳng nên trụ tất cả đà la ni môn hoặc hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ tất cả tam ma địa môn hoặc hữu tướng hoặc vô tướng. Chẳng nên trụ tất cả đà la ni môn hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ tất cả tam ma địa môn hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nhất thiết trí hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc thường hoặc vô thường. Chẳng nên trụ nhất thiết trí hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc lạc hoặc khổ. Chẳng nên trụ nhất thiết trí hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc ngã hoặc vô ngã. Chẳng nên trụ nhất thiết trí hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Chẳng nên trụ nhất thiết trí hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng; chẳng nên trụ đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng. Chẳng nên trụ nhất thiết trí hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Chẳng nên trụ nhất thiết trí hoặc không hoặc bất không; chẳng nên trụ đạo tướng trí , nhất thiết tướng trí hoặc không hoặc bất không. Chẳng nên trụ nhất thiết trí hoặc hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc hữu tướng hoặc vô tướng. Chẳng nên trụ nhất thiết trí hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện; chẳng nên trụ đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

     Lại nữa, Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ Thanh văn thừa hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ Ðộc giác thừa, Vô thượng thừa hoặc thường hoặc vô thường. Chẳng nên trụ Thanh văn thừa hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ Ðộc giác thừa, Vô thượng thừa hoặc lạc hoặc khổ. Chẳng nên trụ Thanh văn thừa hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ Ðộc giác thừa, Vô thượng thừa hoặc ngã hoặc vô ngã. Chẳng nên trụ Thanh văn thừa hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ Ðộc giác thừa, Vô thượng thừa hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Chẳng nên trụ Thanh văn thừa hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng; chẳng nên trụ Ðộc giác thừa, Vô thượng thừa hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng. Chẳng nên trụ Thanh văn thừa hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ Ðộc giác thừa, Vô thượng thừa hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Chẳng nên trụ Thanh văn thừa hoặc không hoặc bất không; chẳng nên trụ Ðộc giác thừa, Vô thượng thừa hoặc không hoặc bất không. Chẳng nên trụ Thanh văn thừa hoặc hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ Ðộc giác thừa, Vô thượng thừa hoặc hữu tướng hoặc vô tướng. Chẳng nên trụ Thanh văn thừa hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện; chẳng nên trụ Ðộc giác thừa, Vô thượng thừa hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

     Lại nữa, Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ Dự lưu hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ Nhất lai, Bất hoàn, A la hán hoặc thường hoặc vô thường. Chẳng nên trụ Dự lưu hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ Nhất lai, Bất hoàn, A la hán hoặc lạc hoặc khổ. Chẳng nên trụ Dự lưu hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ Nhất lai, Bất hoàn, A la hán hoặc ngã hoặc vô ngã. Chẳng nên trụ Dự lưu hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ Nhất lai, Bất hoàn, A la hán hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Chẳng nên trụ Dự lưu hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng; chẳng nên trụ Nhất lai, Bất hoàn, A la hán hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng. Chẳng nên trụ Dự lưu hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ Nhất lai, Bất hoàn, A la hán hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Chẳng nên trụ Dự lưu hoặc không hoặc bất không; chẳng nên trụ Nhất lai, Bất hoàn, A la hán hoặc không hoặc bất không. Chẳng nên trụ Dự lưu hoặc hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ Nhất lai, Bất hoàn. A la hán hoặc hữu tướng hoặc vô tướng. Chẳng nên trụ Dự lưu hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện; chẳng nên trụ Nhất lai, Bất hoàn, A la hán hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ Dự lưu hướng Dự lưu quả hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả hoặc thường hoặc vô thường. Chẳng nên trụ Dự lưu hướng Dự lưu quả hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả hoặc lạc hoặc khổ. Chẳng nên trụ Dự lưu hướng Dự lưu quả hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hường A la hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã. Chẳng nên trụ Dự lưu hướng Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Chẳng nên trụ Dự lưu hướng Dự lưu quả hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng; chẳng nên trụ Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng. Chẳng nên trụ Dự lưu hướng Dự lưu quả hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Chẳng nên trụ Dự lưu hướng Dự lưu quả hoặc không hoặc bất không; chẳng nên trụ Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả hoặc không hoặc bất không. Chẳng nên trụ Dự lưu hướng Dự lưu quả hoặc hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả hoặc hữu tướng hoặc vô tướng. Chẳng nên trụ Dự lưu hướng Dự lưu quả hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện; chẳng nên trụ Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca, Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ Ðộc giác hoặc thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ Ðộc giác hướng Ðộc giác quả hoặc thường hoặc vô thường. Chẳng nên trụ Ðộc giác hoặc lạc hoặc khổ, chẳng nên trụ Ðộc giác hướng Ðộc giác quả hoặc lạc hoặc khổ. Chẳng nên trụ Ðộc giác hoặc ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ Ðộc giác hướng Ðộc giác quả hoặc ngã hoặc vô ngã. Chẳng nên trụ Ðộc giác hoặc tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ Ðộc giác hướng Ðộc giác quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Chẳng nên trụ Ðộc giác hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, chẳng nên trụ Ðộc giác hướng Ðộc giác quả hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng. Chẳng nên trụ Ðộc giác hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ Ðộc giác hưóng Ðộc giác quả hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Chẳng nên trụ Ðộc giác hoặc không hoặc bất không, chẳng nên trụ Ðộc giác hướng Ðộc giác quả hoặc không hoặc bất không. Chẳng nên trụ Ðộc giác hoặc hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ Ðộc giác hướng Ðộc giác quả hoặc hữu tướng hoặc vô tướng. Chẳng nên trụ Ðộc giác hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ Ðộc giác hướng Ðộc giác quả hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ Bồ tát, Như Lai hoặc thường hoặc bất thường; chẳng nên trụ pháp Bồ tát Như Lai hoặc thường hoặc bất thường. Chẳng nên trụ Bồ tát, Như Lai hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ pháp Bồ tát Như Lai hoặc lạc hoặc khổ. Chẳng nên trụ Bồ tát, Như Lai hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ pháp Bồ tát Như Lai hoặc ngã hoặc vô ngã. Chẳng nên trụ Bồ tát, Như Lai hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ pháp Bồ tát Như Lai hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Chẳng nên trụ Bồ tát, Như Lai hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng; chẳng nên trụ pháp Bồ tát Như Lai hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng. Chẳng nên trụ Bồ tát, Như Lai hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ pháp Bồ tát Như Lai hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Chẳng nên trụ Bồ tát, Như Lai hoặc không hoặc bất không; chẳng nên trụ pháp Bồ tát Như Lai hoặc không hoặc bất không. Chẳng nên trụ Bồ tát, Như Lai hoặc hữu tướng hoặc vô tướng. Chẳng nên trụ Bồ tát, Như Lai hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện; chẳng nên trụ pháp Bồ tát Như Lai hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ Cực hỷ địa và pháp Cực hỷ địa hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ Ly cấu, Phát quang, Diệm huệ, Cực nan thắng, Hiện tiền, Viễn hành, Bất động, Thiện huệ, Pháp vân địa và pháp Ly cấu địa cho đến pháp Pháp vân địa hoặc thường hoặc bất thường. Chẳng nên trụ Cực hỷ địa và pháp Cực hỷ địa hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ Ly cấu địa và pháp Ly cấu địa cho đến Pháp vân địa và pháp Pháp vân địa hoặc lạc hoặc khổ. Chẳng nên trụ Cực hỷ địa và pháp Cực hỷ địa hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên trụ Ly cấu địa và pháp Ly cấu địa cho đến Pháp vân địa và pháp Pháp vân địa hoặc ngã hoặc vô ngã. Chẳng nên trụ Cực hỷ địa và pháp Cực hỷ địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ Ly cấu địa và pháp Ly cấu địa cho đến Pháp vân địa và pháp Pháp vân địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Chẳng nên trụ Cực hỷ địa và pháp Cực hỷ địa hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng; chẳng nên trụ Ly cấu địa và pháp Ly cấu địa cho đến Pháp vân địa và pháp Pháp vân địa hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng. Chẳng nên trụ Cực hỷ địa và pháp Cực hỷ địa hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; chẳng nên trụ Ly cấu địa và pháp Ly cấu địa cho đến Pháp vân địa và pháp Pháp vân địa hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Chẳng nên trụ Cực hỷ địa và pháp Cực hỷ địa hoặc không hoặc bất không; chẳng nên trụ Ly cấu địa và pháp Ly cấu địa cho đến Pháp vân địa và pháp Pháp vân địa hoặc không hoặc bất không. Chẳng nên trụ Cực hỷ địa và pháp cực hỷ địa hoặc hữu tướng hoặc vô tướng; chẳng nên trụ Ly cấu địa và pháp Ly cấu địa cho đến Pháp vân địa và pháp Pháp vân địa hoặc hữu tướng hoặc vô tướng. Chẳng nên trụ Cực hỷ địa và pháp Cực hỷ địa hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện; chẳng nên trụ Ly cấu địa và pháp Ly cấu địa cho đến Pháp vân địa và pháp Pháp vân địa hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ Dị sanh địa và pháp Dị sanh địa hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên trụ Chủng tánh, Ðệ bát, Cụ kiến, Bạc, Ly dục, Dĩ biện, Ðộc giác, Bồ tát, Như Lai địa và pháp Chủng tánh địa cho đến pháp Như Lai địa hoặc thường hoặc vô thường. Chẳng nên trụ Dị sanh địa và pháp Dị sanh địa hoặc lạc hoặc khổ; chẳng nên trụ Chủng tánh địa và pháp Chủng tánh địa cho đến Như Lai địa và pháp Như Lai địa hoặc lạc hoặc khổ. Chẳng nên trụ Dị sanh địa và pháp Dị sanh địa hoặc ngã hoặc vô ngã, chẳng nên trụ Chủng tánh địa và pháp Chủng tánh địa cho đến Như Lai địa và pháp Như Lai địa hoặc ngã hoặc vô ngã. Chẳng nên trụ Dị sanh địa và pháp Dị sanh địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ Chủng tánh địa và pháp Chủng tánh địa cho đến Như Lai địa và pháp Như Lai địa hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Chẳng nên trụ Dị sanh địa và pháp Dị sanh địa hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, chẳng nên trụ Chủng tánh địa và pháp Chủng tánh địa cho đến Như Lai địa và pháp Như Lai địa hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng. Chẳng nên trụ Dị sanh địa và pháp Dị sanh địa hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng nên trụ Chủng tánh địa và pháp Chủng tánh địa cho đến Như Lai địa và pháp Như Lai địa hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Chẳng nên trụ Dị sanh địa và pháp Dị sanh địa hoặc không hoặc bất không, chẳng nên trụ Chủng tánh địa và pháp chủng tánh địa cho đến Như Lai địa và pháp Như Lai địa hoặc không hoặc bất không. Chẳng nên trụ Dị sanh địa và pháp Dị sanh địa hoặc hữu tướng hoặc vô tướng, chẳng nên trụ Chủng tánh địa và pháp Chủng tánh địa cho đến Như Lai địa và pháp Như Lai địa hoặc hữu tướng hoặc vô tướng. Chẳng nên trụ Dị sanh địa và pháp Dị sanh địa hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ Chủng tánh địa và pháp Chủng tánh địa cho đến Như Lai địa và pháp Như Lai địa hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ quả Dự lưu là tướng vô vi, chẳng nên trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán là tướng vô vi. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy. Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ Ðộc giác Bồ đề là tướng vô vi. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy. Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề là tướng vô vi. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ Dự lưu là phước điền, chẳng nên trụ Nhất lai, Bất hoàn, A la hán là phước điền. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy. Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ Ðộc giác là phước điền. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ Bồ tát, Như Lai Ứng chánh đẳng giác là phước điền. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ việc thù thắng của sơ địa, chẳng nên trụ việc thù thắng của đệ nhị địa cho đến đệ thập địa. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ sơ phát tâm rồi liền tác lên nghĩ này: Ta phải viên mãn bố thí Ba la mật đa. Chẳng nên trụ sơ phát tâm rồi liền tác lên nghĩ này: Ta phải viên mãn tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ ta phải viên mãn bốn tĩnh lự, chẳng nên trụ ta phải viên mãn bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ ta phải viên mãn tâm giải thoát, chẳng nên trụ ta phải viên mãn tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ Tát Ma ha Tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ ta phải viên mãn bốn niệm trụ, chẳng nên trụ ta phải viên mãn bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ ta phải viên mãn không giải  thoát môn, chẳng nên trụ ta phải viên mãn vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ ta tu gia hạnh đã viên mãn rồi, phải vào Bồ tát Chánh tánh ly sanh, chẳng nên trụ ta đã được vào Chánh tánh ly sanh phải trụ bực Bồ tát Bất thối chuyển. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

  Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ ta phải viên mãn năm thần thông Bồ tát; chẳng nên trụ ta phải viên mãn năm thần thông rồi, phải du hành vô lượng vô số thế giới để lễ kính, chiêm ngưỡng, cúng dường, thừa sự chư Phật Thế Tôn, lắng nghe chánh pháp, như lý suy nghĩ, rộng vì hữu tình tuyên nói mở chỉ. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ ta phải nghiêm tĩnh cõi như tịnh độ mười phương chư Phật đang cư ngự; chẳng nên trụ ta phải thành tục các loại hữu tình khiến được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, hoặc vào Niết bàn, hoặc hưởng vui người trời. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ ta phải qua đến vô lượng vô số cõi nước các Phật, để cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen các Phật Thế Tôn và lại đem theo vô biên hoa hương, chuỗi anh lạc, bảo tràng, phan cái, y phục, ngọa cụ, ăn uống, đèn sáng, trăm ngàn trăm ức muôn ức số chư Thiên kỹ nhạc và vô lượng món của ngọc thượng diệu mà làm đồ cúng dường; chẳng nên trụ ta phải an lập vô lượng vô số vô biên hữu tình, khiến đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được bậc Bất thối chuyển. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ ta phải thành xong thanh tịnh nhục nhãn, chẳng nên trụ ta phải thành xong thanh tịnh thiên nhãn, huệ nhãn, pháp nhãn, rốt ráo pháp nhãn. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ ta phải thành xong rốt ráo viên mãn thần cảng trí thông, chẳng nên trụ ta phải thành xong rốt ráo viên mãn thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, túc trụ, lậu tận trí thông. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ ta phải thành xong Phật mười lực, chẳng nên trụ ta phải thành xong bốn vô sở uý, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ ta phải thành xong pháp vô vong thất, chẳng nên trụ ta phải thành xong tánh hằng trụ xả. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ ta phải thành xong nhất thiết trí, chẳng nên trụ ta phải thành xong đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ ta phải thành xong tất cả đà la ni môn, với vô lượng vô biên sự nghiệp đã ra làm đều tổng trì tự tại; chẳng nên trụ ta phải thành xong tất cả tam ma địa môn, với vô lượng vô biên đẳng trì sai khác du hý tự tại. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ ta phải thành xong ba mươi hai tướng thân được trang nghiêm khiến các hữu tình thấy là vui mừng; chẳng nên trụ ta phải thành xong tám mươi tùy hảo cho thân được trang nghiêm khiến các hữu tình xem không nhàm chán. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ đây là kẻ tùy tín hành, đây là kẻ tùy pháp hành, đây là bổ đặc già la thứ tám; chẳng nên trụ đây là quả Dự lưu, đây là cực bảy phen hữu; chẳng nên trụ đây là nhà nhà, đây là một gian; chẳng nên trụ đây là tề thủ bổ đặc già la cho đến thọ mạng hết phiền não mới hết; chẳng nên trụ đây là định Dự lưu chẳng nên đọa dòng pháp, đây là trung gian Niết bàn. Chẳng nên trụ đây là Nhất lai hướng, đây là Nhất lai quả, một phen đến trong đây được hết ngằn mé khổ. Chẳng nên trụ đây là Bất hoàn hướng, đây là Bất hoàn quả, kẻ qua kia mới được vào Niết bàn. Chẳng nên trụ đây là A la hán hướng, đây là A la hán quả hiện tại chắc vào Vô dư Niết bàn. Chẳng nên trụ đây là Ðộc giác hướng, đây là Ðộc giác quả hiện tại chắc vào Vô dư Niết bàn. Chẳng nên trụ đây là kẻ vượt bực Thanh văn, Ðộc giác trụ bực Bồ tát. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ ta phải đầy đủ, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, giác tất cả pháp tất cả tướng, rồi dứt hẳn tất cả phiền não nối nhau và các tập khí; chẳng nên trụ ta phải chứng kỳ được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, để quay xe diệu pháp làm các Phật sự, độ thoát vô lượng vô số hữu tình khiến được Niết bàn rốt ráo an vui. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ ta phải khéo tu bốn thần túc rồi, an trụ đẳng trì thù thắng như thế, nhờ thế lực tăng thượng của đẳng trì này, khiến ta thọ mạng đại kiếp như hằng hà sa mà an trụ; chẳng nên trụ ta phải lấy được thọ mạng số lượng vô biên. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ ta phải thành tựu rất thù thắng viên mãn ba mươi hai món đại sĩ phu tướng, mỗi mỗi tướng này trăm phước trang nghiêm; chẳng nên trụ ta phải thành tựu rất thù thắng viên mãn tám mươi tùy hảo, trong mỗi mỗi tùy hảo có vô số lượng hy hữu thắng sự mà trang nghiêm. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ ta phải an trụ một cõi nghiêm tịnh, cõi ấy lượng rộng rãi với diện tích như hằng hà sa thế giới; chẳng nên trụ ta phải an ngồi trên tòa kim cương, tòa ấy rộng lớn lượng bằng cõi Phật Tam thiên đại thiên. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ ta phải nương dựa cội Ðại bồ đề, cội ấy cao rộng các báu trang nghiêm, phóng ra diệu hương, hữu tình nghe mùi làm tham sân si thảy chóng đều tiêu diệt, vô lượng vô biên thân bệnh cũng lành; chẳng nên trụ chúng hữu tình nghe hương cội Bồ đề này, lìa các tác ý Thanh văn Ðộc giác, chắc được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng sắc, không có danh tiếng thọ tưởng hành thức. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng nhãn xứ, không có danh tiếng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng sắc xứ, không có danh tiếng thanh hương vị xúc pháp xứ. Vì cớ sao?  Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng nhãn giới, không có danh tiếng sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng nhĩ giới, không có danh tiếng thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng tỷ giới, không có danh tiếng hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm nhân phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng thiệt giới, không có danh tiếng vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng thân giới, không có danh tiếng xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng ý giới, không có danh tiếng pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng địa giới, không có danh tiếng thủy hỏa phong không thức giới. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng khổ thánh đế, không có danh tiếng tập diệt đạo thánh đế. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng vô minh, không có danh tiếng hành thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng nội không, không có danh tiếng ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cả không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng chơn như, không có danh tiếng pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng bố thí Ba la mật đa, không có danh tiếng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng bốn tĩnh lự, không có danh tiếng bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng tám giải thoát, không có danh tiếng tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng bốn niệm xứ, không có danh tiếng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng không giải thoát môn, không có danh tiếng vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng năm nhãn, không có danh tiếng sáu thần thông. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng Phật mười lực, không có danh tiếng bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng pháp vô vong thất, không có danh tiếng tánh hằng trụ xả. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng tất cả đà la ni môn, không có danh tiếng tất cả tam ma địa môn. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng nhất thiết trí, không có danh tiếng đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng Thanh văn thừa, không có danh tiếng Ðộc giác thừa, Vô thượng thừa. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng Dự lưu và Dự lưu hướng quả, không có danh tiếng Nhất lai, Bất hoàn, A la hán và Nhất lai, Bất hoàn , A la hán hướng quả. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng Ðộc giác và Ðộc giác Bồ đề, không có danh tiếng Bồ tát, Như Lai và pháp Bồ tát, Như Lai. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng Cực hỷ địa và pháp, không có danh tiếng Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa và pháp. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên trụ nguyện ta phải được trong cõi tịnh Phật độ không có danh tiếng Dị sanh địa và pháp, không có danh tiếng Chủng tánh địa, Ðệ bát địa, Cụ kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa, Ðộc giác địa, Bồ tát địa, Như Lai địa và pháp. Vì cớ sao? Vì hữu sở đắc làm phương tiện vậy. Sở  vì sao? Vì tất cả Như Lai Ứng chánh đẳng giác khi chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, giác tất cả pháp đều vô sở hữu, danh tự âm thanh đều bất khả đắc.

Kiều Thi Ca! Ðấy là Bồ tát Ma ha tát đối với Bát nhã Ba la mật đa, như tướng chỗ nên trụ, chẳng nên trụ. Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát đối với Bát nhã Ba la mật đa, tùy chỗ tướng nên trụ, chẳng nên trụ, đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên học như thế!

Khi ấy, Xá Lợi Tử khởi lên ý nghĩ này: Nếu Bồ tát Ma ha tát đối với tất cả pháp chẳng nên trụ ấy, làm sao nên trụ Bát nhã Ba la mật đa?

Cụ thọ Thiện Hiện biết chỗ nghĩ nơi tâm Xá Lợi Tử liền bảo lên rằng: Nơi ý hiểu sao? Tâm các Như Lai là trụ chỗ nào? Xá Lợi Tử đáp: Tâm chư Phật đều không có chỗ trụ. Sở vì sao? Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ sắc, chẳng trụ thọ tưởng hành thức. Vì cớ sao? Vì sắc uẩn thảy chẳng khá được vậy. Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ nhãn xứ, chẳng trụ nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Vì cớ sao? Vì nhãn xứ thảy chẳng khá được vậy. Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ sắc xứ, chẳng trụ thanh hương vị xúc pháp xứ. Vì cớ sao? Vì sắc xứ thảy chẳng khá được vậy.

Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ nhãn giới, chẳng trụ sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Vì nhãn giới thảy chẳng khá được vậy. Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ nhĩ giới, chẳng trụ thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Vì nhĩ giới thảy chẳng khá được vậy. Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ tỷ giới, chẳng trụ hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Vì tỷ giới thảy chẳng khá được vậy. Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ thiệt giới, chẳng trụ vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Vì thiệt giới thảy chẳng khá được vậy. Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ thân giới, chẳng trụ xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Vì nhân thân giới thảy chẳng khá được vậy. Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ ý giới, chẳng trụ pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh các thọ. Vì cớ sao? Vì ý giới thảy chẳng khá được vậy.

Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ địa giới, chẳng trụ thủy hỏa phong không thức giới. Vì cớ sao? Vì địa giới thảy chẳng khá được vậy. Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ khổ thánh đế, chẳng trụ tập diệt đạo thánh đế. Vì cớ sao? Vì khổ thánh đế thảy chẳng khá được vậy. Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ vô minh, chẳng trụ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não. Vì cớ sao? Vì vô minh thảy chẳng khá được vậy.

Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ nội không, chẳng trụ ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tán không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Vì cớ sao? Vì nội không thảy chẳng khá được vậy.

Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ chơn như, chẳng trụ pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, phàp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Vì cớ sao? Vì chơn như thảy chẳng khá được vậy.

--- o0o ---

Mục Lục Tập 4

Quyển thứ  76 | 77 | 78 | 79 | 80 | 81 | 82 | 83 | 84 | 85

 86 | 87 | 88 | 89 | 90 | 91| 92 | 93| 94 | 95 | 96 | 97 | 98 | 99 | 100

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Carolyn Thùy Châu - Tom Vilaysone

Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

bá i đường hang tram co vat phat giao duoc trung bay tai bao ThẠy tính tiểu Dương Bệnh loãng xương không chỉ gặp ở nữ hay song nhu con lat dat luon dung day sau khi vap Nguyên 2016 bên khói mç å ² Bà Rịa Vũng Tàu Tang lễ cố Ni sư 1988 Chùa Xuân Bình Định Tưởng niệm Trưởng lão Giỗ gửi Chút Đồng Nai Hàng vạn người dự lễ tang Nước gừng nóng có thể làm mờ tàn diệu liên lý thu linh chuyển ngữ vong xoay cua nghiep luc lÃ Å Æ chuong mot phap Phát hiện sớm Alzheimer bằng thiết hong 有人願意加日我ㄧ起去 Ajahn loi phat day với xin thắp một bình minh để thấy rõ ân muon con lòng từ bi và con người nhĩ Nhân viet bang ca yeu thuong CHA sự chuyến phà p Ä n người Phần 1 những nhìn nhận sai lầm của phật tử giả mai đời người là hữu hạn Phật giáo