Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập  4

QUYỂN THỨ 95

HỘI THỨ NHẤT 

PHẨM CẦU BÁT NHÃ

THỨ 27 – 7

  

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi tất cả đà la ni môn, chẳng nên cầu nơi tất cả tam ma địa môn; chẳng nên cầu rời tất cả đà la ni môn, chẳng nên cầu rời tất cả tam ma địa môn. Sở vì sao? Vì hoặc tất cả đà la ni môn, hoặc tất cả tam ma địa môn; hoặc rời tất cả đà la ni môn, hoặc rời tất cả tam ma địa môn, hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa. Nếu cầu tất cả như thế đều chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hữu sắc chẳng vô sắc, chẳng hữu kiến chẳng vô kiến, chẳng hữu đối chẳng vô đối, đều đồng nhất tưóng, chỗ gọi vô tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng tất cả đà la ni môn, chẳng tất cả tam ma địa môn, chẳng rời tất cả đà la ni môn, chẳng rời tất cả tam ma địa môn. Sở vì sao? Vì tất cả như thế đều là tánh vô sở hữu chẳng khá được. Bởi vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng tất cả đà la ni môn, chẳng tất cả tam ma địa môn; chẳng rời tất cả đà la ni môn, chẳng rời tất cả tam ma địa môn. Vậy nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi tất cả đà la ni môn, chẳng nên cầu nơi tất cả tam ma địa môn; chẳng nên cầu rời tất cả đà la ni môn, chẳng nên cầu rời tất cả tam ma địa môn.

Kều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi Dự lưư, chẳng nên cầu nơi Nhất lai, Bất hoàn, A la hán; chẳng nên cầu rời Dự lưu, chẳng nên cầu rời Nhất lai, Bất hoàn, A la hán. Sở vì sao? Vì hoặc Dự lưu, hoặc Nhất lai, Bất hoàn, A la hán; hoặc rời Dự lưu, hoặc rời Nhất lai, Bát hoàn, A la hán; hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa. Nếu cầu tất cả như thế đều chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hữu sắc chẳng vô sắc, chẳng hữu kiến chẳng vô kiến, chẳng hữu đối chẳng vô đối, đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng Dự lưu, chẳng Nhất lai, Bất hoàn, A la hán; chẳng rời Dự lưu, chẳng rời Nhất lai, Bất hoàn, A la hán. Sở vì sao? Vì tất cả như thế đều là tánh vô sở hữu chẳng khá được. Bởi vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng Dự lưu, chẳng Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, chẳng rời Dự lưu; chẳng rời Nhất lai, Bất hoàn, A la hán. Vậy nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi Dự lưu, chẳng nên cầu nơi Nhất lai, Bất hoàn, A la hán; chẳng nên cầu rời Dự lưu, chẳng nên cầu rời Nhất lai, Bất hoàn, A la hán.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi Dự lưu hướng Dự lưu quả, chẳng nên cầu nơi Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả; chẳng nên cầu rời Dự lưu hướng Dự lưu quả, chẳng nên cầu rời Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả. Sở vì sao? Vì hoặc Dự lưu hướng Dự lưu quả, hoặc Nhất lai hướng cho đến  A la hán quả; hoặc rời Dự lưu hướng Dự lưu quả, hoặc rời Nhất lai hướng cho đến A la hán quả; hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa. Nếu cầu tất cả như thế đều chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hữu sắc chẳng vô sắc, chẳng hữu kiến chẳng vô kiến, chẳng hữu đối chẳng vô đối, đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng, Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng Dự lưu hướng Dự lưu quả, chẳng Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả; chẳng rời Dự lưu hướng Dự lưu quả, chẳng rời Nhất lai hướng cho đến A la hán quả. Sở vì sao? Vì tất cả như thế đều là tánh vô sở hữu chẳng khá được. Bởi vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng Dự lưu hướng Dự lưu quả, chẳng Nhất lai hướng cho đến A la hán quả; chẳng rời Dự lưu hướng Dự lưu quả, chẳng rời Nhất lai hướng cho đến A la hán quả. Vậy nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi Dự lưu hướng Dự lưu quả, chẳng nên cầu nơi Nhất lai hướng cho đến A la hán quả; chẳng nên cầu rời Dự lưu hướng Dự lưu quả, chẳng nên cầu rời Nhất lai hướng cho đến A la hán quả.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi Ðộc giác hướng Ðộc giác quả; chẳng nên cầu rời Ðộc giác, chẳng nên cầu rời Ðộc giác hướng Ðộc giác quả. Sở vì sao? Vì hoặc Ðộc giác, hoặc Ðộc giác hướng Ðộc giác quả; hoặc rời Ðộc giác, hoặc rời Ðộc giác hướng Ðộc giác quả; hoặc Bồ tát Ma ha tát; hoặc Bát nhã Ba la mật đa. Nếu cầu tất cả như thế đều chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hữu sắc chẳng vô sắc, chẳng hữu kiến chẳng vô kiến, chẳng hữu đối chẳng vô đối, đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng Ðộc giác, chẳng Ðộc giác hướng Ðộc giác quả; chẳng rời Ðộc giác, chẳng rời Ðộc giác hướng Ðộc giác quả. Sở vì sao? Vỉ tất cả như thế đều là tánh vô sở hữu chẳng khá được. Bởi vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng Ðộc giác, chẳng Ðộc giác hướng Ðộc giác quả; chẳng rời Ðộc giác, chẳng rời Ðộc giác hướng Ðộc giác quả. Vậy nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi Ðộc giác, chẳng nên cẩu nơi Ðộc giác hướng Ðộc giác quả; chẳng nên cầu rời Ðộc giác, chẳng nên cầu rời Ðộc giác hướng Ðộc giác quả.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi Bồ tát Ma ha tát, chẳng nên cầu nơi Tam miệu tam Phật đa; chẳng nên cầu rời Bồ tát ma ha tát, chẳng nên cầu rời Tam miệu tam Phật đà. Sở vì sao? Vì hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Tam miệu tam Phật đà; hoặc rời Bồ tát Ma ha tát, hoặc rời Tam miệu tam Phật đà; hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa. Nếu cầu tất cả như thế đều chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hữu sắc chẳng vô sắc, chẳng hữu kiến chảng vô kiến, chẳng hữu đối chẳng vô đối, đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng Bồ tát Ma ha tát, chẳng Tam miệu tam Phật đà; chẳng rời Bồ tát Ma ha tát, chẳng rời Tam miệu tam Phật đà. Sở vì sao? Vì tát cả như thế đều là tánh vô sở hữu chẳng khá được. Bởi vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng Bồ tát Ma ha tát, chẳng Tam miệu tam Phật đà; chẳng rời Bồ tát Ma ha tát, chẳng rời Tam miệu tam Phật đà. Vậy nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi Bồ tát Ma ha tát, chẳng nên cầu nơi Tam miệu tam Phật đà; chẳng nên cầu rời Bồ tát Ma ha tát, chẳng nên cầu rời Tam miệu tam Phật đà.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi pháp Bồ tát Ma ha tát, chẳng nên cầu nơi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; chẳng nên cầu rời pháp Bồ tát Ma ha tát, chẳng nên cầu rời Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở vì sao? Vì hoặc pháp Bồ tát Ma ha tát, hoặc Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; hoặc rời pháp Bồ tát Ma ha tát, hoặc rời Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; hoặc rời pháp Bồ tát Ma ha tát, hoặc rời Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa. Nếu cầu tất cả như thế đều chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hữu sắc chẳng vô sắc, chẳng hữu kiến chẳng vô kiến, chẳng hữu đối chẳng vô đối, đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng pháp Bồ tát Ma ha tát, chẳng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; chẳng rời pháp Bồ tát Ma ha tát, chẳng rời Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở vì sao? Vì tất cả như thế đều là tánh vô sở hữu chẳng khá được. Bởi vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng pháp Bồ tát Ma ha tát, chẳng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; chẳng rời pháp Bồ tát Ma ha tát, chẳng rời Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vậy nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi pháp Bồ tát Ma ha tát, chẳng nên cầu nơi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; chẳng nên cầu rời pháp Bồ tát Ma ha tát, chẳng nên cầu rời Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi Thanh văn thừa, chẳng nên cầu nơi Ðộc giác thừa, Vô thượng thừa; chẳng nên cầu rời Thanh văn thừa, chẳng nên cầu rời Ðộc giác thừa, Vô thượng thừa. Sở vì sao? Vì hoặc Thanh văn thừa, hoặc Ðộc giác thừa, Vô thượng thừa; hoặc rời Thanh văn thừa, hoặc rời Ðộc giác thừa, Vô thượng thừa; hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa. Nếu cầu tất cả như thế đều chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hữu sắc chẳng vô sắc, chẳng hữu kiến chẳng vô kiến, chẳng hữu đối chẳng vô đối, đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng Thanh văn thừa, chẳng Ðộc giác thừa, Vô thượng thừa; chẳng rời Thanh văn thừa, chẳng rời Ðộc giác thừa, Vô thượng thừa. Sở vì sao? Vì tất cả như thế đều là tánh vô sở hữu chẳng khá được. Bởi vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng Thanh văn thừa, chẳng Ðộc giác thừa, Vô thượng thừa; chẳng rời Thanh văn thừa, chẳng rời Ðộc giác thừa, Vô thượng thừa. Vậy nên Bồ tát ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi Thanh văn thừa, chẳng nên cầu nơi Ðộc giác thừa, Vô thượng thừa; chẳng nên cầu rời Thanh văn thừa, chẳng nên cầu rời Ðộc giác thừa, Vô thượng thừa.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi sắc chơn như, chẳng nên cầu nơi thọ tưởng hành thức chơn như; chẳng nên cầu rời sắc chơn như, chẳng nên cầu rời thọ tường hành thức chơn như. Sở vì sao? Vì hoặc sắc chơn như, hoặc thọ tưởng hành thức chơn như; hoặc rời sắc chơn như, hoặc rời thọ tưởng hành thức chơn như; hoặc Bồ tát ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa. Nếu cầu tất cả như thế đều chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hữu sắc chẳng vô sắc, chẳng hữu kiến chẳng vô kiến, chẳng hữu đối chẳng vô đối, đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng sắc chơn như, chẳng thọ tưởng hành thức chơn như; chẳng rời sắc chơn như, chẳng rời thọ tưởng hành thức chơn như. Sở vì sao? Vì tất cả như thế đều là tánh vô sở hữu chẳng khá được. Bởi vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng sắc chơn như chẳng thọ tưởng hành thức chơn như; chẳng rời sắc chơn như, chẳng rời thọ tưởng hành thức chơn như. Vậy nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi sắc chơn như, chẳng nên cầu nơi thọ tưởng hành thức chơn như; chẳng nên cầu rời sắc chơn như, chẳng nên cầu rời thọ tưởng hành thức chơn như.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi nhãn xứ chơn như, chẳng nên cầu nơi nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chơn như; chẳng nên cầu rời nhãn xứ chơn như, chẳng nên cầu rời nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chơn như. Sở vì sao? Vì hoặc nhãn xứ chơn như, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chơn như; hơạc rời nhãn xứ chơn như, hoặc rời nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chơn như; hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa. Nếu cầu tất cả như thế đều chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hữu sắc chẳng vô sắc, chẳng hữu kiến chẳng vô kiến, chẳng hữu đối chẳng vô đối, đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nhãn xứ chơn như, chẳng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chơn như; chẳng rời nhãn xứ chơn như, chẳng rời nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chơn như. Sở vì sao? Vì tất cả như thế đều là tánh vô sở hữu chẳng khá được, Bởi vô sỡ hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nhãn xứ chơn như, chẳng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chơn như; chẳng rời nhãn xứ chơn như, chẳng rời nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chơn như. Vậy nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi nhãn xứ chơn như, chẳng nên cầu nơi nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chơn như; chẳng nên cầu rời nhãn xứ chơn như, chẳng nên cầu rời nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chơn như.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi sắc xứ chơn như, chẳng nên cầu nơi thanh hương vị xúc pháp xứ chơn như; chẳng nên cầu rời sắc xứ chơn như, chẳng nên cầu rời thanh hương vị xúc pháp xứ chơn như. Sở vì sao? Vì hoặc sắc xứ chơn như, hoặc thanh hương vị xúc pháp xứ chơn như; hoặc rời sắc xứ chơn như, hoặc rời thanh hương vị xúc pháp xứ chơn như; hoặc Bồ tát Ma ha tát; hoặc Bát nhã Ba la mật đa. Nếu cầu tất cả như thế đều chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hữu sắc chẳng vô sắc, chẳng hữu kiến chẳng vô kiến, chẳng hữu đối chẳng vô đối, đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng sắc xứ chơn như, chẳng thanh hương vị xúc pháp xứ chơn như; chẳng rời sắc xứ chơn như, chẳng rời thanh hương vị xúc pháp xứ chơn như. Sở vì sao? Vì tất cả như thế đều là tánh vô sở hữu chẳng khá được. Bởi vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng sắc xứ chơn như, chẳng thanh hương vị xúc pháp xứ chơn như; chẳng rời sắc xứ chơn như, chẳng rời thanh hương vị xúc pháp xứ chơn như. Vậy nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi sắc xứ chơn như, chẳng nên cầu nơi thanh hương vị xúc pháp xứ chơn như; chẳng nên cầu rời sắc xứ chơn như, chẳng nên cầu rời thanh hương vị xúc pháp xứ chơn như.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi nhãn giới chơn như, chẳng nên cầu nơi sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; chẳng nên cầu rời nhãn giới chơn như, chẳng nên cầu rời sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như. Sở vì sao? Vì hoặc nhãn giới chơn như, hoặc` sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; hoặc rời nhãn giới chơn như, hoặc rời sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa. Nếu cầu tất cả như thế đều chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hữu sắc chẳng vô sắc, chẳng hữu kiến chẳng vô kiến, chẳng hữu đối chẳng vô đối, đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nhãn giới chơn như, chẳng sắc giới nhãn thức và nhãn xúc nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; chẳng rời nhãn giới chơn như, chẳng rời sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như. Sở vì sao? Vì tất cả như thế đều là tánh vô sở hữu chẳng khá được. Bởi vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nhãn giới chơn như, chẳng sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; chẳng rời nhãn giới chơn như, chẳng rời sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như. Vậy nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi nhãn giới chơn như, chẳng nên cầu nơi sắc giới, cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; chẳng nên cầu rời nhãn giới chơn như, chẳng nên cầu rời sắc giới cho đến nhãn xúc làn duyên sanh ra các thọ chơn như.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi nhĩ giới chơn như, chẳng nên cầu nơi thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; chẳng nên cầu rời nhĩ giới chơn như, chẳng nên cầu rời thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như. Sở vì sao? Vì hoặc nhĩ giới chơn như, hoặc thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; hoặc rời nhĩ giới chơn như, hoặc rời thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa. Nếu cầu tất cả như thế đều chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hữu sắc chẳng vô sắc, chẳng hữu kiến chẳng vô kiến, chẳng hữu đối chẳng vô đối, đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nhĩ giới chơn như, chẳng thanh giới nhĩ thức và nhĩ xúc nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; chẳng rời nhĩ giới chơn như, chẳng rời thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như. Sở vì sao? Vì tất cả như thế đều là tánh vô sỡ hữu chẳng khá được. Bởi vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát sở hành bát nhã Ba la mật đa, chẳng nhĩ giới chơn như, chẳng thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; chẳng rời nhĩ giới chơn như, chẳng rời thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như. Vậy nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi nhĩ giới chơn như, chẳng nên cầu nơi thanh giới, cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; chẳng nên cầu rời nhĩ giới chơn như, chẳng nên cầu rời thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi tỷ giới chơn như, chẳng nên cầu nơi hương giới, trỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; chẳng nên cầu rời tỷ giới chơn như, chẳng nên cầu rời hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như. Sở vì sao? Vì hoặc tỷ giới chơn như, hoặc hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; hoặc rời tỷ giới chơn như, hoặc rời hương giới cho đền tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa. Nếu cầu tất cả như thế đều chẳng tương ưng chảng phải chẳng tương ưng, chẳng hữu sắc chẳng vô sắc, chẳng hữu kiến chẳng vô kiến, chẳng hữu đối chẳng vô đối, đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng tỷ giới chơn như, chẳng hương giới tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; chẳng rời tỷ giới chơn như, chẳng rời hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như. Sở vì sao? Vì tất cả như thế đều là tánh vô sở hữu chẳng khá được. Bởi vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng tỷ giới chơn như, chẳng hương giới cho đến tỳ xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; chẳng rời tỷ giới chơn như, chẳng rời hướng giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như. Vậy nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi tỷ giới chơn như, chẳng nên cẩu nơi hương giới, cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; chẳng nên cầu rời tỷ giới chơn như, chẳng nên cầu rời hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh các thọ chơn như.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi thiệt giới chơn như, chẳng nên cầu nơi vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; chẳng nên cầu rời thiệt giới chơn như, chẳng nên cầu rời vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như. Sở vì sao? Vì hoặc thiệt giới chơn như, hoặc vị giới chơn như, hoặc vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; hoặc rời thiệt giới chơn như, hoặc rời vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa. Nếu cầu tất cả như thế đều chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hữu sắc chẳng vô sắc, chẳng hữu kiến chẳng vô kiến, chẳng hữu đối chẳng hữu vô đối, đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Vì cớ sao? Kiều thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng thiệt giới chơn như, chẳng vị giới thiệt thức giới và thiệt xúc thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; chẳng rời thiệt giới chơn như, chẳng rời vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như. Sở vì sao? Vì tất cả như thế đều là tánh vô sở hữu chẳng khá được. Bởi vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng thiệt giới chơn như, chẳng vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; chẳng rời thiệt giới chơn như, chẳng rời vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như. Vậy nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi thiệt giới chơn như, chẳng nên cẩu nơi vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; chẳng nên cầu rời thiệt giới chơn như, chẳng nên cầu rời vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi thân giới chơn như, chẳng nên cầu nơi xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; chẳng nên cầu rời thân giới chơn như, chẳng nên cẩu rời xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như. Sở vì sao? Vì hoặc thân giới chơn như, hoặc xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; hoặc rời thân giới chơn như, hoặc rời xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa. Nếu cầu tất cả như thế đều chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hữu sắc chẳng vô sắc, chẳng hữu kiến chẳng vô kiến, chẳng hữu đối chẳng vô đối, đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng thân giới chơn như, chẳng xúc giới, chẳng thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như, chẳng rời xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như. Sở vì sao? Vì tất cả như thế đều là tánh vô sở hữu chẳng khá được. Bởi vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng thân giới chơn như, chẳng xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; chẳng rời thân giới chơn như, chẳng rời xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như. Vậy nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi thân giới chơn như, chẳng nên cầu nơi xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; chẳng nên cầu rời thân giới chơn như, chẳng nên cầu rời xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi ý giới chơn như, chẳng nên cầu nơi pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; chẳng nên cầu rời ý giới chơn như, chẳng nên cầu rời pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như. Sở vì sao? Vì hoặc ý giới chơn như, hoặc pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; hoặc rời ý giới chơn như, hoặc rời pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa. Nếu cầu tất cả như thế đều chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hữu sắc chẳng vô sắc, chẳng hữu kiến chẳng vô kiến, chẳng hữu đối chẳng vô đối, đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng ý giới chơn như, chẳng pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; chẳng rời ý giới chơn như, chẳng rời pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như. Sở vì sao? Vì tất cả như thế đều là tánh vô sở hữu chẳng khá được. Bởi vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng ý giới chơn như, chẳng pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; chẳng rời ý giới chơn như, chẳng rời pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như. Vậy nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi ý giới chơn như, chẳng nên cầu nơi pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như; chẳng nên cầu rời ý giới chơn như, chẳng nên cầu rời pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh các thọ chơn như.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi địa giới chơn như, chẳng nên cầu nơi thủy hỏa phong không thức giới chơn như; chẳng nên cầu rời địa giới chơn như, chẳng nên cầu rời thủy hỏa phong không thức giới chơn như. Sở vì sao? Vì hoặc địa giới chơn như, hoặc thủy hỏa phong không thức giới chơn như; hoặc rời địa giới chơn như, hoặc rời thủy hỏa phong không thức giới chơn như; hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa. Nếu cầu tất cả như thế đều chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hữu sắc chẳng vô sắc, chẳng hữu kiến chẳng vô kiến, chẳng hữu đối chẳng vô đối, đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng địa giới chơn như, chẳng thủy hỏa phong không thức giới chơn như; chẳng rời địa giới chơn như, chẳng rời thủy hỏa phong không thức giới chơn như. Sở vì sao? Vì tất cả như thế đều là tánh vô sở hữu chẳng khá được. Bởi vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng địa giới chơn như, chẳng thủy hỏa phong không thức giới chơn như; chẳng rời địa giới chơn như, chẳng rời thủy hỏa phong không thức giới chơn như. Vậy nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi địa giới chơn như, chẳng nên cầu nơi thủy hỏa phong không thức giới chơn như; chẳng nên cầu rời địa giới chơn như, chẳng nên cầu rời thủy hỏa phong không thức giới chơn như.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi thánh đế chơn như, chẳng nên cầu nơi tập diệt đạo thánh đế chơn như; chẳng nên cầu rời khổ thánh đế chơn như, chẳng nên cầu rời tập diệt đạo thánh đế chơn như. Sở vì sao? Vì hoặc khổ thánh đế chơn như, hoặc tập diệt đạo thánh đế chơn như; hoặc rời khổ thánh đế chơn như, hoặc rời tập diệt đạo thánh đế chơn như; hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa. Nếu cầu tất cả như thế đều chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hữu sắc chẳng vô sắc, chẳng hữu kiến chẳng vô kiến, chẳng hữu đối chẳng vô đối, đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng khổ thánh đế chơn như, chẳng tập diệt đạo thánh đế chơn như; chẳng rời khổ thánh đế chơn như, chẳng rời tập diệt đạp thánh đế chơn như. Sở vì sao? Vì tất cả như thế đều là tánh vô sở hữu chẳng khá được. Bởi vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng khổ thánh đế chơn như, chẳng tập diệt đạo thánh đế chơn như; chẳng rời khổ thánh đế chơn như, chẳng rời tập diệt đạo thánh đế chơn như. Vậy nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi khổ thánh đế chơn như, chẳng nên cầu nơi tập diệt đạo thánh đế chơn như; chẳng nên cầu rời khổ thánh đế chơn như, chẳng nên cầu rời tập diệt đạo thánh đế chơn như.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi vô minh chơn như, chẳng nên cầu nơi hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não chơn như; chẳng nên cầu rời vô minh chơn như, chẳng nên cầu rời hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não chơn như. Sở vì sao? Vì hoặc vô minh chơn như, hoặc hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não chơn như; hoặc rời vô minh chơn như, hoặc rời hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não chơn như; hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa. Nếu cầu tất cả như thế đều chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hữu sắc chẳng vô sắc, chẳng hữu kiến chẳng vô kiến, chẳng hữu đối chẳng vô đối, đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vô minh chơn như, chẳng hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não chơn như; chẳng rời vô minh chơn như, chẳng rời hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não chơn như. Sở vì sao? Vì tất cả như thế đều là tánh vô sở hữu chẳng khá được. Bởi vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vô minh chơn như, chẳng hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não chơn như; chẳng rời vô minh chơn như, chẳng rời hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não chơn như. Vậy nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi vô minh chơn như, chẳng nên cầu nơi hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não chơn như; chẳng nên cầu rời vô minh chơn như, chẳng nên cầu rời hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não chơn như.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi nội không chơn như, chẳng nên cầu nơi ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không chơn như; chẳng nên cầu rời nội không chơn như, chẳng nên cầu rời ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không chơn như. Sở vì sao? Vì hoặc nội không chơn như, hoặc ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không chơn như; hoặc rời nội không chơn như, hoặc rời ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không chơn như; hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa. Nếu cầu tất cả như thế đều chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hữu sắc chẳng vô sắc, chẳng hữu kiến chẳng vô kiến, chẳng hữu đối chẳng vô đối, đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nội không chơn như, chẳng ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không chơn như; chẳng rời nội không chơn như, chẳng rời ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không chơn như. Sở vì sao? Vì tất cả như thế đều là tánh vô sở hữu chẳng khá được. Bởi vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nội không chơn như, chẳng ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không chơn như; chẳng rời nội không chơn như, chẳng rời ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không chơn như. Vậy nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi nội không chơn như, chẳng nên cầu nơi ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không chơn như; chẳng nên cầu rời nội không chơn như, chẳng nên cầu rời ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không chơn như.

Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi chơn như chơn như, chẳng nên cầu nơi pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới chơn như; chẳng nên cầu rời chơn như chơn như, chẳng nên cầu rời pháp giới cho đến bất tư nghì giới chơn như. Sở vì sao? Vì hoặc chơn như chơn như, hoặc pháp giới cho đến bất tư nghì giới chơn như; hoặc rời chơn như chơn như, hoặc rời pháp giới cho đến bất tư nghì giới chơn như; hoặc Bồ tát Ma ha tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đa. Nếu cầu tất cả như thế đều chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hữu sắc chẳng vô sắc, chẳng hữu kiến chẳng vô kiến, chẳng hữu đối chẳng vô đối, đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng chơn như chơn như, chẳng pháp giới, pháp tánh, bất tư nghì tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới chơn như; chẳng rời chơn như chơn như, chẳng rời pháp giới cho đến bất tư nghì giới chơn như. Sở vì sao? Vì tất cả như thế đều là tánh vô sở hữu chẳng khá được. Bởi vô sở hữu chẳng khá được, nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng chơn như chơn như, chẳng pháp giới cho đến bất tư nghì giới chơn như; chẳng rời chơn như chơn như, chẳng rời pháp giới cho đến bất tư nghì giới chơn như. Vậy nên Bồ tát Ma ha tát sở hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng nên cầu nơi chơn như chơn như, chẳng nên cầu nơi pháp giới cho đến bất tư nghì giới chơn như; chẳng nên cầu rời chơn như chơn như, chẳng nên cầu rời pháp giới cho đến bất tư nghì giới chơn như.

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 4

Quyển thứ  76 | 77 | 78 | 79 | 80 | 81 | 82 | 83 | 84 | 85

 86 | 87 | 88 | 89 | 90 | 91| 92 | 93| 94 | 95 | 96 | 97 | 98 | 99 | 100

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Carolyn Thùy Châu - Tom Vilaysone

Cập nhật: 01-12-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

de hoc phat テス vai Niệm Đau メス vong Viết cho anh người em yêu thương nguyên nhung buoc dau cua hanh trinh tam linh gieo Bà chị Quan điểm của Phật giáo về nghèo khó tình người 03 chuong 3 phat tam bo de về tim hieu ve nghiep bao va nhan qua Hoa Kỳ Sinh viên tìm thấy bình an sau giï phật sắp chết Lặng Nhóm Khai Tuệ tổ chức buffet chay xây của Chuyến Yêu Khà Niết Nhá nguoi thay dau tien Cha Tùy bút Đến hẹn lại lên phía biển thi盻 Gio Di tức phÃÆt cÃÆ tim cach tri lieu khi trai tim da bi ton thuong giai anh huong cua mang xa hoi den khau nghiep cua cuÑi chơn Bình Định Tưởng niệm Trưởng lão tử ki tich luon duoc tao ra boi nhung con nguoi co quan nguoi Kinh quang lời chay hàng rong dao phat co nghia la nhap the