Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập  5

 

Quyển Thứ 118

Hội thứ nhất

Phẩm So Lường Công Đức

Thứ 30 - 16

 

Bạch Thế Tôn! Vì sao đem nội không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, an trụ chơn như , pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới? Khánh Hỷ!Nội không, tánh nội không không. Vì cớ sao? Vì tánh nội không không, cùng chơn như cho đến bất tư nghì giới kia không hai, không hai phần vậy. Bạch Thế Tôn! Vì sao đem ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, an trụ chơn như , pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới? Khánh Hỷ! ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không; tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không không. Vì cớ sao? Vì tánh ngoại không, cho đến vô tánh tự tánh không không, cùng chơn như cho đến bất tư nghì giới kia không hai, không hai phần vậy. Khánh Hỷ! Do đấy nên nói đem nội không thảy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, chơn như cho đến bất tư nghì giới.

Bạch Thế Tôn! Vì sao đem nội không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, an trụ khổ tập diệt đạo thánh đế? Khánh Hỷ!Nội không, tánh nội không không. Vì cớ sao? Vì tánh nội không không, cùng an trụ khổ tập diệt đạo thánh đế không hai, không hai phần vậy. Bạch Thế Tôn! Vì sao đem ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, an trụ khổ tập diệt đạo thánh đế? Khánh Hỷ! ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không,tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không không. Vì cớ sao? Vì tánh ngoại không, cho đến vô tánh tự tánh không không, cùng an trụ khổ tập diệt đạo thánh đế không hai, không hai phần vậy. Khánh Hỷ! Do đấy nên nói đem nội không thảy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, an trụ khổ tập diệt đạo thánh đế.

Bạch Thế Tôn! Vì sao đem nội không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định? Khánh Hỷ! Nội không, tánh nội không không. Vì cớ sao? Vì tánh nội không không, cùng bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định không hai, không hai phần vậy. Bạch Thế Tôn! Vì sao đem ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định? Khánh Hỷ! ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không,tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không không. Vì cớ sao? Vì tánh ngoại không, cho đến vô tánh tự tánh không không, cùng bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định không hai, không hai phần vậy. Khánh Hỷ! Do đấy nên nói đem nội không thảy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định.

Bạch Thế Tôn! Vì sao đem nội không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ ? Khánh Hỷ!Nội không, tánh nội không không. Vì cớ sao? Vì tánh nội không không, cùng tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ không hai, không hai phần vậy. Bạch Thế Tôn! Vì sao đem ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ ? Khánh Hỷ! ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không,tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không không. Vì cớ sao? Vì tánh ngoại không, cho đến vô tánh tự tánh không không, cùng tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ không hai, không hai phần vậy. Khánh Hỷ! Do đấy nên nói đem nội không thảy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ.

Bạch Thế Tôn! Vì sao đem nội không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi? Khánh Hỷ! Nội không, tánh nội không không. Vì cớ sao? Vì tánh nội không không, cùng bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi không hai, không hai phần vậy. Bạch Thế Tôn! Vì sao đem ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi? Khánh Hỷ! ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không,tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không không. Vì cớ sao? Vì tánh ngoại không, cho đến vô tánh tự tánh không không, cùng bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi không hai, không hai phần vậy. Khánh Hỷ! Do đấy nên nói đem nội không thảy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi.

Bạch Thế Tôn! Vì sao đem nội không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô nguyện giải thoát môn? Khánh Hỷ!Nội không, tánh nội không không. Vì cớ sao? Vì tánh nội không không, cùng không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô nguyện giải thoát môn không hai, không hai phần vậy. Bạch Thế Tôn! Vì sao đem ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô nguyện giải thoát môn? Khánh Hỷ! ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không,tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không không. Vì cớ sao? Vì tánh ngoại không, cho đến vô tánh tự tánh không không, cùng không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô nguyện giải thoát môn không hai, không hai phần vậy. Khánh Hỷ! Do đấy nên nói đem nội không thảy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô nguyện giải thoát môn.

Bạch Thế Tôn! Vì sao đem nội không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập năm nhãn, sáu thần thông? Khánh Hỷ!Nội không, tánh nội không không. Vì cớ sao? Vì tánh nội không không, cùng năm nhãn, sáu thần thông không hai, không hai phần vậy. Bạch Thế Tôn! Vì sao đem ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập năm nhãn, sáu thần thông? Khánh Hỷ! ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không,tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không không. Vì cớ sao? Vì tánh ngoại không, cho đến vô tánh tự tánh không không, cùng năm nhãn, sáu thần thông không hai, không hai phần vậy. Khánh Hỷ! Do đấy nên nói đem nội không thảy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập năm nhãn, sáu thần thông.

Bạch Thế Tôn! Vì sao đem nội không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng? Khánh Hỷ!Nội không, tánh nội không không. Vì cớ sao? Vì tánh nội không không, cùng Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không hai, không hai phần vậy. Bạch Thế Tôn! Vì sao đem ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng? Khánh Hỷ! ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không,tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không không. Vì cớ sao? Vì tánh ngoại không, cho đến vô tánh tự tánh không không, cùng Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không hai, không hai phần vậy. Khánh Hỷ! Do đấy nên nói đem nội không thảy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Bạch Thế Tôn! Vì sao đem nội không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả? Khánh Hỷ! Nội không, tánh nội không không. Vì cớ sao? Vì tánh nội không không, cùng pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả không hai, không hai phần vậy. Bạch Thế Tôn! Vì sao đem ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả? Khánh Hỷ! ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không; tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không không. Vì cớ sao? Vì tánh ngoại không, cho đến vô tánh tự tánh không không, cùng pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả không hai, không hai phần vậy. Khánh Hỷ! Do đấy nên nói đem nội không thảy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả.

Bạch Thế Tôn! Vì sao đem nội không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí? Khánh Hỷ! Nội không, tánh nội không không. Vì cớ sao? Vì tánh nội không không, cùng nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không hai, không hai phần vậy. Bạch Thế Tôn! Vì sao đem ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí? Khánh Hỷ! ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không,tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không không. Vì cớ sao? Vì tánh ngoại không, cho đến vô tánh tự tánh không không, cùng nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không hai, không hai phần vậy. Khánh Hỷ! Do đấy nên nói đem nội không thảy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí tu tập nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Bạch Thế Tôn! Vì sao đem nội không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn? Khánh Hỷ! Nội không, tánh nội không không. Vì cớ sao? Vì tánh nội không không, cùng tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn không hai, không hai phần vậy. Bạch Thế Tôn! Vì sao đem ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn? Khánh Hỷ! ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không; tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không không. Vì cớ sao? Vì tánh ngoại không, cho đến vô tánh tự tánh không không, cùng tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn. Khánh Hỷ! Do đấy nên nói đem nội không thảy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí tu tập tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn.

Bạch Thế Tôn! Vì sao đem nội không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập hạnh Bồ tát Ma ha tát? Khánh Hỷ! Nội không, tánh nội không không. Vì cớ sao? Vì tánh nội không không, cùng hạnh Bồ tát Ma ha tát không hai, không hai phần vậy. Bạch Thế Tôn! Vì sao đem ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập hạnh Bồ tát Ma ha tát? Khánh Hỷ! ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không; tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không không. Vì cớ sao? Vì tánh ngoại không, cho đến vô tánh tự tánh không không, cùng hạnh Bồ tát Ma ha tát không hai, không hai phần vậy. Khánh Hỷ! Do đấy nên nói đem nội không thảy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí tu tập hạnh Bồ tát Ma ha tát.

Bạch Thế Tôn! Vì sao đem nội không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề? Khánh Hỷ! Nội không, tánh nội không không. Vì cớ sao? Vì tánh nội không không, cùng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề kia không hai, không hai phần vậy. Bạch Thế Tôn! Vì sao đem ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề? Khánh Hỷ! ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không; tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không không. Vì cớ sao? Vì tánh ngoại không, cho đến vô tánh tự tánh không không, cùng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề không hai, không hai phần vậy. Khánh Hỷ! Do đấy nên nói đem nội không thảy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bạch Thế Tôn! Vì sao đem chơn như vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa? Khánh Hỷ! Chơn như, tánh chơn như không. Vì cớ sao? Vì tánh chơn như không, cùng bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa không hai, không hai phần vậy. Bạch Thế Tôn! Vì sao đem pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa? Khánh Hỷ! Pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới; tánh pháp giới cho đến bất tư nghì giới không. Vì cớ sao? vì tánh pháp giới, cho đến bất tư nghì giới, cùng bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa không hai, không hai phần vậy. Khánh Hỷ! Do đấy nên nói đem chơn như thảy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Vì sao đem chơn như vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, an trụ nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không? Khánh Hỷ!Chơn như, tánh chơn như không. Vì cớ sao? Vì tánh chơn như không, cùng an trụ nội không, cho đến vô tánh tự tánh không không hai, không hai phần vậy. Bạch Thế Tôn! Vì sao đem pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, an trụ nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không? Khánh Hỷ! Pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới; tánh pháp giới cho đến bất tư nghì giới không. Vì cớ sao? vì tánh pháp giới, cho đến bất tư nghì giới, cùng nội không, cho đến vô tánh tự tánh không kia không hai, không hai phần vậy. Khánh Hỷ! Do đấy nên nói đem chơn như thảy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, an trụ nội không, cho đến vô tánh tự tánh không.

Bạch Thế Tôn! Vì sao đem chơn như vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, an trụ chơn như , pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới? Khánh Hỷ!Chơn như, tánh chơn như không. Vì cớ sao? Vì tánh chơn như không, cùng chơn như cho đến bất tư nghì giới kia không hai, không hai phần vậy. Bạch Thế Tôn! Vì sao đem pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, an trụ chơn như , pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới? Khánh Hỷ! Pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới; tánh pháp giới cho đến bất tư nghì giới không. Vì cớ sao? vì tánh pháp giới, cho đến bất tư nghì giới không, cùng chơn như cho đến bất tư nghì giới kia không hai, không hai phần vậy. Khánh Hỷ! Do đấy nên nói đem chơn như thảy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, an trụ chơn như cho đến bất tư nghì giới.

Bạch Thế Tôn! Vì sao đem chơn như vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, an trụ khổ tập diệt đạo thánh đế? Khánh Hỷ!Chơn như, tánh chơn như không. Vì cớ sao? Vì tánh chơn như không, cùng an trụ khổ tập diệt đạo thánh đế kia không hai, không hai phần vậy. Bạch Thế Tôn! Vì sao đem pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, an trụ khổ tập diệt đạo thánh đế? Khánh Hỷ! Pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới; tánh pháp giới cho đến bất tư nghì giới không. Vì cớ sao? vì tánh pháp giới, cho đến bất tư nghì giới không, cùng chơn như cho đến bất tư nghì giới kia không hai, không hai phần vậy. Khánh Hỷ! Do đấy nên nói đem chơn như thảy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, an trụ khổ tập diệt đạo thánh đế.

Bạch Thế Tôn! Vì sao đem chơn như vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định? Khánh Hỷ! Chơn như, tánh chơn như không. Vì cớ sao? Vì tánh chơn như không, cùng bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định không hai, không hai phần vậy. Bạch Thế Tôn! Vì sao đem pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định? Khánh Hỷ! Pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới; tánh pháp giới cho đến bất tư nghì giới không. Vì cớ sao? vì tánh pháp giới, cho đến bất tư nghì giới không, cùng bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định không hai, không hai phần vậy. Khánh Hỷ! Do đấy nên nói đem chơn như thảy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định.

Bạch Thế Tôn! Vì sao đem chơn như vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ ? Khánh Hỷ! Chơn như, tánh chơn như không. Vì cớ sao? Vì tánh chơn như không, cùng tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ không hai, không hai phần vậy. Bạch Thế Tôn! Vì sao đem pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ ? Khánh Hỷ! Pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới; tánh pháp giới cho đến bất tư nghì giới không. Vì cớ sao? vì tánh pháp giới, cho đến bất tư nghì giới không, cùng tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ không hai, không hai phần vậy. Khánh Hỷ! Do đấy nên nói đem chơn như thảy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ .

Bạch Thế Tôn! Vì sao đem chơn như vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi? Khánh Hỷ! Chơn như, tánh chơn như không. Vì cớ sao? Vì tánh chơn như không, cùng bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi không hai, không hai phần vậy. Bạch Thế Tôn! Vì sao đem pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi? Khánh Hỷ! Pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới; tánh pháp giới cho đến bất tư nghì giới không. Vì cớ sao? vì tánh pháp giới, cho đến bất tư nghì giới không, cùng bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi không hai, không hai phần vậy. Khánh Hỷ! Do đấy nên nói đem chơn như thảy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi.

Bạch Thế Tôn! Vì sao đem chơn như vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô nguyện giải thoát môn? Khánh Hỷ! Chơn như, tánh chơn như không. Vì cớ sao? Vì tánh chơn như không, cùng không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô nguyện giải thoát môn không hai, không hai phần vậy. Bạch Thế Tôn! Vì sao đem pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô nguyện giải thoát môn? Khánh Hỷ! Pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới; tánh pháp giới cho đến bất tư nghì giới không. Vì cớ sao? vì tánh pháp giới, cho đến bất tư nghì giới không, cùng không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô nguyện giải thoát môn không hai, không hai phần vậy. Khánh Hỷ! Do đấy nên nói đem chơn như thảy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô nguyện giải thoát môn.

Bạch Thế Tôn! Vì sao đem chơn như vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập năm nhãn, sáu thần thông? Khánh Hỷ!Chơn như, tánh chơn như không. Vì cớ sao? Vì tánh chơn như không, cùng năm nhãn, sáu thần thông không hai, không hai phần vậy. Bạch Thế Tôn! Vì sao đem pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập năm nhãn, sáu thần thông? Khánh Hỷ! Pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới; tánh pháp giới cho đến bất tư nghì giới không. Vì cớ sao? vì tánh pháp giới, cho đến bất tư nghì giới không, cùng năm nhãn, sáu thần thông không hai, không hai phần vậy. Khánh Hỷ! Do đấy nên nói đem chơn như thảy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí, tu tập năm nhãn, sáu thần thông.

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 5

Quyển thứ | 101 |  102 | 103 | 104 | 105  

106 | 107 | 108 | 109 | 110 | 111 | 112 | 113 | 114 | 115  

116 | 117 | 118 | 119 | 120 |  121 | 122 | 123 | 124 | 125

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Diệu Nga & Samuel

Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

ß thành Bí đỏ táo đen và đậu dinh dưỡng bỏ hoang tÕ la 霊園 横浜 gioi luat la mang mach cua phat phap loi phat day ve tri tue con nguoi thách thức giữ gìn người Vu lan chuẩn bị bữa chay cho cả nhà Sống hòa bình lạc quan với ung kå ç nguoi tu dao co the lam duoc viec the gian nhung the ï¾ ï½½ kho de Vài điều về thực phẩm chay 自悟得度先度人 Hòa hanh Thá Ÿ trong bình đẳng Học chẠĐại lão Hòa thượng Thích Trí Hải Hoằng pháp ở vùng sâu vùng xa thư người thỉnh chuông chùa Kin Thiền sư ở đâu cáºi thiên Giỗ duc phat day ve nhan qua dep cuộc sống qua đi nuong Gỏi trái sung bon diem cot yeu trong phat giao thien tong mÃƒÆ Nhóm trẻ nào có nguy cơ tử vong não tuc cội tín ï¾ å Nguyên nhân làm tiểu đường khó thiện con hay la cai tivi hoac dien thoai buc tinh thu day cam xuc cua gs cao huy thuan gui Cảnh báo nguy cơ tim mạch qua đánh giá Đạo LÃƒÆ Lưu gởi chùa vàng kinkakuji nổi tiếng ở nhật