Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 7

Quyển Thứ 157

Hội Thứ Nhất

Phẩm  So Lường Công Đức

Thứ 30 – 55

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói An nhẫn Ba la mật đa, tác lời như vầy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán bố thí Ba la mật đa hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì bố thí Ba la mật đa, tự tánh bố thí Ba la mật đa không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa, tự tánh tịnh giới cho đến Bát nhã Ba la mật đa không. Tự tánh bố thí Ba la mật đa đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tịnh giới cho đến Bát nhã Ba la mật đa đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, bố thí Ba la mật đa chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; tịnh giới cho đến Bát nhã Ba la mật đa đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có bố thí Ba la mật đa thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán bố thí Ba la mật đa hoặc vui hoặc khổ; chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã ba la mật đa hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì bố thí Ba la mật đa, tự tánh bố thí Ba la mật đa không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa, tự tánh tịnh giới cho đến Bát nhã Ba la mật đa không. Tự tánh bố thí Ba la mật đa đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tịnh giới cho đến Bát nhã Ba la mật đa đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, bố thí Ba la mật đa chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được; tịnh giới cho đến Bát nhã Ba la mật đa đều chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có bố thí Ba la mật đa thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán bố thí Ba la mật đa hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự Bát nhã Ba la mật đa hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì bố thí Ba la mật đa, tự tánh bố thí Ba la mật đa không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, Bát nhã Ba la mật đa, tự tánh tịnh giới cho đến Bát nhã ba la mật đa không. Tự tánh bố thí Ba la mật đa đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tịnh giới cho đến Bát nhã Ba la mật đa đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, bố thí Ba la mật đa chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; tịnh giới cho đến Bát nhã Ba la mật đa đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có bố thí Ba la mật đa thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán bố thí Ba la mật đa hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa  hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì bố thí Ba la mật đa, tự tánh bố thí Ba la mật đa không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa, tự tánh tinh tiến cho đến Bát nhã ba la mật đa không. Tự tánh bố thí Ba la mật đa đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tịnh giới cho đến Bát nhã ba la mật đa đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, bố thí Ba la mật đa chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; tịnh giới cho đến Bát nhã Ba la mật đa đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có bố thí Ba la mật đa thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh An nhẫn Ba la mật đa.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói An nhẫn Ba la mật đa, tác lời như vầy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán nội không hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổ tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không, hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì nội không, tự tánh nội không không; ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổ tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không; tự tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không  không. Tự tánh nội không đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, nội không chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có nội không thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán nội không hoặc vui hoặc khổ; chẳng nên quán ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổ tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì nội không; tự tánh nội không không; ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổ tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không, tự tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không không. Tự tánh nội không đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, nội không chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được; ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không đều chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có nội không thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán nội không hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổ tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì nội không, tự tánh nội không không; ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổ tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không; tự tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không không. Tự tánh nội không đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, nội không chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có nội không thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán nội không hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổ tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì nội không, tự tánh nội không không; ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổ tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không; tự tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không không. Tự tánh nội không đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, nội không chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có nội không thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh An nhẫn Ba la mật đa.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói An nhẫn Ba la mật đa, tác lời như vầy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán chơn như hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì chơn như, tự tánh chơn như không; pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới; tự tánh pháp giới cho đến bất tư nghì giới không. Tự tánh chơn như đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp giới cho đến bất tư nghì giới đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, chơn như chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; pháp giới cho đến bất tư nghì giới đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có chơn như thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán chơn như hoặc vui hoặc khổ; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì chơn như, tự tánh chơn như không; pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới không; tự tánh pháp giới cho đến bất tư nghì giới không. Tự tánh chơn như đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp giới cho đến bất tư nghì giới đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, chơn như chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được; pháp giới cho đến bất tư nghì giới đều chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có chơn như thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán chơn như hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì chơn như, tự tánh chơn như không; pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới, tự tánh pháp giới cho đến bất tư nghì giới không. Tự tánh chơn như đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp giới cho đến bất tư nghì giới đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, chơn như chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; pháp giới cho đến bất tư nghì giới chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có chơn như thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán chơn như hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì chơn như, tự tánh chơn như không; pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới, tự tánh pháp giới cho đến bất tư nghì giới không. Tự tánh chơn như đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh pháp giới cho đến bất tư nghì giới đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, chơn như chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; pháp giới cho đến bất tư nghì giới đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có chơn như thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh An nhẫn Ba la mật đa.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói An nhẫn Ba la mật đa, tác lời như vầy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì khổ thánh đế, tự tánh khổ thánh đế không; tập diệt đạo thánh đế, tự tánh tập diệt đạo thánh đế không. Tự tánh khổ thánh đế đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tập diệt đạo thánh đế đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, khổ thánh đế chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; tập diệt đạo thánh đế đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có khổ thánh đế thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc vui hoặc khổ; chẳng nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì khổ thánh đế, tự tánh khổ thánh đế không; tập diệt đạo thánh đế, tự tánh tập diệt đạo thánh đế không. Tự tánh khổ thánh đế đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tập diệt đạo thánh đế đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, khổ thánh đế chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được; tập diệt đạo thánh đế đều chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có khổ thánh đế thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì khổ thánh đế, tự tánh khổ thánh đế không; tập diệt đạo thánh đế, tự tánh tập diệt đạo thánh đế không. Tự tánh khổ thánh đế đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tập diệt đạo thánh đế đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, khổ thánh đế chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; tập diệt đạo thánh đế đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có khổ thánh đế thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì khổ thánh đế, tự tánh khổ thánh đế không; tập diệt đạo thánh đế, tự tánh tập diệt đạo thánh đế không. Tự tánh khổ thánh đế đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tập diệt đạo thánh đế đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, khổ thánh đế chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; tập diệt đạo thánh đế đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có khổ thánh đế thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh An nhẫn Ba la mật đa.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói An nhẫn Ba la mật đa, tác lời như vầy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán bốn tĩnh lự hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán bốn vô lượng, bốn vô sắc định hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì bốn tĩnh lự, tự tánh bốn tĩnh lự không; bốn vô lượng, bốn vô sắc định, tự tánh bốn vô lượng, bốn vô sắc định không. Tự tánh bốn tĩnh lự đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn vô lượng, bốn vô sắc định đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, bốn tĩnh lự chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; bốn vô lượng, bốn vô sắc định đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có bốn vô lượng thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán bốn tĩnh lự hoặc vui hoặc khổ; chẳng nên quán bốn vô lượng, bốn vô sắc định hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì bốn tĩnh lự, tự tánh bốn tĩnh lự không; bốn vô lượng, bốn vô sắc định, tự tánh bốn vô lượng, bốn vô sắc định không. Tự tánh bốn tĩnh lự đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn vô lượng, bốn vô sắc định đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, bốn tĩnh lự chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được; bốn vô lượng, bốn vô sắc định đều chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có bốn tĩnh lự thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán bốn tĩnh lự hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn vô lượng, bốn vô sắc định hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì bốn tĩnh lự, tự tánh bốn tĩnh lự không; bốn vô lượng, bốn vô sắc định, tự tánh bốn vô lượng bốn vô sắc định không. Tự tánh bốn tĩnh lự đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn vô lượng, bốn vô sắc định đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, bốn tĩnh lự chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; bốn vô lượng, bốn vô sắc định đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có bốn vô lượng thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán bốn tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn vô lượng, bốn vô sắc định hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì bốn tĩnh lự, tự tánh bốn tĩnh lự không; bốn vô lượng, bốn vô sắc định, tự tánh bốn vô lượng, bốn vô sắc định không. Tự tánh bốn tĩnh lự đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn vô lượng, bốn vô sắc định đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, bốn tĩnh lự chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; bốn vô lượng, bốn vô sắc định đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có bốn tĩnh lự thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh An nhẫn Ba la mật đa.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói An nhẫn Ba la mật đa, tác lời như vầy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán tám giải thoát hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì tám giải thoát, tự tánh tám giải thoát không; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, tự tánh tám thắng xứ, chín thứ đệ định không. Tự tánh tám giải thoát đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, tám giải thoát chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có tám giải thoát thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán tám giải thoát hoặc vui hoặc khổ; chẳng nên quán tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì tám giải thoát, tự tánh tám giải thoát không; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ, tự tánh tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ không. Tự tánh tám giải  đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, tám thắng xứ chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mươì biến xứ đều chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có tám giải thoát thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán tám giải thoát hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì tám giải thoát, tự tánh tám giải thoát không; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ, tự tánh tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ không. Tự tánh tám giải thoát đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tám thắng xứ, chín thứ đệ định đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, tám giải thoát chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có tám giải thoát thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán tám giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tám thắng, chín thứ đệ định, mười biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì tám giải thoát, tự tánh tám giải thoát không; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ, tự tánh tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mươì biến xứ không. Tự tánh tám giải thoát đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, tám giải thoát chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có tám giải thoát thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh An nhẫn Ba la mật đa.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói An nhẫn Ba la mật đa, tác lời như vầy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì bốn niệm trụ, tự tánh bốn niệm trụ không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi; tự tánh bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi không. Tự tánh bốn niệm trụ  đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, bốn niệm trụ chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có bốn niệm trụ thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc vui hoặc khổ; chẳng nên quán bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì bốn niệm trụ, tự tánh bốn niệm trụ không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, tự tánh bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi không. Tự tánh bốn niệm trụ đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, bốn niệm trụ đều chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi đều chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có … thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì bốn niệm trụ, tự tánh bốn niệm trụ không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi; tự tánh bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi không. Tự tánh bốn niệm trụ đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, bốn niệm trụ chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có bốn niệm trụ thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì bốn niệm trụ, tự tánh bốn niệm trụ không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi; tự tánh bốn thần túc cho đến tám thánh đạo chi không. Tự tánh bốn niệm trụ đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, bốn niệm trụ chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có bốn niệm trụ thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh An nhẫn Ba la mật đa.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói An nhẫn Ba la mật đa, tác lời như vầy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán không giải thoát môn hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán vô tướng, vô nguyện giải thoát môn hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì không giải thoát môn, tự tánh không giải thoát môn không; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, tự tánh vô tướng, vô nguyện giải thoát môn không. Tự tánh không giải thoát môn đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh vô tướng, vô nguyện giải thoát môn đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, không giải thoát môn chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có không giải thoát môn thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán không giải thoát môn hoặc vui hoặc khổ; chẳng nên quán vô tướng, vô nguyện giải thoát môn hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì không giải thoát môn, tự tánh không giải thoát môn không; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, tự tánh vô tướng, vô nguyện giải thoát môn không. Tự tánh không giải thoát môn đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh … đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, không giải thoát môn chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có không giải thoát môn thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán không giải thoát môn hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán vô tướng, vô nguyện giải thoát môn hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì không giải thoát môn, tự tánh không giải thoát môn không; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, tự tánh vô tướng, vô nguyện giải thoát môn không. Tự tánh không giải thoát môn đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh vô tướng, vô nguyện giải thoát môn đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, không giải thoát môn chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có không giải thoát môn thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu An nhẫn Ba la mật đa, chẳng nên quán không giải thoát môn hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán vô tướng, vô nguyện giải thoát môn hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì không giải thoát môn, tự tánh không giải thoát môn không; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, tự tánh vô tướng, vô nguyện giải thoát môn không. Tự tánh không giải thoát môn đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh vô tướng, vô nguyện giải thoát môn đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức An nhẫn Ba la mật đa. Đối An nhẫn Ba la mật đa đây, không giải thoát môn chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có không giải thoát môn thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu an nhẫn như thế là tu An nhẫn Ba la mật đa.

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh An nhẫn Ba la mật đa.

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 7

Quyển thứ:   151 | 152 | 153 | 154  | 155 

156  | 157  | 158  | 159 | 160 |  161 | 162 | 163 | 164 | 165

 166 | 167 | 168 | 169  | 170 | 171 | 172 | 173 | 174 | 175

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Thiền Lâm Đông Phương

Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

因果回德 Nhà hàng chay Thiện Duyên không ngừng hoÃÆ Thiền để khỏe và đẹp xanh bộ tuoi tre oi xin hay song mot doi y nghia ÄÆ thứ 1993 hoÃ Æ Chùa nghi chênh lien phat day chan trau Một ngày Thở và cười chút thử lრLÃ Æ mot nguon luc cua dan toc M Cuối năm tha thẩn chùa Hương duc phat co dam nha tam ly tri lieu vo song pháp bat tuy phan biet cu tran lac dao tap 1 chu khong trong kinh bat nha bá i đường hang tram co vat phat giao duoc trung bay tai bao ThẠy tính tiểu Dương Bệnh loãng xương không chỉ gặp ở nữ hay song nhu con lat dat luon dung day sau khi vap Nguyên 2016 bên khói mç å ² Bà Rịa Vũng Tàu Tang lễ cố Ni sư 1988 Chùa Xuân Bình Định Tưởng niệm Trưởng lão Giỗ gửi Chút Đồng Nai Hàng vạn người dự lễ tang Nước gừng nóng có thể làm mờ tàn diệu liên lý thu linh chuyển ngữ