Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 7

Quyển Thứ 172

Hội Thứ Nhất

Phẩm  Tùy Hỷ Hồi Hướng

Thứ 31–5 

           

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Như Thế Tôn nói, các thiện nam tử thiện nữ nhân này tùy hỷ hồi hướng như thế là tối, là thắng, là tôn, là cao, là diệu, là vi diệu, là thượng, là Vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng. Bạch Thế Tôn! Nói ngần nào là tùy hỷ hồi hướng là tối, là thắng, là tôn, là cao, là diệu, là vi diệu, là thượng, là Vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng?

Phật nói: Thiện Hiện! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này khắp đối quá khứ vị lai hiện tại mười phương thế giới, tất cả  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, Thanh Văn, Ðộc giác, Bồ Tát và bao nhiêu tất cả hữu tình các thiện căn thảy, chẳng lấy chẳng bỏ, chẳng khoe chẳng khinh, chẳng phải hữu sở đắc, chẳng phải vô sở đắc. Lại biết các pháp vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tăng vô giảm, vô khứ vô lai, vô tụ vô tán, vô nhập vô xuất. Tác nghĩ như vầy: Như các pháp quá khứ vị lai hiện tại kia chơn như, pháp  giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới, ta cũng tùy hỷ hồi hướng như thế. Thiện Hiện! Ngần ấy Bồ Tát Ma ha tát sở khởi tùy hỷ hồi hướng, Ta nói là tối, là thắng, là tôn, là cao, là diệu, là vi diệu, là thượng, là Vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng. Thiện Hiện! Tùy hỷ hồi hướng như thế hơn tùy hỷ hồi hướng khác trăm bội, ngàn bội, trăm ngàn bội, trăm ức bội, trăm trăm ức bội, ngàn trăm ức bội, trăm ngàn trăm ức bội, trăm ngàn trăm ức muôn ức bội, số bội, toán bội, kế bội, dụ bội cho đến cực số bội. Vậy nên Ta nói sở khởi tùy hỷ hồi hướng như thế là tối, là thắng, là tôn, là cao, là diệu, là vi diệu, là thượng, là Vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Trụ Bồ Tát thừa, các thiện nam tử, thiện nữ nhân muốn đối tất cả Như Lai ứng Chánh đẳng quá khứ vị lai hiện tại mười phương thế giới, từ sơ phát tâm đến được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, quay xe diệu pháp, sau khi vào Vô dư y Niết Bàn cho đến Chánh pháp diệt tận. Ở thời gian giữa, có bao tất cả bố thí tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa tương ưng thiện căn. Hoặc nhóm giới, nhóm định, nhóm huệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến. Hoặc bao nhiêu vô lượng  vô biên Phật pháp. Hoặc các công đức thiện căn của Thanh Văn, Ðộc giác, Bồ Tát. Hoặc các hữu tình có bao thí tánh, giới tánh, tư tánh ba phước nghiệp sự và các thiện pháp  khác, nhóm họp cân lường, hiện tiền phát khởi tâm vô điên đảo tùy hỷ hồi hướng ấy. Nên tác lên nghĩ này: Như giải thoát, sắc cũng như vậy; như giải thoát, thọ tưởng hành thức cũng như vậy. Như giải thoát, nhãn xứ cũng như vậy; như giải thoát, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cũng như vậy. Như giải thoát, sắc xứ cũng như vậy; như giải thoát, thanh hương vị xúc pháp xứ cũng như vậy. Như giải thoát, nhãn giới cũng như vậy; như giải thoát, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng như vậy. Như giải thoát, nhĩ giới cũng như vậy; như giải thoát, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng như vậy. Như giải thoát, tỷ giới cũng như vậy; như giải thoát, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng như vậy. Như giải thoát, thiệt giới cũng như vậy; như giải thoát vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng như vậy. Như giải thoát, thân giới cũng như vậy; như giải thoát, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng như vậy. Như giải thoát, ý giơí cũng vậy; như giải thoát, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng như vậy.

Như giải thoát, địa giới cũng như vậy, như giải thoát, thủy hỏa phong không thức giới cũng như vậy. Như giải thoát, vô minh cũng như vậy; như giải thoát, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não cũng như vậy. Như giải thoát, bố thí Ba la mật đa cũng như vậy; như giải thoát, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa cũng như vậy. Như giải thoát nội không cũng như vậy. Như giải thoát, ngoại không, nội ngoại không, không không , đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không cũng như vậy. Như giải thoát, chơn như cũng như vậy; như giải thoát, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp  định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới cũng như vậy. Như giải thoát, khổ thánh đế cũng như vậy; như giải thoát, tập diệt đạo thánh đế cũng như vậy. Như giải thoát, bốn tĩnh lự cũng như vậy; như giải thoát, bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng như vậy. Như giải thoát, tám giải thoát cũng như vậy; như giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cũng như vậy. Như giải thoát, bốn niệm trụ cũng như vậy; như giải thoát, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cũng như vậy. Như giải thoát, không giải thoát môn cũng như vậy; như giải thoát, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng như vậy. Như giải thoát, năm nhãn cũng như vậy; như giải thoát, sáu thần thông cũng như vậy. Như giải thoát, Phật mười lực cũng như vậy; như giải thoát, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp  Phật bất cộng cũng như vậy. Như giải thoát, pháp vô vong thất cũng như vậy; như giải thoát, tánh hằng trụ xả cũng như vậy. Như giải thoát, nhất thiết trí cũng như vậy; như giải thoát, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng như vậy. Như giải thoát, tất cả đà la ni môn cũng như vậy; như giải thoát, tất cả tam ma địa môn cũng như vậy. Như giải thoát, nhóm giới cũng như vậy; như giải thoát, nhóm định, nhóm huệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến cũng như vậy. Như giải thoát, tất cả pháp quá khứ vị lai hiện tại cũng như vậy. Như giải thoát, tất cả  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác quá khứ vị lại hiện tại mươì phương thế giới cũng như vậy. Như giải thoát, tất cả Phật Bồ đề Niết Bàn cũng như vậy. Như giải thoát, vô số vô lượng vô biên Phật pháp cũng như vậy. Như giải thoát, tất cả đệ tử Phật cũng như vậy. Như giải thoát, các căn thành thục của tất cả đệ tử Phật cũng như vậy. Như giải thoát, tất cả đệ tử Phật vào Niết Bàn cũng như vậy. Như giải thoát, các pháp của tất cả đệ tử Phật cũng như vậy. Như giải thoát, tất cả Ðộc giác vào Niết Bàn cũng như vậy. Như giải thoát, các căn thành thục của tất cả Ðộc giác cũng như vậy. Như giải thoát, các pháp tất cả độc giác cũng như vậy. Như giải thoát, pháp tánh của tất cả  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác và Ðộc giác, đệ tử Phật cũng như vậy. Như giải thoát, tất cả hữu tình cũng như vậy. Như giải thoát, tất cả pháp tánh cũng như vậy. Như giải thoát, tất cả tùy hỷ hồi hướng cũng như vậy. Như giải thoát, các pháp tánh vô buộc, vô mở, vô nhiễm vô tịnh, vô khởi vô tận, vô sanh vô diệt, vô thủ vô xả, ta đối công đức thiện căn như thế, hiện tiền tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tùy hỷ như thế chẳng phải năng tùy hỷ, vì không có sở tùy hỷ vậy. Hồi hướng như thế chẳng phải năng hồi hướng vì không có sở hồi hướng vậy. Sở khởi tùy hỷ hồi hướng như thế, chẳng phải chuyển, chẳng phải diệt, vì không có sanh diệt vậy.

Thiện Hiện! Bồ Tát Ma ha tát này tùy hỷ hồi hướng là tối, là thắng, là tôn, là cao, là diệu, là vi diệu, là thượng, là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng. Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát trọn nên tùy hỷ hồi hướng như thế, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu tới Ðại Thừa, các thiện nam tử, thiện nữ nhân thảy, giả sử năng đối tất cả  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác và chúng đệ tử mười phương thế giới hiện tại đều như hằng hà sa thảy, đem hữu tướng làm phương tiện, hữu sở đắc làm phương tiện, trọn một đời sống cúng dường cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Lại đem các thứ áo mặc, an uống, đồ nằm, thuốc thang và bao nhiêu tư sanh lạc cụ hạng nhất mà phụng thí lên, sau khi các  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác và chúng đệ tử kia vào Niết Bàn, lấy ngọc Xá lợi đem bảy báu hạng thượng xây đắp các ngôi bảo tháp cao rộng tôn nghiêm, ngày đêm tinh siêng lễ kính đi quanh hữu. Lại dùng các thứ thượng diệu tràng hoa, hương bột, hương đốt, hương xoa, y phục, anh lạc, bảo tràng, phan lọng, các ngọc diệu trân kỳ quý lạ, kỹ nhạc, đèn sáng, hết các sẵn có cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Lại đem hữu tướng làm phương tiện, hữu sở đắc làm phương tiện tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa thảy tương ưng thiện căn. Lại đem hữu tướng làm phương tiện, hữu sở đắc làm phương tiện, đối công đức thiện căn của các  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác và các đệ tử, phát sanh tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lại có các thiện nam tử, thiện nữ nhân phát tâm tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đem vô tướng làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, Bát nhã Ba la mật đa thảy tương ưng thiện căn. Lại đem vô tướng làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, đối công đức thiện căn của các  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác và các đệ tử, phát sanh tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nương Bát nhã Ba la mật đa, phương tiện khéo léo tùy hỷ hồi hướng, hơn kẻ sơ khởi tùy hỷ hồi hướng trước trăm bội, ngàn bội, trăm ngàn bội, trăm ức bội, trăm trăm ức bội, ngàn trăm ức bội, trăm ngàn trăm ức bội, kế bội, dụ bội cho đến cực số bội. Cho nên nói tùy hỷ hồi hướng như thế là tối, là thắng, là tôn, là cao, là diệu, là vi diệu, là thượng, là Vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng. Vậy nên, Thiện Hiện! Phát tâm tới Ðại Thừa, các Bồ Tát Ma ha tát đều nên đem vô tướng làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa thảy tương ưng thiện căn và nương Bát nhã Ba la mật đa, phương tiện khéo léo đối công đức thiện căn của các  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác và các đệ tử, phát tâm tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

   

 

Quyển Thứ 172

Hội Thứ Nhất

Phẩm  Khen Bát Nhã

Thứ 32–1

 

Bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Ðã nói như thế, đâu chẳng phải Bát nhã Ba la mật đa? Phật nói? Xá Lợi Tử! Ðã nói như thế tức là Bát nhã Ba la mật đa.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế năng làm soi sáng, vì rốt ráo tịnh vậy. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế đều nên lễ kính, vì được chúng trời người khâm phụng vậy. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế không bị nhiễm đắm, vì các pháp thế gian chẳng thể ô vậy. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế xa lìa tất cả mê mờ ba cõi, vì năng trừ phiền não các tà kiến tối tăm vậy. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế rất là thượng thủ, vì ở trong tất cả pháp chủng giác phần rất tôn thắng vậy. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế năng làm yên ẩn, vì dứt hẳn việc làm kinh sợ bức não tai hoạch vậy. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế năng cho ánh sáng nhiếp thọ các hữu tình, vì khiến được năm nhãn vậy. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế năng chỉ dẫn Trung đạo, vì khiến kẻ lầm đường lìa hai bên  vậy. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế khéo hay phát sanh Nhất thiết trí trí, vì dứt hẳn tất cả phiền não nối nhau và tập khí nữa vậy. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế là mẹ các Bồ Tát Ma ha tát, vì Bồ Tát sở tu tất cả Phật pháp từ đây sanh vậy. Bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng sanh chẳng diệt, vì tự tướng không vậy. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế lìa sanh tử, vì phi thường phi hoại vậy. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế năng làm nương dựa, vì cho các pháp bảo vậy. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế năng thành Phật mười lực, vì chẳng khá khuất phục vậy. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế năng quay xe Vô thượng pháp ba phen thành mười hai hành tướng, vì đạt tất cả pháp không thể quay trả được vậy. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế năng chỉ rõ tánh các pháp không điên đảo, vì hiển rõ vô tánh tự tánh không vậy. Bạch Thế Tôn! Trụ Bồ Tát thừa, hoặc Ðộc giác thừa, hoặc Thanh Văn thừa, các loại hữu tình đối Bát nhã Ba la mật đa đây nên trụ thế nào?

Phật nói: Xá Lợi Tử! Các loại hữu tình này đối Bát nhã Ba la mật đa nên như Phật trụ, cúng dường lễ kính, suy nghĩ Bát nhã Ba la mật đa nên như cúng dường lễ kính, suy nghĩ Phật Thế Tôn . Sở vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa chẳng khác Phật Thế Tôn, Phật Thế Tôn chẳng khác Bát nhã Ba la mật đa. Bát nhã Ba la mật đa tức là Phật Thế Tôn, Phật Thế Tôn tức là Bát nhã Ba la mật đa. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Tất cả  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều do Bát nhã Ba la mật đa được xuất hiện vậy. Xá Lợi Tử! Tất cả Bồ Tát Ma ha tát, Ðộc giác, A la hán, Bất hoàn, Nhất lai, Dự lưu thảy đều do Bát nhã Ba la mật đa được xuất hiện vậy. Xá Lợi Tử! Tất cả thế gian mười thiện nghiệp đạo, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, năm thần thông đều do Bát nhã Ba la mật đa được xuất hiện vậy. Xá Lợi Tử! Tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa đều đều Bát nhã Ba la mật đa xuất hiện vậy. Xá Lợi Tử! Tất cả tất cả nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không , vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không đều đều Bát nhã Ba la mật đa xuất hiện vậy. Xá Lợi Tử! Tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới đều đều Bát nhã Ba la mật đa xuất hiện vậy. Xá Lợi Tử! Tất cả khổ thánh đế, tập thánh đế, diệt thán đế, đạo thánh đế đều đều Bát nhã Ba la mật đa xuất hiện vậy. Xá Lợi Tử! Tất cả bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định đều đều Bát nhã Ba la mật đa xuất hiện vậy. Xá Lợi Tử! Tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ đều đều Bát nhã Ba la mật đa xuất hiện vậy. Xá Lợi Tử! Tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi đều đều Bát nhã Ba la mật đa xuất hiện vậy. Xá Lợi Tử! Tất cả không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô nguyện giải thoát môn đều đều Bát nhã Ba la mật đa xuất hiện vậy. Xá Lợi Tử! Tất cả năm nhãn, sáu thần thông đều đều Bát nhã Ba la mật đa xuất hiện vậy. Xá Lợi Tử! Tất cả Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng đều đều Bát nhã Ba la mật đa xuất hiện vậy. Xá Lợi Tử! Tất cả pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả đều đều Bát nhã Ba la mật đa xuất hiện vậy. Xá Lợi Tử! Tất cả nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí đều đều Bát nhã Ba la mật đa xuất hiện vậy. Xá Lợi Tử! Tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn đều đều Bát nhã Ba la mật đa xuất hiện vậy.

Khi ấy, Thiên Ðế Thích tâm nghĩ này: Nay Xá Lợi Tử vì nhân duyên nào mà hỏi việc ấy? Khi ấy, Xá Lợi Tử biết tâm kia nghĩ liền bảo rằng: Kiều Thi Ca! Các Bồ Tát Ma ha tát vì được Bát nhã Ba la mật đa và phương tiện khéo léo nhiếp thọ, nên năng đối tất cả  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác quá khứ vị lai hiện tại mười phương thế giới, từ sơ phát tâm đến được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, quay xe diệu pháp cho đến chánh pháp  diệt tận. Ở thời gian giữa có bao tất cả công đức thiện căn, hoặc công đức thiện căn các Thanh Văn, Ðộc giác, Bồ Tát, các loại hữu tình nhóm họp cân lường, hiện tiền tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Do nhân duyên này nên hỏi việc ấy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Các Bồ Tát Ma ha tát sở học Bát nhã Ba la mật đa vượt hơn bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự Ba la mật đa vô lượng bội số. Thí như bọn người mù từ bụng mẹ, số đông trăm ngàn mà không có một kẻ sáng suốt dắt dẫn đi, cố nhiên chẳng thể gần tới đường chính, huống là năng đi xa thấu đại thành giàu vui. Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự Ba la mật đa như thế là bọn người mù, nếu không có Bát nhã Ba la mật đa là kẻ sáng suốt dẫn đường, hãy chẳng hay đi tới Bồ Tát Chánh đạo, huống là năng vào được đại thành Nhất thiết trí.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự Ba la mật đa như thế, do Bát nhã Ba la mật đa đây nhiếp thọ, nên bố thí thảy tất cả đều được tên là “đến bờ kia”.

Khi ấy, Thiên Ðế Thích thưa cụ thọ Xá Lợi Tử rằng: Như Ðại đức nói bố thí thảy năm Ba la mật đa, cần do Bát nhã Ba la mật đa nhiếp thọ, nên mới được tên là “đến bờ kia” ấy. Ðâu chẳng khá nói: Cần do bố thí Ba la mật đa nhiếp thọ, nên năm pháp kia mới được tên “đến bờ kia”; cần do tịnh giới Ba la mật đa nhiếp thọ, nên năm pháp  kia mới được tên “đến bờ kia”; cần do an nhẫn Ba la mật đa nhiếp thọ, nên năm nhãn kia mới được tên “đến bờ kia”; cần do tinh tiến Ba la mật đa nhiếp thọ, nên năm pháp kia mới được tên “đến bờ kia; cần do tĩnh lự Ba la mật đa nhiếp thọ, nên năm pháp kia mới được tên “đến bờ kia”. Nếu vậy thì sao độc khen Bát nhã vượt hơn năm Ba la mật đa kia?

Xá Lợi Tử nói: Chẳng phải vậy, chẳng phải vậy. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Chẳng phải do bố thí Ba la mật đa nhiếp thọ, nên năm pháp kia được tên “đến bờ kia”; chẳng phải do tịnh giới Ba la mật đa nhiếp thọ, nên năm pháp kia được tên “đến bờ kia”; chẳng phải an nhẫn Ba la mật đa nhiếp thọ, nên năm pháp kia được tên “đến bờ kia”; chẳng phải tinh tiến Ba la mật đa nhiếp thọ, nên năm pháp  kia được tên “đến bờ kia”; chẳng phải tĩnh lự Ba la mật đa nhiếp thọ, nên năm pháp kia được tên “đến bờ kia”. Chỉ do Bát nhã Ba la mật đa nhiếp thọ, nên năm pháp kia được tên “đến bờ kia”. Sở vì sao? Vì các Bồ Tát Ma ha tát cần trụ Bát nhã Ba la mật đa mới năng viên mãn bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự Ba la mật đa. Chẳng phải trụ năm pháp kia thành tựu việc này. Vậy nên Bát nhã Ba la mật đa đối năm pháp  trước là tối, là thắng, là tôn, là cao, là diệu, là vi diệu, là thượng, là Vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng.

Bấy giờ, Xá Lợi Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát Ma ha tát làm sao dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa? Phật nói: Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát sắc nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát thọ tưởng hành thức nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát sắc nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát thọ tưởng hành thức nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa? Xá Lợi Tử! Vì sắc vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát sắc, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Vì thọ tưởng hành thức vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát thọ tưởng hành thức, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát nhãn xứ nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát nhãn xứ nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa? Xá Lợi Tử! Vì nhãn xứ vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát nhãn xứ, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Vì nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát sắc xứ nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát thanh hương vị xúc pháp xứ nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát sắc xứ nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát thanh hương vị xúc pháp x nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa? Xá Lợi Tử! Vì sắc xứ vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát sắc xứ, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Vì thanh hương vị xúc pháp xứ vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát thanh hương vị xúc pháp xứ, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát nhãn giới nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát nhãn giới nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa? Xá Lợi Tử! Vì nhãn giới vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát nhãn giới, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Vì sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát nhĩ giới nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát nhĩ giới nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa? Xá Lợi Tử! Vì nhĩ giới vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát nhĩ giới, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Vì thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát thanh giới cho đến nhĩ thức làm duyên sanh ra các thọ, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát tỷ giới nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát tỷ giới nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa? Xá Lợi Tử! Vì tỷ giới vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát tỷ giới, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Vì hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát thiệt giới nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát thiệt giới nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa? Xá Lợi Tử! Vì thiệt giới vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát thiệt giới, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Vì vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát thân giới nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát thân giới nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa? Xá Lợi Tử! Vì thân giới vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát thân giới, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Vì xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát ý giới nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát ý giới nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa? Xá Lợi Tử! Vì ý giới vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát ý giới, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Vì pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát địa giới nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát thủy hỏa phong không thức giới nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát địa giới nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát thủy hỏa phong không thức giới nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa? Xá Lợi Tử! Vì địa giới vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát địa giới, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Vì thủy hỏa phong không thức giới vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát thủy hỏa phong không  thức giới, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát vô minh nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát vô minh nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa? Xá Lợi Tử! Vì vô minh vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát vô minh, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Vì hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát bố thí Ba la mật đa nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã ba la mật đa nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát bố thí Ba la mật đa nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã ba la mật đa nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa? Xá Lợi Tử! Vì bố thí Ba la mật đa vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát bố thí Ba la mật đa, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Vì tịnh giới cho đến Bát nhã Ba la mật đa vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát tịnh giới cho đến Bát nhã Ba la mật đa, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát nội không nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát nội không nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa? Xá Lợi Tử! Vì nội không vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát nội không, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Vì ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát chơn như nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát chơn như nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa? Xá Lợi Tử! Vì chơn như vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát chơn như, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Vì pháp giới cho đến bất tư nghì giới vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát pháp giới cho đến bất tư nghì giới, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát khổ thánh đế nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát tập diệt đạo thánh đế nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát khổ thánh đế nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát tập diệt đạo thánh đế nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa? Xá Lợi Tử! Vì khổ thánh đế vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát khổ thánh đế, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Vì tập diệt đạo thánh đế vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát tập diệt đạo thánh đế, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát bốn tĩnh lự nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát bốn vô lượng, bốn vô sắc định nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát bốn tĩnh lự nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì dẫn phát bốn vô lượng, bốn vô sắc định nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa? Xá Lợi Tử! Vì bốn tĩnh lự vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát bốn tĩnh lự, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa. Vì bốn vô lượng, bốn vô sắc định vô tác vô chỉ, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, không có tự tánh vậy; Bồ Tát Ma ha tát chẳng vì dẫn phát bốn vô lượng, bốn vô sắc định, nên dẫn phát được Bát nhã Ba la mật đa.

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 7

Quyển thứ:   151 | 152 | 153 | 154  | 155 

156  | 157  | 158  | 159 | 160 |  161 | 162 | 163 | 164 | 165

 166 | 167 | 168 | 169  | 170 | 171 | 172 | 173 | 174 | 175

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Thiền Lâm Đông Phương

Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

ta ca si sy luan va me len chua cai hoa hong lich su thien tong nhat ban von ngó Màu bai phát hôn nhân và niềm tin tôn giáo VÃƒÆ hơn Số tren doi nay cai gi quy nhat Ngủ dưới đèn làm khối u ung thư Æ rÃ Æ Sóng nghị テ nguyện 365 ngày hạnh phúc với tỉnh thức lã æ thiên Thà muoi hanh nguyen lon cua bo tat pho benh khop thức láºy quê nhật ký cười TÃo Thuốc giảm cholesterol làm tăng nguy cơ Lưu ý chứng rối loạn tăng động Mối 26 Tổ Ngua Magnesium Đồng lÃÅ quan tuong ve vo thuong va cai chet Gi Lời hủ Chú bên chuong bon phap Quán chay Thiện Tâm nơi phục vụ với Đừng Những món nên ăn khi bận rộn úng cÃn Một