Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn 1998

--o0o ---

Tập 8

Quyển Thứ 183

HỘI THỨ NHẤT

 

Phẩm
KHÓ TIN HIỂU

Thứ 34 – 2

 

 

Bố thí Ba la mật đa khoảng giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì cớ sao? Vì bố thí Ba la mật đa khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh bố thí Ba la mật đa  khoảng giữa vậy. Tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa khoảng giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì cớ sao? Vì tịnh giới cho đến Bát nhã ba la mật đa khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh tịnh giới cho đến Bát nhã Ba la mật đa khoảng giữa vậy.

Nội không  khoảng giữa chẳng phải buộc chẳng  phải mở. Vì cớ sao? Vì nội không khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh nội không khoảng giữa vậy. Ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không khoảng giữa chẳng phải buộc chẳng  phải mở. Vì cớ sao? Vì ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không khoảng giữa vậy.

Chơn như khoảng giữa chẳng  phải buộc, chẳng phải mở. Vì  cớ sao? Vì chơn như khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh chơn như khoảng giữa vậy. Pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới khoảng giữa chẳng phải buộc chẳng  phải mở. Vì cớ sao? Vì pháp giới cho đến bất tư nghì giới khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh pháp giới cho đến bất tư nghì giới vậy.

Khổ thánh đế khoảng giữa chẳng  phải buộc chẳng  phải mở. Vì cớ sao? Vì khổ thánh đế  khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh khổ  thánh đế khoảng giữa vậy. Tập diệt đạo thánh đế khoảng giữa chẳng  phải buộc, chẳng phải mở. Vì  cớ sao? Vì tập diệt đạo thánh đế khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh tập diệt đạo thánh đế khoảng giữa vậy.

Bốn tĩnh lự khoảng giữa chẳng  phải buộc chẳng  phải mở Vì cớ sao? Vì bốn tĩnh lự khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh bốn tĩnh lự khoảng giữa vậy. Bốn vô lượng, bốn vô sắc định khoảng giữa chẳng  phải buộc chẳng  phải mở. Vì cớ sao? Vì bốn vô lượng, bốn vô sắc định  khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh bốn vô  lượng bốn vô sắc định  khoảng giữa vậy.

Tám giải thoát khoảng giữa chẳng  phải buộc chẳng  phải mở. Vì cớ sao? Vì tám giải thoát khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh tám giải thoát khoảng giữa vậy. Tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ chẳng  phải buộc chẳng  phải mở. Vì cớ sao? Vì tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ khoảng giữa vậy.

Bốn niệm trụ khoảng giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì  cớ sao? Vì bốn niệm trụ khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh bốn niệm trụ khoảng giữa vậy. Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi khoảng giữa chẳng  phải buộc chẳng  phải mở Vì cớ sao? Vì bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi khoảng giữa vậy.

Không giải thoát môn  khoảng giữa chẳng  phải buộc, chẳng phải mở. Vì  cớ sao? Vì không giải thoát môn khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh không giải thoát môn khoảng giữa vậy. Vô tướng, vô nguyện giải thoát môn khoảng giữa chẳng  phải buộc chẳng  phải mở. Vì cớ sao? Vì không giải thoát môn khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh không giải thoát môn khoảng giữa vậy.

Bồ Tát thập địa khoảng giữa chẳng  phải buộc chẳng  phải buộc chẳng  phải mở. Vì cớ sao? Vì Bồ Tát thập địa khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh Bồ Tát thập địa khoảng giữa vậy. Năm nhãn  khoảng giữa chẳng  phải buộc, chẳng phải mở. Vì  cớ sao? Vì năm nhãn khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh năm nhãn khoảng giữa vậy. Sáu thần thông khoảng giữa chẳng  phải buộc chẳng  phải mở. Vì cớ sao? Vì sáu thần thông khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh năm nhãn  khoảng giữa vậy.

Phật mười lực khoảng giữa chẳng phải buộc chẳng phải mở. Vì  cớ sao? Vì Phật mười lực khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh Phật mười lực khoảng giữa vậy. Bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng khoảng giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì  cớ sao? Vì bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng khoảng giữa vậy. 

Pháp vô vong thất khoảng giữa chẳng phải buộc  chẳng phải mở. Vì  cớ sao? Vì pháp vô vong thất  khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh pháp vô vong thất  khoảng giữa vậy. Tánh hằng trụ xả khoảng giữa chẳng phải buộc  chẳng phải mở. Vì  cớ sao? Vì tánh hằng trụ xả  khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh tánh hằng trụ xả  khoảng giữa vậy.

Nhất thiết trí  khoảng giữa chẳng phải buộc  chẳng phải mở. Vì  cớ sao? Vì nhất thiết trí khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh nhất thiết trí khoảng giữa vậy. Ðạo tướng trí, nhất thiết tướng trí  khoảng giữa chẳng phải buộc  chẳng phải mở. Vì  cớ sao? Vì đạo tướng, nhất thiết tướng trí khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí khoảng giữa vậy.

Tất cả đà la ni môn khoảng giữa chẳng phải buộc  chẳng phải mở. Vì  cớ sao? Vì tất cả đà la ni môn khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh tất cả đà la ni môn  khoảng giữa vậy. Tất cả tam ma địa môn khoảng giữa chẳng  phải buộc  chẳng phải mở. Vì  cớ sao? Vì tất cả tam ma địa môn  khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh tất cả tam ma địa môn khoảng giữa vậy.

Dự lưu quả khoảng giữa chẳng phải buộc  chẳng phải mở. Vì  cớ sao? Vì Dự lưu quả khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh Dự lưu quả khoảng giữa vậy. Nhất lai, Bất hoàn, A la hán khoảng giữa chẳng  phải buộc  chẳng phải mở. Vì  cớ sao? Vì Nhất lai, Bất hoàn, A la hán  khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh Nhất lai, Bất hoàn, A la hán khoảng giữa vậy.

Ðộc giác Bồ đề  khoảng giữa chẳng phải buộc  chẳng phải mở. Vì  cớ sao? Vì Ðộc giác Bồ đề  khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh Ðộc giác Bồ đề khoảng giữa vậy. Tất cả hạnh Bồ Tát Ma ha tát khoảng giữa chẳng phải buộc  chẳng phải mở. Vì  cớ sao? Vì tất cả hạnh Bồ Tát Ma ha tát khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh tất cả hạnh Bồ Tát Ma ha tát khoảng giữa vậy.

Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề khoảng giữa chẳng phải buộc  chẳng phải mở. Vì  cớ sao? Vì chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề khoảng giữa tánh vô sở hữu là tự tánh chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề khoảng giữa vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa với Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Có cá bổ giặc đà la chẳng siêng tinh tấn, chưa trồng căn lành, đủ căn chẳng lành, bị bọn ác sở nhiếp, theo hạnh ma lực biếng nhác thêm lên, tinh tấn yếu xuống, thất niệm, ác huệ tăng trưởng, đối với Bát nhã Ba la mật đa đây thiệt khó tin hiểu. Phật nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy! Như lời ngươi nói. Bổ đặc già la chẳng siêng tinh tấn, chưa trồng căn lành, đủ căn chẳng lành, bị bọn ác sở nhiếp, theo hạnh ma lực, biếng nhác thêm lên, tinh tấn yếu xuống, thất niệm, bát huệ tăng trưởng, đối với Bát nhã Ba la mật đa đây thật khó tin hiểu. Sở vì sao? Vì này Thiện Hiện ! Sắc thanh tịnh tức quả thanh tịnh. Vì cớ sao? Là thọ tưởng hành thức thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Nhãn xứ thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức nhãn xứ thanh tịnh. Vì cớ sao? Là nhãn xứ thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ thanh tịnh. Vì cớ sao? Là nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Sắc xứ thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức sắc xứ thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  sắc xứ thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Thanh hương vị xúc pháp thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức thanh hương vị xúc pháp thanh tịnh Vì cớ sao? Là thanh hương vị xúc pháp  xứ thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Nhãn giới thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức nhãn giới thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  nhãn giới thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh tức quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Nhĩ giới thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức nhĩ giới  thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  nhĩ giới thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh tức quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Tỷ giới thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức tỷ giới thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  tỷ giới thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh tức quả thanh tịnh; quả thanh tịnh thức hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Thiệt giới thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức thiệt giới thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  thiệt giới thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh tức quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Thân giới thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức thân giới thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  thân giới thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh tức quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Ý giới thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức ý giới thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  ý giới thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh tức quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh. Vì cớ sao? Là pháp  giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Ðịa giới thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức địa giới thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  địa giới thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Thủy hỏa phong không thức giới thanh tịnh tức quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức thủy hỏa phong không thức giới thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  thuỷ hỏa phong không thức giới thanh tịnh cùng quả thanh tịnh  không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Vô minh thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức vô minh thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  vô minh thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não thanh tịnh tức quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Bố thí Ba la mật đa thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức bố thí Ba la mật đa thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  bố thí Ba la mật đa thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh tức quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức tịnh giới cho đến Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh. Vì cớ sao? Là tịnh giới cho đến Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Nội không thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức nội không thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  nội không thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không thanh tịnh tức quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không thanh tịnh Vì cớ sao? Là ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Chơn như thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức chơn như thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  chơn như thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp  trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới thanh tịnh tức quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức pháp  giới cho đến bất tư nghì giới thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  pháp  giới cho đến bất tư nghì giới thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Khổ thánh đế thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức khổ thánh đế thanh tịnh. Vì cớ sao? Là khổ thánh đế thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Tập diệt đạo thánh đế thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức tập diệt đạo thánh đế thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  tập diệt đạo thánh đế thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Bốn tĩnh lự thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức bốn tĩnh lự thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  bốn tĩnh lự thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Bốn vô lượng, bốn vô sắc định thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức bốn vô lượng bốn vô sắc định thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  bốn vô lượng bốn vô sắc định thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không  hai phần vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Tám giải thoát thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức tám giải thoát  thanh tịnh. Vì cớ sao? Là tám giải thoát thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ thanh tịnh tức quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Bốn niệm trụ thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức bốn niệm trụ thanh tịnh. Vì cớ sao? Là bốn niệm trụ thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không  hai phần vì không riêng không dứt vậy. Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi thanh tịnh tức quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi  thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi  thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai  không hai phần vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Không giải thoát môn thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức không giải thoát môn thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  không giải thoát môn thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Vô tướng, vô nguyện giải thoát môn  thanh tịnh tức quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức vô tướng, vô nguyện giải thoát môn thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  vô tướng, vô nguyện giải thoát môn thanh tịnh cùng quả thanh  tịnh không hai không hai phần vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Bồ Tát thập địa thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức Bồ Tát thập địa thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  Bồ Tát thập địa thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai  không hai  phần vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Năm nhãn  thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức năm nhãn thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  năm nhãn thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai  không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Sáu thần thông thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức sáu thần thông thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  sáu thần thông thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Phật mười lực thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức Phật mười lực thanh tịnh. Vì cớ sao? Là Phật mười lực thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh tức quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai  không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Pháp vô vong thất thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức pháp vô vong thất thanh tịnh. Vì cớ sao? Là  pháp vô vong thất thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Tánh hằng trụ xả thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức tánh hằng trụ xả thanh tịnh. Vì cớ sao? Là pháp vô vong thất thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Nhất thiết trí thanh tịnh tức quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức nhất thiết trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Là nhất thiết trí thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần vì không riêng không dứt vậy. Ðạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thanh tịnh tức quả  thanh tịnh; quả thanh tịnh tức đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Là đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai  phần vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Tất cả đà la ni môn thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức tất cả đà la ni môn thanh tịnh. Vì cớ sao? Là tất cả đà la ni môn thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai  không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.Tất cả tam ma địa môn thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức tất cả tam ma địa môn thanh tịnh. Vì cớ sao? Là tất cả tam ma địa môn thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện Dự lưu quả thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức Dự lưu quả thanh tịnh. Vì cớ sao? Là Dự lưu quả thanh tịnh cùng quả  thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Nhất lai, Bất hoàn, A la hán thanh tịnh tức quả  thanh tịnh quả thanh tịnh tức Nhất lai, Bất hoàn, A la hán thanh tịnh. Vì cớ sao? Là Nhất lai, Bất hoàn, A la hán thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Ðộc giác Bồ đề thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức Ðộc giác bồ đề thanh tịnh. Vì cớ sao? Là Ðộc giác Bồ đề thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai  không hai  phần vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Tất cả hạnh Bồ Tát Ma ha tát thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức hạnh Bồ Tát Ma ha tát thanh tịnh. Vì cớ sao? Là tất cả hạnh Bồ Tát Ma ha tát thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai  không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng bồ đề thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức chư Phật Vô thượng Bồ đề Chánh đẳng thanh tịnh. Vì cớ sao? Là chư Phật Vô thượng Chánh đẳng bồ đề thanh tịnh cùng quả thanh tịnh không hai  không không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Lại nữa Thiện Hiện! Sắc thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh, Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh tức sắc thanh tịnh. Vì cớ sao ? Là sắc thanh tịnh cùng Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Thọ tưởng hành thức thanh tịnh tức Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh, Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh tức thọ tưởng hành thức thanh tịnh. Vì cớ sao? Là thọ tưởng hành thức thanh tịnh cùng Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không hai không hai  phần vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Nhãn xứ thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh, Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh tức nhãn xứ cũng thanh tịnh. Vì cớ sao? Là nhãn xứ thanh tịnh cùng Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh không hai  không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ thanh tịnh tức Bát nhã ba la mật đa cũng thanh tịnh; Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh tức nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cũng thanh tịnh. Vì cớ sao? Là nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ thanh tịnh cùng Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. 

Thiện Hiện! Sắc xứ thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật đa cũng thanh tịnh, Ba la mật đa thanh tịnh tức sắc xứ cũng thanh tịnh. Vì cớ sao? Là sắc xứ thanh tịnh cùng Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Thanh hương vị xúc pháp xứ thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật đa cũng thanh tịnh, Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh tức thanh hương vị xúc pháp xứ cũng thanh tịnh. Vì cớ sao? Là thanh hương vị xúc pháp xứ thanh tịnh cùng Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không  dứt vậy.

Thiện Hiện! Nhãn giới thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật đa cũng  thanh tịnh, Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh tức nhãn giới cũng thanh tịnh. Vì cớ sao? Là nhãn giới thanh tịnh cùng Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không hai  không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật đa cũng thanh tịnh; Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh tức sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng thanh tịnh. Vì cớ sao? Là sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh cùng Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không hai  không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Nhĩ giới thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật đa cũng thanh tịnh, Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh tức nhĩ giới cũng thanh tịnh. Vì cớ sao? Là nhĩ giới thanh tịnh cùng Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không hai không hai  phần vì không riêng không dứt vậy.  Thanh giới, nhĩ thức giới vì nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh tức Bát nhã ba la mật đa cũng thanh tịnh. Vì cớ sao? Là thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh cùng Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Tỷ giới thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật đa cũng thanh tịnh, Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh tức tỷ giới cũng thanh tịnh. Vì cớ sao? Là tỷ giới thanh tịnh cùng Bát nhã Ba la mật đa  thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ  thanh tịnh tức bát nhã Ba la mật đa cũng thanh tịnh; bát nhã ba la mật đa thanh tịnh tức hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh. Vì cớ sao? Là hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh cùng Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không hai  không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Thiệt giới thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật đa cũng thanh tịnh, Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh tức thiệt giới thanh tịnh. Vì cớ sao? Là thiệt giới thanh tịnh cùng Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.  Vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật đa cũng  thanh tịnh; Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh tức vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh . Vì cớ sao? Là vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh cùng Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Thân giới thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh, bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh tức thân giới thanh tịnh. Vì cớ sao? Là thân giới thanh tịnh cùng Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh tức bát nhã Ba la mật đa cũng thanh tịnh; Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh tức xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ  thanh tịnh. Vì cớ sao? Là xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh cùng Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không hai không hai  phần vì không riêng không dứt vậy. 

Thiện Hiện! Ý giới thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật đa  thanh tịnh, bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh tức ý giới thanh tịnh Vì cớ sao? Vì ý giới thanh tịnh cùng bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh tức Bát nhã ba  la mật đa thanh tịnh; Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh tức pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh. Vì cớ sao? Là pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh cùng Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh không hai không hai  phần vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Ðịa giới thanh tịnh tức Bát nhã ba  la mật đa thanh tịnh, Bát nhã ba  la mật đa thanh tịnh tức địa giới thanh tịnh vị cớ sao là địa giới thanh tịnh cùng Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.  Thủy hỏa phong không thức giới thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh, Bát nhã ba la mật đa  thanh tịnh tức thủy hỏa phong không thức giới thanh tịnh. Vì cớ sao? Là thủy hỏa phong không thức giới thanh tịnh cùng Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Vô minh thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật đa  thanh tịnh, Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh tức vô minh thanh tịnh. Vì cớ sao? Là vô minh thanh tịnh cùng bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh không hai không hai  phần vì không riêng không dứt vậy. Hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não thanh tịnh tức bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh; Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh tức hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não thanh tịnh. Vì cớ sao? Là hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não thanh tịnh cùng Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Bố thí Ba la mật đa  thanh tịnh tức bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh, Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh tức bố thí Ba la mật đa thanh tịnh. Vì cớ sao? Là bố thí ba  la mật đa thanh tịnh cùng Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự Ba la mật đa thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh. Vì cớ sao? Là tịnh giới cho đến tĩnh lự Ba la mật đa thanh tịnh cùng Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh không hai không hai phần vì không  riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Nội không thanh tịnh tức bát nhã ba la mật đa thanh tịnh, bát nhã ba la mật đa thanh tịnh tức nội không thanh tịnh. Vì cớ sao? Là nội không thanh tịnh cùng bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không hai không hai phần vì không  riêng không dứt vậy. Ngoại không , nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không thanh tịnh tức bát nhã ba la mật đa thanh tịnh; Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh tức ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không thanh tịnh. Vì cớ sao? Là ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không thanh tịnh cùng Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không hai  không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Chơn như thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh, Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh tức chơn như thanh tịnh. Vì cớ sao? Là chơn như thanh tịnh cùng Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không hai không hai  phần vì không riêng không dứt vậy. Pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới, thanh tịnh tức Bát nhã ba  la mật đa thanh tịnh; Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh tức pháp giới cho đến bất tư nghì giới cùng bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Khổ thánh đế thanh tịnh tức bát nhã ba la mật đa thanh tịnh, bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh tức khổ thánh đế thanh tịnh. Vì cớ sao? Là khổ thánh đế thanh tịnh cùng Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Tập diệt đạo thánh đế thanh tịnh tức Bát nhã ba  la mật đa thanh tịnh, Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh tức tập diệt đạo thánh đến thanh tịnh. Vì cớ sao? Vì tập diệt đạo thánh đế  thanh tịnh cùng Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không hai  không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. 

Thiện Hiện! Bốn tĩnh lự thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh, bát nhã ba la mật đa thanh tịnh tức bốn tĩnh lự thanh tịnh. Vì cớ sao? Là bốn tĩnh lự thanh tịnh cùng Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh không hai  không hai phần vì không riêng không dứt vậy. Bốn vô lượng, bốn vô sắc định thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật đa cũng thanh tịnh; bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh tức bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng thanh tịnh. Vì cớ sao? Là bốn vô lượng,  bốn vô sắc định  thanh tịnh cùng Bát nhã ba  la mật đa thanh tịnh không hai  không hai  phần vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Tám giải thoát thanh tịnh tức bát nhã ba  la mật  đa thanh tịnh, bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh tức tám giải thoát thanh tịnh. Vì cớ sao? Là tám giải thoát thanh tịnh cùng bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không hai  không hai phần vì không  riêng không dứt vậy. Tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ thanh tịnh vì bát nhã ba la mật đa thanh tịnh; Bát nhã ba la mật đa  thanh tịnh tức tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ thanh tịnh Vì cớ sao? Vì tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ thanh tịnh cùng Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không hai  không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Bốn niệm trụ thanh tịnh tức Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh, bát nhã ba la mật đa thanh tịnh tức bốn niệm trụ thanh tịnh. Vì cớ sao? Là bốn niệm trụ thanh tịnh cùng Bát nhã ba la mật đa  thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi thanh tịnh tức bát nhã ba la mật đa thanh tịnh; Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh tức bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi thanh tịnh. Vì cớ sao? Vì bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi thanh tịnh cùng Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không  hai không hai phần vì không  riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Không giải thoát môn thanh tịnh tức Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh, bát nhã ba la mật đa thanh tịnh tức không giải thoát môn thanh tịnh. Vì cớ sao? Là không giải thoát môn thanh tịnh cùng bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không  hai không hai phần vì không  riêng không dứt vậy.  Vô tướng, vô nguyện giải thoát môn thanh tịnh tức Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh, bát nhã ba la mật đa thanh tịnh tức vô tướng, vô nguyện giải thoát môn thanh tịnh. Vì cớ sao? Là vô tướng, vô nguyện giải thoát môn thanh tịnh cùng bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Bồ Tát thập địa thanh tịnh tức bát nhã ba la mật đa thanh tịnh, Bát nhã ba la mật đa thanh tịnh tức Bồ Tát thập địa thanh tịnh. Vì cớ sao? Là Bồ Tát thập địa  thanh tịnh cùng bát nhã ba la mật đa thanh tịnh không  hai  không  hai  phần vì không riêng không  dứt vậy.

 

---o0o ---

Mục Lục Tập 8

Quyển thứ:  | 176 | 177 | 178 | 179 | 180 |

181 | 182 | 183 | 184 | 185 | 186 | 187 | 188 | 189 | 190

191 | 192 | 193 | 194 | 195 | 196 | 197 | 198 | 199 | 200

--o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập: 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--o0o ---

Vi tính: Thiền Lâm Đông Phương

Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

mot lam sao de duoc than tam an lac con Món chay mùa Vu CHÚ ĐAI BI cai ket bat ngo sau 20 nam cua cau be lua tien dà thành Phận phat giao dem lai loi ich gi cho tuoi tre khat va goi cñu nguoi da chet an cai gi giï Bệnh tiểu đường Diabetes Gởi lại đóa Xuân sóng lÃm çš ng xin chá gởi xuÃ Æ Thường tuÇ hiểu rồi mỗi bước sẽ thật Hơi CHÙA loai Nghệ thuật ăn trong chánh niệm Thế lễ 22 điều sau sẽ giúp cuộc sống của Tai biến mạch máu não Xin nhớ ba chữ xÃÆ ứng quẠnau vipassana phÃÆt lối thừa Phật giáo Đồng Tháp tưởng niệm chư Danh hiệu Avalokiteśvara trong Tịnh Độ giao duc thieu nhi tung do tuoi theo quan diem nhận chua phu dung luâ n bao tử hoc