Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 10

Quyển Thứ 234

Hội Thứ Nhất

Phẩm Khó Tin Hiểu

Thứ 34 - 53

 

Thiện Hiện! Sáu thần thông thanh tịnh nên bố thí Ba la mật đa thanh tịnh, bố thí Ba la mật đa thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoăc sáu thần thong thanh tịnh, hoặc bố thí Ba la mật đa thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Sáu thần thông thanh tịnh nên tịnh giớI, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh; tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Sáu thần thông thanh tịnh nên nội không thanh tịnh, nội không thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc nội không thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Sáu thần thông thanh tịnh nên ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không,vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không thanh tịnh; ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không thanh tịnh, hoặc Nhất thiết thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Sáu thần thông thanh tịnh nên chơn như thanh tịnh, chơn như thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc chơn như thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Sáu thần thông thanh tịnh nên pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới thanh tịnh; pháp giới cho đến đến bất tư nghì giới thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc pháp giới cho đến bất tư nghì giớI thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Sáu thần thông thanh tịnh nên khổ thánh đế thanh tịnh, khổ thánh đế thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc khổ thánh đế thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Sáu thần thông thanh tịnh nên tập diệt đạo thánh đế thánh tịnh, tập diệt đạo thánh đế thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc tập diệt đạo thánh đế thánh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Sáu thần thông thanh tịnh nên bốn tĩnh lự thanh tịnh, bốn tĩnh lự thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc bốn tĩnh lự thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Sáu thần thông thanh tịnh nên bốn vô lượng, bốn vô sắc định thanh tịnh; bốn vô lượng, bốn vô sắc định thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc bốn vô lượng, bốn vô sắc định thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Sáu thần thông thanh tịnh nên tám giải thoát thanh tịnh, tám giải thoát thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc tám giải thoát thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Sáu thần thông thanh tịnh nên tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ thanh tịnh; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Sáu thần thông thanh tịnh nên bốn niệm trụ thanh tịnh, bốn niệm trụ thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc bốn niệm trụ thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Sáu thần thông thanh tịnh nên bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đoạn chi thanh tịnh; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thông thanh tịnh, hoặc bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đoạn chi thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Sáu thần thông thanh tịnh nên không giải thoát môn thanh tịnh, không giải thoát môn thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc không giải thoát môn thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện HIện! Sáu thần thông thanh tịnh nên không giải thoát môn thanh tịnh, không giải thoát môn thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc không giải thoát môn thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Sáu thần thông thanh tịnh nên vô tướng, vô nguyện giải thoát môn thanh tịnh; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc vô tướng, vô nguyện giải thoát môn thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Sáu thần thông thanh tịnh nên Bồ tát thập địa thanh tịnh, Bồ tát thập địa thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc Bồ tát thập địa thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Sáu thần thông thanh tịnh nên năm nhãn thanh tịnh, năm nhãn thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc năm nhãn thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Sáu thần thông thanh tịnh nên Phật mười lực thanh tịnh, Phật mười lực thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc Phật mười lực thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Sáu thần thông thanh tịnh nên bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh; bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh nên Nhất trí trí thanh tịnh.Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Sáu thần thông thanh tịnh nên pháp vô vong thất thanh tịnh, pháp vô vong thất thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc pháp vô vong thất thanh tịnh, hoặc Nhất thết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Sáu thần thông thanh tịnh nên tánh hằng trụ xả thanh tịnh, tánh hằng trụ xả thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc tánh hằng trụ xả thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Sáu thần thông thanh tịnh nên nhất thiết trí thanh tịnh, nhất thiết trí thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc nhất thiết thiết trí thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vây. Sáu thần thông thanh tịnh nên đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thanh tịnh; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thanh tịnh nhân Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai pbần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Sáu thần thông thanh tịnh nên tất cả đà la ni môn thanh tịnh, tất cả đà la ni môn thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc tất cả đà la ni môn thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Sáu thần thông thanh tịnh nên tất cả tam ma địa môn thanh tịnh, tất cả tam ma địa môn thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc tất cả tam ma địa môn thanh tịnh, hoặc Nhất thiết thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Sáu thần thông thanh tịnh nên quả Dự lưu thanh tịnh, quả Dự lưu thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc quả Dự lưu thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Sáu thần thông thanh tịnh nên quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán thanh tịnh; quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Sáu thần thông thanh tịnh nên Ðộc giác Bồ đề thanh tịnh, Ðộc giác Bồ đề thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc Ðộc giác Bồ đề thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Sáu thần thông thanh tịnh nên tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát thanh tịnh, tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh.Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Sáu thần thông thanh tịnh nên chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề thanh tịnh, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc sáu thần thông thanh tịnh, hoặc Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Lại nữa, Thiên Hiện! Phật mười lực thanh tịnh nên sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Phật mười lực thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Phật mười lực thanh tịnh nên thọ tưởng hành thức thanh tịnh, thọ tưởng hành thức thanh tịnh nên Nhất thiết thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Phật mười lực thanh tịnh, hoặc thọ tưởng hành thức thanh tịnh, hoặc Nhất thiết thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Phật mười lực thanh tịnh nên nhãn xứ thanh tịnh, nhãn xứ thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Phật mười lực thanh tịnh, hoặc nhãn xứ thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Phật mười lực thanh tịnh nên nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ thanh tịnh, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Phật mười lực thanh tịnh, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ thanh tịnh, hoặc Nhất thiết thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Phật mười lực thanh tịnh nên sắc xứ thanh tịnh, sắc xứ thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Phật mười lực thanh tịnh, hoặc sắc xứ thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Phật mười lực thanh tịnh nên thanh hương vị xúc giác xứ thanh tịnh, thanh hương vị xúc giác xứ thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Phật mười lực thanh tịnh. hoặc thanh hương vị xúc giác xứ thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy.

Thiện Hiện! Phật mười lực thanh tịnh nên nhãn giới thanh tịnh, nhãn giới thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Vì cớ sao? Hoặc Phật mười thanh tịnh, hoặc nhãn giới thanh tịnh, hoặc Nhất trí trí thanh tịnh không hai không hai phần, vì không riêng không dứt vậy. Phật mười lực thanh tịnh nên sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh; sắc giới cho đến nhãn xúc  
 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 10

Quyển thứ:  | 226 | 227 | 228 | 229 | 230 | 231 | 232 | 233 |

 | 234 | 235 | 236 | 237 | 238 | 239 | 240 | 241 | 242 | 243 |

  |244 | 245 | 246 | 247 | 248 | 249 | 250|

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Bích Thi

Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

nẠLúc nhỏ dị ứng dấu hiệu nguy cơ tim xử ham nguyet son hamwolsan cà y hanh hoa hòa cẩn thận với lời nói để tránh khẩu con duong di den thanh tuu chanh kien gio Làng chà đi Vị bàn ta moi du tin yeu Củ sen hạt sầu riêng kho tương Hạn chế nước tăng lực để bảo vệ 霊園 横浜 ï¾ï¼ tịnh mÛi ngç Đậu Thương bồ Thiền tinh tấn ba la mật chú giận 14 nhムdà Tưởng giáo hong thầy học Cẩn thận với món chay giả mặn mùa Thể Thêm qua trinh hinh thanh dai tang kinh chu han chùa phÕ minh hoa thuong thich thien tuong 1917 dÃƒÆ an luat nhan qua hay nghiep qua bao ung chàm Chả nhìn già i GiÃ пѕѓ