Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

 

Quyển thứ  361

Phẩm

HỎI NHIỀU CHẲNG HAI

Thứ 61 - 11

Phật nói: thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học.  Như  vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành  bát nhã ba la mật đa phải đối sắc chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học, phải đối thọ tưởng hành thức cũng chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học. Như vậy, thiện hiện!  Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối nhãn xứ chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học, phải đối nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cũng chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối sắc xứ chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học, phải đối thanh hương vị xúc pháp xứ cũng chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối nhãn giới chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học, phải đối nhĩ tỷ thiệt thân ý giới cũng chẳng khởi tác các hành có hao85c không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối sắc giới chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học, phải đối thanh hương vị xúc pháp giới cũng chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối nhãn thức giới chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học, phải đối nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới cũng chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối nhãn xúc chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học, phải đối nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc cũng chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải  quán  các pháp tự tướng đều không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học, phải đối nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối địa giới chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học, phải đối thủy hỏa phong không thức giới cũng chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối vô minh chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học; phải đối hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử sầu thán khổ ưu não cũng chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp  tự tướng đều không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối bố thí ba la mật đa chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học; phải đối tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã ba la mật đa cũng chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối nội không chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học; phải đối ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không cũng chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối chơn như chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học; phải đối pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ,  thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới cũng chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối khổ thánh đế chẳng khởi tác các hành  hoặc có hoặc không nên học, phải đối tập  diệt đạo thánh đế cũng chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối bốn niệm trụ chẳng khởi tác các  hành hoặc có hoặc không nên học; phải đối bốn chánh đoạn, bốn thần túc năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cũng chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối bốn tĩnh lự chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học; phải đối bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học.

Thiện hiện!  Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học. Như vậy, thiện hiện!  Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối tám giải thoát chẳng khỏi tác các hành hoặc có hoặc không nên học; phải đối tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cũng chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối  tất cả tam ma địa môn chẳng khỏi tác các hành hoặc  có hoặc không nên học, phải đối tất cả đà la ni môn cũng chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối không giải thoát môn chẳng khởi tác các hành hoặc  có hoặc không nên học; phải  đối vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối năm nhãn chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học, phải đối sáu thầân thông cũng chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối phật mười lực chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không  nên học; phải đối bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại  hỷ, đại xả, mười tám pháp phật bất  cộng cũng chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối pháp vô vong thất chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học, phải đối tánh hằng trụ xả cũng chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối nhất thiết trí chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học; phải đối đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên  học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học.  Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối quả dự lưu chẳng khởi  tác các  hành hoặc có hoặc không nên học; phải đối quả nhất lai, bât hoàn, a la hán cũng chẳng khởi tác các hành hoẵc có hoặc không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối. Ðộc giác bồ đề chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tác khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối tất  cả hạnh bồ tát ma ha tát chẳng khởi tác các hành hoặc có hoặc không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải đối chư  phật vô thượng chánh đẳng bồ đề chẳng khỏi tác các hành hoặc có hoặc không nên học.

 

Cụ thọ thiện hiện thưa phật rằng:  bạch thế tôn! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các  pháp tự tướng đều không nên học là sao? Phật nói: thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi  hành bát nhã ba la mật đa phải quán sắc, tướng sắc không nên học; phải  quán thọ tưởng hành thức không nên học.  Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi  hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán nhãn xứ, tướng nhãnn xứ không nên học; phải quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi  hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán sắc xứ, tướng sắc xứ không nên học; phải quán thanh hương  vị xúc pháp xứ, tướng thanh hương vị xúc  pháp xứ không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán nhãn giới, tướng nhãn gới không nên học; phải quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới, tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý giới không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát  khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán sắc giới, tướng sắc giới không nên học; phải quán thanh hương vị xúc pháp  giới, tướng thanh hương vị xúc pháp giới không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tướng đều không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán nhãn thức giới, tướng nhãn thức giới không nên học. Phải quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới, tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán nhãn xúc, tướng nhãn xúc không nên học; phải quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc, tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc không nên học. Như vậy,  thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải  quán nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, tướng nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không nên học; phải quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tác khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán địa giới, tướng địa giới  không nên học; phải quán thủy hỏa phong không thức giới, tướng thủy hỏa phong không thức giới không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán vô minh, tướng vô minh không nên học; phải quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não, tướng hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát  ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán bố thí ba la mật đa, tướng bố thí ba la mật đa không nên học; phải quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh  lự, bát nhã ba la mật đa, tướng tịnh giới cho đến bát nhã ba la mật đa không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán nội không, tướng nội không không nên học; phải quán ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi  không, vô vi không,  tất cánh không,  vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không,  nhất thiết pháp  không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không,  tướng ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không không nên học.  Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải  quán các  pháp tự tướng đều không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã  ba la mật đa phải  quán chơn như, tướng chơn như không nên học; phải quán pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất  biến dị tánh,  bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thực tế, hư không giới, bất tư nghì giới, tướng pháp giới cho đến bất tư nghì giới không nên học.  Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải  quán các pháp tự tướng đều không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhẵ ba la mật đa phải quán khổ thánh đế, tướng khổ thánh đế không nên học; phải quán tập diệt đạo thánh đế, tướng tập diệt đạo thánh đế không nên học. Như  vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải  quán các  pháp tự tướng đều không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán bốn niệm trụ, tướng bốn niệm trụ không nên học; phải quán bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, tướng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi không nên học. Như  vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi  hành bát nhã ba la mật đa phải quán các  pháp tự tướ;ng đều không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải  quán bốn tĩnh lự, tướng bốn tĩnh lự không nên học; phải quán bốn vô lượng, bốn vô sắc định, tướng bốn vô lượng, bốn vô sắc định không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều  không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán tám giải thoát, tướng tám giải thoát không nên học; phải quán tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ, tướng tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi  hành  bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán tât cả tam ma  địa môn, tướng tất cả tam ma địa môn không nên học; phải  quán tất cả đà la ni môn, tướng  tất cả đà la ni môn không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la  mật đa phải  quán các pháp tự tướng đều không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la  mật đa phải quán  không giải thoát môn, tướng không giải thoát môn không nên học; phải quán vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, tướng vô tướng, vô nguyện giải thoát môn không nên học.  Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma  ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa  phải quán năm nhãn, tướng năm nhãn không nên học; phải quán sáu thần thông, tướng sáu thần thông không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la  mật đa phải  quánn phật mười lực, tướng phật mười lực không nên học; phải quán bốn vô sở úy, bốn vô nngại giải, đại từ, đại  bi, đại  hỷ, đại  xả, mười tám pháp phật bất cộng, tướng bốen vô sở úy cho đến mười tám pháp phật bất  cộng không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát  khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán pháp vô  vong thất, tướng pháp vô vong thất không nên học; phải  quán tánh hằng trụ xả, tướng tánh hằng trụ xả không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán nhất thiết  trí, tướng nhất thiết trí không nên học; phải quán đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, tướng đạo tướng  trí, nhất thiết tướng trí không nên học. Như  vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán quả dự lưu, tướng quả dự lưu không nên học; phải quán quả nhất lai, bất hoàn, a la hán, tướng quả nhất lai, bất hoàn, ala hán không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành  bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán độc giác  bồ đề, tướng độc giác bồ đề không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải  quán tất cả hạnh bồ tát ma ha tát, tướng tất cả hạnh bồ tát ma ha tát không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán các pháp tự tướng đều không nên học.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải quán chư  phật vô thượng chánh đẳng bồ đề, tướng chư phật vô thượng chánh đẳng bồ đề không nên học. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa phải  quán các pháp tự tướng đều không nên học.

 

Cụ thọ thiện hiện thưa phật rằng:  bạch thế tôn! Nếu sắc, tướng sắc không; thọ tưởng hành thức, tướng thọ tưởng hành thức không, bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát nhã ba la  mật đa?

Bạch thế  tôn! Nếu nhãn xứ, tướng nhãn xứ không; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không , bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát nhã ba la mật đa?

Bạch thế  tôn! Nếu sắc xứ, tướng sắc xứ không; thanh hương vị xúc pháp  xứ, tướng thanh hương vị xúc pháp xứ không, bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát nhã ba la mật đa?

Bạch thế tôn! Nếu nhãn giới, tướng nhãn giới không; nhĩ tỷ thiệt thân ý giới, tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý giới không, bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát nhã ba la mật đa?

Bạch thế tôn! Nếu sắc giới, tướng sắc giới không; thanh hương vị xúc pháp giới, tướng thanh hương vị xúc pháp giới không, bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát nhã ba la mật đa?

Bạch thế tôn! Nếu nhãn thức giới, tướng nhãn thức giới không; nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới, tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới không, bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát nhã ba la mật đa?

Bạch thế tôn! Nếu nhãn xúc, tướng nhãn xúc không; nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc, tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc không, bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát nhã ba la  mật đa?

Bạch thế tôn! Nếu nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, tướng nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không;  nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không, bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát nhã ba la mạt đa?

Bạch thế tôn! Nếu địa giới, tướng địa giới không; thủy hỏa  phong không thức giới, tướng thủy hỏa phong không thức giới không, bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát nhã ba la mật đa?

Bạch thế tôn! Nếu  vô minh, tướng vô minh không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ,hữu, sanh lão tử sầu thán khổ ưu não, tướng hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não không, bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát nhã ba la  mật đa?

Bạch thế  tôn! Nếu bố thí ba la mật đa, tướng bố thí ba la mật đa không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã ba la mật đa, tướng tịnh giới cho đến bát nhã ba la  mật đa không, bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát nhã ba la mật đa?

Bạch thế  tôn! Nếu nội không, tướng nội  không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất  cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướeng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khảđắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không, tướng ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không không,  bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát nhã ba la mật đa?

Bạch thế  tôn! Nếu chơn như, tướng chơn như không; pháp giới, pháp tánh, bất hư  vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế hư không giới, bất tư nghgì giới, tướng pháp giới cho đến bất tư nghì giới không, bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát nhã ba la mật đa?

Bạch thế tôn! Nếu khổ thánh đế, tướng khổ thánh đế không; tập  diệt đạo thánh đế, tướng tập diệt đạo thánh đế không, bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát nhã ba la mật đa?

Bạch thế  tôn! Nếu bốn niệm  trụ, tướng bốn niệm trụ không;  bốn chánh  đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đảng giác chi, tám thánh đạo chi,, tướng bốn chánh đoạn ch ođến tám thánh đạo chi không, bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát nhã ba la mật đa?

Bạch thế  tôn! Nếu bốn tĩnh lự, tướng bốn tĩnh lự không;  bốn vô lượng, bốn vô sắc định, tướng bốn vô lượng, bốn vô sắc định không, bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát nhã ba la mật đa?

Bạch thế  tôn! Nếu tám giải thoát, tướng tám giải thoát không; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ không, bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát nhã ba la mật đa?

Bạch thế tôn! Nếu tất cả tam ma địa môn, tướng tất cả tam ma địa môn không; tất cả đà la  ni môn, tướng tất cả đà la ni môn không, bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát  nhã ba la  mật đa?

Bạch thế tôn! Nếu không giải thoát môn, tướng không hiải thoát môn không; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, tướng vô tướng, vô nguyện giải thoát môn không, bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát nhã ba la mật đa?

Bạch thế tôn! Nếu năm nhãn, tướng năm nhãn không; sáu thầnn thông, tướng sáu thần thông không, bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát nhã ba la mật đa?

Bạch thế tôn! Nếu phật mười lực, tướng phật mười lực không; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại  xả, mười tám pháp phật  bất cộng,  tướ;ng bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp phật bất cộng không,  bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát nhã ba la mật đa?

Bạch thế tôn! Nếu pháp vô vong thất, tướng pháp vô vong thất không; tánh hằng trụ xả, tướng tánh hằng trụ xả không, bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát nhã ba la mật đa?

Bạch thế  tôn! Nếu nhất thiết trí, tướng nhất thiết trí không; đạo tướng trí, nhất thiết tướn gtrí, tướng đạo tướn gtrí, nhất thiết tướng trí không, bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát nhã ba la mật đa?

Bạch thế tôn! Nếu quả dự lưu, tướng quả dự lưu không;  quả nhất lai, bất hoàn, a la hán, tướng quả nhất lai, bất hoàn, a la hán không, bồ  tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát nhã ba la mật đa?

Bạch thế tôn! Nếu độc giác  bồ đề, tướng độc giác  bồ đề không, bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát  nhã ba la mật đa?

Bạch thế tôn! Nếu tất cả hạnh bồ tát ma ha tát, tướng tất  cả hạnh  bồ tát ma ha tát không, bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát nhã ba la mật đa?

Bạh thế  tôn! Nếu chư phật vô thượng chánh đẳng bồ đề, tướng chư phật vô thượng chánh đẳng bồ đề không, bồ tát ma ha tát làm sao sẽ hành bát nhã ba la mật đa?

Phật nói: thiện hiện! Bồ tát ma ha tát đều vô sở hành là hành bát nhã ba la mật đa.

Cụ thọ thiện hiện thưa phật rằng:  bạch thế tôn! Duyên nào bồ tát ma ha tát đều vô sở hành là hành bát nhã ba la mật đa?

Phật nói: thiện hiện! Do bát nhã ba la mật đa đây chẳng khá được, bồ tát ma ha tát cũng chẳng khá được, hành cũng chẳng khá được. Nếu kẻ năng hành, nếu do đây hành, nếu chỗ sở  hành đều chẳng khá đưỡc. Vậy nên, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát đều  vô sở hành, là hành bát nhã ba la mật đa. vì ở trong ấy tất cả hý luận chẳng khá được vậy.

 

Cụ thọ thiện hiện thưa phật rằng: bạch thế  tôn! Nếu bồ tát ma ha tát đều vô sở hành là hành bát nhã ba la mật đa. bồ tát ma ha tát mới tu nghiệp làm  sao sẽ hành bát nhã ba la mật đa? phật nói: thiện hiện! Bồ tát ma ha tát từ so phát tâm nên đối  tất cả pháp thường học vô  sở đắc.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát này khi tu bố thí, đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên tu bố thí. Khi tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã, đem vô sỏ đắc mà làm  phương tiện  nên tu tịnh giới cho đến bát nhã.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát này khi trụ nội không, đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên  trụ nội không. Khi  trụ ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướong không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự  tánh không, đem  vô sở đắc mà làm pương tiện nên trụ ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi trụ chơn như,  đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên trụ chơn như. Khi trụ pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất  biến dị  tánh,  bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp  trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới, đem vô sở đắec mà làm phương tiện nên trụ pháp giới cho đến bất tư  nghì giới.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát này khi tu bốn niệm trụ, đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên tu  bốn niệm  trụ. Khi tu  bốn chánh đoạn, bốn thần  túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên tu bốn chánh đoạn ch ođến tám thánh đạo chi.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát này khi  trụ khổ thánh đế, đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên trụ khổ thánh đế. Khi trụ tập diệt đạo thánh đế, đem  vô sở đắc mà làm phương tiện nên trụ tập diệt đạo thánh đế.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát này khi tu bốn tĩnh lự, đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên tu bốn tĩnh lự. Khi tu bốn  vô lượng, ốn vô sắc định, đem vô sở đắc mà làm phương tiện  nên tu bốn vô lượng, bốn vô sắc định.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát này khi tu không giải thoát môn, đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên tu không giải  thoát môn. Khi tu vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên tu  vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát này khi tu tám giải thoát, đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên tu tám giải thoát. Khi tu tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ, đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên tu tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát này khi tu tam ma địa môn, đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên tu tam ma địa môn. Khi tu đà la  ni môn, đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên tu đà la ni môn.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát này khi tu năm nhãn, đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên tu năm nhãn. Khi tu sáu thần thông, đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên tu sáu thần thông.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát này khi tu phật mười lực, đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên tu phật mười lực. Khi tu bốn vô sở úy, bốn vô ngãi giải, đại từ, đãi bi, đãi hỷ, đại xả, mười tám pháp phật bất cộng, đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên tu bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp phật bất cộng.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát này khi tu pháp vô vong thất, đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên tu pháp vô vong thất. Kh itu tánh hằng trụ xả, đem  vô sở đắc mà làm phương tiện nên tu tánh hằng trụ xả.

Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát này khi tu nhất thiết trí, đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên tu nhất thei61t trí. Khi tu đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, đem vô dở đắc mà làm phương tiện nên tu đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

 

Cụ thọ thiện hiện thưa phật rằng:  bạch thế tôn! Sao gọi là hữu sở đắc? Sao gọi là vô sở đắc? Phật nói: thiện hiện! Các có hai ấy gọi hữu sở đắc, các không hai ấy gọi vô sở đắc.

Bạch thế  tôn! Gì là gọi có hai? Gì là gọi không hai? Thiện hiện! Các nhãn, các sắc là hai. Các nhĩ, các thanh là hai. Các tỷ, các hương là hai. Các thiệt, các cị là  hai. Các thân, các xúc là hai. Các ý, các pháp la hai.  Hữu sắc là hai. Hữu kiến, vô kiến là hai.  Hữu đối, vô đối là hai. Hữu lậu, vô lậu là hai. Hữu vi, vô vi là hai. Thế gian, xuất thế gian là hai. Sinh tử, niết bàn là hai. Pháp dị sanh, di sanh là hai. Pháp dự lưu, dự lưu là hai. Pháp nhất lai, nhất lai là hai. Pháp bất hoàn, bất hoàn là  hai. Pháp a la hán, a la hán là hai. Ðộc giác  bồ đề, độc giác là hai. Hạnh bồ tát ma ha tát, bồ tát ma ha tát là hai. Chư  phật vô thượng chánh đẳng bồ đề, chư phật là  hai. Như vậy, tất cả có hý luận ấy đều gọi có hai.

Thiện hiện! Phi nhãn, phi sắc là không hai. Phi nhĩ, phi thanh là không hai. Phi tỷ, phi hương là không hai. Phi thiệt, phi vị là không hia. Phi thân, phi xúc là không hai. Phi ý, phi pháp là không hai. Phi hữu sắc, phi vô sắc là không hai. Phi hữu kiến, phi vô kiến là không hai. Phi hữu đối, phi vô đối là không hai. Phi hữu lậu, phi vô lâïu làkhông hai. Phi hữu vi, phi vô vi là không hai. Phi thế gian, phi xuất thế gian là không hai. Phi sanh tử, phi niết bàn là không hai. Phi pháp dị sanh, phi dị sanh là không hai. Phi pháp dự lưu, phi dự lưu là không hai. Phi pháp nhất lai, phi nhất lai là không hai. Phi pháp bất hoàn, phi bất hoàn là không hai. Phi pháp a la hán, phi a la hán là không hai. Phi độc giác bồ đề, phi độc giác là không hai. Phi hạnh bồ tát ma ha tát, phi bồ tát ma ha tát là không hai. Phi chư phật vô tượng chánh đẳng bồ đề, phi chư phật là không hai. Như vậy, tất cả lìa hý luận ấy đều gọi không hai.

 

Cụ thọ thiện hiện thưa phật rằng: bạch thế tôn! Vì do hữu sở đắc nên vô sở đắc, hây do vô sở đắc nên vô sở đắc? Phật nói: thiện hiện! Chẳng phải do hữu sở đắc nên vô sở đắc, cũng chẳng phải do vô sở đắc nên vô sở đắc. Nhưng hữu sở đắc, vô sở đắc tánh bình đẳng đấy gọi vô sở đắc. Như vậy, thiện hiện! Bồ tát ma ha tát đối trong tánh bình đẳng hữu sở đắc, vô sở đắc nên siêng tu học. Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi học như thế gọi học nghĩa vô sỏ đắc bát nhã ba la mật đa, lìa được các lầm lỗi.

Cụ thọ thiện hiện thưa phật rằng: bạch thế tôn! Nếu bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa chẳng mắc hữu sở đắc, chẳng mắc vô sở đắc. Bồ tát ma ha tát này tu hành bát nhã ba la mật đa làm sao từ một bậc đến một bậc lần lữa viên mãn. Neu không tư một bật đến một bậc lần lữa viên mãn làm sao sẽ được sở cầu vô thượng chánh đẳng bồ đề?

Phật nói: thiện hiện! Bồ tát ma ha tát khi hành bát nhã ba la mật đa chẳng trụ trong hũ sở đắc tu hành bát nhã ba la mật đa, năng từ một bậc đến một bậc lần lữa viên mãn chứng được vô thượng chánh đẳng bồ đề. Cũng chẳng trụ trong vô sở đắc tu hành bát nhã ba la mật đa, năng từ một bậc đến một bật lần lữa viên mãn chứng được vô thượng chánh đẳng bồ đề. Vì cớ sao? Thiện hiện! Vì bát nhã ba la mật đa vô sở đắc vậy, vì vô thượng chánh đẳng bồ đề vô sở đắc vậy, vì kẻ năng hành bát nhã ba la mật đa xứ hành, thời hành vô sở đắc vậy; vi pháp vô sở đắc đây cũng vô sở đắc vậy. Thiện hiện! Bồ tát ma ha tát cần nên như thế tu hành bát nhã ba la mật đa.

Cụ thọ thiện hiện thưa phật rằng: bạch thế tôn! Nếu bát nhã ba la mật đa chẳng khá được, kẻ năng hành bát nhã ba la mật đa, xứ hành, thời hành cũng chẳng khá được. Bồ tát ma ha tát làm sao khi tu hành bát nhã ba la mật đa, đối tất cả pháp tường vui quyết lựa: rằng đây là sắc, đây là thọ tưởng hành thức. Ðây là nhãn xứ, đây  là nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Ðây là nhãn sắc xứ, đây là thanh hương vị xúc pháp xứ. Ðây là nhãn giới, đây là nhĩ tỷ thiệt thân ý giới. đây là sắc giới, đây là thanh hương vị xúc pháp giới. đây là nhãn thức giới, đây là nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới. đây là nhãn xúc, đây là nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc. Ðây là nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, đây là nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Ðây là địa giới, đây là thủy hỏa phong không thức giới. đây là vvô minhp; đây là hành, thức, danh sắc, lực xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não. Ðây là bố thí ba la mật đa; đậy là tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã ba la mật đa.

Ðây là nội không; đây là ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Ðây là chơn như; đây là pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới.

Ðây là bốn niệm trụ; đây là bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Ðây là khổ thánh đế, đây là tập diệt đạo thánh đế. Ðây là bốn tĩnh lự; đây là bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Ðây là không giải thoát môn; đây là vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Ðây là tám giải thoát; đây là tam ma địa môn, đây là đà la ni môn. Ðây là năm căn năm nhãn, đây là sáu thần thông.

Ðây là phật mười lực; đây là bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp phật bất cộng. Ðây là pháp vô vong thất, đây là tánh hằng trụ xả. Ðây là nhất thiết trí; đây là đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Ðây là quả đữ lưu; đây là quả nhất lai, bất hoàn, a la hán. Ðây là độc giác bồ đề. Ðây là tất cả hạnh bồ tát ma ha tát. Ðây là chư phật vô thượng chánh đẳng bồ đề.

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 15

Quyển thứ: |  351 | 352 |  353 | 354 | 355

 356 |  357 | 358 | 359 | 360| 361| 362 | 363 | 364 | 365

366 | 367 | 368 | 369| 370| 371| 372 | 373 | 374 | 375

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Phong Lan Quảng Huệ
Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

chua thanh luong chuong 2 Ăn trong ánh sáng mờ ảo dễ bị mập phát thường phan Đừng làm vong nhân chờ xá sóng giã Trà Tạp bút Lề đời phát lÓ xin que dau nam này cÃƒÆ n Trẻ tinh khôn lớn lên sẽ ăn chay THICH vị çš KINH thân thể thi hóa qua điệp khúc 18 chữ tà la tuy hy Giá i tat thuong bat khinh chua hoang phap tp ho chi minh chua tu phuc tất cau chuyen truoc mieu quan am học chinh 5 loại thực phẩm giúp giải độc cho duc phat trong doi chua yen lac trung giao giáo Tuệ giáo dục ngôn Thói Lumbini mùa sếu về làm tổ hoc chu nhan tu tong thong lincoln di and cach thuc tung kinh tri chu niem phat nữ rÃ Æ mẠt ngu Bàn Hoà thượng Vĩnh Gia Ly the nao la su menh cua mot ngoi