Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 16

Quyển Thứ 379

Hội Thứ Nhất

Phẩm Pháp Nghĩa Không Tạp

Thứ 67 - 2

 

Bồ tát Ma ha tát đối địa giới không hành, không đắc, không nói, không chỉ: đối thủy hỏa phong không thức giới không hành, không đắc, không nói, không chỉ.Vì cớ sao? Tự tánh địa giới cho đến tự tánh thức giới đều chẳng khá hành đắc nói chỉ vậy.

Bồ tát Ma ha tát đối nhân duyên không hành, không đắc, không nói, không chỉ: đối đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên không hành, không đắc, không nói, không chỉ.Vì cớ sao? Tự tánh nhân duyên cho đến tự tánh tăng thượng duyên đều chẳng kháhành đắc nói chỉ vậy.

Bồ tát Ma ha tát đối vô minh không hành, không đắc, không nói, không chỉ: đối hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não không hành, không đắc, không nói, không chỉ, Vì cớ sao? Tự tánh vô minh cho đến tự tánh lão tử sầu thán khổ ưu não đều chẳng khá hành đắc nói chỉ vậy.

Bồ tát Ma ha tát đối bố thí Ba la mật đa không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa không hành, không đắc, không nói, không chỉ, Vì cớ sao? Tự tánh bố thí Ba la mật đa cho đến tự tánh bát nhã Ba la mật đa đều chẳng khá hành đắc nói chỉ vậy.

Bồ tát Ma ha tát đối nội không không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không, không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì cớ sao? Tự tánh nội không cho đến tự tánh vô tánh tự tánh không đều chẳng khá hành đắc nói chỉ vậy.

Bồ tát Ma ha tát đối bốn niệm trụ không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối bốn chánh đoạn, bốn thần túc, nam căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi đều không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì cớ sao? Tự tánh bốn niệm trụ cho đến tự tánh tám thánh đạo chi đều chẳng khá hành đắc nói chỉ vậy.

Bồ tát Ma ha tát đối không giải thoát môn không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối vô tướng, vô nguyên giải thoát môn không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì cớ sao? Tự tánh không giải thoát môn, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn đều chẳng khá hành đắc nói chỉ vậy.

Bồ tát Ma ha tát đối khổ thánh đế không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối tập diệt đạo thánh đế không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì cớ sao? Tự tánh khổ thánh đế cho đến tự tánh đạo thánh đế đều chẳng khá hành đắc nói chỉ vậy.

Bồ tát Ma ha tát đồi bốn tĩnh lự không hành, không đắc, không nói, không chỉ, đối bốn vô lượng, bốn vô sắc định không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì cớ sao? Tự tánh bốn tĩnh lự cho đến tự tánh bốn vô sắc định đều chẳng khá hành đắc nói chỉ vậy.

Bồ tát Ma ha tát đối tám giải thoát không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì cớ sao? Tự tánh tám giải thoát cho đến tự tánh mười biến xứ đều chẳng khá hành đắc nói chỉ vậy.

Bồ tát Ma ha tát đối tất cả tam ma địa môn không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối tất cả đà la ni môn không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì cớ sao? Tự tánh tất cả tam ma địa môn, tự tánh tất cả đà la ni môn đều chẳng khá hành đắc nói chỉ vậy.

Bồ tát Ma ha tát đối Cực hỷ địa không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì cớ sao? Tự tánh Cực hỷ địa cho đến tự tánh Pháp vân địa đều chẳng khá hành đắc nói chỉ vậy.

Bồ tát Ma ha tát đối năm nhãn không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối sáu thần thông không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì cớ sao? Tự tánh năm nhãn, sáu thần thông đều chẳng khá hành đắc nói chỉ vậy.

Bồ tát Ma ha tát đối Phật mười lực không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì cớ sao? Tự tánh Phật mười lực cho đến tự tánh mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng khá hành đắc nói chỉ vậy.

Bồ tát Ma ha tát đối pháp vô vong thất không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối tánh hằng trụ xả không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì cớ sao? Tự tánh pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả đều chẳng khá hành đắc nói chỉ vậy.

Bồ tát Ma ha tát đối nhất thiết trí không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì cớ sao? Tự tánh nhất thiết trí đều chẳng khá hành đắc nói chỉ vậy.

Bồ tát Ma ha tát đối quả Dự lưu không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì cớ sao? Tự tánh quả Dự lưu cho đến tự tánh Độc giác Bồ đề đều chẳng khá hành đắc nói chỉ vậy.

Bồ tát Ma ha tát đối tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì cớ sao? Tự tánh tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát , tự tánh chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đều chẳng khá hành đắc nói chỉ vậy.

Bồ tát Ma ha tát lấy như vậy thảy không hành, không đắc, không nói, không chỉ làm sở đắc, tức sở đắc nói tên ly sanh. Thiện Hiện! Đó là sanh và ly sanh của Bồ tát Ma ha tát.

Các Bồ tát Ma ha tát chứng vào ngôi Chánh tánh ly sanh rồi, viên mãn tất cả tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí. Bồ tát Ma ha tát này hãy chẳng theo thế lực của định sanh, huống là theo thế lực của phiền não tham thảy. Bồ tát Ma ha tát này nếu trụ trong đây gây tạo các nghiệp, do thế lực của nghiệp sanh bốn tĩnh lự trôi lăn trong các thú, không có lẽ ấy.

Bồ tát Ma ha tát này tuy trụ trong nhóm các hành như huyễn, như thật làm nhiều ích các hữu tình mà bất đắc huyễn, như thật làm nhiêu ích các hữu tình mà bất đắc huyễn và các hữu tình. Khi Bồ tát Ma ha tát đối việc vô sở đắc như thế thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, quay xe diệu pháp độ vô luợng chúng sanh. Như vậy, Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa mau năng viên mãn tĩnh lự Ba la mật đa. Do tĩnh lự Ba la mật đa đây mau viên mãn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, quay xe diệu pháp độ vô lượng chúng sanh. Xe pháp như thế, tên vô sở đắc, cũng có tên là không, vô tướng , vô nguyện. Năng làm nhiêu ích vô lượng hữu tình.

Lại nữa, Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, an trụ trong năm thủ uẩn như mộng, như vang, như bóng sáng, như ánh nắng, như huyễn sự, như thành quách tầm hương, như việc biến hóa, viên mãn Bát nhã Ba la mật đa. Bồ tát Ma ha tát này như thật biết rõ tất cả các pháp đều như mộng, như vang, như tượng, như bóng sáng, như ánh nắng, như huyễn sự, như thành quách tầm hương, như việc biến hóa rồi, mới năng viên mãn vô tướng Bát nhã Ba la mật đa.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa với Phật rằng: Bạch Thế Tôn! sao là Bồ tát Ma ha tát như thật biết rõ tất cả pháp đều như mộng, như vang, như tượng, như bóng sáng, như ánh nắng, như huyễn sự, như thành quách tầm hương, như việc biến hóa?

Phật nói: Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng thấy mộng, chẳng thấy kẻ mộng. Chẳng nghe vang, chẳng thấy kẻ nghe vang. Chẳng thấy tượng, chẳng thấy kẻ thấy tượng. Chẳng thấy bóng sáng, chẳng thấy kẻ bóng sáng. Chẳng thấy ánh nắng, chẳng thấy kẻ thấy ánh nắng. Chẳng thấy huyễn sự, chẳng thấy kẻ thấy huyễn sự. Chẳng thấy thành tầmhương, chẳng thấy kẻ thấy thành tầmhương. Chẳng thấy việc biến hóa, chẳng thấy kẻ thấy việc biến hóa. Vì cớ sao? Mộng, kẻ thấy mộng; vang, kẻ thấy vang; tượng, kẻ thấy tượng; bóng sáng, kẻ thấy bóng sáng; ánh nắng, kẻ thấy ánh nắng; huyễn sự, kẻ thấy huyễn sự; thành tầm hương, kẻ thấy thành tầm hương; việc biến hóa, kẻ thấy việc biến hóa đều là của ngu phu, dị sanh điên đảo chấp trước vậy. Các A la hán, Độc giác, Bồ tát và các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều chẳng thấy mộng, cũng chẳng thấy kẻ thấy mộng. Đều chẳng nghe vang, cũng chẳng thấy kẻ nghe vang. Đều chẳng thấy tượng, cũng chẳng thấy kẻ thấy tượng. Đều chẳng thấy bóng sáng, cũng chẳng thấy kẻ thấy bóng sáng. Đều chẳng thấy ánh nắng, cũng chẳng thấy kẻ thấy ánh nắng. Đều chẳng thấy huyễn sự, cũng chẳng thấy kẻ thấy huyễn sự. Đều chẳng thấy thành tầmhương, cũng chẳng thấy kẻ thấy thành tầmhương. Đều chẳng thấy việc biến hóa, cũng chẳng thấy kẻ thấy việc biến hóa. Vì cớ sao? Vì tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh, chẳng thành, chẳng thật, vô tướng, vô vi, chẳng thật có tánh cùng ngang Niết bàn. Nếu tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh, chẳng thành, chẳng thật, vô tướng, vô vi, chẳng thật có tánh cùng ngang Niết bàn, làm sao Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa đối với tất cả pháp khởi tướng có tánh, tưởng thành, tưởng thật, tưởng có tưởng, có vi, có thật tánh, tưởng chẳng tịch diệt. Nếu khởi tưởng này không có lẽ ấy. Vì cớ sao? Nếu đối tất cả pháp có chút tự tánh có thành, có thật, có tướng, có vi, có thật tánh, chẳng tịch diệt mà khá đặng ấy, thời sở tu hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu lẽ chẳng phải Bát nhã Ba la mật đa .

Như vậy, Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu mới chẳng trước sắc, chẳng trước thọ tưởng hành thức. Chẳng trước nhãn xứ, chẳng trước nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Chẳng trước sắc xứ, chẳng trước thanh hương vị xúc pháp xứ. Chẳng trước nhãn giới, chẳng trước nhĩ tỷ thiệt thân ý giới. Chẳng trước sắc giới, chẳng trước thanh hương vị xúc pháp giới. Chẳng trước nhãn thức giới, chẳng trước nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới. Chẳng trước nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, chẳng trước nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Chẳng trước địa giới, chẳng trước thủy hỏa phong không thức giới. Chẳng trước nhân duyên; chẳng trước đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên, chẳng trước theo duyên sanh ra các pháp. Chẳng trước vô minh; chẳng trước hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não. Chẳng trước cõi Dục, chẳng trước cõi Sắc, chẳng trước cõi Vô sắc. Chẳng trước bốn tĩnh lự, chẳng trước bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Chẳng trước bốn niệm trụ; chẳng trước bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Chẳng trước không giải thoát môn; chẳng trước vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Chẳng trước khổ thánh đế, chẳng trước tập diệt đạo thánh đế. Chẳng trước bố thí Ba la mật đa; chẳng trước tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Chẳng trước nội không; chẳng trước ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không, Chẳng trước chơn như; chẳng trước pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Chẳng trước tám giải thoát; chẳng trước tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Chẳng trước tất cả tam ma địa môn, chẳng trước tất cả đà la ni môn. Chẳng trước Cực hỷ địa; chẳng trước Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa. Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa. Chẳng trước năm nhãn, chẳng trước sáu thần thông. Chẳng trước Phật mười lực; chẳng trước bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Chẳng trước pháp vô vong thất, chẳng trước tánh hằng trụ xả. Chẳng trước nhất thiết trí; chẳng trước tánh hằng trụ xả. Chẳng trước nhất thiết trí; chẳng trước đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Chẳng trước quả Dự lưu; chẳng trước quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán. Chẳng trước Độc giác Bồ đề. Chẳng trước tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát . Chẳng trước chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Khi Bồ tát Ma ha tát này tu hành Bát nhã Ba la mật đa, do chẳng chấp trước nên năng viên mãn sơ địa mà ở trong ấy chẳng sanh tham trước. Vì cớ sao? Bồ tát Ma ha tát này bất đắc sơ địa, làm sao trong ấy mà khởi tham trước. Do chằng tham trước nên năng viên mãn nhị địa, tam địa, tứ địa, ngũ địa, lục địa, thất địa, bát địa, cửu địa, thập địa, mà ở trong ấy chẳng sanh tham trước. Vì cớ sao? Bồ tát Ma ha tát này bất đắc đệ nhị địa cho đến thập địa, làm sao trong ấy mà khởi tham trước? Bồ tát Ma ha tát này tuy tu hành Bát nhã Ba la mật đa mà chẳng được Bát nhã Ba la mật đa. Do chẳng được Bát nhã Ba la mật đa nên chẳng được tất cả pháp. Tuy quán Bát nhã Ba la mật đa mật đa nhiếp tất cả pháp mà đối pháp này đều vô sở đắc. Vì cớ sao? các pháp như thế cùng Bát nhã Ba la mật đa không hai không riêng. Sở dĩ vì sao? Vì tánh tất cả pháp chẳng khá phân biệt nói là chơn như; nói là pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Vì nghĩa pháp không lẫn tạp không sai khác vậy.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu tánh tất cả pháp đều không lẫn tạp, không sai khác ấy, làm sao nói là thiện nói là phi thiện, là hữu lậu là vô lậu, là thế gian là xuất thế gian, là hữu vi là vô vi, vô lượng pháp môn như thế thảy.

Phật bảo: Thiện Hiện! Với ý ngươi hiểu sao? Trong thật tánh tất cả pháp, có pháp nào khá, nói là thiện là phi thiện, là hữu lậu là vô lậu, là thế gian là xuất thế gian, là hữu vi là vô vi? Như vậy cho đến là quả Dự lưu, là quả Nhất lai, là quả Bất hoàn, là quả A la hán, là Độc giác Bồ đề, là các hạnh Bồ tát Ma ha tát , là chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng có vậy. Bạch Thiện Thệ! Chẳng có vậy.

Phật nói: Thiện Hiện! Do nhân duyên đây, nên biết tất cả pháp không hỗn tạp, không sai khác, không tướng, không sanh, không diệt, không ngoại, không nội, không ngại, không nói.

Thiện Hiện! Phải biết thuở xưa tam ma địa tu hành đạo Bồ tát, đối tụ tánh các pháp đều vô sở đắc. Nghĩa là hoặc đó là sắc, hoặc đó là thọ tưởng hành thức. Hoặc nhãn xứ, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Hoặc sắc xứ, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Hoặc sắc xứ, hoặc thanh hương vị xúc pháp xứ. Hoặc nhãn giới, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý giới. Hoặc sắc giới, hoặc thanh hương vị xúc pháp giới. Hoặc nhãn thức giới, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới. Hoặc nhãn xúc, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc . Hoặc nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Hoặc địa giới, hoặc thủy hỏa phong không thức giới. Hoặc nhân duyên, hoặc đẳng vô gián duyên, hoặc sở duyên duyên, hoặc tăng thượng duyên, hoặc theo duyên duyên, hoặc tăng thượng duyên, hoặc theo duyên sanh ra các pháp. Hoặc vô minh; hoặc hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não. Hoặc Dục giới, hoặc Sắc giới, Vô sắc giới. Hoặc thiện hoặc phi thiện, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc hữu vi hoặc vô vi. Như vậy cho đến hoặc quả Dự lưu; hoặc quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề. Hoặc các hạnh Bồ tát Ma ha tát, hoặc pháp Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Đối tự tánh các pháp như thế thảy đều vô sở đắc.

Như vậy, Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa, từ sơ phát tâm cho đến ngồi tòa Bồ đề, sắp chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường nên khéo biết tự tánh các pháp. Nếu năng khéo biết tự tánh các pháp, thời năng khéo tinh đạo đại Bồ đề. Cũng năng viên mãn các hạnh Bồ tát, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật. An trụ pháp này mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, quay xe diệu pháp, đem pháp Tam thừa phương tiện điều phục các loại hữu tình, khiến đối ba cõi mau được giải thoát. Như vậy, Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát đem vô sở đắc làm phương tiện, cần học Bát nhã Ba la mật đa mau năng viên mãn tất cả Phật pháp.

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 16

Quyển thứ:  |  376| 377| 378| 379| 380

 381| 382 | 383| 384| 385|  386| 387| 388| 389| 390  

391|  392| 393| 394| 395| 396| 397|  398| 399| 400

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Bích Ty - Phi Uyên
Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Tỷ Tứ Tôi đi chùa Chùa Thơ ô ï¾ï½ nguồn tin Sữa gat cÒn trong truyện đuổi thứ chọn hoàng cái potala thu tinh than trach nhiem thoat phÃp triết tang giao chÙa cÓn Nghe dấu chân chợ tết ban nhe đại bắc tinh than bo tat thich quang duc con mai trong PhÃÆp hiểu ngoáºi Những điều chưa biết về đậu phụ tu nhiep phap voi su nghiep hoang phap hien nay tue trung thuong si hien than cua duy ma cat va biển thánh chương vii tình trạng phật giáo việt đúng Cách giảm nhức đầu hiệu quả phong ho nho quan niem chùa chuông phố hiến em vẫn đến và đi bình an giữa cuộc đời Phật giáo gieo duyên phật pháp cho con LuẠn chùa xá lợi trăng vẫn yên bình chung ta dang tho vi so to phat giao