Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 16 

Quyển Thứ 385

Hội Thứ Nhất

Phẩm Các Pháp Bình Đẳng
Thứ 69 - 3

 

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa năng học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã, phương tiện thiện xảo, diệu nguyện, lực, trí Ba la mật đa? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa như thật biết bố thí Ba la mật đa vô tăng vô giảm, vô nhiễm vô tịnh, vô tự tánh chẳng khá được mà năng tu tập. Như thật biết tịnh giới cho đến trí Ba la mật đa vô tăng vô giảm, vô nhiễm vô tịnh, vô tự tánh chẳng khá được mà năng tu tập. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa năng học bố thí cho đến trí Bát nhã Ba la mật đa la mật đa.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa năng học Cực hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa như thật biết Cực hỷ địa vô tăng vô giảm, vô nhiễm vô tịnh, vô tự tánh chẳng khá được mà năng tu tập. Như thật biết Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa vô tăng vô giảm, vô nhiễm vô tịnh, vô tự tánh chẳng khá được mà năng tu tập. Thiện Hiện! Như vậy là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa năng học Cực hỷ địa cho đến pháp vân địa.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa năng học bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lưc, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa như thật biết bốn niệm trụ vô tăng vô giảm, vô nhiễm vô tịnh, vô tự tánh chẳng khá được mà năng tu tập. Như thật biết bốn chánh đoạn cho dến tám thánh đạo chi vô tăng vô giảm, vô nhiễm vô tịnh, vô tự tánh chẳng khá được mà năng tu tập. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa năng học bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa năng học bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, như thật biết bốn tĩnh lự vô tăng vô giảm, vô nhiễm vô tịnh, vô tự tánh chẳng khá được mà năng tu tập. Như thật biết bốn vô lượng bốn vô sắc định vô tăng vô giảm, vô nhiễm vô tịnh, vô tự tánh chẳng khá được mà năng tu tập. Thiện Hiện! Dấy là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa năng học bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa năng học tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa như thật biết tám giải thoát vô tăng vô giảm, vô nhiễm vô tịnh, vô tự tánh chẳng khá được mà năng tu tập. Như thật biết tám thắng xứ, chín thứ đệ, mười biến xứ vô tăng vô giảm, vô nhiễm vô tịnh, vô tự tánh chẳng khá được mà năng tu tập. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa năng học tám giải thoát cho đến mười biến xứ.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa với Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa năng học tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa như thật biết tất cả đà la ni môn vô tăng vô giảm, vô nhiễm vô tịnh, vô tự tánh chẳng khá được mà năng tu tập. Như thật biết tất cả tam ma địa môn vô tăng vô giảm, vô nhiễm vô tịnh, vô tự tánh chẳng khá được mà năng tu tập. Thiện Hiện! Đó là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa năng học tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa năng học năm nhãn, sáu thần thông? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa như thật biết năm nhãn vô tăng vô giảm, vô nhiễm vô tịnh, vô tự tánh chẳng khá được mà năng tu tập. Như thật biết sáu thần thông vô tăng vô giảm, vô nhiễm vô tịnh, vô tự tánh chẳng khá được mà năng tu tập. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa năng học năm nhãn, sáu thần thông.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa năng học Như Lai mười lực, bốn vô sở uý, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất cộng? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa như thật biết Như Lai mười lực vô tăng vô giảm, vô nhiễm vô tịnh, vô tự tánh chẳng khá được mà năng tu tập. Như thật biết bốn vô sở uý, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất cộng vô tăng vô giảm, vô nhiễm vô tịnh, vô tự tánh chẳng khá được mà năng tu tập. Thiện Hiện! Như vậy là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa năng học Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa năng học đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa như thật biết đại từ vô tăng vô giảm, vô nhiễm vô tịnh, vô tự tánh chẳng khá được mà năng tu tập. Như thật biết đại bi, đại hỷ, đại xả vô tăng vô giảm, vô nhiễm vô tịnh, vô tự tánh chẳng khá được mà năng tu tập. Thiện Hiện! Đầy là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa năng học đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa năng học pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa như thật biết pháp vô vong thất vô tăng vô giảm, vô nhiễm vô tịnh, vô tự tánh chẳng khá được mà năng tu tập. Như thật biết tánh hằng trụ xả vô tăng vô giảm, vô nhiễm vô tịnh, vô tự tánh chẳng khá được mà năng tu tập. Thiện Hiện! Đấy gọi là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa năng học pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa năng học nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa như thật biết nhất thiết trí vô tăng vô giảm, vô nhiễm vô tịnh, vô tự tánh chẳng khá được mà năng tu tập. Như thật biết đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vô tăng vô giảm, vô nhiễm vô tịnh, vô tự tánh chẳng khá được mà năng tu tập. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa năng học nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa năng học thàmh thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa như thật biết thành thục hữu tình vô tăng vô giảm, vô nhiễm vô tịnh, vô tự tánh chẳng khá được mà năng tu tập. Như thật biết ngiêm tịnh cõi Phật vô tăng vô giảm, vô nhiễm vô tịnh, vô tự tánh chẳng khá được mà năng tu tập. Thiện Hiện! Dấy là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa năng học thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Sao là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa năng học các Phật pháp vô lượng vô biên? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa như thật biết các Phật pháp vô lượng vô biên, vô tăng vô giảm, vô nhiễm vô tịnh, vô tự tánh chẳng khá được mà năng tu tập. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa năng học các Phật pháp vô lượng vô biên.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, như thật biết rõ năm uẩn pháp thảy lần lữa sai khác, đâu chẳng đem sắc uẩn hoại pháp giới? Cũng đem thọ tưởng hành thức uẩn hoại pháp giới ư? Vì sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Đâu chẳng đem nhãn xứ hoại pháp giới, cũng đem nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Đâu chẳng đem sắc xứ hoại pháp giới, cũng đem thanh hương vị xúc pháp xứ hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Đâu chẳng đem nhãn giới hoại pháp giới, cũng đem sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy. Đâu chẳng đem nhĩ giới hoại pháp giới; cũng đem thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Đâu chẳng đem tỷ giới hoại pháp giới; cũng đem hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Đâu chẳng đem thiệt giới hoại pháp giới; cũng đem vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Đâu chẳng đem thân giới hoại pháp giới; cũng đem xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Đâu chẳng đem ý giới hoại pháp giới; cũng đem pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy. Đâu chẳng đem địa giới hoại pháp giới; cũng đem thủy hỏa phong không thức giới hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Đâu chẳng đem khổ thánh đế hoại pháp giới; cũng đem tập diệt đạo thánh đế hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Đâu chẳng đem nhân duyên hoại pháp giới; cũng đem đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy. Đâu chẳng đem các pháp theo duyên sanh ra hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Đâu chẳng đem vô minh hoại pháp giới; cũng đem hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử sầu thán khổ ưu não. Hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Đâu chẳng đem nội không hoại pháp giới; cũng đem ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Đâu chẳng đem chơn như hoại pháp giới; cũng đem pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Đâu chẳng đem bố thí Ba la mật đa hoại pháp giới; cũng đem tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã, phương tiện thiện xảo, diệu nguyện, lực, trí Ba la mật đa hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Đâu chẳng đem Cực hỷ địa hoại pháp giới; cũng đem Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Đâu chẳng đem bốn niệm trụ hoại pháp giới; cũng đem bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lưc, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Đâu chẳng đem bốn tĩnh lự hoại pháp giới; cũng đem bốn vô lượng, bốn vô sắc định hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Đâu chẳng đem tám giải thoát hoại pháp giới; cũng đem tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Đâu chẳng đem tất cả đà la ni môn hoại pháp giới; cũng đem tất cả tam ma địa môn hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Đâu chẳng đem không giải thoát môn hoại pháp giới; cũng đem vô tướng, vô nguyện giải thoát môn hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Đâu chẳng đem năm nhãn hoại pháp giới; cũng đem sáu thần thông hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Đâu chẳng đem Như Lai Ứng mười lực hoại pháp giới; cũng đem bốn vô sở uý, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất cộng hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy. Đâu chẳng đem đại từ hoại pháp giới; cũng đem đại bi, đại hỷ, đại xả hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Đâu chẳng đem pháp vô vong thất hoại pháp giới, cũng đem tánh hằng trụ xả hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Đâu chẳng đem nhất thiết trí hoại pháp giới; cũng đem đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Đâu chẳng đem nghiêm tịnh cõi Phật hoại pháp giới, cũng đem thành thục hữu tình hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Đâu chẳng đem các Phật pháp khác vô lượng vô biên hoại pháp giới? Vì cớ sao? Vì pháp giới không hai không sai khác vậy.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu lìa pháp giới khá được các pháp nên nói pháp kia hoại pháp giới. Nhưng lìa pháp giới không pháp khá được, nên không có pháp năng hoại pháp giới. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các Bồ tát Ma ha tát, Độc giác, Thanh văn biết lìa pháp giới không pháp khá được. Đã biết lìa pháp giới không có pháp nên cũng chẳng vì người thi thiết tuyên nói. Vậy nên, pháp giới không ai phá hoại được. Như vậy, Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nên học pháp giới không hai không sai khác, tướng chẳng thể hoại.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn học pháp giới phải học ở đâu? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn học pháp giới phải học nơi tất cả pháp. Vì sao? Thiện Hiện! Vì tất cả pháp đều vào pháp giới vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên nào nói tất cả pháp đều vào pháp giới? Phật bảo: Thiện Hiện! Như Lai ra đời, hoạc chẳng ra đời, lẽ vậy tất cả pháp đều vào pháp giớitướng không sai khác, chẳng bởi Phật nói mới có. Vì sao? Thiện Hiện! Tất cả pháp thiện hoặc pháp phi thiện, hoặc pháp hữu ký hoặc pháp vô ký, hoặc pháp hữu lậu hoặc pháp vô lậu, hoặc pháp thế gian hoặc pháp xuất thế gian, hoặc pháp hữu vi hoặc pháp vô vi, không pháp nàochẳng đều vào vô tướng, vô vi tánh không pháp giới. Vậy nên, Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa muốn học pháp giới, phải học tất cả pháp. Nếu học tất cả pháp tức học pháp giới.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều vào pháp giới không hai không sai khác, Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học Bát nhã Ba la mật đa, cũng học tĩnh lự, tịnh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa?

Bồ tát Ma ha tát làm sao cũng học sơ tĩnh lự, cũng học tĩnh lự thứ hai, thứ ba và thứ tư? Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học từ vô lượng, cũng học bi hỷ xả vô lượng. Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học định không vô biên xứ; cũng học định thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ?

Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học bốn niệm trụ; cũng học bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lưc, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi? Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học không giải thoát môn; cũng học vô tướng, vô nguyện giải thoát môn? Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học tám giải thoát; cũng học tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ? Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học tất cả đà la ni môn, cũng học tất cả tam ma địa môn?

Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học nội không; cũng học ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không?

Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học chơn như, cũng học pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới? Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học khổ thánh đế, cũng học tập diệt đạo thánh đế?

Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học năm nhãn, cũng học sáu thần thông? Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học Phật mười lực; cũng học bốn vô sở uý, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất cộng? Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học đại từ; cũng học đại bi, đại hỷ, đại xả? Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học pháp vô vong thất, cũng học tánh hằng trụ xả? Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học nhất thiết trí; cũng học đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí?

Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học ba mươi hai tướng đại sĩ, cũng học tám mươi tùy hảo? Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học sanh đại tộc Sát đế lợi, đại tộc Bà la môn, đại tộc trưởng giả, đại tộc cư sĩ?

Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học sanh trời Bốn đại vương, trời Ba mươi, trời Dạ ma, trời Đổ sử đa, trời Lạc biến hoá, trời Tha hoá tự tại? Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học sanh trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Phạm hội, trời Đại phạm? Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học sanh trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh? Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học sanh trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời biến tịnh? Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học sanh trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả? Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học pháp sanh trời Vô tưởng hữu tình mà chẳng vui sanh kia? Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học pháp sanh trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh mà chẳng vui sanh kia? Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học pháp sanh trời Không vô biên xứ, trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà chẳng vui sanh kia?

Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học sơ phát tâm Bồ đề? Cũng học phát tâm Bồ đề thứ hai, thứ ba, thứ tư cho đến thứ mười? Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học Bồ tát sơ địa, cũng học Bồ tát nhị địa cho đến đệ thập địa?

Bồ tát Ma ha tát Thanh văn địa mà chẳng tác chứng, cũng học Độc giác địa mà chẳng tác chứng? Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học Bồ tát chánh tánh ly sanh? Cũng học thành thục hữu tình nghiêm tịnh cõi Phật? Bồ tát Ma ha tát làm sao phải học Đà la ni ngại biện, cũng học đạo Bồ tát Ma ha tát, Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề? Học như thế rồi, mới được Nhất thiết trí trí, biết tất cả pháp, tất cả chủng tường.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong pháp giới có các thứ phân biệt như thế thảy. Bạch Thế Tôn! Hầu không có Bồ tát do phân biệt đấy hành nơi điên đảo, trong không hý luận khởi các hý luận. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Trong chơn pháp giới trọn không có phân biệt hý luận vậy.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải sắc, cũng chẳng phải lìa sắc; pháp giới chẳng phải thọ tưởng hành thức, cũng chẳng phải lìa thọ tưởng hành thức. Pháp giới tức sắc, sắc tức pháp giới; pháp giới tức thọ tưởng hành thức, thọ tưởng hành thức tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải nhãn xứ, cũng chẳng phải lìa nhãn xứ; pháp giới chẳng phải nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, cũng chẳng lìa nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Pháp giới tức nhãn xứ, nhãn xứ tức pháp giới; pháp giới tức nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, nhĩ tỷ thiệt thân ý tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải sắc xứ, cũng chẳng phải lìa sắc xứ; pháp giới chẳng phải thanh hương vị xúc pháp xứ, cũng chẳng lìa thanh hương vị xúc pháp xứ. pháp giới tức sắc xứ, sắc xứ tức pháp giới; pháp giới tức thanh hương vị xúc pháp xứ, thanh hương vị xúc pháp xứ tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải nhãn giới, cũng chẳng lìa nhãn giới; pháp giới chẳng phải nhĩ tỷ thiệt thân ý giới, cũng chẳng phải lìa nhĩ tỷ thiệt thân ý giới. pháp giới tức nhãn giới, nhãn giới tức pháp giới; pháp giới tức nhĩ tỷ thiệt thân ý giới, nhĩ tỷ thiệt thân ý giới tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải sắc giới, cũng chẳng lìa sắc giới; pháp giới chẳng phải thanh hương vị xúc pháp giới, cũng chẳng lìa thanh hương vị xúc pháp giới. Pháp giới tức sắc giới, sắc giới tức pháp giới; pháp giới tức thanh hương vị xúc pháp giới, thanh hương vị xúc pháp tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải nhãn thức giới, cũng chẳng lìa nhãn thức giới; pháp giới chẳng phải nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới, cũng chẳng lìa nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới. pháp giới tức nhãn thức giới, nhãn thức giới tức pháp giới; pháp giới tức nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới, nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải nhãn xúc, cũng chẳng lìa nhãn xúc; pháp giới chẳng phải nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc, cũng chẳng lìa nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc. Pháp giới tức nhãn xúc, nhãn xúc tức pháp giới; pháp giới tức nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, cũng chẳng lìa nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ; pháp giới chẳng phải nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, cũng chẳng lìa nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Pháp giới tức nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tức pháp giới; pháp giới tức nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải địa giới, cũng chẳng lìa địa giới; pháp giới chẳng phải thủy hỏa phong không thức giới,cũng chẳng lìa thủy hỏa phong không thức giới. pháp giới tức địa giới, địa giới tức pháp giới; pháp giới tức thủy hỏa phong không thức giới, thủy hỏa phong không thức giới tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải nhâ duyên, cũng chẳng lìa nhân duyên; pháp giới chẳng phải đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên, cũng chẳng lìa đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên. Pháp giới tức nhân duyên, nhân duyên tức pháp giới; pháp giới tức đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải các pháp theo duyên sanh ra, cũng chẳng lìa các pháp theo duyên sanh ra. Pháp giới tức là các pháp theo duyên sanh ra, các pháp theo duyên sanh ra tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải vô minh, cũng chẳng lìa vô minh; pháp giới chẳng phải hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử sầu thán khổ ưu não, cũng chẳng lìa hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não. Pháp giới tức vô minh, vô minh tức pháp giới; pháp giới tức hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não, hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải bố thí Ba la mật đa, cũng chẳng lìa bố thí Ba la mật đa; pháp giới chẳng phải tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa, cũng chẳng lìa tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa. Pháp giới tức bố thí Ba la mật đa, bố thí Ba la mật đa tức pháp giới; pháp giới tức tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa, tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải bốn tĩnh lự, cũng chẳng lìa bốn tĩnh lự; pháp giới chẳng phải bốn vô lượng, bốn vô sắc định, cũng chẳng lìa bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Pháp giới tức bốn tĩnh lự, bốn tĩnh lự tức pháp giới; pháp giới tức bốn vô lượng, bốn vô sắc định, bốn vô lượng, bốn vô sắc định tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải bốn niệm trụ, cũng chẳng lìa bốn niệm trụ; pháp giới chẳng phải bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lưc, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, cũng chẳng lìa bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi. Pháp giới tức bốn niệm trụ, bốn niệm trụ tức pháp giới; pháp giới tức bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi, bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải không giải thoát môn, cũng chẳng lìa không giải thoát môn; pháp giới chẳng phải vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, cũng chẳng lìa vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Pháp giới tức không giải thoát môn, không giải thoát môn tức pháp giới; pháp giới tức vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải nội không, cũng chẳng lìa nội không. Pháp giới chẳng phải ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không, cũng chẳng lìa ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không. Pháp giới tức nội không, nội không tức pháp giới; pháp giới tức ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không, ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải khổ thánh đế, cũng chẳng lìa khổ thánh đế; pháp giới chẳng phải tập diệt đạo thánh đế, cũng chẳng lìa tập diệt đạo thánh đế. Pháp giới tức khổ thánh đế, khổ thánh đế tức pháp giới; pháp giới tức tập diệt đạo thánh đế , tập diệt đạo thánh đế tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải tám giải thoát, cũng chẳng lìa tám giải thoát; pháp giới chẳng phải tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ, cũng chẳng lìa tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. pháp giới tức tám giải thoát, tám giải thoát tức pháp giới; pháp giới tức tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải tất cả đà la ni môn, cũng chẳng lìa tất cả đà la ni môn; pháp giới chẳng phải tất cả tam ma địa môn, cũng chẳng lìa tất cả tam ma địa môn. Pháp giới tức tất cả đà la ni môn, tất cả đà la ni môn tức pháp giới; pháp giới tức tất cả tam ma địa môn, tất cả tam ma địa môn tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải Cực hỷ địa, cũng chẳng lìa Cực hỷ địa; pháp giới chẳng phải Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa, cũng chẳng lìa Ly cấu địacho đến Pháp vân địa. Pháp giới tức Cực hỷ địa, Cực hỷ địa tức pháp giới; pháp giới tức Ly cấu địacho đến Pháp vân địa, Ly cấu địacho đến Pháp vân địa tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải năm nhãn, cũng chẳng lìa năm nhãn; pháp giới chẳng phải sáu thần thông, cũng chẳng lìa sáu thần thông. Pháp giới tức năm nhãn, năm nhãn tức pháp giới; pháp giới tức sáu thần thông, sáu thần thông tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải Phật mười lực, cũng chẳng lìa Phật mười lực; pháp giới chẳng phải bốn vô sở uý, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất cộng, cũng chẳng lìa bốn vô sở uý cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Pháp giới tức Phật mười lực, Phật mười lực tức pháp giới; pháp giới tức bốn vô sở uý cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, bốn vô sở uý cho đến mười tám pháp Phật bất cộng tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải đại từ, cũng chẳng lìa đại từ; pháp giới chẳng phải đại bi, đại hỷ, đại xả, cũng chẳng lìa đại bi, đại hỷ, đại xả. Pháp giới tức đại từ, đại từ tức pháp giới; pháp giới tức đại bi, đại hỷ, đại xả, đại bi, đại hỷ, đại xả tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải pháp vô vong thất, cũng chẳng lìa pháp vô vong thất; pháp giới chẳng phải tánh hằng trụ xả, cũng chẳng lìa tánh hằng trụ xả. Pháp giới tức pháp vô vong thất, pháp vô vong thất tức pháp giới; pháp giới tức tánh hằng trụ xả, tánh hằng trụ xả tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải nhất thiết trí, cũng chẳng lìa nhất thiết trí; pháp giới chẳng phải đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, cũng chẳng lìa đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Pháp giới tức nhất thiết trí, nhất thiết trí tức pháp giới; pháp giới tức đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải ba mươi hai tướng đại sĩ, cũng chẳng lìa ba mươi hai tướng đại sĩ; pháp giới chẳng phải tám mươi tùy hảo, cũng chẳng lìa tám mươi tùy hảo. Pháp giới tức ba mươi hai tướng đại sĩ, ba mươi hai tướng đại sĩ tức pháp giới; pháp giới tức tám mươi tùy hảo, tám mươi tùy hảo tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải quả Dự lưu, cũng chẳng lìa quả Dự lưu; pháp giới chẳng phải Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đềଠcũng chẳng lìa Nhất lai cho đến Độc giác Bồ đề஠Pháp giới tức quả Dự lưu, quả Dự lưu tức pháp giới; pháp giới tức Nhất lai cho đến Độc giác Bồ đềଠNhất lai cho đến Độc giác Bồ đề࠴ức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, cũng chẳng lìa tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát; pháp giới chẳng phải chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chẳng lìa chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Pháp giới tức tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát tức pháp giới; pháp giới tức chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải pháp thế gian, cũng chẳng lìa pháp thế gian; pháp giới chẳng phải pháp xuất thế, cũng chẳng lìa pháp xuất thế. Pháp giới tức pháp thế gian, pháp thế gian tức pháp giới; pháp giới tức pháp xuất thế, pháp xuất thế tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải pháp hữu lậu, cũng chẳng lìa pháp hữu lậu; pháp giới chẳng phải pháp vô lậu, cũng chẳng lìa pháp vô lậu. Pháp giới tức pháp hữu lậu, pháp hữu lậu tức pháp giới, pháp giới tức pháp vô lậu, pháp vô lậu tức pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng phải pháp hữu vi, cũng chẳng lìa pháp hữu vi; pháp giới chẳng phải pháp vô vi, cũng chẳng lìa pháp vô vi. Pháp giới tức pháp hữu vi, pháp hữu vi tức pháp giới; pháp giới tức pháp vô vi, pháp vô vi tức pháp giới.

Phật bảo: Thiện Hiện! Sắc chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa sắc riêng có pháp giới; thọ tưởng hành thức chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa thọ tưởng hành thức riêng có pháp giới. Sắc tức pháp giới, pháp giới tức sắc; thọ tưởng hành thức tức pháp giới, pháp giới tức thọ tưởng hành thức.

Thiện Hiện! Nhãn xứ chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa nhãn xứ riêng có pháp giới; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ riêng có pháp giới. Nhãn xứ tức pháp giới, pháp giới tức nhãn xứ; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tức pháp giới, pháp giới tức nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ.

Thiện Hiện! Sắc xứ chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa sắc xứ riêng có pháp giới; thanh hương vị xúc pháp xứ chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa thanh hương vị xúc pháp xứ riêng có pháp giới. Sắc xứ tức pháp giới, pháp giới tức sắc xứ; thanh hương vị xúc pháp xứ tức pháp giới, pháp giới tức thanh hương vị xúc pháp xứ.

Thiện Hiện! Nhãn giới chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa nhãn giới riêng có pháp giới; nhĩ tỷ thiệt thân ý giới chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa nhĩ tỷ thiệt thân ý giới riêng có pháp giới. Nhãn giới tức pháp giới, pháp giới tức nhãn giới; nhĩ tỷ thiệt thân ý giới tức pháp giới, pháp giới tức nhĩ tỷ thiệt thân ý giới.

Thiện Hiện! Sắc giới chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa sắc giới riêng có pháp giới; thanh hương vị xúc pháp giới chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa thanh hương vị xúc pháp giới riêng có pháp giới. Sắc giới tức pháp giới, pháp giới tức sắc giới; thanh hương vị xúc pháp tức pháp giới, pháp giới tức thanh hương vị xúc pháp giới.

Thiện Hiện! Nhãn thức giới chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa nhãn thức giới riêng có pháp giới; nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới riêng có pháp giới. Nhãn thức giới tức pháp giới, pháp giới tức nhãn thức giới; nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới tức pháp giới, pháp giới tức nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới.

Thiện Hiện! Nhãn xúc chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa nhãn xúc riêng có pháp giới; nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc riêng có pháp giới. Nhãn xúc tức pháp giới, pháp giới tức nhãn xúc; nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc tức pháp giới, pháp giới tức nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc.

Thiện Hiện! Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ riêng có pháp giới; nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ riêng có pháp giới. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tức pháp giới, pháp giới tức nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ; nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tức pháp giới, pháp giới tức nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Thiện Hiện! Địa giới chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa địa giới riêng có pháp giới; thủy hỏa phong không thức giới chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa thủy hỏa phong không thức giới riêng có pháp giới. Địa giới tức pháp giới, pháp giới tức địa giới; thủy hỏa phong không thức giới tức pháp giới, pháp giới tức thủy hỏa phong không thức giới.

Thiện Hiện! Nhân duyên chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa nhân duyên riêng có pháp giới; đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên riêng có pháp giới. Nhân duyên tức pháp giới, pháp giới tức nhân duyên; đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên tức pháp giới, pháp giới tức đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên.

Thiện Hiện! Các pháp theo duyên sanh ra chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa các pháp theo duyên sanh ra riêng có pháp giới. Các pháp theo duyên sanh ra tức pháp giới, pháp giới tức các pháp theo duyên sanh ra.

Thiện Hiện! Vô minh chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa vô minh riêng có pháp giới; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử sầu thán khổ ưu não chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa hành cho đến sanh lão tử sầu thán khổ ưu não riêng có pháp giới. Vô minh tức pháp giới, pháp giới tức vô minh; hành cho đến sanh lão tử sầu thán khổ ưu não tức pháp giới, pháp giới tức hành cho đến sanh lão tử sầu thán khổ ưu não.

Thiện Hiện! Bố thí Ba la mật đa chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa bố thí Ba la mật đa riêng có pháp giới; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa tịnh giớicho đến bát nhã Ba la mật đa riêng có pháp giới. Bố thí Ba la mật đa tức pháp giới, pháp giới tức bố thí Ba la mật đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tức pháp giới, pháp giới tức tịnh giớicho đến bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Bốn tĩnh lự chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa bốn tĩnh lự riêng có pháp giới; bốn vô lượng, bốn vô sắc định chẳng phải pháp giới, cũng chẳng lìa bốn vô lượng, bốn vô sắc định riêng có pháp giới. Bốn tĩnh lự tức pháp giới, pháp giới tức bốn tĩnh lự; bốn vô lượng, bốn vô sắc định tức pháp giới, pháp giới tức bốn vô lượng, bốn vô sắc định.

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 16

Quyển thứ:  |  376| 377| 378| 379| 380

 381| 382 | 383| 384| 385|  386| 387| 388| 389| 390  

391|  392| 393| 394| 395| 396| 397|  398| 399| 400

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Bích Ty - Phi Uyên
Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Thủy sám Phát hoÃƒÆ Cảnh sống đơn giản nga re A DI DA lÃ Æ Chua Hoằng japan diem den mua thu lang man Tản Thưởng sen Ngủ quá ít hay quá nhiều đều không lich gap duoc 5 nguoi nay ban da vo cung may man roi rong bo tat hanh trong kinh vien giac cÙt GiÃƒÆ メス Mùa Xuân tôi ơi luoc トO Đau Cái Thêm hai món chay vào thực đơn nhà bạn Thích thiện Hoa lời và Phật giáo Chè bưởi mát lành thơ nặng tứ đệ 1 chiến thắng lòng ganh ghét và tánh vị chay bardo Blogger truyền Thừa cân béo phì tiềm ẩn nguy cơ bệnh phat ï½ bテケi 5 phut quan vo thuong moi ngay de cuoc song them Ngôn ngữ của đá trang Đại Luat nhan qua Mat