Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 17

Quyển Thứ 420

Hội Thứ Hai

Vô Sở Hữu
Thứ 21-3
 

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Bố thí Ba la mật đa quá khứ, bố thí Ba la mật đa quá khứ không; bố thí Ba la mật đa vị lai hiện tại, bố thí Ba la mật đa vị lai hiện tại không.  Tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa quá khứ; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa quá khứ không.  Tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa vị lai hiện tại; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa vị lai hiện tại không.  Thiện Hiện! Trong không bố thí Ba la mật đa quá khứ chẳng khá được.   Vì cớ sao? Bố thí Ba la mật đa quá khứ tức là không, không tánh cũng không, không trong không hãy chẳng khá được, huống nào trong không có bố thí Ba la mật đa quá khứ khá được.  Thiện Hiện! Trong không bố thí Ba la mật đa vị lai hiện tại chẳng khá được.   Vì cớ sao? Bố thí Ba la mật đa vị lai hiện tại tức là không, không tánh cũng không, không trong không hãy chẳng khá được, huống nào trong không có bố thí Ba la mật đa vị lai hiện tại khá được.  Thiện Hiện! Trong không tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa quá khứ chẳng khá được.  Vì cớ sao? Tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa quá khứ tức là không, không tánh cũng không, không trong không hãy chẳng khá được, huống nào trong không có tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa quá khứ khá được. Thiện Hiện! Trong không tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa vị lai hiện tại chẳng khá được.  Vì cớ sao? Tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa vị lai hiện tại tức là không, không tánh cũng không, không trong không hãy chẳng khá được, huống nào trong không có tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa vị lai hiện tại khá được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bốn niệm trụ quá khứ, bốn niệm trụ quá khứ không; bốn niệm trụ vị lai hiện tại, bốn niệm trụ vị lai hiện tại không.  Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi quá khứ, bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi quá khứ không; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi vị lai hiện tại, bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi vị lai hiện tại không.  Thiện Hiện! Trong không bốn niệm trụ quá khứ chẳng khá được.  Vì cớ sao? Bốn niệm trụ quá khứ tức là không, không tánh cũng không, không trong không hãy chẳng khá được, huống nào trong không có bốn niệm trụ quá khứ khá được.   Thiện Hiện! Trong không bốn niệm trụ vị lai hiện tại chẳng khá được.  Vì cớ sao? Bốn niệm trụ vị lai hiện tại tức là không, không tánh cũng không, không trong không hãy chẳng khá được, huống nào trong không có bốn niệm trụ vị lai hiện tại khá được.   Thiện Hiện! Trong không bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi quá khứ chẳng khá được.  Vì cớ sao? Bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi quá khứ tức là không, không tánh cũng không, không trong không hãy chẳng khá được, huống nào trong không có bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi quá khứ khá được. Thiện Hiện! Trong không bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi vị lai hiện tại chẳng khá được.  Vì cớ sao? Bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi vị lai hiện tại tức là không, không tánh cũng không, không trong không hãy chẳng khá được, huống nào trong không có bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi vị lai hiện tại khá được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như vậy, cho đến Phật mười lực quá khứ, Phật mười lực quá khứ không; Phật mười lực vị lai hiện tại, Phật mười lực vị lai hiện tại không.  Bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng quá khứ, bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng quá khứ không; bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vị lai hiện tại, bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vị lai hiện tại không.  Thiện Hiện! Trong không Phật mười lực quá khứ chẳng khá được.   Vì cớ sao? Phật mười lực quá khứ tức là không, không tánh cũng không, không trong không hãy chẳng khá được, huống nào trong không có Phật mười lực quá khứ khá được.  Thiện Hiện! Trong không Phật mười lực vị lai hiện tại chẳng khá được.   Vì cớ sao? Phật mười lực vị lai hiện tại tức là không, không tánh cũng không, không trong không hãy chẳng khá được, huống nào trong không có Phật mười lực vị lai hiện tại khá được.  Thiện Hiện! Trong không bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng quá khứ chẳng khá được.  Vì cớ sao? Bố vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng quá khứ tức là không, không tánh cũng không, không trong không hãy chẳng khá được, huống nào trong không có bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng quá khứ khá được.  Thiện Hiện! Trong không bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vị lai hiện tại chẳng khá được.  Vì cớ sao? Bố vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng  vị lai hiện tại tức là không, không tánh cũng không, không trong không hãy chẳng khá được, huống nào trong không có bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vị lai hiện tại khá được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Dị sanh quá khứ, dị sanh quá khứ không; dị sanh vị lai hiện tại, dị sanh vị lai hiện tại không.   Thanh Văn, Độc Giác, Bồ tát, Như Lai quá khứ; Thanh Văn, Độc Giác, Bồ tát, Như Lai quá khứ không.   Thanh Văn, Độc Giác, Bồ tát, Như Lai vị lai hiện tại; Thanh Văn, Độc Giác, Bồ tát, Như Lai vị lai hiện tại không.

Thiện Hiện! Trong không dị sanh quá khứ chẳng khá được.  Vì cớ sao? Dị sanh quá khứ tức là không, không tánh cũng không, không trong không hãy chẳng khá được, huống nào trong không có dị sanh quá khứ khá được.  Thiện Hiện! Trong không dị sanh vị lai hiện tại chẳng khá được.  Vì cớ sao? Dị sanh vị lai hiện tại tức là không, không tánh cũng không, không trong không hãy chẳng khá được, huống nào trong không có dị sanh vị lai hiện tại khá được.  Vì ngã hữu tình cho đến tri giả, kiến giả đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.

Thiện Hiện! Trong không Thanh Văn, Độc Giác, Bồ tát, Như Lai quá khứ chẳng khá được.  Vì cớ sao? Thanh Văn, Độc Giác, Bồ tát, Như Lai quá khứ tức là không, không tánh cũng không, không trong không hãy chẳng khá được, huống nào trong không có Thanh Văn, Độc Giác, Bồ tát, Như Lai quá khứ khá được. Thiện Hiện! Trong không Thanh Văn, Độc Giác, Bồ tát, Như Lai vị lai hiện tại chẳng khá được.  Vì cớ sao? Thanh Văn, Độc Giác, Bồ tát, Như Lai vị lai hiện tại tức là không, không tánh cũng không, không trong không hãy chẳng khá được, huống nào trong không có Thanh Văn, Độc Giác, Bồ tát, Như Lai vị lai hiện tại khá được.  Vì ngã hữu tình cho đến tri giả kiến giả đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc thời trước chẳng khá được, sắc thời sau thời giữa chẳng khá được, sắc trong ba thời bình đẳng cũng chẳng khá được.  Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Trong bình đẳng sắc thời trước sau giữa đều chẳng khá được.  Vì cớ sao? Trong bình đẳng tánh bình đẳng hãy chẳng khá được, huống nào trong bình đẳng có sắc thời trước sau giữa khá được.  Thiện Hiện! Thọ tưởng hành thức thời trước chẳng khá được, thọ tưởng hành thức thời sau thời giữa chẳng khá được, thọ tưởng hành thức trong ba thời bình đẳng cũng chẳng khá được.  Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện!  Trong bình đẳng thọ tưởng hành thức thời trước sau giữa đều chẳng khá được.  Vì cớ sao? Trong bình đẳng tánh bình đẳng hãy chẳng khá được, huống nào trong bình đẳng có thọ tưởng hành thức thời trước sau giữa khá được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhãn xứ thời trước chẳng khá được, nhãn xứ thời sau thời giữa chẳng khá được, nhãn xứ trong ba thời bình đẳng cũng chẳng khá được.  Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Trong bình đẳng nhãn xứ thời trước sau giữa đều chẳng khá được.  Vì cớ sao? Trong bình đẳng tánh bình đẳng hãy chẳng khá được, huống nào trong bình đẳng có nhãn xứ thời trước sau giữa khá được.  Thiện Hiện! Nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ thời trước chẳng khá được, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ thời sau thời giữa chẳng khá được, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ trong ba thời bình đẳng cũng chẳng khá được.   Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện!  Trong bình đẳng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ thời trước sau giữa đều chẳng khá được.  Vì cớ sao? Trong bình đẳng tánh bình đẳng hãy chẳng khá được, huống nào trong bình đẳng có nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ thời trước sau giữa khá được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc xứ thời trước chẳng khá được, sắc xứ thời sau thời giữa chẳng khá được, sắc xứ trong ba thời bình đẳng cũng chẳng khá được.  Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Trong bình đẳng sắc xứ thời trước sau giữa đều chẳng khá được.  Vì cớ sao? Trong bình đẳng tánh bình đẳng hãy chẳng khá được, huống nào trong bình đẳng có sắc xứ thời trước sau giữa khá được.  Thiện Hiện! Thanh hương vị xúc pháp xứ thời trước chẳng khá được, thanh hương vị xúc pháp xứ thời sau thời giữa chẳng khá được, thanh hương vị xúc pháp xứ trong ba thời bình đẳng cũng chẳng khá được.  Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện!  Trong bình đẳng thanh hương vị xúc pháp xứ thời trước sau giữa đều chẳng khá được.  Vì cớ sao? Trong bình đẳng tánh bình đẳng hãy chẳng khá được, huống nào trong bình đẳng có thanh hương vị xúc pháp xứ thời trước sau giữa khá được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhãn giới thời trước chẳng khá được, nhãn giới thời sau thời giữa chẳng khá được, nhãn giới trong ba thời bình đẳng cũng chẳng khá được.  Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Trong bình đẳng nhãn giới thời trước sau giữa đều chẳng khá được.  Vì cớ sao? Trong bình đẳng tánh bình đẳng hãy chẳng khá được, huống nào trong bình đẳng có nhãn giới thời trước sau giữa khá được.  Thiện Hiện! Nhĩ tỷ thiệt thân ý giới thời trước chẳng khá được, nhĩ tỷ thiệt thân ý giới thời sau thời giữa chẳng khá được, nhĩ tỷ thiệt thân ý giới trong ba thời bình đẳng cũng chẳng khá được.  Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện!  Trong bình đẳng nhĩ tỷ thiệt thân ý giới thời trước sau giữa đều chẳng khá được.  Vì cớ sao? Trong bình đẳng tánh bình đẳng hãy chẳng khá được, huống nào trong bình đẳng có nhĩ tỷ thiệt thân ý giới thời trước sau giữa khá được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc giới thời trước chẳng khá được, sắc giới thời sau thời giữa chẳng khá được, sắc giới trong ba thời bình đẳng cũng chẳng khá được.  Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Trong bình đẳng sắc giới thời trước sau giữa đều chẳng khá được.  Vì cớ sao? Trong bình đẳng tánh bình đẳng hãy chẳng khá được, huống nào trong bình đẳng có sắc giới thời trước sau giữa khá được.  Thiện Hiện! Thanh hương vị xúc pháp giới thời trước chẳng khá được, thanh hương vị xúc pháp giới thời sau thời giữa chẳng khá được, thanh hương vị xúc pháp giới trong ba thời bình đẳng cũng chẳng khá được.  Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện!  Trong bình đẳng thanh hương vị xúc pháp giới thời trước sau giữa đều chẳng khá được.  Vì cớ sao? Trong bình đẳng tánh bình đẳng hãy chẳng khá được, huống nào trong bình đẳng có thanh hương vị xúc pháp giới thời trước sau giữa khá được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhãn thức giới thời trước chẳng khá được, nhãn thức giới thời sau thời giữa chẳng khá được, nhãn thức giới trong ba thời bình đẳng cũng chẳng khá được.  Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Trong bình đẳng nhãn thức giới thời trước sau giữa đều chẳng khá được.  Vì cớ sao? Trong bình đẳng tánh bình đẳng hãy chẳng khá được, huống nào trong bình đẳng có nhãn thức giới thời trước sau giữa khá được.  Thiện Hiện! Nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới thời trước chẳng khá được, nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới thời sau thời giữa chẳng khá được, nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới trong ba thời bình đẳng cũng chẳng khá được.  Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện!  Trong bình đẳng nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới thời trước sau giữa đều chẳng khá được.  Vì cớ sao? Trong bình đẳng tánh bình đẳng hãy chẳng khá được, huống nào trong bình đẳng có nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới thời trước sau giữa khá được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhãn xúc thời trước chẳng khá được, nhãn xúc thời sau thời giữa chẳng khá được, nhãn xúc trong ba thời bình đẳng cũng chẳng khá được.  Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Trong bình đẳng nhãn xúc thời trước sau giữa đều chẳng khá được.  Vì cớ sao? Trong bình đẳng tánh bình đẳng hãy chẳng khá được, huống nào trong bình đẳng có nhãn xúc thời trước sau giữa khá được.  Thiện Hiện! Nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc thời trước chẳng khá được, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc thời sau thời giữa chẳng khá được, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc trong ba thời bình đẳng cũng chẳng khá được.   Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện!  Trong bình đẳng nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc thời trước sau giữa đều chẳng khá được.  Vì cớ sao? Trong bình đẳng tánh bình đẳng hãy chẳng khá được, huống nào trong bình đẳng có nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc thời trước sau giữa khá được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thời trước chẳng khá được, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thời sau thời giữa chẳng khá được, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ trong ba thời bình đẳng cũng chẳng khá được.   Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Trong bình đẳng nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thời trước sau giữa đều chẳng khá được.  Vì cớ sao? Trong bình đẳng tánh bình đẳng hãy chẳng khá được, huống nào trong bình đẳng có nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thời trước sau giữa khá được.  Thiện Hiện! Nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thời trước chẳng khá được, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thời sau thời giữa chẳng khá được, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ trong ba thời bình đẳng cũng chẳng khá được.  Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện!  Trong bình đẳng nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thời trước sau giữa đều chẳng khá được.  Vì cớ sao? Trong bình đẳng tánh bình đẳng hãy chẳng khá được, huống nào trong bình đẳng có nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thời trước sau giữa khá được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bố thí Ba la mật đa thời trước chẳng khá được, bố thí Ba la mật đa thời sau thời giữa chẳng khá được, bố thí Ba la mật đa trong ba thời bình đẳng cũng chẳng khá được.  Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Trong bình đẳng bố thí Ba la mật đa thời trước sau giữa đều chẳng khá được.  Vì cớ sao? Trong bình đẳng tánh bình đẳng hãy chẳng khá được, huống nào trong bình đẳng có bố thí Ba la mật đa thời trước sau giữa khá được.  Thiện Hiện! Tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa thời trước chẳng khá được; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa thời sau thời giữa chẳng khá được; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa trong ba thời bình đẳng cũng chẳng khá được.  Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện!  Trong bình đẳng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa thời trước sau giữa đều chẳng khá được.   Vì cớ sao? Trong bình đẳng tánh bình đẳng hãy chẳng khá được, huống nào trong bình đẳng có tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa thời trước sau giữa khá được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bốn niệm trụ thời trước chẳng khá được, bốn niệm trụ thời sau thời giữa chẳng khá được, bốn niệm trụ trong ba thời bình đẳng cũng chẳng khá được.   Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Trong bình đẳng bốn niệm trụ thời trước sau giữa đều chẳng khá được.  Vì cớ sao? Trong bình đẳng tánh bình đẳng hãy chẳng khá được, huống nào trong bình đẳng có bốn niệm trụ thời trước sau giữa khá được.   Thiện Hiện! Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi thời trước chẳng khá được; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi thời sau thời giữa chẳng khá được; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi trong ba thời bình đẳng cũng chẳng khá được.  Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện!  Trong bình đẳng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi thời trước sau giữa đều chẳng khá được.  Vì cớ sao? Trong bình đẳng tánh bình đẳng hãy chẳng khá được, huống nào trong bình đẳng có bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi thời trước sau giữa khá được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như vậy, cho đến Phật mười lực thời trước chẳng khá được, Phật mười lực thời sau thời giữa chẳng khá được, Phật mười lực trong ba thời bình đẳng cũng chẳng khá được.  Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Trong bình đẳng Phật mười lực thời trước sau giữa đều chẳng khá được.  Vì cớ sao? Trong bình đẳng tánh bình đẳng hãy chẳng khá được, huống nào trong bình đẳng có Phật mười lực thời trước sau giữa khá được.  Thiện Hiện! Bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thời trước chẳng khá được, bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thời sau thời giữa chẳng khá được, bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng trong ba thời bình đẳng cũng chẳng khá được.  Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện!  Trong bình đẳng bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thời trước sau giữa đều chẳng khá được.  Vì cớ sao? Trong bình đẳng tánh bình đẳng hãy chẳng khá được, huống nào trong bình đẳng có bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thời trước sau giữa khá được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Dị sanh thời trước chẳng khá được, dị sanh thời sau thời giữa chẳng khá được, dị sanh trong ba thời bình đẳng cũng chẳng khá được.  Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Trong bình đẳng dị sanh thời trước sau giữa đều chẳng khá được.  Vì cớ sao? Trong bình đẳng tánh bình đẳng hãy chẳng khá được, huống nào trong bình đẳng có dị sanh thời trước sau giữa khá được.  Vì ngã hữu tình cho đến tri giả kiến giả đều vô sở hữu bất khả đắc vậy. 

Lại nữa, Thiện Hiện! Thanh Văn, Độc Giác, Bồ tát, Như Lai thời trước chẳng khá được; Thanh Văn, Độc Giác, Bồ tát, Như Lai thời sau thời giữa chẳng khá được; Thanh Văn, Độc Giác, Bồ tát, Như Lai trong ba thời bình đẳng cũng chẳng khá được.  Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Trong bình đẳng Thanh Văn, Độc Giác, Bồ tát, Như Lai thời trước sau giữa đều chẳng khá được.  Vì cớ sao? Trong bình đẳng tánh bình đẳng hãy chẳng khá được, huống nào trong bình đẳng có Thanh Văn, Độc Giác, Bồ tát, Như Lai thời trước sau giữa khá được.  Vì ngã hữu tình cho đến tri giả kiến giả đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.  

Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa trụ trong tánh ba thời bình đẳng đây tinh siêng tu học Nhất thiết tướng trí, không lấy đắm nên mau được viên mãn.

Thiện Hiện! Đấy gọi Đại thừa ba thời bình đẳng Bồ tát Ma ha tát.  Nếu Bồ tát Ma ha tát trụ trong Đại thừa như thế, vượt hơn tất cả thế gian, trời, người, a tố lạc thảy, chóng năng chứng được Nhất thiết tướng trí, lợi ích an vui tất cả hữu tình.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Hay thay, hay thay! Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác khéo hay chính thuyết Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.

Bạch Thế Tôn! Đại thừa như thế rất tôn, rất thắng, rất thượng, rất diệu.  Các Bồ tát Ma ha tát quá khứ học với trong đây đã năng chứng được Nhất thiết tướng trí, lợi ích an vui tất cả hữu tình.  Các Bồ tát Ma ha tát vị lai học với trong đây sẽ năng chứng được Nhất thiết tướng trí, lợi ích an vui tất cả hữu tình.  Các Bồ tát Ma ha tát hiện tại mười phương vô lượng, vô số, vô biên thế giới, học với trong đây đang năng chứng được Nhất thiết tướng trí, lợi ích an vui tất cả hữu tình.  Đại thừa như thế rất tôn, rất thắng, rất thượng, rất diệu, năng làm chỗ nương chơn thắng cho tất cả Bồ tát Ma ha tát, năng khiến các Bồ tát Ma ha tát chóng năng chứng được Nhất thiết tướng trí, lợi ích an vui tất cả hữu tình.

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy.  Như ngươi đã nói.  Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát quá khứ vị lai hiện tại đều nương Đại thừa tinh siêng tu học mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, lợi ích an vui các loại hữu tình.  Vậy nên, Đại thừa rất tôn, rất thắng, rất thượng, rất diệu, vượt hơn tất cả thế gian, trời, người, a tố lạc thảy.

 

 

Hội Thứ Hai

Tùy Thuận
Thứ 22

 

Bấy giờ, cụ thọ Mãn Từ Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Như Lai trước khiến Tôn giả Thiện Hiện vì các Bồ tát Ma ha tát tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa, mà nay cớ sao còn nói Đại thừa?

Cụ thọ Thiện Hiện liền thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Tôi trước đã nói các nghĩa Đại thừa hầu không trái vượt sở thuyết Bát nhã Ba la mật đa? Phật bảo: Thiện Hiện! Ngươi trước đã nói các nghĩa Đại thừa đều đối Bát nhã Ba la mật đa tất cả tùy thuận không điều trái vượt.  Vì cớ sao? Thiện Hiện! Tất cả thiện pháp, Bồ đề phần pháp, hoặc Thanh văn pháp, hoặc Độc giác pháp, hoặc Bồ tát pháp, hoặc Như Lai pháp.  Tất cả như thế không chẳng nhiếp vào Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là tất cả thiện pháp, Bồ đề phầ⮠pháp hoặc Thanh văn pháp, hoặc Độc giác pháp, hoặc Bồ tát pháp, hoặc Như Lai pháp thảy, đều nhiếp vào Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.  Phật bảo: Thiện Hiện! Hoặc bố thí Ba la mật đa; hoặc tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa.   Hoặc bốn niệm trụ; hoặc bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi.  Hoặc không giải thoát môn; hoặc vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.  Hoặc Phật mười lực; hoặc bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.  Hoặc nhất thiết trí; hoặc đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.  Hoặc pháp vô vong thất, hoặc tánh hằng trụ xả.   Thiện Hiện! Các như thế thảy tất cả thiện pháp, Bồ đề phần pháp, hoặc Thanh văn pháp, hoặc Độc giác pháp, hoặc Bồ tát pháp, hoặc Như Lai pháp.  Tất cả như thế thảy đều nhiếp vào Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Hoặc Đại thừa.  Hoặc bát nhã Ba la mật đa; hoặc tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa.  Hoặc sắc, hoặc thọ tưởng hành thức.  Hoặc nhãn xứ, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ.   Hoặc sắc xứ, hoặc thanh hương vị xúc pháp xứ.  Hoặc nhãn giới, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý giới.  Hoặc sắc giới, hoặc thanh hương vị xúc pháp giới.  Hoặc nhãn thức giới, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới.  Hoặc nhãn xúc, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc.  Hoặc nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.  Hoặc bốn tĩnh lự; hoặc bốn vô lượng, bốn vô sắc định.   Hoặc tám giải thoát; hoặc tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ.  Hoặc bốn niệm trụ; hoặc bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi.  Hoặc không giải thoát môn; hoặc vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.  Hoặc thiện pháp, hoặc phi thiện pháp.  Hoặc hữu ký pháp, hoặc vô ký pháp.  Hoặc hữu lậu pháp, hoặc vô lậu pháp.  Hoặc hữu vi pháp, hoặc vô vi pháp.  Hoặc thế gian pháp, hoặc xuất thế gian pháp.  Hoặc khổ thánh đế, hoặc tập diệt đạo thánh đế.  Hoặc Dục giới; hoặc Sắc giới, Vô sắc giới.  Hoặc nội không; hoặc ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán vô tán không, bổn tánh không, tự cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không.  Hoặc pháp giới; hoặc chơn như, thật tế, bất tư nghì giới, an ẩn giới thảy.  Hoặc đà la ni, hoặc tam ma địa.  Hoặc Phật mười lực; hoặc bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.   Hoặc các Như Lai, hoặc Phật sở giác, sở thuyết pháp luật.  Hoặc Bồ đề, hoặc Niết bàn.  Tất cả pháp như thế thảy đều chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, vô sắc, vô kiến, vô đối, nhất tướng, chỗ gọi vô tướng.   Thiện Hiện! Do nhân duyên đây, ngươi trước đã nói các nghĩa Đại thừa đều đối Bát nhã Ba la mật đa tùy thuận tất cả không điều trái vượt.  Sở dĩ vì sao?

Thiện Hiện! Đại thừa chẳng khác Bát nhã Ba la mật đa, bát nhã Ba la mật đa chẳng khác Đại thừa.  Đại thừa chẳng khác tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa; tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa chẳng khác Đại thừa.  Vì cớ sao? Hoặc Đại thừa, hoặc bát nhã Ba la mật đa; hoặc tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa, tánh ấy không hai, không hai phần vậy.

Thiện Hiện! Đại thừa chẳng khác Bốn niệm trụ, bốn niệm trụ chẳng khác Đại thừa.  Đại thừa chẳng khác bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi chẳng khác Đại thừa.  Vì cớ sao? Hoặc Đại thừa, hoặc bốn niệm trụ; hoặc bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi, tánh ấy không hai, không hai phần vậy.

Thiện Hiện! Đại thừa cho đến chẳng khác Phật mười lực, Phật mười lực chẳng khác Đại thừa.  Đại thừa chẳng khác bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng khác Đại thừa.  Vì cớ sao? Hoặc Đại thừa, hoặc Phật mười lực; hoặc bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, tánh ấy không hai, không hai phần vậy.

Thiện Hiện! Do nhân duyên đây, ngươi trước đã nói các nghĩa Đại thừa đều đối Bát nhã Ba la mật đa tùy thuận tất cả không điều trái vượt.  Nếu nói Đại thừa thời nói Bát nhã Ba la mật đa, nếu nói Bát nhã Ba la mật đa thời nói Đại thừa, bởi hai danh nghĩa này không khác vậy.

 

 

Hội Thứ Hai

Vô Biên Tế
Thứ 23-1
 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát thời trước đều vô sở hữu bất khả đắc, các Bồ tát Ma ha tát thời sau đều vô sở hữu bất khả đắc, các Bồ tát Ma ha tát thời giữa đều vô sở hữu bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Sắc vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế; thọ tưởng hành thức vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế.

Bạch Thế Tôn! Nhãn xứ vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế.

Bạch Thế Tôn! Sắc xứ vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế; thanh hương vị xúc pháp xứ vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế.

Bạch Thế Tôn! Nhãn giới vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế; nhĩ tỷ thiệt thân ý giới vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế.

Bạch Thế Tôn! Sắc giới vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế; thanh hương vị xúc pháp giới vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế.

Bạch Thế Tôn! Nhãn thức giới vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế; nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế.

Bạch Thế Tôn! Nhãn xúc vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế; nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế.

Bạch Thế Tôn! Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế; nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế.

Bạch Thế Tôn! Bố thí Ba la mật đa vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế.

Bạch Thế Tôn! Bốn niệm trụ vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế.

Bạch Thế Tôn! Không giải thoát môn vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế.

Bạch Thế Tôn! Phật mười lực vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế.

Bạch Thế Tôn! Nội không vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế; ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán vô tán không, bổn tánh không, tự cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế; chơn như, thật tế, bất tư nghì giới, an ẩn giới thảy vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế.

Bạch Thế Tôn! Thanh văn thừa vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế; Độc giác thừa, Đại thừa vô biên tế, nên phải biết Bồ tát Ma ha tát cũng vô biên tế.

Bạch Thế Tôn! Tức sắc Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly sắc Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.  Tức thọ tưởng hành thức Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly thọ tưởng hành thức Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Tức nhãn xứ Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly nhãn xứ Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.  Tức nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Tức sắc xứ Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly sắc xứ Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.  Tức thanh hương vị xúc pháp xứ Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly thanh hương vị xúc pháp xứ Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Tức nhãn giới Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly nhãn giới Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.  Tức nhĩ tỷ thiệt thân ý giới Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly nhĩ tỷ thiệt thân ý giới Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Tức sắc giới Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly sắc giới Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.  Tức thanh hương vị xúc pháp giới Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly thanh hương vị xúc pháp giới Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Tức nhãn thức giới Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly nhãn thức giới Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.  Tức nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Tức nhãn xúc Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly nhãn xúc Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.  Tức nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Tức nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.   Tức nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Tức bố thí Ba la mật đa Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly bố thí Ba la mật đa Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.  Tức tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Tức bốn niệm trụ Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly bốn niệm trụ Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.  Tức bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Tức không giải thoát môn Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly không giải thoát môn Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.  Tức vô tướng, vô nguyện giải thoát môn Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly vô tướng, vô nguyện giải thoát môn Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Tức Phật mười lực Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly Phật mười lực Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.  Tức bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc; ly bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Tức nội không Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly nội không Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.  Tức ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán vô tán không, bổn tánh không, tự cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc; ly ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Tức pháp giới Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly pháp giới Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.  Tức chơn như, thật tế, bất tư nghì giới, an ẩn giới thảy Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc; ly chơn như, thật tế, bất tư nghì giới, an ẩn giới thảy Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Tức Thanh văn thừa Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc, ly Thanh văn thừa Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.  Tức Độc giác thừa, Đại thừa Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc; ly Độc giác thừa, Đại thừa Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Tôi đối tất cả pháp đây thảy, dùng tất cả chủng, tất cả xứ, tất cả thời tìm các Bồ tát Ma ha tát đều không thấy đâu, trọn chẳng khá được, làm sao khiến tôi đem Bát nhã Ba la mật đa dạy bảo dạy trao các Bồ tát Ma ha tát!

Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát, các Bồ tát Ma ha tát ấy chỉ có giả danh, đều không tự tánh.  Như nói ngã thảy rốt ráo chẳng sanh, chỉ có giả danh đều không tự tánh.  Các pháp cũng vậy rốt ráo chẳng sanh, chỉ có giả danh đều không tự tánh.

Bạch Thế Tôn! Sao là sắc rốt ráo chẳng sanh, sao là thọ tưởng hành thức rốt ráo chẳng sanh? Bạch Thế Tôn! Nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi sắc, cũng chẳng gọi thọ tưởng hành thức.

Bạch Thế Tôn! Sao là nhãn xứ rốt ráo chẳng sanh, sao là nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ rốt ráo chẳng sanh? Bạch Thế Tôn! Nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi nhãn xứ, cũng chẳng gọi nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ.

Bạch Thế Tôn! Sao là sắc xứ rốt ráo chẳng sanh, sao là thanh hương vị xúc pháp xứ rốt ráo chẳng sanh? Bạch Thế Tôn! Nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi sắc xứ, cũng chẳng gọi thanh hương vị xúc pháp xứ.

Bạch Thế Tôn! Sao là nhãn giới rốt ráo chẳng sanh, sao là nhĩ tỷ thiệt thân ý giới rốt ráo chẳng sanh? Bạch Thế Tôn! Nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi nhãn giới, cũng chẳng gọi nhĩ tỷ thiệt thân ý giới.

Bạch Thế Tôn! Sao là sắc giới rốt ráo chẳng sanh, sao là thanh hương vị xúc pháp giới rốt ráo chẳng sanh? Bạch Thế Tôn! Nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi sắc giới, cũng chẳng gọi thanh hương vị xúc pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Sao là nhãn thức giới rốt ráo chẳng sanh, sao là nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới rốt ráo chẳng sanh? Bạch Thế Tôn! Nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi nhãn thức giới, cũng chẳng gọi nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới.

Bạch Thế Tôn! Sao là nhãn xúc rốt ráo chẳng sanh, sao là nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc rốt ráo chẳng sanh? Bạch Thế Tôn! Nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi nhãn xúc, cũng chẳng gọi nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc.

Bạch Thế Tôn! Sao là nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ rốt ráo chẳng sanh, sao là nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ rốt ráo chẳng sanh? Bạch Thế Tôn! Nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, cũng chẳng gọi nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Bạch Thế Tôn! Sao là bố thí Ba la mật đa rốt ráo chẳng sanh; sao là tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa rốt ráo chẳng sanh? Bạch Thế Tôn! Nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi bố thí Ba la mật đa; cũng chẳng gọi tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Sao là bốn niệm trụ rốt ráo chẳng sanh, sao là bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi rốt ráo chẳng sanh? Bạch Thế Tôn! Nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi bốn niệm trụ, cũng chẳng gọi bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi.

Bạch Thế Tôn! Sao là không giải thoát môn rốt ráo chẳng sanh; sao là vô tướng, vô nguyện giải thoát môn rốt ráo chẳng sanh? Bạch Thế Tôn! Nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi không giải thoát môn, cũng chẳng gọi vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.

Bạch Thế Tôn! Sao là Phật mười lực rốt ráo chẳng sanh, sao là bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng rốt ráo chẳng sanh? Bạch Thế Tôn! Nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi Phật mười lực, cũng chẳng gọi bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Bạch Thế Tôn! Sao là nội không rốt ráo chẳng sanh, sao là ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không rốt ráo chẳng sanh? Bạch Thế Tôn! Nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi nội không, cũng chẳng gọi ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không.

Bạch Thế Tôn! Sao là pháp giới rốt ráo chẳng sanh, sao là chơn như, thật tế, bất tư nghì giới, an ẩn giới thảy rốt ráo chẳng sanh? Bạch Thế Tôn! Nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi pháp giới, cũng chẳng gọi chơn như, thật tế, bất tư nghì giới, an ẩn giới thảy.

Bạch Thế Tôn! Sao là Thanh văn thừa rốt ráo chẳng sanh, sao là Độc giác thừa, Đại thừa rốt ráo chẳng sanh? Bạch Thế Tôn! Nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi Thanh văn thừa, cũng chẳng gọi Độc giác, Đại thừa.

Bạch Thế Tôn! Tôi đâu năng đem Bát nhã Ba la mật đa rốt ráo chẳng sanh dạy bảo dạy trao các Bồ tát Ma ha tát rốt ráo chẳng sanh? Bạch Thế Tôn! Lìa rốt ráo chẳng sanh cũng không có Bồ tát Ma ha tát năng hành Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát nghe thuyết như thế tâm chẳng chìm đắm, cũng chẳng ưu hối; tâm kia chẳng kinh, chẳng e, chẳng sợ, phải biết Bồ tát Ma ha tát này năng hành Bát nhã Ba la mật đa.

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 17

Quyển thứ:  | 401  | 402  | 403  |  404  | 405

406  | 407  | 408  | 409  | 410  | 411  | 412  | 413  | 414  | 415

 416  | 417  | 418  | 419  | 420  | 421  | 422  | 423  | 424  | 425

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Phước Sơn Trần Minh
Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

kinh quan am ra doi già qua hien lÃÆ ト妥 thoát tội nhờ công đức phóng sinh chuong viii sau la thu va cuoc khung hoang cua nen Vũ khí phòng chống ung thư là thể không tám åº nghin vạn ÐÑÑ trương gá Ÿi song tu và nhan via bo tat quan the am 19 roi Gió bÃƒÆ BIẾN CƠM THÀNH THUỐC nặng sứ Tờ mẠCanh củ năng rong biển vi sao song tu te voi nguoi khac ma luon gap canh kính giu 10 Thanh long và 9 công dụng tuyệt vời 有人願意加日我ㄧ起去 khoa phat Chợ trưa với Mẹ kieu thền Nấm phát sáng Giậ Thiên Văn Chén trà trong sương sớm Tháng Giêng hà nh phẠt Gio Suc Những đóng góp của các thương gia Thế