Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 17

Quyển Thứ 423

Hội Thứ Hai

Vô Biên Tế
Thứ 23-4

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu khi Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa quán sát các pháp. Khi ấy, Bồ tát Ma ha tát đối sắc không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Đối thọ tưởng hành thức không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát này chính lúc bấy giờ chẳng thấy sắc cho đến thức vậy.

Đối nhãn xứ không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Đối nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát này chính lúc bấy giờ chẳng thấy nhãn xứ cho đến ý xứ vậy.

Đối sắc xứ không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Đối thanh hương vị xúc pháp xứ không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát này chính lúc bấy giờ chẳng thấy sắc xứ cho đến pháp xứ vậy.

Đối nhãn giới không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Đối nhĩ tỷ thiệt thân ý giới không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát này chính lúc bấy giờ chẳng thấy nhãn giới cho đến ý giới vậy.

Đối sắc giới không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Đối thanh hương vị xúc pháp giới không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát này chính lúc bấy giờ chẳng thấy sắc giới cho đến pháp giới vậy.

Đối nhãn thức giới không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Đối nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát này chính lúc bấy giờ chẳng thấy nhãn thức giới cho đến ý thức giới vậy.

Đối nhãn xúc không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Đối nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát này chính lúc bấy giờ chẳng thấy nhãn xúc cho đến ý xúc vậy.

Đối nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Đối nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát này chính lúc bấy giờ chẳng thấy nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vậy.

Đối bố thí Ba la mật đa không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Đối tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát này chính lúc bấy giờ chẳng thấy bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa vậy.

Đối nội không không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Đối ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán vô tán không, bổn tánh không, tự cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát này chính lúc bấy giờ chẳng thấy nội không cho đến vô tánh tự tánh không vậy.

Đối bốn niệm trụ không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Đối bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát này chính lúc bấy giờ chẳng thấy bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi vậy.

Như vậy cho đến đối Phật mười lực không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Đối bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát này chính lúc bấy giờ chẳng thấy Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vậy.

Đối tất cả tam ma địa môn không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Đối tất cả đà la ni môn không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát này chính lúc bấy giờ chẳng thấy tất cả tam ma địa môn, tất cả đà la ni môn vậy.

Cho đến đối nhất thiết trí không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Đối đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không thọ, không lấy, không trụ, không trước, cũng chẳng thi thiết là ngã. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát này chính lúc bấy giờ chẳng thấy nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vậy.

Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng thấy sắc, cũng chẳng thấy thọ tưởng hành thức. Vì cớ sao? Sắc thảy tánh không, vô sanh diệt vậy.

Chẳng thấy nhãn xứ, cũng chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Vì cớ sao? Nhãn xứ thảy tánh không, vô sanh diệt vậy.

Chẳng thấy sắc xứ, cũng chẳng thấy thanh hương vị xúc pháp xứ. Vì cớ sao? Sắc xứ thảy tánh không, vô sanh diệt vậy.

Chẳng thấy nhãn giới, cũng chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý giới. Vì cớ sao? Nhãn giới thảy tánh không, vô sanh diệt vậy.

Chẳng thấy sắc giới, cũng chẳng thấy thanh hương vị xúc pháp giới. Vì cớ sao? Sắc giới thảy tánh không, vô sanh diệt vậy.

Chẳng thấy nhãn thức giới, cũng chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới. Vì cớ sao? Nhãn thức giới thảy tánh không, vô sanh diệt vậy.

Chẳng thấy nhãn xúc, cũng chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc. Vì cớ sao? Nhãn xúc thảy tánh không, vô sanh diệt vậy.

Chẳng thấy nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, cũng chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thảy tánh không, vô sanh diệt vậy.

Chẳng thấy bố thí Ba la mật đa; cũng chẳng thấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa . Vì cớ sao? Bố thí Ba la mật đa thảy tánh không, vô sanh diệt vậy.

Chẳng thấy nội không, cũng chẳng thấy ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không. Vì cớ sao? Nội không thảy tánh không, vô sanh diệt vậy.

Chẳng thấy bốn niệm trụ, cũng chẳng thấy bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi. Vì cớ sao? Bốn niệm trụ thảy tánh không, vô sanh diệt vậy.

Như vậy cho đến chẳng thấy Phật mười lực, cũng chẳng thấy bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Vì cớ sao? Phật mười lực thảy tánh không, vô sanh diệt vậy.

Chẳng thấy tất cả tam ma địa môn, cũng chẳng thấy tất cả đà la ni môn. Vì cớ sao? Tất cả tam ma địa môn thảy tánh không, vô sanh diệt vậy.

Chẳng thấy pháp giới; cũng chẳng thấy chơn như, thật tế, bất tư nghì giới, an ẩn giới thảy. Vì cớ sao? Pháp giới thảy tánh không, vô sanh diệt vậy.

Chẳng thấy tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, cũng chẳng thấy chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì cớ sao? Tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát thảy tánh không, vô sanh diệt vậy.

Chẳng thấy nhất thiết trí; cũng chẳng thấy đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Vì cớ sao? Nhất thiết trí thảy tánh không, vô sanh diệt vậy.

Bạch Thế Tôn! Sắc chẳng sanh chẳng diệt tức phi sắc; thọ tưởng hành thức chẳng sanh chẳng diệt cũng phi thọ tưởng hành thức. Sở dĩ vì sao? Vì sắc thảy cùng chẳng sanh chẳng diệt, không hai không hai chỗ. Vì cớ sao? Vì pháp chẳng sanh chẳng diệt, phi một phi hai phi nhiều phi khác. Vậy nên sắc chẳng sanh chẳng diệt tức phi sắc; thọ tưởng hành thức chẳng sanh chẳng diệt cũng phi thọ tưởng hành thức.

Bạch Thế Tôn! Nhãn xứ chẳng sanh chẳng diệt tức phi nhãn xứ; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chẳng sanh chẳng diệt cũng phi nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Sở dĩ vì sao? Vì nhãn xứ thảy cùng chẳng sanh chẳng diệt, không hai không hai chỗ. Vì cớ sao? Vì pháp chẳng sanh chẳng diệt, phi một phi hai phi nhiều phi khác. Vậy nên nhãn xứ chẳng sanh chẳng diệt tức phi nhãn xứ; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chẳng sanh chẳng diệt cũng phi nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ.

Bạch Thế Tôn! Sắc xứ chẳng sanh chẳng diệt tức phi sắc xứ, thanh hương vị xúc pháp xứ chẳng sanh chẳng diệt cũng phi thanh hương vị xúc pháp xứ. Sở dĩ vì sao? Vì sắc xứ thảy cùng chẳng sanh chẳng diệt, không hai không hai chỗ. Vì cớ sao? Vì pháp chẳng sanh chẳng diệt, phi một phi hai phi nhiều phi khác. Vậy nên sắc xứ chẳng sanh chẳng diệt tức phi sắc xứ, thanh hương vị xúc pháp xứ chẳng sanh chẳng diệt cũng phi thanh hương vị xúc pháp xứ.

Bạch Thế Tôn! Nhãn giới chẳng sanh chẳng diệt tức phi nhãn giới, nhĩ tỷ thiệt thân ý giới chẳng sanh chẳng diệt cũng phi nhĩ tỷ thiệt thân ý giới. Sở dĩ vì sao? Vì nhãn giới thảy cùng chẳng sanh chẳng diệt, không hai không hai chỗ. Vì cớ sao? Vì pháp chẳng sanh chẳng diệt, phi một phi hai phi nhiều phi khác. Vậy nên nhãn giới chẳng sanh chẳng diệt tức phi nhãn giới, nhĩ tỷ thiệt thân ý giới chẳng sanh chẳng diệt cũng phi nhĩ tỷ thiệt thân ý giới.

Bạch Thế Tôn! Sắc giới chẳng sanh chẳng diệt tức phi sắc giới, thanh hương vị xúc pháp giới chẳng sanh chẳng diệt cũng phi thanh hương vị xúc pháp giới. Sở dĩ vì sao? Vì sắc giới thảy cùng chẳng sanh chẳng diệt, không hai không hai chỗ. Vì cớ sao? Vì pháp chẳng sanh chẳng diệt, phi một phi hai phi nhiều phi khác. Vậy nên sắc giới chẳng sanh chẳng diệt tức phi sắc giới, thanh hương vị xúc pháp giới chẳng sanh chẳng diệt cũng phi thanh hương vị xúc pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Nhãn thức giới chẳng sanh chẳng diệt tức phi nhãn thức giới, nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới chẳng sanh chẳng diệt cũng phi nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới. Sở dĩ vì sao? Vì nhãn thức giới thảy cùng chẳng sanh chẳng diệt, không hai không hai chỗ. Vì cớ sao? Vì pháp chẳng sanh chẳng diệt, phi một phi hai phi nhiều phi khác. Vậy nên nhãn thức giới chẳng sanh chẳng diệt tức phi nhãn thức giới, nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới chẳng sanh chẳng diệt cũng phi nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới.

Bạch Thế Tôn! Nhãn xúc chẳng sanh chẳng diệt tức phi nhãn xúc, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc chẳng sanh chẳng diệt cũng phi nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc. Sở dĩ vì sao? Vì nhãn xúc thảy cùng chẳng sanh chẳng diệt, không hai không hai chỗ. Vì cớ sao? Vì pháp chẳng sanh chẳng diệt, phi một phi hai phi nhiều phi khác. Vậy nên nhãn xúc chẳng sanh chẳng diệt tức phi nhãn xúc, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc chẳng sanh chẳng diệt cũng phi nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc.

Bạch Thế Tôn! Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng sanh chẳng diệt tức phi nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng sanh chẳng diệt cũng phi nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Sở dĩ vì sao? Vì nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thảy cùng chẳng sanh chẳng diệt, không hai không hai chỗ. Vì cớ sao? Vì pháp chẳng sanh chẳng diệt, phi một phi hai phi nhiều phi khác. Vậy nên nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng sanh chẳng diệt tức phi nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng sanh chẳng diệt cũng phi nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Bạch Thế Tôn! Bố thí Ba la mật đa chẳng sanh chẳng diệt tức phi bố thí Ba la mật đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa chẳng sanh chẳng diệt cũng phi tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Sở dĩ vì sao? Vì bố thí Ba la mật đa thảy cùng chẳng sanh chẳng diệt, không hai không hai chỗ. Vì cớ sao? Vì pháp chẳng sanh chẳng diệt, phi một phi hai phi nhiều phi khác. Vậy nên bố thí Ba la mật đa chẳng sanh chẳng diệt tức phi bố thí Ba la mật đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa chẳng sanh chẳng diệt cũng phi tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Nội không chẳng sanh chẳng diệt tức phi nội không; ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không chẳng sanh chẳng diệt cũng phi ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không. Sở dĩ vì sao? Vì nội không thảy cùng chẳng sanh chẳng diệt, không hai không hai chỗ. Vì cớ sao? Vì pháp chẳng sanh chẳng diệt, phi một phi hai phi nhiều phi khác. Vậy nên nội không chẳng sanh chẳng diệt tức phi nội không; ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không chẳng sanh chẳng diệt cũng phi ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không.

Bạch Thế Tôn! Bốn niệm trụ chẳng sanh chẳng diệt tức phi bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi chẳng sanh chẳng diệt cũng phi bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi. Sở dĩ vì sao? Vì bốn niệm trụ thảy cùng chẳng sanh chẳng diệt, không hai không hai chỗ. Vì cớ sao? Vì pháp chẳng sanh chẳng diệt, phi một phi hai phi nhiều phi khác. Vậy nên bốn niệm trụ chẳng sanh chẳng diệt tức phi bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi chẳng sanh chẳng diệt cũng phi bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi.

Bạch Thế Tôn! Như vậy cho đến Phật mười lực chẳng sanh chẳng diệt tức phi Phật mười lực; bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng sanh chẳng diệt cũng phi bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Sở dĩ vì sao? Vì Phật mười lực thảy cùng chẳng sanh chẳng diệt, không hai không hai chỗ. Vì cớ sao? Vì pháp chẳng sanh chẳng diệt, phi một phi hai phi nhiều phi khác. Vậy nên Phật mười lực chẳng sanh chẳng diệt tức phi Phật mười lực; bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng sanh chẳng diệt cũng phi bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Bạch Thế Tôn! Tất cả tam ma địa môn chẳng sanh chẳng diệt tức phi tất cả tam ma địa môn; tất cả đà la ni môn chẳng sanh chẳng diệt cũng phi tất cả đà la ni môn. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả tam ma địa môn thảy cùng chẳng sanh chẳng diệt, không hai không hai chỗ. Vì cớ sao? Vì pháp chẳng sanh chẳng diệt, phi một phi hai phi nhiều phi khác. Vậy nên tất cả tam ma địa môn chẳng sanh chẳng diệt tức phi tất cả tam ma địa môn, tất cả đà la ni môn chẳng sanh chẳng diệt cũng phi tất cả đà la ni môn.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới chẳng sanh chẳng diệt tức phi pháp giới; chơn như, thật tế, bất tư nghì giới, an ẩn giới thảy chẳng sanh chẳng diệt cũng phi chơn như, thật tế, bất tư nghì giới, an ẩn giới thảy. Sở dĩ vì sao? Vì pháp giới thảy cùng chẳng sanh chẳng diệt, không hai không hai chỗ. Vì cớ sao? Vì pháp chẳng sanh chẳng diệt, phi một phi hai phi nhiều phi khác. Vậy nên pháp giới chẳng sanh chẳng diệt tức phi pháp giới; chơn như, thật tế, bất tư nghì giới, an ẩn giới thảy chẳng sanh chẳng diệt cũng phi chơn như, thật tế, bất tư nghì giới, an ẩn giới thảy.

Bạch Thế Tôn! Tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát chẳng sanh chẳng diệt tức phi tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát. Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng sanh chẳng diệt cũng phi chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát thảy cùng chẳng sanh chẳng diệt, không hai không hai chỗ. Vì cớ sao? Vì pháp chẳng sanh chẳng diệt, phi một phi hai phi nhiều phi khác. Vậy nên tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát chẳng sanh chẳng diệt tức phi tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát. Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng sanh chẳng diệt cũng phi chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bạch Thế Tôn! Nhất thiết trí chẳng sanh chẳng diệt tức phi nhất thiết trí; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng sanh chẳng diệt cũng phi đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Sở dĩ vì sao? Vì nhất thiết trí thảy cùng chẳng sanh chẳng diệt, không hai không hai chỗ. Vì cớ sao? Vì pháp chẳng sanh chẳng diệt, phi một phi hai phi nhiều phi khác. Vậy nên nhất thiết trí chẳng sanh chẳng diệt tức phi nhất thiết trí; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng sanh chẳng diệt cũng phi đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Bạch Thế Tôn! Sắc chẳng hai tức phi sắc, thọ tưởng hành thức chẳng hai cũng phi thọ tưởng hành thức. Nhãn xứ chẳng hai tức phi nhãn xứ, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chẳng hai cũng phi nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Sắc xứ chẳng hai tức phi sắc xứ, thanh hương vị xúc pháp xứ chẳng hai cũng phi thanh hương vị xúc pháp xứ.

Nhãn giới chẳng hai tức phi nhãn giới, nhĩ tỷ thiệt thân ý giới chẳng hai cũng phi nhĩ tỷ thiệt thân ý giới. Sắc giới chẳng hai tức phi sắc giới, thanh hương vị xúc pháp giới chẳng hai cũng phi thanh hương vị xúc pháp giới. Nhãn thức giới chẳng hai tức phi nhãn thức giới, nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới chẳng hai cũng phi nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới. Nhãn xúc chẳng hai tức phi nhãn xúc, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc chẳng hai cũng phi nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng hai tức phi nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng hai cũng phi nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Bố thí Ba la mật đa chẳng hai tức phi bố thí Ba la mật đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa chẳng hai cũng phi tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa.

Nội không chẳng hai tức phi nội không, ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không chẳng hai cũng phi ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không.

Bốn niệm trụ chẳng hai tức phi bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi chẳng hai cũng phi bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi.

Như vậy cho đến Phật mười lực chẳng hai tức phi Phật mười lực, bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng hai cũng phi bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Tất cả tam ma địa môn chẳng hai tức phi tất cả tam ma địa môn, tất cả đà la ni môn chẳng hai cũng phi tất cả đà la ni môn.

Pháp giới chẳng hai tức phi pháp giới; chơn như, thật tế, bất tư nghì giới, an ẩn giới thảy chẳng hai cũng phi chơn như, thật tế, bất tư nghì giới, an ẩn giới thảy.

Tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát chẳng hai tức phi tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát. Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng hai tức phi chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Nhất thiết trí chẳng hai tức phi nhất thiết trí; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng hai cũng phi đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Bạch Thế Tôn! Sắc vào pháp số chẳng hai, thọ tưởng hành thức vào pháp số chẳng hai. Nhãn xứ vào pháp số chẳng hai, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ vào pháp số chẳng hai. Sắc xứ vào pháp số chẳng hai, thanh hương vị xúc pháp xứ vào pháp số chẳng hai.

Nhãn giới vào pháp số chẳng hai, nhĩ tỷ thiệt thân ý giới vào pháp số chẳng hai. Sắc giới vào pháp số chẳng hai, thanh hương vị xúc pháp giới vào pháp số chẳng hai. Nhãn thức giới vào pháp số chẳng hai, nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới vào pháp số chẳng hai. Nhãn xúc vào pháp số chẳng hai, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc vào pháp số chẳng hai. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ vào pháp số chẳng hai, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vào pháp số chẳng hai.

Bố thí Ba la mật đa vào pháp số chẳng hai; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa vào pháp số chẳng hai. Nội không vào pháp số chẳng hai, ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không vào pháp số chẳng hai. Bốn niệm trụ vào pháp số chẳng hai, bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi vào pháp số chẳng hai. Như vậy cho đến Phật mười lực vào pháp số chẳng hai, bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vào pháp số chẳng hai.

Tất cả tam ma địa môn vào pháp số chẳng hai, tất cả đà la ni môn vào pháp số chẳng hai. Pháp giới vào pháp số chẳng hai; chơn như, thật tế, bất tư nghì giới, an ẩn giới thảy vào pháp số chẳng hai. Tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát vào pháp số chẳng hai. Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề vào pháp số chẳng hai. Nhất thiết trí vào pháp số chẳng hai; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vào pháp số chẳng hai.

 

 

Hội Thứ Hai

Viễn Ly
Thứ 24-1

 

Bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Như Nhân giả đã nói: Nếu khi Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa quán sát các pháp ấy. Sao là Bồ tát Ma ha tát? Sao là Bát nhã Ba la mật đa? Sao là quán sát các pháp?

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện đáp rằng: Tôn giả đã hỏi sao là Bồ tát Ma ha tát ấy? Xá Lợi Tử! Kẻ siêng cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề lợi vui hữu tình, nên gọi Bồ tát. Đã giác như thật, năng khắp biết rõ tướng tất cả pháp mà không sở chấp, nên lại gọi Ma ha tát.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi lại Thiện Hiện rằng: Sao là Bồ tát Ma ha tát năng khắp biết rõ tướng tất cả pháp mà không sở chấp?

Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát như thật biết rõ tất cả tướng sắc mà không sở chấp, như thật biết rõ tất cả tướng thọ tưởng hành thức mà không sở chấp.

Như thật biết rõ tất cả tướng nhãn xứ mà không sở chấp, như thật biết rõ tất cả tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ mà không sở chấp.

Như thật biết rõ tất cả tướng sắc xứ mà không sở chấp, như thật biết rõ tất cả tướng thanh hương vị xúc pháp xứ mà không sở chấp.

Như thật biết rõ tất cả tướng nhãn giới mà không sở chấp, như thật biết rõ tất cả tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý giới mà không sở chấp.

Như thật biết rõ tất cả tướng sắc giới mà không sở chấp, như thật biết rõ tất cả tướng thanh hương vị xúc pháp giới mà không sở chấp.

Như thật biết rõ tất cả tướng nhãn thức giới mà không sở chấp, như thật biết rõ tất cả tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới mà không sở chấp.

Như thật biết rõ tất cả tướng nhãn xúc mà không sở chấp, như thật biết rõ tất cả tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc mà không sở chấp.

Như thật biết rõ tất cả tướng nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ mà không sở chấp, như thật biết rõ tất cả tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ mà không sở chấp.

Như thật biết rõ tất cả tướng bố thí Ba la mật đa mà không sở chấp; như thật biết rõ tất cả tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa mà không sở chấp.

Như thật biết rõ tất cả tướng nội không mà không sở chấp, như thật biết rõ tất cả tướng ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không mà không sở chấp.

Như thật biết rõ tất cả tướng bốn niệm trụ mà không sở chấp, như thật biết rõ tất cả tướng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi mà không sở chấp.

Như vậy cho đến như thật biết rõ tất cả tướng Phật mười lực mà không sở chấp, như thật biết rõ tất cả tướng bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà không sở chấp.

Như thật biết rõ tất cả tướng tam ma địa môn mà không sở chấp, như thật biết rõ tất cả tướng đà la ni môn mà không sở chấp.

Như thật biết rõ tất cả tướng pháp giới mà không sở chấp; như thật biết rõ tất cả tướng chơn như, thật tế, bất tư nghì giới, an ẩn giới thảy mà không sở chấp.

Cho đến như thật biết rõ tất cả tướng nhất thiết trí mà không sở chấp; như thật biết rõ tất cả tướng đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí mà không sở chấp.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Lại sao gọi là tướng tất cả pháp? Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử! Nếu do các hành tướng trạng như thế hiện biết các pháp: là sắc, là thanh, là hương, là vị, là xúc, là pháp, là nội, là ngoại, là hữu lậu, là vô lậu, là hữu vi, là vô vi. Đấy thảy gọi là tướng tất cả pháp.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã hỏi: Sao là Bát nhã Ba la mật đa ấy. Xá Lợi Tử! Có thắng diệu huệ xa, có chỗ lìa nên gọi Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử nói: Đây đối pháp nào mà năng xa lìa? Thiện Hiện đáp rằng: Đây đối các uẩn, các xứ, các giới, các phiền não kiến, và sáu thú thảy đều năng xa lìa, nên gọi Bát nhã Ba la mật đa.

Lại, Xá Lợi Tử! Có thắng diệu huệ xa, có chỗ đến, nên gọi Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử nói: Đây đối pháp nào mà năng xa đến?

Thiện Hiện đáp rằng: Đây đối bố thí Ba la mật đa, cho đến bát nhã Ba la mật đa đều năng xa đến, nên gọi Bát nhã Ba la mật đa. Đây đối nội không cho đến vô tánh tự tánh không đều năng xa đến, nên gọi Bát nhã Ba la mật đa. Đây đối bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi đều năng xa đến, nên gọi Bát nhã Ba la mật đa. Như vậy cho đến đây đối Phật mười lực cho đến mười tám Phật bất cộng đều năng xa đến, nên gọi Bát nhã Ba la mật đa. Cho đến đây đối nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí đều năng xa đến, nên gọi Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây nói là Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã hỏi: Sao là quán sát các pháp ấy. Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa quán sát sắc cho đến thức phi thường phi vô thường, phi vui phi khổ, phi ngã phi vô ngã, phi tịnh phi bất tịnh, phi không phi bất không, phi hữu tướng phi vô tướng, phi hữu nguyện phi vô nguyện, phi vắng lặng phi chẳng vắng lặng, phi xa lìa phi chẳng xa lìa.

Quán sát nhãn xứ cho đến ý xứ phi thường phi vô thường, phi vui phi khổ, phi ngã phi vô ngã, phi tịnh phi bất tịnh, phi không phi bất không, phi hữu tướng phi vô tướng, phi hữu nguyện phi vô nguyện, phi vắng lặng phi chẳng vắng lặng, phi xa lìa phi chẳng xa lìa.

Quán sát sắc xứ cho đến pháp xứ phi thường phi vô thường, phi vui phi khổ, phi ngã phi vô ngã, phi tịnh phi bất tịnh, phi không phi bất không, phi hữu tướng phi vô tướng, phi hữu nguyện phi vô nguyện, phi vắng lặng phi chẳng vắng lặng, phi xa lìa phi chẳng xa lìa.

Quán sát nhãn giới cho đến ý giới phi thường phi vô thường, phi vui phi khổ, phi ngã phi vô ngã, phi tịnh phi bất tịnh, phi không phi bất không, phi hữu tướng phi vô tướng, phi hữu nguyện phi vô nguyện, phi vắng lặng phi chẳng vắng lặng, phi xa lìa phi chẳng xa lìa.

Quán sát sắc giớio đến pháp giới phi thường phi vô thường, phi vui phi khổ, phi ngã phi vô ngã, phi tịnh phi bất tịnh, phi không phi bất không, phi hữu tướng phi vô tướng, phi hữu nguyện phi vô nguyện, phi vắng lặng phi chẳng vắng lặng, phi xa lìa phi chẳng xa lìa.

Quán sát nhãn thức giớio đến ý thức giới phi thường phi vô thường, phi vui phi khổ, phi ngã phi vô ngã, phi tịnh phi bất tịnh, phi không phi bất không, phi hữu tướng phi vô tướng, phi hữu nguyện phi vô nguyện, phi vắng lặng phi chẳng vắng lặng, phi xa lìa phi chẳng xa lìa.

Quán sát nhãn xúc cho đến ý xúc phi thường phi vô thường, phi vui phi khổ, phi ngã phi vô ngã, phi tịnh phi bất tịnh, phi không phi bất không, phi hữu tướng phi vô tướng, phi hữu nguyện phi vô nguyện, phi vắng lặng phi chẳng vắng lặng, phi xa lìa phi chẳng xa lìa.

Quán sát nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ phi thường phi vô thường, phi vui phi khổ, phi ngã phi vô ngã, phi tịnh phi bất tịnh, phi không phi bất không, phi hữu tướng phi vô tướng, phi hữu nguyện phi vô nguyện, phi vắng lặng phi chẳng vắng lặng, phi xa lìa phi chẳng xa lìa.

Quán sát bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa phi thường phi vô thường, phi vui phi khổ, phi ngã phi vô ngã, phi tịnh phi bất tịnh, phi không phi bất không, phi hữu tướng phi vô tướng, phi hữu nguyện phi vô nguyện, phi vắng lặng phi chẳng vắng lặng, phi xa lìa phi chẳng xa lìa.

Quán sát nội không cho đến vô tánh tự tánh không phi thường phi vô thường, phi vui phi khổ, phi ngã phi vô ngã, phi tịnh phi bất tịnh, phi không phi bất không, phi hữu tướng phi vô tướng, phi hữu nguyện phi vô nguyện, phi vắng lặng phi chẳng vắng lặng, phi xa lìa phi chẳng xa lìa.

Quán sát bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi phi thường phi vô thường, phi vui phi khổ, phi ngã phi vô ngã, phi tịnh phi bất tịnh, phi không phi bất không, phi hữu tướng phi vô tướng, phi hữu nguyện phi vô nguyện, phi vắng lặng phi chẳng vắng lặng, phi xa lìa phi chẳng xa lìa.

Như vậy cho đến quán sát Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng phi thường phi vô thường, phi vui phi khổ, phi ngã phi vô ngã, phi tịnh phi bất tịnh, phi không phi bất không, phi hữu tướng phi vô tướng, phi hữu nguyện phi vô nguyện, phi vắng lặng phi chẳng vắng lặng, phi xa lìa phi chẳng xa lìa.

Quán sát tất cả tam ma địa môn, tất cả đà la ni môn phi thường phi vô thường, phi vui phi khổ, phi ngã phi vô ngã, phi tịnh phi bất tịnh, phi không phi bất không, phi hữu tướng phi vô tướng, phi hữu nguyện phi vô nguyện, phi vắng lặng phi chẳng vắng lặng, phi xa lìa phi chẳng xa lìa.

Như vậy cho đến quán sát nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí phi thường phi vô thường, phi vui phi khổ, phi ngã phi vô ngã, phi tịnh phi bất tịnh, phi không phi bất không, phi hữu tướng phi vô tướng, phi hữu nguyện phi vô nguyện, phi vắng lặng phi chẳng vắng lặng, phi xa lìa phi chẳng xa lìa.

Xá Lợi Tử! Đây thảy gọi là quán sát các pháp. Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa nên tác quán sát các pháp như vậy.

Bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Nhân giả! Duyên nào tác thuyết như vầy: Sắc chẳng sanh chẳng diệt tức phi sắc, thọ tưởng hành thức chẳng sanh chẳng diệt cũng phi thọ tưởng hành thức? Như vậy cho đến nhất thiết trí chẳng sanh chẳng diệt tức phi nhất thiết trí; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng sanh chẳng diệt cũng phi đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí?

Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử! Sắc, sắc tánh không; thọ tưởng hành thức, thọ tưởng hành thức tánh không. Trong tánh không đây vô sanh vô diệt, cũng vô sắc cho đến thức. Do đây nên nói sắc chẳng sanh chẳng diệt tức phi sắc, thọ tưởng hành thức

chẳng sanh chẳng diệt cũng phi thọ tưởng hành thức.

Xá Lợi Tử! Như vậy cho đến nhất thiết trí, nhất thiết trí tánh không; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí tánh không. Trong tánh không đây vô sanh vô diệt, cũng vô nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Do đây nên nói nhất thiết trí chẳng sanh chẳng diệt tức phi nhất thiết trí; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng sanh chẳng diệt cũng phi đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Nhân giả! Duyên nào tác thuyết như vầy: Sắc chẳng hai tức phi sắc, thọ tưởng hành thức chẳng hai cũng phi thọ tưởng hành thức? Như vậy cho đến nhất thiết trí chẳng hai tức phi nhất thiết trí; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng hai cũng phi đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí?

Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử! Hoặc sắc hoặc chẳng hai, hoặc thọ tưởng hành thức hoặc chẳng hai. Tất cả như thế đều chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, vô sắc, vô kiến, vô đối, nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Do đây nên nói sắc chẳng hai tức phi sắc, thọ tưởng hành thức chẳng hai cũng phi thọ tưởng hành thức.

Xá Lợi Tử! Như vậy cho đến hoặc nhất thiết trí hoặc chẳng hai; hoặc đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc chẳng hai. Tất cả như thế đều chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, vô sắc, vô kiến, vô đối, nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Do đây nên nói nhất thiết trí chẳng hai tức phi nhất thiết trí; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng hai cũng phi đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Nhân giả! Duyên nào tác thuyết như vầy: Sắc vào pháp số chẳng hai, thọ tưởng hành thức vào pháp số chẳng hai? Như vậy cho đến nhất thiết trí vào pháp số chẳng hai; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vào pháp số chẳng hai?

Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác vô sanh vô diệt, vô sanh vô diệt chẳng khác sắc; sắc tức là vô sanh vô diệt, vô sanh vô diệt tức là sắc. Thọ tưởng hành thức chẳng khác vô sanh vô diệt, vô sanh vô diệt chẳng khác thọ tưởng hành thức; thọ tưởng hành thức tức là vô sanh vô diệt, vô sanh vô diệt tức là thọ tưởng hành thức. Do đây nên nói sắc vào pháp số không hai, thọ tưởng hành thức vào pháp số không hai.

Xá Lợi Tử! Như vậy cho đến nhất thiết trí chẳng khác vô sanh vô diệt, vô sanh vô diệt chẳng khác nhất thiết trí; nhất thiết trí tức là vô sanh vô diệt, vô sanh vô diệt tức là nhất thiết trí. Đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng khác vô sanh vô diệt, vô sanh vô diệt chẳng khác đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí tức là vô sanh vô diệt, vô sanh vô diệt tức là đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Do đây nên nói nhất thiết trí vào pháp số không hai; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vào pháp số không hai.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu khi Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa quán sát các pháp, khi ấy Bồ tát Ma ha tát thấy ngã vô sanh rốt ráo tịnh vậy, cho đến thấy kiến giả vô sanh rốt ráo tịnh vậy. Thấy sắc vô sanh rốt ráo tịnh vậy, cho đến thấy thức vô sanh rốt ráo tịnh vậy. Thấy nhãn xứ vô sanh rốt ráo tịnh vậy, cho đến thấy ý xứ vô sanh rốt ráo tịnh vậy. Thấy sắc xứ vô sanh rốt ráo tịnh vậy, cho đến thấy pháp xứ vô sanh rốt ráo tịnh vậy.

Thấy nhãn giới vô sanh rốt ráo tịnh vậy, cho đến thấy ý giới vô sanh rốt ráo tịnh vậy. Thấy sắc giới vô sanh rốt ráo tịnh vậy, cho đến thấy pháp giới vô sanh rốt ráo tịnh vậy. Thấy nhãn thức giới vô sanh rốt ráo tịnh vậy, cho đến thấy ý thức giới vô sanh rốt ráo tịnh vậy. Thấy nhãn xúc vô sanh rốt ráo tịnh vậy, cho đến thấy ý xúc vô sanh rốt ráo tịnh vậy. Thấy nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sanh rốt ráo tịnh vậy, cho đến thấy ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sanh rốt ráo tịnh vậy.

Thấy bố thí Ba la mật đa vô sanh rốt ráo tịnh vậy, cho đến thấy Bát nhã Ba la mật đa vô sanh rốt ráo tịnh vậy. Thấy nội không vô sanh rốt ráo tịnh vậy, cho đến thấy vô tánh tự tánh không vô sanh rốt ráo tịnh vậy. Thấy bốn niệm trụ vô sanh rốt ráo tịnh vậy, cho đến thấy tám thánh đạo chi vô sanh rốt ráo tịnh vậy. Như vậy cho đến thấy Phật mười lực vô sanh rốt ráo tịnh vậy, cho đến thấy mười tám pháp Phật bất cộng vô sanh rốt ráo tịnh vậy.

Thấy tất cả tam ma địa môn vô sanh rốt ráo tịnh vậy, thấy tất cả đà la ni môn vô sanh rốt ráo tịnh vậy. Như vậy cho đến thấy nhất thiết trí vô sanh rốt ráo tịnh vậy; thấy đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vô sanh rốt ráo tịnh vậy.

Thấy pháp Dị sanh vô sanh rốt ráo tịnh vậy, thấy Dị sanh vô sanh rốt ráo tịnh vậy. Thấy pháp Dự lưu vô sanh rốt ráo tịnh vậy, thấy Dự lưu vô sanh rốt ráo tịnh vậy. Thấy pháp Nhất lai vô sanh rốt ráo tịnh vậy, thấy Nhất lai vô sanh rốt ráo tịnh vậy. Thấy pháp Bất hoàn vô sanh rốt ráo tịnh vậy, thấyBất hoàn vô sanh rốt ráo tịnh vậy. Thấy pháp A la hán vô sanh rốt ráo tịnh vậy, thấy A la hán vô sanh rốt ráo tịnh vậy. Thấy pháp Độc giác vô sanh rốt ráo tịnh vậy, thấy Độc giác vô sanh rốt ráo tịnh vậy. Thấy tất cả pháp Bồ tát vô sanh rốt ráo tịnh vậy, thấy tất cả Bồ tát vô sanh rốt ráo tịnh vậy. Thấy pháp chư Phật vô sanh rốt ráo tịnh vậy, thấy chư Phật vô sanh rốt ráo tịnh vậy. Thấy pháp tất cả hữu tình vô sanh rốt ráo tịnh vậy, thấy tất cả hữu tình vô sanh rốt ráo tịnh vậy.

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 17

Quyển thứ:  | 401  | 402  | 403  |  404  | 405

406  | 407  | 408  | 409  | 410  | 411  | 412  | 413  | 414  | 415

 416  | 417  | 418  | 419  | 420  | 421  | 422  | 423  | 424  | 425

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Phước Sơn Trần Minh
Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

mua xuan trong dao phat CHÙA SÙNG KHÁNH Thà Gi gõ ngẠm chua vinh trang Lễ húy kỵ Hòa thượng Tăng thống Bửu Ung niệm HƯ VÂN rung Khánh Hòa Lễ húy nhật tổ khai sơn chùa Đức tin mầu nhiệm tứ le Thích Trí Nghiêm Về quê thật lòng phat phap hạt cơm này con xin dâng nguyên vong Vu lan Sinh tố bơ Suy nhược tinh thần hãy nghĩ ngay đến tương Sống bình an và hiến tặng bình an a di da 2012 トo ap ngá chu bÃƒÆ o bo tắm phật Diễn quan he giua nha nuoc va cong dan theo kinh dien niêm linh dùng mot bún 5 thói quen nguy hiểm làm dạ dày xuống cuoi học phật Cây sen cạn làm thuốc phật giáo là trí tín chứ không mê tín trống rụng