Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 18

Quyển Thứ 450

HỘI THỨ HAI 

Phẩm

NGHĨA THẲM SÂU

Thứ  55  -  2 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Vì sao sắc cũng gọi thẳm sâu. Vì sao thọ tưởng hành thức cũng gọi thẳm sâu. Như vậy cho đến vì sao tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát cũng gọi thẳm sâu. Vì sao chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng gọi thẳm sâu ?

Phật bảo : Thiện Hiện ! Sắc chơn như thẳm sâu nên sắc cũng gọi thẳm sâu, thọ tưởng hành thức chơn như thẳm sâu nên thọ tưởng hành thức cũng gọi thẳm sâu. Như vậy cho đến tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát chơn như thẳm sâu nên tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát cũng gọi thẳm sâu. Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chơn như  thẳm sâu nên chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng gọi thẳm sâu.

Bấy giờ, Thiện Hiện lại thưa Phật rằng : Vì sao sắc chơn như thẳm sâu. Vì sao thọ tưởng hành thức chơn như thẳm sâu. Như vậy cho đến vì sao tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát chơn như thẳm sâu. Vì sao chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chơn như thẳm sâu ?

Phật bảo : Thiện Hiện ! Sắc chơn như chẳng tức sắc, chẳng rời sắc, vậy nên thẳm sâu. Thọ tưởng hành thức chơn như chẳng tức thọ tưởng hành thức, chẳng rời thọ tưởng hành thức, vậy nên thẳm sâu. Như vậy cho đến tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát chơn như chẳng tức tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, chẳng rời tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, vậy nên thẳm sâu. Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chơn như chẳng tức chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chẳng rời chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vậy nên thẳm sâu.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng : Như Lai rất lạ, nhiệm mầu khéo léo, vì Bồ tát Ma ha tát Bất thối chuyển ngăn khiển các sắc chỉ rõ Niết bàn, ngăn khiển thọ tưởng hành thức chỉ rõ Niết bàn. Như vậy cho đến ngăn khiển tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát chỉ rõ Niết bàn, ngăn khiển chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chỉ rõ Niết bàn. Thế Tôn rất lạ, nhiệm mầu khéo léo, vì Bồ tát Ma ha tát Bất thối chuyển ngăn khiển tất cả pháp hoặc sắc hoặc phi sắc, hoặc hữu kiến hoặc vô kiến, hoặc hữu đối hoặc vô đối, hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc cộng hoặc bất cộng, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc hữu vi hoặc vô vi, chỉ rõ Niết bàn.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Như Lai rất lạ, nhiệm mầu khéo léo, vì Bồ tát Ma ha tát Bất thối chuyển ngăn khiển các sắc chỉ rõ Niết bàn, ngăn khiển thọ tưởng hành thức chỉ rõ Niết bàn. Cho đến Thế Tôn rất lạ, nhiệm mầu khéo léo, vì Bồ tát Ma ha tát ngăn khiển tất cả pháp hoặc sắc hoặc phi sắc, hoặc hữu kiến hoặc vô kiến, hoặc hữu đối hoặc vô đối, hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc cộng hoặc bất cộng, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc hữu vi hoặc vô vi, chỉ rõ Niết bàn.

Lại nữa, Thiện Hiện ! Các Bồ tát Ma ha tát nên đối các chỗ thẳm sâu như thế, nương dựa lý thú tương ưng Bát nhã Ba la mật đa, suy nghĩ xét kỹ, quan sát cân lường, nên khởi nghĩ này : Ta nay nên như Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã dạy mà trụ. Ta nay nên như Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà học.

Thiện Hiện ! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng đối các chỗ thẳm sâu như thế, nương dựa lý thú tương ưng Bát nhã Ba la mật đa, suy nghĩ xét kỹ, quan sát cân lường, như Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã dạy mà trụ, như Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà học. Bồ tát Ma ha tát này do năng tinh siêng tu học như thế, nương Bát nhã Ba la mật đa sa, khởi một tâmniệm hãy năng nhiếp lấy vô lượng vô số vô biên căn lành, vượt vô lượng kiếp sanh tử trôi lăn, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, huống năng không xen hở thường tu Bát nhã Ba la mật đa, hằng trụ tác ý tương ưng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Như ngươi đa dục cùng gái xinh đẹp yêu đắm lẫn nhau, đồng ý ước hẹn. Gái kia bị trở ngại chẳng đến chỗ hẹn, dục tâm người này xí thịnh chảy tinh. Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Dục niệm người ấy nghĩ ở chỗ nào chuyển ?

Bạch Thế Tôn ! Dục niệm người này nơi chỗ nữ chuyển. Là khởi nghĩ này : Kia sao phải đến cùng hợp nơi đây vui mừng giỡn khoái.

Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Người ấy lòng dục ngày đêm sanh mấy lần ? Bạch Thế Tôn ! Người này ngày đêm nghĩ dục rất nhiều.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, khởi tâm một niệm như Bát nhã Ba la mật đa đã thuyết mà học, vượt khỏi kiếp số sanh tử trôi lăn, cùng người đa dục trải một ngày đêm đã khởi nghĩ dục, số lượng ấy ngang bằng.

Thiện Hiện ! Bồ tát Ma ha tát này tùy nương nghĩa lý Bát nhã Ba la mật đa đã thuyết, suy nghĩ tu học, tùy năng giải thoát, năng phá được bao nhiêu tội lỗi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vậy nên, Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu tinh siêng tu học, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Nếu Bồ tát Ma ha tát như Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, trải một ngày đêm chỗ được công đức, nếu công đức này có hình lượng hẳn hoi, thế giới chư Phật Tam thiên đại thiên ngang cát Căng già chẳng dung chứa hết. Giả sử các công đức khác đầy rẫy thế giới Phật Tam thiên đại thiên như cát Căng già, sánh công đức này trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, trăm ngàn phần chẳng kịp một, cho đến cực số phần cũng chẳng kịp một.

Lại nữa, Thiện Hiện ! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, dù trải số đại kiếp cát Căng già, bố thí cúng dường Phật Pháp Tăng bảo. Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Bồ tát Ma ha tát này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng ?

Thiện Hiện đáp rằng : Bạch Thế Tôn ! Rất nhiều. Phước kia vô lượng vô số vô biên.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu trải một ngày đêm như thuyết mà học, chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Sở dĩ vì sao ?  Thiện Hiện ! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu là đường chúng các Bồ tát Ma ha tát phải đi. Chúng các Bồ tát Ma ha tát đi đường đây nên mau tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện ! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, dù trải số đại kiếp cát Căng già bố thí cúng dường Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Ðộc giác, Bồ tát và các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác. Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Bồ tát Ma ha tát này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng ?

Thiện Hiện đáp rằng : Bạch Thế Tôn ! Rất nhiều. Phước kia vô lượng vô số vô biên.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu trải một ngày đêm như  thuyết mà học, chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Sở dĩ vì sao ? Thiện Hiện ! Các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu vượt các Thanh văn và bậc Ðộc giác, mau vào Bồ tát Chánh tánh ly sanh, lại lần lữa tu hành các hạnh Bồ tát mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện ! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa dù trải số đại kiếp cát Căng già tinh siêng tu học bố thí, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã. Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Bồ tát Ma ha tát này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng ?

Thiện Hiện đáp rằng : Bạch Thế Tôn ! Rất nhiều. Phước kia vô lượng vô số vô biên.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, trải một ngày đêm tinh siêng tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã, chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Sở dĩ vì sao ?

Thiện Hiện ! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu là mẹ các Bồ tát Ma ha tát. Vì cớ sao ? Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu năng sanh chúng Bồ tát Ma ha tát. Tất cả chúng Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu mau được viên mãn các Phật pháp vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện ! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, dù trải số đại kiếp cát Căng già đem pháp bố thí tất cả hữu tình. Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Bồ tát Ma ha tát này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng ?

Thiện Hiện đáp rằng : Bạch Thế Tôn ! Rất nhiều. Phước kia vô lượng vô số vô biên.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, trải một ngày đêm đem pháp bố thí tất cả hữu tình, chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Sở dĩ vì sao ?

Thiện Hiện ! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, thời là xa lìa Nhất thiết trí trí. Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, thời là chẳng xa lìa Nhất thiết trí trí. Vậy nên, Thiện Hiện ! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường nên chẳng lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

 

Lại nữa, Thiện Hiện ! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, dù trải số đại kiếp cát Căng già tu hành bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa. An trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không. An trụ chơn như cho đến bất tư nghì giới. An trụ khổ tập diệt đạo thánh đế. Tu hành bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Tu hành tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Tu hành không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Tu hành Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Tu hành tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn. Tu hành năm nhãn, sáu thần thông. Tu hành Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Tu hành pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Tu hành nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Bồ tát Ma ha tát này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng ?

Thiện Hiện đáp rằng : Bạch Thế Tôn ! Rất nhiều. Phước kia vô lượng vô số vô biên.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, trải một ngày đêm tu hành bố thí Ba la mật đa cho đến tu hành nhất thiết tướng trí, chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Sở dĩ vì sao ?

Thiện Hiện ! Bồ tát Ma ha tát này chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, đối Nhất thiết trí trí mà có quay lui, không có lẽ ấy. Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, đối Nhất thiết trí trí mà có quay lui, đây có lẽ ấy. Vậy nên, Thiện Hiện ! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường nên chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

 

Lại nữa, Thiện Hiện ! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, dù trải số đại kiếp cát Căng già tu hành các thứ thí của thí pháp, ở chỗ thanh vắng buộc niệm suy nghĩ, phước đã tu trước cùng tất cả hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Bồ tát Ma ha tát này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng ?

Thiện Hiện đáp rằng : Bạch Thế Tôn ! Rất nhiều. Phước kia vô lượng vô số vô biên.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, trải một ngày đêm tu hành các thứ thí của thí pháp, ở chỗ thanh vắng buộc niệm suy nghĩ, phước đã tu trước cùng tất cả hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Sở dĩ vì sao ?

Thiện Hiện ! Nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu sở khởi hồi hướng, phải biết đấy là hồi hướng rất hơn. Xa lìa Bát nhã Ba la mật đa sở khởi hồi hướng, phải biết đấy là hồi hướng thấp kém. Vì cớ sao ?

Thiện Hiện ! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu năng cùng tất cả Bồ đề phần pháp làm dẫn đầu vậy. Vậy nên, Thiện Hiện ! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường nên chẳng lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem sở tu hành các thứ công đức cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện ! Nếu Bồ tát Ma ha tát lìa Bát nhã Ba la mật đa, dù trải số đại kiếp cát Căng già khắp duyên quá khứ, vị lai, hiện tại tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác và các đệ tử công đức căn lành, hòa hợp tùy hỷ cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Bồ tát Ma ha tát này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng ?

Thiện Hiện đáp rằng : Bạch Thế Tôn ! Rất nhiều. Phước kia vô lượng vô số vô biên.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, trải một ngày đêm khắp duyên quá khứ, vị lai, hiện tại tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác và các đệ tử công đức căn lành, hòa hợp tùy hỷ cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Sở dĩ vì sao ?

Thiện Hiện ! Tất cả tùy hỷ hồi hướng công đức căn lành đều lấy Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu mà làm thượng thủ. Vậy nên, Thiện Hiện ! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường nên chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đối các căn lành tùy hỷ hồi hướng sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Như Phật đã nói, các hành đều là phân biệt sở tác, sanh từ vọng tưởng, đều chẳng thật có. Bởi nhân duyên nào các Bồ tát Ma ha tát này đẳng hành của thí thảy được phước vô số vô lượng vô biên ? Bạch Thế Tôn ! Phân biệt sở tác phước của thí thảy, lẽ chẳng khởi được chơn thật chánh kiến, chẳng thể tới vào Chánh tánh ly sanh. Chẳng năng được quả Dự lưu, hoặc quả Nhấ lai, hoặc quả Bất hoàn, hoặc quả A la hán, hoặc Ðộc giác Bồ đề. Cũng chẳng năng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ?

Phật nói : Thiện Hiện ! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Các hành đều là phân biệt sở tác, sanh từ vọng tưởng, đều chẳng thật có. Phân biệt sở tác phước của thí thảy chẳng năng phát khởi chơn thật chánh kiến, chẳng thể tới vào Chánh tánh ly sanh. Chẳng năng được quả Dự lưu cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu biết tất cả pháp chủng phân biệt sở tác của thí thảy không, vô sở hữu, hư dối chẳng thật. Sở dĩ vì sao ? Thiện Hiện ! Ta nói tất cả pháp phân biệt sở tác của thí thảy vô chẳng đều không, tánh tướng chẳng có, là hư dối, chẳng phải chắc thật. Vì cớ sao ? Thiện Hiện ! Các Bồ tát Ma ha tát khéo học nội không cho đến khéo học vô tánh tự tánh không, như Phật đã nói mà thông đạt vậy.

Thiện Hiện ! Bồ tát Ma ha tát này an trụ không rồi, như như quan sát phân biệt sở tác phước của thí thảy không, vô sở hữu, hư dối chẳng thật, như vậy, như vậy được chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Như như chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, như vậy như vậy được phước vô số vô lượng vô biên. Do nhân duyên đây khởi thật chánh kiến, cũng tới vào được Chánh tánh ly sanh, cho đến năng chứng sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, Thiện Hiện lại thưa Phật rằng : Ðã nói vô số vô lượng vô biên có sai khác nào ?

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nói vô số là số chẳng thể được, số chẳng thể ở trong giới hữu vi, số chẳng thể ở trong giới vô vi. Nói vô lượng là lượng chẳng thể được, lượng chẳng thể ở trong pháp quá khứ, lượng chẳng thể ở trong pháp vị lai, lượng chẳng thể ở trong pháp hiện tại. Nói vô biên là biên chẳng thể được, chẳng thể so lường ngằn mékia vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng : Bạch Thế Tôn ! Vả có nhân duyên sắc cũng nói vô số vô lượng vô biên, thọ tưởng hành thức cũng nói vô số vô lượng vô biên chăng ?

Phật nói : Thiện Hiện ! Có nhân duyên nên sắc cũng nói vô số vô lượng vô biên, thọ tưởng hành thức cũng nói vô số vô lượng vô biên.

Bấy giờ, Thiện Hiện lại thưa Phật rằng : Nhân duyên nào nên sắc cũng nói vô số vô lượng vô biên, thọ tưởng hành thức cũng nói vô số vô lượng vô biên ?

Phật bảo : Thiện Hiện ! Sắc tự tánh không, nên cũng nói vô số vô lượng vô biên. Thọ tưởng hành thức tự tánh không, nên cũng nói vô số vô lượng vô biên.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng : Vì chỉ sắc tự tánh không, thọ tưởng hành thức tự tánh không, hay tất cả pháp cũng đều tự tánh không ư ?

Phật bảo : Thiện Hiện ! Ta trước đâu chẳng nói tất cả pháp đều tự tánh không ?

Thiện Hiện thưa rằng : Tuy Phật thường nói tất cả pháp đều tự tánh không, thời tôi cũng đã rõ, mà các hữu tình chẳng biết thấy hiểu, nên tôi nay đây lại khởi hỏi này.

Bạch Thế Tôn ! Tất cả pháp tự tánh không, tức là vô tận, cũng là vô số, cũng là vô lượng, cũng là vô biên ? Bạch Thế Tôn ! Tất cả pháp trong tự tánh không, tận chẳng thể được, số chẳng thể được, lượng chẳng thể được, biên chẳng thể được. Do nhân duyên đây vô tận vô số vô lượng vô biên, hoặc nghĩa hoặc văn đều không sai khác ?

Phật bảo : Thiện Hiện ! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Vô tận vô số vô lượng vô biên, hoặc nghĩa hoặc văn đều không sai khác, đều đồng hiển rõ các pháp không vậy.

Thiện Hiện ! Tất cả pháp không đều chẳng thể nói. Như Lai phương tiện nói là vô tận, hoặc nói vô số, hoặc nói vô lượng, hoặc nói vô biên, hoặc nói là không, hoặc nói vô tướng, hoặc nói vô nguyện, hoặc nói vô tác, hoặc nói vô sanh, hoặc nói vô diệt, hoặc nói lìa nhiễm, hoặc nói lặng diệt, hoặc nói Niết bàn, hoặc nói chơn như, hoặc nói thật tế. Những nghĩa như thế đều là Như Lai phương tiện diễn nói.

Bấy giờ, Thiện Hiện lại thưa Phật rằng : Thế Tôn rất lạ, phương tiện khéo léo, thật tướng các pháp chẳng thể tuyên nói mà vì hữu tình phương tiện chỉ rõ. Bạch Thế Tôn ! Như tôi hiểu nghĩa Phật đã thuyết đó, tất cả pháp tánh đều bất khả thuyết ?

Phật bảo : Thiện Hiện ! Như vậy, như vậy. Tất cả pháp tánh đều bất khả thuyết. Vì cớ sao ? Tất cả pháp tánh đều rốt ráo không, không có kẻ năng tuyên nói rốt ráo không.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng : Nghĩa bất khả thuyết có tăng giảm chăng ?

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nghĩa bất khả thuyết không tăng không giảm.

Bấy giờ, Thiện Hiện lại thưa rằng : Nếu nghĩa bất khả thuyết không tăng không giảm ấy, thời bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa cũng lẽ không tăng không giảm. Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi cũng lẽ không tăng không giảm. Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng lẽ không tăng không giảm. Tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cũng lẽ không tăng không giảm. Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng lẽ không tăng không giảm. Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa cũng lẽ không tăng không giảm. Ðà la ni môn, tam ma địa môn cũng lẽ không tăng không giảm. Năm nhãn, sáu thần thông cũng lẽ không tăng không giảm. Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng lẽ không tăng không giảm. Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả cũng lẽ không tăng không giảm. Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng lẽ không tăng không giảm.

Bạch Thế Tôn ! Nếu sáu Ba la mật đa không tăng không giảm, cho đến nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng không tăng không giảm; thời lẽ sáu Ba la mật đa vô sở hữu, cho đến nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng vô sở hữu. Nếu sáu Ba la mật đa vô sở hữu cho đến nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng vô sở hữu; làm sao Bồ tát Ma ha tát tu hành sáu Ba la mật đa cho đến nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ?

Phật nói : Thiện Hiện ! Như vậy, như vậy ! Nghĩa bất khả thuyết không tăng không giảm, sáu Ba la mật đa cũng không tăng không giảm, cho đến nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng không tăng không giảm. Nghĩa bất khả thuyết vô sở hữu, sáu Ba la mật đa cũng vô sở hữu, cho đến nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng vô sở hữu.

Thiện Hiện ! Các Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa, an trụ Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo, chẳng khởi nghĩa này : Ta đối bát nhã Ba la mật đa cho đến bố thí Ba la mật đahoặc tăng hoặc giảm. Chỉ khởi nghĩ này : Duy có danh tưởng gọi là bát nhã Ba la mật đa cho đến bố thí Ba la mật đa.

Thiện Hiện ! Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành bố thí Ba la mật đa, đem tác ý cùng hành bố thí Ba la mật đa đây và nương đây khởi tâm cùng căn lành, cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, như Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nhiệm mầu sâu thẳm mà khởi hồi hướng. Như vậy cho đến khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem tác ý cùng hành Bát nhã Ba la mật đa đây và nương đây khởi tâm cùng căn lành, cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, như Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nhiệm mầu sâu thẳm mà khởi hồi hướng. Nhờ sức hồi hướng khéo léo đây chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Sao gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ?

Phật bảo : Thiện Hiện ! Tất cả pháp chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Khi ấy, Thiện Hiện lại thưa Phật rằng : Sao gọi tất cả pháp chơn như mà nói tất cả pháp chơn như đây gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ?

Phật bảo : Thiện Hiện ! Các sắc chơn như, thọ tưởng hành thức chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nhãn xứ chơn như cho đến ý xứ chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sắc xứ chơn như cho đến pháp xứ chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nhãn giới chơn như cho đến ý giới chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sắc giới chơn như cho đến pháp giới chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nhãn thức giới chơn như cho đến ý thức giới chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nhãn xúc chơn như cho đến ý xúc chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Ðịa giới chơn như cho đến thức giới chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vô minh chơn như cho đến lão tử chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Bố thí Ba la mật đa chơn như cho đến bát nhã Ba la mật đa chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nội không chơn như cho đến vô tánh tự tánh không chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Khổ thánh đế chơn như, tập diệt đạo thánh đế chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bốn niệm trụ chơn như cho đến tám thánh đạo chi chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Bốn tĩnh lự chơn như; bốn vô lượng, bốn vô sắc định chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tám giải thoát chơn như; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Không giải thoát môn chơn như; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Tịnh quán địa chơn như cho đến Như Lai địa chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Cực hỷ địa chơn như cho đến Pháp vân địa chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Ðà la ni môn chơn như, tam ma địa môn chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Năm nhãn chơn như, sáu thần thông chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Phật mười lực chơn như cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Pháp vô vong thất chơn như, tánh hằng trụ xả cn, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Quả Dự lưu chơn như cho đến Ðộc giác Bồ đề chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nhất thiết trí chơn như; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sanh tử chơn như, Niết bàn chơn như, đấy gọi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện ! Tất cả chơn như không tăng không giảm, nên chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng không tăng không giảm.

Thiện Hiện ! Các Bồ tát Ma ha tát chẳng lìa Bát nhã Ba la mật đa thường ưa an trụ các pháp chơn như, đều chẳng thấy pháp có tăng có giảm. Do nhân duyên đây nghĩa bất khả thuyết không tăng không giảm. Bố thí Ba la mật đa cũng không tăng không giảm; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa cũng không tăng không giảm. Cho đến nhất thiết trí cũng không tăng không giảm; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng không tăng không giảm. Nghĩa bất khả thuyết vô sở hữu, sáu Ba la mật đa cũng vô sở hữu. Cho đến nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng vô sở hữu. Thiện Hiện ! Các Bồ tát Ma ha tát nương dựa vô tăng giảm, vô sở hữu làm phương tiện, tu hành Bát nhã Ba la mật đa, do đây làm cửa nhóm các công đức, bèn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương dựa vô tăng giảm, vô sở hữu làm phương tiện, tu hành Bát nhã Ba la mật đa, do đây làm cửa nhóm các công đức, bèn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ấy. Bồ tát Ma ha tát này là tâm trước khởi năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, hay tâm sau khởi năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ? Bạch Thế Tôn ! Bồ tát Ma ha tát này, nếu tâm trước khởi năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, khi tâm trước khởi, tâm sau chưa khởi, không nghĩa hòa hợp. Nếu tâm sau khởi năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, khi tâm sau khởi, tâm trước đã diệt, không nghĩa hòa hợp. Như vậy trước sau phát tâm, tâm sở, tiến thối suy gạn không nghĩa hòa hợp, làm sao chứa nhóm được căn lành ? Nếu các căn lành chẳng thể chứa nhóm, thời các thắng trí không do đâu được sanh. Thắng trí chẳng sanh, như sao Bồ tát năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ?

Phật bảo : Thiện Hiện ! Ta sẽ vì ngươi lược nói thí dụ, khiến kẻ có trí đối nghĩa đã nói dễ dàng hiểu được. Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Như khi đốt đèn là ngọn lửa trước năng cháy tim hay ngọn lửa sau năng cháy tim ?

Thiện Hiện đáp rằng : Như ý tôi hiểu, chẳng phải ngọn lửa trước năng cháy tim, cũng chẳng rời ngọn lửa trước năng cháy tim; chẳng phải ngọn lửa sau năng cháy tim, cũng chẳng rời ngọn lửa sau năng cháy tim.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Chính khi đốt đèn, tim là bị cháy chăng ?

Phật bảo : Thiện Hiện ! Các Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng lại như thế. Chẳng phải sơ tâm khởi năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chẳng rời sơ tâm khởi năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; chẳng phải hậu tâm khởi năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chẳng rời hậu tâm khởi năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Mà các Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa, khiến các căn lành lần lần tăng trưởng, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện ! Các Bồ tát Ma ha tát từ sơ phát tâm, tu hành Bát nhã Ba la mật đa viên mãn mười địa, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, Thiện Hiện thưa rằng : Bạch Thế Tôn ! Các Bồ tát Ma ha tát tu học những mười địa nào viên mãn, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ?

Phật bảo : Thiện Hiện ! Các Bồ tát Ma ha tát tu hành Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa khiến cho viên mãn, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Cũng học Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa khiến cho viên mãn, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện ! Các Bồ tát Ma ha tát đối mười địa đây tinh siêng tu học khi được viên mãn, chẳng sơ tâm khởi năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chẳng rời sơ tâm khởi năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; chẳng hậu tâm khởi năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chẳng rời hậu tâm khởi năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Mà các Bồ tát Ma ha tát tinh siêng tu học mười địa viên mãn, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng : Bạch Thế Tôn ! Như Lai đã nói lý thú duyên khởi rất là thẳm sâu. Rằng các Bồ tát Ma ha tát chẳng sơ tâm khởi năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chẳng rời sơ tâm khởi năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; chẳng hậu tâm khởi năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chẳng rời hậu tâm khởi năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Mà các Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa khiến các căn lành lần lần tăng trưởng, viên mãn mười địa chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Nếu tâm đã diệt sanh lại được chăng ? Thiện Hiện đáp rằng : Bạch Thế Tôn ! Chẳng được.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Nếu tâm đã sanh có pháp diệt chăng ? Thiện Hiện đáp rằng : Bạch Thế Tôn ! Như vậy. Nếu tâm đã sanh, định có pháp diệt.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Có pháp diệt, tâm chẳng phải sẽ diệt chăng ? Thiện Hiện đáp rằng : Bạch Thế Tôn ! Chẳng sẽ.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Tâm trụ là như tâm chơn như chăng ? Thiện Hiện đáp rằng : Bạch Thế Tôn ! Như vậy. Như tâm chơn như, tâm trụ như thế.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nơi hiểu ý sao ? Nếu tâm trụ chơn như , tâm này là thường như chơn như chăng ? Thiện Hiện đáp rằng : Bạch Thế Tôn ! Chẳng thường.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Chơn như các pháp là thẳm sâu chăng ? Thiện Hiện đáp rằng : Bạch Thế Tôn ! Như vậy, chơn như các pháp rất là thẳm sâu.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Tức chơn như là tâm chăng ? Thiện Hiện đáp rằng : Bạch Thế Tôn ! Chẳng phải.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao : Lìa chơn như có tâm chăng ? Thiện Hiện đáp rằng : Bạch Thế Tôn ! Chẳng có.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Như tâm là chơn như chăng ? Thiện Hiện đáp rằng : Bạch Thế Tôn ! Chẳng phải.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Lìa tâm có chơn như chăng ? Thiện Hiện đáp rằng : Bạch Thế Tôn ! Chẳng có.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Chơn như hãy thấy được chơn như chăng ? Thiện Hiện đáp rằng : Bạch Thế Tôn ! Chẳng thấy.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Nếu Bồ tát Ma ha tát hành được như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chăng ?

Thiện Hiện đáp rằng : Bạch Thế Tôn ! Như vậy. Nếu Bồ tát Ma ha tát hành được như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Nếu Bồ tát Ma ha tát hành được như thế là hành chỗ nào ?

Thiện Hiện đáp rằng : Nếu Bồ tát Ma ha tát hành được như thế đều vô sở hành. Sở dĩ vì sao ? Bạch Thế Tôn ! Nếu Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, không tâm hiện hành, không chỗ hiện hành. Vì cớ sao ? Bạch Thế Tôn ! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, trụ trong chơn như đều không hiện hành và chỗ hiện hành, kẻ hiện hành vậy.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Nếu Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu là hành chỗ nào ?

Thiện Hiện đáp rằng : Nếu Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu hành thắng nghĩa đế. Trong đây hiện hành và chỗ hiện hành đều vô sở hữu, năng lấy bị lấy bất khả đắc vậy.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Nếu Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, hành trong thắng nghĩa đế dù chẳng lấy tướng mà hành tướng chăng ? Thiện Hiện đáp rằng : Bạch Thế Tôn ! Chẳng hành.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Bồ tát Ma ha tát này khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, hành trong thắng nghĩa đế là khiển tướng chăng ? Thiện Hiện đáp rằng : Bạch Thế Tôn ! Chẳng khiển.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Nơi ý hiểu sao ? Bồ tát Ma ha tát này khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, hành trong thắng nghĩa đế khiển tưởng tướng chăng ? Thiện Hiện đáp rằng : Bạch Thế Tôn ! Chẳng khiển.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Bồ tát Ma ha tát này khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, vì sao chẳng khiển tướng, cũng chẳng khiển tưởng tướng ?

Thiện Hiện đáp rằng : Bồ tát Ma ha tát này khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng khởi nghĩ này : Ta sẽ khiển tướng và khiển tưởng tướng. Cũng chẳng khởi nghĩ đây : Ta phải khiển vô tướng và khiển tưởng vô tướng. Ðối tất cả thứ đó không phân biệt vậy.

Bạch Thế Tôn ! Bồ tát Ma ha tát này hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, dù năng lìa được các phân biệt như thế mà Phật mười lực, bốn vô sở úy, bôn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thảy vô lượng vô biên công đức thù thắng chưa viên mãn, nên chưa chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bạch Thế Tôn ! Bồ tát Ma ha tát này trọn nên phương tiện khéo léo nhiệm mầu, do phương tiện khéo léo nhiệm mầu đây, đối tất cả pháp chẳng thành chẳng hoại, chẳng lấy chẳng khiển. Vì cớ sao ? Bạch Thế Tôn ! Bồ tát Ma ha tát này đạt tất cả pháp tự tướng không vậy.

Bạch Thế Tôn ! Bồ tát Ma ha tát này trụ trong tất cả pháp tự tướng không, vì độ các hữu tình vào ba tam ma địa, được đại bi nguyện lực dẫn phát thúc tiến, nên nương ba định đây thành thục hữu tình.

Phật bảo : Thiện Hiện ! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói.

Cụ thọ Thiện Hiện liền thưa Phật rằng : Bồ tát Ma ha tát này vì vào ba tam ma địa nào thành thục hữu tình ?

Phật bảo : Thiện Hiện ! Bồ tát Ma ha tát này an trụ Không tam ma địa, thấy các hữu tình kẻ nhiều chấp ngã, ngã sở, dùng sức phương tiện dạy khiến an trụ Không tam ma địa. Bồ tát Ma ha tát này an trụ Vô tướng tam ma địa thấy các hữu tình kẻ nhiều hành các pháp tướng, dùng sức phương tiện dạy khiến an trụ Vô tướng tam ma địa. Bồ tát Ma ha tát này an trụ Vô nguyện tam ma địa, thấy các hữu tình kẻ nhiều có sở nguyện muốn, dùng sức phương tiện dạy khiến an trụ Vô nguyện tam ma địa.

Thiện Hiện ! Bồ tát Ma ha tát này khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, như vậy vào ba tam ma địa đây tùy kia sở ưng, phương tiện thành thục tất cả hữu tình.

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 18

Quyển thứ: 426  | 427 | 428  | 429 | 430

431  | 432 | 433 | 434 | 435 | 436 | 437 | 438 | 439 | 440

 441  | 442 | 443 | 444 | 445 | 446 | 447 | 448 | 449 | 450

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Kim Ngân
Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

nói về tứ trọng ân và tám công thức thuận khoẠhuu トO diễu çš can tu nghiep la gi Học Đại dịch cô đơn ở người âu phat bテケi Trị già câu L盻 ha tinh vu lan ve voi chua but moc chùa thơ địa Miến dong và rau đậu xào chay chết để thay đổi thẩm GiẠhvpgvn tại hà nội tưởng niệm cố nguÓn tin vi sao thap huong kinh phat ca doi khi chet van thích thực angulimala ón duc GiÃƒÆ Thiền để khỏe và đẹp chữa những loi ich cua phap mon niem phat Ä Cần Thơ Cử hành tang lễ Hòa thượng họa dà Sự lo lắng của cha mẹ cũng lây 5 điều nên tránh để có thị lực tốt that Mong ước điều lành lòng từ bi và vấn đề công lý cõng Bài phật Ä á c trở la hơn đêm lăn Đậu hủ chưng tương