Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

QUYỂN THỨ 461

HỘI THỨ HAI

Phẩm

XẢO TIỆN

Thứ 68 – 2

          Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Phật nói Bồ tát Ma ha tát nên đối Bát nhã Ba la mật đa thường siêng tu học ư?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Ta nói Bồ tát Ma ha tát nên đối Bát nhã Ba la mật đa thường siêng tu học.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn đối các pháp được đại tự tại , nên học Bát nhã Ba la mật đa. Sở dĩ vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đủ đại thế lực, khiến chnúg các Bồ tát Ma ha tát đối tất cả pháp được tự tại vậy.

Thiện Hiện! Phải biết Bát nhã Ba la mật đa là chỗ cửa các pháp lành hướng tới, ví như biển cả là chỗ cửa tất cả nước tới. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu bổ đặc già la Thanh văn thừa, hoặc bổ đặc già la Độc giác thừa, hoặc bổ đặc già la Bồ Tát thừa, đều nên đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây thường siêng tu học.

Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa đây khi siêng tu học, nên đối nội không cho đến vô tánh tự tánh không cũng thường an trụ. Nên đối chơn như cho đến bất khả tư nghì giới cũng thường an trụ. Nên đối khổ tập diệt đạo thánh đế cũng thường an trụ.

Nên đối bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi cũng thường tu học. Nên đối bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng thường tu học. Nên đối tám giải thoát cho đến mười biến xứ cũng thường tu học. Nên đối không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng thường tu học.

Nên đối Bồ tát Ma ha tát địa cũng thường tu học. Nên đối tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn cũng thường tu học. Nên đối năm nhãn, sáu thần thông cũng thường tu học. Nên đối Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng thường tu học. Nên đối pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả cũng thường tu học.

Nên đối Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng thường tu học. Nên đối tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát cũng thường tu học. Nên đối chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng thường tu học. Nên đối Nhất thiết trí trí cũng thường tu học.

Thiện Hiện! Ví như người bắn giỏi, áo mũ kiên cố, cung tên như ý, chẳng sợ oán địch. Các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo, đủ các công đức, tất cả ma quân ngoại đạo dị luận chẳng làm khuất được.

Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn mau chứng được Nhất thiết trí trí, nên siêng tu học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng đối Bát nhã Ba la mật đa thường siêng tu học, bèn được chư Phật Thế Tôn mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới thường cùng hộ niệm.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ tát Ma ha tát thường siêng tu học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, bèn được chư Phật Thế Tôn mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới cùng hộ niệm?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng đối Bát nhã Ba la mật đa thường siêng tu học, thời năng tu hành bố thí Ba la mật đa cho đến tu hành Nhất thiết trí trí. Do đây được chư Phật Thế Tôn mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới thường cùng hộ niệm.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bồ tát Ma ha tát này sao là tu hành bố thí Ba la mật đa cho đến tu hành Nhất thiết trí trí, bèn được chư Phật Thế Tôn mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới thường cùng hộ niệm.

Phật bảo: Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành bố thí Ba la mật đa, quán bố thí Ba la mật đa bất khả đắc. Cho đến khi tu hành Nhất thiết trí trí, quán Nhất thiết trí trí bất khả đắc, nên được chư Phật Thế Tôn mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới thường cùng hộ niệm.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như vậy chư Phật Thế Tôn mười phương vô lượng vô số vô biên như sắc bất khả đắc, nên thường cùng hộ niệm Bồ tát Ma ha tát này. Như thọ tưởng hành thức bất khả đắc, nên thường cùng hộ niệm Bồ tát Ma ha tát này. Cho đến như Nhất thiết trí trí bất khả đắc, nên thường hộ niệm Bồ tát Ma ha tát này.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như vậy chư Phật Thế Tôn mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới chẳng bởi sắc, nên thường cùng hộ niệm Bồ tát Ma ha tát này. Chẳng bởi thọ tưởng hành thức, nên thường cùng hộ niệm Bồ tát Ma ha tát này. Cho đến chẳng bởi Nhất thiết trí trí, nên thường cùng hộ niệm Bồ tát Ma ha tát này.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát tuy nhiều chỗ học mà không sở học?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Các Bồ tát Ma ha tát tuy nhiều chỗ học mà không sở học. Sở dĩ vì sao? Thật không có pháp khá khiến chúng Bồ tát Ma ha tát đối trong tu học.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì các Bồ tát Ma ha tát hoặc hẹp hoặc rộng tuyên nói pháp tương ưng sáu thứ Ba la mật đa. Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn mau chứng được Nhất thiết trí, đối pháp giới tương ưng sáu thứ Ba la mật đa, hoặc hẹp hoặc rộng, đều nên long nghe thọ trì đọc tụng, thông lanh rốt ráo. Đã thông lanh rồi, như lý suy nghĩ. Đã suy nghĩ rồi, chính quán sát kỹ. Đã chính quán sát, khiến tâm tâm sở đối tướng sở duyên đều chẳng còn chuyển?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát đối Phật Thế Tôn đã nói pháp giáo tương ưng sáu thứ Ba la mật đa hoặc hẹp hoặc rộng, khi siêng tu học như thật biết rõ tướng hẹp rộng.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ tát Ma ha tát đối tất cả pháp như thật biết rõ tướng hẹp rộng?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát như thật rõ biết chơn như sắc, tướng chơn như thọ tưởng hành thức. Như thật biết rõ tướng chơn như nhãn xứ cho đến tướng chơn như ý xứ. Như thật biết rõ tướng chơn như sắc xứ cho đến tướng chơn như pháp xứ. Như thật biết rõ tướng chơn như nhãn giới cho đến tướng chơn như ý giới. Như thật biết rõ tướng chơn như sắc giới cho đến tướng chơn như pháp giới. Như thật biết rõ tướng chơn như nhãn thức giới cho đến tướng chơn như ý thức giới. Như thật biết rõ tướng chơn như nhãn xúc cho đến tướng chơn như ý xúc. Như thật biết rõ tướng chơn như nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến tướng chơn như ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.

            Như thật biết rõ tướng chơn như địa giới cho đến tướng chơn như thức giới. Như thật biết rõ tướng chơn như nhân duyên cho đến tướng chơn như tăng thượng duyên. Như thật biết rõ tướng chơn như vô minh cho đến tướng chơn như lão tử. Như thật biết rõ tướng chơn như bố thí Ba la mật đa cho đến tướng chơn như Bát nhã Ba la mật đa. Như thật biết rõ tướng chơn như nội không cho đến tướng chơn như vô tánh tự tánh không. Như thật biết rõ tướng chơn như khổ thánh đế tướng cho đến tướng chơn như tập diệt đạo thánh đế. 

          Như thật biết rõ tướng chơn như bốn niệm trụ cho đến tướng chơn như tám thánh đạo chi. Như thật biết rõ tướng chơn như bốn tĩnh lự, tướng chơn như bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Như thật biết rõ tướng chơn như tám giải thoát cho đến tướng chơn như mười biến xứ. Như thật biết rõ tướng chơn như không giải thoát môn, tướng chơn như vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.

            Như thật biết rõ tướng chơn như Tịnh quán địa cho đến tướng chơn như Như Lai địa. Như thật biết rõ tướng chơn như Cực hỷ địa cho đến tướng chơn như Pháp vân địa. Như thật biết rõ tướng chơn như tất cả đà la ni môn, tướng chơn như tất cả tam ma địa môn. Như thật biết rõ tướng chơn như năm nhãn tướng chơn như sáu thần thông. Như thật biết rõ tướng chơn như Như Lai mười lực cho đến tướng chơn như mười tám pháp Phật bất cộng. Như thật biết rõ tướng chơn như ba mươi hai tướng Đại sĩ tướng chơn như tám mươi tùy hảo. Như thật biết rõ tướng chơn như pháp vô vong thất tướng chơn như tánh hằng trụ xả.

          Như thật biết rõ tướng chơn như  Nhất thiết trí, tướng chơn như đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Như thật biết rõ tướng chơn như quả Dự lưu, cho đến tướng chơn như Độc giác Bồ đề. Như thật biết rõ tướng chơn như tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, tướng chơn như Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Như thật biết rõ tướng chơn như Nhất thiết trí trí. Bồ tát Ma ha tát này đối tất cả pháp như thật biết rõ tướng hẹp rộng.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là tướng cơn như sắc, tướng chơn như thọ tưởng hành thức. Cho đến sao là tướng chơn như Nhất thiết trí trí, các Bồ tát Ma ha tát như thật biết rõ, nên đối trong học, đối tất cả pháp như thật biết rõ tướng rộng hẹp.

Phật bảo: Thiện Hiện! Chơn như sắc không sanh không diệt, cũng không trụ khác mà khá thi thiết, đấy gọi tướng chơn như sắc. Chơn như thọ tưởng hành thức không sanh không diệt, cũng không trụ khác mà khá thi thiết, đấy gọi tướng chơn như thọ tưởng hành thức.

Cho đến chơn như Nhất thiết trí trí không sanh không diệt, cũng không trụ khác mà khá thi thiết, đấy gọi tướng chơn như Nhất thiết trí trí. Các Bồ tát Ma ha tát nên đối trong học, đối tất cả pháp như thật rõ biết tướng hẹp rộng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát như thật rõ biết tướng thật tế sắc, tướng thật tế thọ tưởng hành thức; cho đến như thật biết rõ tướng thật tế Nhất thiết trí trí. Bồ tát Ma ha tát này đối tất cả pháp như thật biết rõ tướng hẹp rộng.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là tướng thật tế sắc, tướng thật tế thọ tưởng hành thức. Cho đến sao là tướng thật tế Nhất thiết trí trí, các Bồ tát Ma ha tát như thật biết rõ mà đối trong  học, đối tất cả pháp như thật biết rõ tướng hẹp rộng.

Phật bảo: Thiện Hiện! Sắc không ngằn mé, đấy gọi tướng thật tế sắc. Thọ tưởng hành thức không ngằn mé, đấy gọi tướng thật tế thọ tưởng hành thức. Cho đến Nhất thiết trí trí không ngằn mé, đấy gọi tướng thật tế Nhất thiết trí trí, các Bồ tát Ma ha tát như thật biết rõ, phải đối trong học, đối tất cả pháp như thật biết rõ tướng hẹp rộng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát như thật rõ tướng pháp giới sắc, tướng pháp giới thọ tưởng hành thức. Cho đến như thật biết rõ tướng pháp giới Nhất thiết trí trí, Bồ tát Ma ha tát này đối tất cả pháp như thật biết rõ tướng rộng hẹp.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là tướng pháp giới sắc, tướng pháp giới thọ tưởng hành thức. Cho đến sao là tướng pháp giới Nhất thiết trí trí, các Bồ tát Ma ha tát như thật biết rõ mà đối trong học, đối tất cả pháp như thật biết rõ tướng hẹp rộng?

Phật bảo: Thiện Hiện! Sắc như hư không không chướng không ngại, không sanh không diệt, không đứt không nối mà khá thi thiết, đấy gọi tướng pháp giới sắc. Thọ tưởng hành thức như hư không, không chướng không ngại, không sanh không diệt, không dứt không nối mà khá thi thiết, đấy gọi tướng pháp giới thọ tưởng hành thức.

Cho đến Nhất thiết trí trí như hư không, không chướng không ngại, không sanh không diệt, không dứt không nối mà khá thi thiết, đấy gọi tướng pháp giới Nhất thiết trí trí. Các Bồ tát Ma ha tát như thật biết rõ, phải đối trong học, đối tất cả pháp như thật biết rõ tướng hẹp rộng.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát lại phải làm sao biết tướng hẹp rộng tất cả pháp?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát như thật biết rõ tất cả pháp chẳng hợp chẳng tan. Bồ tát Ma ha tát này nên biết tướng hẹp rộng tất cả pháp như thế.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Những tất cả pháp nào chẳng hợp chẳng tan?

Phật bảo: Thiện Hiện! Sắc chẳng hợp chẳng tan, thọ tưởng hành thức chẳng hợp chẳng tan. Nhãn xứ cho đến ý xứ chẳng hợp chẳng tan. Sắc xứ cho đến pháp xứ chẳng hợp chẳng tan. Nhãn giới cho đến ý thức giới chẳng hợp chẳng tan. Sắc giới cho đến pháp giới chẳng hợp chẳng tan. Nhãn thức giới cho đến ý thức giới chẳng hợp chẳng tan. Nhãn xúc cho đến ý xúc chẳng hợp chẳng tan. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng hợp chẳng tan.

Địa giới cho đến thức giới chẳng hợp chẳng tan. Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên chẳng hợp chẳng tan. Vô minh cho đến lão tử chẳng hợp chẳng tan. Tham muốn, giận dữ, ngu si chẳng hợp chẳng tan. Cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc chẳng hợp chẳng tan.

Bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa chẳng hợp chẳng tan. Nội khôn cho đến vô tánh tự tánh không chẳng hợp chẳng tan. Chơn như cho đến bất tư nghì giới chẳng hợp chẳng tan. Khổ tập diệt đạo thánh đế chẳng hợp chẳng tan.

Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi chẳng hợp chẳng tan. Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định chẳng hợp chẳng tan. Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định chẳng hợp chẳng tan. Tám giải thoát cho đến mười biến xứ chẳng hợp chẳng tan. Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn chẳng hợp chẳng tan.

Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa chẳng hợp chẳng tan. Cực hỷ địa cho đếp Pháp vân địa chẳng hợp chẳng tan. Tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn chẳng hợp chẳng tan. Năm nhãn, sáu thần thông chẳng hợp chẳng tan. Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp bất cộng chẳng hợp chẳng tan. Ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo chẳng hợp chẳng tan. Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả chẳng hợp chẳng tan.

Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng hợp chẳng tan. Quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề chẳng hợp chẳng tan. Tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát chẳng hợp chẳng tan. Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng hợp chẳng tan. Nhất thiết trí trí chẳng hợp chẳng tan. Hữu vi giới chẳng hợp chẳng tan. Vô vi giới chẳng hợp chẳng tan.

Sở dĩ vì sao? Các pháp như thế đều không tự tánh. Nếu không tự tánh thời không có sở hữu. Nếu không có sở hữu thời chẳng thể nói có hợp có tan. Các Bồ tát Ma ha tát đối tất cả pháp biết rõ như thế, thời biết rõ được tướng hẹp rộng.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Như vậy gọi là tóm nhiếp tất cả Ba la mật đa. Các Bồ tát Ma ha tát nên đối trong học được nhiều sở tác?

Bạch Thế Tôn! Như vậy tóm nhiếp Ba la mật đa, Bồ tát Ma ha tát sơ tu nghiệp đối trong nên thường tu học, cho đến Bồ tát Ma ha tát trụ Đệ thập địa cũng đối trong nên thường tu học.

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát học tóm nhiếp Ba la mật đa đây đối tất cả pháp như thật biết được tướng hẹp rộng.

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Thiện Hiện! Phải biết pháp môn tóm nhiếp Ba la mật đa như thế, các Bồ tát Ma ha tát kẻ lợi căn vào được, kẻ độn căn chẳng vào được. Kẻ lợi trung căn đẳng vào được, kẻ lợi căn chẳng trung đẳng chẳng vào được. Kẻ siêng tinh tiến vào được, kẻ chẳng siêng tinh tiến chẳng vào được. Kẻ đủ chánh niệm vào được, kẻ chẳng đủ chánh niệm chẳng vào được. Kẻ đủ diệu huệ vào được, kẻ đủ ác huệ chẳng vào được.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn trụ bậc Bất thối chuyển, phải siêng phương tiện vào pháp môn này. Nếu Bồ tát Ma ha tát cho đến muốn trụ Đệ thập địa, phải siêng phương tiện vào pháp môn này. Nếu Bồ tát Ma ha tát cho đến muốn được Nhất thiết trí trí, phải siêng phương tiện vào pháp môn này.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát đúng Bát nhã Ba la mật đa đây đã nói mà học, Bồ tát Ma ha tát này thời năng tùy học bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa. Cũng năng tùy học nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Cũng năng tùy học chơn như cho đến bất tư nghì giới. Cũng năng tùy học khổ tập diệt đạo thánh đế.

Cũng năng tùy học bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Cũng năng tùy học bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Cũng năng tùy học tám giải thoát cho đến mười biến xứ. Cũng năng tùy học không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Cũng năng tùy học các bậc Bồ Tát. Cũng năng tùy học tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn. Cũng năng tùy  học năm nhãn, sáu thần thông.

Cũng năng tùy học Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Cũng năng tùy học pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Cũng năng tùy học Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Cũng năng tùy học tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát. Cũng năng tùy học chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Cũng năng tùy học Nhất thiết trí trí.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát đúng như Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã nói mà nương dựa tu học, Bồ tát Ma ha tát này như vậy, như vậy càng gần sở cầu Nhất thiết trí trí.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát đúng như Bát nhã Ba la mật đa đây đã nói mà học, Bồ tát Ma ha tát này sở hữu nghiệp chướng và các ma sự vừa khởi tức diệt.

Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn mau diệt trừ tất cả nghiệp chướng và các ma sự, muốn chính nhiếp thọ sức phương tiện khéo léo, phải học Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu khi Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa đây, tu Bát nhã Ba la mật đa đây, tập Bát nhã Ba la mật đa đây, khi ấy Bồ tát Ma ha tát bèn được chư Phật Thế Tôn mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới hiện đang thuyết pháp, thường chung hộ niệm. Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại không chẳng đều từ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu mà xuất hiện vậy.

Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng hành Bát nhã Ba la mật đa, phải khởi nghĩ này: Chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đã chứng được Pháp, ta cũng sẽ chứng được. Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát nên siêng tu học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Nếu siêng tu học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chóng năng chứng được Nhất thiết trí trí.

Vậy nên, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát thường nên chẳng bỏ tác ý tương ưng Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu tu hành Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa đây như thật tu hành qua trong gảy móng tay, chỗ được nhóm phước lượng ấy rất nhiều. Giả sử có người giáo hóa tất cả hữu tình thế giới Tam thiên đại thiên đều khiến an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã, hoặc  khiến an trụ giải thoát và giải thoát tri kiến, hoặc khiến an trụ quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề. Người này dù được nhóm phước vô lượng mà cũng chẳng kịp như thật tu hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu qua trong gảy móng tay chỗ được nhóm phước. Vì cớ sao?

Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa như thế năng sanh tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa; năng sanh tất cả giải thoát và giải thoát tri kiến; năng sanh tất cả quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề. Chư Phật Thế Tôn hiện tại mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới không chẳng đều do Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu mà được xuất hiện. Chư Phật quá khứ vị lai cũng vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát được chẳng xa lìa tác ý tương ưng Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tu hành Bát nhã Ba la mật đa qua trong giây lát, hoặc qua nửa ngày, hoặc qua một ngày, hoặc qua nửa tháng, hoặc qua một tháng, hoặc qua một thời, hoặc qua một năm, hoặc qua trăm năm, hoặc lại hơn đây. Bồ tát Ma ha tát này chỗ được nhóm phước lượng ấy rất nhiều hơn giáo hóa tất cả hữu tình mười phương thế giới đều ngang như cát Căng già, đều khiến an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã; hoặc khiến an trụ giải thoát trí kiến, hoặc khiến an trụ quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề chỗ được công đức. Sở dĩ vì sao?

Do Bát nhã Ba la mật đa đây xuất sanh chư Phật Thế Tôn quá khứ, vị lai, hiện tại, vì các hữu tình như thật thi thiết bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa. Như vậy thi thiết giải thoát và giải thoát trí kiến. Như thật thi thiết quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề. Như thật thi thiết chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nên nhóm phước đây thắng hơn nơi kia.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát đúng như Bát nhã Ba la mật đa đã nói mà trụ, phải biết Bồ tát Ma ha tát này chẳng qua lui nữa, thường được chư Phật hộ niệm, trọn nên phương tiện khéo léo rất hơn. Đã từng gần gũi cúng dường vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức Phật, ở chỗ chư Phật đã trồng vô lượng căn lành vi diệu. Đã được vô lượng chơn thiện tri thức nhiếp thọ. Đã lâu tu tập bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa. Đã lâu an trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Đã lâu an trụ chơn như cho đến bất tư nghì giới. Đã lâu an trụ khổ tập diệt đạo thánh đế.

Đã lâu tu tập bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Đã lâu tu tập bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Đã lâu tu tập không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Đã lâu tu tập các bậc Bồ Tát. Đã lâu tu tập tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn. Đã lâu tu tập năm nhãn, sáu thần thông.

Đã lâu tu tập Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Đã lâu tu tập nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Đã lâu tu tập tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát. Đã lâu tu tập chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Đã lâu tu tập Nhất thiết trí trí.

Phải biết Bồ tát Ma ha tát này trụ bậc đồng chơn, tất cả sở nguyện không chẳng đầy đủ, thường thấy chư Phật không lúc chút bỏ, đối các căn lành hằng chẳng xa lìa, thường thành thục được hữu tình sở hóa, thường nghiêm tịnh được cõi Phật chỗ ở. Từ một nước Phật tới một nước Phật, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn, lóng nghe lãnh thọ tu hành pháp Vô thượng thừa.

Phải biết Bồ tát Ma ha tát này đã được biện tài vô đoạn tận. Đã được pháp Đà la ni vi diệu, trọn nên sắc thân tối thượng vi diệu. Đã được chư Phật trao ký viên mãn, đối theo chỗ muốn vì độ hữu tình thọ các thứ thân đã được tự tại.

Phải biết Bồ tát Ma ha tát này khéo vào sở duyên, khéo vào hành tướng. Khéo vào pháp chữ, khéo vào pháp phi chữ. Khéo vào nói năng, khéo vào chẳng nói năng. Khéo vào một lời, khéo vào hai lời, khéo vào nhiều lời. Khéo vào lời nữ, khéo vào lời nam, khéo vào lời phi nữ nam.

Khéo vào thời ngữ quá khứ, khéo vào thời ngữ vị lai, khéo vào thời ngữ hiện tại. Khéo vào các nghĩa, khéo vào tưởng, khéo vào hành, khéo vào thức. Khéo vào uẩn, khéo vào xứ, khéo vào giới. Khéo vào duyên khởi, khéo vào nhánh duyên khởi. Khéo vào thế gian, khéo vào Niết bàn.

Khéo vào pháp tướng, khéo vào tướng hữu vi, khéo vào tướng vô vi, khéo vào tướng hữu vi vô vi. Khéo vào hành tướng, khéo vào phi hành tướng. Khéo vào tướng tướng, khéo vào phi tướng tướng. Khéo vào hữu tánh, khéo vào phi hữu tánh. Khéo vào tự tánh, khéo vào tha tánh. Khéo vào hợp khéo vào ly, khéo vào hợp ly. Khéo vào tương ưng, khéo vào chẳng tương ưng, khéo vào tương ưng chẳng tương ưng. Khéo vào chơn như, khéo vào tánh chẳng luống dối, khéo vào tánh chẳng biến khác, khéo vào pháp tánh, khéo vào pháp giới, khéo vào pháp định, khéo vào pháp trụ. Khéo vào duyên tánh, khéo vào phi duyên tánh.

Khéo vào các Thánh đế. Khéo vào bốn tĩnh lự, khéo vào bốn vô lượng, khéo vào bốn vô sắc định. Khéo vào sáu Ba la mật đa. Khéo vào bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Khéo vào tám giải thoát cho đến mười biến xứ. khéo vào đà la ni môn, khéo vào tam ma địa môn. Khéo vào ba giải thoát môn, khéo vào tất cả không tánh. Khéo vào năm nhãn, khéo vào sáu thần thông. Khéo vào Như Lai mười lực cho đến mười tám  pháp Phật bất cộng. khéo vào pháp vô vong thất, khéo vào tánh hằng trụ xả. khéo vào nhất thiết trí, khéo vào đạo tướng trí, khéo vào nhất thiết tướng trí. Khéo vào hữu vi giới, khéo vào vô vi giới. khéo vào giới, khéo vào phi giới.

Khéo vào tác ý sắc cho đến tác ý thức. khéo vào tác ý nhãn xứ cho đến tác ý ý xứ. khéo vào tác ý sắc xứ cho đến tác ý pháp xứ. khéo vào tác ý nhãn giới cho đến tác ý ý giới. Khéo vào tác ý sắc giới cho đến ý ý thức giới. Khéo vào tác ý nhãn xúc cho đến tác ý ý xúc. Khéo vào tác ý nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến tác ý ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Khéo vào tác ý địa giới cho đến tác ý thức giới. Khéo vào tác ý nhân duyên cho đến tác ý tăng thượng duyên. Khéo vào tác ý vô minh cho đến tác ý lão tử. Khéo vào tác ý bố thí Ba la mật đa cho đến tác ý Bát nhã Ba la mật đa. Khéo vào tác ý nội không cho đến tác ý vô tánh tự tánh không. Khéo vào tác ý chơn như cho đến tác ý bất tư nghì giới. Khéo vào tác ý khổ tập diệt đạo thánh đế.

Khéo vào tác ý bốn niệm trụ cho đến tác ý tám thánh đạo chi. Khéo vào tác ý bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Khéo vào tác ý tám giải thoát cho đến tác ý mười biến xứ. Khéo vào tác ý không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.

Khéo vào tác ý Tịnh quán địa cho đến tác ý Như Lai địa. Khéo vào tác ý Cực hỷ địa cho đến tác ý Pháp vân địa. Khéo vào tác ý tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn. Khéo vào tác ý năm nhãn, sáu thần thông. Khéo vào tác ý Như Lai mười lực cho đến tác y mười tám pháp Phật bất cộng. Khéo vào tác ý ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo. Khéo vào tác ý pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả.

Khéo vào tác ý Nhất thiết trí trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Khéo vào tác ý quả Dự lưu cho đến tác ý Độc giác Bồ đề. Khéo vào tác ý tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát. Khéo vào tác ý chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Khéo vào tác ý Nhất thiết trí trí.

Khéo vào sắc, tướng sắc không. Khéo vào thọ tưởng hành thức, tưởng thọ tưởng hành thức không. Như vậy cho đến khéo vào Nhất thiết trí trí, tướng Nhất thiết trí trí không. Khéo vào đạo khinh an, khéo vào đạo chẳng khinh an. Khéo vào sanh, khéo vào diệt, khéo vào trụ dị. Khéo vào chánh kiến, khéo vào tà kiến. Khéo vào biến, khéo vào phi kiến.

Khéo vào tham sân si, khéo vào không tham không sân si. Khéo vào tất cả buộc gút kiến triền tùy miên, khéo vào dứt buộc gút tất cả  kiến triền tùy miên.

Khéo vào danh, khéo vào sắc, khéo vào danh sắc. Khéo vào sở duyên duyên, khéo vào tăng thượng duyên. Khéo vào nhân duyên, khéo vào đẳng vô gián duyên. Khéo vào hành, khéo vào tướng. Khéo vào nhân, khéo vào quả. Khéo vào khổ tập diệt đạo. Khéo vào địa ngục và đạo địa ngục. Khéo vào bàng sanh và đạo bàng sanh. Khéo vào quỉ giới và đạo quỉ giới. Khéo vào người vào đạo người, khéo vào trời và đạo trời.

Khéo vào Dự lưu, quả Dự lưu, đạo quả Dự lưu. Khéo vào Nhất lai, quả Nhất lai, đạo quả Nhất lai. Khéo vào Bất hoàn, quả Bất hoàn, đạo quả Bất hoàn. Khéo vào A la hán, quả A la hán, đạo quả A la hán. Khéo vào Độc giác Bồ đề, đạo Độc giác Bồ đề.

Khéo vào tất cả Bồ tát Ma ha tát và tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát. Khéo vào tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Khéo vào nhất thiết trí và đạo nhất thiết trí, khéo vào đạo tướng trí vào đạo đạo tướng trí, khéo vào nhất thiết tướng trí và đạo nhất thiết tướng trí.

Khéo vào căn, khéo vào căn viên mãn, khéo vào căn thắng liệt. Khéo vào huệ, khéo vào tập huệ, khéo vào lợi huệ, khéo vào tốc huệ, khéo vào lực huệ, khéo vào đạt huệ, khéo vào quảng huệ, khéo vào thâm huệ, khéo vào đại huệ, khéo vào vô đẳng huệ, khéo vào chơn thật huệ, khéo vào trân bửu huệ.

Khéo vào đời quá khứ, đời vị lai, khéo vào đời hiện tại. Khéo vào phương tiện, khéo vào nguyện hữu tình. Khéo vào ý muốn, khéo vào tăng thượng ý muốn. Khéo vào tướng văn nghĩa, khéo vào các Thánh pháp. Khéo vào an lập phương tiện Tam thừa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, dẫn Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tu Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu được các thứ thắng lợi như thế thảy.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát làm sao hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Làm sao dẫn Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Làm sao tu Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát nên quán sắc cho đến thức vì điêu tàn, vì phá hoại, vì lìa tan, vì chẳng tự tại, vì chẳng bền chắc, vì tánh hư ngụy, hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Thiện Hiện! Ngươi hỏi các Bồ tát Ma ha tát làm sao tu Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu ấy, các Bồ tát Ma ha tát nên phá hoại các pháp, tu Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát nên trải bao thời gian hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, dẫn Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tu Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát nên từ sơ phát tâm cho đến ngồi yên tòa diệu Bồ đề, hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, dẫn Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tu Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát nên trụ những tâm vô gián nào hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, dẫn Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tu Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát nên từ sơ phát tâm cho đến ngồi yên tòa diệu Bồ đề, không cho khởi ngang các tác ý khác, duy thường an trụ tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, dẫn Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tu Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát naỳ cho đến năng khiến pháp tâm sở đối cảnh chẳng chuyển mới được gọi là hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tu Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, dẫn Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tu Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu sẽ được Nhất thiết trí trí chăng? Thiện Hiện! Chẳng được.

Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát chẳng hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chẳng dẫn Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chẳng tu Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu sẽ được Nhất thiết trí trí chăng? Chẳng được.

Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu cũng hành cũng chẳng hành, cũng dẫn cũng chẳng dẫn, cũng tu cũng chẳng tu sẽ được Nhất thiết trí trí chăng? Thiện Hiện! Chẳng được.

Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng hành chẳng phải chẳng hành, chẳng dẫn chẳng phải chẳng dẫn, chẳng tu chẳng phải chẳng tu sẽ được Nhất thiết trí trí chăng? Thiện Hiện! Chẳng được.

Bạch Thế Tôn! Nếu vậy các Bồ tát Ma ha tát làm sao sẽ được Nhất thiết trí trí? Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát như chơn như sẽ được Nhất thiết trí trí.

Bạch Thế Tôn! Chơn như là sao? Thiện Hiện! Như thật tế.

Bạch Thế Tôn! Thật tế là sao? Thiện Hiện! Như pháp giới.

Bạch Thế Tôn! Pháp giới là sao? Thiện Hiện! Như ngã giới, hữu tình giới, mạng giả giới, sanh giả giới, dưỡng giả giới, sĩ phu giới, bổ đặc già la giới.

Bạch Thế Tôn!! Ngã giới cho đến bổ đặc già la giới là sao? Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Hoặc ngã, hoặc hữu tình, hoặc mạng giả, hoặc sanh giả, hoặc dưỡng giả, hoặc sĩ phu,  hoặc bổ đặc già la là khá được chăng?

Bạch Thế Tôn! Chẳng được. Thiện Hiện! Nếu ngã cho đến bổ đặc già la đã chẳng khá được, ngã sẽ làm sao khá thi thiết được ngã giới cho đến bổ đặc già la giới?

Như vậy, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng thi thiết Nhất thiết trí trí, cũng chẳng thi thiết tất cả pháp, Bồ tát Ma ha tát này định sẽ chứng được Nhất thiết trí trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Vì chỉ Bát nhã Ba la mật đa chẳng thể thi thiết hay tĩnh lự Ba la mật đa cho đến bố thí Ba la mật đa cũng chẳng thể thi thiết ư?

Phật bảo: Thiện Hiện! Chẳng những Bát nhã Ba la mật đa chẳng thể chẳng thi thiết, tĩnh lự Ba la mật đa cho đến bố thí Ba la mật đa cũng chẳng thể chẳng thi thiết. Hoặc pháp Thanh văn, hoặc pháp Độc giác, hoặc pháp Bồ Tát, hoặc pháp Như Lai cũng chẳng thể thi thiết.

Thiện Hiện! Tóm lại mà nói, tất cả pháp hoặc hữu vi, hoặc vô vi đều chẳng thể thi thiết.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu tất cả pháp đều chẳng thể thi thiết, làm sao khá thi thiết đây địa ngục, đây bàng sanh, đây quỷ giới, đây người, đây trời, đây Dự lưu, đây Nhất lai, đây Bất hoàn, đây A la hán, đây Độc giác, đây Bồ Tát, đây Như Lai, đây tất cả pháp ư?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Thi thiết hữu tình và thi thiết pháp thật khá được chăng?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu thi thiết hữu tình và thi thiết pháp thật chẳng khá được, ngã làm sao khá thi thiết đây địa ngục, đây bàng sanh, đây quỷ giới, đây người, đây trời, đây Dự lưu, đây Nhất lai, đây Bất hoàn, đây A la hán, đây Độc giác, đây Bồ Tát, đây Như Lai, đây tất cả pháp.

Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, nên học tất cả pháp đều chẳng thể thi thiết mà tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đâu chẳng nên đối sắc học chẳng tăng chẳng giảm, nên đối thọ tưởng hành thức học. Như vậy cho đến chẳng nên đối Nhất thiết trí trí học?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, nên đối sắc học chẳng tăng chẳng giảm, nên đối thọ tưởng hành thức học chẳng tăng chẳng giảm, nên đối thọ tưởng hành thức học chẳng tăng chẳng giảm. Như vậy cho đến nên đối Nhất thiết trí trí  học chẳng tăng chẳng giảm.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, nên làm sao đối sắc học chẳng tăng chẳng giảm. Nên làm sao đối thọ tưởng hành thức mà học chẳng tăng chẳng giảm. Như vậy cho đến nên làm sao đối Nhất thiết trí trí học chẳng tăng chẳng giảm?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu dùng bất sanh bất diệt nên đối sắc mà học. Dùng bất sanh bất diệt nên đối thọ tưởng hành thức mà học. Như vậy cho đến dùng bất sanh bất diệt cho đên đối Nhất thiết trí trí mà học.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu phải làm sao dùng bất sanh bất diệt nên đối sắc học. Phải làm sao dùng bất sanh bất diệt nên đối Nhất thiết trí học?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu nên đối sắc chẳng khởi, chẳng tác các hành hoặc tu hoặc khiển mà học. Nên đối thọ tưởng hành thức chẳng khởi, chẳng tác các hành hoặc tu hoặc khiển mà học. Như vậy cho đến nên đối Nhất thiết trí trí chẳng khởi, chẳng tác các hành hoặc tu hoặc khiển mà học. Như vậy cho đến phải làm sao đối Nhất thiết trí trí chẳng khởi chẳng tác các hành hoặc tu hoặc khiển mà học?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu nên dùng quán tất cả pháp tự tướng đều không, đối sắc chẳng khởi chẳng tác các hành, hoặc tu hoặc khiển mà học. Nên dùng quán tất cả pháp tự tướng đều không, đối thọ tưởng hành thức chẳng khởi chẳng tác các hành, hoặc tu hoặc khiển mà học. Như vậy cho đến nên dùng quán tất cả pháp tự tướng đều không, đối Nhất thiết trí trí hoặc chẳng khởi, chẳng tác các hành, hoặc tu hoặc khiển mà học.

  

--- o0o ---

Mục Lục Tập 19

Quyển thứ:  451| 452 | 453 | 454 | 455

 456| 457| 458 | 459| 460| 461| 462| 463| 464| 465

466| 467 | 468 | 469| 470| 471| 472| 473| 474| 475

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Đông Phương
Cập nhật: 01-08-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

for duy trì và trao truyền lời của đức lễ Stress có liên quan tới suy giảm trí nhớ benh gioi luat la nen tang can ban cua phat giao hoang bởi moi hieu duoc nhung dieu nhu the 20 to xa da da jayata Chùa Hoa Khai Lạng sang nay troi ung nang chẳng mới vẫn Gặp chương viii thời kỳ đầu của phật 06 Dâu tây giúp làm chậm sự phát triển thiểu Nguyen bo phim sinh dong ve cuoc doi steven ÐÑÑ rãƒæ Tu gian L០Hạnh phúc hoãƒæ nhac Vì sao người lớn cũng nên tô màu tho Hãy mÃ Æ mong Tu 22 Thiền Vấn tham lam la mot lieu thuoc doc Chạm 10 hoa quả dành cho người tiểu đường đức ke niêm lua loai tuyết Mùa hoa sấu Pháp