Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

QUYỂN THỨ 464

HỘI THỨ HAI

Phẩm

BỒ TÁT HẠNH

Thứ 70

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Đã nói Bồ Tát hành hạnh Bồ Tát ấy, pháp nào gọi là hạnh Bồ Tát ư?

Phật bảo: Thiện Hiện! Bồ Tát hành hạnh Bồ Tát ấy là vì Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề hành sanh tử nên gọi hạnh Bồ Tát.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát phải đối chỗ nào hành hạnh Bồ Tát?

Phật nói: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát phải đối sắc thọ tưởng hành thức không hành hạnh Bồ Tát. Phải đối nhãn xứ cho đến ý xứ không hành hạnh Bồ Tát. Phải đối sắc xứ cho đến pháp xứ không hành hạnh Bồ Tát. Phải đối nhãn giới cho đến ý giới không hành hạnh Bồ Tát. Phải đối sắc giới cho đến pháp giới không hành hạnh Bồ Tát.

Phải đối nhãn giới cho đến ý thức giới không hành hạnh Bồ tát. Phải đối nhãn xúc cho đến ý xúc không hành hạnh Bồ tát. Phải đối nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không hành hạnh Bồ Tát.

Phải đối địa giới cho đến thức giới không hành hạnh Bồ tát. Phải đối nhân duyên cho đến tăng thượng duyên không hành hạnh Bồ tát. Phải đối vô minh cho đến lão tử không hành hạnh Bồ tát.

Phải nương bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa hành hạnh Bồ Tát. Phải nương nội không cho đến vô tánh tự tánh không hành hạnh Bồ Tát. Phải nương chơn như cho đến bất tư nghì giới hành hạnh Bồ Tát.

Phải nương khổ tập diệt đạo thánh đế hành hạnh Bồ Tát. Phải nương bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi hành hạnh Bồ Tát. Phải nương bốn tĩnh lự hành hạnh Bồ Tát, phải nương bốn vô lượng hành hạnh Bồ Tát, phải nương bốn vô sắc định hành hạnh Bồ Tát. Phải nương tám giải thoát hành hạnh Bồ Tát, phải nương tám thắng xứ hành hạnh Bồ Tát, phải nương chín thứ đệ định hành hạnh Bồ Tát, phải nương mười biến xứ hành hạnh Bồ Tát.

Phải nương ba giải thoát hành hạnh Bồ Tát. Phải nương Thập địa hành hạnh Bồ Tát. Phải nương tất cả đà la ni môn hành hạnh Bồ Tát, phải nương tất cả tam ma địa môn hành hạnh Bồ Tát. Phải nương năm nhãn hành hạnh Bồ Tát, phải nương sáu thần thông hành hạnh Bồ Tát.

Phải nương Như Lai mười lực hành hạnh Bồ Tát, phải nương bốn vô sở úy hành hạnh Bồ Tát, phải nương đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả hành hạnh Bồ Tát, phải nương mười tám pháp Phật bất cộng hành hạnh Bồ Tát. Phải nương pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả hành hạnh Bồ Tát.

Phải nương nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hành hạnh Bồ Tát. Phải nương nghiêm tịnh cõi Phật hành hạnh Bồ Tát, phải nương thành thục hữu tình hành hạnh Bồ Tát.

Phải nương dẫn phát văn tự đà la ni hành hạnh Bồ Tát, phải nương ngộ vào văn tự đà la ni hành hạnh Bồ Tát, phải nương ngộ vào vô văn tự đà la ni hành hạnh Bồ Tát. Phải nương dẫn phát vô ngại biện tài hành hạnh Bồ Tát. Phải nương hữu vi giới hành hạnh Bồ Tát, phải nương vô vi giới hành hạnh Bồ Tát.

Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành hạnh Bồ Tát như thế, như Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đối trong các pháp chẳng tác hai tướng.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa như thế, gọi là Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tu hạnh Bồ Tát. Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát nếu năng tu hạnh Bồ Tát được như thế, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Thường nói Phật Đà, Phật Đà ấy, nương nghĩa nào nên gọi là Phật Đà?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nghĩa giác, nghĩa thật, nghĩa Bạc Già Phạm, nên gọi là Phật Đà.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đối các thật pháp hiện Đẳng chánh giác, nên gọi Phật Đà.

Lại nữa, Thiện Hiện! Thông suốt thật pháp nên gọi Phật Đà.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đối tất cả pháp như sở hữu tánh, giác không điên đảo, nên gọi Phật Đà.

Lại nữa, Thiện Hiện! Chuyển trí vô ngại đối khắp ba đời và pháp vô vi, nên gọi Phật Đà.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như thật khai giác tất cả hữu tình khiến lìa điên đảo, nên gọi Phật Đà.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Thường nói Bồ đề Bồ đề ấy, nương nghĩa nào nên gọi là Bồ đề?

Phật bảo: Thiện Hiện! Bồ đề ấy là nghĩa không, là nghĩa chơn như, là nghĩa thật tế, là nghĩa pháp tánh, là nghĩa pháp giới.

Lại nữa, Thiện Hiện! Giả lập danh tướng, thi thiết lời nói, năng chơn thật giác được tối thượng thắng diệu, nên gọi Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nghĩa chẳng thể hoại là nghĩa Bồ đề, nghĩa không phân biệt là nghĩa Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Là chơn là thật, chẳng hư dối, chẳng biến khác, nên gọi Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Duy giả danh tướng, không thật khá được, nên gọi Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Chư Phật sở hữu chơn tịnh khắp giác nên gọi Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Chư Phật do đây đối tất cả  pháp, tất cả chủng tướng hiện Đẳng chánh giác nên gọi Bồ đề.

Bấy giờ cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát vì Bồ đề nên khi tu hành sáu Ba la mật đa cho đến Nhất thiết trí trí, đối những pháp nào làm ích làm tổn, làm tăng làm giảm, làm sanh làm diệt, làm nhiễm làm tịnh?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát vì Bồ đề, nên khi tu hành sáu Ba la mật đa cho đến Nhất thiết trí trí, đối tất cả pháp không ích không tổn, không tăng không giảm, không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh. Vì cớ sao? Bồ tát Ma ha tát này vì Bồ đề nên hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đối tất cả pháp đều không sở duyên mà làm phương tiện, chẳng làm ích tổn, chẳng làm tăng giảm, chẳng làm sanh diệt, chẳng làm nhiễm tịnh,  vì hiện tại tiền vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát vì Bồ đề, nên khi tu hành sáu Ba la mật đa cho đến Nhất thiết trí trí, đối tất cả pháp đều không sở duyên mà làm phương tiện, chẳng làm ích tổn, chẳng làm tăng giảm, chẳng làm sanh diệt, chẳng làm nhiễm tịnh, vì hiện tại tiền ấy. Bồ tát Ma ha tát này hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu làm sao nhiếp thọ bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa. Làm sao nhiếp thọ nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Làm sao nhiếp thọ nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Làm sao nhiếp thọ chơn như cho đến bất tư nghì giới?

Làm sao nhiếp thọ khổ tập diệt đạo thánh đế. Làm sao nhiếp thọ bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Làm sao nhiếp thọ bốn tĩnh lự, bốn vô sắc định. Làm sao nhiếp thọ tám giải thoát cho đến mười biến xứ. Làm sao nhiếp thọ không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Làm sao nhiếp thọ các bậc Bồ Tát. Làm sao nhiếp thọ đà la ni môn, tam ma địa môn. Làm sao nhiếp thọ năm nhãn, sáu thần thông?

Làm sao nhiếp thọ Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Làm sao nhiếp thọ pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Làm sao nhiếp thọ nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Làm sao vượt các Thanh văn, bậc Độc giác thảy tới vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh, lần hồi chứng được Nhất thiết trí trí?

Phật nói: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy hai nên nhiếp thọ tu hành sáu Ba la mật đa, cho đến chẳng lấy hai nên lần hồi chứng được Nhất thiết trí trí.

Cụ thọ  Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng lấy hai, nên nhiếp thọ tu hành sáu Ba la mật đa, cho đến chẳng lấy hai nên lần hồi chứng được Nhất thiết trí trí ấy, làm sao Bồ tát Ma ha tát từ sơ phát tâm cho đến hậu tâm, hằng thời tăng trưởng tất cả thiện pháp?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát lấy hai nên hành, thời các thiện pháp chẳng được tăng trưởng. Vì cớ sao? Ngu phu dị sanh đều nương hai, nên sở khởi thiện pháp chẳng tăng trưởng được. Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng hai nên hành, từ sơ phát tâm cho đến hậu tâm, hằng thời tăng trưởng tất cả thiện pháp.

Vậy nên, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát căn lành kiên cố, thế gian trời, người, a tốc lạc thảy chẳng năng hủy hoại khiến đọa Thanh văn, bậc Độc giác thảy. Các pháp ác bất thiện thế gian chẳng năng chế phục, khiến đối khi hành sáu Ba la mật đa cho đến Nhất thiết trí trí sở hữu thiện pháp chẳng đặng tăng trưởng.

Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát nên hành không hai Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát vì căn lành nên hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu ư?

Phật nói: Chẳng phải. Khi ấy các Bồ tát Ma ha tát chẳng vì căn lành nên hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Cũng chẳng vì căn chẳng lành nên hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Vì cớ sao? Các Bồ tát Ma ha tát phải như thế. Nếu chưa gần gũi chư Phật Thế Tôn, nếu các căn lành chưa cực viên mãn, nếu bạn chơn thiện chưa nhiều nhiếp thọ, quyết chẳng năng được Nhất thiết trí trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bồ tát Ma ha tát làm sao gần gũi chư Phật, viên mãn căn lành, được bạn chơn thiện nhiều nhiếp thọ, chóng năng chứng được Nhất thiết trí trí?

Phật nói: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát từ sơ phát tâm gần gũi Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nghe thuyết Chánh pháp, chỗ gọi Khế kinh cho đến Luận nghị. Nghe rồi thọ trì, hằng hằng ôn tập cho khéo thông lanh. Đã khéo thông lanh, suy nghĩ quán sát. Đã quán sát rồi, thấy ý thú sâu. Thấy ý thú rồi, lại giải thông suốt. Đã giải thông suốt, được đà la ni khởi vô ngại biện, cho đến chứng được Nhất thiết trí trí. Tùy sanh chỗ nào, đối giáo nghĩa Chánh pháp đã nghe trì thường chẳng quên mất. Ở chỗ chư Phật rộng trồng căn lành. Do sức căn lành nhiếp thọ, nên chẳng đọa sanh trong ác thú không rảnh.

Lại nhờ căn lành đã nhiếp thọ nên ý lạc thanh tịnh. Được sức ý lạc thanh tịnh nhiếp thọ nên thường năng thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật không trái ngược. Lại nhờ căn lành nhiếp thọ nên thường chẳng xa lìa bạn lành chơn tịnh là các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và chúng các Bồ tát Ma ha tát, Độc giác, Thanh văn và những vị năng ngợi khen Phật Pháp Tăng khác nữa.

Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát gần gũi chư Phật, viên mãn căn lành, được bạn chơn thiện đã nhiều nhiếp thọ, chóng năng chứng được Nhất thiết trí trí.

Vậy nên, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa muốn mau chứng được Nhất thiết trí trí, phải siêng tinh tiến gần gũi chư Phật, nhiếp thọ viên mãn căn lành đã trồng, vâng thờ bạn lành chớ sanh nhàm mỏi.

HỘI THỨ HAI

Phẩm

GẦN GŨI

Thứ 71

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng gần gũi chư Phật, chẳng viên mãn căn lành, chẳng vâng thờ bạn lành, Bồ tát Ma ha tát này đâu chẳng năng được Nhất thiết trí trí?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu chẳng năng gần gũi chư Phật viên mãn căn lành, vâng thờ bạn lành hay chẳng gọi tên Bồ tát Ma ha tát, đâu năng chứng được Nhất thiết trí trí. Sở dĩ  vì sao? Hoặc có Bồ tát Ma ha tát gần gũi chư Phật, trồng các căn lành, vâng thờ bạn lành, hãy chẳng  được Nhất thiết trí trí, huống chẳng năng gần gũi chư Phật viên mãn căn lành, vâng thờ bạn lành mà năng chứng được Nhất thiết trí trí. Nếu kia năng được Nhất thiết trí trí, không có lẽ ấy.

Vậy nên, Thiện Hiện! nếu Bồ tát Ma ha tát muốn xưng danh Bồ tát Ma ha tát, muốn mau chứng được Nhất thiết trí trí, thường nên gần gũi chư Phật Thế Tôn, viên mãn căn lành, vâng thờ bạn lành chớ sanh nhàm mỏi.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bởi nhân duyên nào có Bồ tát Ma ha tát dù gần gũi chư Phật, trồng các căn lành, vâng thờ bạn lành mà chẳng năng được Nhất thiết trí trí?

Phật bảo: Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát kia xa lìa sức phương tiện khéo léo, nên dù gần gũi chư Phật, trồng các căn lành, vâng thờ bạn lành mà chẳng năng được Nhất thiết trí trí. Nghĩa là Bồ tát Ma ha tát kia chẳng theo chư Phật và các bạn lành nghe thuyết phương tiện khéo léo thù thắng, dù gần gũi chư Phật, trồng các căn lành, vâng thờ bạn lành mà chẳng năng được Nhất thiết trí trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Những gì gọi là phương tiện khéo léo, các Bồ tát Ma ha tát trọn nên phương tiện khéo léo như thế, có làm các việc định năng chứng được Nhất thiết trí trí?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát từ sơ phát tâm, khi tu hành bố thí Ba la mật đa, đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, hoặc thí chư Phật, hoặc thí Bồ Tát, hoặc thí Độc giác, hoặc thí Thanh văn, hoặc thí chư Phật, hoặc thí Bồ Tát, hoặc thí Độc giác, hoặc thí Thanh văn, hoặc thí các Sa môn Phạm chí khác, hoặc thí ngoại đạo kẻ tu phạm hạnh, hoặc thí bần cùng đi đường khổ hành và kẻ đến xin, hoặc thí tất cả người chẳng phải người thảy.

Bồ tát Ma ha tát này trọn nên tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí như thế, dù hành bố thí mà không tưởng thí, không tưởng kẻ nhận, cũng không tất cả tưởng ngã ngã sở. Sở dĩ vì sao? Bồ tát Ma ha tát này quán tất cả pháp tự tướng đều không, không thật không thành, không chuyển không diệt, vào tướng các pháp, biết tất cả pháp không tác không năng, vào tướng các hành.

Bồ tát Ma ha tát này trọn nên phương tiện khéo léo như thế, hằng thời tăng trưởng giác phần thiện căn. Do thiện căn đây thường tăng trưởng, nên năng hành bố thí Ba la mật đa thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật. Dù hành bố thí mà chẳng mong cầu được quả đã thí là chẳng hồi hướng cảnh giới khả ái và chỗ thắng sanh. Chỉ vì cứu hộ kẻ không cứu hộ và muốn giải thoát kẻ chưa giải thoát, tu hành bố thí Ba la mật đa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát từ sơ phát tâm khi tu hành tịnh giới Ba la mật đa đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí thọ trì tịnh giới, tâm thường chẳng khởi tham sân si thảy tùy niệm ràng buộc, cũng lại chẳng khởi các pháp bất thiện năng chướng Bồ đề, chỗ gọi xan lẫn, ác giới, giận dữ, biếng  nhác hèn kém. Vì cầu Bồ đề, chẳng sợ các khổ, tu các pháp lành thường không lười bỏ. Sở dĩ vì sao? Bồ tát Ma ha tát này quán tất cả pháp tự tướng đều không, không thật không thành, không chuyển không diệt, vào tướng các pháp, biết tất cả pháp không tác không năng, vào tướng các hành.

Bồ tát Ma ha tát này trọn nên phương tiện khéo léo như thế, hằng thời tăng trưởng giác phần thiện căn. Do thiện căn đây thường tăng trưởng giác phần thiện căn. Do thiện căn đây thường tăng trưởng nên năng hành tinh tiến Ba la mật đa thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật. Dù hành tinh tiến mà chẳng mong cầu được quả đã siêng là chẳng hồi hướng cảnh giới khả ái và chỗ thắng sanh, chỉ vì cứu hộ kẻ không cứu  hộ và muốn giải thoát kẻ chưa giải thoát, tu hành tinh tiến Ba la mật đa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát từ sơ phát tâm khi tu hành tĩnh lự Ba la mật đa, đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí tu học các định. Bồ tát Ma ha tát này mắt thấy các sắc, tai nghe các tiếng, mũi ngửi các hương, lưỡi nếm các vị, thân các các xúc, ý rõ các pháp rồi, chẳng lấy các tướng, chẳng lấy tùy hảo. Tức đối chỗ ấy phòng  hộ các căn, chẳng trụ buông lung, chớ cho phát khởi thế gian tham ái pháp ác bất thiện lậu các phiền não, chuyên tu nhớ định giữ gìn các căn.

Bồ tát Ma ha tát này hoặc đi hoặc đứng, hoặc ngồi hoặc nằm, hoặc nói hoặc nín thường chẳng xa lìa thắng xa ma tha, xa lìa nhiều thứ các pháp tạp uế, thân tâm vắng lặng, không sở hành oai nghi khuôn phép khác, không chẳng điều thiện, tâm thường yên định, không sở phân biệt. Sở dĩ vì sao? Bồ tát Ma ha tát này quán tất cả tự tướng đều không, không thật không thành, không chuyển không diệt, vào tướng các pháp, biết tất cả pháp không tác không năng, vào tướng các hành.

Bồ tát Ma ha tát này trọn nên phương tiện khéo léo như thế, hằng thời tăng trưởng giác phần thiện căn. Do thiện căn đây thường tăng trưởng nên năng hành tĩnh lự Ba la mật đa thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật. Dù hành tĩnh lự mà chẳng mong cầu được quả định đã tu, là chẳng hồi hướng cảnh giới khả ái và chỗ thắng sanh, chỉ vì cứu hộ kẻ không cứu hộ và muốn giải thoát kẻ chưa giải thoát, tu hành tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát từ sơ phát tâm khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí tu học diệu huệ. Bồ tát Ma ha tát này lìa các ác huệ kẻ chẳng năng dẫn. Tâm chẳng phát khởi chấp ngã ngã sở, xa lìa tất cả ngã kiến, hữu tình kiến, cho đến tri giả kiến, kiến giả kiến, có không hữu kiến, các thú ác kiến, xa lìa kiêu mạn, không sở phân biệt, dẫn phát nhiều thứ căn lành thù thắng. Sở dĩ vì sao? Bồ tát Ma ha tát này quán tất cả tự tướng đều không, không thật không thành, không chuyển không diệt, vào tướng các pháp, biết tất cả pháp không tác không năng, vào tướng các hành.

Bồ tát Ma ha tát này trọn nên phương tiện khéo léo như thế, hằng thời tăng trưởng giác phần thiện căn. Do thiện căn đây thường tăng trưởng nên năng hành Bát nhã Ba la mật đa thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật. Dù hành Bát nhã Ba la mật đa mà chẳng mong cầu được quả huệ đã hành, là chẳng hồi hướng cảnh giới khả ái và chỗ thắng sanh, chỉ vì cứu hộ kẻ không cứu hộ và muốn giải thoát kẻ chưa giải thoát, tu hành Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát từ sơ phát tâm khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí vào bốn tĩnh lự, bốn vô lượng. Bồ tát Ma ha tát này dù đối tĩnh lự vô lượng, vô sắc vào ra tự tại mà chẳng nhiếp thọ quả dị thục kia. Sở dĩ vì sao? Bồ tát Ma ha tát này trọn nên phương tiện khéo léo rất thắng, quán các tĩnh lự, vô lượng, vô sắc tự tướng đều không, không thật không thành, không chuyển không diệt, vào tướng các pháp, biết tất cả pháp không tác không năng, vào tướng các hành.

Bồ tát Ma ha tát này trọn nên phương tiện khéo léo như thế, hằng thời tăng trưởng giác phần thiện căn. Do thiện căn đây thường tăng trưởng nên năng hành tĩnh lự, vô lượng, vô sắc. Do  hành tĩnh lự vô lượng, vô sắc bèn được tự thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát từ sơ phát tâm, khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí tu học tất cả Bồ đề phần pháp trọn nên phương tiện khéo léo như thế, dù hành đạo kiến tu sở đoạn pháp mà chẳng lấy quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề. Sở dĩ vì sao? Bồ tát Ma ha tát này quán tất cả tự tướng đều không, không thật không thành, không chuyển không diệt, vào tướng các pháp, biết tất cả pháp không tác không năng, vào tướng các hành.

Bồ tát Ma ha tát này trọn nên phương tiện khéo léo rất thắng, hằng thời tăng trưởng giác phần thiện căn đây thường tăng trưởng giác phần thiện căn. Do thiện căn đây thường tăng trưởng nên năng hành tất cả Bồ đề phần pháp, vượt các Thanh văn bậc Độc giác thảy, tới vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh. Đấy gọi Bồ Tát Vô sanh pháp nhẫn. Do nhẫn đây nên thường năng tự tại thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, tuy được tự tại thuận nghịch vào ra tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ thảy, mà năng trọn nên được phuơng tiện khéo léo chẳng lấy quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề. Sở dĩ vì sao? Bồ tát Ma ha tát này quán tất cả pháp tự tướng đều không, không thật không thành, không chuyển không diệt, vào tướng các pháp, biết tất cả pháp không tác không năng, vào tướng các hành.

Bồ tát Ma ha tát này trọn nên phương tiện khéo léo rất thắng, hằng thời tăng trưởng giác phần thiện căn đây thường tăng trưởng nên năng tự tại thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng vào bậc Bồ Tát Bất thối chuyển được nhận thọ ký.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí tinh tiến tu hành Như Lai mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thảy vô lượng vô biên công đức chư Phật. Cho đến chưa đủ thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, vẫn chưa chứng được Nhất thiết trí trí. Sở dĩ vì sao? Bồ tát Ma ha tát này quán tất cả  pháp tự tướng đều không thật không thành, không chuyển không diệt, vào tướng các pháp, biết tất cả pháp không tác không năng, vào tướng các hành.

Bồ tát Ma ha tát này trọn nên phương tiện khéo léo rất thắng, hằng thời tăng trưởng giác phần thiện căn. Do thiện căn đây thường tăng trưởng, nên năng viên mãn thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, lần hồi chứng được Nhất thiết trí trí.

Thiện Hiện! Như vậy gọi là phương tiện khéo léo. Nếu Bồ tát Ma ha tát trọn nên phương tiện khéo léo như thế, các việc ra làm định năng chứng được Nhất thiết trí trí. Phương tiện khéo léo rất thắng như thế đều do Bát nhã Ba la mật đa mà thành tựu.

Vậy nên, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát nên siêng tu học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, làm việc ra làm chớ mong cầu quả báo. Nếu năng tinh siêng tu học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mau năng chứng được Nhất thiết trí trí.

 

HỘI THỨ HAI

Phẩm

BIẾN HỌC

Thứ 72 -1

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát trọn nên giác huệ rất thắng như thế, dù được thọ hành thâm pháp thanh tịnh mà chẳng nhiếp thọ quả báo thù thắng.

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Các Bồ tát Ma ha tát trọn nên giác huệ rất thắng như thế, dù được thọ hành thâm pháp thanh tịnh mà chẳng nhiếp thọ quả báo thù thắng. Vì cớ sao? Vì Bồ tát Ma ha tát đối pháp tự tánh được chẳng động vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát này năng đối pháp nào tự tánh không động?

Phật bảo: Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này năng đối vô tánh tự tánh không động.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bồ tát Ma ha tát đối vô tánh tự tánh nào không động?

Phật bảo: Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này năng đối sắc tự tánh không động, năng đối thọ tưởng hành thức tự tánh không động. Năng đối nhãn xứ cho đến ý xứ tự tánh không động. Năng đối sắc xứ cho đến pháp xứ tự tánh không động. Năng đối nhãn giới cho đến ý giới tự tánh không động. Năng đối sắc giới cho đến pháp giới tự tánh không động.

Năng đối nhãn thức giới cho đến ý thức giới tự tánh không động. Năng đối bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định tự tánh không động. Năng đối ba giải thoát môn tự tánh không động. Năng đối tám giải thoát cho đến mười biến xứ tự tánh không động. Như vậy cho đến đối Nhất thiết trí trí tự tánh không động. Năng đối tất cả hữu vi giới, vô vi giới tự tánh không động.

Sở dĩ vì sao? Các pháp như thế tức là vô tánh. Các Bồ tát Ma ha tát đối vô tánh tự tánh đây không  động, vì vô tánh chẳng năng hiện chứng vô tánh.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Pháp hữu tánh hãy năng hiện chứng hữu tánh chăng? Phật nói: Chẳng phải.

Bạch Thế Tôn! Pháp vô tánh hãy năng hiện chứng hữu tánh chăng? Phật nói: Chẳng phải.

Bạch Thế Tôn! Pháp hữu tánh hãy năng hiện chứng vô tánh chăng? Phật nói: Chẳng phải.

Bạch Thế Tôn! Nếu vậy, cũng lẽ hữu tánh chẳng năng hiện quán hữu tánh, vô tánh chẳng năng hiện quán vô tánh. Hầu chẳng lẽ Thế Tôn không đắc, không hiện quán ư?

Phật nói: Thiện Hiện! Tuy có đắc, có hiện quán, nhưng lìa bốn câu.

Bạch Thế Tôn! Lìa bốn câu nào mà có đắc có hiện quá?

Thiện Hiện! Hoặc đắc hoặc hiện quán, chẳng  phải có chẳng phải không, tuyệt các hý luận. Vậy nên Ta nói có quá, nhưng lìa bốn câu.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát lấy gì làm hý luận?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát quán sắc cho đến thức hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán nhãn xứ cho đến ý xứ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán sắc xứ cho đến pháp xứ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán sắc giới cho đến pháp giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng,hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán nhãn thức giới cho đến ý thức giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán nhãn xúc cho đến ý xúc hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

 

Quán nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán địa giới cho đến ý thức giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

 Quán nhân duyên cho đến tăng thượng duyên hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán vô minh cho đến lão tử hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán nội không cho đến vô tánh tự tánh không hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán chơn như cho đến bất tư nghì giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán khổ tập diệt đạo thánh đế hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán tám giải thoát cho đến mười biến xứ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

 Quán Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán năm nhãn, sáu thần thông hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Quán Nhất thiết trí trí hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa; đấy là hý luận.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát nếu khởi nghĩ này: Khổ thánh đế phải biết khắp, tập thánh đế phải dứt hẳn, diệt thánh đế phải tác chứng, đạo thánh đế phải tu tập; đấy là hý luận.

Nếu khởi nghĩ này: Phải tu bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định; đấy là hý luận. Nếu khởi nghĩ này: Phải tu bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi; đấy là hý luận. Nếu khởi nghĩ này: Phải tu không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn; đấy là hý luận. Nếu khởi nghĩ này: Phải tu tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ; đấy là hý luận.

Nếu khởi nghĩ này: Phải vượt quả Dự lưu cho đến dgbd, đấy là hý luận. Nếu khởi nghĩ này: Phải hành bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa, đấy là hý luận.

Nếu khởi nghĩ này: Phải trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không, đấy là hý luận. Nếu khởi nghĩ này: Phải trụ chơn như cho đến bất tư nghì giới, đấy là hý luận. Nếu khỏi nghĩ này: Phải vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh, đấy là hý luận. Nếu khởi nghĩ này: Phải viên mãn mười bậc Bồ Tát, đấy là hý luận. Nếu khởi nghĩ này: Phải khởi tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn; đấy là hý luận. Nếu khởi nghĩ này: Phải dẫn năm nhãn, sáu thần thông; đấy là hý luận.

Nếu khởi nghĩ này: Phải dẫn Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, đấy là hý luận. Nếu khởi nghĩ này: Phải viên mãn ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo; đấy là hý luận. Nếu khởi nghĩ này: Phải dẫn pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả; đấy là hý luận. Nếu khởi nghĩ này: Phải dẫn nhất thiết trí, đạo tướng trí nhất thiết tướng trí; đấy là hý luận.

Nếu khởi nghĩ này: Phải hành tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, đấy là hý luận. Nếu khởi nghĩ này: Phải chứng chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đấy là hý luận. Nếu khởi nghĩ này: Ta phải nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình; đấy là hý luận. Nếu khởi nghĩ này: Ta phải chứng được Nhất thiết trí trí, đấy là hý luận. Nếu khởi nghĩ này: Ta phải dứt hẳn tất cả phiền não tập khí nối nhau, đấy là hý luận.

Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát dùng các thứ phân biệt như thế thảy mà làm hý luận.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu nên quán sắc cho đến thức hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa đều chẳng nên hý luận.

Như vậy cho đến nên quán Nhất thiết trí trí hoặc nên chứng được, hoặc chẳng nên chứng được, đều chẳng thể hý luận, nên chẳng nên hý luận. Nên quán tất cả phiền não tập khí nối nhau hoặc nên dứt hẳn, hoặc chẳng nên dứt hẳn đều chẳng thể hý luận, nên chẳng nên hý luận.

Thiện Hiện! CÁc Bồ tát Ma ha tát, khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, nên quán các pháp và hữu tình như thế thảy đều chẳng thể hý luận, nên chẳng nên hý luận. Sở dĩ vì sao?

Vì tất cả pháp và các hữu tình, hữu tánh chẳng năng hý luận hữu tánh, hữu tánh chẳng năng hý luận vô tánh, vô tánh chẳng năng hý luận vô tánh, vô tánh chẳng năng hý luận hữu tánh. Lìa tánh hữu vô, hoặc năng hý luận, hoặc sở hý luận, hoặc xứ hý luận, hoặc thời hý luận, đều bất khả đắc.

Vậy nên, Thiện Hiện! Sắc không hý luận, thọ tưởng hành thức cũng không lý luận. Như vậy cho đến Nhất thiết trí trí không hý luận, dứt hẳn phiền não tập khí nối nhau cũng không hý luận.

Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát nên hành hý luận Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, sao là quán sắc thọ tưởng hành thức cho đến Nhất thiết trí trí, dứt hẳn phiền não tập khí nối nhau, đều chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu nên quán sắc vô tự tánh, thọ tưởng hành thức cũng nên vô tự tánh. Như vậy cho đến nên quán Nhất thiết trí trí vô tánh tự tánh, dứt hẳn phiền não tập khí nối nhau cũng vô tự tánh. Nếu pháp vô tự tánh thời chẳng thể hý luận.

Vậy nên, Thiện Hiện! Sắc thọ tưởng hành thức chẳng thể hý luận, nên các Bồ tát Ma ha tát chẳng nên hý luận.

Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát nếu năng đối tất cả pháp lìa các hý luận như thế, hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu phương tiện khéo léo, bèn vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh. Nếu đã được vào, chóng năng chứng được Nhất thiết trí trí. 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 19

Quyển thứ:  451| 452 | 453 | 454 | 455

 456| 457| 458 | 459| 460| 461| 462| 463| 464| 465

466| 467 | 468 | 469| 470| 471| 472| 473| 474| 475

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Đông Phương
Cập nhật: 01-08-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

tìm hướng đi lên suy nghĩ về thế kỷ mới của người tu Hạnh Lạm dụng cồn nguy hại thế nào đến thử thien tang dà cẫm chua kim cang 1981 çš sự thật đằng sau thực phẩm giáo dục sẽ nhung van nan tu su xung dot Tiếng chuông trôi trên sông bình giới luật là nền tảng căn bản của hay quan sông hãy bỏ bè khi lam ban voi kho dau Bạn nhÄ Cách sử dụng đậu đen chữa bệnh neu bo me chia ly thanh van thua thi hoa qua diep khuc 118 chu dau thoÃƒÆ Quán mùa đông pho Những bóng hồng của dinh Độc Lập hoi phà vipassana Cổ Món chay mùa Vu Bác da thien phat giao Bốn mươi ba công án của Trần Thái Thường phật Mùa hoa hiếu Tưởng niệm húy nhật lần thứ 28 ngu bang cach sức lien NhÃƒÆ êm Ùc