Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

 

QUYỂN THỨ 465

HỘI THỨ HAI

Phẩm

BIẾN HỌC

Thứ 72 – 2

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều vô tự tánh, lìa hý luận, bất khả đắc ấy, các Bồ tát Ma ha tát do những đạo nào được vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh? Là đạo Thanh văn, là đạo Độc giác, là đạo Như Lai?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát chẳng do đạo Thanh văn; chẳng do đạo Độc giác, chẳng do đạo Như Lai được vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh. Ví như Đệ bát, trước học các đạo, sau do tự đạo được vào tự thừa Chánh tánh ly sanh, cho đến chưa khởi viên mãn quả đạo, chưa năng chứng được cực quả tự thừa. Các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, trước đối các đạo khắp học đủ rồi, sau do tự đạo được vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh, cho đến chưa khởi định Kim cương dụ, vẫn chưa được Nhất thiết trí trí. Nếu khởi định này do một sát na tương ưng Bát Nhã, mới năng chứng được Nhất thiết trí trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu Bồ tát Ma ha tát đối các đạo khắp học đủ rồi, sau do tự đạo được vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh. Bạch Thế Tôn! Đệ bát đâu chẳng hướng quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác, Như Lai đạo kia mỗi khác.

Bạch Thế Tôn! Các đạo như thế nếu mỗi khác ấy, Bồ tát Ma ha tát làm sao trước đối các đạo khắp học đủ rồi, sau do tự đạo được vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh. Nghĩa là các Bồ tát Ma ha tát nếu khởi đạo Đệ bát phải thành Đệ bát, nếu khởi đạo Cụ kiến phải thành Dự lưu, nếu khởi đạo tiến tu phải thành Nhất lai, Bất hoàn, nếu khởi đạo vô học phải thành A la hán, nếu khởi đạo Độc giác phải thành Độc giác.

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát thành Đệ bát rồi, năng vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh mà năng chứng được Nhất thiết trí trí, cũng không lẽ ấy.

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát thành Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác rồi năng vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh, tất không lẽ ấy. Chẳng vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh mà năng chứng được Nhất thiết trí trí, cũng không lẽ ấy.

Bạch Thế Tôn! Làm sao khiến tôi như thật rõ biết các Bồ tát Ma ha tát cần đối các đạo khắp  học đủ rồi, mới vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh mà chẳng trái lẽ?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Nếu Bồ tát Ma ha tát thành Đệ bát rồi, nói rộng cho đến thành Độc giác rồi, năng vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh, tất không lẽ ấy. Chẳng vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh mà năng chứng được Nhất thiết trí trí, cũng không lẽ ấy.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu vậy, các Bồ tát Ma ha tát làm sao trước đối các đạo khắp học đủ rồi, sau do tự đạo được vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh. Đã vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh, lần hồi chứng được Nhất thiết trí trí, dứt hẳn tất cả phiền não tập khí nối nhau?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát từ sơ phát tâm, dũng mãnh tinh tiến vượt khỏi tám bậc là ngài Tịnh quán cho đến bậc Độc giác. Tuy đối đã nói tám bậc đều khắp tu học như thế, mà năng dùng thắng trí kiến vượt khỏi. Do đạo tướng trí được vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh. Đã vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh, lần hồi lại do Nhất thiết trí trí chứng được viên mãn Nhất thiết trí trí, dứt hẳn tất cả tập khí nối nhau.

Thiện Hiện! Phải biết trí Đệ bát ấy tức là Nhẫn Bồ tát Ma ha tát; Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác, hoặc trí hoặc đoạn cũng là Nhẫn Bồ tát Ma ha tát.

Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát trước đối các đạo khắp học đủ rồi, sau do tự đạo được vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh. Đã vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh, lần hổi chứng được Nhất thiết trí trí. Đã chứng được Nhất thiết trí trí rồi, đem quả nhiêu ích tất cả hữu tình.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Như nói chúng Bồ tát Ma ha tát nên học khắp biết tướng tất cả đạo, hoặc đạo Thanh văn, hoặc đạo Độc giác, hoặc đạo Bồ Tát, hoặc đạo Như Lai. Biết đạo đây thảy tất cả các tướng, gọi đạo tướng trí. Các Bồ tát Ma ha tát làm sao sẽ khởi đạo tướng trí đây?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các hành trạng tướng năng chính hiển phát đạo tướng trí ấy. Các Bồ tát Ma ha tát khắp đối các hành trạng tướng như thế đều hiện đẳng giác. Hiện đẳng giác rồi, như thật vì người tuyên nói khai chỉ, thi thiết kiến lập, khiến các hữu tình được hiểu không trái ngược, tùy ưng thú hướng sở cầu lợi vui. Bồ tát Ma ha tát này nên đối tất cả âm thanh ngữ ngôn đều được đà la ni môn khéo léo. Do đà la ni môn khéo léo đây phát khởi nhiều thứ âm thanh ngữ ngôn khắp vì các loại hữu tình Tam thiên đại thiên thế giới tuyên nói chánh pháp, khiến biết đã nghe đều như hang vang, dù có lĩnh hiểu mà không chấp trước.

Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát do nhân duyên đây nên học viên mãn các đạo tướng trí. Đã học viên mãn đạo tướng trí rồi, nên như thật biết tất cả hữu tình ý lạc tùy miên các thứ sai khác, như ưng vì làm lợi ích an vui.

Nghĩa là như thật biết hữu tình địa ngục ý lạc tùy miên và nhân quả kia, biết rồi phương tiện năng che đạo kia. Cũng như thật biết hữu tình bàng sanh ý lạc tuỳ miên và nhân quả kia, biết rồi phương tiện ngăn che đạo kia. Cũng như thật biết hữu tình quỷ giới ý lạc tùy miên và nhân quả kia, biết rồi phương tiện ngăn che đạo kia.

Cũng như thật biết các rồng, dược xoa, a tố lạc thảy ý lạc tùy miên và nhân quả kia, biết rồi phương tiện ngăn che đạo kia. Cũng như thật biết ngưiờ và Dục thiên ý lạc tùy miên và nhân quả kia, biết rồi phương tiện ngăn che đạo kia.

Cũng như thật biết Phạm chúng thiên cho đến Sắc cứu cánh thiên ý lạc tùy miên và nhân quả kia, biết rồi phương tiện ngăn che đạo kia. Cũng như thật biết Không vô biên xứ thiên cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên ý lạc tùy miên và nhân quả kia, biết rồi phương tiện ngăn che đạo kia.

Cũng như thật biết bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi và nhân quả kia. Cũng như thật biết ba môn giải thoát và nhân quả kia. Cũng như thật biết bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định và nhân quả kia. Cũng như thật biết tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ và nhân quả kia.

Cũng như thật biết khổ tập diệt đạo thánh đế và nhân quả kia. Cũng như thật biết bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa và nhân quả kia. Cũng như thật biết nội không cho đến vô tánh tự tánh không và nhân quả kia. Cũng như thật biết chơn như cho đến bất tư nghì giới và nhân quả kia.

Cũng như thật quán Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa và nhân quả kia. Cũng như thật biết Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa và nhân quả kia. Cũng như thật biết tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn và nhân quả kia. Cũng như thật biết năm nhãn, sáu thần thông và nhân quả kia.

Cũng như thật biết Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng và nhân quả kia. Cũng như thật biết pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả và nhân quả kia. Cũng như thật biết nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí và nhân quả kia.

Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát đã như thật biết đạo Thanh văn thảy và nhân quả rồi, tùy kia sở ưng an lập hữu tình nơi đạo Tam thừa, khiến siêng tu học đều được rốt ráo.

Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát nên khởi các đạo tướng trí như thế. Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học các đạo tướng trí như thế, đối các hữu tình nhiều thứ giới tánh ý lạc tùy miên đều năng ngộ vào. Đã ngộ vào rồi, tùy sở nghi kia vì thuyết chánh pháp, đều khiến năng được thắng quả sở cầu trọn chẳng luống uổng. Sở dĩ vì sao? Bồ tát Ma ha tát này khéo đạt các căn thắng liệt hữu tình, như thật hiểu rõ tất cả hữu tình qua lại sanh tử tâm sở sai khác, nên pháp sở thuyết trọn chẳng luống uổng.

Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát nên hành các đạo Bát nhã Ba la mật đa như thế. Sở dĩ vì sao? Tất cả Thanh văn, Độc giác, Bồ Tát sở nên học đạo Bồ đề phần pháp không chẳng nhiếp ở Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Tất cả Thanh văn, Độc giác, Bồ Tát đối trong đây học đều được rốt ráo.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả chủng Bồ đề phần pháp cho đến Bồ đề, như vậy tất cả  chẳng hợp chẳng tan, không sắc, không kiến, không đối, nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Vì sao Bồ đề phần pháp như thế năng lấy Bồ đề?

Bạch Thế Tôn! Tất cả pháp chẳng hợp chẳng tan, không sắc, không kiến, không đối, nhất tướng, chỗ gọi vô tướng, chẳng đối pháp khác có lấy có bỏ. Ví như hư không đối tất cả pháp không lấy không bỏ, vì tự tánh không. Các pháp cũng vậy, tự tánh đều không, chẳng đối các pháp có lấy có bỏ. Làm sao nói được bốn niệm trụ thảy Bồ đề phần pháp năng lấy Bồ đề?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Vì tất cả pháp tự tánh đều không lấy không bỏ, nhưng các hữu tình đối nghĩa tất cả pháp tự tánh đều không, không thể hiểu rõ. Vì ích kia nên phương tiện tuyên nói Bồ đề phần pháp năng lấy Bồ đề.

Lại nữa Thiện Hiện! Hoặc sở hữu sắc thọ tưởng hành thức. Hoặc nhãn xứ cho đến   ý xứ. Hoặc sắc xứ cho đến pháp xứ. Hoặc nhãn giới cho đến ý giới. Hoặc sắc giới cho đến pháp giới. Hoặc nhãn thức giới cho đến ý thức giới. Hoặc nhãn xúc cho đến ý xúc. Hoặc nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Hoặc địa giới cho đến thức giới. Hoặc nhân duyên cho đến tăng thượng duyên. Hoặc vô minh cho đến lão tử. Hoặc bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa.

Hoặc nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Hoặc chơn như cho đến bất tư nghì giới. Hoặc khổ tạp diệt đạo thánh đế. Hoặc bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Hoặc bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Hoặc bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Hoặc ba môn giải thoát. Hoặc tám giải thoát cho đến mười biến xứ.

Hoặc Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa. Hoặc Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Hoặc tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn. Hoặc năm nhãn, sáu thần thông. Hoặc Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Hoặc ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi tùy  hảo. Hoặc pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Hoặc nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Hoặc quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề. Hoặc tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát. Hoặc chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Hoặc dứt phiền não tập khí nối nhau. Hoặc Nhất thiết trí trí.

Tất cả pháp như thế thảy đều ở trong Thánh pháp Tỳ nại đa chẳng  hợp chẳng tan, không sắc, không kiến, không đối, nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Như Lai vì nhiêu ích các loại hữu tình khiến sanh cánh hiểu vào pháp thật tướng, nương thế tục thuyết, chẳng nương thắng nghĩa.

Thiện Hiện! Phải biết các Bồ tát Ma ha tát đối tất cả các pháp như thế nên học trí kiến. Học trí kiến rồi, như thật thông suốt các pháp như thế đáng nên thọ dụng, các pháp như thế chẳng nên thọ dụng.

Cụ thọ Thiện Hiện tức thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát đối những pháp nào học trí kiến rồi, như thật thông suốt chẳng nên thọ dụng? Đối những pháp nào học trí kiến rồi, như thật thông suốt đáng nên thọ dụng?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát đối các pháp Thanh văn, bậc Độc giác học trí kiến rồi, như thật thông suốt chẳng nên thọ dụng; đối các pháp tương ưng Nhất thiết trí trí học trí kiến rồi, như thật thông suốt tất cả chủng tướng đáng nên thọ dụng.

Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát đối trong Thành pháp Tỳ nại da đây, nên học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế.

Cụ thọ thiện hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Đã nói Thánh pháp Tỳ nại da, Thánh pháp Tỳ nại da ấy sao gọi là Thánh pháp Tỳ nại da?

Phật bảo: Thiện Hiện! Hoặc các Thanh văn, hoặc các Độc giác, hoặc các Bồ Tát, hoặc các Như Lai, cùng tham sân si chẳng hợp chẳng tan. Cùng năm thuận hạ phần kiết chẳng hợp chẳng tan. Cùng năm thuận thượng phần kiết chẳng hợp chẳng tan. Cùng bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định chẳng hợp chẳng tan. Cùng bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi chẳng hợp chẳng tan.

Cùng khổ tập diệt đạo thánh đế chẳng hợp chẳng tan. Cùng ba môn giải thoát chẳng hợp chẳng tan. Cùng tám giải thoát cho đến mười biến xứ chẳng hợp chẳng tan. Cùng Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa chẳng hợp chẳng tan. Cùng năm nhãn, sáu thần thông chẳng hợp chẳng tan.

Cùng bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa chẳng hợp chẳng tan. Cùng nội không cho đến vô tánh tự tánh không chẳng hợp chẳng tan. Cùng chơn như cho đến bất tư nghì giới chẳng hợp chẳng tan.

Cùng Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa chẳng hợp chẳng tan. Cùng tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn chẳng hợp chẳng tan. Cùng Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng hợp chẳng tan.

Cùng ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo chẳng hợp chẳng tan. Cùng pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả chẳng hợp chẳng tan. Cùng nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng hợp chẳng tan.

Cùng quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề chẳng hợp chẳng tan. Cùng tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát chẳng hợp chẳng tan. Cùng chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng hợp chẳng tan.

Cùng dứt hẳn tất cả phiền não tập khí nối nhau chẳng hợp chẳng tan. Cùng Nhất thiết trí trí chẳng hợp chẳng tan. Cùng hữu vi giới chẳng hợp chẳng tan. Cùng vô vi giới chẳng hợp chẳng tan. Thiện Hiện! Kia gọi là Thánh giả, đây là Tỳ nại da pháp thiện trị của Thánh giả kia, vậy nên gọi Thánh pháp Tỳ nại da. Sở dĩ vì sao? Tất cả pháp đây vô sắc vô kiến vô đối nhất thiết tướng chỗ gọi vô tướng, các Thánh giả kia như thật hiện thấy.

Thiện Hiện! Phải biết pháp vô sắc cùng pháp vô sắc chẳng hợp chẳng tan, pháp vô kiến cùng pháp vô kiến chẳng hợp chẳng tan, pháp vô đối cùng pháp vô đối chẳng hợp chẳng tan, pháp nhất tướng cùng pháp nhất tướng chẳng hợp chẳng tan, pháp vô tướng cùng pháp vô tướng chẳng hợp chẳng tan.

Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu vô sắc, vô kiến, vô đối, nhất tướng, vô tướng đây thường nên tu học. Học rồi chẳng lấy tướng tất cả pháp.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát đâu chẳng nên học nơi tướng sắc cho đến tướng thức. Đâu chẳng nên học nơi tướng nhãn xứ cho đến tướng ý xứ. Đâu chẳng nên học nơi tướng sắc xứ cho đến tướng pháp xứ. Đâu chẳng nên học nơi tướng nhãn giới cho đến tướng ý giới. Đâu chẳng nên học nơi tướng sắc giới cho đến tướng pháp giới. Đâu chẳng nên học nơi tướng nhãn thức giới cho đến tướng ý thức giới. Đâu chẳng nên học nơi tướng nhãn xúc cho đến tướng ý xúc. Đâu chẳng nên học nơi tưóong nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến tướng ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Đâu chẳng nên học nơi tướng địa giới cho đến tướng thức giới. Đâu chẳng nên học nơi tướng nhân duyên cho đến tăng thượng duyên. Đâu chẳng nên học nơi tướng vô minh cho đến tướng lão tử. Đâu chẳng nên học nơi tướng bố thí Ba la mật đa cho đến tướng bát nhã Ba la mật đa.

Đâu chẳng nên học nơi tướng nội không cho đến tướng vô tánh tự tánh không. Đâu chẳng nên học nơi tướng chơn như cho đến tướng bất tư nghì giới. Đâu chẳng nên học nơi tướng khổ tập diệt đạo thánh đế.

Đâu chẳng nên học nơi tướng bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Đâu chẳng nên học nơi tướng bốn niệm trụ cho đến tướng tám thánh đạo chi. Đâu chẳng nên học nơi tướng tám giải thoát cho đến tướng mười biến xứ. Đâu chẳng nên học nơi tướng không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.

Đâu chẳng nên học nơi tướng Tịnh quán địa cho đến tướng Như Lai địa. Đâu chẳng nên học nơi tướng Cực hỷ địa cho đến tướng Pháp vân địa. Đâu chẳng nên học nơi tướng tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn. Đâu chẳng nên học nơi tướng năm nhãn, sáu thần thông.

Đâu chẳng nên học nơi tướng Như Lai mười lực cho đến tướng mười tám pháp Phật bất cộng. Đâu chẳng nên học nơi tướng ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo. Đâu chẳng nên học nơi tướng phap1 vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Đâu chẳng nên học nơi tướng nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Đâu chẳng nên học nơi tướng quả Dự lư cho đến tướng Độc giác Bồ đề. Đâu chẳng nên học nơi tướng tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Đâu chẳng nên học nơi tướng dứt hẳn phiền não tập khí nối nhau, Nhất thiết trí trí. Đâu chẳng nên học nơi tướng biết khổ, dứt tập, chứng diệt, tu đạo. Đâu chẳng nên học nơi tướng quán thuận duyên khởi. Đâu chẳng nên học nơi tướng tất cả Thánh giả Thánh pháp. Đâu chẳng nên học nơi tướng hữu vi giới vô vi giới?

Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát chẳng học nơi tướng các pháp như thế, lẽ cũng chẳng học nơi tướng các hành.

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát đối tướng các pháp và tướng các hành đã chẳng năng học, làm sao năng vượt khỏi tất cả Thanh văn và bậc Độc giác? Nếu chẳng năng vượt tất cả Thanh văn và bậc Độc giác làm sao vào Bồ tát Chánh tánh ly sanh làm sao năng được Nhất thiết trí trí. Nếu chẳng năng được Nhất thiết trí trí làm sao năng quay xe diệu pháp. Nếu chẳng năng quay xe diệu pháp làm sao năng đem chánh pháp Tam thừa an lập hữu tình khiến ra biển khổ sanh tử vô biên?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu tất cả pháp có thật tướng ấy, các Bồ tát Ma ha tát nnê học nơi trong. Vì tất cả các pháp chẳng có thật tướng, vậy nên chúng Bồ tát Ma ha tát chẳng học nơi tướng, cũng lại chẳng học nơi pháp vô tướng. Sở dĩ vì sao? Nếu Phật xuất thế hoặc chẳng xuất thế pháp giới thường trụ, cáp pháp nhất tướng chỗ gọi vô tướng. Vô tướng như thế đã chẳng phải có tướng cũng chẳng phải không tướng vậy nên chẳng thể học.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều chẳng có tướng cũng chẳng không có tướng, Bồ tát Ma ha tát làm sao năng tu bát nhã Ba la mật đa?

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng năng tu bát nhã Ba la mật đa, lẽ chẳng năng vượt các bậc Thanh văn và bậc Độc giác, lẽ chẳng năng vào Bồ tát Chánh tánh ly sanh. Nếu chẳng năng vào Bồ tát Chánh tánh ly sanh, lẽ chẳng năng khởi Bồ tát Vô sanh pháp nhẫn. Nếu chẳng năng khởi Bồ tát Vô sanh pháp nhẫn, lẽ chẳng năng phát Bồ tát thần thông thắng diệu. Nếu chẳng năng phát Bồ tát thần thông thắng diệu, lẽ chẳng năng nghiêm tịnh cõi Phật thành thục hữu tình. Nếu chẳng năng nghiêm tịnh cõi Phật thành thục hữu tình, lẽ chẳng năng chứng được Nhất thiết trí trí. Nếu chẳng năng chứng được Nhất thiết trí trí, lẽ chẳng năng quay xe diệu pháp. Nếu chẳng năng quay xe diệu pháp, thời lẽ chẳng năng an lập hữu tình khiến trụ quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, hoặc quả Bất hoàn, hoặc quả A la hán, hoặc Độc giác Bồ đề, hoặc lại Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Cũng lẽ chẳng năng an lập hữu tình khiến trụ việc thí tánh phước nghiệp, hoặc việc tu tánh phước nghiệp sẽ được giàu vui người trời tự tại?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Tất cả pháp chẳng có tướng, chẳng không tướng. Nếu Bồ tát Ma ha tát biết tất cả pháp hoặc có tướng, hoặc không tướng, đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng, tu vô tướng đây là tu bát nhã Ba la mật đa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Sao là Bồ tát Ma ha tát tu vô tướng đây là tu bát nhã Ba la mật đa?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu trừ khiển tất cả pháp là tu bát nhã Ba la mật đa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Sao là Bồ tát Ma ha tát tu trừ khiển tất cả pháp là tu bát nhã Ba la mật đa?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu trừ khiển sắc thọ tưởng hành thức, là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển nhãn xứ cho đến ý xứ là tu bnbldm. Tu trừ khiển sắc xứ cho đến pháp xứ là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển nhãn giới cho đến ý giới là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển sắc giới cho đến pháp giới là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển nhãn thức giới cho đến ý thức giới là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển nhãn xúc cho đến ý xúc là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ là tu bát nhã Ba la mật đa.

Tu trừ khiển địa giới cho đến thức giới là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển nhân duyên cho đến tăng thượng duyên là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển vô minh cho đến lão tử là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển quán bất tịnh là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định là tu bát nhã Ba la mật đa.

Tu trừ khiển Phật tùy niệm, Pháp tùy niệm, Tăng tùy niệm, giới tùy niệm, xả tùy niệm, thiên tùy niệm, vắng lặng tùy niệm, giữ thở vào ra tùy niệm là tu bát nhã Ba la mật đa.

Tu trừ khiển tưởng vô thường, tưởng khổ, tưởng vô ngã, tưởng không, tưởng nhóm, tưởng nhân, tưởng sanh, tưởng duyên, tưởng diệt, tưởng vắng, tưởng diệu, tưởng lìa, tưởng đạo, tưởng như, tưởng hành, tưởng xuất là tu bát nhã Ba la mật đa.

Tu trừ khiển tưởng ngã, tưởng hữu tình cho đến tưởng tri giả, tưởng kiến giả là tu bát nhã Ba la mật đa.

Tu trừ khiển tưởng thường, tưởng lạc, tưởng ngã, tưởng tịnh là tu bát nhã Ba la mật đa.

Tu trừ khiển tưởng duyên khởi là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển tưởng thánh đế là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển ba môn giải thoát là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển tám giải thoát cho đến mười biến xứ là tu bát nhã Ba la mật đa.

Tu trừ khiển tam ma địa có tầm có tứ, tam ma địa không tầm duy tứ, tam ma địa không tầm không tứ là tu bát nhã Ba la mật đa.

Tu trừ khiển khổ tập diệt đạo thánh đến là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, pháp trí, loại trí, thế tục trí, tha tâm trí, tận trí, vô sanh trí, như thuyết trí là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa là tu bát nhã Ba la mật đa.

Tu trừ khiển nội không cho đến vô tánh tự tánh không là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển năm nhãn, sáu thần thông là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí là tu bát nhã Ba la mật đa.

Tu trừ khiển quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển Nhất thiết trí trí là tu bát nhã Ba la mật đa. Tu trừ khiển dứt  hẳn tất cả phiền não tập khí nối nhau là tu bát nhã Ba la mật đa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Sao là Bồ tát Ma ha tát tu trừ khiển sắc thọ tưởng hành thức là tu bát nhã Ba la mật đa? Như vậy cho đến tu trừ khiển dứt hẳn tất cả phiền não tập khí nối nhau là tu bát nhã Ba la mật đa?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, nếu nghĩ như có sắc thọ tưởng hành thức, chẳng trừ khiển sắc thọ tưởng hành thức, chẳng tu bát nhã Ba la mật đa. Như vậy cho đến nếu nghĩ có dứt hẳn tất cả phiền não tập khí nối nhau, chẳng tu bát nhã Ba la mật đa. Nhưng các Bồ tát Ma ha tát khi hành bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chẳng nghĩ có sắc thọ tưởng hành thức, là trừ khiển sắc thọ tưởng hành thức, là tu bát nhã Ba la mật đa. Như vậy cho đến chẳng nghĩ có dứt hẳn tất cả phiền não tập khí nối nhau, là trừ khiển dứt hẳn tất cả phiền não tập khí nối nhau, là tu bát nhã Ba la mật đa? Sở dĩ vì sao? Kẻ chẳng có tưởng, năng tu bát nhã Ba la mật đa. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu trừ khiển sắc thọ tưởng hành thức là tu bát nhã Ba la mật đa. Như vậy cho đến tu trừ khiển dứt hẳn tất cả phiền não tập khí nối nhau là tu bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa Thiện Hiện! Kẻ trụ tưởng có, chẳng năng tu bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa. Cũng chẳng năng tu bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Cũng chẳng năng trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Cũng chẳng năng trụ chơn như cho đến bất tư nghì giới.

Cũng chẳng năng trụ khổ tập diệt đạo thánh đế. Cũng chẳng năng trụ không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Cũng chẳng năng tu thù thắng bốn tĩnh lự, bốn  vô lượng, bốn vô sắc định. Cũng chẳng năng tu tám giải thoát cho đến mười biến xứ.

Cũng chẳng năng tu Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Cũng chẳng năng tu tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn. Cũng chẳng năng tu năm nhãn, sáu thần thông. Cũng chẳng năng tu Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Cũng chẳng năng tu pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Cũng chẳng năng tu Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Cũng chẳng năng tu tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát. Cũng chẳng năng tu chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Cũng chẳng năng tu Nhất thiết trí trí. Cũng chẳng năng tu dứt hẳn tất cả phiền não tập khí nối nhau.

Sở dĩ vì sao? Kẻ trụ tưởng có tất sẽ chấp có ngã và ngã sở. Bởi chấp đây nên bèn mắc hai bên. Vì mắc hai bên quyết định chẳng năng giải thoát sanh tử, không đạo không Niết bàn, làm sao năng như thật tu sáu Ba la mật đa cho đến dứt hẳn tất cả phiền não tập khí nối nhau.

 

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Những gì là có? Những gì là chẳng có? Phật bảo: Thiện Hiện!Hai là có. Chẳng hai là chẳng có.

Thiện Hiện lại hỏi: Sao là hai, sao là chẳng hai?

Thế Tôn bảo rằng: Tưởng sắc cho đến tưởng thức là hai. Tưởng sắc không cho đến tưởng thức không là chẳng hai. Tưởng nhãn xứ cho đến tưởng ý xứ là hai. Tưởng nhãn xứ không cho đến tưởng ý xứ không là chẳng hai.

Tưởng sắc xứ cho đến tưởng pháp xứ là hai. Tưởng sắc xứ không cho đến tưởng pháp xứ không là chẳng hai. Tưởng nhãn giới cho đến tưởng ý giới là hai. Tưởng nhãn giới không cho đến tưởng ý giới không là chẳng hai.

Tưởng sắc giới cho đến tưởng pháp giới là hai. Tưởng sắc giới không cho đến tưởng pháp giới không là chẳng hai.

Tưởng nhãn thức giới cho đến tưởng ý thức giới là hai. Tưởng nhãn thức giới không cho đến tưởng ý thức giới không là chẳng hai.

Tưởng nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến tưởng ý xúc làm duyên sanh ra các thọ là hai. Tưởng nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không cho đến tưởng ý ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không là chẳng hai.

Tưởng địa giới cho đến tưởng thức giới là hai. Tưởng địa giới không cho đến tưởng thức giới không là chẳng hai.

Tưởng nhân duyên cho đến tưởng tăng thượng duyên không là chẳng hai.

Tưởng vô minh cho đến tưởng lão tử là hai. Tưởng vô minh không cho đến tưởng lão tử không là chẳng hai. Tưởng bố thí Ba la mật đa cho đến tưởng bát nhã Ba la mật đa là hai. Tưởng bố thí Ba la mật đa không cho đến tưởng bát nhã Ba la mật đa không là chẳng hai.

Tưởng nội không cho đến tưởng vô tánh tự tánh không là hai. Tưởng nội không cho đến tưởng vô tánh tự tánh không không là chẳng hai.

Tưởng chơn như cho đến tưởng bất tư nghì giới là hai. Tưởng chơn như không cho đến tưởng bất tư nghì giới không là chẳng hai.

 Tưởng khổ tập diệt đạo thánh đế là hai. Tưởng khổ tập diệt đạo thánh đế không là chẳng hai.

Tưởng bốn niệm trụ cho đến tưởng tám thánh đạo chi là hai. Tưởng bốn niệm trụ không cho đến tưởng tám thánh đạo chi không là chẳng hai.

Tưởng tám giải thoát cho đến tưởng mười biến xứ là hai. Tưởng tám giải thoát không cho đến tưởng mười biến xứ không là chẳng hai.

Tưởng không, vô tướng vô nguyện giải thoát môn là hai. Tưởng không, vô tướng vô nguyện giải thoát môn không là chẳng hai.

Tưởng Tịnh quán địa cho đến tưởng Như Lai địa là hai. Tưởng Tịnh quán địa không cho đến tưởng Như Lai địa không là chẳng hai.

Tưởng Cực hỷ địa cho đến tưởng Pháp vân địa là hai. Tưởng Cực hỷ địa không cho đến tưởng Pháp vân địa không là chẳng hai.

Tưởng đà la ni môn, tam ma địa môn là hai. Tưởng đà la ni môn, tam ma địa môn không là chẳng hai.

Tưởng năm nhãn, sáu thần thông là hai. Tưởng năm nhãn, sáu thần thông không là chẳng hai.

Tưởng Như Lai mười lực cho đến tưởng mười tám pháp Phật bất cộng là hai. Tưởng Như Lai mười lực không cho đến tưởng mười tám pháp Phật bất cộng không là chẳng hai.

Tưởng ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo là hai. Tưởng ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo không là chẳng hai.

Tưởng pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả là hai. Tưởng pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả không là chẳng hai.

Tưởng Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí là hai. Tưởng Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không là chẳng hai.

Tưởng tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề là hai. Tưởng tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề không là chẳng hai. Tưởng hữu vi giới, vô vi giới là hai. Tưởng hữu vi giới, vô vi giới không là chẳng hai.

Thiện Hiện! Cho đến tưởng tất cả đều là hai, cho đến tất cả hai đều là có, cho đến tất cả có đều là sanh tử. Kẻ có sanh tử chẳng năng giải thoát sanh lão bệnh tử sầu thán khổ ưu não được.

Thiện Hiện! Các kẻ tưởng không đều là chẳng hai. Các kẻ chẳng hai đều là chẳng có. Các kẻ chẳng có đều không sanh tử. Kẻ không sanh tử bèn năng giải thoát sanh lão bệnh tử sầu thán khổ ưu não được.

Thiện Hiện! Bởi nhân duyên này phải biết tất cả kẻ tưởng có hai, quyết định không bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa, không đắc hiện quán, cho đến thuận nhẫn kia hãy chẳng có, huống năng khắp biết sắc thọ tưởng hành thức. Như vậy cho đến huống năng khoắp biết Nhất thiết trí trí. Kia hãy chẳng năng tu bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi, huống năng được quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề. Huống lai năng được Nhất thiết trí trí, và năng dứt hẳn tất cả phiền não tập khí nối nhau.

 

HỘI THỨ HAI

Phẩm

LẦN HỒI

Thứ 73 – 1

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Kẻ trụ tưởng có, nếu không thuận nhẫn cũng không tu đạo đắc quả hiện quán. Kẻ trụ tưởng không, đâu có thuận nhẫn, hoặc Tịnh quán địa, như vậy cho đến hoặc Như Lai địa. Nếu tu Thánh đạo, nhờ tu Thánh đạo dứt các phiền não. Bởi phiền não đây làm ngăn che nên chẳng năng chứng bậc tương ưng Thanh văn Độc giác, huống vào Bồ tát Chánh tánh ly sanh. Nếu chẳng năng vào Bồ tát Chánh tánh ly sanh đâu năng chứng được Nhất thiết trí trí đâu năng dứt hẳn tất cả phiền não tập khí nối nhau.

Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều vô sở hữu, vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, các pháp như thế đã đều chẳng sanh, đâu năng chứng được Nhất thiết trí trí?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Kẻ trụ tưởng không cũng không thuận nhẫn, cho đến cũng không dứt hẳn phiền não tập khí nối nhau. Nếu tất cả pháp đều vô sở hữu, vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, các pháp như thế đã đều chẳng sanh, đâu năng chứng được Nhất thiết trí trí?

 

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát khi hành bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu vì có tưởng có, có tưởng không chăng? Vì có tưởng sắc, tưởng thọ tưởng hành thức chăng? Như vậy cho đến vì có tưởng Nhất thiết trí trí chăng? Vì có tưởng dứt hẳn tất tất cả phiền não tập khí nối nhau chăng?

Vì có tưởng sắc, có tưởng dứt sắc chăng? Vì có tưởng thọ tưởng hành thức, có tưởng dứt thọ tưởng hành thức chăng?

Vì có tưởng nhãn xứ cho đến ý xứ, có tưởng dứt nhãn xứ cho đén ý xứ chăng?

Vì có tưởng sắc xứ cho đến pháp xứ, có tưởng dứt sắc xứ cho đến pháp xứ chăng?

Vì có tưởng nhãn giới cho đến ý giới, có tưởng dứt nhãn giới cho đến ý giới chăng?

Vì có tưởng sắc giới cho đến pháp giới, có tưởng dứt sắc giới cho đến pháp giới chăng?

Vì có tưởng nhãn thức giới cho đến ý thức giới, có tưởng dứt nhãn thức giới cho đến ý thức giới chăng?

Vì có tưởng nhãn xúc cho đến ý xúc, có tưởng dứt nhãn xúc cho đến ý xúc chăng?

Vì có tưởng nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, có tưởng dứt nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chăng?

Vì có tưởng địa giới cho đến thức giới, có tưởng dứt địa giới cho đến thức giới chăng? Vì có tưởng nhân duyên cho đến tăng thượng duyên, có tưởng dứt nhân duyên cho đến tăng thượng duyên chăng?

Vì có tưởng tham sân si, có tưởng dứt tham sân si chăng? Vì có tưởng vô minh cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não, có tưởng dứt vô minh cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não chăng?

Vì có tưởng khổ thánh đế, có tưởng dứt khổ thánh đế chăng? Vì có tưởng khổ tập thánh đế, có tưởng dứt khổ tập thánh đế chăng? Vì có tưởng khổ diệt thánh đế, có tưởng dứt khổ diệt thánh đế chăng? Vì có tưởng chứng khổ diệt đạo thánh đế, có tưởng dứt chứng khổ diệt đạo thánh đế chăng?

Như vậy cho đến vì có tưởng Nhất thiết trí trí, có tưởng chứng Nhất thiết trí trí chăng? Vì có tưởng tất cả phiền não tập khí nối nhau bị dứt, có tưởng dứt hẳn tất cả phiền não tập khí nối nhau chăng?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành bát nhã Ba la mật đa đối thất cả pháp đều không tưởng có cũng không tưởng không. Nếu không tưởng có cũng không tưởng không, phải biết tức là Bồ tát thuận nhẫn, cũng là tu đạo, cũng là đắc quả, cũng là hiện quán.

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát lấy vô tánh làm Thánh đạo, lấy vô tánh làm hiện quán, đạt tất cả pháp, đều lấy vô tánh mà làm tự tánh. Do nhân duyên đây, phải biết tất cả  pháp đều lấy vô tánh làm nơi tự tánh.

Cụ thọ Thiện Hiện tức thưa Phật rằng: Nếu tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh ấy, vì sao Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối tất cả pháp vô tánh làm tánh, hiện đẳng giác rồi, gọi danh là Phật, đối tất cả pháp và các cảnh giới được tự tại chuyển?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh, khi xưa Ta tu học đạo Bồ tát, tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa không trái ngược. Nhờ đấy lìa pháp dục ác bất thiện, có tìm có rình, lìa sanh vui mừng, vào sơ tĩnh lự trụ đầy đủ. Như vậy cho đến dứt vui dứt khổ, trước mất mừng lo chẳng khổ chẳng vui, xả niệm thanh tịnh, vào tĩnh lự thứ tư trụ đầy đủ. Ta lúc bấy giờ, đối các tĩnh lự và nhánh tĩnh lự tuy khéo lấy tướng mà không sở chấp; đối các tĩnh lự và nhánh tĩnh lự chẳng sanh đắm đuối; đối các tĩnh lự và nhánh tĩnh lự đều vô sở đắc. Ta lúc bấy giờ đối bốn tĩnh lự hành tướng thanh tịnh, không sở phân biệt. Ta lúc bấy giờ đối các tĩnh lự và nhánh tĩnh lự tuy khéo thuần thục, mà chẳng thọ sở đắc quả báo kia, chỉ nương tĩnh lự khiến tâm dẫn phát thần cảnh, thiên nhĩ, tha tâm, túc trụ, thiên nãn trí thông. Đối năng thông đây tuy khéo lấy tướng mà không sở chấp, cũng chẳng say đắm; đối các thông cảnh đều vô sở đắc, cũng chẳng phân biệt, như hư không mà trụ.

Ta lúc bấy giờ, quán tất cả pháp bình đẳng bình đẳng, vô tánh làm tánh, do một sát na tương ưng Bát nhã chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nghĩa là như thật biết: Đây khổ thánh đế, đây tập thánh đế, đây diệt thánh đế, đây đạo thánh đế đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Vô tướng như thế cũng vô sở hữu. Do đây trọn nên Như Lai mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả và mười tám pháp Phật bất cộng thảy vô lượng vô số công đức vi diệu bất khả tư nghì, mới đem Phật diệu trí an lập hữu tình ba nhóm sai khác là nhóm chánh tánh định, nhóm tà tánh định và nhóm bất định. An lập ba nhóm riêng biệt như thế rồi, tùy kia sở ưng phương tiện hóa đạo khiến được lợi ích an vui thù thắng.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Vì sao Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối trong tánh tất cả pháp vô tánh khởi bốn tĩnh lự, phát năm thần thông, chứng Đại Bồ đề đủ các công đức, an lập lợi vui ba nhóm hữu tình?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu các pháp dục ác bất thiện thảy, có chút tự tánh, hoặc lại tha tánh làm tự tánh ấy. Khi xưa Ta tu hành đạo Bồ Tát, chẳng ưng thông thấu tất cả pháp dục ác bất thiện thảy, đều lấy vô tánh làm tự tánh rồi, lìa dục ác thảy vào sơ tĩnh lự, cho đến năng vào tĩnh lự thứ tư an trụ đầy đủ. Vì các pháp dục ác bất thiện đều vô tự tánh cũng vô tha tánh, chỉ lấy vô tánh làm tự tánh, nên khi xưa Ta tu đạo Bồ tát thông thấu các pháp dục ác bất thiện, vào sơ tĩnh lự, cho đến năng vào tĩnh lự thứ tư.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu năm thần thông có chút tự tánh hoặc lại tha tánh làm tự tánh ấy, khi xưa Ta tu hành đạo Bồ tát, chẳng ưng thông thấu tất cả thần thông, đều lấy vô tánh làm tự tánh rồi, phát khởi nhiều thứ thần thông tự tại đối các cảnh giới diệu dụng vô ngại. Vì các thần thông đều vô tự tánh cũng vô tha tánh, chỉ lấy vô tánh làm tự tánh nên khi xưa Ta tu hành đạo Bồ tát thông thấu thần thông đều lấy vô tánh làm tự tánh rồi, phát khởi nhiều thứ thần thông tự tại đối các cảnh giới diệu dụng vô ngại.

Lại nữa Thiện Hiện! Nếu Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có chút tự tánh hoặc lại tha tánh làm tự tánh ấy, khi xưa Ta tu hành đạo Bồ tát chẳng ưng thông thấu chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề và công đức, đều lấy vô tánh làm tự tánh rồi, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đủ các công đức, đem Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề và các công đức đều vô tự tánh cũng vô tha tánh. Chỉ lấy vô tánh làm tự tánh, nên khi xưa Ta tu hành đạo Bồ tát thông thấu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đều lấy vô tánh làm tự tánh rồi, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đủ các công đức.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu các hữu tình có chút tự tánh hoặc lại tha tánh làm tự tánh ấy, Ta thành Phật rồi, chẳng ưng thông thấu tất cả hữu tình, đều lấy vô tánh làm tự tánh rồi, an lập hữu tình ba nhóm riêng biệt, tùy kia sở ưng phương tiện hóa đạo khiến được lợi ích an vui thù thắng. Vì các hữu tình đều vô tự tánh, cũng vô tha tánh, chỉ lấy vô tánh làm tự tánh, nên Ta thành Phật rồi, an lập hữu tình ba nhóm riêng biệt, tùy kia sở ưng phương tiện hóa đạo khiến được lợi ích an vui thù thắng.

 

 

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 19

Quyển thứ:  451| 452 | 453 | 454 | 455

 456| 457| 458 | 459| 460| 461| 462| 463| 464| 465

466| 467 | 468 | 469| 470| 471| 472| 473| 474| 475

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Đông Phương
Cập nhật: 01-10-2005

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

cổ Phật giáo ngã NhÒ 5 loại thực phẩm giúp giải độc cho niem bốn ơn lớn mà người phật tử cần thong dong trước tám ngọn gió đời mở mat phap Chùa nay chùa xưa Hồi n廕簑 gieo nghiệp sát sanh quả báo sẽ nghèo Có mục tiêu sống tốt 66 xung trà Nộm chương xii về trí bân và giải hàn Thu suc Chua bốn viên ngọc quý chết người Á nghi le mo nhung dung danh mat y nghia truyen van phap giai khong la gi Vu chung cuoi nam don dep ban tho vao ngay nao đạo bụt qua nhận thức mới tinh than ton su trong dao cua nguoi con phat Uống trà xanh có thể giảm tác dụng trien トo 30 Phật vÃ Æ hoc phat Mẹo dùng quả nho chữa bệnh tây phương đã tiếp nhận đạo phật nhin thau la tri hue chan that phan 2 hoàng Tuyệt Mùa xuân theo dấu chân Phật Quảng Ngãi Húy kỵ Tổ sư khai sơn Tổ ao åº Ä bến Vì một xã hội không có Alzheimer