Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

 

QUYỂN THỨ 470

HỘI THỨ HAI

Phẩm

NHIỀU ĐỨC TƯỚNG

Thứ 76 – 3

Lại nữa, Thiện Hiện! Tám mươi tùy hảo ấy, là móng tay Như Lai hẹp dài mỏng nhuận, sáng sạch đẹp tịnh như hoa đồng đỏ, đấy là thứ nhất.

Tay chân Như Lai ngón tròn thỏn dài ngay thẳng mềm mại, đốt xương chẳng hiện, đấy là thứ hai.

Tay chân Như Lai ngón ngón bằng nhau không so le, giữa kẽ các ngón thảy đều đầy kín, đấy là thứ ba.

Tay chân Như Lai tròn đầy như ý, mềm sạch sáng mịn, sắc như  hoa sen, đấy là thứ tư.

Gân mạch Như Lai buộc kết vững chắc, ẩn sâu chẳng hiện, đấy là thứ năm.

Hai mắt cá Như Lai đều ẩn chẳng hiện, đấy là thứ sáu.

Như Lai bước đi thẳng tới thong thả như rồng voi chúa, đấy là thứ bảy.

Như Lai bước đi hoai dung nghiêm thẳng như sư tử chúa, đấy là thứ tám.

Như Lai bước đi vững vàng thong thả, chẳng quá chẳng giảm, giống như trâu chúa, đấy là thứ chín.

Như Lai bước đi, đi đứng nghi nhã giống như ngỗng chúa, đấy là thứ mười.

Như Lai ngó lui tất đều quay hữu, như rồng voi chúa cả thân chuyển theo, là thứ mười một.

Chi tiết Như Lai lần lữa thẳng tròn, đặt để khéo léo là thứ mười hai.

Xương lóng Như Lai giao kết không hở, in như rồng bàn, là thứ mười ba.

Bánh xe đầu gối Như Lai sắp đặt khéo léo, bền chắc viên mãn thanh tịnh là thứ mười bốn.

Chỗ kín Như Lai văn vẻ khéo đẹp, oai thế đầy đủ viên mãn thanh tịnh là thứ mười lăm.

Thân chi Như Lai nhuận trơn mềm mại sáng láng sạch đẹp, đất bụi chẳng dính là thứ mười sáu.

Thân dung Như Lai đôn nghiêm không sợ, thường chẳng khiếp nhược, là thứ mười bảy.

Thân chi Như Lai bền chắc dầy dặn, tướng lành thuộc nhau là thứ mười tám.

Thân chi Như Lai an định dầy nặng, từng chẳng lay động, viên mãn không hoại là thứ mười chín.

Thân tướng Như Lai giống như vua Tiên quanh giáp đoan nghiêm sáng trong lìa mù, là thứ hai mươi

Thân Như Lai có viên quang chung quanh, với khi đi đứng thảy hằng tự soi sáng là hai mươi mốt.

Hình bụng Như Lai vuông chính không lệch, mềm mại chẳng hiện, các tướng trang nghiêm là hai mươi hai.

Rốn Như Lai sâu quanh hữu tròn đẹp, sạch sẽ sáng láng là hai mươi ba.

Rốn Như Lai dày chẳng lõm chẳng lồi, chung quanh khéo đẹp là hai mươi bốn.

Da thứa Như Lai xa lìa ghẻ ngứa cũng không lồi mụt đen bướu thừa thảy là hai mươi lăm.

Lòng tay Như Lai đầy đặn mềm mại, dưới lòng chân bằng vững là hai mươi sáu.

Vẻ tay Như Lai sâu dài rõ thẳng nhuận mướt chẳng đứt đoạn là hai mươi bảy.

Sắc môi Như Lai sáng nhuận đỏ tươi như quả tần bà, trên dưới xứng nhau là hai mươi tám.

Diện môn Như Lai chẳng dài chẳng ngắn, chẳng lớn chẳng nhỏ, như lượng đoan nghiêm là hai mươi chín.

Tướng lưỡi Như Lai mềm mỏng rộng dài, sắc như đồng đỏ là thứ ba mươi.

Như Lai phát tiếng oai rền sâu xa như trượng vương rống, rõ ràng trong suốt là ba mươi mốt.

Tiếng tăm Như Lai hay đẹp đầy đủ, như vang hang sâu là ba mươi hai.

Mũi Như Lai cao dài mà ngay thẳng, lỗ kia chẳng hiện là ba mươi ba.

Các răng Như Lai vuông vức ngay thẳng, trắng đẹp là ba mươi bốn.

Các nha Như Lai tròn trắng sáng sạch lần lữa nhọn bén là ba mươi lăm.

Nhãn Như Lai trong, xanh trắng phân minh là ba mươi sáu.

Nhãn tướng Như Lai dài rộng in như tép hoa sen xanh, rất nên ưa thích là ba mươi bảy.

Lông mí mắt Như Lai trên dưới tề chỉnh, rậm dày chẳng trắng là ba mươi tám.

Đôi mày Như Lai dài mà chẳng trắng dày mà nhỏ mềm là ba mươi chín.

Đôi mày Như Lai dệt lưới theo nhuận thứ, sắc sanh lưu ly là thứ bốn mươi.

Đôi mày Như Lai cao hiển sáng nhuận, như như trăng đầu tháng là bốn mươi mốt.

Tai Như Lai dày rộng lớn dài, trái thòng tròn trặn là bốn mươi hai.

Hai tai Như Lai tươi đẹp bằng thẳng, lìa các lầm lỗi là bốn mươi hai.

Dung nghi Như Lai năng khiến kẻ thấy không tổn không nhiễm, đều sanh kính mến là bốn mươi bốn.

Trán Như Lai rộng viên mãn bình chánh, hình tướng đẹp lạ là bốn mươi lăm.

Thân phần Như Lai trên dưới viên mãn như sư tử chúa, oai nghiêm không ai đối địch nổi là bốn mươi sáu.

Tóc đầu Như Lai dài thượt, xanh biếc, dày dặn chẳng bạc là bốn mươi bảy.

Tóc đầu Như Lai thơm sạch nhỏ mềm, nhuận mướt xoay quanh là bốn mươi tám.

Tóc đầu Như Lai bằng thẳng không rối, cũng chẳng dính chum là bốn mươi chín.

Tóc đầu Như Lai bền chắc chẳng đứt, hẳn không trốc rụng là thứ năm mươi.

Tóc đầu Như Lai láng trơn đẹp lạ, không dính đất bụi là năm mươi mốt.

Thân phần Như Lai vững vàng đầy chắc hơn na la diên kiên cố là năm mươi hai.

Thân thể Như Lai dài lớn ngay thẳng là năm mươi ba.

Các lỗ Như Lai thanh tịnh tròn đẹp là năm mươi bốn.

Thân chi Như Lai thế lực thù thắng không ai ngang bằng là năm mươi lăm.

Thân tướng Như Lai được chúng muốn xem thường không nhàm đủ là năm mươi sáu.

Diện luân Như Lai dài rộng đúng chỗ sáng sáng trong trẻo như trăng thu đầy là năm mươi bảy.

Nhan mạo Như Lai thư thới sáng rõ, ngậm cười trước thốt lời, duy hướng thuận chẳng trái là năm mươi tám.

Diện mạo Như Lai sáng láng vui vẻ, xa lìa các lỗi nhăn nhó xanh đỏ thảy là năm mươi chín.

Thân chi Như Lai sạch sẽ không bẩn, thường không hôi hám là thứ sáu mươi.

Các lỗ thông trong thân Như Lai thường xuất hương như ý vi diệu là sáu mươi mốt.

Diện môn Như Lai thường xuất ra hương tối thượng thù thắng là sáu mươi hai.

Diện tướng Như Lai khắp tròn khéo đẹp như quả mạt đạt na, cũng như ngù lọng trời là sáu mươi ba.

Lông thân Như Lai sáng sạch xanh biếc như cổ chim công, đỏ hồng khéo đẹp sắc giống đồng đỏ là sáu mươi bốn.

Pháp âm Như Lai tùy chúng lớn nhỏ chẳng thêm chẳng bớt, đúng lý không sai là sáu mươi lăm.

Đỉnh tướng Như Lai không ai thấy được là sáu mươi sáu.

Tay chân Như Lai kẽ ngón phân minh, trang nghiêm khéo đẹp như sắc đồng đỏ là sáu mươi bảy.

Như Lai khi đi chân cách đất chừng bốn ngón tay mà hiện in có dấu là sáu mươi tám.

Như Lai tự vững chẳng đợi ai đõ, thân không nghiêng động, cũng chẳng xiên lệch là sáu mươi chín.

Oai đức Như Lai xa rúng tất cả, ác tâm thấy mừng, sợ hãi thấy yên là thứ bảy mươi.

Tiếng tăm Như Lai chẳng cao chẳng thấp, theo ý chúng sanh vui vẻ cho lời là bảy mươi mốt.

Như Lai năng tùy các loại hữu tình ngôn âm ý vui mà vì thuyết pháp là bảy mươi hai.

Như Lai một âm diễn thuyết Chánh pháp, tùy loại hữu tình đều khiến được hiểu là bảy mươi ba.

Như Lai thuyết pháp đều nương thứ lớp tất có nhân duyên, lời không chẳng khéo Là bảy mươi bốn.

Như Lai bình đẳng xem các loại hữu tình khen thiện chê ác mà không ưa ghét là bảy mươi lăm.

Như Lai sở vi trước xem sau làm, khuôn phép đầy đủ, khiến biết thiện tịnh là bảy mươi sáu.

Tướng hảo Như Lai tất cả hữu tình không ai xem hết là bảy mươi bảy.

Xương đỉnh Như Lai cứng chắc viên mãn là bảy mươi tám.

Nhan dung Như Lai thường trẻ chẳng già, ưa dạo chỗ cũ là bảy mươi chín.

Như Lai tay chân và trước hông ngực đều có đức tướng kiết tường lành xoay quanh, vẻ đồng như bức thêu họa, sắc giống châu đơn là thứ tám mươi.

Như vậy gọi là tám mươi tùy hảo. Thiện Hiện Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trọn nên các tướng hảo như thế, nên thân quang nhậm vận năng soi Tam thiên đại thiên thế giới không chẳng khắp đầy. Nếu khi tác ý tức năng khắp soi vô lượng vô biên vô số thế giới. Nhưng vì thương xót các hữu tình nên nhiếp quang thường soi mỗi mặt một tầm. Nếu phóng thân quang ra, tức nhật nguyệt thảy có bao ánh sáng thảy đều chẳng hiện, các loại hữu tình bèn chẳng năng biết được số ngày đêm nửa tháng, tháng thời năm ra làm sự nghiệp có chẳng đặng thành tựu. Thân Phật nhậm vận năng khắp Tam thiên đại thiên thế giới. Nhưng vì lợi vui các hữu tình, nên thân theo lượng chúng chẳng bớt chẳng tăng.

Thiện Hiện! Công đức thắng lợi như thế khi Ta trước ở ngôi Bồ tát tu hành bát nhã Ba la mật đa đã năng thành xong, nên nay tướng hảo viên mãn trang nghiêm, tất cả hữu tình kẻ thấy vui mừng đều được lợi ích an vui thù thắng.

Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu năng đem hai món của pháp bố thí nhiếp các hữu tình, đấy là pháp rất lạ hiếm có.

 

Thiện Hiện! Sao là Bồ tát Ma ha tát đem việc ái ngữ nhiếp các hữu tình?

Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đem tiếng mềm mại vì loại hữu tình trước nói bố thí Ba la mật đa, kế nói tịnh giới Ba la mật đa, kến nói an nhẫn Ba la mật đa, kế nói tinh tiến Ba la mật đa, kế nói tĩnh lự Ba la mật đa, sau nói bát nhã Ba la mật đa phương tiện nhiếp thọ.

Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem tiếng mềm mại nói nhiều sáu Ba la mật đa đây nhiếp các hữu tình. Sở dĩ vì sao? Do sáu thứ Ba la mật đa đây khắp năng nhiếp thọ các thiện pháp vậy.

Thiện Hiện! Sao là Bồ tát Ma ha tát đem việc lợi hành nhiếp các hữu tình?

Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, ở trong đêm dài các thứ phương tiện khuyên các hữu tình tinh siêng tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa và bao nhiêu những thiện pháp thù thắng khác thường không biếng bỏ.

Thiện Hiện! Sao là Bồ tát Ma ha tát đem nghiệp đồng sự nhiếp các hữu tình?

Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem thắng thần thông và sức đại nguyện, hiện ở trong địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, người, trời thảy sự nghiệp đồng kia, phương tiện nhiếp thọ khiến được lợi ích an vui thù thắng.

Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát năng đem bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự như thế nhiếp các hữu tình. Đấy là pháp rất lạ hiếm có.

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Ta dùng Phật nhãn xem khắp trong các thế giới mười phương Căng già sa thảy, có Bồ tát Ma ha tát khi hành bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, dạy bảo dạy trao các Bồ tát Ma ha tát khác rằng: “Thiện nam tử! Đến đây, ngươi nên khéo học dẫn phát các chữ đà la ni môn. Nghĩa là nên khéo học một chữ hai chữ, cho đến mười chữ. Như vậy cho đến hai mươi, ba mươi. Cho đến hoặc trăm, hoặc ngàn, hoặc vạn, cho đến vô số, dẫn phát tự tại. Lại nên khéo học tất cả ngữ ngôn đều vào một chữ, hoặc vào hai chữ, cho đến mười chữ. Như vậy cho đến hoặc vào hai mươi, hoặc vào ba mươi, cho đến hoặc trăm, hoặc ngàn, hoặc vạn, cho đến vô số, dẫn phát tự tại. Lại nên khéo học tất cả ngữ ngôn đều vào một chữ, hoặc vào hai chữ, cho đến mười chữ. Như vậy cho đến hoặc vào hai mươi, hoặc vào ba mươi, cho đến hoặc trăm, hoặc ngàn, hoặc vạn, cho đến vô số, dẫn phát tự tại. Lại nên khéo học nơi trong một chữ nhiếp tất cả chữ, trong tất cả chữ nhiếp nơi một chữ, dẫn phát tự tại. Lại nên khéo học một chữ năng nhiếp bốn mươi hai chữ gốc mẹ, bốn mươi hai chữ gốc mẹ năng nhiếp một chữ”.

Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này nên khéo học bốn mươi hai chữ vào một nơi một chữ, một chữ cũng vào bốn mươi hai chữ như thế. Học như vậy rồi, đối trong các chữ dẫn  phát khéo léo. Đối dẫn phát chữ được khéo léo rồi, lại đối không chữ dẫn phát khéo léo. Như các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối pháp khéo léo, đối chữ khéo léo, đem nơi các pháp các chữ khéo léo, với trong không chữ cũng được cũng được khéo léo. Do khéo léo nên năng vì hữu tình nói pháp có chữ, nói pháp không chữ, vì pháp không chữ nói pháp có chữ. Sở dĩ vì sao? Lìa chữ không chữ không khác Phật pháp. Vượt tất cả chữ gọi chơn Phật pháp. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả pháp, tất cả hữu tình đều rốt ráo không, vô tế không vậy.

 

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp, tất cả hữu tình đều rốt ráo không, vô tế không, nên vượt các chữ ấy, thời tất cả pháp tất cả hữu tình tự tánh rốt ráo đều bất khả đắc. Các Bồ tát Ma ha tát làm sao tu hành bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa?

Làm sao tu hành bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Làm sao tu hành bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Làm sao tu hành không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Làm sao an trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Làm sao an trụ chơn như cho đến bất tư nghì giới. Làm sao an trụ khổ tập diệt đạo thánh đế. Làm sao tu hành tám giải thoát cho đến mười biến xứ.

Làm sao tu hành Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Làm sao tu hành tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn. Làm sao tu hành năm nhãn, sáu thần thông. Làm sao tu hành Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Làm sao tu hành pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả.

Làm sao tu hành nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Làm sao tu hành ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo. Làm sao an trụ dị thúc sáu thứ Ba la mật đa và sáu thần thông, vì các hữu tình tuyên nói Chánh pháp?

Bạch Thế Tôn! Tất cả hữu tình đều bất khả đắc. Thi thiết hữu tình cũng bất khả đắc. Tất cả hữu tình bất khả đắc, nên sắc cho đến thức cũng bất khả đắc. Nhãn xứ cho đến ý xứ cũng bất khả đắc. Sắc xứ cho đến pháp xứ cũng bất khả đắc. Nhãn giới cho đến ý giới cũng bất khả đắc. Sắc giới cho đến pháp giới cũng bất khả đắc. Nhãn thức giới cho đến ý thức giới cũng bất khả đắc. Nhãn xúc cho đến ý xúc cũng bất khả đắc. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng bất khả đắc.

Địa giới cho đến thức giới cũng bất khả đắc. Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên cũng bất khả đắc. Từ duyên sanh ra các pháp cũng bất khả đắc. Vô minh cho đến lão tử cũng bất khả đắc. Bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa cũng bất khả đắc. Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng bất khả đắc. Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi cũng bất khả đắc. Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng bất khả đắc. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không cũng bất khả đắc. Chơn như cho đến bất tư nghì giới cũng bất khả đắc. Khổ tập diệt đạo thánh đế cũng bất khả đắc. Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả cũng bất khả đắc.

Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng bất khả đắc. Quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề cũng bất khả đắc. Tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng bất khả đắc. ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo cũng bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Trong bất khả đắc không hữu tình, cũng không thi thiết kia. Không sắc xứ cho đến thức, cũng không thi thiết kia. Không nhãn xứ cho đến ý xứ, cũng không thi thiết kia. Không sắc xứ cho đến pháp xứ, cũng không thi thiết kia. Không nhãn giới cho đến ý giới, cũng không thi thiết kia. Không sắc giới cho đến pháp giới, cũng không thi thiết kia. Không nhãn thức giới cho đến ý thức giới, cũng không thi thiết kia. Không nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, cũng không thi thiết kia.

Không địa giới cho đến thức giới, cũng không thi thiết kia. Không nhân duyên cho đến tăng thượng duyên, cũng không thi thiết kia. Không theo duyên sanh ra các pháp, cũng không thi thiết kia. Không vô minh cho đến lão tử, cũng không thi thiết kia.

Không bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa cũng không thi thiết kia. Không bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, cũng không thi thiết kia. Không không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, cũng không thi thiết kia. Không nội không cho đến vô tánh tự tánh không cũng không thi thiết kia. Không chơn như cho đến bất tư nghì giới, cũng không thi thiết kia. Không khổ tập diệt đạo thánh đế, cũng không thi thiết kia. Không tám giải thoát cho đến mười biến xứ, cũng không thi thiết kia.

Không Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa, cũng không thi thiết kia. Không Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa cũng không thi thiết kia. Không tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn, cũng không thi thiết kia. Không năm nhãn, sáu thần thông cũng không thi thiết kia. Không Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng không thi thiết kia. Không pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả, cũng không thi thiết kia.

Không nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, cũng không thi thiết kia. Không quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề cũng không thi thiết kia. Không tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng không thi thiết kia. Không ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo, cũng không thi thiết kia.

Bạch Thế Tôn! Tất cả pháp hữu tình và thi thiết đã bất khả đắc, đều vô sở hữu. các Bồ tát Ma ha tát khi hành bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu vì các hữu tình thuyết những pháp nào?

Bạch Thế Tôn! Chớ bảo chúng Bồ tát Ma ha tát tự an trụ pháp bất chính vì các hữu tình thuyết pháp bất chính, khuyên các hữu tình trụ pháp bất chính, đem pháp điên đảo an lập hữu tình. Sở dĩ vì sao? Các Bồ tát Ma ha tát khi hành bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu hãy chẳng đắc Bồ đề, huống đắc Bồ đề phần pháp. Hãy chẳng đắc Bồ tát Ma ha tát, huống đắc pháp Bồ tát Ma ha tát?

 

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Tất cả hữu tình đều bất khả đắc, tất cả thi thiết hữu tình cũng bất khả đắc. Tất cả pháp đều bất khả đắc, thi thiết tất cả pháp cũng bất khả đắc. Bởi bất khả đắc đều vô sở hữu, vô sở hữu nên phải biết nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không.

Phải biết chơn như không, pháp giới không, pháp tánh không, bất hư vọng tánh không, bất biến dị tánh không, bình đẳng tánh không, ly sanh tánh không, pháp định không, pháp trụ không, thật tế không, hư không giới không, bất tư nghì giới không.

Phải biết khổ thánh đế không, tập thánh đế không, diệt thánh đế không, đạo thánh đế không.

Phải biết sắc uẩn cho đến thức uẩn không. Phải biết nhãn xứ cho đến ý xứ không. Phải biết sắc xứ cho đến pháp xứ không. Phải biết nhãn giới cho đến ý giới không. Phải biết sắc giới cho đến pháp giới không. Phải biết nhãn thức giới cho đến ý thức giới không. Phải biết nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không.

Phải biết địa giới cho đến thức giới không. Phải biết nhân duyên cho đến tăng thượng duyên không. Phải biết theo duyên sanh ra các pháp không. Phải biết vô minh cho đến lão tử không. Phải biết ngã, hữu tình cho đến tri giả, kiến giả không.

Phải biết bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa không. Phải biết bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định không. Phải biết bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi không. Phải biết không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn không. Phải biết tám giải thoát cho đến mười biến xứ không.

Phải biết Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa không. Phải biết Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa không. Phải biết tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn không. Phải biết năm nhãn, sáu thần thông không. Phải biết Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không. Phải biết pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả không.

Phải biết nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không. Phải biết quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề không. Phải biết Bồ tát Ma ha tát Chánh tánh ly sanh không. Phải biết thành thục hữu tình nghiêm tịnh cõi Phật không. Phải biết tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát không. Phải biết chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề không. Phải biết ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo không.

Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, thấy tất cả pháp thảy đều không rồi, vì các hữu tình tuyên nói các pháp khiến lìa điên đảo. Tuy vì hữu tình tuyên nói ác pháp mà đối hữu tình đều vô sở đắc, đối tất cả pháp cũng vô sở đắc, đối các không tướng chẳng tăng chẳng giảm không lấy không bỏ. Do nhân duyên này tuyên nói các pháp mà không nói gì.

Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này khi đối tất cả pháp quán như thế được trí vô chướng. Do trí này nên chẳng hoại các pháp, không hai phân biệt, vì các hữu tình như thật tuyên nói, khiến lìa vọng tưởng điên đảo chấp trước, theo sở ưng kia tới quả Tam thừa chứng được Niết bàn an vui rốt ráo.

Như có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hóa làm một Phật, Phật này lại năng hóa làm vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức chúng. Khi ấy, Hóa Phật kia dạy chúng đã hóa,  hoặc khiến tu hành bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa. Hoặc khiến tu hành bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Hoặc khiến tu hành bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Hoặc khiến tu hành không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.

Hoặc khiến an trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Hoặc khiến an trụ chơn như cho đến bất tư nghì giới. Hoặc khiến an trụ khổ tập diệt đạo thánh đế.

Hoặc khiến tu hành tám giải thoát cho đến mười biến xứ. Hoặc khiến tu hành Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa. Hoặc khiến tu hành Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Hoặc khiến tu hành tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn. Hoặc khiến tu hành năm nhãn, sáu thần thông.

Hoặc khiến tu hành Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Hoặc khiến tu hành ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo. Hoặc khiến tu hành pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Hoặc khiến tu hành nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Hoặc khiến an trụ quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề. Hoặc khiến an trụ Bồ tát thắng vị. Hoặc khiến an trụ Vô thượng Bồ đề.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Khi ấy Hóa Phật và chúng được hóa vả đối các pháp có sở phân biệt, có phá hoại chăng?

Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Không có. Các được biến hóa đối tất cả pháp không phân biệt vậy.

Phật nói: Thiện Hiện! Bởi nhân duyên đây, phải biết chúng Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế. Hành bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, vì các hữu tình như ưng thuyết pháp dù chẳng phân biệt phá hoại pháp tướng, mà năng như thật an lập hữu tình khiến cho an trụ chỗ nên trụ địa. Dù đối hữu tình và tất cả pháp đều vô sở đắc, mà khiến hữu tình giải thoát vọng tưởng điên đảo chấp trước, không buộc không mở làm phương tiện vậy. Sở dĩ vì sao?

Thiện Hiện! Bản tánh sắc cho đến bản tánh thức không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi sắc cho đến phi thức. Vì cớ sao? Sắc cho đến thức rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh nhãn xứ cho đến bản tánh ý xứ không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi nhãn xứ cho đến phi ý xứ. Vì cớ sao? Nhãn xứ cho đến ý xứ rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh sắc xứ cho đến bản tánh pháp xứ không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi sắc xứ cho đến phi pháp xứ. Vì cớ sao? Sắc xứ cho đến pháp xứ rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh nhãn giới cho đến bản tánh ý giới không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi nhãn giới cho đến phi ý giới. Vì cớ sao? Nhãn giới cho đến ý giới rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh sắc giới cho đến bản tánh pháp giới không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi sắc giới cho đến phi pháp giới. Vì cớ sao? Sắc giới cho đến pháp giới rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh nhãn thức giới cho đến bản tánh ý thức giới không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi nhãn thức giới cho đến phi ý thức giới. Vì cớ sao? Nhãn thức giới cho đến ý thức giới rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh nhãn xúc cho đến bản tánh ý xúc không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi nhãn xúc cho đến phi ý xúc. Vì cớ sao? Nhãn xúc cho đến ý xúc rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến bản tánh ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến phi ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh địa giới cho đến bản tánh thức giới không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi địa giới cho đến phi thức giới. Vì cớ sao? Địa giới cho đến thức giới rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh nhân duyên cho đến bản tánh tăng thượng duyên không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi nhân duyên cho đến phi tăng thượng duyên. Vì cớ sao? Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh theo duyên sanh ra các pháp không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi theo duyên sanh ra các pháp. Vì cớ sao? Theo duyên sanh ra các pháp rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh vô minh cho đến bản tánh lão tử không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi vô minh cho đến phi lão tử. Vì cớ sao? Vô minh cho đến lão tử rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh bố thí Ba la mật đa cho đến bản tánh bát nhã Ba la mật đa không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi bố thí Ba la mật đa cho đến phi bát nhã Ba la mật đa. Vì cớ sao? Bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! BẢn tánh bốn tĩnh lự, bản tánh bốn vô lượng, bốn vô sắc định không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Vì cớ sao? Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh bốn niệm trụ cho đến bản tánh tám thánh đạo chi không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Vì cớ sao? Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh không giải thoát môn, bản tánh vô tướng, vô nguyện giải thoát môn không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Vì cớ sao? Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh nội không cho đến bản tánh vô tánh tự tánh không không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi nội không Cực hỷ địa phi vô tánh tự tánh không. Vì cớ sao? Nội không cho đến vô tánh tự tánh không rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh chơn như cho đến bản tánh bất tư nghì giới không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi chơn như cho đến phi bất tư nghì giới. Vì cớ sao? Chơn như cho đến bất tư nghì giới rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh khổ tập diệt đạo thánh đế không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi khổ tập diệt đạo thánh đế. Vì cớ sao? Khổ tập diệt đạo thánh đế rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh tám giải thoát cho đến bản tánh mười biến xứ không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi tám giải thoát cho đến phi mười biến xứ. Vì cớ sao? Tám giải thoát cho đến mười biến xứ rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh Tịnh quán địa cho đến bản tánh Như Lai địa không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi td cho đến phi Như Lai địa. Vì cớ sao? Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh Cực hỷ địa cho đến bản tánh Pháp vân địa không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi Cực hỷ địa cho đến phi Pháp vân địa. Vì cớ sao? Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh đà la ni môn, bản tánh tam ma địa môn không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi đà la ni môn, tam ma địa môn. Vì cớ sao? Đà la ni môn, tam ma địa môn rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh năm nhãn, bản tánh sáu thần thông không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi năm nhãn, sáu thần thông. Vì cớ sao? Năm nhãn, sáu thần thông rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh Như Lai mười lực cho đến bản tánh mười tám pháp Phật bất cộng không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi Như Lai mười lực cho đến phi mười tám pháp Phật bất cộng. Vì cớ sao? Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh pháp vô vong thất, bản tánh tánh hằng trụ xả không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Vì cớ sao? Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh nhất thiết trí, bản tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Vì cớ sao? Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh quả Dự lưu cho đến bản tánh Độc giác Bồ đề không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi quả Dự lưu cho đến phi Độc giác Bồ đề. Vì cớ sao? Quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, bản tánh chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì cớ sao? Tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, chư Phật Vô thượng Chánh Đẳng Bồ đề rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh pháp thiện, pháp chẳng thiện không buộc mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi pháp thiện, phi pháp chẳng thiện. Vì cớ sao? Pháp thiện, pháp chẳng thiện rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh pháp hữu ký, pháp vô ký không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp nà phi pháp hữu ký, pháp vô ký. Vì cớ sao? Pháp hữu ký, pháp vô ký rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh pháp hữu lậu, pháp vô lậu không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi pháp hữu lậu, pháp vô lậu. Vì cớ sao? Pháp hữu lậu, pháp vô lậu rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh pháp thế gian, pháp xuất thế gian không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi pháp thế gian, phi pháp xuất thế gian. Vì cớ sao? Pháp thế gian, pháp xuất thế gian rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện! Bản tánh pháp hữu vi, pháp vô vi không buộc không mở. Nếu pháp bản tánh không buộc không mở, pháp này phi pháp hữu vi, phi pháp vô vi. Vì cớ sao? Pháp hữu vi, pháp vô vi rốt ráo tịnh vậy.

Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tuy vì hữu tình tuyên nói các pháp mà đối hữu tình và tánh các pháp đều vô sở đắc. Sở dĩ vì sao? Vì các hữu tình và tất cả bất khả đắc vậy.

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đem vô sở đắc mà làm phương tiện, trụ trong tất cả pháp vô sở đắc.

Nghĩa là đem vô sở đắc làm phương tiện trụ sắc không cho đến thức không. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ nhãn xứ không cho đến ý xứ không. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ sắc xứ không cho đến pháp xứ không. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ nhãn giới không cho đến ý giới không.

Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ sắc giới không cho đến pháp giới không. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ nhãn thức giới không cho đến ý thức giới không. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ nhãn xúc không cho đến ý xúc không. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không.

Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ địa giới không cho đến thức giới không. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ nhân duyên không cho đến tăng thượng duyên không. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ theo duyên sanh ra các pháp không. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ vô minh không cho đến lão tử không.

Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ bố thí Ba la mật đa không cho đến bát nhã Ba la mật đa không. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định không. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi không. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn không.

Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ nội không không cho đến vô tánh tự tánh không không. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ trụ chơn như không cho đến bất tư nghì giới không. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ khổ tập diệt đạo thánh đế không. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ giải thoát không cho đến mười biến xứ không.

Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ Tịnh quán địa không cho đến Như Lai địa không. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ Cực hỷ địa không cho đến Pháp vân địa không. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ đà la ni môn, tam ma địa môn không. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ năm nhãn, sáu thần thông không.

Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ Như Lai mười lực không cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không.

Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo không. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả không. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không.

Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ quả Dự lưu không cho đến Độc giác Bồ đề không. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề không.

Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ thiện pháp, phi thiện pháp không. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ hữu ký pháp, vô ký pháp không. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ hữu lậu pháp, vô lậu pháp không. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ thế gian pháp, xuất thế gian pháp không. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ hữu vi pháp, vô vi pháp không.

Thiện Hiện phải biết: Sắc cho đến thức vô sở trụ. Sắc không cho đến thức không cũng vô sở trụ. Vì cớ sao? Sắc cho đến thức vô tự tánh bất khả đắc, sắc không cho đến thức không cũng vô tự tánh bất khả đắc. Chẳng phải pháp vô tự tánh, bất khả đắc có chỗ trụ vậy. Như vậy cho đến tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề vô sở trụ. Tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề không cũng vô sở trụ. Vì cớ sao? Tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề không cũng vô tự tánh bất khả đắc. Chẳng phải pháp vô tự tánh bất khả đắc có chỗ trụ vậy.

Thiện pháp, phi thiện pháp vô sở trụ. Thiện pháp, phi thiện pháp không cũng vô sở trụ. Vì cớ sao? Thiện pháp, phi thiện pháp vô tự tánh bất khả đắc. Thiện pháp, phi thiện pháp không cũng vô tự tánh bất khả đắc. Chẳng phải pháp vô tự tánh, bất khả đắc có chỗ trụ vậy.

Hữu ký pháp, vô ký pháp vô sở trụ. Hữu ký pháp, vô ký pháp không cũng vô sở trụ. Vì cớ sao? Hữu ký pháp, vô ký pháp  vô tự tánh bất khả đắc; hữu ký pháp, vô ký pháp không cũng vô tự tánh bất khả đắc. Chẳng phải pháp vô tự tánh bất khả đắc có chỗ trụ vậy.

Hữu lậu pháp, vô lậu pháp vô sở trụ. Hữu lậu pháp, vô lậu pháp không cũng vô sở trụ. Vì cớ sao? Hữu lậu pháp, vô lậu pháp vô tự tánh bất khả đắc; hữu lậu pháp, vô lậu pháp không cũng vô tự tánh bất khả đắc. Chẳng phải pháp vô tự tánh, bất khả đắc có chỗ trụ vậy.

Thế gian pháp, xuất thế gian pháp vô sở trụ. Thế gian pháp, xuất thế gian pháp không cũng vô sở trụ. Vì cớ sao? Thế gian pháp, xuất thế gian pháp vô tự tánh bất khả đắc; thế gian pháp, xuất thế gian pháp không cũng vô tự tánh bất khả đắc. Chẳng phải pháp vô tự tánh bất khả đắc có chỗ trụ vậy.

Hữu vi pháp, vô vi pháp vô sở trụ. Hữu vi pháp, vô vi pháp không cũng vô sở trụ. Vì cớ sao? Hữu vi pháp, vô vi pháp vô tự tánh bất khả đắc; hữu vi pháp, vô vi pháp không cũng vô tự tánh bất khả đắc. Chẳng phải pháp vô tự tánh, bất khả đắc có chỗ trụ vậy.

 

Thiện Hiện phải biết: Chẳng phải pháp vô tánh trụ pháp vô tánh. Chẳng phải pháp hữu tánh trụ pháp hữu tánh. Chẳng phải pháp vô tánh trụ pháp hữu tánh. Chẳng phải pháp hữu tánh trụ pháp vô tánh. Chẳng phải pháp tự tánh trụ pháp tự tánh. Chẳng phải pháp tha tánh trụ pháp tha tánh. Chẳng phải pháp tự tánh trụ pháp tha tánh. Chẳng phải pháp tha tánh trụ pháp tự tánh. Sở dĩ vì sao? Tất cả pháp này đều bất khả đắc, pháp bất khả đắc trụ được chỗ nào?

Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem các không này tu khiển các pháp, cũng năng như thật nói dạy hữu tình. Nếu Bồ tát Ma ha tát năng hành bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, đối Phật, Bồ tát, Độc giác, Thanh văn, tất cả Hiền Thánh đều không lầm lỗi. Sở dĩ vì sao? Chư Phật, Bồ tát, Độc giác, Thanh văn, tất cả Hiền Thánh đối pháp tánh này đều năng tùy giác. Đã tùy giác rồi, vì các hữu tình tuyên nói không trái. Tuy vì hữu tình tuyên nói các pháp mà đối các pháp tánh không chuyển không vượt. Sở dĩ vì sao? Thật tánh các pháp tức chơn như thật tế như thế đều chẳng thể chuyển, cũng chẳng thể vượt. Vì cớ sao? Pháp giới chơn như thật tế như thế đều vì tự tánh, trọn bất khả đắc. Chẳng phải pháp bất khả đắc có thể chuyển vượt vậy.

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 19

Quyển thứ:  451| 452 | 453 | 454 | 455

 456| 457| 458 | 459| 460| 461| 462| 463| 464| 465

466| 467 | 468 | 469| 470| 471| 472| 473| 474| 475

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Đông Phương
Cập nhật: 01-10-2005

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

hien lÃÆ ト妥 thoát tội nhờ công đức phóng sinh chuong viii sau la thu va cuoc khung hoang cua nen Vũ khí phòng chống ung thư là thể không tám åº nghin vạn ÐÑÑ trương gá Ÿi song tu và nhan via bo tat quan the am 19 roi Gió bÃƒÆ BIẾN CƠM THÀNH THUỐC nặng sứ Tờ mẠCanh củ năng rong biển vi sao song tu te voi nguoi khac ma luon gap canh kính giu 10 Thanh long và 9 công dụng tuyệt vời 有人願意加日我ㄧ起去 khoa phat Chợ trưa với Mẹ kieu thền Nấm phát sáng Giậ Thiên Văn Chén trà trong sương sớm Tháng Giêng hà nh phẠt Gio Suc Những đóng góp của các thương gia Thế hoat chet va tai sinh Bí quyết chọn hoa quả tươi ngon Thực phẩm nào giúp ăn uống ngon miệng Vòng