Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 20

Quyển thứ 476

HỘI THỨ HAI

 Phẩm  ÐẠO SĨ

Thứ 80

 

Bấy giờ cụ thọ Thiện Hiện khởi ý nghĩ này rằng: Sao gọi đạo Bồ Tát Ma ha tát, các Bồ Tát ma ha tát an trụ đạo đây, năng mặ các thứ áo giáp công đức thù thắng, như thật nhiêu ích tất cả hữu tình?

Thế Tôn biết chỗ nghĩ kia liền bảo đó rằng : Thiện Hiện! Phải biết bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa là đạo các Bồ Tát Ma ha tát. Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi là đạo các Bồ Tát Ma ha tát. Nội không  cho đến vô tánh tự tánh không là  là đạo các Bồ Tát Ma ha tát. Chơn như cho đến bất tư nghì giới là đạo các Bồ Tát Ma ha tát. Khổ tập diệt đạo thánh đế là đạo các Bồ Tát Ma ha tát. Bốn tĩnh lự,bốn vô lượng, bốn vô sắc định là đạo các Bồ Tát Ma ha tát. Tám giải thoát cho đến mười biến xứ là đạo các Bồ Tát Ma ha tát. Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn là đạo các Bồ Tát Ma ha tát.

Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa là đạo các Bồ Tát Ma ha tát. Tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn là đạo các Bồ Tát Ma ha tát. Như Lai thần thông là đạo các Bồ Tát Ma ha tát. Năm nhãn, sáu thần thông là đạo các Bồ Tát Ma ha tát. Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là đạo các Bồ Tát Ma ha tát. Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả là đạo các Bồ Tát Ma ha tát. Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí là đạo các Bồ Tát Ma ha tát. Vô lượng vô biên các Phật pháp khác là đạo các Bồ Tát Ma ha tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tổng hết thảy pháp đều là đạo các Bồ Tát Ma ha tát. Thiện Hiện! Ý ngươi hiểu sao? Vả có pháp  các Bồ Tát Ma ha tát chổ chẳng nên học, các Bồ Tát Ma ha tát chẳng học pháp đây năng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng được.

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Ðịnh không có pháp các Bồ Tát Ma ha tát chỗ chẳng nên học, các Bồ Tát Ma ha tát chẳng học pháp đây quyết chẳng năng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở dĩ vì sao? Nếu Bồ Tát Ma ha tát chẳng học tất cả pháp, quyết định chẳng năng được Nhất thiết trí trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu tất cả các pháp đều tự tánh không, Bồ Tát Ma ha tát làm sao học ở chổ nào? Nếu có chỗ học, hầu không lẽ Thế Tôn đối không hý luận mà khởi hý luận rằng có các pháp là đây là kia, do đây là đây. Ðây là thế gian, đây là xuất thế gian, đây là hữu lậu, đây là vô lậu, đây là hữu vi, đây là vô vi. Ðây là pháp dị sanh, đây là pháp Dự lưu, đây là pháp Nhất lai, đây là pháp Bất hoàn, đây là pháp A la hán, đây là pháp Ðộc giác, đây là pháp Bồ Tát, đây là pháp Như Lai?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói, các pháp sở hữu đều tự tánh không. Nếu tất cả các pháp chẳng tự tánh không, thời lẽ Bồ Tát Ma ha tát chẳng chứng Vô thượng Chánh đẳng bồ đề. Vì tất cả pháp đều tự tánh không, vậy nên Bồ Tát Ma ha tát năng chứng Vô thượng Chánh đẳng bồ đề.

Thiện Hiện! Như ngươi đã nói, nếu tất cả pháp đều tự tánh không, Bồ Tát Ma ha tát làm sao học ở chỗ nào. Nêú có chỗ học, hầu  không lẽ Thế Tôn đối không hý luận mà khởi hý luận, rằng có các pháp là đây là kia, do đây là đây; nói rộng cho đến đây là pháp Như Lai ấy.

Thiện Hiện! Nếu các hữu tình biết tất cả pháp đều tự tánh không, thời các Bồ Tát Ma ha tát chẳng nên học tất cả pháp, chứng được Nhất thiết trí trí, vì các hữu tình gây dựng tuyên nói. Vì các hữu tình chẳng biết các pháp đều tự tánh không, nên các Bồ Tát Ma ha tát định phải học tất cả pháp, chứng được Nhất thiết trí trí, vì các hữu tình gây dựng tuyên nói.

Thiện Hiện! Phải biết các Bồ Tát Ma ha tát đối đạo Bồ Tát khi mới tu học, nên quán sát kỹ tự tánh các pháp đều bất khả đắc, chỉ có chấp trước, hoà hợp gây ra, ta nên xét kỹ tự tánh các pháp đều rốt ráo không, chẳng nên với trong có chỗ chấp trước.

Nghĩa là chẳng nên chấp trước sắc thọ tưởng hành thức. Chẳng nên chấp trước nhãn xứ cho đến ý xứ. Chẳng nên chấp trước sắc xứ cho đến pháp xứ. Chẳng nên chấp trước nhãn giới cho đến ý giới. Chẳng nên chấp trước sắc giới cho đến ý giới. Chẳng nên chấp trước nhãn thức giới cho đến ý thức giới. Chẳng nên chấp trước nhãn xúc cho đến ý xúc. Chẳng nên chấp trước nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Chẳng nên chấp trước địa giới cho đến thức giới. Chẳng nên chấp trước nhân duyên cho đến tăng thượng duyên. Chẳng nên chấp trước theo duyên sanh ra các pháp. Chẳng nên chấp trước vô minh cho đến lão tử. Chẳng nên chấp trước bố thí ba la la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng nên chấp trước nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Chẳng nên chấp trước chơn như cho đến bất tư nghì giới. Chẳng nên chấp trước khổ tập diệt đạo thánh đế.

Chẳng nên chấp trước bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Chẳng nên chấp trước bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Chẳng nên chấp trước tám giải thoát  cho đến mười biến xứ. Chẳng nên chấp trước không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.

Chẳng nên chấp trước Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa. Chẳng nên chấp trước Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Chẳng nên chấp trước tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn. Chẳng nên chấp trước năm nhãn, sáu thần thông. Chẳng nên chấp trước Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Chẳng nên chấp trước ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi tùy hảo. Chẳng nên chấp trước pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả.

Chẳng nên chấp trước Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Chẳng nên chấp trước quả Dự lưu cho đến Ðộc giác bồ đề. Chẳng nên chấp trước tất cả hạnh Bồ Tát Ma ha tát. Chẳng nên chấp trước chư Phật Vô thượng Chánh đẳng bồ đề.

Sở vì sao? Vì tất cả pháp đều tự tánh không. Tánh không chẳng lẽ chấp trước tánh không. Tánh không trong không hãy hãy bất khả đắc, huống có tánh không năng chấp trước không.

Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát khi quán sát tất cả pháp như thế, đối các pháp tánh tuy không chấp trước, mà đối các pháp học không nhàm mỏi. Bồ Tát Ma ha tát này trụ trong học đây, quán các hữu  tình này tâm hành chỗ nào, đã quán sát rồi như thật biết rõ tâm kia chỉ hành chỗ chấp hư dối.

Bấy giờ Bồ Tát bèn khởi nghĩ này: Tâm kia đã hành chỗ chấp hư dối, ta khiến giải thoát tất chẳng khó gì. Bồ Tát Ma ha tát này khởi nghĩ đây rồi an trụ bát nhã Ba la mật đa, phương tiện khéo léo dạy răn trao cho hữu tình rằng: “Ngày nay các ngươi đều nên xa lìa chỗ chấp hư dối, tới vào chánh pháp, tu các thiện hành”. Nói lời này nữa: “Ngày nay các ngươi nên hành bố thí, sẽ được của cải không  bị thiếu thốn, nhưng chớ ỷ đây mà sanh kiêu lung. Sở vì sao? Vì trong đây đều không  việc chắc thật vậy. Ngày nay các ngươi nên hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã sẽ được đầy đủ các thứ công đức. Nhưng chớ ỷ đây mà sanh kiêu lung. Sở vì sao? Vì trong đây đều không việc chắc thật vậy.

Ngày nay các các ngươi nên hành nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Nên hành chơn như cho đến bất tư nghì giới. Nên hành khổ tập diệt đạo thánh đế. Nên hành bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Nên hành bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Nên hành tám giải thoát cho đến mười biến xứ. Nên hành không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.

Nên hành Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa. Nên hành Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Nên hành tất cả đà la ni môn, tam địa môn. Nên hành năm nhãn, sáu thần thông. Nên hành Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Nên hành pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả.  

Nên hành Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Nên hành quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ đề. Nên hành tất cả hạnh Bồ Tát Ma ha tát. Nên hành chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nên hành vô lượng các Phật pháp khác, nhưng chớ ỷ đây mà sanh kiêu lung. Sở vì sao? Vì trong đây đều không việc chắc thật vậy.

Thiện Hiện! Bồ Tát Ma ha tát này an trụ Bát nhã ba la mật đa phương tiện khéo léo, khi ta răn dạy trao các hữu tình hành đạo Bồ Tát không  chỗ chấp trước. Sở vì sao? Vì tất cả pháp tánh chẳng nên chấp trước. Hoặc năng chấp trước, hoặc sở chấp trước, chấp thời, chấp xứ đều vô tự tánh, vì tất cả pháp tự tánh không vậy.

Như vậy Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành đạo Bồ Tát như thế, đối tất cả pháp đều vô sở trụ mà làm phương tiện, tuy hành bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa mà đối trong ấy đều vô sở trụ. Tuy hành nội không  cho đến vô tánh tự tánh không, mà đối trong ấy đều vô sở trụ. Tuy hành chơn như cho đến bất tư nghì giới, mà đối trong ấy đều vô sở trụ. Tuy hành khổ tập diệt đạo thánh đế, mà đối trong ấy đều vô sở trụ.

Tuy hành bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi, mà với trong ấy đều vô sở trụ. Tuy hành bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, mà với trong ấy đều vô sở trụ. Tuy hành tám giải thoát cho đến mười biến xứ, mà với trong ấy đều vô sở trụ. Tuy hành không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, mà với trong ấy đều vô sở  trụ.

Tuy hành Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa, mà với trong ấy đều vô sở trụ. Tuy hành Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa, mà với trong ấy đều vô sở trụ. Tuy hành tất cả đà la môn, tam ma địa môn, mà với trong ấy đều vô sở trụ. Tuy hành năm nhãn, sáu thần thông, mà với trong ấy đều vô sở trụ. Tuy hành Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, mà với trong ấy đều vô sở trụ. Tuy hành pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả, mà với trong ấy đều vô sở trụ.

Tuy hành Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, mà với trong ấy đều vô sở trụ. Tuy hành quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ đề, mà với trong ấy đều vô sở trụ. Tuy hành tất cả hạnh Bồ Tát Ma ha tát, mà với trong ấy đều vô sở trụ. Tuy hành chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, mà với trong ấy đều vô sở trụ. Tuy hành vô lượng các Phật pháp khác, mà với trong ấy đều vô sở trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh như thế, kẻ hành, hành tướng tất cả đều không, nên với trong ấy đều vô sở trụ.

Thiện Hiện! Phải biết các Bồ Tát Ma ha tát tuy năng được quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ đề, mà với trong ấy chẳng muốn chứng trụ. . Sở vì sao? Có hai duyên cớ. Những gì là hai? Một là quả kia đều vô tự tánh, năng trụ sở trụ đều bất khả đắc. Hai là đối kia chẳng sanh mừng đủ, vậy nên với trong chẳng muốn chứng trụ.

Nghĩa là các Bồ Tát thường khởi nghĩ này: Ta định nên được quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ đề, chẳng nên được. Nhưng với trong ấy chẳng nên chứng trụ. Sở dĩ vì sao? Ta từ sơ phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đến nay, đối tất cả thời không  tưởng nào khác, chỉ cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nay đối tất cả thời không tưởng nào khác, chỉ cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nhưng ta sẽ chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, lẽ đây ở thời gian giữa nên trụ các quả?

Thiện Hiện! Bồ Tát Ma ha tát này từ sơ phát tâm cho đến tới vào Bồ Tát đã được Chánh tánh ly sanh từng không tưởng khác, duy cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện! Bồ Tát Ma ha tát này từ được sơ địa lần hồi cho đến được thập địa từng không tưởng khác, duy cầu Vô thượng Chánh đẳng bồ đề.

Thiện Hiện! Bồ Tát Ma ha tát này chuyên cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, ở tất cả thời tâm không tán loạn, có phát khởi các nghiệp thân ngữ ý không  chẳng đều cùng đồng tâm bồ đề. Thiện Hiện! Bồ Tát Ma ha tát này trụ tâm bồ đề khởi đạo Bồ đề, chẳng bị việc khác rối loạn nơi tâm.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp rốt ráo chẳng sanh, Bồ Tát Ma ha tát làm sao khởi đạo Bồ đề?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Tất cả pháp đều chẳng sanh, nhưng đây lại làm sao các kẻ không sở tác không sở thú biết tất cả pháp đều chẳng sanh vậy?

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Lẽ đâu chẳng chư Phật hoặc ra thế gian chẳng ra thế gian, các pháp giới lẽ vậy thường trú?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy như vậy. Nhưng các hữu tình chẳng năng hiểu rõ các pháp pháp giới lẽ vậy thường trú, trôi lăn sanh tử chịu các khổ não. Các bồ tát Ma ha tát vì nhiêu ích kia, khởi đạo Bồ đề. Do đạo Bồ đề, khiến các hữu tình giải thoát rốt ráo các khổ sanh tử, chứng được Niết Bàn thường vui mát mẻ.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: các Bồ Tát Ma ha tát vì dụng sanh đạo được Bồ đề ư? Phật nói: Chẳng được.

Bạch Thế Tôn! Vì dụng chẳng sanh đạo được Bồ đề ư? Phật nói:Chẳng được.

Bạch Thế Tôn! Vì dụng sanh chẳng sanh đạo được Bồ đều ư? Phật nói: Chẳng được.

Bạch Thế Tôn! Vì dụng chẳng sanh chẳng phải sanh đạo được bồ đề ư? Phật nói: Chẳng được.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu vậy Bồ đề do đâu mà được?

Phật bảo: Thiện Hiện! Bồ đề chẳng do đạo, phi đạo được. Sở dĩ vì sao? Bồ đề tức là đạo, đạo tức là Bồ đề. Vậy nên chẳng do đạo, phu đạo được.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu Bồ đề tức là đạo, đạo tức là Bồ đề ấy, đâu chẳng Bồ Tát Ma ha tát đã được đạo bồ đề? Lẽ đã được Bồ đề, nếu vậy  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác duyên nào lại vì các Bồ Tát thuyết Như Lai mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hảo và vô lượng vô biên các Phật pháp khiến kia tu chứng?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi đâu bảo Phật được Bồ đề?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Phải vậy. . Sở dĩ vì sao? Phật tức Bồ đề, Bồ đề tức Phật, nên chẳng phải bảo Phật được Bồ đề.

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Nhưng ngươi đã hỏi đâu chẳng Bồ Tát Ma ha tát đã được đạo Bồ đề, lẽ đã được Bồ đề ấy. Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát tu đạo Bồ đề chưa được viên mãn, làm sao nên nói đã được Bồ đề.

Thiện Hiện! Phải biết các Bồ Tát Ma ha tát nếu đã viên mãn bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa. Nếu đã viên mãn chơn như cho đến bất tư nghì giới. Nếu đã viên mãn khổ tập diệt đạo thánh đế. Nếu đã viên mãn bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Nếu đã viên mãn bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Nếu đã viên mãn tám giải thoát cho đến mười biến xứ. Nếu đã viên mãn không , vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.

Nếu đã viên mãn Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Nếu đã viên mãn tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn. Nếu đã viên mãn năm nhãn, sáu thần thông. Nếu đã viên mãn Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Nếu đã viên mãn ba mươi hai tướng Ðại sĩ, tám mươi tùy hảo. Nếu đã viên mãn pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả.

Nếu đã viên mãn Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Nếu đã viên mãn vô lượng vô biên các Phật pháp khác. Từ đây không xen hở, dùng định Kim cương dụ một sát na ngắn tương nhau hai chướng. Chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mới gọi  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, đối tất cả pháp được đại tự tại, tận đời vị lai nhiêu ích hữu tình.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát Ma ha tát làm sao nghiêm tịnh cõi Phật?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát từ sơ phát tâm cho đến thân rốt sau, thường tự thanh tịnh ba thô trọng nơi thân ngữ ý, cũng thanh tịnh ba thứ thô trọng cho người, nên năng nghiêm tịnh cõi Phật chỗ ở.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Sao gọi ba thô trọng thân ngữ ý Bồ Tát Ma ha tát?

Phật bảo: Thiện Hiện! Hoặc hại sinh mạng, hoặc lấy của chẳng cho, hoặc làm hành dục tà là thô trọng nơi thân. Hoặc lời dối gạt, hoặc lời chia rẽ, hoặc lời thô ác, hoặc lời tạo uế là thô trọng nơi ngữ. Hoặc tham dục, hoặc giận dữ, hoặc tà kiến là thô trọng nơi ý.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát nhóm giới, nhóm định, nhóm huệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát trí kiến đều chẳng  thanh tịnh cũng gọi thô trọng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát tâm xan tham, tâm phạm giới, tâm giận dữ, tâm lười biếng, tâm tán loạn, tâm ác huệ, cũng gọi thô trọng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát tâm xa lìa  nội không cho đến vô tánh tự tánh không cũng gọi thô trọng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát tâm xa lìa chơn như cho đến bất tư nghì giới, cũng gọi thô trọng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát tâm xa lìa khổ tập diệt đạo thánh đế, cũng gọi thô trọng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát tâm xa lìa bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, cũng gọi thô trương.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát tâm xa lìa tám giải thoát cho đến mười biến xứ cũng gọi thô trọng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát tâm xa lìa không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng gọi thô trương.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát tâm xa lìa Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa cũng gọi thô trọng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát tâm xa lìa tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn cũng gọi thô trọng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát tâm xa lìa năm nhãn, sáu thần thông cũng gọi thô trọng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát tâm xa lìa Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng gọi thô trọng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát tâm xa lìa pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả cũng gọi thô trọng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát tâm xa lìa Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng gọi thô trọng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát tâm xa lìa tất cả hạnh Bồ Tát Ma ha tát cũng gọi thô trọng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát tâm xa lìa chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng gọi thô trọng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát tham quả Dự lưu cho đến Ðộc giác bồ đề cũng gọi thô trọng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát khởi tưởng sắc thọ tưởng hành thức cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng nhãn xứ cho đến ý xứ cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng sắc xứ cho đến pháp xứ cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng nhãn giới cho đến ý giới cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng nhãn thức giới cho đến ý thức giới cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng nhãn xúc cho đến ý xúc cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ  cũng gọi thô trọng.

Khởi tưởng địa giới cho đến thức giới cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng nhân duyên cho đến tăng thượng duyên cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng theo duyên sanh ra các pháp cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng vô minh cho đến lão tử cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng nội không  cho đến vô tánh tự tánh không  cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng chơn như cho đến bất tư nghì giới cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng khổ tập diệt đạo thánh đế cũng gọi thô trọng.

Khởi tưởng bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng tám giải thoát cho đến mười biến xứ cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng gọi thô trọng.

Khởi tưởng Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng năm nhãn, sáu thần thông cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng ba mươi hai tướng Ðại sĩ, tám mươi tùy hảo cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả cũng gọi thô trọng.

Khởi tưởng Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ đề cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng tất cả hạnh Bồ Tát Ma ha tát cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng dị sanh, tưởng Thanh Văn, tưởng Ðộc giác, tưởng Bồ Tát, tưởng Như Lai cũng gọi thô trọng.

Khởi tưởng địa ngục, tưởng bàng sanh, tưởng quỷ giới, tưởng người, tưởng trời, tưởng nam, tưởng nữ cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng cõi Dục, tưởng cõi Sắc, tưởng cõi Vô sắc cũng gọi thô trọng.

Khởi tưởng thiện pháp, tưởng phi thiện pháp cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng hữu ký pháp, tưởng vô ký pháp cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng hữu lậu, tưởng vô lậu pháp cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng thế gian, tưởng xuất thế gian pháp cũng gọi thô trọng. Khởi tưởng hữu vi pháp, tưởng vô vi pháp cũng gọi thô trọng.

`           Thiện Hiện! Các như thế thảy vô lượng vô biên chấp trước các pháp và các hữu tình hư vọng phân biệt và sở phát khởi nghiệp thân ngữ ý và các loại kia, tánh không  kham nhận đều gọi thô trọng. Các Bồ Tát Ma ha tát đều nên xa lìa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu xa lìa thô trọng đã nói như vậy. Tự hành bố thí Ba la mật đa, cũng dạy người hành bố thí Ba la mật đa. Nếu các hữu tình cần ăn thí ăn, cần uống thí uống, cần xe cưỡi thí xe cưỡi, cần áo mặc thí áo mặc, tùy các cần dùng nhiều thứ của cải, tuỳ thời tuỳ xứ thảy đều thí cho. Như mình đã hành dạy người cũng thế. Thí như vậy rồi, đem căn lành đây cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng nghiêm tịnh cõi Phật chỗ ở, khiến mau viên mãn lời vui hữu tình.

Bồ Tát Ma ha tát tự hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự Bát nhã Ba la mật đa, cũng dạy người hành tịnh giới cho đến Bát nhã Ba la mật đa. Làm việc này rồi, đem căn lành đây cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng nghiêm tịnh cõi Phật chỗ ở, khiến mau viên mãn lợi vui hữu tình.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát dùng nguyện lực thần thông đựng đầy bảy báy thượng diệu Tam thiên đại thiên thế giới, thí Phật Pháp Tăng. Thí rồi vui mừng phát thệ nguyện rộng lớn rằng: Ta đem căn lành đã trồng như thế cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng nghiêm tịnh cõi Phật chỗ ở, sẽ khiến cõi tôi bảy báu trang nghiêm, tất cả hữu tình tuỳ ý thọ dụng các thứ ngọc báu mầu nhiệm mà không tham đắm.

Lại nữa Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát dùng nguyện lực thần thông đánh tấu vô lượng các diệu kỹ nhạc trên trời trong người, cúng dường Tam-Bảo và Phật Xá lợi. Cúng rồi vui mừng phát thệ nguyện rộng lớn rằng: Ta đem căn lành đã trồng như thế, cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng nghiêm tịnh cõi Phật chỗ ở, sẽ khiến cõi tôi thường tấu kỹ nhạc thượng diệu như thế, hữu tình được nghe thân tâm khoan khoái mà không tham đắm.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát dùng nguyện lực thần thông đựng đầy các diệu hương hoa Tam thiên đại thiên thế giới trong người trên trời, cúng dường Tam-Bảo và Phật Xá lợi. Cúng rồi vui mừng phát thệ nguyện rộng lớn rằng: Ta đem căn lành đã trồng như thế cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng nghiêm tịnh cõi Phật chỗ ở, sẽ khiến cõi tôi thường có các diệu hương hoa như thế, hữu tình thọ dụng thân tâm khoan khoái mà không  tham đắm.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát dùng nguyện lực thần thông sắm sửa trăm vị uống ăn thượng diệu cúng dường chư Phật, Ðộc giác, Thanh Văn và chúng các Bồ Tát Ma ha tát. Cúng rồi vui mừng phát thệ nguyện rộng lớn rằng: Ta đem căn lành đã trồng như thế cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng nghiêm tịnh cõi Phật chỗ ở. Khi sẽ được Vô thượng Chánh đẳng giác, khiến trong cõi tôi, các loại hữu tình đều ăn trăm vị uống ăn như thế, tươi nhuận thân tâm mà không tham đắm.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát dùng nguyện lực thần thông mua sắm nhiều thứ các diệu bột hương, áo mặc mềm mại của trong người trên trời, phụng thí chư Phật, Ðộc giác, Thanh Văn và chúng các Bồ Tát, hoặc lại thí pháp và Phật Xá lợi. Thí rồi vui mừng phát thệ nguyện rộng lớn rằng: Ta đem căn lành đã trồng như thế cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng nghiêm tịnh cõi Phật chỗ ở. Khi sẽ được Vô thượng Chánh đẳng giác, khiến các loại hữu tình trong cõi tôi thường được áo mặc, bột hương như thế tùy ý thọ dụng mà không tham đắm.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát dùng nguyện thần thông kinh doanh các thứ, tuỳ ý sanh ra năm cảnh diệu dục của trong người trên trời, cúng dường chư Phật và Phật Xá Lợi, Ðộc giác, Thanh Văn và chúng các Bồ Tát Ma ha tát, thí các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng nghiêm tịnh cõi Phật chỗ ở. Khi sẽ được Vô thượng Chánh đẳng giác, khiến các loại hữu tình trong cõi tôi, tùy lòng ưa muốn cảnh sắc thanh hương vị xúc thượng diệu, ứng niệm liền sanh, vui mừng thọ dụng mà không tham đắm.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chính siêng mạnh mẽ, phát thệ nguyện rộng lớn, tự trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không, cũng dạy người trụ nội không  cho đến vô tánh tự tánh  không. Làm việc này rồi lại phát nguyện rằng: Khi sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nguyện các loại hữu tình trong cõi tôi chẳng lìa nội không  cho đến vô tánh tự tánh không .

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chính siêng mạnh mẽ, phát thệ nguyện rộng lớn, tự trụ chơn như cho đến bất tư nghì giới, cũng dạy người trụ chơn như cho đến bất tư nghì giới. Làm việc này rồi lại phát nguyện rằng: Khi sẽ được Vô thượng Chánh đẳng giác, khiến các loại hữu tình trong cõi tôi chẳng lìa chơn như cho đến bất tư nghì giới.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chính siêng mạnh mẽ, phát thệ nguyện rộng lớn, tự trụ khổ tập diệt đạo thánh đế, cũng dạy người trụ khổ tập diệt đạo thánh đế. Làm việc này rồi lại phát thệ nguyện rằng: Khi sẽ được Vô thượng Chánh đẳng giác, khiến các loại hữu tình trong cõi tôi chẳng lìa khổ tập diệt đạo thánh đế.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chính siêng mạnh mẽ, phát thệ nguyện rộng lớn, tự tu bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi, cũng dạy người tu bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Làm việc này rồi, lại phát nguyện rằng: Khi sẽ được Vô thượng Chánh đẳng giác, khiến các loại hữu tình trong cõi tôi chẳng xa lìa bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chính siêng mạnh mẽ, phát thệ nguyện rộng lớn, tự tu bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, cũng dạy người tu bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Làm việc này rồi lại phát nguyện rằng: Khi sẽ được Vô thượng Chánh đẳng giác, khiến các loại hữu tình trong cõi tôi chẳng lìa bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chính siêng mạnh mẽ, phát thệ nguyện rộng lớn, tự tu tám giải thoát cho đến mười biến xứ, cũng dạy người tu tám giải thoát cho đến mười biến xứ. Làm việc này rồi, lại phát nguyện rằng: Khi sẽ được Vô thượng Chánh đẳng giác, khiến các loại  hữu tình trong cõi tôi chẳng lìa tám giải thoát cho đến mười biến xứ.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chính siêng mạnh mẽ, phát thệ nguyện rộng lớn, tự tu không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, cũng dạy người tu không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Làm việc này rồi, lại phát nguyện rằng: Khi sẽ được Vô thượng Chánh đẳng giác, khiến các loại hữu tình trong cõi tôi chẳng lìa không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chính siêng mạnh mẽ, phát thệ nguyện rộng lớn, tự tu Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa, cũng dạy người tu Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Làm việc này rồi, lại phát nguyện rằng: Khi sẽ được Vô thượng Chánh đẳng giác, khiến các loại hữu tình trong cõi tôi chẳng lìa Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chính siêng mạnh mẽ, phát thệ nguyện rộng lớn, tự tu tất cả đà la ni môn, tam na địa môn, cũng dạy người tu tất cả tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn. Làm việc này rồi lại phát nguyện rằng: Khi sẽ được Vô thượng Chánh đẳng giác, khiến các loại hữu tình trong cõi tôi chẳng lìa tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chính siêng mạnh mẽ, phát thệ nguyện rộng lớn, tự tu năm nhãn, sáu thần thông, cũng dạy người tu năm nhãn, sáu thần thông. Làm việc này rồi, lại phát nguyện rằng: Khi sẽ được Vô thượng Chánh đẳng giác, khiến các loại hữu tình trong cõi tôi chẳng lìa năm nhãn, sáu thần thông.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chính siêng mạnh mẽ, phát thệ nguyện rộng lớn, tự tu Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, cũng dạy người tu Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Làm việc này rồi lại phát nguyện rằng: Khi sẽ được Vô thượng Chánh đẳng giác, khiến các loại hữu tình trong cõi tôi chẳng lìa Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chính siêng mạnh mẽ, phát thệ nguyện rộng lớn, tự tu ba mươi hai tướng Ðại sĩ, tám mươi tùy hảo, cũng dạy người tu ba mươi hai tướng Ðại sĩ, tám mươi tùy hảo. Làm việc này rồi, lại phát nguyện rằng: Khi sẽ được Vô thượng Chánh đẳng giác, khiến các loại hữu tình trong cõi tôi chẳng lìa ba mươi hai tướng Ðại sĩ, tám mươi tùy hảo.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chính siêng mạnh mẽ, phát thệ nguyện rộng lớn, tự tu pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả, cũng dạy người tu pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Làm việc này rồi, lại phát nguyện rằng: Khi sẽ được Vô thượng Chánh đẳng giác, khiến các loại hữu tình trong cõi tôi chẳng lìa pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chính siêng mạnh mẽ, phát thệ nguyện rộng lớn, tự tu Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, cũng dạy người tu Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Làm việc này rồi, lại phát nguyện rằng: Khi sẽ được Vô thượng Chánh đẳng giác, khiến các loại hữu tình trong cõi tôi chẳng lìa Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chính siêng mạnh mẽ, phát thệ nguyện rộng lớn, tự tu tất cả hạnh Bồ Tát Ma ha tát, cũng dạy người tu tất cả hạnh Bồ Tát Ma ha tát. Làm việc này rồi, lại phát nguyện rằng: Khi sẽ được Vô thượng Chánh đẳng giác, khiến các loại hữu tình trong cõi tôi chẳng lìa tất cả hạnh Bồ Tát Ma ha tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chính siêng mạnh mẽ, phát thệ nguyện rộng lớn, tự tu chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng dạy người tu chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Làm việc này rồi, lại phát nguyện rằng: Khi sẽ được Vô thượng Chánh đẳng giác, khiến các loại hữu tình trong cõi tôi chẳng lìa chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, do hành nguyện đây bèn năng nghiêm tịnh cõi Phật chỗ ở.

Thiện Hiện! Phải biết chúng các Bồ Tát Ma ha tát này tùy thời chừng ấy hành đạo Bồ đề nên được viên mãn, sở khởi nguyện hạnh cũng thời chừng ấy tinh siêng tu học. Nhờ nhân duyên đây tự năng trọn nên tất cả thiện pháp, cũng năng khiến người lần lữa trọn nên tất cả thiện pháp. Cũng năng tu được thân dã trang nghiêm tướng hảo thù thắng, cũng năng khiến người lần lữa tu được thân dã trang nghiêm tướng hảo thù thắng, do vì được đại phước rộng lớn nhiếp thọ vậy.

Thiện Hiện! Phải biết chúng các Bồ Tát Ma ha tát này chỗ tu hạnh nguyện đã được viên mãn, đều ở chỗ ở cõi Phật đã nghiêm tịnh.Khi chứng được Vô thượng Chánh đẳng giác, hữu tình đã giáo hoá cũng sanh cõi kia chung hưởng cõi tịnh độ Ðại thừa pháp lạc.

Thiện Hiện! Phải biết chúng các Bồ Tát Ma ha tát này nên tu nghiêm tịnh cõi Phật như vầy: Nghĩa là trong cõi kia thường chẳng nghe có ba thứ ác thú, cũng chẳng nghe có các ác kiến thú, cũng chẳng nghe có độc tham sân si, cũng chẳng nghe có hình tướng nam nữ, cũng chẳng nghe có Thanh Văn Ðộc giác, cũng chẳng nghe có chấp ngã ngã sở, tùy miên trói gút điên đảo chấp đắm, cũng chẳng nghe có an lập hữu tình quả vị sai khác. Chỉ nghe nói tiếng không, vô tướng, vô nguyện, vô sanh, vô diệt, vô tánh thảy. Nghĩa là tuỳ hữu tình chỗ muốn sai khác, ở trong cây rừng thảy vật trong ngoài thường có gió mầu khua động lẫn nhau phát khởi các thứ tiếng tăm mầu nhiệm. Trong tiếng tăm kia nói tất cả pháp đều vô tự tánh, vô tánh nên không, không  nên vô tướng, vô tướng nên vô nguyện, vô nguyện nên vô sanh, vô sanh nên vô diệt. Vậy nên các pháp bản lai vắng lặng, tự tánh Niết Bàn. Như Lai ra đời hoặc chẳng ra đời, các pháp pháp giới lẽ vậy thường trú, nghĩa là tất cả pháp vô tánh không  thảy. Các loại hữu tình trong cõi Phật kia, hoặc ngày hoặc đêm, hoặc đi hoặc đứng, hoặc ngồi hoặc nằm, thường nghe tiếng tăm của diệu pháp như thế.

Thiện Hiện! Phải biết chúng các Bồ Tát Ma ha tát này đều trụ chỗ ở cõi Phật đã nghiêm tịnh. Khi chứng được Vô thượng Chánh đẳng giác, mười phương  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều đồng khen ngợi Phật danh kia kia. Nếu các hữu tình kẻ được nghe các Phật danh như thế, định đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được Bất thối chuyển.

Thiện Hiện! Phải biết chúng các Bồ Tát Ma ha tát đều trụ chỗ ở cõi Phật đã nghiêm tịnh, khi chứng được Vô thượng Chánh đẳng giác, vì các hữu tình tuyên nói Chánh pháp. Hữu tình nghe rồi, định chẳng sanh nghi rằng đây là pháp, đây là phi pháp. Sở dĩ  vì sao? Các hữu tình kia đạt tất cả pháp đều tức chơn như, pháp giới, pháp tánh. Tất cả pháp này không phi pháp ấy.

Như vậy, Thiện Hiện! Chúng các Bồ Tát Ma ha tát này đều năng nghiêm tịnh được cõi Phật như thế.

Lại nữa, Thiện Hiện! Chúng các Bồ Tát Ma ha tát này có giáo hóa được chúng sanh đủ căn bất thiện, chưa trồng các thiện căn nơi chư Phật, Bồ Tát, Ðộc giác và các Thanh Văn, bị các bạn ác thu nhận nên xa lìa bạn lành, chẳng nghe chánh pháp, thường bị các thức kiến ngã, hữu tình và các chấp kiến thú che lấp, đọa ở thiên chấp đoạn thường hai bên. Các hữu tình này tự khởi tà chấp, cũng thường dạy người khiến khởi tà chấp, đối phi Tam-Bảo khởi tưởng Tam-Bảo, đối trong Tam-Bảo phi Tam-Bảo, hủy báng Chánh pháp, ngợi khen tà pháp. Do nhân duyên này thân hoạn mệnh chung đọa các ác thú, chịu các khổ dữ dội.

Chúng các Bồ Tát Ma ha tát này đều ở cõi mình, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Giác rồi, thấy những hữu tình kia ngấm chìm sanh tử chịu vô lượng khổ, dùng sức thần thông phương tiện giáo hoá khiến bỏ ác kiến, trụ trong chánh kiến. Từ ác kiến ra sanh nơi thú người. Sanh thú người rồi, lại dùng các thứ thần thông phương tiện giáo hóa khiến trụ trong nhóm chánh định. Do đây rốt ráo chẳng đọa ác thú, lại khiến siêng tu nguyện hạnh thù thắng, mệnh chu được sanh cõi Phật nghiêm tịnh, thọ dụng cõi tịnh độ Ðại thừa pháp lạc.

Như vậy, Thiện Hiện! Chúng các Bồ Tát Ma ha tát này đều  năng nghiêm tịnh cõi Phật như thế. Do cõi chỗ ở cực thanh tịnh, nên hữu tình sanh kia đối tất cả pháp chẳng khởi nghi hoặc rằng đây là pháp thế gian, đây là pháp xuất thế gian, đây là pháp hữu lậu đây là pháp vô lậu, đây là pháp hữu vi, đây là pháp vô vi. Các nghi hoặc phân biệt như thế rốt ráo chẳng sanh. Nhờ nhân duyên đây, loại hữu tình kia định được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Ðấy là tướng công đức Bồ Tát Ma ha tát nghiêm tịnh cõi Phật.

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 20

Quyển thứ:  | 476| 477| 478| 479| 480

481 | 482 | 483 | 484 | 485 | 486 | 487 | 488 | 489 | 490

491 | 492 | 493 | 494 | 495 | 496 | 497 | 498 | 499 | 500

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Thiền Lâm Đông Phương
Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

tách ç Š nhÃ Æ lời ru chạm mặt trời thõng gió Kẹo nhai nicotine không tốt cho sức khỏe phan 3 mot lam sao de duoc than tam an lac con Món chay mùa Vu CHÚ ĐAI BI cai ket bat ngo sau 20 nam cua cau be lua tien dà thành Phận phat giao dem lai loi ich gi cho tuoi tre khat va goi cñu nguoi da chet an cai gi giï Bệnh tiểu đường Diabetes Gởi lại đóa Xuân sóng lÃm çš ng xin chá gởi xuÃ Æ Thường tuÇ hiểu rồi mỗi bước sẽ thật Hơi CHÙA loai Nghệ thuật ăn trong chánh niệm Thế lễ 22 điều sau sẽ giúp cuộc sống của Tai biến mạch máu não Xin nhớ ba chữ xÃÆ ứng quẠnau vipassana phÃÆt lối