Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 20

Quyển thứ 478

Hội Thứ Hai

 Phẩm VÔ SỰ

Thứ 83

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều lấy vô tánh mà làm tự tánh; vô tánh như thế chẳng chư Phật làm, chẳng Ðộc giác làm, chẳng Bồ Tát làm, chẳng Thanh Văn làm, cũng chẳng những kẻ trụ quả hành hướng làm. Làm sao thi thiết các pháp có khác, rằng đây là địa ngục, đây làm bàng sanh, đây là quỷ giới, đây là người, đây là trời Bốn đại vương chúng cho đến trời Tha hóa tự tại, đây là trời Phạm chúng cho đến trời sắc cứu cánh, đây là trời Không vô biên xứ cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ðây là Dự lưu, đây là Nhất lai, đây là Bất hoàn, đây là A la hán, đây là Ðộc giác, đây là Bồ Tát, đây là Như Lai. Do nghiệp đây nên thi thiết địa ngục, do nghiệp đây nên thi thiết bàng sanh, do nghiệp đây nên thi thiết quỷ giới. Do nghiệp đây nên thi thiết người, do nghiệp đây nên thi thiết trời Bốn đại vương chúng cho đến trời Tha hóa tự tại, do nghiệp đây nên thi thiết trời Phạm chúng cho đến trời Sắc cứu cánh. Do nghiệp đây nên thi thiết trời Không vô biên xứ cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Do pháp đây nên thi thiết Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, do pháp đây nên thi thiết A la hán, do pháp đây nên thi thiết Ðộc giác, do pháp đây nên thi thiết Bồ Tát, do pháp đây nên thi thiết Như Lai?

Bạch Thế Tôn! Pháp vô tánh định không tác dụng, làm sao nói được do nghiệp như thế sanh bành sanh, do nghiệp như thế sanh quỷ giới, do nghiệp như thế sanh nơi trong người. Do nghiệp như thế nên sanh trời Bốn đại vương chúng cho đến trời Tha hóa tự tại, do nghiệp như thế nên sanh trời Phạm chúng cho đến trời Sắc cứu cánh, do nghiệp như thế nên sanh trời Không vô biên xứ cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Do pháp như thế được quả Dự lưu, do pháp như thế được quả Nhất lai, do pháp như thế được quả Bất hoàn, do pháp như thế được quả A la hán, do pháp như thế được Ðộc giác Bồ đề, do pháp như thế được Nhất thiết tướng trí gọi Phật Thế Tôn, khiến các hữu tình giải thoát sanh tử?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Trong pháp vô tánh chẳng thể thi thiết các pháp có khác, không  nghiệp không  quả, cũng không  tác dụng. Nhưng các ngu phu chẳng rõ Thánh pháp Tỳ nại da, nên chẳng như thật biết các pháp đều lấy vô tánh làm tánh, ngu si điên đảo, phát khởi nhiều thứ nghiệp thân ngữ ý, theo nghiệp sai khác chịu các thứ thân. Nương phẩm loại sai khác của thân như thế, thi thiết địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, hoặc người, hoặc trời cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vì muốn cứu vớt những đứa ngu như thế, ngu si điên đảo chịu khổ  sanh tử, nên thi thiết Thánh pháp và Tỳ nại da phận sự sai khác. Nương phận vị đây thi thiết Dự lưu cho đến Ðộc giác, Bồ Tát, Như Lai, nhưng tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh. Trong pháp vô tánh thật không  có pháp khác, không  nghiệp, không  quả cũng không  tác dụng, pháp vô tánh thường vô tánh vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như ngươi đã nói pháp vô tánh định không  tác dụng, làm sao nói được do pháp như thế được quả Dự lưu, nói rộng cho đến do pháp như thế được Nhất thiết trí gọi Phật Thế Tôn, khiến các hữu tình thoát sanh tử ấy. Nơi ý hiểu sao? Các sở tu đạo là vô tánh chăng? Các quả Dự lưu, quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Ðộc giác Bồ đề và đạo Bồ Tát, Nhất thiết tướng trí là vô tánh chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Như vậy, như vậy. Các sở tu đạo nói rộng cho đến Nhất thiết tướng trí đều là vô tánh.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Pháp vô tánh vì năng được pháp vô tánh chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng được.

Phật bảo: Thiện Hiện! Vô tánh và đạo tất cả  pháp này đều chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, vô sắc, vô kiến, vô đối, nhất tướng chỗ gọi vô tướng. Ngu phu dị sanh ngu si điên đảo, với pháp vô tướng khởi tưởng có pháp, chấp đắm năm uẩn, với trong vô thường khởi tưởng là thường, với trong các khổ khởi tưởng là vui, với trong vô ngã khởi tưởng là ngã, với trong bất tịnh khởi tưởng là tịnh, với pháp vô tánh chấp đắm hữu tình. Do đây chúng Bồ Tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, phương tiện khéo léo cứu vớt các loại hữu tình như thế khiến lìa điên đảo hư vọng phân biệt, phương tiện an để trong pháp vô tướng, khiến siêng tu học giải thoát sanh tử, chứng được Niết Bàn thường vui rốt ráo.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Việc sở chấp đắm của ngu phu dị sanh và có chơn thật mà chẳng hư vọng, kia chấp đắm rồi tạo tác các nghiệp, bởi nhân duyên này chìm đắm các thú, chẳng được thoát khổ sanh tử chăng?

Phật bảo: Thiện Hiện! Việc sở chấp đắm của ngu phu dị sanh cho đến không có chừng hư đầu lông nhỏ khá nói chơn thật mà chẳng hư vọng, kia chấp đắm rồi tạo tác các nghiệp. Bởi nhân duyên này chìm đắm các thú, chẳng giải thoát các khổ sanh tử được, duy có hư vọng điên đảo chấp đắm. Ta nay vì ngươi rộng nói thí dụ rõ lại nghĩa đây khiến cho dễ hiểu. Các kẻ có trí nhờ các thí dụ dối nghĩa đã nói năng sanh chính hiểu.

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Trong mộng thấy người hưởng vui năm dục, trong mộng vả có chút phần thật sự khá khiến người kia hưởng dục vui chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Mộng sở thấy người hãy chẳng thật có, huống chi thật sự khá khiến người kia hưởng vui năm dục.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Vả có các pháp hoặc thiện hoặc phi thiện, hoặc hữu ký hoặc vô ký, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc hữu vi hoặc vô vi, chẳng phải như việc trong mộng đã thấy chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Quyết định không có pháp hoặc thiện hoặc phi thiện, hoặc hữu ký hoặc vô ký, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc hữu vi hoặc vô vi, chẳng phải việc như trong mộng đã thấy ấy.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Trong mộng vả có các thú chơn thật việc ở trong qua lại sanh tử chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Trong mộng vả có chơn thật tu đạo, nương tu đạo kia có lìa tạp nhiễm được  thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật. Sở vì sao? Pháp mộng đã thấy đều không  thật sự, chẳng năng thi thiết, chẳng sở thi thiết, tu đạo hãy không, huống nương tu đạo có lìa tạp nhiễm và được  thanh tịnh.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Trong gương sáng thảy hiện ra các tượng vì có thật sự khá nương gây nghiệp, bởi đã gây nghiệp hoặc đọa địa ngục, hoặc đọa bàng sanh, hoặc đọa quỷ giới, hoặc sanh trong người, hoặc sanh trên trời hưởng khổ vui chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Trong gương sáng thảy hiện ra các tượng đều không  thật sự, chỉ gạt trẻ ngu, làm sao khá nương gây làm các nghiệp, bởi nghiệp đã gây hoặc đọa ác thú, hoặc sanh người trời hưởng các khổ vui.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Các tượng vả có chơn thật tu đạo, nương tu đạo kia có lìa tạp nhiễm được  thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Trong gương sáng thảy đều không  thật sự, chẳng năng thi thiết, chẳng sở thi thiết, tu đạo hãy không , huống nương tu đạo có lìa tạp nhiễm và được  thanh tịnh.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Trong hang núi thảy phát ra các vang, vì có thật sự khá nương gây nghiệp, bởi nghiệp đã gây hoặc đọa địa ngục, hoặc đọa bàng sanh, hoặc đọa quỷ giới, hoặc sanh trong người, hoặc sanh trên trời hưởng khổ vui chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Trong hang núi thảy phát ra các vang đều không thật sự, chỉ gạt trẻ ngu, làm sao khá nương gây làm các nghiệp, bởi nghiệp đã gây hoặc đọa ác thú, hoặc sanh người trời hưởng các khổ vui.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Các vang vả có chơn thật tu đạo, nương tu đạo kia có lìa tạp nhiễm được  thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật . Sở vì sao? Vang hang núi thảy đều không  thật sự, chẳng năng thi thiết, chẳng sở thi thiết, tu đạo hãy không , huống nương tu đạo có lìa tạp nhiễm và được  thanh tịnh.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Trong các ánh nắng hiện tợ nước thảy, vì có thật sự khá nương gây nghiệp, bởi nghiệp đã gây hoặc đọa địa ngục, hoặc đọa bàng sanh, hoặc đọa quỷ giới hoặc sanh trong người, hoặc sanh trên trời hưởng khổ vui chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Trong các ánh nắng hiện ra nước thảy đều không  thật sự, chỉ gạt trẻ ngu, làm sao khá nương gây làm các nghiệp, bởi nghiệp đã gây hoặc đọa ác thú, hoặc sanh người trời hưởng các khổ vui.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nước thảy trong các ánh nắng vả có chơn thật tu đạo, nương tu đạo kia có lìa tạp nhiễm được  thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: bạch Thế Tôn! Chẳng thật . Sở vì sao? Nước thảy ánh nắng đều không  thật sự, chẳng năng thi thiết, chẳng sở thi thiết, tu đạo hãy không, huống nương tu đạo có lìa tạp nhiễm và được thanh tịnh.

Phật bảo Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Trong các bóng sáng hiện ra sắc tướng, vì có thật sự khá nương gây nghiệp, bởi nghiệp đã gây hoặc đọa địa ngục, hoặc đọa bàng sanh, hoặc đọa quỷ gìới, hoặc sanh trong người, hoặc sanh trên trời hưởng khổ vui chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Trong các bóng sáng hiện ra sắc tướng đều không  thật sự, chỉ gạt trẻ ngu, làm sao khá nương gây làm các nghiệp, bởi nghiệp đã gây hoặc đọa ác thú, hoặc sanh người trời hưởng các khổ vui.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Sắc tướng trong các bóng sáng vả có chơn thật tu đạo, nương tu đạo kia có lìa tạp nhiễm được  thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật . Sở vì sao? Sắc tướng bóng sáng đều không  thật sự, chẳng năng thi thiết, chẳng sở thi thiết, tu đạo hãy không , huống nương tu đạo có lìa tạp nhiễm và được  thanh tịnh.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Thấy huyễn huyễn làm voi ngựa, xe cộ, bốn thứ dũng quân, hoặc lại huyễn làm trâu dê, nam nữ và các việc lạ rất hiếm có. Voi huyễn thảy đây vì có thật sự khá nương gây nghiệp, bởi nghiệp đã gây hoặc đọa địa ngục, hoặc đọa bàng sanh, hoặc đọa quỷ giới, hoặc sanh trong người, hoặc sanh trên trời hưởng khổ vui chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Voi ngựa huyễn thảy đều không  thật sự, chỉ gạt trẻ ngu, làm sao khá nương gây làm các nghiệp, bởi nghiệp đã gây hoặc đọa ác thú, hoặc sanh trời người hưởng các khổ vui.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Việc huyễn vả có chơn thật tu đạo, nương tu đạo kia có lìa tạp nhiễm được  thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật . Sở vì sao? Voi ngựa huyễn thảy đều không  thật sự, chẳng năng thi thiết, chẳng sở thi thiết, tu đạo hãy không , huống nương tu đạo có lìa tạp nhiễm và được  thanh tịnh.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Kẻ năng biến hóa, hoá ra làm thân, thân đã hóa này vì có thật sự khá nương gây nghiệp, bởi nghiệp đã gây hoặc đọa địa ngục, hoặc đọa bàng sanh, hoặc đọa quỷ giới, hoặc sanh trong người, hoặc sanh trên trời được hưởng khổ vui chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Các thân biến hóa đều không  thật sự, làm sao khá nương gây làm các nghiệp, bởi nghiệp đã gây hoặc đọa ác thú, hoặc sanh người trời hưởng các khổ vui.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiêủ sao? Hóa thân vả có chơn thật tu đạo, nương tu đạo kia có lìa tạp nhiễm được  thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật . Sở vì sao? Các thân biến hóa đều không  thật sự, chẳng năng thi thiết, chẳng sở thi thiết, tu đạo hãy không , huống nương tu đạo có lìa tạp nhiễm và được thanh tịnh.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Trong thành tấm hương hiện ra vật loại, vì có thật sự khá nương gây nghiệp, bởi nghiệp đã gây, hoặc đọa địa ngục, hoặc đọa bàng sanh, hoặc đọa quỷ giới, hoặc sanh trong người, hoặc sanh trên trời hưởng khổ vui chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Trong thành tầm hương hiện ra vật loại đều không thật sự, làm sao khá nương gây làm các nghiệp, bởi nghiệp đã gây hoặc đọa ác thú, hoặc sanh người trời hưởng các khổ vui.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao: Vật loại trong thành tầm hương vả có chơn thật tu đạo, nương tu đạo kia có lìa tạp nhiễm được  thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật . Sở vì sao? Vật loại hiện ra trong thành tầm hương đều không  thật sự, chẳng năng thi thiết, chẳng sở thi thiết, tu đạo hãy không , huống nương tu đạo có lìa tạp nhiễm và được  thanh tịnh.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Trong đây vả có kẻ thật tạp nhiễm, kẻ  thanh tịnh chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Trong đây không  thật kẻ tạp nhiễm và kẻ  thanh tịnh.

Phật bảo: Thiện Hiện! Như kẻ tạp nhiễm và kẻ  thanh tịnh thật vô sở hữu. Do nhân duyên đây, tạp nhiễm  thanh tịnh cũng chẳng thật có. Sở dĩ vì sao? Các loại hữu tình trụ ngã ngã sở, hư dối phân biệt bảo có kẻ tạp nhiễm và  thanh tịnh. Do nhân duyên đây bảo có tạp nhiễm  thanh tịnh. Chẳng phải thâý thật ấy bảo có kẻ tạp nhiễm và kẻ  thanh tịnh. Như thật thấy ấy, biết không kẻ tạp nhiễm và kẻ  thanh tịnh. Như vậy cũng không  tạp nhiễm  thanh tịnh thật sự khá được, vì tất cả pháp rốt ráo không  vậy.

 

 

Hội Thứ Hai

 Phẩm NÓI THẬT

Thứ 84 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các kẻ thấy thật đã không tạp nhiễm và không  thanh tịnh, kẻ chẳng thấy thật cũng không  tạp nhiễm và không   thanh tịnh . Sở vì sao? Vì tất cả pháp vô sở hữu vậy.

Bạch Thế Tôn! Các kẻ nói thật đã không  tạp nhiễm và không   thanh tịnh, kẻ chẳng nói thật cũng không  tạp nhiễm và không   thanh tịnh . Sở vì sao? Vì tất cả pháp không  tự tánh vậy.

Bạch Thế Tôn! Pháp không  tự tánh đã không tạp nhiễm và không   thanh tịnh. Pháp có tự tánh cũng không tạp nhiễm và không   thanh tịnh. Các pháp có tự tánh và không  tự tánh cũng không  tạp nhiễm và không   thanh tịnh . Sở vì sao? Vì tất cả pháp đều dùng vô tánh làm tự tánh vậy.

Bạch Thế Tôn! Nếu kẻ thấy thật và kẻ nói thật không nhiễm không  tịnh; kẻ chẳng thấy thật, kẻ chẳng nói thật cũng không  tạp nhiễm, Thế Tôn vì sao có lúc nói có pháp  thanh tịnh ư?

Phật bảo: Thiện Hiện! Ta nói tất cả pháp tánh bình đẳng là pháp  thanh tịnh.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Sao gọi tất cả pháp tánh bình đẳng?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các pháp chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư dối, tánh chẳng biến khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cõi hư không, cõi bất tư nghì, nếu Phật ra đời  hoặc chẳng ra đời, tánh tướng thường trú. Ðấy gọi tất cả các pháp tánh bình đẳng. Tánh bình đẳng đây gọi pháp  thanh tịnh. Ðây nương thế tục nói là  thanh tịnh, chẳng nương thắng nghĩa . Sở vì sao? Trong thắng nghĩa đế đã không  phân biệt, cũng không  hý luận, tất cả danh tự dứt đường ngôn ngữ.

cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu tất cả pháp như mộng, tượng, vang, nắng, sáng, huyễn hóa và thành tầm hương, tuy hiện tợ có mà không  thật sự. Các Bồ Tát Ma ha tát làm sao nương pháp chẳng thật có đây, pháp tâm tới Vô thượng Chánh đẳng gíc, tác lời thệ này: Ta sẽ viên mãn bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa. Ta sẽ viên mãn thù thắng thần thông Ba la mật đa. Ta sẽ viên mãn phương tiện thiện xảo, diệu nguyện, lực, trí Ba la mật đa. Ta sẽ viên mãn bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Ta sẽ viên mãn bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Ta sẽ viên mãn không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Ta sẽ viên mãn tám giải  thoát cho đến mười biến xứ. Ta sẽ viên mãn nội không  cho đến vô tánh tự tánh không. Ta sẽ viên mãn chơn như cho đến bất tư nghì giới. Ta sẽ viên mãn khổ tập diệt đạo thánh đế. Ta sẽ viên mãn Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Ta sẽ viên mãn tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn. Ta sẽ viên mãn năm nhãn, sáu thần thông. Ta sẽ viên mãn Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Ta sẽ viên mãn pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Ta sẽ viên mãn Nhất thiết trí, đạo tướng trí, Nhất thiết  tướng trí. Ta sẽ viên mãn ba mươi hai tướng Ðại sĩ, tám mươi tùy hảo. Ta sẽ phát khởi vô lượng quang minh khắp soi mười phương vô biên thế giới. Ta sẽ phát khởi một tiếng diệu âm khắp nhẫy mười phương vô biên thế giới, theo pháp tâm tâm sở các hữu tình thắng hiểu sai khác, vì nói nhiều thứ pháp môn vi diệu khiến được lợi vui?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Pháp ngươi đã nói đây chẳng tất cả như mộng, tượng vang, nắng sáng, huyễn hóa, thành tầm hương ư?

Thiện Hiện thưa rằng: Như vậy, như vậy. Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp như mộng cho đến như thành tầm hương đều không thật sự, làm sao Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu pháp đại thệ rằng: Ta sẽ viên mãn tất cả công đức lợi ích an vui co lượng hữu tình?

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải mộng đã thấy, nói rộng cho đến trong thành tầm hương hiện ra  vật loại năng hành bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa, huống năng viên mãn. Tất cả pháp khác cũng ưng như thế đều chẳng thật ư?

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải mộng đã thấy, nói rộng cho đến trong thành tầm hương hiện ra vật loại, cho đến năng hành ba mươi hai tướng Ðại sĩ, tám mươi tuỳ hảo, huống năng viên mãn. Tất cả pháp khác cũng tương ưng như thế đều chẳng thật vậy?

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải mộng đã thấy, nói rộng cho đến trong thành tầm hương hiện ra vật loại năng thành tất cả sự nghiệp sở nguyện. Tất cả pháp khác cũng tương ưng như thế đều chẳng thật vậy?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Chẳng thật có pháp hãy chẳng năng hành bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa, huống năng viên mãn. Như vậy cho đến chẳng thật có pháp hãy chẳng năng hành ba mươi hai tướng Ðại sĩ, tám mươi tùy hảo, huống năng viên mãn. Chẳng thật có pháp chẳng năng thành xong sự nghiệp sở nguyện. Chẳng thật có pháp chẳng năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa và vô lượng vô biên thiện pháp khác chẳng thật có, nên chẳng năng chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng bồ đề.

Thiện Hiện! Phải biết các pháp như thế, tất cả đều là suy nghĩ tạo tác. Các pháp có suy nghĩ tạo tác đều chẳng năng được Nhất thiết trí trí.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các pháp như thế đối đạo Bồ đề tuy năng dẫn pháp mà đối quả kia không  dụng giúp đỡ. Bởi các pháp này không  sanh, không khởi, không thật tướng vậy. Các Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, từ sơ phát  tâm tuy khởi các thứ thiện nơi thân ngữ ý. Nghĩa là hoặc tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến,tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa. Như vậy cho đến hoặc tu hành Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, mà biết tất cả như mộng, tượng, vang, nắng sáng, huyễn hóa và thành tầm hương, đều chẳng thật có.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các pháp như thế dù chẳng thật có, nếu chẳng viên mãn quyết định chẳng năng thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nghĩa là Bồ Tát Ma ha tát nếu chẳng viên mãn bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa, cho đến Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, quyết định chẳng năng thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát này khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tùy chỗ tu trụ tất cả thiện pháp đều như thật biết như mộng cho đến như thành tầm hương. Nghĩa là nếu tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa năng như thật biết như mộng cho đến thành tầm hương. Như vậy cho đến nếu tu hành Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí năng như thật biết như mộng cho đến như thành tầm hương. Nếu thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, cầu tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, năng như thật biết như mộng cho đến như thành tầm hương. Cũng như thật biết các loại hữu tình tâm hành sai khác như mộng cho đến như thành tầm hương.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát này khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đối tất cả pháp chẳng lấy làm có, chẳng lấy làm không. Hoặc do lấy như thế nên chứng được Nhất thiết trí trí, cũng biết pháp kia như mộng cho đến như thành tầm hương, chẳng lấy làm có, chẳng lấy làm không . Sở vì sao? Vì bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa cho đến Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí đều chẳng thể lấy vậy. Pháp thiện phi thiện cũng chẳng thể lấy vậy. Pháp hữu ký vô ký cũng chẳng thể lấy vậy. Pháp hữu lậu vô lậu cũng chẳng thể lấy vậy. Pháp thế gian xuất thế gian cũng chẳng thể lấy vậy. Bồ Tát Ma ha tát này biết tất cả pháp chẳng thể lấy rồi, cầu tới Vô thượng Chánh đẳng bồ đề . Sở vì sao? Vì tất cả pháp đều chẳng thể lấy, trọn chẳng thật sự, như mộng cho đến như thành tầm hương. Pháp chẳng thể lấy chẳng năng chứng được pháp chẳng thể lấy. Nhưng các hữu tình đối pháp như thế chẳng biết chẳng thấy, Bồ Tát Ma ha tát này vì nhiêu ích các hữu tình kia, nên cầu tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ Tát Ma ha tát này từ sơ phát tâm vì muốn lợi vui các hữu tình nên tu hành bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa, chẳng vì việc mình, chẳng vì việc nào khác. Vì muốn lợi vui các hữu tình nên cầu tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chẳng vì việc mình, chẳng vì việc nào khác.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ Tát Ma ha tát này khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu thấy các ngu phu với trong phi ngã mà trụ tưởng ngã, với trong phi hữu tình trụ tưởng hữu tình, như vậy cho đến với phi tri giả trụ tưởng tri giả, với phi kiến giả trụ tưởng kiến giả. Bồ Tát Ma ha tát này thấy việc đây rối rất sanh thương xót, phương tiện giáo hóa khiến lìa điên đảo vọng tưởng chấp trước, an để trong cõi vô tưởng cam lồ. Trụ trong cõi này chẳng còn khởi tưởng ngã cho đến tưởng kiến giả. Khi đó tất cả lay động, tán loạn, hý luận, phân biệt chẳng hiện hành nữa. Tâm nhiều an trụ cõi vắng lặng đạm bạc không hý luận.

Thiện Hiện! Bồ Tát Ma ha tát do phương tiện đây hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tự đối các pháp không  điều chấp trước, cũng năng dạy người đối tất cả pháp không  điều chấp trước. Ðây nương thế tục chẳng nương thắng nghĩa, vì trong thắng nghĩa không  sở chấp trước, mình người sai khác bất khả đắc vậy.

bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Khi Phật Vô thượng Chánh đẳng giác, sở chứng Phật pháp vì nương thế tục nói gọi là được, hay nương thắng nghĩa nói gọi là được ư?

Phật bảo: Thiện Hiện! Khi Phật được Vô thượng Chánh đẳng giác, sở chứng Phật pháp nương thế tục nói gọi là được, chẳng nương thắng nghĩa. Nếu nương thắng nghĩa, năng được sở được đều chẳng thể được . Sở vì sao? Nếu bảo người này được pháp như vậy, bèn có sở được. Kẻ có sở được, bèn chấp có hai. Kẻ chấp có hai chẳng năng được quả, cũng không hiện quán.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu chấp có hai chẳng năng được quả cũng không hiện quán, kẻ chấp không  hai hãy năng được quả có hiện quán ư?

Phật bảo: Thiện Hiện! Kẻ chấp có hai chẳng năng được quả, cũng không  hiện quán. Kẻ chấp không  hai cũng lại như thế, vì có sở chấp vậy. Như chấp có hai, hoặc chẳng chấp hai, chẳng chấp chẳng hai, thời gọi được quả, cũng gọi hiện quán . Sở vì sao? Nếu chấp do đây bèn năng được quả, cũng không hiện quán, đều là hý luận. Chẳng phải trong tánh bình đẳng tất cả pháp có các hý luận. Nếu lìa hý luận mới được gọi là pháp tánh bình đẳng.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu tất cả pháp đều lấy vô tánh mà làm tự tánh, trong đây sao gọi pháp tánh bình đẳng?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu ở chỗ này đều không hữu tánh, cũng không  vô tánh, cũng chẳng thể nói là tánh bình đẳng. Như vậy mới gọi pháp tánh bình đẳng.

Thiện Hiện! Phải biết tánh bình đẳng đã chẳng thể nói, cũng chẳng thể biết, trừ tánh bình đẳng không pháp khá được, lìa tất cả pháp không  tánh bình đẳng.

Thiện Hiện! Phải biết pháp tánh bình đẳng, dị sanh Thánh giả đều chẳng năng hành, vì chẳng phải cảnh kia vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Pháp tánh bình đẳng đâu cũng chẳng phải cảnh Phật sở hành ư?

Phật bảo: Thiện Hiện! Pháp tánh bình đẳng tất cả Thánh giả đều chẳng năng hành, cũng chẳng năng chứng. Nghĩa là các Dự lưu, hoặc các Nhất lai, hoặc các Bất hoàn, hoặc các A la hán, hoặc các Ðộc giác, hoặc các Bồ Tát, hoặc các Như Lai đều chẳng năng đem pháp tánh bình đẳng làm cảnh sở hành. Trong đây tất cả hý luận phân biệt đều chẳng hành vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Phật đối các pháp đều được tự tại, nói sao khá nói pháp tánh bình đẳng cũng chẳng phải cảnh sở hành chư Phật ư?

Phật bảo: Thiện Hiện! Phật đối các pháp tuy được tự tại, nếu tánh bình đẳng cùng Phật có khác, khá nói là cảnh giới Phật sở hành. Nhưng tánh bình đẳng cùng Phật không khác, làm sao khá nói Phật hành cảnh kia.

Thiện Hiện phải biết: Nếu các dị sanh pháp tánh bình đẳng, nếu các Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn A la hán, Ðộc giác, Bồ Tát, Như Lai pháp tánh bình đẳng, như vậy tất cả pháp tánh bình đẳng đều đồng một tướng, chỗ gọi vô tướng. Một bình đẳng đây không hai không khác, nên chẳng thể nói đây là dị sanh pháp tánh bình đẳng, nói rộng cho đến đây là Như Lai pháp tánh bình đẳng đây, các tánh bình đẳng đã bất khả đắc, với trong dị tướng dị sanh và Dự lưu thảy sai khác cũng bất khả đắc.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu trong tất cả pháp tánh bình đẳng, các tướng sai khác đều bất khả đắc, thời các dị sanh và Dự lưu thảy pháp và hữu tình lẽ không  sai khác?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Ðối trong tất cả pháp tánh bình đẳng, hoặc các dị sanh, hoặc các Thánh giả, cho đến Như Lai pháp và hữu tình đều không  sai khác.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu trong tất cả pháp tánh bình đẳng, dị sanh Thánh giả pháp và hữu tình đều không  sai khác, sao có Tam-Bảo xuất hiện thế gian, chỗ gọi Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Phật Pháp Tăng bảo pháp tánh bình đẳng mỗi mỗi khác ư?

Thiện Hiện thưa rằng: Như tôi hiểu nghĩa pháp đã nói đó, Phật Pháp Tăng bảo pháp tánh bình đẳng đều không sai khác . Sở vì sao? Phật Pháp Tăng bảo pháp tánh bình đẳng, tất cả như thế đều chẳng tương ưng chẳng phải tương ưng, vô sắc, vô kiến, vô đối, nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Nhưng Phật Thế Tôn với trong pháp vô tướng, phương tiện khéo léo kiến lập nhiều thứ pháp và hữu tình gọi tướng sai khác, chỗ gọi đây là dị sanh và pháp, cho đến đây là Như Lai và pháp?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Chư Phật đối pháp phương tiện khéo léo năng đối vô tướng kiến lập nhiều thứ pháp và hữu tình gọi tướng sai khác.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nếu các  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác chẳng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, hoặc chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chẳng vì hữu tình kiến lập các pháp danh tướng sai khác, các loại hữu tình hãy năng tự biết đây là địa ngục, đây là bàng sanh, đây là quỷ giới, đây là người, đây là trời, nghĩa là trời Bốn đại vương chúng cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ðây là sắc cho đến thức. Ðây là nhãn xứ cho đến ý xứ. Ðây là sắc xứ cho đến pháp xứ. Ðây là nhãn giới cho đến ý giới. Ðây là sắc giới cho đến pháp giới. Ðây là nhãn thức giới cho đến ý thức giới. Ðây là nhãn xúc cho đến ý xúc. Ðây là nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ. Ðây là địa giới cho đến thức giới. Ðây là nhân duyên cho đến tăng thượng duyên. Ðây là theo duyên sanh ra các pháp. Ðây là vô minh cho đến lão tử. Ðây là pháp thiện phi thiện, dây là pháp hữu ký vô ký, đây là pháp hữu lậu vô lậu, đây là pháp thế gian xuất thế gian, đây là pháp  hữu vi vô vi. Ðây là bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa. Ðây là bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Ðây là nội không  cho đến vô tánh tự tánh không . Ðây là chơn như cho đến bất tư nghì giới. Ðây là khổ tập diệt đạo thánh đế. Ðây là bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Ðây là không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Ðây là tám giải thoát cho đến mười biến xứ. Ðây là Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa. Ðây là Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Ðây là tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn. Ðây là năm nhãn, sáu thần thông. Ðây là Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Ðây là ba mươi hai tướng Ðại sĩ, tám mươi tùy hảo. Ðây là pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Ðây là Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Ðây là cả tướng diệu nguyện trí. Ðây là Nhất thiết trí trí. Ðây là Tam-Bảo. Ðây là Tam thừa. Các loại hữu tình đối danh tướng sai khác như thế thảy tự năng biết chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! chẳng tự biết vậy. Nếu Phật chẳng vì hữu tình kiến lập các danh tướng sai khác như thế thảy, các loại hữu tình chẳng năng tự biết các danh tướng sai khác như thế thảy.

Phật bảo: Thiện Hiện! Vậy nên Như Lai đối pháp vô tướng phương tiện khéo léo, tuy vì hữu tình kiến lập nhiều thứ danh tướng sai khác, mà đối trong các pháp tánh bình đẳng năng không  sở động. Tuy đối hữu tình làm đại ân đức, mà với trong ấy năng chẳng lấy tướng.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Ví như Như Lai đối trong tất cả pháp tánh bình đẳng đều không  sở động. Như vậy tất cả dị sanh, Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Ðộc giác, Bồ Tát cũng đối trong tất cả pháp tánh bình đẳng không sở động chăng?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Vì tất cả pháp và các hữu tình đều chẳng ra khỏi tánh bình đẳng vậy. Như tánh bình đẳng, phải biết chơn như nói rộng cho đến bất tư nghì giới cũng lại như thế. Các pháp dị sanh và các Thánh giả đối chơn như thảy không  sai khác vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu các dị sanh và các Thánh giả cùng tất cả pháp tánh bình đẳng không  sai khác ấy, khiến tất cả pháp và các hữu tình tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác, vậy thời pháp tánh cũng ưng mỗi khác. Nghĩa là sắc cho đến thức tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Nhãn xứ cho đến ý xứ tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Sắc xứ cho đến pháp xứ tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Nhãn giới cho đến ý giới tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Nhãn thức giới cho đến ý thức giới tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Nhãn xúc cho đến ý xúc tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác.

Ðịa giới cho đến thức giới tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Theo duyên sanh ra các Pháp Tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Vô minh cho đến lão tử tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Tham, sân, si tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Dị sanh, kiến thú tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác.

Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác.

Nội không cho đến vô tánh tự tánh không  tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Chơn như cho đến bất tư nghì giới tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Khổ tập diệt đạo thánh đế tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Tám giải thoát cho đến mười biến xứ tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác.

Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Năm nhãn, sáu thần thông tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Ba mươi hai tướng Ðại sĩ, tám mươi tùy hảo tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí mỗi khác nên tánh cũng ưng khác.

Ngu phu dị sanh cho đến Như Lai tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Pháp thiện phi thiện tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Pháp hữu ký vô ký tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Pháp hữu lậu vô lậu tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Pháp thế gian, xuất thế gian tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác. Pháp hữu vi vô vi tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác.

Bạch Thế Tôn! Tánh pháp thảy như thế nếu mỗi khác ấy, thời pháp tánh cũng ưng mỗi khác, làm sao đối các tướng khác pháp thảy khá được an lập pháp tánh nhất tướng? Bồ Tát Ma ha tát làm sao khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng phân biệt pháp và các hữu tình có các thứ tánh. Nếu Bồ Tát Ma ha tát chẳng phân biệt pháp và các hữu tình có các thứ tánh, thời ưng chẳng năng hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Nếu chẳng năng hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, thời ưng chẳng năng từ một bậc Bồ Tát đến một bậc Bồ Tát. Nếu định chẳng năng từ một bậc Bồ Tát. Nếu định chẳng năng từ một bậc Bồ Tát đến một bậc Bồ Tát, thời ưng chẳng năng tới vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh. Nếu định chẳng năng tới vào Bồ Tát chánh tánh ly sanh, thời ưng chẳng năng vượt các Thanh Văn và bậc Ðộc giác, thời ưng chẳng năng viên mãn thần thông Ba la mật đa. Nếu định chẳng năng viên mãn thần thông Ba la mật đa, thời ưng chẳng năng đối các thần thông du hý tự tại, thời ưng chẳng năng viên mãn bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa. Nếu định chẳng năng viên mãn bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa, thời ưng chẳng năng từ một nước Phật tới một nước Phật gần gũi cúng dường chư Phật Thế Tôn. Nếu định chẳng năng từ một nước Phật tới một nước Phật gần gũi cúng dường chư Phật Thế Tôn, thời ưng chẳng năng ở chỗ chư Phật trồng các căn lành, thời ưng chẳng năng nghiêm tịnh cõi Phật thành thục hữu tình. Nếu định chẳng năng nghiêm tịnh cõi Phật thành thục hữu tình, thời ưng chẳng năng chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề quay xe chánh pháp độ chúng hữu tình khiến cho lìa hẳn sanh tử ác thú?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như ngươi đã nói nếu các dị sanh và các Thánh giả cùng tất cả pháp tánh bình đẳng không sai khác ấy, khiến tất cả pháp và các hữu tình tướng mỗi khác nên tánh cũng ưng khác, vậy thời pháp tánh cũng ưng mỗi khác, làm sao đối các tướng khác pháp thảy khá  được an lập pháp tánh nhất tướng? Bồ Tát Ma ha tát làm sao khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng phân biệt pháp và các hữu tình có nhiều thứ tánh, cho đến nói rộng?

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Pháp tánh các sắc là không tánh chăng? Pháp tánh các thọ tưởng hành thức là không tánh chăng? Như vậy cho đến tất cả pháp tánh hữu vi vô vi là không  tánh chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Như vậy, như vậy. Tất cả pháp tánh đều là không tánh.

Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ở trong không tánh, tướng khác pháp thảy hãy khá được chăng? Nghĩa là tướng khác sắc, nói rộng cho đến tất cả tướng khác hữu vi vô vi hãy khá được chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng được. Ở trong không tánh, tất cả tướng khác đều chẳng khá được.

Phật bảo: Thiện Hiện! Do đây phải biết pháp tánh bình đẳng chẳng tức tất cả ngu phu dị sanh, chẳng lìa tất cả ngu phu dị sanh. Như vậy cho đến chẳng tức  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, chẳng lìa  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác. Pháp tánh bình đẳng chẳng tức sắc chẳng lìa sắc, chẳng tức thọ tưởng hành thức chẳng lìa thọ tưởng hành thức. Như vậy cho đến chẳng tức pháp hữu vi và vô vi, chẳng lìa pháp hữu vi và vô vi.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Pháp tánh bình đẳng hãy là hữu vi hay là vô vi?

Phật bảo: Thiện Hiện! Pháp tánh bình đẳng chẳng là hữu vi, chẳng là vô vi. Nhưng lìa pháp hữu vi, pháp vô vi bất khả đắc; lìa pháp vô vi, pháp hữu vi cũng bất khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết hoặc cõi hữu vi, hoặc cõi vô vi, hai cõi như thế chẳng hợp chẳng tan, vô sắc, vô kiến, vô đối, nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Tất cả  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác nương thế tục mà nói, chẳng nương thắng nghĩa . Sở vì sao? Chẳng phải trong thắng nghĩa thân hành, ngữ hành, ý hành khá được; chẳng lìa thân hành, ngữ hành, ý hành thắng nghĩa khá được.

Thiện Hiện phải biết: Tức pháp hữu vi và pháp vô vi pháp tánh bình đẳng nói danh thắng nghĩa, chẳng phải lìa tất cả hữu vi vô vi riêng có thắng nghĩa. Vậy nên, Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng động thắng nghĩa mà hành hạnh Bồ Tát Ma ha tát, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, quay xe diệu pháp độ chúng hữu tình, khiến cho dứt hẳn sanh lão bệnh tử, chứng được Niết Bàn thường vui rốt ráo.

 

 

Hội Thứ Hai

 Phẩm KHÔNG TÁNH

Thứ 85 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu các pháp thảy tánh bình đẳng đều bản tánh không, bản tánh không đây đối tất cả pháp chẳng phải năng sở tác, Bồ Tát Ma ha tát làm sao khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng động thắng nghĩa dùng bốn nhiếp sự nhiêu ích hữu tình?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Tất cả pháp tánh bình đẳng đều bản tánh không, bản tánh không đây đối tất cả pháp chẳng năng sở tác, nhưng các Bồ Tát năng vì hữu tình đem bố thí thảy làm việc nhiêu ích. Nếu các hữu tình tự biết các pháp đều bản tánh không, thời các Như Lai và các Bồ Tát chẳng hiện thần thông làm việc hy hữu. Nghĩa là đối trong các pháp bản tánh không dù không sở động mà khiến hữu tình xa lìa các tánh vọng tưởng điên đảo, nghĩa là khiến các hữu tình xa lìa tưởng ngã, tưởng hữu tình, cho đến tưởng tri giả, kiến giả. Cũng khiến xa lìa tưởng sắc cho đến thức. Tưởng nhãn xứ cho đến ý xứ. Tưởng sắc xứ cho đến pháp xứ. Tưởng nhãn giới cho đến cho đến ý giới. Tưởng sắc giới cho đến pháp giới. Tưởng nhãn thức giới cho đến ý thức giới. Tưởng nhãn xúc cho đến ý xúc. Tưởng nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Tưởng địa giới cho đến ý thức giới. Tưởng vô minh cho đến lão tử. Cũng khiến xa lìa tưởng hữu vi giới trụ vô vi giới giải thoát tất cả sanh lão bệnh tử. Vô vi giới ấy tức các pháp không, nương thế tục nói danh vô vi giới.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Do không nào nên nói các pháp không? Phật bảo: Thiện Hiện! Do tưởng không  nên nói các pháp không.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nếu thân biến hóa lại làm việc hóa, đây có thật sự mà chẳng không ư? Thiện Hiện thưa rằng: Các bị biến hóa đều không  thật sự, tất cả đều không .

Phật bảo: Thiện Hiện! Biến hóa cùng không, hai pháp như thế chẳng hợp chẳng tan. Hai đây đều lấy “không không” nên không, chẳng nên phân biệt này không này hóa . Sở vì sao? Chẳng phải trong không tánh có không có hóa hai việc khá được, vì tất cả pháp rốt ráo không vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vô sắc chẳng hóa, vô thọ tưởng hành thức chẳng hóa. Các cái hóa này không  chẳng đều không . Các pháp hữu tình phải biết như vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Uẩn giới xứ thảy các pháp thế gian và các hữu tình khác đều là hóa, bốn niệm trụ thảy  pháp xuất thế gian và các hữu tình đâu cũng là hóa?

Phật bảo: Thiện Hiện! Tất cả thế gian xuất thế gian pháp thảy không  phải là hóa. Nhưng ở trong ấy có hóa Thanh Văn, có hóa Ðộc giác, có hóa Bồ Tát, có hóa Như Lai, có hóa phiền não, có hóa các nghiệp. Bởi nhân duyên đây ta nói tất cả đều như biến hóa ngang bằng không  sai khác.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Tất cả cõi Ðoạn, chỗ gọi quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Ðộc giác, Như Lai, dứt hẳn phiền não tập khí nối nhau, đâu cũng  là hóa?

Phật bảo: Thiện Hiện! Các pháp như thế, nếu cùng hai tướng sanh diệt hợp ấy cũng đều là hóa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Pháp nào chẳng phải hóa? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu pháp chẳng cùng sanh diệt hợp nhau, pháp này chẳng hóa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Pháp nào chẳng cùng sanh diệt hợp nhau? Phật bảo: Thiện Hiện! Pháp chẳng dối gạt tức là Niết Bàn. Pháp này chẳng cùng sanh diệt hợp nhau, vậy nên chẳng phải hóa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Như Thế Tôn nói pháp tánh bình đẳng tất cả đều không , không  có kẻ năng động, không có hai khá được, không  có chút pháp chẳng tự tánh không , làm sao Niết Bàn khá nói chẳng hóa?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói, không  có chút pháp chẳng tự tánh không. Tự tánh không  đây chẳng Thanh Văn làm, chẳng Ðộc giác làm, chẳng Bồ Tát làm, chẳng Như Lai làm, cũng chẳng ai làm, có Phật không  Phật tánh nó thường không , đấy tức Niết Bàn. Vậy nên ta nói Niết Bàn chẳng phải hóa, chớ chẳng phải thật có pháp gọi là Niết Bàn, khá nói vô sanh diệt chẳng phải hóa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ta vì các Bồ Tát tân học nói Niết Bàn chẳng phải hóa, chẳng riêng thật có bất không  Niết Bàn. Vậy nên, chẳng nên chấp đây làm nạn.

bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Dùng phương tiện nào dạy răn, dạy trao tân học Bồ Tát khiến biết các pháp tự tánh thường không ?

Phật bảo: Thiện Hiện! Ðâu tất cả pháp trước có sau không  mà chẳng thường không? Nhưng tất cả pháp trước đã chẳng phải có, sau cũng chẳng phải không, tự tánh thường không , chẳng nên kinh sợ. Nên tác phương tiện khéo léo như thế, dạy răn dạy trao tân học Bồ Tát khiến biết các pháp tự tánh thường không .

Khi Thế Tôn thuyết Kinh này rồi, vô lượng chúng Bồ Tát Ma ha tát, Từ Thị Bồ Tát mà làm thượng thủ, cụ thọ Thiện Hiện và Xá Lợi Tử, Ðại Thái Thục Thị Mục Kiền Liên, Ðại Ca Diếp Ba, A Nan Ðà thảy, các Ðại Thanh Văn và các Thiên Long, A tố lạc thảy tất cả đại chúng nghe Phật đã thuyết đều vui mừng lớn, tín thọ phụng hành.

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 20

Quyển thứ:  | 476| 477| 478| 479| 480

481 | 482 | 483 | 484 | 485 | 486 | 487 | 488 | 489 | 490

491 | 492 | 493 | 494 | 495 | 496 | 497 | 498 | 499 | 500

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Thiền Lâm Đông Phương
Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

phÕ nt cau chuyen muon hành tháº Ä tảo tay trang cuoc doi vo thuong vo san gián hoang khé lÃÅ Thuốc lá điện tử cũng gây hại tim Thêm đường vào thức uống sẽ gây tăng BÃÆ thờ cúng cha mẹ hay ông bà quá vãng Tin chiêm ngưỡng đại tượng phật a di đà Diễn chúng ta sẽ già đi tuong Vì sao không hút thuốc lá vẫn bị ung phat bo tat hanh trong kinh vien giac cai chet 人生是 旅程 風景 Về một bức thủ bút chữ Nôm của Bồ Nhẫn tich NGHIEP căn chìa tăng trai tim bat diet cua bo tat thich quang duc hien chet de thay doi nghiệp báo và tái sinh những câu hỏi 因果回德 hoc phận 泰卦 Dâu mÙt 首座 lanh Gương sáng cho đời sau thừa tự tinh ThẠy định åº nghÉ quan am ra doi Lịch sử Đức phật do Nụ 閩南語俗語 無事不動三寶 xuan ve cung on lai hanh nguyen tu bi hy xa cua hối 2 bo loi phat day ve thoi gian va nghiep bao Tung Vì sao giảm cân lại khó khăn ç Š tai sao nen song luong thien