Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 20

Quyển thứ 495

HỘI THỨ BA

 Phẩm THIỆN HIỆN

Thứ 3-14

  

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi tác thuyết này: Lại như hư không thời trước sau giữa đều bất khả đắc, Ðại Thừa cũng vậy, thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Như vậy cho đến bình đẳng ba đời, vượt khỏi ba đời, nên gọi Ðại Thừa ấy. Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói.

Sở dĩ vì sao? Ðời quá khứ, đời quá khứ không. Ðời vị lai, đời vị lai không. Ðời hiện tại, đời hiện tại không. Bình đẳng ba đời, bình đẳng ba đời không. Vượt khỏi ba đời, vượt khỏi ba đời không. Ðại thừa, Ðại Thừa không. Bồ Tát, Bồ Tát không. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Không, không có các tướng một hai ba bốn năm sáu bảy tám chín mười, nói rộng cho đến trăm ngàn thảy. Vậy nên, Ðại Thừa bình đẳng ba đời, vượt khỏi ba đời.

Thiện Hiện! Phải biết trong Ðại Thừa đây tướng đẳng chẳng đẳng đều bất khả đắc. Tướng tham chẳng tham, tướng sân chẳng sân, tướng si chẳng si, tướng mạn chẳng mạn cũng bất khả đắc. Như vậy cho đến tướng thiện chẳng thiện, tướng hữu ký vô ký, tướng hữu lậu vô lậu, tướng hữu tội vô tội, tướng tạp nhiễm thanh tịnh, tướng thế gian xuất thế gian, tướng có nhiễm lìa nhiễm, tướng sanh tử Niết Bàn cũng bất khả đắc. Tướng thường vô thường, tướng khổ phi khổ, tướng ngã vô ngã, tướng tịnh phi tịnh, tướng vắng lặng phi vắng lặng, tướng xa lìa chẳng xa lìa cũng bất khả đắc. Tướng cõi Dục, tướng cõi Sắc vượt cõi Sắc, tướng cõi Vô sắc vượt cõi Vô sắc, tướng như thế thảy cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh các pháp trong Ðại Thừa đây bất khả đắc vậy.

Thiện Hiện! Phải biết sắc uẩn cho đến thức uẩn quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh sắc uẩn cho đến thức uẩn quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, sắc uẩn cho đến thức uẩn quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Sắc uẩn cho đến thức uẩn quá khứ vị lai hiện tại đều tức là không. Không tánh cũng không. Không tánh trong không hãy bất khả đắc, huống nào trong không lại có tự tánh sắc uẩn cho đến thức uẩn quá khứ vị lai hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết nhãn xứ cho đến ý xứ quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh nhãn xứ cho đến ý xứ quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, nhãn xứ cho đến ý xứ quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Nhãn xứ cho đến ý xứ quá khứ vị lai hiện tại đều tức là không. Không tánh cũng không. Không tánh trong không hãy bất khả đắc, huống nào trong không lại có tự tánh nhãn xứ cho đến ý xứ quá khứ vị lai  hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết sắc xứ cho đến pháp xứ quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh sắc xứ cho đến pháp  xứ quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, sắc xứ cho đến pháp xứ quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Sắc xứ cho đến pháp xứ quá khứ vị lai hiện tại đều tức là không. Không tánh cũng không. Không tánh trong không hãy bất khả đắc, huống nào trong không lại có tự tánh sắc xứ cho đến pháp xứ quá khứ vị lai  hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết nhãn giới cho đến ý giới quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh nhãn giới cho đến ý giới quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, nhãn giới cho đến ý giới quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Nhãn giới cho đến ý giới quá khứ vị lai hiện tại đều tức là không. Không tánh cũng không. Không tánh trong không hãy bất khả đắc, huống nào trong không lại có tự tánh nhãn giới cho đến ý giới quá khứ vị lai  hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết sắc giới cho đến pháp giới quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh sắc giới cho đến pháp giới quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, sắc giới cho đến pháp  giới quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Sắc giới cho đến pháp giới quá khứ vị lai hiện tại đều tức là không. Không tánh cũng không. Không tánh trong không hãy bất khả đắc, huống nào trong không lại có tự tánh sắc giới cho đến pháp  giới quá khứ vị lai  hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết nhãn thức giới cho đến ý thức giới quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh nhãn thức giới cho đến ý thức giới quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, nhãn thức giới cho đến ý thức giới quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Nhãn thức giới cho đến ý thức giới quá khứ vị lai hiện tại đều tức là không. Không tánh cũng không. Không tánh trong không hãy bất khả đắc, huống nào trong không lại có tự tánh nhãn thức giới cho đến ý thức giới quá khứ vị lai  hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết nhãn xúc cho đến ý xúc quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh nhãn xúc cho đến ý xúc quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, nhãn xúc cho đến ý xúc quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Nhãn xúc cho đến ý xúc quá khứ vị lai hiện tại đều tức là không. Không tánh cũng không. Không tánh trong không hãy bất khả đắc, huống nào trong không lại có tự tánh nhãn xúc cho đến ý xúc quá khứ vị lai  hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ co đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ quá khứ vị lai hiện tại đều tức là không. Không tánh cũng không. Không tánh trong không hãy bất khả đắc, huống nào trong không lại có tự tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ quá khứ vị lai  hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết địa giới cho đến thức giới quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh địa giới cho đến thức giới quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, địa giới cho đến thức giới quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Ðịa giới cho đến thức giới quá khứ vị lai hiện tại đều tức là không. Không tánh cũng không. Không tánh trong không hãy bất khả đắc, huống nào trong không lại có tự tánh địa giới cho đến thức giới quá khứ vị lai  hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết nhân duyên cho đến tăng thượng duyên quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh nhân duyên cho đến tăng thượng duyên quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, nhân duyên cho đến tăng thượng duyên quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên quá khứ vị lai hiện tại đều tức là không. Không tánh cũng không. Không tánh trong không hãy bất khả đắc, huống nào trong không lại có tự tánh nhân duyên cho đến tăng thượng duyên quá khứ vị lai  hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết vô minh cho đến lão tử quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh vô minh cho đến lão tử quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, vô minh cho đến lão tử quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vô minh cho đến lão tử quá khứ vị lai hiện tại đều tức là không. Không tánh cũng không. Không tánh trong không hãy bất khả đắc, huống nào trong không lại có tự tánh vô minh cho đến lão tử quá khứ vị lai  hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết bố thí ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Bố thí ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa quá khứ vị lai hiện tại đều tức là không. Không tánh cũng không. Không tánh trong không hãy bất khả đắc, huống nào trong không lại có tự tánh bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã ba la mật đa quá khứ vị lai  hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi quá khứ vị lai hiện tại đều tức là không. Không tánh cũng không. Không tánh trong không hãy bất khả đắc, huống nào trong không lại có tự tánh bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi quá khứ vị lai  hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định quá khứ vị lai hiện tại đều tức là không. Không tánh cũng không. Không tánh trong không hãy bất khả đắc, huống nào trong không lại có tự tánh bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định quá khứ vị lai  hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn quá khứ vị lai hiện tại đều tức là không. Không tánh cũng không. Không tánh trong không hãy bất khả đắc, huống nào trong không lại có tự tánh không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn quá khứ vị lai  hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết tám giải thoát, chín định thứ lớp quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh tám giải thoát, chín định thứ lớp quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, tám giải thoát, chín định thứ lớp quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Tám giải thoát, chín định thứ lớp quá khứ vị lai hiện tại đều tức là không. Không tánh cũng không. Không tánh trong không hãy bất khả đắc, huống nào trong không lại có tự tánh tám giải thoát, chín định thứ lớp quá khứ vị lai  hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa quá khứ vị lai hiện tại đều tức là không. Không tánh cũng không. Không tánh trong không hãy bất khả đắc, huống nào trong không lại có tự tánh Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa quá khứ vị lai  hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa  quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa quá khứ vị lai hiện tại đều tức là không. Không tánh cũng không. Không tánh trong không hãy bất khả đắc, huống nào trong không lại có tự tánh Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa quá khứ vị lai  hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết đà la ni môn, tam ma địa môn quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh đà la ni môn, tam ma địa môn quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, đà la ni môn, tam ma địa môn quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Ðà la ni môn, tam ma địa môn quá khứ vị lai hiện tại đều tức là không. Không tánh cũng không. Không tánh trong không hãy bất khả đắc, huống nào trong không lại có tự tánh đà la ni môn, tam ma địa môn quá khứ vị lai  hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết năm nhãn, sáu thần thông quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh năm nhãn, sáu thần thông quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, năm nhãn sáu thần thông quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Năm nhãn, sáu thần thông quá khứ vị lai hiện tại đều tức là không. Không tánh cũng không. Không tánh trong không hãy bất khả đắc, huống nào trong không lại có tự tánh năm nhãn, sáu thần thông quá khứ vị lai  hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp  Phật bất cộng quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng quá khứ vị lai hiện tại đều tức là không. Không tánh cũng không. Không tánh trong không hãy bất khả đắc, huống nào trong không lại có tự tánh Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng quá khứ vị lai  hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả quá khứ vị lai hiện tại đều tức là không. Không tánh cũng không. Không tánh trong không hãy bất khả đắc, huống nào trong không lại có tự tánh pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả quá khứ vị lai  hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí quá khứ vị lai hiện tại đều tức là không. Không tánh cũng không. Không tánh trong không hãy bất khả đắc, huống nào trong không lại có tự tánh nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí quá khứ vị lai  hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết Dị sanh, Thanh Văn, Ðộc giác, Bồ Tát, Như Lai quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh Dị sanh, Thanh Văn, Ðộc giác, Bồ Tát, Như Lai quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, Dị sanh, Thanh Văn, Ðộc giác, Bồ Tát, Như Lai quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Dị sanh, Thanh Văn, Ðộc giác, Bồ Tát, Như Lai quá khứ vị lai hiện tại đều tức là không. Không tánh cũng không. Không tánh trong không hãy bất khả đắc, huống nào trong không lại có tự tánh Dị sanh, Thanh Văn, Ðộc giác, Bồ Tát, Như Lai quá khứ vị lai  hiện tại khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc uẩn cho đến thức uẩn thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Sắc uẩn cho đến thức uẩn trong ba thời bình đẳng cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh sắc uẩn cho đến tự tánh thức uẩn thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống nào trong bình đẳng có tự tánh sắc uẩn cho đến tự tánh thức uẩn thời trước sau giữa bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhãn xứ cho đến ý xứ thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Nhãn xức cho đến ý xứ trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh nhãn xứ cho đến tự tánh ý xứ thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống nào trong bình đẳng có tự tánh nhãn xứ cho đến tự tánh ý xứ thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc xứ cho đến pháp xứ thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Sắc xứ cho đến pháp xứ trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh sắc xứ cho đến tự tánh pháp xứ thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống nào trong bình đẳng có tự tánh sắc xứ cho đến tự tánh pháp xứ thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhãn giới cho đến ý giới thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Nhãn giới cho đến ý giới trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh nhãn giới cho đến tự tánh ý giới thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống nào trong bình đẳng có tự tánh nhãn giới cho đến tự tánh ý giới thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc giới cho đến pháp giới thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Sắc giới cho đến pháp giới trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh sắc giới cho đến tự tánh pháp giới thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống nào trong bình đẳng có tự tánh sắc giới cho đến tự tánh pháp  giới thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhãn thức giới cho đến ý thức giới thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Nhãn thức giới cho đến ý thức giới trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh nhãn thức giới cho đến tự tánh ý thức giới thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống nào trong bình đẳng có tự tánh nhãn thức giới cho đến tự tánh ý thức giới thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhãn xúc cho đến ý xúc thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Nhãn xúc cho đến ý xúc trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh nhãn xúc cho đến tự tánh ý xúc thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống nào trong bình đẳng có tự tánh nhãn xúc cho đến tự tánh ý xúc thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến tự tánh ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống nào trong bình đẳng có tự tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến tự tánh ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ðịa giới cho đến thức giới thời trước sau giữa đều bất khả đắc. địa giới cho đến thức giới trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh địa giới cho đến tự tánh thức giới thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống nào trong bình đẳng có tự tánh địa giới cho đến tự tánh thức giới thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh nhân duyên cho đến tự tánh tăng thượng duyên thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống nào trong bình đẳng có tự tánh nhân duyên cho đến tự tánh tăng thượng duyên thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vô minh cho đến lão tử thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vô minh cho đến lão tử trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh vô minh cho đến tự tánh lão tử thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống nào trong bình đẳng có tự tánh vô minh cho đến tự tánh lão tử thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bố thí ba la mật đa cho đến Bát nhã ba la mật đa thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã ba la mật đa trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh bố thí Ba la mật đa cho đến tự tánh ba la mật đa thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống nào trong bình đẳng có tự tánh bố thí Ba la mật đa cho đến tự tánh Bát nhã Ba la mật đa thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! …thời trước sau giữa đều bất khả đắc. … trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh … thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống nào trong bình đẳng có tự tánh … thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh bốn niệm trụ cho đến tự tánh tám thánh đạo chi thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống nào trong bình đẳng có tự tánh bốn niệm trụ cho đến tự tánh tám thánh đạo chi thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống nào trong bình đẳng có tự tánh bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Không,vô tướng, vô nguyện giải thoát môn trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống nào trong bình đẳng có tự tánh không, vô tướng,vô nguyện giải thoát môn thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tám giải thoát, chín định thứ lớp thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Tám giải thoát, chín định thứ lớp trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh tám giải thoát, chín định thứ lớp thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống nào trong bình đẳng có tự tánh tám giải thoát, chín định thứ lớp thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh Tịnh quán địa cho đến tự tánh Như Lai địa thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống nào trong bình đẳng có tự tánh Tịnh quán địa cho đến tự tánh Như Lai địa thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh Cực hỷ địa cho đến tự tánh Pháp vân địa thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống nào trong bình đẳng có tự tánh Cực hỷ địa cho đến tự tánh Pháp vân địa thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ðà la ni môn, tam ma địa môn thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Ðà la ni môn, tam ma địa môn trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh đà la ni môn, tam ma địa môn thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống nào trong bình đẳng có tự tánh đà la ni môn, tam ma địa môn thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Năm nhãn, sáu thần thông thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Năm nhãn, sáu thần thông trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh năm nhãn, sáu thần thông thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống nào trong bình đẳng có tự tánh năm nhãn, sáu thần thông thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như Lai mười lực cho đến mươì tám pháp Phật bất cộng thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Như Lai mươì lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh Như Lai mười lực cho đến tự tánh mười tám pháp Phật bất cộng thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống nào trong bình đẳng có tự tánh Như Lai mươì lực cho đến tự tánh mươì tám pháp Phật bất cộng thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống nào trong bình đẳng có tự tánh pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống nào trong bình đẳng có tự tánh nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Dị sanh, Thanh Văn, Ðộc giác, Bồ Tát, Như Lai thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Dị sanh, Thanh Văn, Ðộc giác, Bồ Tát, Như Lai trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh Dị sanh, Thanh Văn, Ðộc giác, Bồ Tát, Như Lai thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống nào trong bình đẳng có tự tánh Dị sanh, Thanh Văn, Ðộc giác, Bồ Tát, Như Lai thời trước sau giữa khả đắc.

Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát an trụ Bát nhã Ba la mật đa tinh siêng tu học ba thời bình đẳng, mau năng viên mãn Nhất thiết trí trí. Như vậy gọi là tướng Ðại Thừa ba thời bình đẳng các Bồ Tát Ma ha tát. Nếu các Bồ Tát Ma ha tát an trụ trong tướng Ðại Thừa như thế, vượt khắp tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy, chóng năng chứng được Nhất thiết trí trí, cùng đời vị lai lợi vui hữu tình.

Bấy giờ cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Hay thay! Hay thay! Ngày nay Như Lai khéo vì chúng Bồ Tát Ma ha tát tuyên nói nghĩa Ðại Thừa như thế. Ðại thừa như thế rất tôn rất thắng. Chúng Bồ Tát Ma ha tát quá khứ học với trong ấy đã năng chứng được Nhất thiết trí trí. Chúng Bồ Tát Ma ha tát vị lai học với trong ấy sẽ năng chứng được Nhất thiết trí trí. Tất cả chúng Bồ Tát Ma ha tát hiện tại mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới học với trong ấy hiện năng chứng được Nhất thiết trí trí. Vậy nên Ðại Thừa rất tôn rất thắng, năng làm chỗ nương chơn thắng cho chúng Bồ Tát Ma ha tát Nhất thiết trí trí.

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Chúng Bồ Tát Ma ha tát quá khứ vị lai hiện tại đều nương Ðại Thừa tinh siêng tu học, chóng năng chứng được Nhất thiết trí trí, cùng đời vị lai lợi vui hữu tình. Vậy nên Ðại Thừa rất tôn rất thắng, vượt khắp tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Chúng các Bồ Tát siêng tu học.

Bấy giờ, Mãn Từ Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Trước Như Lai dạy tôn giả Thiện Hiện vì chúng các Bồ Tát Ma ha tát tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa, mà nay cớ sao lại thuyết nhiều các nghĩa Ðại Thừa?

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện liền thưa Phật rằng: Từ trước đến đây tôi đã thuyết nhiều các nghĩa Ðại Thừa, hầu không trái vượt sở thuyết Bát nhã Ba la mật đa?

Phật bảo: Thiện Hiện! Từ trước ngươi đã thuyết nhiều các nghĩa nhiều các nghĩa Ðại Thừa đều thuận Bát nhã Ba la mật đa không bị trái vượt. Sở dĩ vì sao? Tất cả thiện pháp , Bồ đề phần pháp, hoặc Thanh Văn pháp, hoặc Ðộc giác pháp, hoặc Bồ Tát pháp, hoặc Như Lai pháp, tất cả như thế không pháp  nào chẳng nhiếp vào Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Những gì gọi là tất cả thiện pháp, Bồ đề phần pháp, hoặc Thanh Văn pháp, hoặc Ðộc giác pháp, hoặc Bồ Tát pháp, hoặc Như Lai pháp, tất cả như thế không pháp nào chẳng nhiếp vào Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm?

Phật bảo: Thiện Hiện! Hoặc bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Hoặc bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Hoặc không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Hoặc tám giải thoát, chín định thứ lớp. Hoặc Tịnh quán địa cho đến Pháp vân địa. Hoặc tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn. Hoặc năm nhãn, sáu thần thông. Hoặc Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp  Phật bất cộng. Hoặc pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Hoặc Nhất thiết trí trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Thiện Hiện phải biết các pháp  như thế thảy, tất cả thiện pháp, Bồ đề phần pháp, hoặc Thanh Văn pháp, hoặc Ðộc giác pháp, hoặc Bồ Tát pháp, hoặc Như Lai pháp, tất cả như thế không pháp nào chẳng nhiếp vào Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Thiện Hiện! Phải biết hoặc Ðại Thừa, hoặc Bát nhã Ba la mật đa cho đến bố thí Ba la mật đa. Hoặc sắc uẩn cho đến thức uẩn. Hoặc nhãn xứ cho đến ý xứ. Hoặc sắc xứ cho đến pháp xứ. Hoặc nhãn giới cho đến ý giới. Hoặc sắc giới cho đến pháp  giới. Hoặc nhãn thức giới cho đến ý thức giới. Hoặc nhãn xúc cho đến ý xúc. Hoặc nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Hoặc địa giới cho đến thức giới. Hoặc nhân duyên cho đến tăng thượng duyên. Hoặc vô minh cho đến lão tử. Hoặc cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc. Hoặc pháp thiện, pháp  bất thiện. Hoặc pháp  hữu ký, pháp  vô ký. Hoặc pháp học, pháp vô học, pháp phi học, phi vô học. Hoặc bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Hoặc bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Hoặc tám giải thoát, chín định thứ lớp. Hoặc không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.

Hoặc Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa. Hoặc Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Hoặc tất cả đà la ni môn. Hoặc năm nhãn, sáu thần thông. Hoặc Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Hoặc pháp  vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Hoặc nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Hoặc pháp thiện, pháp phi thiện. Hoặc pháp hữu ký pháp  vô ký. Hoặc pháp hữu lậu, pháp vô lậu. Hoặc pháp hữu vi, pháp vô vi. Hoặc pháp thế gian, pháp xuất thế gian. Hoặc khổ tập diệt đạo thánh đế. Hoặc nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Hoặc chơn như cho đến bất tư nghì giới. Hoặc đoạn giới cho đến vô vi giới. Hoặc các  Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác. Hoặc Phật đã thuyết ra pháp luật. Hoặc Bồ đề, hoặc Niết Bàn.

Tất cả như thế thảy đều chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, vô sắc vô kiến, vô đối nhất tướng chỗ gọi vô tướng. Do nhân duyên đây, từ trước nay ngươi đã thuyết nhiều các nghĩa Ðại Thừa đều thuận Bát nhã Ba la mật đa không bị trái vượt.

Sở dĩ vì sao? Ðại Thừa chẳng khác Bát nhã ba la mật đa cho đến bố thí Ba la mật đa. Bát nhã Ba la mật đa cho đến bố thí Ba la mật đa chẳng khác Ðại Thừa. Vì cớ sao? Hoặc Ðại Thừa, hoặc Bát nhã Ba la mật đa cho đến bố thí Ba la mật đa, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Ðại Thừa chẳng khác bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi chẳng khác Ðại Thừa. Vì cớ sao? Hoặc Ðại Thừa, hoặc bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Ðại Thừa chẳng khác bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định chẳng khác Ðại Thừa. Vì cớ sao? Hoặc Ðại Thừa, hoặc bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Ðại Thừa chẳng khác tám giải thoát, chín định thứ lớp. Tám giải thoát, chín định tứ lớp chẳng khác Ðại Thừa. Vì cớ sao? Hoặc Ðại Thừa, hoặc hoặc tám giải thoát, chín định thứ lớp, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Ðại Thừa chẳng khác không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn chẳng khác Ðại Thừa. Vì cớ sao? Hoặc Ðại Thừa, hoặc không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Ðại Thừa chẳng khác Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa. Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa chẳng khác Ðại Thừa. Vì cớ sao? Hoặc Ðại Thừa, hoặc Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Ðại Thừa chẳng khác Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa chẳng khác Ðại Thừa. Vì cớ sao? Hoặc Ðại Thừa, hoặc Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Ðại Thừa chẳng khác đà la ni môn, tam ma địa môn. Ðà la ni môn, tam ma địa môn chẳng khác Ðại Thừa. Vì cớ sao? Hoặc Ðại Thừa, hoặc đà la ni môn, tam ma địa môn, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Ðại Thừa chẳng khác năm nhãn, sáu thần thông. Năm nhãn, sáu thần thông chẳng khác Ðại Thừa. Vì cớ sao? Hoặc Ðại Thừa, hoặc năm nhãn, sáu thần thông, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Ðại Thừa chẳng khác Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng khác Ðại Thừa. Vì cớ sao? Hoặc Ðại Thừa, hoặc Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Ðại Thừa chẳng khác pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả chẳng khác Ðại Thừa. Vì cớ sao? Hoặc Ðại Thừa, hoặc pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Ðại Thừa chẳng khác nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng khác Ðại Thừa. Vì cớ sao? Hoặc Ðại Thừa, hoặc nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Ðại Thừa chẳng khác khổ tập diệt đạo thánh đế. Khổ tập diệt đạo thánh đế chẳng khác Ðại Thừa. Vì cớ sao? Hoặc Ðại Thừa, hoặc khổ tập diệt đạo thánh đế, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Ðại Thừa chẳng khác nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không chẳng khác Ðại Thừa. Vì cớ sao? Hoặc Ðại Thừa, hoặc nội không cho đến vô tánh tự tánh không, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Ðại Thừa chẳng khác chơn như cho đến bất tư nghì giới. Chơn như cho đến bất tư nghì giới chẳng khác Ðại Thừa. Vì cớ sao? Hoặc Ðại Thừa, hoặc chơn như cho đến bất tư nghì giới, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Ðại Thừa chẳng khác đoạn giới cho đến vô vi giới. Ðoạn giới cho đến vô vi giới chẳng khác Ðại Thừa. Vì cớ sao? Hoặc Ðại Thừa, hoặc đoạn giới cho đến vô vi giới, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Ðại Thừa chẳng khác pháp thiện, pháp phi thiện. Pháp thiện, pháp phi thiện chẳng khác Ðại Thừa. Vì cớ sao? Hoặc Ðại Thừa, hoặc pháp thiện, pháp phi thiện, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Ðại Thừa chẳng khác pháp hữu ký, pháp vô ký. Pháp hữu ký, pháp vô ký chẳng khác Ðại Thừa. Vì cớ sao? Hoặc Ðại Thừa, hoặc pháp hữu ký, pháp vô ký, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Ðại Thừa chẳng khác pháp hữu lậu, pháp vô lậu. Pháp hữu lậu, pháp vô lậu chẳng khác Ðại Thừa. Vì cớ sao? Hoặc Ðại Thừa, hoặc pháp hữu lậu, pháp vô lậu, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Ðại Thừa chẳng khác pháp thế gian, pháp xuất thế gian. Pháp thế gian, pháp xuất thế gian chẳng khác Ðại Thừa. Vì cớ sao? Hoặc Ðại Thừa, hoặc pháp thế gian, pháp xuất thế gian, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Ðại Thừa chẳng khác pháp hữu vi, pháp vô vi. Pháp hữu vi, pháp vô vi chẳng khác Ðại Thừa. Vì cớ sao? Hoặc Ðại Thừa, hoặc pháp hữu vi, pháp vô vi, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Ðại Thừa chẳng khác uẩn xứ giới thảy. Uẩn xứ giới thảy chẳng khác Ðại Thừa. Vì cớ sao? Hoặc Ðại Thừa, hoặc uẩn xứ giới thảy, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Thiện Hiện! Phải biết do nghĩa đây, nên từ trước nay ngươi đã thuyết nhiều các nghĩa Ðại Thừa đều thuận Bát nhã Ba la mật đa không bị trái vượt. Hoặc thuyết Ðại Thừa thời thuyết Bát nhã Ba la mật đa. Hoặc thuyết Bát nhã Ba la mật đa thời thuyết Ðại Thừa. Hai danh nghĩa như thế không khác vậy.

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 20

Quyển thứ:  | 476| 477| 478| 479| 480

481 | 482 | 483 | 484 | 485 | 486 | 487 | 488 | 489 | 490

491 | 492 | 493 | 494 | 495 | 496 | 497 | 498 | 499 | 500

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Thiền Lâm Đông Phương
Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

là ŠGió lam gi khi chung ta gap thi phi thoi ke chuyen gi roi cung qua Tưởng cuÑi thá ƒ Cười ngậm Nhà Phúc nu dien vien tre xuat gia gieo duyen mot thang học 7 viec lam tao qua bao xau 抢罡 Cung Thói chùa cầm sơn ngu can Tuổi còn Chiều tan cung cua su don gian chinh la tri tue DẠtôi ト妥 già vi nghĩ về khuynh hướng ái con duong nguoi xuat gia phai di tho de thay chinh minh vĩnh ÐÑÑ пѕѓ wat トo ho Lời Hai kien truc den tho phat giao co nhat tai noi duc Ngủ nhiều anh sẽ nhớ hạnh phúc và phước đức trong thiền ki廕穆 ï¾ å tu tanh di da 9 tiep theo 8 cách giữ cho tim khỏe mạnh cÃ Æ n çš Tác Người đứng đầu truyền thống Gelugpa giao nghi tầm buc Dễ