Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 21

Quyển Thứ 510

Hội Thứ Ba

Phẩm Hiện Thế Gian

Thứ 15
 

Lại nữa, Thiện Hiện! Như có người nữ đẻ nuôi các con hoặc năm, hoặc mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi, năm mươi, hoặc trăm hoặc ngàn. Người mẹ bị bệnh các con đều riêng ân cần cầu chữa trị, khởi nghĩ này rằng: Làm sao mẹ ta phải được khỏi bệnh, sống lâu an vui thân không các khổ, tâm lìa buồn rầu. Bấy giờ các con đua lập phương tiện tìm đồ an vui che hộ thân mẹ, chớ cho muỗi nhặng, rắn, bò cạp, gió, nóng, đói khát thảy làm xúc phạm xâm hại. Lại dùng các thứ đồ vui thượng diệu cung kính cúng dường mà nói lên rằng: Mẹ ta từ bi sanh đẻ nuôi dưỡng chúng ta, dạy vẽ các thứ sự nghiệp thế gian, chúng ta đâu được chẳng đền ơn mẹ!

Thiện Hiện! Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng lại như thế, thường dùng Phật nhãn các thứ phương tiện xem xét hộ niệm Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Sở dĩ vì sao? Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng sanh tất cả Phật pháp chúng ta, năng chỉ thật tướng các pháp thế gian. Tất cả Như Lai hiện đang thuyết pháp mười phương thế giới cũng dùng Phật nhãn thường xem hộ niệm Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Sở dĩ vì sao? Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng sanh tất cả công đức Như Lai, năng chỉ thật tướng các pháp thế gian. Do nhân duyên đây chư Phật chúng ta thường dùng Phật nhãn xem xét hộ niệm Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, vì trả ơn kia chẳng nên tạm bỏ. Vì cớ sao? Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sở hữu tĩnh lự cho đến bố thí Ba la mật đa, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí đều do Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế mà được sanh vậy. Sở hữu quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề cũng do Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế mà được sanh vậy. Sở hữu hạnh Bồ tát Ma ha tát, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đều do Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế mà được sanh vậy. Tất cả Dự lưu cho đến chư Phật đều do Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế mà được có vậy. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã đang sẽ được Vô thượng Bồ đề đều do Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế. Do nhân duyên đây, Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đối các Như Lai có đại ân đức to lớn. Vậy nên, chư Phật phải dùng Phật nhãn các thứ phương tiện xem xét hộ niệm.

Thiện Hiện phải biết: Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân có kẻ năng lóng nghe thơ tả, thọ trì đọc tụng, tu tập suy nghĩ diễn nói Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thường dùng Phật nhãn xem xét hộ niệm, khiến thân tâm kia thường được an vui, sở tu thiện nghiệp đều không lưu nạn.

Thiện Hiện phải biết: Các thiện nam tử, thiện nữ nhân năng đối Bát nhã Ba la mật đa lóng nghe thơ tả, thọ trì đọc tụng, tu tập suy nghĩ vì người diễn nói. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác mười phương thế giới đều đồng hộ niệm khiến đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được chẳng quay lui.

Cụ thọ Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Như Thế Tôn nói Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng sanh chư Phật, năng chỉ thật tướng các pháp thế gian. Bạch Thế Tôn! Sao là Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng sanh chư Phật, năng chỉ thật tướng các pháp thế gian? Sao là chư Phật từ Bát nhã sanh? Sao là Như Lai nói tướng thế gian?

Phật bảo: Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng sanh chư Phật sở hữu mười lực, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí. Đây thảy vô lượng vô biên công đức đều từ Bát nhã Ba la mật đa mà được sanh trưởng. Do được các pháp như thế nên nói gọi là Phật. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng sanh công đức chư Phật như thế, do đây nên nói Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng sanh chư Phật, cũng nói chư Phật từ kia mà sanh.

Thiện Hiện! Phải biết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng chỉ thật tướng các pháp thế gian ấy, là năng chỉ thật tướng năm uẩn thế gian, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng nói thật tướng năm uẩn thế gian.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Sao là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm nói chỉ thật tướng năm uẩn thế gian?

Phật bảo: Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, đều chẳng nói chỉ ra năm uẩn sắc thảy có thành có hoại, có sanh có diệt, có nhiễm có tịnh, có thêm có bớt, có vào có ra, có quá khứ có vị lai có hiện tại, có thiện có bất thiện có vô ký, có buộc cõi Dục có buộc cõi Sắc có buộc cõi Vô sắc. Sở dĩ vì sao? Chẳng phải pháp không, vô tướng, vô nguyện có thành có hoại, có sanh có diệt thảy; chẳng phải pháp vô tạo tác, vô sanh vô diệt, vô tánh có thành có hoại, có sanh diệt thảy. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm nói chỉ ra thật tướng năm uẩn như thế, năm uẩn đây tức là thế gian. Vậy nên, thế gian cũng không có tướng thành hoại sanh diệt thảy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều nương Bát nhã Ba la mật đa năng khắp chứng biết vô lượng vô số vô biên hữu tình tâm hành sai khác. Nhưng trong nghĩa Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đây trọn không có hữu tình và không thi thiết hữu tình khá được. Trọn không các sắc, cũng không thi thiết các sắc khá được; trọn không thọ tưởng hành thức, cũng không thi thiết thọ tưởng hành thức khá được. Nói rộng cho đến trọn không nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí; cũng không thi thiết nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí khá được. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế nói chỉ ra tướng thế gian.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng chỉ ra sắc, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí. Sở dĩ vì sao? Vì trong sâu thẳm Đại Bát nhã Ba la mật đa đây, Bát nhã Ba la mật đa hãy vô sở hữu trọn bất khả đắc, huống có các sắc, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí khá chỉ ra được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả hữu tình thi thiết lời nói hoặc có sắc hoặc không sắc, hoặc có tưởng hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng hoặc chẳng không tưởng, hoặc thế giới đây hoặc tất cả thế giới mười phương khác. Các hữu tình này hoặc tâm nhóm, hoặc tâm tan, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đều như thật biết.

Bạch Thế Tôn! Sao là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia tâm nhóm tâm tan?

Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm do pháp tánh nên như thật biết các loại hữu tình kia tâm nhóm tâm tan.

Bạch Thế Tôn! Sao là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm do pháp tánh, nên như thật biết các loại hữu tình kia tâm nhóm tâm tan?

Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết trong pháp tánh, pháp tánh hãy vô sở hữu đều bất khả đắc, huống có hữu tình tâm nhóm tâm tan mà khá được đấy. Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm do pháp tánh, nên như thật biết các loại hữu tình kia tâm nhóm tâm tan.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm do tận vậy, lìa nhiễm vậy, diệt vậy, đoạn vậy, vắng lặng vậy, xa lìa vậy, như thật biết các loại hữu tình kia tâm nhóm tâm tan.

Bạch Thế Tôn! Sao là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm do tận vậy, lìa nhiễm vậy, diệt vậy, đoạn vậy, vắng lặng vậy, xa lìa vậy, như thật biết các loại hữu tình kia tâm nhóm tâm tan?

Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết trong tận, lìa nhiễm, diệt, đoạn, vắng lặng, xa lìa, tánh tận thảy hãy vô sở hữu đều bất khả đắc, huống có hữu tình tâm nhóm tâm tan mà khá được ấy. Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm do tận, lìa nhiễm, diệt, đoạn, vắng lặng, xa lìa vậy, như thật biết các loại hữu tình kia tâm nhóm tâm tan.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia có tâm tham lìa tâm tham, có tâm sân lìa tâm sân, có tâm si lìa tâm si.

Bạch Thế Tôn! Sao là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia có tâm tham lìa tâm tham, có tâm sân lìa tâm sân, có tâm si lìa tâm si?

Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia có tâm tham sân si, như thật tánh chẳng có tâm tham sân si, chẳng lìa tâm tham sân si. Sở dĩ vì sao? Trong như thật tánh, pháp tâm tâm sở hãy vô sở hữu đều bất khả đắc, huống có tâm tham sân si, lìa tâm tham sân si mà khá được vậy. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia lìa tâm tham sân si, như thật tánh chẳng lìa tâm tham sân si, chẳng có tâm tham sân si. Sở dĩ vì sao? Trong như thật tánh, pháp tâm tâm sở hãy vô sở hữu đều bất khả đắc, huống có lìa tâm tham sân si, có tâm tham sân si mà khá được ấy. Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình có tâm tham lìa tâm tham, có tâm sân lìa tâm sân. Có tâm si lìa tâm si.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia có tâm tham sân si, chẳng có tâm tham sân si, chẳng lìa tâm tham sân si. Vì cớ sao? Hai tâm như thế chẳng hòa hợp vậy. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia lìa tâm tham sân si, chẳng lìa tâm tham sân si, chẳng có tâm tham sân si. Vì cớ sao? Hai tâm như thế chẳng hòa hợp vậy. Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia có tâm tham lìa tâm tham, có tâm sân lìa tâm sân, có tâm si lìa tâm si.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia có bao tâm rộng.

Bạch Thế Tôn! Sao là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia có bao tâm rộng?

Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia có bao tâm rộng, chẳng rộng chẳng hẹp, chẳng thêm chẳng bớt, chẳng đi chẳng đến. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh tâm lìa rốt ráo vậy, đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc, ai rộng ai hẹp ai thêm ai bớt ai đi ai dến. Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia có bao tâm rộng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia có bao tâm lớn.

Bạch Thế Tôn! Sao là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia có bao tâm lớn?

Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia có bao tâm lớn chẳng lớn chẳng nhỏ, chẳng đi chẳng đến, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng trụ chẳng khác, chẳng nhiễm chẳng tịnh. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh tâm lìa rốt ráo vậy, đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc, ai lớn ai nhỏ, ai đi ai đến, ai sanh ai diệt, ai trụ ai khác, ai nhiễm ai tịnh. Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia có bao tâm lớn.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia có bao tâm không lường.

Bạch Thế Tôn! Sao là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia có bao tâm không lường?

Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia có bao tâm không lường chẳng có lượng chẳng không lượng, chẳng trụ chẳng chẳng trụ, chẳng đi chẳng chẳng đi. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh tâm lìa rốt ráo vậy, không lậu không nương, nói sao nói được có lượng không lượng, có trụ chẳng trụ, có đi chẳng đi? Như vậy, Như lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia có bao tâm không lường.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia có bao tâm không thấy không đối?

Bạch Thế Tôn! Sao là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia có bao tâm không thấy không đối?

Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia có bao tâm không thấy không đối đều không có tướng tâm. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả tâm tự tướng không vậy. Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia có bao tâm không thấy không đối.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia có bao tâm không sắc chẳng thể thấy.

Bạch Thế Tôn! Sao là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia có bao tâm không sắc chẳng thể thấy?

Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia có bao tâm không sắc chẳng thể thấy là năm thứ mắt chư Phật đều chẳng năng thấy được. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả tâm tự tánh không vậy. Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia có bao tâm không sắc chẳng thể thấy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia pháp tâm, tâm sở hoặc ra hoặc chìm, hoặc co hoặc dãn.

Bạch Thế Tôn! Sao là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia pháp tâm, tâm sở hoặc ra hoặc chìm, hoặc co hoặc dãn?

Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia pháp tâm, tâm sở ra chìm co dãn đều nương sắc thọ tưởng hành thức mà sanh. Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia pháp tâm, tâm sở hoặc ra hoặc chìm, hoặc co hoặc dãn.

Nghĩa là các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia pháp tâm, tâm sở ra chìm co dãn nương sắc cho đến thức, chấp ngã và thế gian hoặc thường hoặc vô thường, hoặc cũng thường cũng vô thường, hoặc phi thường phi vô thường, đây là chắc thật, kia đều ngu dối. Nương sắc cho đến thức chấp ngã và thế gian hoặc có biên hoặc không biên, hoặc cũng có biên cũng không biên, hoặc chẳng có biên chẳng không biên, đây là chắc thật, kia đều ngu dối. Nương sắc cho đến thức chấp Như Lai chết rồi hoặc có hoặc chẳng có, hoặc cũng có cũng chẳng có, hoặc chẳng có chẳng chẳng có, đây là chắc thật, kia đều ngu dối. Nương sắc cho đến thức chấp mạng giả hoặc tức thân hoặc khác thân, đây là chắc thật, kia đều ngu dối. Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết các loại hữu tình kia pháp tâm, tâm sở hoặc ra hoặc chìm, hoặc co hoặc dãn.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết sắc thọ tưởng hành thức.

Bạch Thế Tôn! Sao là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết sắc thọ tưởng hành thức?

Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết sắc thọ tưởng hành thức đều như chơn như, không biến khác, không phân biệt, không tướng trạng, không cảnh giới, không hý luận, không sở đắc. Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thật biết sắc thọ tưởng hành thức. Cũng như thật biết các loại hữu tình pháp tâm, tâm sở ra chìm đều như chơn như, không biến khác, không phân biệt, không tướng trạng, không cảnh giới, không hý luận, không sở đắc.

Thiện Hiện phải biết: Các loại hữu tình pháp tâm, tâm sở ra chìm co dãn chơn như tức năm uẩn chơn như. Năm uẩn chơn như tức mười hai xứ chơn như. Mười hai xứ chơn như tức mười tám giới chơn như. Mười tám giới chơn như tức tất cả pháp chơn như. Tất cả pháp chơn như tức sáu Ba la mật đa chơn như. Sáu Ba la mật chơn như tức ba mươi bảy Bồ đề phần pháp chơn như. Ba mươi bảy Bồ đề phần pháp chơn như tức mười sáu không chơn như. Mười sáu không chơn như tức tám giải thoát chơn như. Tám giải thoát chơn như tức chín định thứ lớp chơn như. Chín định thứ lớp chơn như tức ba môn giải thoát chơn như. Ba môn giải thoát chơn như tức Như Lai mười lực chơn như. Như Lai mười lực chơn như tức bốn vô sở úy chơn như. Bốn vô sở úy chơn như tức bốn vô ngại giải chơn như. Bốn vô ngại giải chơn như tức đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả chơn như. Đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả chơn như tức mười tám pháp Phật bất cộng chơn như. Mười tám pháp Phật bất cộng chơn như tức nhất thiết trí chơn như. Nhất thiết trí chơn như tức đạo tướng trí chơn như. Đạo tướng trí chơn như tức nhất thiết tướng trí chơn như. Nhất thiết tướng trí chơn như tức pháp thiện, bất thiện, vô ký chơn như. Pháp thiện, bất thiện, vô ký chơn như tức pháp thế gian xuất thế gian chơn như. Pháp thế gian xuất thế gian chơn như tức pháp hữu lậu vô lậu chơn như. Pháp hữu lậu vô lậu chơn như tức pháp hữu tội vô tội chơn như. Pháp hữu tội vô tội chơn như tức pháp tạp nhiễm thanh tịnh chơn như. Pháp tạp nhiễm thanh tịnh chơn như tức pháp hữu vi vô vi chơn như. Pháp hữu vi vô vi chơn như tức ba đời chơn như. Ba đời chơn như tức ba cõi chơn như. Ba cõi chơn như tức quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán chơn như. Quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán chơn như tức Độc giác Bồ đề chơn như. Độc giác Bồ đề chơn như tức tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát chơn như. Tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát chơn như tức chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chơn như. Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chơn như tức tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chơn như. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chơn như tức tất cả hữu tình chơn như.

Thiện Hiện phải biết: Hoặc tất cả Như Lai Ứng Chánh đẳng Giác chơn như, hoặc tất cả hữu tình chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như đều chẳng lìa nhau. Vì chẳng lìa nhau nên không tận không hai, chẳng thể phân biệt.

Thiện Hiện phải biết: Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chứng tất cả pháp chơn như rốt ráo mới được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Do đây nên nói Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng sanh chư Phật, là mẹ chư Phật, năng chỉ thật tướng thế gian cho chư Phật.

Thiện Hiện phải biết: Như vậy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng như thật giác các pháp chơn như, tánh chẳng hư dối, tánh chẳng biến khác. Do như thật giác tướng chơn như nên nói gọi Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm sở chứng thật tướng các pháp chơn như cực là rốt sâu, khó thấy khó giác. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều dùng thật tướng các pháp chơn như chỉ rõ phân biệt chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Chơn như như thế rất thâm rất diệu, ai năng tin hiểu được? Duy có Bồ tát Ma ha tát ngôi Bất thối và A la hán đủ chính kiến lậu tận, nghe Phật thuyết chơn như thẳm sâu đây năng sanh tin hiểu được. Như Lai vì kia y tự sở chứng tướng chơn như phân biệt chỉ rõ?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói . Sở dĩ vì sao? Chơn như vô tận, vậy nên rốt sâu. Duy có Như Lai hiện Đẳng chánh giác chơn như vô tận.

Bạch Thế Tôn! Phật do đâu chứng chơn như vô tận? Thiện Hiện! Phật do chơn như năng chứng chơn như vô tận như thế.

Bạch Thế Tôn! Như Lai chứng chơn như vô tận ở đâu? Thiện Hiện! Chứng chơn như vô tận ở tất cả pháp.

Bạch Thế Tôn! Chơn như các pháp bởi đâu vô tận? Thiện Hiện! Vì tất cả pháp đều vô tận nên tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng được chơn như vô tận tất cả pháp, nên mới được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì các hữu tình phân biệt chỉ rõ tướng chơn như tất cả pháp. Do đây nên gọi kẻ thuyết như thật.

Bấy giờ, thế giới Tam thiên đại thiên có bao Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc đều đem các thứ hoa hương vi diệu của trời xa rải lên Thế Tôn mà vì cúng dường, đi đến chỗ Phật đỉnh lễ chân Phật, lui đứng một phía đồng bạch Phật rằng: Như Lai đã thuyết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm lấy gì làm tướng?

Bấy giờ, Phật bảo các Thiên tử rằng: Thiên tử! Phải biết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm lấy không, vô tướng, vô nguyện làm tướng. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm lấy hư không vô tạo tác, vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tánh vô tướng, chẳng đoạn chẳng thường, chẳng một chẳng khác, không đến không đi làm tướng. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm có vô lượng các tướng như thế thảy.

Thiên tử phải biết: Các tướng như thế tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương thế tục mà nói, chẳng nương thắng nghĩa.

Thiên tử phải biết: Các tướng Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế, thế gian, trời, người, a tố lạc thảy đều chẳng thể phá hoại được. Vì cớ sao? Vì thế gian, trời, người, a tố lạc thảy cũng là tướng vậy.

Thiên tử phải biết: Các tướng chẳng thể phá hoại các tướng được, các tướng chẳng thể biết rõ các tướng được, các tướng chẳng thể phá hoại vô tướng được, các tướng chẳng thể biết rõ vô tướng được. Vô tướng chẳng thể phá hoại các tướng được, vô tướng chẳng thể biết rõ các tướng được, vô tướng chẳng thể phá hoại vô tướng được, vô tướng chẳng thể biết rõ vô tướng được. Vì cớ sao? Hoặc tướng hoặc vô tướng, hoặc tướng vô tướng đều vô sở hữu. Năng phá năng biết, sỏ phá sở biết, kẻ phá kẻ biết đều bất khả đắc vậy.

Thiên tử phải biết: Các tướng như thế chẳng sắc làm ra, chẳng thọ tưởng hành thức làm ra. Nói rộng cho đến chẳng nhất thiết trí làm ra; chẳng đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí làm ra.

Thiên tử phải biết: Các tướng như thế chẳng trời làm ra, chẳng phi trời làm ra, chẳng người làm ra, chẳng phi người làm ra. Chẳng hữu lậu chẳng vô lậu, chẳng thế gian chẳng xuất thế gian, chẳng hữu vi chẳng vô vi, chẳng chỗ hệ thuộc, chẳng thể tuyên nói được.

Thiên tử phải biết: Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm xa lìa các tướng, chẳng nên hỏi Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm lấy gì làm tướng. Thiên tử các ngươi, nơi ý hiểu sao? Giả sử có hỏi rằng tướng hư không ra sao, khởi hỏi như thế là hỏi chánh đáng chăng?

Các Thiên tử thưa: Bạch Thế Tôn! Chẳng có vậy. Vì cớ sao? Vì hư không không thể không tướng không làm ra, chẳng nên hỏi ngẩn ngơ vậy.

Phật bảo: Thiên tử! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng lại như thế, chẳng nên vì hỏi. Nhưng các pháp tướng, có Phật không Phật, pháp giới lẽ vậy. Phật đối tướng đây như thật giác biết, nên gọi Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Khi ấy, các Thiên tử lại thưa Phật rằng: Như Lai đã giác các tướng như thế rất là sâu thẳm khó thấy khó giác. Vì Như Lai hiện giác tướng như thế nên đối tất cả pháp chuyển vô ngại trí. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trụ tướng như thế phân biệt khai chỉ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Vì các hữu tình nhóm các pháp tướng, phương tiện khai chỉ khiến đối Bát nhã Ba la mật đa được vô ngại trí.

Bạch Thế Tôn! Hiếm có. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm là chỗ nơi thường hành các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hành chỗ này nên chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì các hữu tình phân biệt khai chỉ tất cả pháp tướng. Chỗ gọi phân biệt khai chỉ tướng sắc, phân biệt khai chỉ tướng thọ tưởng hành thức. Nói rộng cho đến phân biệt khai chỉ tướng nhất thiết trí, phân biệt khai chỉ tướng đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí?

Bấy giờ, Phật bảo các Thiên tử rằng: Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Thiên tử phải biết: Tất cả pháp tướng Như Lai như thật giác là vô tướng, chỗ gọi biến ngại là vô sắc, lĩnh nạp là tướng thọ, lấy tượng là tướng tưởng, tạo tác là tướng hành, rõ biết là tướng thức; Như Lai như thật giác là vô tướng. Đống khổ não là tướng uẩn, cửa sanh trưởng là tướng xứ, nhiều độc hại là tướng giới; Như Lai như thật giác là vô tướng. Hay ơn xả là tướng bố thí, không nhiệt não là tướng tịnh giới, chẳng tức giận là tướng an nhẫn, chẳng thể phục là tướng tinh tiến, không tán loạn là tướng tĩnh lự, không chấp đắm là tướng bát nhã; Như Lai như thật giác là vô tướng. Vô sở hữu là tướng nội không thảy, chẳng điên đảo là tướng chơn như thảy, chẳng hư dối là tướng bốn thánh đế; Như Lai như thật giác là vô tướng. Không rối não là tướng bốn tĩnh lự, không hạn ngại là tướng bốn vô lượng, không ồn tạp là tướng bốn định vô sắc; Như Lai như thật giác là vô tướng. Không trói buộc là tướng tám giải thoát, chẳng toán loạn là tướng chín định thứ lớp, năng xa lìa là tướng ba mươi bảy Bồ đề phần pháp; Như Lai như thật giác là vô tướng. Năng xa lìa là tướng không giải thoát môn, không lấy đắm là tướng vô tướng giải thoát môn, chán các khổ là tướng vô nguyện giải thoát môn; Như Lai như thật giác là vô tướng. Ngôi nhiếp tịnh là tướng Tam thừa thập địa, tới địa giác là tướng mười lực Bồ tát; Như Lai như thật giác là vô tướng. Năng xem soi là tướng năm nhãn, không trệ ngại là tướng sáu thần thông; Như Lai như thật giác là vô tướng. Khó khuất phục là tướng Như Lai mười lực, không khiếp sợ là tướng bốn vô sở úy, không đoạn tuyệt là tướng bốn vô ngại giải, cho lợi vui là tướng đại từ, vớt suy khổ là tướng đại bi, mừng việc lành là tướng đại hỷ, bỏ ồn tạp là tướng đại xả, chẳng thể cướp là tướng mười tám pháp Phật bất cộng; Như Lai như thật giác là vô tướng. Năng nghiêm đẹp là tướng tướng hảo, năng nhớ nghĩ là tướng pháp vô vong thất, không sở chấp là tướng tánh hằng trụ xả; Như Lai như thật giác là vô tướng. Nhiếp trì khắp là tướng tất cả đà la ni môn, nhiếp thọ khắp là tướng tất cả tam ma địa môn; Như Lai như thật giác là vô tướng. Khéo thọ giáo là tướng quả Thanh văn thừa, tự khai ngộ là tướng Độc giác Bồ đề, tới Đại quả là tướng hạnh Bồ tát Ma ha tát, đủ đại dụng là tướng chư Phật Chánh đẳng Bồ đề; Như Lai như thật giác là vô tướng. Hiện Chánh đẳng giác là tướng nhất thiết trí, cực khéo thông suốt là tướng đạo tướng trí, hiện đẳng biệt giác là tướng nhất thiết tướng trí; Như Lai như thật giác là vô tướng.

Thiên tử phải biết: Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối tướng tất cả pháp như thế thảy đều năng như thật giác là vô tướng. Do nhân duyên đây, Ta nói chư Phật được vô ngại trí không ai ngang bằng được.

Bấy giờ, Phật bảo cụ thọ Thiện Hiện: Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm là mẹ chư Phật năng chỉ thật tướng các pháp thế gian. Vậy nên, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương pháp mà trụ, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, nhiếp thọ hộ trì chỗ nương pháp trụ. Pháp ấy tức là Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không chẳng nương dựa Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, nhiếp thọ hộ trì. Sở dĩ vì sao? Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng sanh chư Phật, năng làm chỗ nương dựa cho chư Phật, năng chỉ thật tướng các pháp thế gian.

Thiện Hiện phải biết: Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là kẻ biết ơn, kẻ năng đền ơn. Nếu có hỏi rằng ai là kẻ biết ơn năng đền ơn, nên đáp ngay rằng Phật là kẻ biết ơn năng đền ơn. Vì cớ sao? Vì tất cả thế gian, biết ơn đền ơn không ai bằng Phật vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện liền thưa Phật rằng: Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác biết ơn đền ơn là sao?

Phật bảo: Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cưỡi xe như thế, đi đường như vậy, đến tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Được Bồ đề rồi, với tất cả thời cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, nhiếp thọ hộ trì xe này đường này từng không chút nới. Xe đây đường đây, phải biết tức là Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, đối các pháp hữu tướng và vô tướng đều hiện đẳng giác không sở thành xong, vì các hình chất bất khả đắc vậy.

Thiện Hiện phải biết: Vì các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác biết nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế năng hiện đẳng giác pháp tướng vô tướng đều không tác dụng, không sở thành xong, với tất cả thời cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, nhiếp thọ hộ trì từng không gián đoạn, nên gọi chơn thật biết ơn đền ơn.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không chẳng đều nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, đối tất cả pháp không tác không thành không sanh trí chuyển, lại năng biết đây không nhân duyên chuyển. Vậy nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng sanh Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, cũng năng như thật chỉ tướng thế gian.

Cụ thọ Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Như Lai thường nói tất cả các pháp không sanh không khởi, không biết không thấy. Làm sao nói được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng sanh chư Phật, là mẹ chư Phật, cũng năng chư thật chỉ tướng thế gian?

Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy . Như ngươi đã nói, tất cả pháp tánh không sanh không khởi không biết không thấy. Vì nương thế tục mà nói Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng sanh chư Phật, là mẹ chư Phật, cũng năng như thật chỉ tướng thế gian.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Vì sao các pháp không sanh không khởi, không biết không thấy? Phật bảo: Thiện Hiện! Vì tất cả pháp không, vô sở hữu, đều chẳng tự tại, dối gạt chẳng bền, nên tất cả pháp không sanh không khởi không biết không thấy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả pháp không chỗ nương dựa, không chỗ hệ thuộc. Do nhân duyên đây không sanh không khởi không biết không thấy.

Thiện Hiện phải biết: Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm mặc dù năng sanh chư Phật, chỉ tướng thế gian, mà không sở sanh, cũng không sở chỉ.

Thiện Hiện phải biết: Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng thấy sắc, nên gọi chỉ ra tướng sắc; chẳng thấy thọ tưởng hành thức, nên gọi chỉ ra tướng thọ tưởng hành thức. Nói rộng cho đến chẳng thấy nhất thiết trí nên gọi chỉ ra nhất thiết trí; chẳng thấy đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí nên gọi chỉ ra tướng đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Thiện Hiện phải biết: Do nghĩa như thế, Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng chỉ thật tướng các pháp thế gian, năng sanh chư Phật, gọi mẹ chư Phật.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Vì sao Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế chẳng thấy sắc nên gọi chỉ tướng sắc, chẳng thấy thọ tưởng hành thức nên gọi chỉ tướng thọ tưởng hành thức. Nói rộng cho đến chẳng thấy nhất thiết trí nên gọi chỉ tướng nhất thiết trí, chẳng thấy đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí nên gọi chỉ tướng đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí?

Phật bảo: Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm bởi duyên sắc mà sanh nơi nhận thức, đấy là chẳng thấy sắc nên gọi chỉ tướng sắc. Nói rộng cho đến bởi chẳng duyên nhất thiết tướng trí mà sanh nơi nhận thức, đấy là chẳng thấy nhất thiết tướng trí nên gọi chỉ tướng nhất thiết tướng trí.

Thiện Hiện phải biết: Do nghĩa như thế Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng chỉ thật tướng các pháp thế gian, năng sanh chư Phật, gọi mẹ chư Phật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng vì chư Phật hiển rõ thế gian không, nên gọi mẹ Phật, năng chỉ chư Phật thật tướng thế gian.

Cụ thọ Thiện Hiện liền thưa Phật rằng: Sao là Bát nhã Ba la mật đa năng vì chư Phật hiển rõ thế gian?

Phật bảo: Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng vì chư Phật hiển rõ năm uẩn thế gian không. Hiển mười hai xứ thế gian không. Hiển mười tám giới thế gian không. Hiển sáu xúc thế gian không. Hiển sáu thọ thế gian không. Hiển sáu giới thế gian không. Hiển bốn duyên thế gian không. Hiển mười hai nhánh duyên khởi thế gian không. Hiển ngã kiến làm cội gốc cho sáu mươi hai kiến thế gian không. Hiển mười thiện nghiệp đạo thế gian không. Hiển bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định thế gian không. Hiển sáu Ba la mật đa thế gian không. Hiển nội không cho đến vô tánh tự tánh không thế gian không. Hiển khổ tập diệt đạo thế gian không. Hiển ba mươi bảy Bồ đề phần pháp thế gian không. Hiển tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ lớp, mười biến xứ thế gian không. Hiển không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn thế gian không. Hiển Tam thừa thập địa thế gian không. Hiển Bồ tát thập địa thế gian không. Hiển tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn thế gian không. Hiển năm nhãn, sáu thần thông thế gian không. Hiển Như Lai mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất cộng thế gian không. Hiển đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả thế gian không. Hiển ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo thế gian không. Hiển pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả thế gian không. Hiển quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề thế gian không. Hiển tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát thế gian không. Hiển chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề thế gian không. Hiển nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thế gian không. Như vậy, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng vì chư Phật hiển thế gian không, nên gọi mẹ Phật, năng chỉ chư Phật thật tướng thế gian.

Lại nữa, Thiện Hiện! Phật nhờ Bát nhã Ba la mật đa năng vì thế gian hiển sắc thế gian không, cho đến hiển nhất thiết tướng trí thế gian không, khiến các thế gian thọ thế gian không, tưởng thế gian không, nghĩ thế gian không, biết thế gian không. Như vậy, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng vì chư Phật hiển thế gian không, nên gọi mẹ Phật, năng chỉ chư Phật thật tướng thế gian.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát nhã mật đa sâu thẳm năng chỉ chư Phật tướng thế gian không. Sao là chỉ chư Phật tướng thế gian không? Nghĩa là khiến Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thấy sắc thế gian không, cho đến thấy nhất thiết tướng trí thế gian không. Như vậy, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng chỉ chư Phật tướng thế gian không.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng chỉ chư Phật tướng thế gian chẳng thể nghĩ bàn. Sao là chỉ chư Phật tướng thế gian chẳng thể nghĩ bàn? Nghĩa là chỉ Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sắc tướng thế gian chẳng thể nghĩ bàn, cho đến nhất thiết tướng trí tướng thế gian chẳng thể nghĩ bàn. Như vậy, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng chỉ chư Phật tướng thế gian chẳng thể nghĩ bàn.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng chỉ chư Phật tướng thế gian xa lìa. Sao là chỉ chư Phật tướng thế gian xa lìa? Nghĩa là chỉ Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sắc tướng thế gian xa lìa, cho đến nhất thiết tướng trí tướng thế gian xa lìa. Như vậy, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng chỉ chư Phật tướng thế gian xa lìa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng chỉ chư Phật tướng thế gian vắng lặng. Sao là năng chỉ chư Phật tướng thế gian vắng lặng? Nghĩa là chỉ Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sắc tướng thế gian vắng lặng, cho đến nhất thiết tướng trí tướng thế gian vắng lặng. Như vậy, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng chỉ chư Phật tướng thế gian vắng lặng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng chỉ chư Phật tướng thế gian rốt ráo không. Sao là năng chỉ chư Phật tướng thế gian rốt ráo không? Nghĩa là chỉ Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sắc tướng thế gian rốt ráo không, cho đế nhất thiết tướng trí tướng thế gian rốt ráo không. Như vậy, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng chỉ chư Phật tướng thế gian rốt ráo không.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng chỉ chư Phật tướng thế gian vô tánh không. Sao là năng chỉ chư Phật tướng thế gian vô tánh không? Nghĩa là chỉ Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sắc tướng thế gian vô tánh không, cho đến nhất thiết tướng trí tướng thế gian vô tánh không. Như vậy, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng chỉ chư Phật tướng thế gian vô tánh không.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng chỉ chư Phật tướng thế gian tự tánh không. Sao là năng chỉ chư Phật tướng thế gian tự tánh không? Nghĩa là chỉ Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sắc tướng thế gian tự tánh không, cho đến nhất thiết tướng trí tướng thế gian tự tánh không. Như vậy, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng chỉ chư Phật tướng thế gian tự tánh không.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng chỉ chư Phật tướng thế gian vô tánh tự tánh không. Sao là năng chỉ chư Phật tướng thế gian vô tánh tự tánh không? Nghĩa là chỉ Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sắc tướng thế gian vô tánh tự tánh không, cho đến nhất thiết tướng trí tướng thế gian vô tánh tự tánh không. Như vậy, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng chỉ chư Phật tướng thế gian vô tánh tự tánh không.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng chỉ chư Phật tướng thế gian thuần không. Sao là năng chỉ chư Phật tướng thế gian thuần không? Nghĩa là chỉ Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sắc tướng thế gian thuần không, cho đến nhất thiết tướng trí tướng thế gian thuần không. Như vậy, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng chỉ chư Phật tướng thế gian thuần không.

Thiện Hiện phải biết: Do nghĩa như thế, Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng chỉ chư Phật thật tướng thế gian.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng chỉ chư Phật tướng thế gian ấy, nghĩa là khiến chẳng khởi tưởng thế gian đây, tưởng thế gian kia. Sở dĩ vì sao? Vì thật không có pháp khá khởi tưởng thế đây thế kia vậy.

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 21

Quyển thứ: 501 | 502 | 503 | 504 | 505

506 | 507 | 508| 509| 510 | 511 | 512 | 513 | 514 | 515

 516 | 517 | 518 | 519 | 520 | 521| 522 | 523 | 524 | 525

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Diệu Xuyến - Diệu Thu
Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Món chay mùa Vu CHÚ ĐAI BI cai ket bat ngo sau 20 nam cua cau be lua tien dà thành Phận phat giao dem lai loi ich gi cho tuoi tre khat va goi cñu nguoi da chet an cai gi giï Bệnh tiểu đường Diabetes Gởi lại đóa Xuân sóng lÃm çš ng xin chá gởi xuÃ Æ Thường tuÇ hiểu rồi mỗi bước sẽ thật Hơi CHÙA loai Nghệ thuật ăn trong chánh niệm Thế lễ 22 điều sau sẽ giúp cuộc sống của Tai biến mạch máu não Xin nhớ ba chữ xÃÆ ứng quẠnau vipassana phÃÆt lối thừa Phật giáo Đồng Tháp tưởng niệm chư Danh hiệu Avalokiteśvara trong Tịnh Độ giao duc thieu nhi tung do tuoi theo quan diem nhận chua phu dung luâ n bao tử hoc пѕѓ HVPGVN tại Hà Nội tưởng niệm cố Vo thuong Canh giao