Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 23

Quyển Thứ 558

HỘI THỨ NĂM

Phẩm THIẾT LỢI LA

Thứ 5

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Giả sử Thiết lợi la Phật đầy rẫy châu Thiệm Bộ này lấy làm một phần, có chép Bát nhã Ba la mật đa pháp môn thâm diệu lại làm một phần. Ðối hai phần ấy ngươi lấy phần nào?

Thiên Ðế Thích thưa: Ý tôi thà lấy Bát nhã Ba la mật đa thâm diệu. Sở dĩ vì sao? Tôi đối Thiết lợi la chư Phật chẳng phải chẳng tín thọ cúng dường cung kính. Nhưng thân chư Phật và Thiết lợi la đều nhân Bát nhã Ba la mật đa pháp môn thâm diệu mà sanh ra vậy, đều do Bát nhã Ba la mật đa thâm diệu công đức uy lực đã huân tu vậy, nên mới được tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy cúng dường cung kính.

Bạch Thế Tôn! Như tôi ngồi ở trên tòa Thiên đế trong điện Thiên Pháp trời Ba mươi ba, vì các Thiên chúng tuyên nói Chánh Pháp. Khi ấy, có vô lượng các Thiên tử thảy đi đến chỗ tôi nghe tôi thuyết pháp, cúng dường cung kính tôn trọng, quanh hữu mà lui.

Nếu khi tôi chẳng ngồi ở tòa pháp kia, các Thiên tử thảy cũng đến chỗ ấy, dù chẳng thấy tôi như khi tôi ngồi, vẫn cúng dường cung kính, đều nói: “Chỗ đây là tòa Thiên Ðế Thích vì các Thiên chúng thuyết pháp, chúng ta đều coi như Thiên chủ có ngồi, cúng dường cung kính, quanh hữu mà lui”. Thiết lợi la Phật cũng lại như thế. Bát nhã Ba la mật đa thâm diệu làm nhân chỗ nương tựa dẫn sanh Nhất thiết trí trí, nên được tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy cúng dường cung kính. Vậy nên, tôi nói đối trong hai phần ấy, ý tôi thà lấy Bát nhã Ba la mật đa thâm diệu.

Bạch Thế Tôn! Giả sử Thiết lợi la Phật đầy rẫy thế giới ba nghìn đem làm một phần, có chép Bát nhã Ba la mật đa pháp môn thâm diệu lại làm một phần, với hai phần ấy ý tôi thà lấy Bát nhã Ba la mật đa thâm diệu.

Sở dĩ vì sao? Vì tôi đối chỗ Thiết lợi la chư Phật chẳng phải chẳng tín thọ cúng dường cung kính. Nhưng thân chư Phật và Thiết lợi la đều nhân Bát nhã Ba la mật đa pháp môn thâm diệu mà sanh ra vậy, đều do Bát nhã Ba la mật đa pháp môn thâm diệu công đức uy lực đã huân tu vậy, nên mới được tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy cúng dường cung kính.

Bạch Thế Tôn! Như người mắc nợ sợ hãi chủ nợ, liền bèn gần gũi phụng thờ nhà vua, dựa thế lực vua được khỏi lo sợ, trái lại được chủ nợ sợ hãi cúng dường. Sở dĩ vì sao? Vì người kia nương cậy thế lực nhà vua, được vua nhiếp thọ đủ uy thế vậy. Vua dụ Bát nhã Ba la mật đa, Thiết lợi la Phật dụ kẻ nương vua, do nương Bát nhã Ba la mật đa nên được thế gian cúng dường cung kính. Chư Phật đã được Nhất thiết trí trí cũng nương Bát nhã Ba la mật đa mà được thành xong. Nên tôi thà lấy Bát nhã Ba la mật đa thâm diệu.

Bạch Thế Tôn! Ví như ngọc đại bảo thần châu vô giá, đủ vô lượng thứ uy đức thắng diệu, tùy ở chỗ nào có thần châu đây người phi người thảy chẳng thể làm hại. Giả sử có nam tử hoặc lại nữ nhân bị quỷ ám bắt, thân tâm đau khổ, nếu có thần châu đây giơ cho thấy đó, do uy lực của thần châu quỷ bèn bỏ đi. Có các bệnh nóng hoặc phong hoặc đàm, hoặc hai hoặc ba hòa hợp làm bệnh, nếu có thần châu đây hoặc đeo nơi thân, các bệnh như thế không chẳng trừ lành.

Châu đây ở tối năng làm soi sáng, khi nóng làm mát, khi lạnh làm ấm. Tùy địa phương nào có thần châu đây thời tiết điều hòa, chẳng lạnh chẳng nóng. Nếu địa phương nào có thần châu đây, rắn bọ cạp độc thảy không dám nương ở. Nếu có nam tử hoặc lại nữ nhân bị trúng phải độc đau nhức khó chịu, nếu có cầm thần châu đây, khiến thấy châu vì uy thế nên độc liền tiêu diệt.

Nếu các hữu tình thân bị tật hủi, ghẻ dữ, ghẻ nhọt, đầy thủng, mắt lòa mù thảy, bệnh mắt, bệnh mũi, bệnh tai, bệnh lưỡi, bệnh hầu, bệnh thân, bệnh các lóng đốt, đeo thần châu đây các bệnh đều lành. Nếu trong các trì ao suối giếng thảy nước kia đục uế, hoặc sắp khô cạn, đem châu cho vào nước bèn đầy rẫy, trong lóng thơm sạch đủ tám công đức. Nếu đem các thứ ao sắc thêu tạp xanh vàng đỏ trắng hồng tía bích lục, gói thần châu đây cho vào xuống nước, nước theo vẻ áo thành các thứ sắc. Ðại bảo thần châu vô giá như thế uy đức vô biên nói chẳng thể hết. Nếu đựng trong rương trắp cũng khiến đồ kia đầy đủ trọn nên vô biên uy đức. Nếu khi rương trắp ấy trống không, do từng đựng châu đồ kia cũng được nhiều người mến trọng.

Bấy giờ, Khánh Hỷ hỏi Thiên Ðế Thích rằng: Thần châu như thế vì trời độc có hay người cũng có ư?

Thiên Ðế Thích thưa: Trong người trên trời đều có châu này. Nếu ở trong người hình nhỏ mà nặng, nếu ở trên trời hình lớn mà nhẹ. Lại tướng châu trong người chẳng đầy đủ, tướng châu trên trời đầy đủ hơn. Thần châu trên trời uy đức thù thắng vô lượng bội số hơn châu ở người.

Khi ấy, Thiên Ðế Thích lại thưa Phật rằng: Bát nhã Ba la mật đa thâm diệu cũng lại như thế, làm gốc các đức, năng diệt vô lượng pháp ác bất thiện, tùy ở chỗ nào diệt trừ đau khổ nơi thân tâm các hữu tình, người phi người thảy chẳng thể làm hại. Như Lai đã được Nhất thiết trí trí và công đức vô lượng vô biên đều nhân Bát nhã Ba la mật đa. Thiết lợi la Phật do các công đức đã huân tu vậy, làm chỗ đồ nương cho các công đức này vậy, sau Phật Niết bàn kham thọ tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy cúng dường cung kính. Vậy nên, tôi nói với trong hai phần, ý tôi thà lấy Bát nhã Ba la mật đa thâm diệu.

Bạch Thế Tôn! Giả sử Thiết lợi la Phật đầy rẫy mười phương thế giới đều như cát sông Căng già lấy làm một phần, có chép Bát nhã Ba la mật đa pháp môn thâm diệu lại làm một phần, với hai phần ấy ý tôi thà lấy Bát nhã Ba la mật đa thâm diệu. Sở dĩ vì sao?

Vì tôi đối chỗ Thiết lợi la Phật chẳng phải chẳng tín thọ cúng dường cung kính. Nhưng thân chư Phật và Thiết lợi la Phật đều nhân Bát nhã Ba la mật đa pháp môn thâm diệu mà sanh ra vậy, đều do Bát nhã Ba la mật đa pháp môn thâm diệu công đức uy lực đã huân tu vậy, nên mới được tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy cúng dường cung kính.

Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa thâm diệu năng sanh Nhất thiết trí trí Như Lai, Như Lai đã được Nhất thiết trí trí, năng sanh thân Phật và Thiết lợi la. Vậy nên cúng dường Nhất thiết trí trí và Thiết lợi la chư Phật ba đời.

Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân muốn được thường thấy chư Phật mười phương, phải hành phải tu Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.

Bấy giờ, Phật bảo Thiên Ðế Thích rằng: Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Kiều Thi Ca! Chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đều nương Bát nhã Ba la mật đa chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vậy nên Như Lai cúng dường cung kính.

Thiên Ðế Thích thưa: Bát nhã Ba la mật đa như thế là Vô thượng Ba la mật đa lớn. Tất cả Như Lai đều nương Bát nhã Ba la mật đa biết các hữu tình tâm hành sai khác.

Bấy giờ, Phật bảo Thiên Ðế Thích rằng: Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Kiều Thi Ca! Vậy nên, chúng Bồ tát Ma ha tát đêm dài tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì như thật biết các loại hữu tình tâm hành sai khác.

Khi ấy, Thiên Ðế Thích lại thưa Phật rằng: Chúng các Bồ tát vì chỉ nên hành Bát nhã Ba la mật đa hay cũng nên hành năm Ba la mật đa kia?

Bấy giờ, Phật bảo Thiên Ðế Thích rằng: Chúng các Bồ tát nên hành đủ sáu Ba la mật đa. Nhưng hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự khi quán các pháp đều đem Bát nhã Ba la mật đa mà làm thượng thủ.

Kiều Thi Ca! Như châu Thiệm Bộ có bao các cây nhánh nhóc cọng thân hoa lá quả trái, dù có các thứ hình loại chẳng đồng mà bóng mát nó đều không sai khác. Như vậy sáu Ba la mật đa tuy đều có khác mà do Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo nhiếp thọ hồi hướng Nhất thiết trí trí, các tướng sai khác kia đều bất khả đắc.

Khi ấy, Thiên Ðế Thích thưa Phật rằng: Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm trọn nên rộng lớn viên mãn vô lượng vô biên công đức. Nếu có chép trì Bát nhã Ba la mật đa như thế, nghiêm dồi các báu, lại đem các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, giữ hộ chẳng bỏ, lại có chép trì Bát nhã Ba la mật đa như thế, nghiêm dồi các báu, chuyển thí người khác, thọ trì đọc tụng. Hai nhóm phước đây kẻ nào nhiều hơn?

Bấy giờ, Phật bảo Thiên Ðế Thích rằng: Ta hỏi lại ngươi, tùy ý ngươi đáp. Nếu các hữu tình theo người thỉnh được Thiết lợi la Phật, đựng bằng hòm báu tôn trí chỗ thanh tịnh, lại đem các tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, giữ hộ chẳng bỏ. Nếu lại có người theo kẻ khác thỉnh được Thiết lợi la Phật chia cho người khác, khiến họ cúng dường. Nơi ý hiểu sao? Hai nhóm phước đây kẻ nào nhiều hơn?

Thiên Ðế Thích thưa: Như tôi hiểu nghĩa Phật đã nói đó, hai nhóm phước đây kẻ sau là hơn.

Bấy giờ, Phật khen Thiên Ðế Thích rằng: Hay thay, hay thay! Như lời ngươi nói. Kiều Thi Ca! Chép trì Bát nhã Ba la mật đa, nếu tự cúng dường, hoặc chuyển thí người thọ trì đọc tụng, hai nhóm phước đây kẻ sau là hơn.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân năng đem nghĩa thú sâu thẳm của Bát nhã Ba la mật đa như thật vì người phân biệt giải nói, chỗ được nhóm phước lại hơn thí người nhiều trăm ngàn bội, kính Pháp sư này nên như kính Phật.

 

HỘI THỨ NĂM

Phẩm KINH ÐIỂN

Thứ 6

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân giáo hóa các loài hữu tình châu Thiệm Bộ đều cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, lần hồi cho đến giáo hóa các loài hữu tình khắp thế giới chư Phật mười phương Căng già sa thảy đều cho an trụ mười thiện nghiệp đạo. Nơi ý hiểu sao? Các thiện nam tử thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Thiên Ðế Thích thưa: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật nói: Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân chép trì Bát nhã Ba la mật đa, trang nghiêm các báu, thí người đọc tụng, chỗ được nhóm phước rất nhiều hơn trước.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân giáo hóa các loài hữu tình châu Thiệm Bộ đều cho an trụ bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, năm thần thông, lần hồi giáo hóa các loài hữu tình khắp thế giới chư Phật mười phương Căng già sa thảy đều cho an trụ bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, năm thần thông. Nơi ý hiểu sao? Các thiện nam tử thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Thiên Ðế Thích thưa: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật nói: Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân chép trì Bát nhã Ba la mật đa, trang nghiêm các báu, thí người đọc tụng, chỗ được nhóm phước rất nhiều hơn trước.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân chép trì Bát nhã Ba la mật đa, trang nghiêm các báu, tự hằng đọc tụng, chẳng bằng có người chép trì Bát nhã Ba la mật đa, trang nghiêm các báu, thí người đọc tụng.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân chép trì Bát nhã Ba la mật đa, trang nghiêm các báu, thí người đọc tụng, chẳng bằng có người đối Bát nhã Ba la mật đa khéo hiểu nghĩa thú sâu thẳm, vì người giải nói.

Khi ấy, Thiên Ðế Thích bèn thưa Phật rằng: Nên vì các loài hữu tình hạng nào nói giải nghĩa thú sâu thẳm Bát nhã Ba la mật đa?

Phật nói: Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân chẳng biết nghĩa thú sâu thẳm của Bát nhã Ba la mật đa nên vì nói giải. Vì cớ sao?

Kiều Thi Ca! Ở đời đương lai có các thiện nam tử thiện nữ nhân cầu tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nghe người tuyên nói tương tự Bát nhã Ba la mật đa, tâm bèn lầm lui mất Trung đạo.

Khi ấy, Thiên Ðế Thích lại thưa Phật rằng: Những gì gọi là tương tự Bát nhã Ba la mật đa?

Phật bảo: Kiều Thi Ca! Ở đời đương lai sau có Bí sô ngu si điên đảo, dù muốn tuyên nói chân thật Bát nhã Ba la mật đa mà lộn ngược tương tự Bát nhã Ba la mật đa.

Sao là Bí sô điên đảo tuyên nói tương lự Bát nhã Ba la mật đa? Nghĩa là Bí sô kia vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề nói: “Sắc hoại nên gọi là vô thường, chứ chẳng phải thường vô nên gọi là vô thường”. Nói: “Thọ tưởng hành thức hoại nên gọi là vô thường, chứ chẳng phải thường vô nên gọi là vô thường”. Lại khởi nói này: “Nếu cầu như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa”. Kiều Thi Ca! Như thế gọi là điên đảo tuyên nói tương tự Bát nhã Ba la mật đa.

Kiều Thi Ca! Chẳng nên đem sắc hoại nên quán sắc vô thường, chẳng nên đem thọ tưởng hành thức hoại nên quán thọ tưởng hành thức vô thường. Chỉ nên đem “thường vô” quán sắc cho đến thức là vô thường. Vì vậy nên, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm khéo biết nghĩa thú, vì người giải nói, phước ấy rất nhiều.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân giáo hóa tất cả hữu tình châu Thiệm Bộ đều khiến trụ quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, hoặc quả Bất hoàn, hoặc quả A la hán, hoặc Ðộc giác Bồ đề, lần hồi cho đến giáo hóa tất cả hữu tình thế giới mười phương đều như số cát Căng già đều khiến trụ quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ đề. Nơi ý hiểu sao? Các thiện nam tử thiện nữ nhân này nhờ nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Kiều Thi Ca thưa: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật nói: Kiều Thi Ca! Có các thiện nam tử thiện nữ nhân chép trì Bát nhã Ba la mật đa, trang nghiêm các báu, thí ngược đọc tụng, dạy trao dạy bảo hữu tình kia rằng: “Ngươi nên tinh siêng tu học Bát nhã Ba la mật đa tương ưng Phật pháp, định sẽ chứng được Nhất thiết trí trí”. Các thiện nam tử thiện nữ nhân này chỗ được nhóm phước rất nhiều hơn trước. Vì cớ sao?

Kiều Thi Ca! Vì tất cả quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Ðộc giác Bồ đề đều là từ Bát nhã Ba la mật đa chảy ra vậy. Nghĩa là kia chứng được Nhất thiết trí trí, giáo hóa vô lượng vô biên hữu tình khiến thành Dự lưu cho đến Ðộc giác không ngằn mé vậy.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các loài hữu tình châu Thiệm Bộ đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, lần hồi cho đến tất cả hữu tình thế giới mười phương đều như cát Căng già đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác. Có các thiện nam tử thiện nữ nhân chép trì Bát nhã Ba la mật đa, trang nghiêm các báu, thí cho đọc tụng. Nơi ý hiểu sao? Các thiện nam tử thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Thiên Ðế Thích thưa: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật nói: Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân chép trì Bát nhã Ba la mật đa, trang nghiêm các báu, chuyển thí cho một kẻ đã đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng quay lui khiến siêng tu học. Các thiện nam tử thiện nữ nhân này chỗ được nhóm phước rất nhiều hơn trước. Vì cớ sao?

Kiều Thi Ca! Bồ tát như thế tu hành Bát nhã Ba la mật đa mau được viên mãn, khiến Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm rộng hành lưu khắp.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các loại hữu tình châu Thiệm Bộ đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, lần hồi cho đến tất cả hữu tình thế giới mười phương đều như cát Căng già đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác. Có các thiện nam tử thiện nữ nhân chép trì Bát nhã Ba la mật đa, trang nghiêm các báu, thí cho đọc tụng, lại dùng văn nghĩa khéo léo giải thích. Nơi ý hiểu sao? Các thiện nam tử thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Thiên Ðế Thích thưa: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật nói: Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân chép trì Bát nhã Ba la mật đa, chuyển thí cho một kẻ đã đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng quay lui khiến kia đọc tụng, lại dùng văn nghĩa khéo léo giải thích. Các thiện nam tử thiện nữ nhân chỗ được nhóm phước rất nhiều hơn trước.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các loài hữu tình châu Thiệm Bộ đều đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được chẳng quay lui, lần hồi cho đến tất cả hữu tình thế giới mười phương đều như cát Căng già đều đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng quay lui. Có các thiện nam tử thiện nữ nhân chép trì Bát nhã Ba la mật đa, trang nghiêm các báu, thí cho đọc tụng. Nơi ý hiểu sao? Các thiện nam tử thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Thiên Ðế Thích thưa: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật nói: Kiều Thi Ca! Trong các Bồ tát đã đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được chẳng quay lui, có một Bồ tát nói lời như vầy: “Ta nay vui mừng mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cứu vớt các khổ sanh tử hữu tình”. Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân muốn thành việc kia nên chép trì Bát nhã Ba la mật đa, trang nghiêm các báu, thí cho đọc tụng. Các thiện nam tử thiện nữ nhân này chỗ được nhóm phước rất nhiều hơn trước vô lượng vô số.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các hữu tình châu Thiệm Bộ đều đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được chẳng quay lui, lần hồi cho đến tất cả hữu tình thế giới mười phương đều như cát Căng già đều đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được chẳng quay lui. Có các thiện nam tử thiện nữ nhân chép trí Bát nhã Ba la mật đa, trang nghiêm các báu, thí cho đọc tụng, lại dùng văn nghĩa khéo đẹp giải thích. Nơi ý hiểu sao? Các thiện nam tử thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Thiên Ðế Thích thưa: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật nói: Kiều Thi Ca! Trong các Bồ tát đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được chẳng quay lui, có một Bồ tát nói lời như vầy: “Ta nay vui mừng mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cứu vớt các khổ sanh tử hữu tình”. Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân muốn thành việc kia, nên chép trì Bát nhã Ba la mật đa, trang nghiêm các báu, thí cho đọc tụng, lại dùng văn nghĩa khéo đẹp giải thích. Các thiện nam tử thiện nữ nhân này chỗ được nhóm phước rất nhiều hơn trước vô lượng vô số.

Khi ấy, Thiên Ðế Thích bèn thưa Phật rằng: Thế Tôn! Như vậy. Thiện Thệ! Như vậy. Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát như thế càng gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, như vậy, như vậy nên đem Bát nhã Ba la mật đa lại càng ân cần dạy trao dạy bảo. Lại đem uống ăn áo mặc đồ nằm thưốc chữa và các thứ cụ hạng tốt cúng dường cung kính giúp không thiếu thốn. Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân năng đem pháp thí tài thí như thế nhiếp thọ cúng dường Bồ tát Ma ha tát kia, các thiện nam tử thiện nữ nhân này nhờ nhân duyên đây được phước vô lượng. Sở dĩ vì sao?

Vì Bồ tát Ma ha tát kia cần nhờ pháp thí tài thí như thế nhiếp thọ cúng dường mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì các hữu tình làm nhiêu ích lớn.

Bấy giờ, Thiện Hiện khen Ðế Thích rằng: Hay thay, hay thay! Khép năng khuyên gắng hộ trợ các Bồ tát Ma ha tát khiến mau chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Kiều Thi Ca! Ngươi nay làm Thánh đệ tử Ðức Phật, làm việc đáng làm. Vì cớ sao?

Kiều Thi Ca! Các Thánh đệ tử tất cả Như Lai vì muốn nhiêu ích các loại hữu tình nên lẽ vậy nhiếp thọ khuyên gắng hộ trợ các Bồ tát Ma ha tát, khiến mau chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả Như Lai, Thanh văn, Ðộc giác, thế gian thắng sự đều do chúng Bồ tát Ma ha tát mà được hiện ra. Vì cớ sao?

Kiều Thi Ca! Nếu không chúng Bồ tát Ma ha tát phát tâm Bồ đề, thời không Bồ tát Ma ha tát năng học sáu thứ Ba la mật đa. Nếu không Bồ tát Ma ha tát tu học sáu thứ Ba la mật đa, thời không Bồ tát Ma ha tát năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu không Bồ tát Ma ha tát chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thời không có Như Lai, Thanh văn, Ðộc giác thế gian thắng sự. Vậy nên, các Thánh đệ tử Như Lai vì muốn lợi vui các hữu tình nên lẽ vậy phải nhiếp thọ khuyên gắng hộ trợ chúng các Bồ tát, khiến học sáu thứ Ba la mật đa, mau chứng được Nhất thiết trí trí, hết đời lợi vui hữu tình.

 

HỘI THỨ NĂM

Phẩm HỒI HƯỚNG

Thứ 7

Bấy giờ, Từ Thị Bồ tát bảo Thiện Hiện rằng: Bồ tát tùy hỷ hồi hướng cùng hành các việc phước nghiệp đối các hữu tình thí giới tu thảy các việc phước nghiệp là tối là thắng, là tôn là cao, là diệu là vi diệu, là thượng là vô thượng.

Bấy giờ, Thiện Hiện hỏi Từ Thị Bồ tát rằng: Nếu các Bồ tát sở khởi tâm tùy hỷ hồi hướng, duyên khắp vô lượng vô số thế giới. Mỗi mỗi thế giới vô lượng vô số chư Phật Thế Tôn đã vào Niết bàn. Từ sơ phát tâm cho đến thành Phật, lần hồi cho đến vào bát Niết bàn, như vậy cho đến Chánh pháp sắp diệt hết. Với thời gian giữa có bao sáu thứ Ba la mật tương ưng căn lành. Hoặc các đệ tử thí giới tu thảy các việc phước nghiệp và căn lành vô lậu bậc học vô học. Hoặc Phật nhóm giới, nhóm định, nhóm huệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến. Nếu vì lợi vui tất cả hữu tình đại từ đại bi và vô lượng vô biên các Phật pháp khác. Hoặc thuyết pháp yếu, hoặc nương pháp yếu học các căn lành. Hoặc Phật Thế Tôn sau vào Niết bàn các loại hữu tình chỗ trồng căn lành, nhóm hợp cân lường hiện tiền phát khởi tâm tùy hỷ tối tôn tối thắng, tối thượng tối diệu.

Lại đem tùy hỷ như thế cùng hành các việc phước nghiệp, cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nguyện căn lành đây chung loại hữu tình dẫn phát Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nơi ý hiểu sao? Các Bồ tát kia duyên việc như thế, khởi hành tướng tâm tùy hỷ hối hướng như thế, là có sở duyên như thế khá được như Bồ tát kia đã lấy tướng chăng?

Từ Thị Bồ tát đáp Thiện Hiện rằng: Các Bồ tát kia duyên việc như thế, khởi hành tướng tâm tùy hỷ hồi hướng như thế, thật không sở duyên như thế khá được, như tướng Bồ tát kia đã lấy.

Cụ thọ Thiện Hiện bảo Từ Thị Bồ tát rằng: Nếu không các việc sở duyên như thế như Bồ tát kia đã lấy tướng ấy, các Bồ tát kia tùy hỷ hồi hướng đâu chẳng đều thành tưởng tâm thấy điên đảo? Sở dĩ vì sao? Như có kẻ chấp đắm việc không phải có: vô thường bảo thường, thật khổ bảo vui, vô ngã bảo ngã, bất tịnh bảo tịnh; do đấy khởi tưởng tâm thấy điên đảo. Như việc sở duyên thật không bị có, Bồ tát và tâm cũng lẽ như thế. Nếu vậy, tất cả lẽ không sai khác, trong ấy những gì là việc sở duyên, những gì là tâm tùy hỷ, những gì là Bồ đề, những gì là hồi hướng? Bồ tát làm sao duyên việc như thế khởi tâm tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?

Từ Thị Bồ tát đáp Thiện Hiện rằng: Sở khởi tùy hỷ hồi hướng như thế chẳng nên đối trước Bồ tát mới học Ðại thừa mà nói. Sở dĩ vì sao? Vì kia nghe tùy hỷ hồi hướng như thế, có bao tâm tin mừng cung kính đều sẽ diệt mất. Pháp tùy hỷ hồi hướng như thế nên vì Bồ tát Ma ha tát chẳng quay lui, hoặc kẽ từng cúng dường vô lượng chư Phật, lâu phát đại nguyện, trồng nhiều căn lành, được nhiều bạn lành đã thu nhận phân biệt khai chỉ. Sở dĩ vì sao? Vì kia nghe tùy hỷ hồi hướng như thế chẳng kinh chẳng sợ, chẳng lui chẳng chìm.

Chúng các Bồ tát nên đem tùy hỷ như thế cùng hành các việc phước nghiệp hồi hướng sở cầu Nhất thiết trí trí. Chính lúc bấy giờ nên khởi nghĩ này: Chỗ nên dụng tâm tùy hỷ hồi hướng, chỗ dụng tâm đây tận diệt lìa biến, việc sở duyên đây và các căn lành đều cũng như tâm tận diệt lìa biến. Trong ấy những gì là chỗ dụng tâm? Lại đem những gì làm việc sở duyên và các căn lành mà nói tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề? Tâm này đối tâm lẽ chẳng nên có tùy hỷ hồi hướng, vì không hai tâm đều khởi cùng lúc vậy, tâm cũng chẳng thể tùy hỷ hồi hướng tâm tự tánh vậy. Vậy nên, tâm tùy hỷ hồi hướng và việc sở duyên đều bất khả đắc.

Khi ấy, Thiên Ðế Thích thưa Thiện Hiện rằng: Chúng các Bồ tát mới học Ðại thừa nghe việc như thế tâm kia đâu không kinh sợ lui chìm, làm sao Bồ tát đối việc sở duyên khởi tâm tùy hỷ? Làm sao nhiếp thọ tùy hỷ cùng hành các việc phước nghiệp hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?

Bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện nương Từ Thị Bồ tát nói lời như vầy: Chúng các Bồ tát duyên khắp mười phương tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác dứt đường các cõi, tuyệt nẻo hý luận, diệt các mây mù, dọn các chông gai, bỏ các gánh nặng, vừa được lợi mình, hết gút các cõi, chính trí giải thoát đến tâm tự tại rốt ráo số một. Kẻ vào cõi Vô dư y bát Niết bàn, từ sơ phát tâm cho đến thành Phật, lần hồi cho đến vào Niết bàn rồi, như vậy cho đến Chánh pháp sắp diệt mất, ở thời gian giữa có bao công đức và các đệ tử đã trồng căn lành, nhóm hợp cân lường, hiện tiền phát khởi tâm tùy hỷ rất tôn rất thắng rất thượng rất diệu. Lại đem tùy hỷ như thế cùng hành các việc phước nghiệp hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Các Bồ tát này làm sao chẳng đọa tưởng tâm thấy điên đảo?

Từ Thị Bồ tát bảo Thiện Hiện rằng: Nếu các Bồ tát đối tự đã khởi tùy hỷ hồi hướng tâm thảy các pháp không tưởng tâm thảy, thời chẳng đọa nơi tưởng tâm thấy điên đảo. Nếu các Bồ tát đối tự đã khởi tùy hỷ hồi hướng tâm thảy các pháp có tưởng tâm thảy, thời bèn đọa nơi tưởng tâm thấy điên đảo.

Lại các Bồ tát đem tâm như vầy: Nhớ công đức căn lành đệ tử Phật mà sanh tùy hỷ, chính biết tâm này tận diệt lìa biến, chẳng năng tủy hỷ; chính biết pháp kia tánh nó cũng thế, chẳng sở tùy hỷ.

Lại chính rõ thấu tâm năng hồi hướng pháp tánh cũng vậy, chẳng năng hồi hướng; và chính rõ biết pháp sở hồi hướng tánh nó cũng thế, chẳng sở hồi hướng. Nếu có kẻ nương được đã nói như thế tùy hỷ hồi hướng là chánh chẳng tà. Chúng các Bồ đề đều nên phát khởi tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề như thế.

Lại các Bồ tát duyên khắp quá khứ vị lai hiện tại chư Phật Thế Tôn có bao công đức, hoặc các đệ tử có bao căn lành, hoặc loài dị sanh có bao căn lành, hoặc thú bàng sanh lóng nghe Chánh pháp có bao căn lành, hoặc các trời, rồng nói rộng cho đến người, phi người thảy lóng nghe Chánh pháp phát tâm Bồ đề. Như vậy tất cả nhóm hợp cân lường, hiện tiền phát khởi tâm tùy hỷ rất tôn rất thắng rất thượng rất diệu. Ðã tùy hỷ rồi hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Với khi như thế, nếu chính hiểu rõ các pháp năng tùy hỷ hồi hướng tận diệt lìa biến, các pháp sở tùy hỷ hồi hướng tánh nó cũng vậy. Dù biết như thế mà năng tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lại ở thời ấy, nếu chính hiểu rõ trọn không có pháp có thể tùy hỷ hồi hướng nơi pháp. Dù biết như thế mà năng tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, bèn chẳng đọa nơi tưởng tâm thấy điên đảo. Sở dĩ vì sao?

Vì các Bồ tát này đối tâm năng tùy hỷ hồi hướng và pháp sở tùy hỷ hồi hướng chẳng sanh chấp đắm, đấy gọi Vô thượng tùy hỷ hồi hướng. Nếu các Bồ tát đối pháp năng tùy hỷ hồi hướng khởi tưởng pháp năng tùy hỷ hồi hướng; đối pháp sở tùy hỷ hồi hướng khởi tưởng pháp sở tùy hỷ hồi hướng, mà khởi tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thời bèn đọa nơi tưởng tâm thấy điên đảo, sở khởi tùy hỷ hồi hướng đều tà, Bồ tát nên biết phương tiện xa lìa.

Nếu các Bồ tát đối sở tu làm việc phước nghiệp như thật rõ biết xa lìa vắng lặng, đối tâm năng tùy hỷ hồi hướng cũng như thật biết xa lìa vắng lặng. Như thật biết rồi, hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, đối trong các pháp đều không lấy đắm mà khởi tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thời chẳng đọa nơi tưởng tâm thấy điên đảo. Nếu các Bồ tát đối sở tu làm các việc phước nghiệp chẳng như thật biết xa lìa vắng lặng, đối tâm năng tùy hỷ hồi hướng cũng chẳng biết xa lìa vắng lặng; đối tất cả pháp chấp đắm các tướng mà khởi tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thời bèn đọa nơi tưởng tâm thấy điên đảo. Nếu các Bồ tát đối công đức căn lành chư Phật Thế Tôn và các đệ tử đã diệt độ muốn chính phát khởi tùy hỷ hồi hướng nên khởi nghĩ này: “Khi Phật Thế Tôn và các đệ tử đều đã diệt độ tự tánh chẳng có, công đức căn lành cũng lại như thế. Ta sở phát khởi tùy hỷ hồi hướng và sở hồi hướng Vô thượng Bồ đề tánh tướng cũng vậy, đều bất khả đắc”.

Như thật biết rồi, đối các căn lành phát sanh tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, bèn được chẳng sanh tưởng tâm thấy điên đảo. Vì chẳng lấy tướng nên được Phật hứa cho gọi chính tùy hỷ hồi hướng Bồ đề.

Nếu các Bồ tát đem lấy tướng làm phương tiện, hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, đối công đức căn lành Phật và các đệ tử đã diệt độ lấy tướng tùy hỷ hồi hướng Bồ đề, đấy là chẳng khéo tùy hỷ hồi hướng.

Nếu các Bồ tát chẳng lấy tướng làm phương tiện hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, đối công đức căn lành Phật và các đệ tử đã diệt độ, lìa tướng tùy hỷ hồi hướng Bồ đề, đấy gọi là khéo tùy hỷ hồi hướng.

Từ Thị Bồ tát hỏi Thiện Hiện rằng: Sao là Bồ tát đối công đức căn lành Phật và đệ tử đều chăng lấy tướng mà năng tùy hỷ hồi hướng Bồ đề?

Thiện Hiện đáp rằng: Nên biết Bồ tát sở học Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo, dù chẳng lấy tướng mà sở tác thành, chẳng lìa Bát nhã Ba la mật đa có năng chính khởi tùy hỷ hồi hướng. Vậy nên, Bồ tát muốn thành sở tác nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Từ Thị Bồ tát bảo Thiện Hiện rằng: Chớ nói lời ấy. Sở dĩ vì sao? Vì trong Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, công đức căn lành Phật và đệ tử đều bất khả đắc. Trong ấy Bồ tát nên làm quán này: công đức căn lành Như Lai và các đệ tử quá khứ tánh đều đã diệt, tâm sở khởi tùy hỷ hồi hướng và Ðại Bồ đề tánh đều vắng lặng. Nếu ta đối kia lấy tướng phân biệt phát sanh tâm tùy hỷ hồi hướng, chư Phật Thế Tôn đều chẳng hứa cho. Sở dĩ vì sao?

Vì đối Phật đệ tử đã diệt độ lấy tướng phân biệt tùy hỷ hồi hướng đấy thời gọi là có sở đắc lớn, vì quá khứ đã diệt không còn có vậy. Phật đệ tử thảy vị lai hiện tại chưa đến, chẳng trụ cũng bất khả đắc. Nếu bất khả đắc chẳng phải cảnh lấy tướng. Nếu lấy tướng kia phát sanh tùy hỷ hồi hướng Bồ đề bèn đọa điên đảo. Vậy nên Bồ tát muốn đối công đức căn lành Như Lai và các đệ tử chính phát tùy hỷ hồi hướng Bồ đề chẳng nên đối trong khởi có sở đắc, lấy tướng phân biệt tùy hỷ hồi hướng. Nếu đối trong ấy khởi có sở đắc, lấy tướng phân biệt tùy hỷ hồi hướng, Phật chẳng nói kia có nghĩa lợi lớn. Sở dĩ vì sao?

Vì tâm tùy hỷ hồi hướng như thế vọng tưởng phân biệt gọi lộn độc vậy. Như có uống ăn tuy đủ sắc hương ngon đẹp hạng thượng mà lộn tạp thuốc độc, đứa ngu trí cạn tham lấy ăn nuốt, ban đầu tuy thích ý, mà sau bèn khổ lớn. Một loại bổ đặc già la như thế chẳng khéo léo thọ trì, chẳng khéo quan sát Bát nhã Ba la mật đa  sâu thẳm, chẳng khéo thông suốt nghĩa thú sâu thẳm mà bảo kẻ chủng tánh Ðại thừa rằng:

“Thiện nam tử, đến đây! Ngươi đối chư Phật Thế Tôn ba đời năm nhóm giới thảy và vô lượng vô biên công đức, hoặc đệ tử Phật đã trồng căn lành, hoặc Phật Thế Tôn trao ký ba Bồ đề cho các Bồ tát, Thanh văn, Ðộc giác. Loại hữu tình kia đã trồng căn lành, hoặc các trời, người, a tố lạc thảy đã trồng căn lành. Tất cả như thế nhóm hợp cân lường hiện tiền tùy hỷ hồi hướng Bồ đề”.

Ðã nói tùy hỷ hồi hướng như thế là đem có sở đắc mà làm phương tiện, nên như thế gian lộn tạp độc được trong uống ăn. Kẻ bổ đặc già la chủng tánh Bồ tát chẳng nên theo đã nói kia mà học. Vậy nên, Ðại Ðức nên nói làm sao cho thiện nam tử trụ Bồ tát thừa nên đối công đức căn lành chư Phật và các đệ tử thảy ba đời mười phương tùy hỷ hồi hướng khá gọi không độc?

Thiện Hiện đáp rằng: Nếu các Bồ tát muốn chẳng báng Phật mà phát tâm tùy hỷ hồi hướng ấy, nên khởi nghĩ này: “Như các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác như thật thông suốt công đức căn lành có tánh như thế, có tướng như thế, có pháp như thế mà khá tùy hỷ, ta nay cũng nên tùy hỷ như thế. Như các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác như thật thông suốt nên đem các việc phước nghiệp như thế hồi hướng Bồ đề, ta nay cũng nên hồi hướng như thế”. Nếu làm tùy hỷ hồi hướng như thế thời chẳng báng Phật, chẳng lẫn tạp các độc, lìa các lầm lỗi, khéo thuận Phật dạy.

Lại nữa, Bồ tát nên làm tùy hỷ hồi hướng như vầy: “Như nhóm giới thảy chẳng đọa ba cõi, chẳng nhiếp ba đời, tùy hỷ hồi hướng cũng lẽ như thế”. Sở dĩ vì sao? Ví như các pháp kia tự tánh không, nên chẳng đọa ba cõi, chẳng nhiếp ba đời, tùy hỷ hồi hướng cũng lại như thế. Nếu năng tùy hỷ hồi hướng như thế chẳng tạp các độc, không bị lỗi phá hoại. Nếu chẳng tùy hỷ hồi hướng như thế, phải biết là tà tùy hỷ hồi hướng.

Nếu các Bồ tát khởi nghĩ như vầy: “Như các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác như thật thông suốt các công đức thảy có pháp như thế khá nương pháp ấy phát sanh tùy hỷ hồi hướng không điên đảo, ta nay cũng nên nương pháp như thế phát sinh tâm tùy hỷ hồi hướng”. Ðấy là chính phát tùy hỷ hồi hướng.

Bấy giờ, Thế Tôn khen Thiện Hiện rằng: Hay thay, hay thay! Ngươi nay mới năng vì các Bồ tát làm Phật sự lớn lao.

Thiện Hiện phải biết: Giả sử các loại hữu tình thế giới Tam thiên đại thiên tất cả đều được bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, năm thần thông thảy, thế gian, xuất thế gian hữu tướng công đức. Một Bồ tát này sở khởi tùy hỷ hồi hướng không điên đảo, đối công đức kia là tối là thắng, là tôn là cao, là diệu là vi diệu, là thượng là vô thượng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Giả sử tất cả hữu tình thế giới Tam thiên đại thiên đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác. Mỗi mỗi trụ kiếp như cát Căng già, đem hữu sở đắc mà làm phương tiện, đều đem ác mặc, uống ăn, đồ nằm, thuốc chữa và các đồ vui thượng diệu cúng dường cung kính hữu tình thế giới như cát Căng già thường không gián đoạn. Nơi ý hiểu sao? Các Bồ tát này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Ðống phước như thế nếu có hình sắc, mười phương cõi đều như cát Căng già chẳng thể chứa hết.

Phật nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Nếu một Bồ tát do Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm nhiếp thọ, phát khởi tùy hỷ hồi hướng không điên đảo, chỗ được công đức đối Bồ tát trước đống phước có tướng trăm bội là hơn, ngàn bội là hơn cho đến cực số bội cũng lại là hơn.

Bấy giờ, bốn Ðại thiên vương đều cùng đồng quyến thuộc hai vạn Thiên tử đảnh lễ chân Phật, chấp tay cung kính thưa Thế tôn rằng: Các Bồ tát này sở khởi tùy hỷ hồi hướng không điên đảo, được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo nhiếp thọ nên uy lực rộng lớn, hơn trước đã nói thí có sở đắc nhiều trăm ngàn bội.

Khi ấy, Thiên Ðế Thích cho đến Thiên vương Tha Hóa Tự Tại đều cùng đồng quyến thuộc mười vạn Thiên tử đều cầm các thứ tràng hoa trời đẹp, hương bột hương xoa thảy, áo mặc, chuỗi ngọc, bảo tràng phan lọng, các ngọc quí lạ, tấu âm nhạc trời mà cúng dường Phật, đảnh lễ chân Phật, chấp tay thưa rằng: Các Bồ tát này sở khởi tùy hỷ hồi hướng không điên đảo, được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo nhiếp thọ, nên uy lực rộng lớn hơn trước đã nói thí có sở đắc nhiều trăm ngàn bội.

Khi ấy, Ðại Phạm thiên vương nói rộng cho đến trời Sắc cứu cánh đều cùng vô lượng trăm ngàn Thiên chúng đến trước chỗ Phật, đảnh lễ chân Phật, chấp tay cung kính đồng phát tiếng rằng: Bạch Thế Tôn! Hiếm có. Các Bồ tát này sở khởi tùy hỷ hồi hướng không điên đảo, được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện nhiếp thọ nên uy lực rộng lớn hơn trước đã nói thí có sở đắc nhiều trăm ngàn bội.

Bấy giờ, Phật bảo Tịnh cư thiên thảy các Thiên chúng rằng: Vả thôi tất cả hữu tình thế giới Tam thiên đại thiên đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, giả sử tất cả hữu tình thế giới chư Phật mười phương ngang cát Căng già đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác. Mỗi mỗi trụ kiếp như cát Căng già, đem có sở đắc mà làm phương tiện, đều cầm áo mặc uống ăn, đồ nằm thuốc chữa và các đồ vui thượng diệu cúng dường cung kính hữu tình thế giới như cát Căng già thường không gián đoạn.

Nếu có Bồ tát duyên khắp chư Phật Thế Tôn ba đời sở hữu nhóm giới, nhóm định, nhóm huệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến và vô lượng vô biên các Phật pháp, hoặc các đệ tử có bao căn lành, hoặc các hữu tình sở tu pháp lành. Tất cả như thế nhóm hợp cân lường hiện tiền phát khởi tùy hỷ cùng hành các việc phước nghiệp rất tôn rất thắng, rất thượng rất diệu. Lại đem tùy hỷ cùng hành các việc phước nghiệp như thế hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở khởi tùy hỷ hồi hướng như thế, chỗ được công đức hơn trước đã nói nhóm phước hữu tướng vô lượng vô biên chẳng thể xưng kể được.

Bấy giờ, Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Như Thế Tôn nói hiện tiền phát khởi tùy hỷ cùng hành các việc phước nghiệp rất tôn rất thắng, rất thượng rất diệu. Vì sao gọi là tùy hỷ cùng hành các việc phước nghiệp rất tôn rất thắng rất thượng rất diệu?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát đối pháp ba đời chẳng lấy chẳng bỏ, chẳng niệm chẳng đắc, biết không có pháp đã chính sẽ sanh, biết không có pháp đã chính sẽ diệt, như pháp thật tánh phát sanh tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Như vậy gọi là tùy hỷ cùng hành các việc phước nghiệp rất tôn rất thắng rất thượng rất diệu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát muốn đối ba đời chư Phật Thế Tôn và các đệ tử thảy, bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã và chánh giải thoát, giải thoát tri kiến tương ưng căn lành, phát sanh tùy hỷ hồi hướng không điên đảo nên khởi nghĩ này:

“Như chơn giải thoát, bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã tương ưng căn lành cũng lại như thế. Như chơn giải thoát, nhóm giới, nhóm định, nhóm huệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến tương ưng căn lành cũng lại như thế. Như chơn giải thoát, có bao thắng giải cũng lại như thế. Như chơn giải thoát, tùy hỷ hồi hướng cũng lại như thế.

Như chơn giải thoát, tất cả các pháp quá khứ đã diệt cũng lại như thế. Như chơn giải thoát, tất cả các pháp vị lai chưa sanh cũng lại như thế. Như chơn giải thoát, tất cả các pháp hiện tại hiện chuyển cũng lại như thế.

Như chơn giải thoát, quá khứ vô lượng vô số thế giới chư Phật Thế Tôn và đệ tử thảy cũng lại như thế. Như chơn giải thoát, vị lai vô lượng vô số thế giới chư Phật Thế Tôn và đệ tử thảy cũng lại như thế. Như chơn giải thoát, hiện tại vô lượng vô số thế giới chư Phật Thế Tôn và đệ tử thảy cũng lại như thế.

Các pháp như thế, chơn như pháp tánh không mặt không lưng, không buộc không mở, không dơ không sạch, ta đối công đức căn lành như thế hiện tiền tùy hỷ đem không dời chuyển và không mất hoại, không tướng không đắc mà làm phương tiện hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề”. Như vậy gọi là tùy hỷ hồi hướng rất tôn rất thắng, rất thượng rất diệu.

Thiện Hiện phải biết: Như thế tùy hỷ hồi hướng không điên đảo, chỗ được công đức đối tất cả hữu tình thế giới mười phương đều như số cát Căng già đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, mỗi mỗi trụ kiếp như cát Căng già đem có sở đắc mà làm phương tiện đều cầm áo mặc, uống ăn, đồ nằm, thuốc chữa và các đồ vui hạng thượng cúng dường cung kính tất cả hữu tình mười phương cõi đều như các Căng già thường không gián đoạn, chỗ được phước thí và đối tất cả hữu tình thế giới chư Phật mười phương ngang cát Căng già, mỗi mỗi trụ kiếp như cát Căng già đem có sở đắc mà làm phương tiện, sở tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã tương ưng căn lành, trăm bội là hơn, ngàn bội là hơn, cho đến cực số cũng bội là hơn.

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 23

Quyển thứ: 551 | 552 | 553 | 554 | 555

 556 | 557 | 558 | 559 | 560 | 561 | 562  | 563 | 564 | 565

 566 | 567  | 568 | 569 | 570 | 571 | 572 | 573 | 574 | 575

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Chân Hiền Tịnh
Cập nhật: 01-12-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Thuyền xuân hãy sống trong giây phút hiện luật nghi khất Xuân trong ta tâm nguyện thiết tha Nghiện chụp ảnh tự sướng dưới xuất Tha chua chuong pho hien Cu Ngủ bao nhiêu là đủ Khuyến nghị mới Phà Long con duong sanh tu va con duong bat tu Khánh Hòa Tưởng niệm lần thứ 48 tinh chu chỉ trong một chớp Pháp du Bà Rịa Vũng Tàu Tang lễ cố Ni sư hay song trong giay phut hien tai chương viii thời kỳ đầu của phật 8217 knock out truyện 27 Sử tình thiền Tản văn Ánh trăng rằm tuổi thơ an chay niệm hoÃ Æ lễ phật rộng tang Hoạ chánh u rượu sứ khai niem phat giao ve nghe thuat y niem Chua thiểu chung cÃÆy mÃƒÆ Nhờ thờ Phật mà thoát khổ