Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 24

Tựa

Hội Thứ Mười

Phần Lý Thú Bát Nhã

Đường, Sa Môn Huyền Tắc chế tác tại chùa Tây Minh

 

Phần lý Thú Bát Nhã là do cứu xét ý chỉ quy về của các Hội làm mối chính buộc các thiên chương chứa nhóm, lời lẽ tinh vi mà linh động, để soi ý tượng dấy lên lời. Vậy nên dọn đám rừng Đức bảo thời huệ Kim cương là tối cực, mà sức soi xét sáng khắp là trí Viên kính phải được cư tôn.

Sở dĩ trên hội tập Thiên cung, nhân vị trời Tự Tại mà làm tâm biểu. Cũng nơi đây lại khai cửa Bảo điện, gởi ngọc ma ni vào để làm tiêu biểu; thuyết minh qui mô thù thắng Bát Nhã mới là chỗ chứa sâu rộng của các hạnh. Cho nên năng làm chủ trưởng chốn đại địa và dắt dẫn sách tấn bậc Thượng thừa.

Đã được "một" làm khuôn khổ cho chơn đế, rồi lại  thổi "muôn" để thành sự tục đế (như là thổi thủy tinh). Hạnh vị đã gồm đủ là núi Đức dựng cao mà hùng đẹp. Câu nghĩa đã trọn đủ, là nuốt trùm biển Giáo hải lóng lánh sâu rộng. Thế ấy mới thu nhiếp được những căn khí chơn tịnh cho vào xe pháp rộng lớn bao la. Cái Ấn Tánh đóng lên đống đá là thành văn; chiếc Mão Trí trùm lên núi cao tức thì bay chất.

Nhiên hậu lên ngôi Quán đảnh, mở cửa tổng trì; đem tâm tịch diệt trụ tánh bình đẳng, rửa trừ hý luận. Nói không chỗ nói, dứt bỏ vọng tưởng; nghĩ chẳng thể nghĩ, đủ khiến vui, giận chung tình, rời mới xem kẻ oán người thân thảy là bình đẳng. Danh tự này giả dối, ngang đồng pháp giới thẳm sâu; chướng lậu chưa tiêu dung, đều xa lìa nơi Bồ đề. Tin ôi nơi tâm ngưng ý chỉ sâu xa, nghĩa lý sáng sủa, lời lẽ rõ ràng; nói lý thời lý sâu thẳm trong hoàn vũ, luận thú thời thú xa suốt ngoài biên thùy.

Tuy là một pho đơn dịch mà gồm đủ các phần. Nếu chẳng lưu tâm ý đây, ngâm vịnh văn này, làm gì có thể chỉ dẫn gặp nhau nơi bến mê để sưu tầm Mật Tạng hiếm có vậy!

Thích Trí Nghiêm phụng dịch

 

 

Quyển thứ 578

Hội Thứ Mười

Phần

Lý Thú Bát Nhã

 

Tôi nghe như vầy:

Một thuở, Đức Bạc Già Phạm Thế Tôn diệu khéo trọn nên tất cả Như Lai Kim Cương trụ trì trí tánh bình đẳng, các thứ công đức thù thắng hiếm có. Đã năng khéo được tất cả Như Lai mão báu quán đảnh vượt khỏi ba cõi. Đã năng khéo được tất cả Như Lai trí khắp Kim cương đại quán tự tại. Đã được viên mãn tất cả Như Lai trí ấn đại diệu quyết định các pháp. Đã khéo viên chứng tất cả Như Lai ấn tánh bình đẳng rốt ráo vắng lặng, đối các sự nghiệp phải làm đã đều được khéo léo thành xong không thừa. tất cả các mong cầu của hữu tình, tùy kia không tội đều được thỏa mãn đầy đủ và khéo an trụ ba đời bình đẳng thường không dứt hết, soi khắp rộng lớn tánh thân ngữ tâm in như kim cương ngang đồng các Như Lai không động không hoại.

Đức Bạc Già Phạm đây trụ trên đảnh cõi Dục, trong cung Thiên vương Tha Hóa Tự Tại, chỗ được tất cả Như Lai thường đã dạo, đồng cùng khen mỹ điện Đại Bảo tạng xinh đẹp. Điện làm thành bằng ngọc vô giá mạc ni, các thứ ngọc quý trau dồi lẫn lộn, các sắc rọi xen phóng ra ánh sáng lớn. Có chuông ngọc, linh vàng treo giăng mọi chỗ, gió nhẹ thổi động phát ra tiếng tăm hòa nhã. Lọng thêu phướn dệt, phan hoa văn vẻ phất qua lại. Chuỗi ngọc anh lạc như trăng đầy nửa tháng thảy các thứ dùng trau dồi lẫn lộn. Dù cho Hiền Thánh trời tiên cũng phải ưa muốn.

Cùng đồng tám ngàn ức chúng Đại Bồ tát, tất cả đều đủ môn đà la ni, môn tam ma địa, diệu biện vô ngại. Loại như thế thảy vô lượng công đức, giả sử trải lâu nhiều kiếp khen chẳng thể hết. Quý danh các ngài là: Kim Cương Thủ Bồ tát Ma ha tát, Kim Cương Quyền Bồ tát Ma ha tát, Diệu Cát Tường Bồ tát Ma ha tát, Đại Không Tạng Bồ tát Ma ha tát, Phát Tân Tức Chuyển Pháp Luân Bồ tát Ma ha tát, Tồi Phục Tất Cả Ma Oán Bồ tát Ma ha tát. Bậc thượng thủ như thế có tám trăm vạn chúng Đại Bồ tát vây quanh trước sau, tuyên nói Chánh pháp lành trước giữa sau, văn nghĩa khéo đẹp, thuần một viên mãn thanh bạch phạm hạnh.

Bấy giờ, Thế Tôn vì các Bồ tát thuyết pháp môn thanh tịnh tất cả pháp lý thú Bát nhã thẳm sâu mầu nhiệm. Pháp môn đấy tức là câu nghĩa Bồ tát.

Vì sao gọi là câu nghĩa Bồ tát? Nghĩa là câu nghĩa rất diệu lạc thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa các kiến dứt hẳn thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa nhiệm mầu vui thích thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa dứt hẳn khát ái   thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa vượt khỏi thai tạng thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa các đức trang nghiêm thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa ý rất khoái thích thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa được ánh sáng lớn thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa thân khéo an vui thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa ngữ khéo an vui thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa ý khéo an vui thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa sắc uẩn vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa thọ tưởng hành thức uẩn vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa nhãn xứ không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa sắc xứ vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa thanh hương vị xúc pháp xứ vắꮧ không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa nhãn giới vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa nhĩ tỷ thiệt thân ý giới vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa sắc giới vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa thanh hương vị xúc pháp giới vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa nhãn thức giới vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa nhãn xúc vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa địa giới vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa thủy hỏa phong không thức giới vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa khổ thánh đế vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. câu nghĩa tập diệt đạo thánh đế vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa nhân duyên vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa vô minh vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa hành, thức, danh sắc, sáu chỗ, xúc , thọ ái thủ , hữu, sanh, lão tử vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa bố thí Ba la mật đa vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa chơn như vắng khong thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư dối, tánh chẳng biến khác, tánh bình đẳng, tánh lìa sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cõi hư không, cõi chẳng nghĩ bàn vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa bốn tĩnh lự vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa bốn vô lượng, bốn vô sắc định vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa bốn niệm trụ vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa không giải thoát môn vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa vô tướng, vô nguyện giải thoát môn vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa tám giải thoát vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. câu nghĩa tám thắng xứ, chín định thứ lớp, mười biến xứ vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa Cực hỷ địa vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. câu nghĩa Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa Tịnh quán địa vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. câu nghĩa Chủng tánh địa, Đệ bát địa, Cụ kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa, Độc giác địa, Bồ tát địa, Như Lai địa vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa tất cả đà la ni môn vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa tất cả tam ma địa vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa năm nhãn vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa sáu thần thông vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa Như Lai mười lực vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa ba mươi hai tướng vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa tám mươi tùy hảo vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa pháp vô vong thất vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa tánh hằng trụ xả vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa nhất thiết trí vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vắng không thanh tịnh  là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa tất cả pháp dị sanh vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa tất cả pháp Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác, Bồ tát, Như Lai vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Câu nghĩa tất cả pháp thiện, phi thiện vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát. Câu nghĩa tất cả pháp hữu vô ký, pháp hữu lậu vô lậu, pháp hữu vi vô vi, pháp thế gian xuất thế gian vắng không thanh tịnh là câu nghĩa Bồ tát.

Sở dĩ vì sao ? Vì tất cả pháp tánh tự tánh không, nên tự tánh xa lìa. Do xa lià nên tự tánh vắng lặng. Do vắng lặng nên tự tánh thanh tịnh . Do thanh tịnh nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm thanh tịnh hơn hết. Bát nhã Ba la mật đa như thế, phải biết tức là câu nghĩa Bồ tát. Chúng các Bồ tát đều nên tu học.

Phật nói pháp lý thú Bát nhã câu nghĩa Bồ tát thanh tịnh như thế rồi, bảo Kim Cương Thủ Bồ tát thảy rằng: Nếu có kẻ được nghe pháp môn tất cả pháp thẳm sâu mầu nhiệm lý thú Bát nhã thanh tịnh đây hết lòng tin thọ, cho đến sẽ ngồi tòa Diệu Bồ đề, tất cả chướng ngăn che khuất đều chẳng nhiễm được. Nghĩa là phiền não chướng, nghiệp chướng, báo chướng, dù cho chứa nhóm nhiều mà chẳng thể nhiễm. Dù cho đã gây các thứ cực trọng ác nghiệp cũng dễ tiêu diệt, chẳng đọa ác thú.

Nếu năng thọ trì, ngày ngày đọc tụng, tinh siêng không gián đoạn, suy gẫm đúng lý, kia ở đời này định tất cả pháp tánh bình đẳng trì, đối tất cả pháp hằng được tự tại, hằng thọ tất cả vui mừng thắng diệu, phải trải qua mười sáu đời làm Đại Bồ tát, định được Như Lai chấp kim cương tánh, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, Thế Tôn lại nương tướng Như Lai soi khắp, vì các Bồ tát tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa pháp tánh vắng lặng tất cả Như Lai, lý thú thẳm sâu hiện môn Đẳng giác. Nghĩa là tánh Kim cương bình đẳng hiện môn Đẳng giác, vì Đại Bồ đề là chắc chắn khó hoại như kim cương vậy. Nghĩa tánh bình đẳng hiện môn Đẳng giác, vì Đại Bồ đề là nghĩa nhất vậy. Pháp tánh bình đẳng hiện môn Đẳng giác, vì Đại Bồ đề tự tánh tịnh vậy. Tất cả pháp tánh bình đẳng hiện môn Đẳng giác, vì Đại Bồ đề đối tất cả pháp không phân biệt vậy.

Phật nói pháp tánh vắng lặng lý thú Bát nhã hiện Đẳng giác như thế rồi, bảo Kim Cương Thủ Bồ tát rằng: Nếu có kẻ được nghe bốn thứ lý thú Bát nhã hiện môn Đẳng giác như thế, tin hiểu thọ trì, đọc tụng tu tập, cho đến sẽ ngồi tòa Diệu Bồ đề, dù cho gây tất cả ác nghiệp rất nặng đi nữa cũng năng vượt qua khỏi tất cả ác thú, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, Thế Tôn lại nương tướng Thích ca Mâu Ni Như Lai điều phục tất cả ác pháp, vì các Bồ tát tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa nhiếp thọ tất cả pháp tánh bình đẳng là pháp môn lý thú sâu thẳm khắp hơn hết. Nghĩa là tánh tham dục không hý luận, nên tánh giận dữ cũng không hý luận. Tánh giận dữ không hý luận, nên tánh ngu si cũng không hý luận. Tánh ngu si không hý luận, nên tánh do dự cũng không hý luận. Tánh do dự không hý luận nên tánh các kiến cũng không hý luận. Tánh các kiến không hý luận, nên tánh kiêu mạn cũng không hý luận. Tánh kiêu mạn không hý luận, nên tánh các buộc cũng không hý luận. Tánh các buộc không hý luận, nên tánh phiền não cấu cũng không hý luận. Tánh phiền não cấu không hý luận, nên tánh các ác nghiệp cũng không hý luận. Tánh các ác nghiệp không hý luận, nên tánh các quả báo cũng không hý luận. Tánh các quả báo không hý luận, nên tánh pháp tạp nhiễm cũng không hý luận. Tánh pháp tạp nhiễm không hý luận, nên tánh pháp thanh tịnh cũng không hý luận. Tánh pháp thanh tịnh không hý luận, nên tánh tất cả pháp cũng không hý luận. Tánh tất cả pháp không hý luận, nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa cũng không hý luận.

Phật nói pháp điều phục các ác lý thú bát nhã khắp hơn như thế rồi, bảo Kim Cương Thủ Bồ tát thảy rằng: Nếu có kẻ được nghe lý thú sâu thẳm Bát nhã ba la mật đa như thế, tin hiểu thọ trì, đọc tụng tu tập; giả sử sát hại sở nhiếp tất cả hữu tình trong ba cõi mà chẳng bởi đấy đọa nơi địa ngục, bàng sanh, quỉ giới. Vì năng điều phục được tát cả phiền não và tùy phiền não ác nghiệp thảy, nên thường sanh thiện thú hưởng vui thắng diệu, tu các hạnh Bồ tát Ma ha tát, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, Thế Tôn lại đem tướng Như Lai tánh tịnh, vì các Bồ tát tuyên nói pháp môn Bát nhã Ba la mật đa tánh tất cả pháp bình đẳng ấn quán tự tại diệu trí lý thú sâu thẳm thanh tịnh. Nghĩa là bản tánh tất cả tham dục thanh tịnh rất soi sáng, nên năng khiến thế gian giận dữ thanh tịnh. Bản tánh tất cả giận dữ thanh tịnh rất soi sáng, nên năng khiến thế gian ngu si thanh tịnh. Bản tánh tất cả ngu si thanh tịnh rất soi sáng nên năng khiến thế gian nghi ngờ thanh tịnh. Bản tánh tất cả nghi ngờ thanh tịnh rất soi sáng, nên năng khiến thế gian kiến thú thanh tịnh. Bản tánh tất cả kiến thú thanh tịnh rất soi sáng, nên năng khiến thế gian kiêu mạn thanh tịnh.

Bản tánh tất cả kiêu mạn thanh tịnh rất soi sáng nên năng khiến thế gian buộc gút thanh tịnh. Bản tánh tất cả buộc gút thanh tịnh rất soi sáng, nên năng khiến thế gian bẩn uế thanh tịnh. Bản tánh tất cả bẩn uế thanh tịnh rất soi sáng, nên năng khiến thế gian ác pháp thanh tịnh. Bản tánh tất cả ác pháp thanh tịnh rất thanh tịnh rất soi sáng, nên năng khiến thế gian sanh tử thanh tịnh.

Bản tánh tất cả sanh tử thanh tịnh rất soi sáng, nên năng khiến thế gian các pháp thanh tịnh. Vì bản tánh tất cả pháp thanh tịnh rất soi sáng, nên năng khiến thé gian hữu tình thanh tịnh. Bản tánh tất cả hữu tình thanh tịnh rất soi sáng, nên năng khiến thế gian tất cả trí thanh tịnh. Vì bản tánh tất cả trí thanh tịnh rất soi sáng, nên năng khiến thế gian Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm rất thanh tịnh hơn hết.

Phật nói pháp trí ấn bình đẳng lý thú Bát nhã thanh tịnh như thế rồi, bảo Kim Cương Thủ Bồ tát thảy rằng: Nếu có kẻ được nghe lý thú Bát nhã Ba la mật đa thanh tịnh như thế, tin hiểu thọ trì, đọc tụng tu tập, mặc dù ở trong đống tất cả tham sân si thảy khách trần phiền não bẩn uế mà giống như hoa sen, chẳng bị tất cả lỗi lầm khách trần bẳn uế làm ô nhiễm, thường năng tu tập thắng hạnh Bồ tát, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, Thế Tôn lại nương tất cả tướng Như Lai thắng chủ ba cõi, vì các Bồ tát tuyên nói pháp môn Bát nhã Ba la mật đa tất ca Như Lai hòa hợp trí tạng quán đảnh lý thú thẳm sâu. Nghĩa là đem thế gian ngôi Quán đảnh thí, sẽ được ngôi quả Pháp Vương ba cõi. Đem xuất thế gian nghĩa Vô thượng thí, sẽ được tất cả mong muốn đầy đủ. Đem xuất thế gian pháp Vô thượng thí đối tất cả pháp sẽ được tự tại. nếu đem thế gian của ăn thảy thí, sẽ được vui tất cả thân ngữ tâm. Nếu đem các thứ của pháp thảy thí, năng khiến bố thí ba la mật đa mau được viên mãn. Thọ trì các thứ cấm giới thanh tịnh, năng khiến tịnh giới Ba la mật đa mau được viên mãn. Đối tất cả các việc tu học an nhẫn, năng khiến an nhẫn Ba la mật đa mau được viên mãn. Đối tất cả thời tu tập tinh tiến, năng khiến tinh tiến Ba la mật đa mau được viên mãn. Đối tất cả cảnh tu hành tĩnh lự, năng khiến tĩnh lự Ba la mật đa mau được viên mãn. Đối tất cả pháp thường tu diệu huệ, năng khiến Bát nhã Ba la mật đa mau được viên mãn.

Phật nói pháp Trí tạng pháp môn quán đảnh lý thú Bát nhã như thế rồi, bảo Kim Cương Thủ Bồ tát thảy rằng: Nếu có kẻ được nghe pháp môn thọ Trí tạng đảnh lý thú thẳm sâu, tin hiểu thọ trì, đọc tụng tu tập, mau được đầy đủ các hạnh Bồ tát, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, Thế Tôn lại nương tất cả tướng Như Lai trí ấn, Như Lai trì pháp môn bí mật tất cả phật, vì các Bồ tát tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa pháp môn Kim cương lý thú thẳm sâu tất cả Như Lai trụ trì trí ấn. Nghĩa là nhiếp thọ đủ tất cả Như Lai Kim cương thân ấn, sẽ chứng pháp thân tất cả Như Lai. Hoặc nhiếp thọ đủ tất cả Như Lai Kim cương ngữ ấn, đối tất cả pháp sẽ được tự tại. Hoặc nhiếp thọ đủ tất cả Như Lai kim cương trí ấn, đối tất cả định sẽ được tự tại. Hoặc nhiếp thọ đủ tất cả Như Lai Kim cương trí ấn, năng được tối thượng diệu thân ngữ tâm in như kim cương, không động không hoại.

Phật nói pháp Kim cương lý thú Bát nhã Như Lai trí ấn như thế rồi, bảo Kim Cương Thủ Bồ tát thảy rằng: Nếu có kẻ được nghe  pháp môn Kim cương lý thú thẳm sâu trí ấn như thế, tin hiểu thọ trì, đọc tụng tu tập, tất cả sự nghiệp đều được thành xong, thường cùng tất cả thắng sự hòa hợp, sở dục tu hành tất cả thắng trí, các thắng phước  nghiệp đều mau viên mãn, sẽ được thân ngữ tâm tối thắng thanh tịnh in như kim cương chẳng thể phá hoại, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, Thế Tôn lại nương tất cả tướng Như Lai pháp không hý luận, vì các Bồ tát tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa pháp môn chữ "Luân" bánh xe lý thú sâu thẳm, không có tất cả pháp, vì trống không vô tự tánh vậy. Tất cả pháp vô tướng, vì lìa các tướng vậy. Tất cả pháp vô nguyện, vì không sở nguyện vậy. Tất cả pháp xa lìa, vì không chỗ dính vậy. Tất cả pháp vắng lặng,vì vắng dứt hẳn vậy. Tất cả pháp vô thường, vì tánh thường vô vậy. Tất cả pháp vô lạc, vì chẳng phải đáng vui vậy. Tất cả pháp vô ngã, vì chẳng tự tại vậy. Tất cả pháp vô tịnh, vì lìa tướng sạch vậy. tất cả pháp bất khả đắc, vì suy tầm nơi tánh chẳng thể được vậy. Tất cả pháp chẳng nghĩ bàn, vì nghĩ bàn nơi tánh không bị có vậy. Tất cả pháp không bị có, vì nhiều duyên hòa hợp giả thi thiết vậy. Tất cả pháp không hý luận, vì bản tánh vắng không xa lìa nói vậy. Tất cả pháp bản tánh thanh tịnh, vì Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm bản tánh tịnh vậy.

Phật nói pháp chữ "Luân" lý thú Bát nhã lìa các hý luận như thế rồi, bảo Kim Cương Thủ Bồ tát thảy rằng: Nếu có kẻ được nghe pháp môn chữ "Luân" lý thú Bát nhã không hý luận đây tin hiểu thọ trì, đọc tụng tu tập, đối tất cả pháp được trí vô ngại, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, Thế Tôn lại nương tất cả tướng Như Lai Như Lai luân nhiếp, vì các Bồ tát tuyên nói pháp môn tánh bình đẳng Bát nhã Ba la mật đa lý thú sâu thẳm vào đại luân rộng lớn. Nghĩa là vào tánh Kim cương bình đẳng, năng vào được tất cả Như Lai tánh luân vậy. Vào tánh nghĩa bình đẳng, năng vào được tất cả Bồ tát tánh luân vậy. Vào tánh pháp bình đẳng năng vào được tất cả pháp tánh luân vậy. 

Vào tánh uẩn bình đẳng, năng vào được tất cả uẩn tánh luân vậy. Vào tánh xứ bình đẳng, năng vào được tất cả xứ tánh luân vậy. Vào tánh giới bình đẳng, năng vào được tất cả giới tánh luân vậy.

Vào tánh đế bình đẳng, năng vào được tất cả đế tánh luân vậy. Vào tánh duyên khởi bình đẳng, năng vào được tất cả duyên khởi tánh luân vậy. Vào tánh bảo bình đẳng, năng vào được tất cả bảo tánh luân vậy. Vào tánh ăn bình đẳng, năng vào được tất cả ăn tánh luân vậy.

Vào tánh thiện pháp bình đẳng, năng vào được tất cả thiện pháp tánh luân vậy. Vào tánh phi thiện pháp bình đẳng, năng vào được tất cả phi thiện pháp tánh luân vậy.

Vào tánh pháp hữu ký bình đẳng, năng vào được tất cả pháp hữu ký tánh luân vậy. Vào tánh pháp vô ký bình đẳng, năng vào được tất cả pháp vô ký tánh luân vậy.

Vào tánh pháp hữu lậu bình đẳng, năng vào được tất cả pháp hữu lậu tánh luân vậy. Vào tánh pháp vô lậu bình đẳng, năng vào được tất cả pháp vô lậu tánh luân vậy.

Vào tánh pháp hữu vi bình đẳng, năng vào được tất cả pháp hữu vi tánh luân vậy. Vào tánh pháp vô vi bình đẳng, năng vào được tất cả pháp vô vi tánh luân vậy.

Vào tánh pháp thế gian bình đẳng, năng vào được tất cả pháp thế gian tánh luân vậy. Vào tánh pháp xuất thế gian bình đẳng, năng vào được tất cả pháp xuất thế gian tánh luân vậy.

Vào tánh pháp dị sanh bình đẳng, năng vào được tất cả pháp dị sanh tánh luân vậy. Vào tánh pháp Thanh văn bình đẳng, năng vào được tất cả pháp Thanh văn tánh luân vậy. Vào tánh pháp Độc giác bình đẳng, năng vào được tất cả pháp Độc giác tánh luân vậy.

Vào tánh pháp Bồ tát bình đẳng, năng vào được tất cả pháp Bồ tát tánh luân vậy. Vào tánh pháp Như Lai bình đẳng, năng vào được tất cả pháp Như Lai tánh luân vậy. Vào tánh hữu tình bình đẳng, năng vào được tất cả hữu tình tánh luân vậy. Vào tánh tất cả bình đẳng, năng vào được tất cả tánh luân vậy.

Phật nói tánh bình đẳng lý thú Bát nhã vào đại luân rộng lớn như thế rồi, bảo Kim Cương Thủ Bồ tát thảy rằng: Nếu có kẻ  được nghe pháp môn tánh bình đẳng lý thú sâu thẳm luân tánh như thế, tin hiểu thọ trì, đọc tụng tu tập, năng khéo ngộ vào được các tánh bình đẳng, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, Thế Tôn lại nương tất cả tướng Như Lai chơn tịnh phước điền rộng thọ cúng dường, vì các Bồ tát tuyên nói pháp môn Vô thượng lý thú sâu thẳm tất cả cúng dương của Bát nhã Ba la mật đa. Nghĩa là phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, đối các Như Lai rộng thiết cúng dường. Tu hành tất cả phần pháp Bồ đề, đối các Như Lai rộng thiết cúng dường.

Tu hành tất cả tổng trì đẳng trì, đối các Như Lai rộng thiết cúng dường. Tu hành tất cả năm nhãn, sáu thần thông, đối các Như Lai rộng thiết cúng dường. Tu hành tất cả tĩnh lự, giải thoát, đối các Như Lai rộng thiết cúng dường. Tu hành tất cả từ bi hỷ xả, đối các Như Lai rộng thiết cúng dường. Tu hành tất cả pháp Phật bất cộng, đối các Như Lai rộng thiết cúng dường.

Quán tất cả pháp hoặc thường hoặc vô thường đều bất khả đắc, đối các Như Lai rộng thiết cúng dường. Quán tất cả pháp hoặc vui hoặc khổ đều bất khả đắc, đối các Như Lai rộng thiết cúng dường. Quán tất cả pháp hoặc ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc, đối các Như Lai rộng thiết cúng dường.

Quán tất cả pháp hoặc không hoặc bất không đều bất khả đắc. Quán tất cả pháp hoặc có tướng hoặc không tướng đều bất khả đắc, đối các Như Lai rộng thiết cúng dường. Quán tất cả pháp hoặc có nguyện hoặc không nguyện đều bất khả đắc, đối các Như Lai rộng thiết cúng dường. Quán tất cả pháp hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa đều bất khả đắc, đối các Như Lai rộng thiết cúng dường. Quán tất cả pháp hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng đều bất khả đắc, đối các Như Lai rộng thiết cúng dường.

Đối Bát nhã Ba la mật đa biên chép lóng nghe, thọ trì đọc tụng, suy gẫm tu tập, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu bố, hoặc tự cúng dường, hoặc chuyển thí người, đối các Như Lai rộng thiết cúng dường.

Phật nói pháp môn Vô thượng lý thú sâu thẳm chơn tịnh cúng dường như thế rồi, bảo Kim Cương Thủ Bồ tát thảy rằng: Nếu có kẻ được nghe pháp môn Vô thượng lý thú Bát nhã cúng dường như thế, tin hiểu thọ trì, đọc tụng tu tập mau được viên mãn các hạnh Bồ tát, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, Thế Tôn lại nương tất cả tướng Như Lai năng khéo điều phục vì các Bồ tát  tuyên nói pháp môn trí tạng lý thú sâu thẳm nhiếp thọ trí mật điều phục hữu tình của Bát nhã Ba la mật đa. Vì tánh bình đẳng tất cả hữu tình tức tánh giận bình đẳng. Tánh điều phục tất cả hữu tình tức tánh giận điều phục. Tánh chơn pháp tất cả hữu tình tức tánh giận chơn pháp.

Tánh chơn như tất cả hữu tình tức tánh giận chơn như. Tánh pháp giới tất cả hữu tình tức tánh giận pháp giới. Tánh ly sanh tất cả hữu tình tức tánh giận ly sanh. Tánh thực tế tất cả hữu tình tức tánh giận thật tế.

Tánh bản không tất cả hữu tình tức tánh giận bản không. Tánh vô tướng tất cả hữu tình tức tánh giận vô tướng. Tánh vô nguyện tất cả hữu tình tức tánh giận vô nguyện.

Tánh xa lìa tất cả hữu tình tức tánh giận xa lìa. Tánh vắng lặng tất cả hữu tình tức tánh giận vắng lặng. Tánh bất khả đắc tất cả hữu tình tức tánh giận bất khả đắc. Tánh vô sở hữu tất cả hữu tình tức tánh giận vô sở hữu. Tánh khó nghĩ bàn tất cả hữu tình tức tánh giận khó nghĩ bàn. Tánh không hý luận tất cả hữu tình tức tánh giận không hý luận. Tánh như kim cương tất cả hữu tình tức tánh giận như kim cương.

Sở dĩ vì sao? Vì tánh chơn điều phục tất cả hữu tình tức là Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng là Bát nhã ba la mật đa, cũng là Nhất thiết trí trí chư Phật.

Phật nói pháp môn trí tạng lý thú sâu thẳm năng khá điều phục như thế rồi, bảo Kim Cương Thủ Bồ tát thảy rằng: Nếu có kẻ được nghe pháp môn trí tạng lý thú Bát nhã điều phục như thế, tin hiểu thọ trì, đọc tụng tu tập, năng tự điều phục được lỗi giận dữ thảy, cũng năng điều phục tất cả hữu tình thường sanh thiện thú thọ các diệu lạc, oán địch hiện đời đều khởi từ tâm, năng khéo tu hành các hạnh Bồ tát, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, Thế Tôn lại nương tất cả tướng Như Lai pháp tánh bình đẳng năng khéo gây dựng, vì các Bồ tát tuyên nói pháp môn tối thắng lý thú sâu thẳm tánh tất cả pháp Bát nhã Ba la mật đa. Nghĩa là tất cả hữu tình tánh bình đẳng, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm tánh cũng bình đẳng. Tất cả pháp tánh bình đẳng, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm tánh cũng bình đẳng.

Tất cả hữu tình tánh điều phục, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm tánh cũng điều phục. Tất cả pháp tánh điều phục, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm tánh cũng điều phục.

Tất cả hữu tình có thật nghĩa, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng có thật nghĩa. tất cả pháp có thật nghĩa, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng có thật nghĩa.

Tất cả hữu tình tức chơn như, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng tức chơn như. Tất cả pháp tức chơn như, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng tức chơn như.

Tất cả hữu tình tức pháp giới, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng tức pháp giới. Tất cả pháp tức pháp giới, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng tức là pháp giới.

Tất cả hữu tình tức pháp tánh, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng tức pháp tánh. Tất cả pháp tức pháp tánh, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng tức pháp tánh.

Tất cả hữu tình tức thật tế, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng tức thật tế. Tất cả pháp tức thật tế, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng tức thật tế.

Tất cả hữu tình tức vốn không, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng tức vốn không. Tất cả pháp tức vốn không, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng tức vốn không.

Tất cả hữu tình tức không tướng, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng tức không tướng. Tất cả pháp tức không tướng, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng tức không tướng.

Tất cả hữu tình không nguyện, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng tức không nguyện. Tất cả pháp tức không nguyện, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng tức không nguyện.

Tất cả hữu tình tức xa lìa, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng tức xa lìa. Tất cả pháp tức xa lìa, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng tức xa lìa.

Tất cả hữu tình tức vắng lặng, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng tức vắng lặng. Tất cả pháp tức vắng lặng, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng tức vắng lặng.

Tất cả hữu tình bất khả đắc, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng bất khả đắc. Tất cả pháp bất khả đắc, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng bất khả đắc.

Tất cả hữu tình vô sở hữu, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng vô sở hữu. Tất cả pháp vô sở hữu, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng vô sở hữu.

Tất cả hữu tình chẳng nghĩ bàn, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng nghĩ bàn. Tất cả pháp chẳng nghĩ bàn, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng nghĩ bàn.

Tất cả hữu tình không hý luận, nên Bát nhã ba la mật đa sâu thẳm cũng không hý luận. Tất cả pháp không hý luận, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng không hý luận.

Tất cả hữu tình không ngằn mé, nên bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm không ngằn mé. Tất cả pháp không ngằn mé, nên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng không ngằn mé.

Tất cả hữu tình có nghiệp dụng nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng có nghiệp dụng. Tất cả pháp có nghiệp dụng nên phải biết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng có nghiệp dụng.

Phật nói pháp môn rất thắng tánh lý thú sâu thẳm, tánh bình đẳng như thế rồi, bảo Kim Cương Thủ Bồ tát thảy rằng: Nếu có kẻ được nghe pháp môn rất thắng lý thú Bát nhã bình đẳng như thế, tin hiểu thọ trì, đọc tụng tu tập, thời năng thông suốt được pháp tánh bình đẳng Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, đối các hữu tình tâm không trở ngại, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, Thế Tôn lại nương tất cả tướng Như Lai trụ trì tạng pháp, vì các Bồ tát tuyên nói pháp môn thắng tạng lý thú sâu thẳm tất cả hữu tình trụ trì đầy khắp của Bát nhã Ba la mật đa. Nghĩa là tất cả hữu tình đều Như Lai tạng, vì tự thể Phổ Hiền Bồ tát khắp vậy.

Tất cả hữu tình đều kim cương tạng, vì được Kim cương rưới thắm vậy. Tất cả hữu tình đều Chánh pháp tạng, vì tất cả đều theo chánh ngữ mà chuyển vậy. Tất cả hữu tình đều diệu nghiệp tạng, vì tất cả sự nghiệp nương gia hạnh vậy.

Phật nói pháp môn thắng tạng lý thú sâu thẳm hữu tình trụ trì như thế rồi,bảo Kim Cương Thủ Bồ tát thảy rằng: Nếu có kẻ được nghe pháp môn thắng tạng lý thú Bát nhã đầy khắp như thế, tin hiểu thọ trì, đọc tụng tu tập, thời năng thông suốt được pháp tánh thắng tạng, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, Thế Tôn lại nương tướng Như Lai rốt ráo pháp không ngằn mé, vì các Bồ tát tuyên nói pháp môn Kim cương pháp nghĩa bình đẳng trụ trì rốt ráo của bát nhã Ba la mật đa. Nghĩa là Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm không ngằn nên tất cả Như Lai cũng không ngằn. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm không mé nên tất cả Như Lai cũng không mé. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm một vị nên tất cả pháp cũng một vị. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm rốt ráo nên tất cả pháp cũng rốt ráo.

Phật nói pháp môn Kim cương lý thú rốt ráo không ngằn mé như thế rồi, bảo Kim Cương Thủ Bồ tát thảy rằng: Nếu có kẻ được pháp môn Kim cương lý thú Bát nhã rốt ráo như thế, tin hiểu thọ trì, đọc tụng tu tập, chướng pháp thảy đều tiêu trừ, định được Như Lai tánh cầm kim cương mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, Thế Tôn lại nương tướng Như Lai soi khắp, vì các Bồ tát tuyên nói pháp môn Kim Cương, Đại Lạc Kim Cương Bất Không Thần Chú, ngôi trước giữa sau rất thắng đệ nhất, được tất cả Như Lai pháp tánh bí mật và tánh tất cả pháp không hý luận của Bát nhã Ba la mật đa. Nghĩa là thành tựu tham thảy lớn rất thắng, khiến Đại Bồ tát thành tựu vui lớn rất thắng. Thành tựu vui lớn rất thắng khiến Đại Bồ tát thành tựu tất cả Như Lai Đại Giác rất thắng. Thành tựu tất cả Như Lai Đại Giác rất thắng khiến Đại Bồ tát thành tựu uốn dẹp tất cả đại ma rất thắng. Thành tựu uốn dẹp tất cả đại ma rất thắng khiến Đại Bồ tát thành tựu tự tại khắp cả ba cõi rất thắng, khiến Đại Bồ tát thành tựu năng vớt cõi hữu tình không thiếu sót, lợi ích an vui tất cả hữu tình vui lớn rốt ráo rất thắng.

Sở dĩ vì sao ? Vì cho đến trụ ở trôi lăn sanh tử, kẻ có thắng trí ngang đây thường năng đem pháp Vô Đẳng làm nhiêu ích hữu tình, chẳng vào tịch diệt. Lại dùng Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo thành lập thắng trí khá xong tất cả sự nghiệp thanh tịnh, năng khiến các cõi đều được thanh tịnh. Lại đem tham thảy điều phục thế gian khắp cả hằng thời, cho đến các cõi đều khiến thanh tịnh tự nhiên điều phục. Lại như hoa sen hình sắc sáng sạch, chẳng bị tất cả uế vật làm dơ bẩn. Như vậy tham thảy nhiêu ích thế gian, trụ khắp cõi tội lỗi thường chẳng năng làm nhiễm được. Lại tham lớn thảy năng được vui lớn của lớn thanh tịnh ba cõi tự tại, thường năng được bền chắc nhiêu ích hữu tình.

Bấy giờ, Như Lai liền nói Thần chú:

1.  Nạp mồ bạc già phiệt đế.

2.  Bát lập nhưỡng ba la nhĩ đa duệ. 

3.  Bạc để phiệt sát la duệ.

4.  Án bạc lý nhĩ đa lụ nõa duệ.

5. Tác phạ đác tha yết đa bạt lý bố thị                      

     đa duệ.

6.  Tác phạ đát tha yết đa nô nhưỡng đa  

      nô nhưỡng đa sắc nhưỡng đa duệ.

7.   Đát điệc tha.

8.   Bát lật nhệ bát lật nhệ.

9.   Mạt ha bát lật nhệ.

10. Bát lật nhưỡng bà ta yết lệ.

11. Bát lật nhưỡng bà ca yết lệ.

12. Án dà ca la tỳ đàm mạt nê.

13. Tất đệ.

14. Tô tất đế.

15. Tất điện đô mạn bạc già phiệt để.

16. Tát phường già tôn đạt lệ.

17.  Bạc để phiệt sát lệ.

18.  Bát lật ta lý đa hát tất đế.

19. Tham ma thấp phược yết ta lệ.

20. Bột đà bột đà.

21. Tất đà tất đà.

22. Kiếm ba kiếm ba.

23. Chiết la chiết la.

24. Át lạ phược át lạ phược.

25. A yết xa a yết xa.

26. Phược già phiệt để.

27. Mạ tỳ lãm bà.

28. Tóa ha.

Thần chú như thế chư Phật ba đời đều chung tuyên nói, vẫn được hộ niệm kẻ năng thọ trì diệt tất cả chướng, tùy tâm sở dục không chẳng thành xong, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, Như Lai lại nói Thần chú:

1.   Nà mồ bạc già phạt đế

2.   Bát lật nhưỡng Ba la nhĩ đa duệ

3.   Đát điệt tha

4.   Mâu ni đạt hế

5.   Tăng yết lạc ha đạt hế

6.   Át nô yết lạc ha đạt hế

7.   Tỳ mục để đạt hế

8.   Tát đa nô yết lạc ha đạt hế

9.   Phệ thất lạc mạt nõa đạt hế

10. Tham mạn đa nôhạt lý phiệt lật đát na       

      đạt hế

11. Lâu nõa tăng yết lạc ha đạt hế

12. Tát phược ca la bạt lý ba lật na đạt hế

13. Tóa ha.    

Thần chú như thế là mẹ chư Phật. Kẻ năng thọ trì diệt tất cả tội, thường thấy chư Phật, được trí túc trụ, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, Thế Tôn lại nói Thần chú:

1. Na mồ bạt già phạt đế

2. Bát lật nhưỡng ba la nhĩ đa duệ

3. Đát điệt tha

4. Thất lệ duệ

5. Thất lệ duệ

6. Thất lệ duệ

7. Thất lệ duệ tế

8.  Tóa ha

Thần chú như thế đủ đại uy lực, kẻ năng thọ trì tiêu trừ nghiệp chướng, đã nghe Chánh pháp giữ trọn chẳng quên, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, Thế Tôn nói Thần chú đấy rồi, bảo Kim Cương Thủ Bồ tát thảy rằng: Nếu các hữu tình ở mỗi ngày mai sớm, chăm lòng lóng tụng pháp môn tối thắng lý thú sâu thẳm của Bát nhã Ba la mật đa như thế không cho xen hở, đều được tiêu diệt các ác nghiệp chướng, các vui mừng thù thắng thường hiện tại tiền . Thần chú Đại Lạc Kim Cương Bất Không này hiện thân tất được trọn nên rốt ráo thành mãn tất cả Như Lai Kim Cương Bí Mật Tối Thắng, chẳng lâu sẽ được Đại Chấp Kim Cương và tánh Như Lai.

Nếu loại hữu tình chưa ở nhiều chỗ Phật trồng các căn lành, lâu phát đại nguyện, đối pháp môn rất thắng lý thú sâu thẳm Bát nhã Ba la mật đa đây chẳng thể lóng nghe, biên chép đọc tụng, cúng dường cung kính, suy gẫm tu tập; mà cần ở nhiều chỗ Phật trồng các căn lành, lâu phát đại nguyện, mới năng đối pháp môn tối thắng lý thú sâu thẳm đây thấp đến lóng nghe một câu một chữ, huống năng đầy đủ đọc tụng thọ trì.

Nếu các hữu tình cúng dường cung kính, tôn trọng khen ngợi tám mươi Căng già sa thảy trăm ức muôn ức Phật, mới năng nghe được đầy đủ lý thú sâu thẳm Bát nhã Ba la mật đa đây.

Nếu địa phương nào lưu hành kinh này, tất cả trời, người, a tố lạc thảy đều nên cúng dường như Bảo tháp Phật. Có kẻ để kinh này nơi thân hoặc tay, các trời người thảy đều nên lễ kính.

Nếu loại hữu tình thọ trì kinh này nhiều trăm ức kiếp được trí túc trụ, thường siêng tinh tiến tu các pháp, ác ma ngoại đạo chẳng thể làm lưu nạn được, vì bốn Đại Thiên vương và các thiên chúng thường theo vệ hộ chưa từng tạm bỏ, quyết chẳng chết ngang, uổng gặp suy hoạn. Chư Phật Bồ tát thường chung hộ trì khiến tất cả thời tăng thiện bớt ác, đối cõi chư Phật theo muốn vãng sanh, cho đến Bồ đề chẳng đọa ác thú. Các loại hữu tình thọ trì kinh này quyết định được vô biên công đức thắng lợi, Ta nay lược nói phần ít như thế.

Khi Đức Bạc Già Phạm thuyết kinh đây rồi, Kim Cương Thủ Bồ tát thảy các Đại Bồ tát và các Thiên chúng nghe Phật đã thuyết đều vui mừng lớn tín thọ phụng hành.

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 24

Quyển thứ:  | 576  |  577 | 578 |  579 |  580

 581 | 582 | 583  |  584  | 585 |  586  |  587 | 588 | 589 | 590

591 | 592 | 593 | 594 | 595 | 596 | 597 | 598 | 599 | 600

 

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Chân Nguyện
Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Tản Thưởng sen Ngủ quá ít hay quá nhiều đều không lich gap duoc 5 nguoi nay ban da vo cung may man roi rong bo tat hanh trong kinh vien giac cÙt GiÃƒÆ メス Mùa Xuân tôi ơi luoc トO Đau Cái Thêm hai món chay vào thực đơn nhà bạn Thích thiện Hoa lời và Phật giáo Chè bưởi mát lành thơ nặng tứ đệ 1 chiến thắng lòng ganh ghét và tánh vị chay bardo Blogger truyền Thừa cân béo phì tiềm ẩn nguy cơ bệnh phat ï½ bテケi 5 phut quan vo thuong moi ngay de cuoc song them Ngôn ngữ của đá trang Đại Luat nhan qua Mat ma Giá VÃÆ luận văn Lại thơm Ngày ÐÑÑ hoàng hôm