Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 24

Quyển Thứ 583

Hội Thứ Mười Một

Phần Bố Thí Ba La Mật Đa

Thứ 5

 

Bấy giờ, Xá Lợi Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vả có sơ tâm hơn hậu tâm chăng?  

Thế Tôn bảo rằng: Hay thay, hay thay! Năng hỏi Như Lai được thâm nghĩa như thế. Ngươi nên lóng nghe, sẽ vì ngươi nói. Cũng có nghĩa sơ tâm hơn hậu tâm. Nghĩa là A La Hán các tâm vô lậu, tuy tất cả phiền não lìa tự thân mà chẳng năng hóa được vô lượng hữu tình đều khiến phát tâm bỏ các phiền não. Bồ tát mới phát tâm Ðại Bồ đề dù đối tự thân phiền não chưa dứt mà năng khắp hóa vô lượng hữu tình đều khiến phát tâm bỏ các phiền não, lần hồi nhiêu ích vô lượng hữu tình. Ðấy là nghĩa sơ tâm hơn hậu tâm.  

Lại có Ðộc giác các tâm vô lậu, tuy tất cả phiền não lìa tự thân mà chẳng năng hóa được vô lượng hữu tình đều khiến phát tâm bỏ các phiền não. 

Bồ tát mới phát tâm Ðại Bồ đề, dù đối tự thân phiền não chưa dứt mà năng khắp hóa được vô lượng hữu tình đều khiến phát tâm bỏ các phiền não, lần hồi nhiêu ích vô lượng hữu tình. Ðấy là nghĩa sơ tâm hơn hậu tâm. 

Lại nữa, Xá Lợi Tử ! Bồ tát sở phát tâm Ðại Bồ đề, hoặc tập, hoặc tu, hoặc nhiều sở tác năng dẫn phát đủ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa và vô lượng vô biên các Phật pháp, chóng năng chứng được Nhất thiết trí trí. Do đây hóa độ vô lượng hữu tình khiến được quả Thanh văn, Ðộc giác thừa, hoặc chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, hoặc tu thiện nghiệp thù thắng người trời, được vui người trời bỏ khổ ác thú. 

Thanh văn, Ðộc giác các tâm vô lậu, mặc dù khiến tự thân chứng vui Niết bàn mà chẳng năng dẫn được bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa và vô lượng vô biên các Phật pháp, cũng chẳng thể được Nhất thiết trí trí, chẳng năng hóa độ vô lượng hữu tình khiến được quả Thanh văn, Ðộc giác thừa, hoặc chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, hoặc tu thiện nghiệp thù thắng người trời, được vui người trời bỏ khổ ác thú. Ðấy là nghĩa sơ tâm hơn hậu tâm. 

Lại, Xá Lợi Tử! Bồ tát sở phát tâm Ðại Bồ đề oai lực thù thắng, nếu khéo tu tập mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, năng trao ký hữu tình không trái ngược. Nghĩa là dự ghi hữu tình như thế như thế ở đời đương lai qua bấy nhiêu kiếp trôi lăn sanh tử tu hạnh Bồ tát, sẽ chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cùng các hữu tình làm nhiêu ích lớn. Hoặc ghi hữu tình như thế như thế ở đời đương lai qua bấy nhiêu kiếp trôi lăn sanh tử tu hạnh Ðộc giác, ở trong người trời gặp duyên chứng được Ðộc giác Bồ đề, đủ sáu thần thông an vui tự tại. Hoặc ghi hữu tình như thế như thế ở đời đương lai qua bấy nhiêu kiếp trôi lăn sanh tử tu hạnh Thanh văn ở trong người trời được quả Thanh văn. Hoặc ghi hữu tình như thế như thế ở đương lai làm nghiệp thiện ác qua bấy nhiêu kiếp sanh thú người trời, hoặc đọa ác thú trôi lăn sanh tử. 

Chẳng phải các Ðộc giác năng trao ký hữu tình không trái ngược. Nghĩa là chăng thể ghi các Bồ tát rằng ngươi ở vị lai qua bấy nhiêu kiếp sẽ được làm Phật hiệu đó danh đó thảy, cũng chẳng thể ghi hữu tình như thế ở đời đương lai qua bấy nhiêu kiếp quyết định sẽ được Ðộc giác Bồ đề. quả Thanh văn, hoặc thú thiện ác hưởng các khổ vui. Cũng chẳng phải Thanh văn năng trao ký cho kia được. Nếu có năng ký đều từ Phật nghe. Ðây là nghĩa sơ tâm hơn hậu tâm. 

Lại, Xá Lợi Tử! Bồ tát đã phát tâm Ðại Bồ đề muốn tận vị lai nhiêu ích tất cả. Bấy giờ đất liền các núi biển cả sáu phản biến động, ma vương kinh sợ, chư thiên long thần đều vui mừng lớn, đồng nói Bồ tát sẽ chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cứu vớt chúng ta khổ lớn sanh tử, khiến được an vui. Thanh văn Ðộc giác khi an trụ tâm vô lậu tối hậu, không có việc như thế. Ðấy là nghĩa sơ tâm hơn hậu tâm. 

Lại, Xá Lợi Tử! Giả sử giáo hóa tất cả hữu tình đều trụ quả Ðộc giác, A la hán, chẳng thể nhiếp thọ được Ba la mật đa và Nhất thiết trí. Nếu có dạy trao dạy răn Bồ tát khiến phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác tức năng nhiếp thọ được bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa và Nhất thiết trí. Sở dĩ vì sao? Vì Thanh văn, Ðộc giác chẳng thể thành xong được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, bởi sở phát tâm rất yếu ớt, nên cần các Bồ tát mới năng thành xong Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Ðấy là nghĩa sơ tâm hơn hậu tâm. Vậy nên muốn chứng Vô thượng Bồ đề đều phát tâm cầu Nhất thiết trí.  

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại thưa Phật rằng: Làm sao biết được tướng các Bồ tát tu những hạnh nào  được danh Bồ tát? 

Bấy giờ, Thế Tôn bảo Xá Lợi Tử: Nếu có năng phát tâm Ðại Bồ đề tinh siêng tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tâm không chán mỏi , mặc dù gặp các thứ bạn ác, thối duyên mà chẳng lui khuất là tướng Bồ tát. Kẻ đủ tướng đây danh là Bồ tát. 

Lại, Xá Lợi Tử! Nếu các hữu tình tu các thiện pháp tâm không chán mỏi, thọ trì tịnh giới trọn chẳng hủy phạm, thường ưa lợi vui tất cả hữu tình, dù gặp khổ duyên mà không khiếp nhược, tùy sở tu học nguyện cùng hữu tình đồng chứng Bồ đề, an vui rốt ráo. Ðấy là tướng Bồ tát Ma ha tát. Kẻ đủ tướng này là danh Bồ tát. 

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại thưa Phật rằng: làm sao hiểu được thâm nghĩa Phật đã nói là tâm Bồ tát hơn các tâm vô lậu của Ðộc giác và A la hán? Cúi xin Thế Tôn vì giải cho nghĩa đây khiến chúng tôi hiểu được thọ trì không trái ngược. 

Bấy giờ, Thế Tôn bảo Xá Lợi Tử: Ngươi bảo tâm Bồ tát hãy có tham có sân có si và có mạn thảy các tùy phiền não chăng? 

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy. Bạch Thiện Thệ! Như vậy.Tôi cho tâm Bồ tát còn có tham có sân có si và có mạn thảy các tùy phiền não. 

Thế Tôn lại bảo Xá Lợi Tử rằng: Ngươi bảo tâm Ðộc giác và A la hán đã lìa tham lìa sân lìa si và lìa mạn thảy các tùy phiền não chăng? 

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy. Bạch Thiện Thệ! Như vậy. Tôi cho tâm Ðộc giác và A la hán đã lìa tham lìa sân lìa si và lìa mạn thảy các tùy phiền não.  

Thế Tôn lại bảo Xá Lợi Tử rằng: Ngươi bảo Ðộc giác và A la hán hết hẳn các lậu có lúc năng vào được từ bi vô lượng, duyên khắp vô lượng vô biên hữu tình muốn khiến được vui và lìa các khổ. Kia vả năng khiến các loại hữu tình chơn thật được vui và lìa khổ chăng? 

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Bạch Thiện Thệ! Chẳng được vậy. Vì các Ðộc giác và A la hán kia nơi tâm đều không phương tiện khéo léo, làm sao năng vào được từ bi vô lượng duyên khắp vô lượng vô biên hữu tình, thật khiến hữu tình được vui lìa khổ.  

Chỉ tạm giả làm quán như vầy: Chúng các Bồ tát phát tâm Bồ đề quyết định cầu tới Nhất thiết trí trí, vì muốn lợi vui tất cả hữu tình tột đời vị lai thường không gián đoạn. Vậy nên, Bồ tát vào định tư bi muốn khiến vô lượng vô biên hữu tình đều được an vui và lìa các khổ. Kẻ không trọng chướng liền lát ngắn đây thật đều được vui và lìa các khổ, huống khi được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà chẳng năng khiến các loại hữu tình thật đều được vui và lìa các khổ? 

Do nhân duyên đây, nếu nói Bồ tát thật năng lợi vui tất cả hữu tình thường gián đoạn, đấy thời có lý. Nếu nói Ðộc giác và A la hán đầy châu Thiệm Bộ, đủ tám giải thoát, đồng thời hiện vào định từ bi vô lượng, muốn khiến vô lượng vô biên hữu tình đều được an vui. Ðối trong ấy có một kẻ thật được an vui, không có lý ấy. 

Bấy giờ, Phật bảo Xá Lợi Tử rằng: Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Do nhân duyên đây nên tâm các Bồ tát đối tâm vô lậu các Ðộc giác và A la hán là tối thắng, là tôn là cao, là diệu là vi diệu, là thượng là vô thượng. 

Lại, Xá Lợi Tử! Giả sử tất cả hữu tình mười phương đều hết các lậu thành A la hán,  đủ sáu thần thông, tám giải thoát thảy các thứ công đức, mỗi mỗi hóa làm trăm ức ma quân, các ma quân đây hãy là nhiều chăng? 

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Nhiều lắm. Các A la hán số ấy hãy nhiều, huống kia mỗi mỗi lại hóa làm trăm ức ma quân, các ma quân ấy đâu lường biết được! 

Thế Tôn lại bảo Xá Lợi Tử rằng: Như vậy, vô biên các A la hán đã hóa vô lượng vô số ma quân vả có năng lực tạm thời khiến một Bất thối Bồ tát tâm chuyển biến chăng ? 

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Chẳng được. Bạch Thiện Thệ! Chẳng thể được. Vô lượng vô số ma quân như thế chẳng thể khiến một Bật thối Bồ tát tâm có chuyển biến được.  

Thế Tôn lại bảo Xá Lợi Tử rằng: Nơi ý hiểu sao?  

Như vậy, tất cả A la hán tâm hẳn dứt các lậu cùng tâm một Bất thối Bồ tát, thế lực oai thần cái nào là hơn? 

Xá Lợi Tử thưa: Như tôi hiểu nghĩa Phật nói đó, tâm lực Bất thối Bồ tát là hơn, chăng phải tâm vô số lượng A la hán. 

Phật nói: Như vậy, như ngươi vừa nói. Ngươi nay nên xem như vậy. Vô lượng tâm vô lậu các A la hán lìa hẳn tham dục giận dữ ngu si và kiêu mạn thảy, mỗi mỗi lại năng hóa làm trăm ức ma quân mạnh mẽ. Các ma quân đây dùng hết thần lực chẳng thể khiến tâm một Bồ tát còn có tham sân si  mạn thảy phiền não biến chuyển được. Do đây nên biết tâm lực Bồ tát hơn tâm các lậu tận A la hán. 

Lại, Xá Lợi Tử! Nơi ý hiểu sao? Ai đối tâm A la hán lìa tham sân si mạn thảy phiền não như thế là  tối là thắng, là tôn là cao, là diệu là vi diệu, là thượng là vô thượng? 

Xá Lợi Tử thưa: Tâm các Bất thối chuyển Bồ tát tuy có tham dục giận dữ ngu si mạn thảy phiền não, mà đối tâm vô lậu A la hán là tối là thắng, là tôn là cao, là diệu là vi diệu, là thượng là vô thượng. Sở dĩ vì sao? Như vậy tâm vô lậu vô lượng vô biên A la hán và kẻ được hóa ra đem hết thần lực chẳng thể khiến tâm một Bất thối Bồ tát còn đủ tham sân si mạn thảy phiền não chuyển biến vậy.  

Bấy giờ, Phật bảo Xá Lợi Tử rằng: Ta nay hỏi ngươi, tùy ý ngươi đáp. Nơi ý hiểu sao? Nếu có nhóm đống ngọc ca giá mạt ni trong ấy để một viên ngọc phệ lưu ly, vẻ sáng giá trị ca giá mạt ni vả năng chói cướp được phệ lưu ly chăng? 

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Chăng được. Bạch Thiện Thệ! Chẳng thể được. Giá trị vẻ sáng một phệ lưu ly vả năng chói cướp mất đống ca giá lớn. Sở dĩ vì sao? Vì báu phệ lưu ly sáng trong lẫn trong ngoài, ca giá mạt ni thời chẳng như thế. Báu phệ lưu ly vẻ sáng nhuận mát, ca giá mạt ni thời chẳng như thế. Báu phệ lưu ly bản sắc xanh biếc, ca giá mạt ni thời chẳng như thế. Báu phệ lưu ly giống loại thù thắng, ca giá mạt ni thời chẳng như thế. Báu phệ lưu ly uy đức rộng lớn, ca giá mạt ni thời chẳng như thế. Báu phệ lưu ly giá trị vô lượng, ca giá mạt ni thời chẳng như thế. Báu phệ lưu ly do sức nghiệp tăng thượng sanh nơi bãi biển cả, ca giá mạt ni hoặc sang hoặc hèn đồng thọ dụng được vì do nhân tạo thành, nên giá trị vẻ sáng của phệ lưu ly chói cướp tất cả ca giá mạt ni.  

Bấy giờ, Thế Tôn bảo Xá Lợi Tử: Tâm Bất thối Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, khắp năng soi cướp tâm tất cả Ðộc giác, Thanh văn, như phệ lưu ly soi chói đống ca giá mạt ni. Ta xem nghĩa đây nên tác thuyết như vầy: Tâm Bất thối Bồ tát Ma ha tát đối tâm vô lậu các Thanh văn và các Ðộc giác lìa hẳn phiền não là tối là thắng, là tôn là cao, là diệu là vi diệu, là thượng là vô thượng. Bất thối Bồ tát từ bi cùng tâm năng khiến hữu tình được vui lìa khổ. Thanh văn, Ðộc giác từ bi cùng tâm chỉ có giả tưởng mà không thực dụng. 

Lại, Xá Lợi Tử! Có A la hán hết hẳn các lậu, đủ sáu thần thông, tám giải thoát thảy các thứ công đức, năng dùng thần lực vứt thế giới  để ở các phương, nhưng chẳng thể khiến tâm Bất thối Bồ tát có thể chuyển biến.  

Lại, Xá Lợi Tử! Có A la hán hết hẳn các lậu, đủ sáu thần thông, tám giải thoát thảy các thứ công đức, năng dùng thần lực làm khô nước biển cả, nhưng chẳng thể khiến tâm Bất thối Bồ tát có thể chuyển biến. 

Lại, Xá Lợi Tử! Có A la hán hết hẳn các lậu, đủ sáu thần thông, tám giải thoát thảy các thứ công đức, năng dùng thần lực thổi nát thế giới như số cát sông Căng già, trong ấy tất cả núi chúa Diệu cao đều như tro bột, nhưng chẳng thể khiến tâm Bất thối Bồ tát có thể chuyển biến. 

Lại, Xá Lợi Tử! Có A la hán hết hẳn các lậu, đủ sáu thần thông, tám giải thoát thảy các thứ công đức, dùng sức thần thông năng thổi đống lửa đại kiếp thế giới như cát sông Căng già bốc cháy dữ dội đều khiến tắt gấp, mà chẳng thể khiến tâm Bất thối Bồ tát có thể chuyển biến. 

Do những duyên cớ đây nên Ta tác thuyết này: Tâm Bất thối Bồ tát Ma ha tát đối tâm vô lậu các Thanh văn và các Ðộc giác lìa hẳn phiền não là tối là thắng, là tôn là cao, là diệu là vi diệu, là thượng là vô thượng. 

Khi ấy, Xá Lợi Tử bèn thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn, rất lạ! Bạch Thiện Thệ, hiếm có! Tâm Bất thối Bồ tát Ma ha tát đầy đủ sức oai thần lớn như thế, Thanh văn Ðộc giác chẳng thể biến được.  

Bấy giờ, Phật bảo Xá Lợi Tử rằng: Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Lời nói chư Phật Thế Tôn không hai. Nghĩa Phật nói ra đều thực chẳng dối. Ngươi nên thọ trì rộng vì người nói. 

Lại, Xá lợi Tử! Các loại hữu tình mười phương thế giới vô lượng vô biên. Giả sử trong các thế giới mười phương vô lượng vô số ngang cát Căng già, các cát Căng già mỗi mỗi đều biến lại làm bấy nhiêu các loại hữu tình. Các hữu tình này hãy là nhiều chăng?  

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Nhiều lắm. 

Phật nói: Tất cả hữu tình như thế, giả sử một lúc thành A la hán hết hẳn các lậu, đủ sáu thần thông, tám giải thoát thảy các thứ công đức, trọn nên thần thông rộng lớn tự tại tất cả đều như họ Ðại Thái Thúc. Mỗi mỗi A la hán như thế đều năng hóa làm bấy nhiêu ác ma, mỗi mỗi ác ma lại năng hóa làm bấy nhiêu quân voi, quân ngựa, quân xe, quân bộ dũng mạnh. Các quân như thế có thể đếm biết được chăng?  

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Chẳng được. Bạch Thiện Thệ! Chẳng biết được. 

Phật nói: Giả sử có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân lượng ngang thế giới Tam thiên đại thiên năng biết được số kia, dùng sức thần thông phá các ma quân đều khiến lui tan. Nơi ý hiểu sao? 

Thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân đây oai lực thần thông là rộng lớn chăng? 

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Rộng lớn. Bạch Thiện Thệ! Rộng lớn lắm. Thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân này oai lực thần thông chẳng ai có thể địch nổi, chẳng thể nghĩ bàn.  

Phật nói: Giả sử đã nói như thế, nam tử nữ nhân như trước vừa nói, các loại hữu tình như thế mỗi mỗi nam tử nữ nhân đều như mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới đại kiếp ngang cát Căng già mà trụ, niệm niệm hóa làm vô lượng ác ma như trước vừa nói, mỗi mỗi ác ma đều lại hóa làm như trước đã nói vô lượng quân voi ngựa thảy dũng mạnh, cũng chẳng thể khiến tâm Bất thối Bồ tát có thể chuyển biến. 

Lại, Xá Lợi Tử! Nơi ý hiểu sao? Bấy nhiêu hữu tình đó thành A la hán, mỗi mỗi hóa làm bấy nhiêu ác ma, mỗi mỗi ác ma thần lực lớn. Thần lực như thế cùng tâm một Bất thối chuyển Bồ tát sở hữu thần lực, cái nào là hơn? 

Xá Lợi Tử thưa: Tâm Bất thối Bồ tát Ma ha tát sở hữu thần lực đối kia là hơn. Sở dĩ là sao? Vì tâm Bất thối Bồ tát Ma ha tát sở hữu thần lực vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể tuyên nói. 

Thế Tôn lại bảo Xá Lợi Tử rằng: Nơi ý hiểu sao? Tâm Bất thối Bồ tát Ma ha tát sở hữu thần lực, đối trước đã nói vô lượng vô biên các A la hán  đủ đại thần thông sở hữu thần lực. Ai năng nói được kia là tối là thắng, là tôn là cao, là diệu là vi diệu, là thượng là vô thượng? 

Xá Lợi Tử thưa: Như tôi hiểu nghĩa Phật đã nói đó, duy Phật Thế Tôn mới năng nói được tâm Bất thối Bồ tát Ma ha tát kia sở hữu thần lực, đối trước đã nói vô lượng vô biên các A la hán đủ đại thần thông sở hữu thần lực, là tối là thắng, là tôn là cao, là diệu là vi diệu, là thượng là vô thượng. Sở dĩ vì sao? 

Vì tâm Bất thối Bồ tát Ma ha tát sở hữu thần lực,  trừ tâm tương ưng Nhất thiết trí trí sở hữu thần lực, không ai kịp được. Do nhân duyên đây, tâm Bất thối Bồ tát Ma ha tát sở hữu thần lực duy Phật năng biết được, duy Phật năng nói được, đối các thần lực là tối là thắng, là tôn là cao, là diệu là vi diệu, là thượng là vô thượng. 

Bấy giờ, Phật bảo Xá Lợi Tử rằng: Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Tâm Bất thối Bồ tát Ma ha tát không có hữu tình nào năng khiến chuyển biến, cũng không có kẻ biết kẻ nói như thật. Chỉ có Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác biết tâm Bồ tát kia chẳng quay lui vì các hữu tình tuyên nói như thật. 

Bấy giờ, Mãn Từ Tử hỏi Xá Lợi Tử rằng: Vì nhân duyên nào tâm Bất thối Bồ tát Ma ha tát chẳng thể chuyển biến? 

Xá Lợi Tử đáp: Như các Bồ tát khi hành bố thí không chẳng đều duyên Nhất thiết trí trí, nơi tâm vững chắc chẳng thể nghiêng động. Như vậy, khi chứng Bất thối chuyển, tâm chẳng theo duyên mà có chuyển biến.  

Lại, Mãn Từ Tử! Ví như có người giỏi việc giải quyết, từng ở trong chúng vô lượng trưởng giả, cư sĩ, nhà buôn hằng hằng quyết việc. Có cớ thiếu thốn từng ở chỗ trưởng giả cư sĩ vay mượn của vật, sợ kia đến đòi không của trả nợ, bèn nương dựa vua mong khỏi bắt bớ. Khi các chủ nợ vì sợ lệnh vua, nên chẳng dám lôi kéo sĩ nhục người kia. Sở dĩ vì sao? Vì kia được nương dựa vua, thế lực rất lớn khó nổi đương địch. Như vậy Bồ tát hoặc sơ phát tâm, hoặc Bất thối chuyển, đều nhờ nương dựa Nhất thiết trí trí có thần lực lớn, tất cả Ðộc giác và A la hán đều chẳng thể khiến tâm có biến động. 

Lại, Mãn Từ Tử! Như người nương vua, tuy rất nghèo thiếu mà chẳng bị nhục. Như vậy, Bồ tát nương Nhất thiết trí trí, Nhị thừa, ác ma chẳng thể khuynh động, mà năng uốn dẹp tất cả ác ma. Ðối Nhị thừa kia là tối là thắng, là tôn là cao, là diệu là vi diệu, là thượng là vô thượng. Vậy nên, Bồ tát muốn chẳng quay lui thường nên nương dựa Nhất thiết trí trí tu hạnh Bồ tát, chớ muốn các thừa khác.  

Mãn Tử Tử nói: Những gì Bồ tát bị các Ðộc giác Thanh văn được hơn? 

Xá Lợi Tử nói: Nếu các Bồ tát nghe nói thắng sự Ðộc giác Thanh văn, lòng sanh ưa mến khởi nghĩ này rằng: “ Ta phải làm sao được pháp như thế”.  

Cũng rất muốn thèm khen giáo Nhị thừa. Các Bồ tát này do khởi tác ý phi lý như đây, bèn bị tất cả Ðộc giác Thanh văn làm thắng phục.  

Khi ấy, Mãn Từ Tử bèn hỏi cụ thọ Xá Lợi Tử rằng: Duyên nào nói tác ý Bồ tát ấy gọi là phi lý ư? 

Xá Lợi Tử nói: Ðấy nó hay ngăn ngại Nhất thiết trí trí, hay khiến dẫn phát tâm Nhất thiết trí yếu dần xa dần, nên gọi là Bồ tát tác ý phi lý. Như thầy Du già muốn chứng thật tế, mừng vui tới vào Chánh tánh ly sanh, nếu gặp duyên hiện khởi tham sân si khiến hay dẫn phát tâm A la hán có ngăn có ngại, bị yếu dần xa dần. Vậy nên nói là tác ý phi lý. Như vậy, Bồ tát cầu Ðại Bồ đề, nếu khởi tác ý tương ưng Nhị thừa ngăn Nhất thiết trí, tổn tâm Bồ đề, vậy nên gọi là tác ý phi lý. Nếu các Bồ tát có tác ý đây bèn bị Nhị thừa làm thắng phục. 

Khi đó, Mãn Từ Tử bèn thưa cụ thọ Xá Lợi Tử rằng: Nếu các Bồ tát phát khởi tác ý tương ưng Nhị thừa bèn bị Nhị thừa làm thắng phục, phải biết chẳng vào số các Bồ tát. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Bởi vì Bồ tát duy cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.  

Nếu khởi tác ý tương ưng Nhị thừa trái bản sở nguyện, chẳng hay chứng được Nhất thiết trí vậy. 

Như kẻ Dự lưu phiền não hiện hành, bèn trái sở cầu hoặc trí hoặc đoạn. Vì siêng cầu trí đoạn nên gọi Dự lưu, chẳng phải hành phiền não có nghĩa siêng cầu. Vì cớ sao?  

Xá Lợi Tử! Bởi vì kẻ Dự lưu cầu hai biết khắp: một, trí biết khắp; hai, đoạn biết khắp. Mà phiền não hiện hành, hai cầu ấy đều hỏng. Vậy nên, kẻ Dự lưu thường nên tinh siêng cầu trí biết khắp để dứt các phiền não. Như vậy, Bồ tát nếu khởi tác ý tương ưng Nhị thừa, bèn trái bản sở mong cầu Nhất thiết trí trí. Nếu các Bồ tát xa lìa tâm sở mong cầu Nhất thiết trí trí, thời chẳng gọi là chơn thật Bồ tát. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Bởi là Bồ tát cần thường mong cầu Nhất thiết trí trí tâm không gián đoạn. Nếu các Bồ tát trụ tâm Bồ tát, Nhị thừa, ác ma chẳng năng thắng phục nổi, lại năng thắng được Nhị thừa và ác ma. 

Như chàng bắn giỏi đứng chỗ đã quen, chẳng bị tất cả oán địch, lìa các sợ hãi. Như vậy Bồ tát trụ tâm Bồ tát, tất cả ác duyên chẳng thể hoại được, mà năng hoại được tất cả sự nghiệp các ma. Nếu nghe tuyên nói pháp giáo Nhị thừa bèn khởi nghĩ này: Ta phải chứng được Vô thượng Bồ đề, vì các hữu tình cũng phải tuyên nói pháp giáo như thế. Như nay Thế Tôn Năng Tịch Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác vì các kẻ chủng tánh Ðộc giác Thanh văn tuyên nói pháp giáo tương Nhị thừa, ta đời vị lai khi được làm Phật cũng vì các loại hữu tình như thế nói pháp như vậy khiến được lợi vui. 

Như vậy, Bồ tát phương tiện khéo léo trụ tâm Bồ tát, mặc dù nghe pháp giáo tương ưng Nhị thừa mà không bị tổn, nghĩa là dủ nghe pháp giáo tương ưng kia mà đối Nhị thừa không bị tham nhiễm. Như vậy Bồ tát trụ tâm Bồ tát chẳng bị Nhị thừa, ác ma làm thắng phục, mà năng thắng phục được ác ma, Nhị thừa. 

Như thầy Du Già đối cảnh và định đều được khéo léo chẳng thể thắng phục. Sở dĩ vì sao? Vì tâm đối cảnh định đã khéo tu trị được tự tại vậy. Như thế Bồ tát trụ tâm Bổ tát, Nhị thừa ác ma chẳng thể thắng phục. Sở dĩ vì sao? Vì các Bồ tát này đối tâm Bồ tát thường chẳng lìa vậy. 

Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi Mãn Từ Tử rằng: Tất cả Bồ tát hoặc mới phát tâm, hoặc đã được chẳng lui, hoặc ngồi tòa Bồ đề, đều chẳng thể thắng phục ư? 

Mãn Từ Tử đáp: Tất cả Bồ tát hoặc mới phát tâm, hoặc đã được chẳng quay lui, hoặc ngồi tòa Bồ đề, phải biết tất cả chẳng thể thắng phục. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Vì các Bồ tát này tất cả ác duyên chẳng thể khiến bỏ bản thệ nguyện vậy. Nghĩa là các Bồ tát phát tâm Bồ đề đối các hữu tình muốn thường nhiêu ích. Hai việc như thế thệ nguyện vững vàng bền chắc, tất cả ác duyên chẳng thể lay động. Nếu các Bồ tát an trụ tâm ấy, Nhị thừa ác ma chẳng thể thắng phục được. 

Lại, Xá Lợi Tử! Như các Ðức Như Lai hoặc mới thành Phật, hoặc thành Phật lâu, trụ trăm ngàn năm đều chẳng bỏ lìa tâm Nhất thiết trí, với tất cả thời thành Nhất thiết trí. Như vậy, Bồ tát hoặc mới phát tâm, hoặc đã được chẳng lui, hoặc ngồi tòa  Bồ đề, với tất cả thời duyên Nhất thiết trí, cầu chứng tác ý chưa từng tạm nới.  

Xá Lợi Tử nói: Nếu như thế ấy, các ngôi Bồ tát đâu có sai khác? 

Mãn Từ Tử nói: Các ngôi Bồ tát không sai khác, chỉ có thành Phật chậm mau chẳng đồng. Nghĩa là tâm Bồ tát ngôi trước giữa sau đều cầu dẫn phát Vô thượng Bồ đề, an trụ tâm này thường không quay lui. 

Lại, Xá Lợi Tử! Như A la hán quyết chẳng lui mất tâm A la hán, là tâm vô lậu tất không lui chuyển. Bồ tát cũng thế, trọn chẳng lui mất tâm Ðại Bồ đề.  

Lại, Xá Lợi Tử! Nơi ý hiểu sao? Nếu A la hán tâm có lui mất, kia là chơn thật A la hán chăng? 

Xá Lợi Tử đáp: Thưa Cụ thọ, chẳng thật. Nếu A la hán tâm có lui mất, phải biết kia là kẻ tăang thưọng mạn, quyết chưa được quả A la hán. 

Mãn Từ Tử nói: Bồ tát cũng thế ấy. Nếu có Bồ tát lui tâm Bồ đề, phải biết kia trước tự xưng Bồ tát, chẳng thật phải Bồ tát, là tăng thượng mạn làm ô chúng Bồ tát, như ốc trâu uế làm dơ nước lóng trong, chẳng kham uống dùng được. 

Xá Lợi Tử nói: Như vậy, như vậy! Phải biết loại kia bị vô tri che nơi tâm, tự xưng Bồ tát, thật chưa được vào số chư Bồ tát, chỉ có hư danh. 

Ví như trượng phu, nam căn phải thành tựu; có kẻ căn khuyết cũng tự xưng trượng phu, chỉ có hư ngôn mà không thật nghĩa. Bồ tát cũng vậy, lui tâm Bồ đề, chỉ có hư danh, chẳng chơn Bồ tát. Như kẻ khuyết căn gọi tên phi nam phi nữ, lui tâm Bồ đề gọi Bồ tát ngụy. Vậy nên, ngôi Bồ tát trước giữa sau quyết định chẳng lui tâm Ðại Bồ đề. Nếu lui tâm này là phi Bồ tát. 

Bấy giờ, Mãn Từ Tử hỏi Xá Lợi Tử rằng: Nếu các Bồ tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nên khởi những tác ý tương ưng nào? 

Xá Lợi Tử đáp: Nếu các Bồ tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nên chính phát khởi tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí. Tất cả Bồ tát lẽ cần an trụ tác ý như thế. Nếu các Bồ tát trụ tác ý đây tu hành bố thí, các Bồ tát này tức năng hồi hướng Nhất thiết trí trí được. Nếu các Bồ tát hồi hướng Nhất thiết trí trí như thế, các Bồ tát này nhiếp thọ bố thí Ba la mật đa. Nếu các Bồ tát chẳng năng hồi hướng Nhất thiết trí trí, các Bồ tát này sở hành bố thí chẳng gọi bố thí Ba la mật đa. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát khi hành bố thí khởi suy nghĩ này: Ta xả phần ít, chẳng xả phần ít. Ta xả vật đây, chẳng xả vật đây. Ta thí loại kia, chẳng thí loại kia. Các Bồ tát này khởi suy nghĩ đây chướng Nhất thiết trí, trải lâu mới năng được Nhất thiết trí, nhiều thời gian bố thí Ba la mật đa mới được viên mãn. vậy nên, Bồ tát muốn chẳng ngăn ngại Nhất thiết trí trí, muốn mau chứng được Nhất thiết trí trí, muốn cho bố thí Ba la mật đa mau được viên mãn, nên lìa suy nghĩ phân biệt như thế, nên xả tất cả phân biệt, nên thí tất cả vật, đối tất cả loại nên bình đẳng thí. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nên trụ bố thí Ba la mật đa, nên đối bố thí Ba la mật đa mà trụ như thế. 

Nếu các Bồ tát với phần đầu ngày năng đem các uống ăn hạng tốt nhất cúng dường hữu tình số cát Căng già, đã cúng dường rồi lại thí áo sắc vàng ròng hạng thượng. Với phần giữa ngày cũng đem các thức uống ăn tốt nhất cúng dường hữu tình số cát Căng già, đã cúng dường rồi lại thí áo sắc vàng ròng hạng tốt. Với phần sau ngày cũng đem các thức uống ăn hạng nhất cúng dường hữu tình số cát Căng già, đã cúng dường rồi lại thí áo sắc vàng ròng hạng thượng. Với đêm ba phần cũng lại như thế. Bố thí như vậy lâu với đại kiếp số cát Căng già thường không gián đoạn. 

Các Bồ tát này thí như thế rồi, nếu chẳng hồi hướng cầu Nhất thiết trí trí, dù gọi bố thí mà chẳng phải bố thí Ba la mật đa. Nếu năng hồi hướng cầu Nhất thiết trí trí mới gọi bố thí Ba la mật đa, là khi bố thí chẳng làm phân hạn, tùy nhiều tùy ít phát tâm rộng lớn, duyên khắp hữu tình tổng thí tất cả. Như vậy, Bồ tát khi hành bố thí dù chẳng xả nhiều bố thí tất cả mà thành bố thí Ba la mật đa. Sở dĩ vì sao? Vì muốn chứng được vô lươọng Phật pháp nên hành bố thí Ba la mật đa. 

Nếu khi bố thí tâm có hạn lượng, quyết định chẳng thể chứng được vô lượng Phật pháp. Nếu các Bồ tát tâm có hạn lượng mà hành bố thí, các Bồ tát này định chẳng năng chứng được Nhất thiết trí trí, định đối bố thí Ba la mật đa chẳng viên mãn được. 

Vậy nên, Bồ tát muốn chứng vô lượng Nhất thiết trí trí, nên cần phát khởi tâm không hạn lượng mà hành bố thí. Nếu các Bồ tát tâm có hạn lượng mà hành bố thí, các Bồ tát này thu nhận tham lẫn, chẳng thể xả hẳn, chẳng thể nhiếp thọ Nhất thiết trí trí. Cùng đây trái nhau mới năng chứng được Nhất thiết trí trí, viên mãn bố thí Ba la mật đa. 

Lại, Mãn Từ Tử! Các chúng Bồ tát muốn hành bố thí, nên khởi tâm này: Ta phải tu hành thí không hạn lượng, cho đến chưa chứng Vô thượng Bồ đề, đối các hữu tình nên hành tài thí; nếu chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đối các hữu tình phải hành pháp thí.  

Nghĩa là nếu chưa chứng Vô thượng Bồ đề nên đối hữu tình đem của nhiếp thọ khiến lìa nghèo khổ, được vui thế gian. Nếu chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, phải đối hữu tình dùng pháp nhiếp thọ khiến lìa phiền não, được vui xuất thế. 

Như người thờ vua, trước được áo cơm nuôi sống vợ con, sau được ý vua được nhiều của báu tự thân và vợ con đồng hưởng giàu sang yên ổn vui khoái. Như vậy, Bồ tát cầu chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, tu nhiều trăm ngàn khổ hạnh khó hành. Trước đem của thí nhiếp thọ hữu tình khiến lìa các khổ nghèo cùng thế gian, sau khi chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đem pháp không nhiễm dạy răn dạy trao các loại hữu tình khiến nó giải thoát các khổ sanh tử.  

Lại, Mãn Từ Tử! Như nhiều trăm ngàn các loại hữu tình phụng thờ Vương tử tinh siêng ngày đêm, bấy giờ Vương tử cấp giúp áo cơm ăn mặc đồ nằm thảy việc. Sau lên ngôi vua, tùy xưa siêng nhọc, lường khả năng kham nhiệm trọng ban tước lộc: hoặc chủ ssự nghiệp, hoặc chủ núi sông, hoặc chủ thành lớn, hoặc chủ cửa ải, hoặc chủ làng xóm, hoặc chủ quân lính.  

Như vậy, Bồ tát cầu Nhất thiết trí, khi chưa chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, trước đem của cải nhiếp loại hữu tình. Sau khi chứng Vô thượng Chánh đẳng giác, tùy các hữu tình giác huệ sai khác, đem pháp Vô thượng dạy răn dạy trao khiến kia an trụ quả A la hán, hoặc quả Bất hoàn, hoặc quả Nhất Lai, hoặc quả Dự lưu, hoặc mười thiện nghiệp đạo, hoặc ngôi Bồ tát thù thắng. 

Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát này cầu Ðại Bồ đề, hành hạnh Bồ tát, khi chưa chứng Vô thượng Chánh đẳng giác đối các hữu tình làm nhiêu ích lớn. Hoặc khi chứng Vô thượng Chánh đẳng giác cũng đối hữu tình làm nhiêu ích lớn. Sau vào Niết bàn cũng đối vô lượng vô biên hữu tình làm nhiêu ích lớn. Ví như Vương tử chưa nối ngôi vua cùng các hữu tình làm nhiêu ích lớn, hoặc nối ngôi vua cũng cùng hữu tình làm nhiêu ích lớn, hoặc sau mạng chung cũng cùng hữu tình làm nhiêu ích lớn.  

Lại, Mãn Từ Tử! Như người thờ vua, như như tinh siêng qua thời lâu dần, như thế như thế tước lộc tăng dần. Như vậy Bồ tát cầu Nhất thiết trí, như như tinh siêng qua thời lâu dần, như thế như thế công đức tăng dần. 

Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát này khi chưa chứng Vô thượng Chánh đẳng giác đối các hữu tình đem của nhiếp thọ, là đem các thứ áo mặc uống ăn đồ nằm thuốc chữa và của cải khác, phương tiện khéo léo nhiếp thọ nhiêu ích. 

Nếu khi chứng Vô thượng Chánh đẳng giác, đối các hữu tình đem pháp nhiếp thọ. Là đem các pháp bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa và vô lượng vô biên các Phật pháp khác nhiếp thọ nhiêu ích. Hoặc các pháp niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn lực, nhánh giác, nhánh đạo và vô lượng vô biên các Phật pháp khác nhiếp thọ nhiêu ích. Hoặc đem các thứ việc thí phước nghiệp, việc giới phước nghiệp, việc tu phước nghiệp và vô lượng các thiện pháp khác của thế gian nhiếp thọ nhiêu ích.

Sau vào Niết bàn cũng đối vô lượng vô biên hữu tình làm nhiêu ích lớn, là cúng dường Thiết lợi la của Phật vậy. Hoặc đối Vô thượng Chánh pháp cua Như Lai thọ trì đọc tụng, như nói tu hành, đều được vô biên nhiêu ích rộng lớn là vui người trời, hoặc vào Niết bàn, hoặc Ðại Bồ đề an vui rốt ráo. 

Bấy giờ, Mãn Từ Tử bảo Xá Lợi Tử rằng: Như vậy, như vậy. Thật như đã nói. Nhân giả nói ra không chẳng đúng nghĩa. Vậy nên, Ðức Như Lai  

Ứng Chánh Ðẳng Giác thường nói trong chúng Thanh văn nhân giả trí huệ biện tài rất là thứ nhất.  

Lại, Xá Lợi Tử! Ví như chơn kim thường cùng hữu tình làm nhiêu ích lớn. Nghĩa là chưa ra khỏi mỏ, hoặc khi đã ra, hoặc chuyển biến thành các đồ trang nghiêm, hoặc là đem bán chuyển mua vật khác, đều cùng vô lượng vô biên hữu tình tùy kia ứng dụng làm nhiêu ích lớn. 

Như vậy, Bồ tát tu hạnh Bồ tát khi chưa chứng Vô thượng Chánh đẳng giác cùng các hữu tình làm nhiêu ích lớn, là đem pháp của tùy kia sở ưng phương tiện khéo léo nhiếp thọ nhiêu ích. 

Nếu khi chứng Vô thượng Chánh đẳng giác, quay xe diệu pháp làm nhiêu ích lớn, là tuyên nói sắc uẩn thường vô thường thảy chẳng thể đắc, tuyên nói thọ tưởng hành thức uẩn thường vô thường thảy chẳng thể đắc. Tuyên nói nhãn xứ thường vô thường thảy chẳng thể đắc, tuyên nói nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ thường vô thường thảy cũng chẳng thể đắc. Tuyên nói sắc xứ thường vô thường thảy chẳng thể đắc, tuyên nói thanh hương vị xúc pháp xứ thường vô thường thảy cũng chẳng thể đắc. Tuyên nói nhãn giới thường vô thường thảy chẳng thể đắc, tuyên nói nhĩ tỷ thiệt thân ý giới thường vô thường thảy chẳng thể đắc. Tuyên nói sắc giới thường vô thường thảy chẳng thể đắc, tuyên nói thanh hương vị xúc pháp giới thường vô thường thảy cũng chẳng thể đắc. Tuyên nói nhãn thức giới thường vô thường thảy chẳng thể đắc, tuyên nói nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới thường vô thường thảy chẳng thể đắc. Tuyên nói nhãn xúc thường vô thường thảy chẳng thể đắc, tuyên nói nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc  thường vô thường thảy chẳng thể đắc. Tuyên nói nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường thảy chẳng thể đắc, tuyên nói nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường thảy cũng chẳng thể đắc.Tuyên nói địa giới thường vô thường thảy chẳng thể đắc, tuyên nói thủy hỏa phong không thức giới thường vô thường thảy chẳng thể đắc. 

Tuyên nói nhân duyên thường vô thường thảy chẳng thể đắc; tuyên nói đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên thường vô thường thảy cũng chẳng thể đắc. Tuyên nói vô minh thường vô thường thảy chẳng thể đắc; tuyên nói hành, thức, danh, sắc, sáu chỗ, xúc, thọ ái, thủ, hữu, sanh, lão tử thường vô thường thảy cũng chẳng thể đắc. Tuyên nói ngã thường vô thường thảy chẳng thể đắc; tuyên nói hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặcgià la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả, thường vô thường thảy chẳng thể đắc. Tuyên nói cõi Dục thường vô thường thảy chẳng thể đắc; tuyên nói cõi Sắc, cõi Vô Sắc thường vô thường thảy chẳng thể đắc. Như vậy, tuyên nói các thứ pháp môn, cùng các hữu tình làm nhiêu ích lớn. 

Sau vào Niết bàn, Chánh pháp, Tượng pháp và Thiết lợi la, cùng các hữu tình làm nhiêu ích lớn. 

Thanh văn , Ðộc giác không có việc như thế. Vậy nên, chúng Bồ tát Ma ha tát tu hạnh Bồ tát thường cùng hữu tình làm nhiêu ích lớn. Do đây nên nói chúng các Bồ tát đối Nhị thừa kia là tối là thắng, là tôn là cao, là  diệu là vi diệu, là thường là vô thường. 

Bấy giờ, Phật bảo A Nan Ðà rằng: Ngươi nên thọ trì, Xá Lợi Tử thảy đã thuyết chúng Bồ tát Ma ha tát mặc áo giáp đại nguyện tới Ðại Bồ đề, đủ khéo léo hơn hết, tăng thượng ý muốn, tu hành bố thí Ba la mật đa, xả pháp, xả tài không nhiễm không chấp.  

Khi Ðức Bạc Già Phạm Thế Tôn đã thuyết kinh này rồi, cụ thọ Xá Lợi Tử, cụ thọ Mãn Từ Tử, cụ thọ A Nan Ðà và các Thanh văn , chúng các Bồ tát, cùng là thế gian trời, rồng, dược xoa, kiện đặt phược, a tố lạc, yết lộ trà, khẩn nại lạc, mạc hô lạc già, người phi người thảy, tất cả Ðại chúng nghe Phật đã thuyết đều rất vui mừng tín thọ phụng hành. 

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 24

Quyển thứ:  | 576  |  577 | 578 |  579 |  580

 581 | 582 | 583  |  584  | 585 |  586  |  587 | 588 | 589 | 590

591 | 592 | 593 | 594 | 595 | 596 | 597 | 598 | 599 | 600

 

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Chân Nguyện
Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

huu トO diễu çš can tu nghiep la gi Học Đại dịch cô đơn ở người âu phat bテケi Trị già câu L盻 ha tinh vu lan ve voi chua but moc chùa thơ địa Miến dong và rau đậu xào chay chết để thay đổi thẩm GiẠhvpgvn tại hà nội tưởng niệm cố nguÓn tin vi sao thap huong kinh phat ca doi khi chet van thích thực angulimala ón duc GiÃƒÆ Thiền để khỏe và đẹp chữa những loi ich cua phap mon niem phat Ä Cần Thơ Cử hành tang lễ Hòa thượng họa dà Sự lo lắng của cha mẹ cũng lây 5 điều nên tránh để có thị lực tốt that Mong ước điều lành lòng từ bi và vấn đề công lý cõng Bài phật Ä á c trở la hơn đêm lăn Đậu hủ chưng tương hòa thượng thích thanh trí 1919 Mùng