Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 24

Quyển Thứ 586

Hội Thứ Mười Hai

Phần Tịnh Giới Ba La Mật Đa

Thứ 3

 

Vì sao gọi là duyên khởi khéo léo? Nghĩa là các Bồ tát như thật biết rõ có bao nhân duyên các thứ tự tướng.Như thật biết rõ có bao đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và từ duyên sanh ra các pháp các thứ tự tướng. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao nhân duyên các thứ tự tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và từ các  duyên sanh ra các pháp các thứ tự tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao nhân duyên các thứ cộng tướng. Như thật biết rõ có bao đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và từ các duyên sanh ra các pháp  các thứ cộng tướng. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao nhân duyên các thứ cộng tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và từ các duyên sanh ra các pháp các thứ cộng tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao nhân duyên hoặc thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và từ các duyên sanh ra các pháp hoặc thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao nhân duyên hoặc vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và từ các duyên sanh ra các pháp hoặc vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao nhân duyên hoặc ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và từ các duyên sanh ra các pháp hoặc ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao nhân duyên hoặc tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và từ các duyên sanh ra các pháp hoặc tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao nhân duyên hoặc không hoặc bất không đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và từ các duyên sanh ra các pháp hoặc không hoặc bất không đều bất khả đắc. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao nhân duyên hoặc có tướng hoặc không tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và từ các duyên sanh ra các pháp hoặc có tướng hoặc không tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao nhân duyên hoặc có nguyện hoặc không nguyện đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và từ các duyên sanh ra các pháp hoặc có nguyện hoặc không nguyện đều bất khả đắc. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao nhân duyên hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và từ các duyên sanh ra các pháp hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao nhân duyên hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và từ các duyên sanh ra các pháp đều bất khả đắc. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao vô minh các thứ tự tướng. Như thật biết rõ có bao hành, thức, danh sắc, sáu chỗ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử các thứ tự tướng. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo. 

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao vô minh các thứ tự tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao hành, thức, danh sắc, sáu chỗ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử các thứ tự tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao vô minh các thứ cộng tướng. Như thật biết rõ có bao hành, thức, danh sắc, sáu chỗ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử các thứ cộng tướng. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao vô minh các thứ cộng tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao hành, thức, danh sắc, sáu chỗ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử các thứ cộng tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao vô minh hoặc thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao hành, thức, danh sắc, sáu chỗ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử hoặc thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao vô minh hoặc vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao hành, thức, danh sắc, sáu chỗ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử hoặc vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ hoặc ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao hành, thức, danh sắc, sáu chỗ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử hoặc ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao vô minh hoặc tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao hành, thức, danh sắc, sáu chỗ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử hoặc tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao vô minh hoặc không hoặc bất không đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao hành, thức, danh sắc, sáu chỗ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử hoặc không hoặc bất không đều bất khả đắc. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao vô minh hoặc có tướng hoặc không tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao hành, thức, danh sắc, sáu chỗ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử hoặc có tướng hoặc không tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao vô minh hoặc có nguyện hoặc không nguyện đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao hành, thức, danh sắc, sáu chỗ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử hoặc có nguyện hoặc không nguyện đều bất khả đắc. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao vô minh hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao hành, thức, danh sắc, sáu chỗ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao vô minh hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao hành, thức, danh sắc, sáu chỗ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa đều bất khả đắc. Như vậy gọi là duyên khởi khéo léo.

Vì sao ọi là thị xứ phi xứ khéo léo? Nghĩa là các Bồ tát như thật biết rõ có bao thị xứ các thứ tự tướng. Như thật biết rõ có bao phi xứ các thứ tự tướng. Như vậy gọi là thị xứ phi xứ khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao thị xứ các thứ tự tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao phi xứ các thứ tự tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thị xứ phi xứ khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao thị xứ các thứ cộng tướng. Như thật biết rõ có bao phi xứ các thứ cộng tướng. Như vậy gọi là thị xứ phi xứ khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao thị xứ các thứ cộng tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao phi xứ các thứ cộng tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thị xứ phi xứ khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao thị xứ hoặc thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao phi xứ hoặc thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thị xứ phi xứ khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao thị xứ hoặc vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao phi xứ hoặc vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thị xứ phi xứ khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao thị xứ hoặc ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao phi xứ hoặc ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thị xứ phi xứ khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao thị xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao phi xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thị xứ phi xứ khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao thị xứ hoặc không hoặc bất không đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao phi xứ hoặc không hoặc bất không đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thị xứ phi xứ khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao thị xứ hoặc có tướng hoặc không tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao phi xứ hoặc có tướng hoặc không tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thị xứ phi xứ khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ hoặc có nguyện hoặc không nguyện đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao phi xứ hoặc có nguyện hoặc không nguyện đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thị xứ phi xứ khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao thị xứ hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao phi xứ hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thị xứ phi xứ khéo léo.

Lại, các Bồ tát như thật biết rõ có bao thị xứ hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao phi xứ hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thị xứ phi xứ khéo léo.

Như vậy, Bồ tát đối các uẩn thảy nên tu khéo léo. Do tu khéo léo nên vì các hữu tình như ưng nói pháp khiến dứt diệt hẳn các hữu tình tưởng thảy. Bồ tát như vậy khởi tâm thù thắng vì lợi mình người tu các diệu huệ, tất cả đều dùng Ðại bi làm đầu, thường năng phát khởi tâm tương ưng tùy thuận hồi hướng Nhất thiết trí trí. Nên biết đấy gọi đủ giới Bồ tát, phải biết đầy đủ Vô thượng tịnh giới.

Nếu các Bồ tát muốn cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nên siêng tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa, hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Nếu các Bồ tát đem sáu thứ Ba la mật đa đây hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí, các Bồ tát này do tịnh giới đây hơn khắp tất cả Thanh văn Ðộc giác.

Lại, Mãn Từ Tử! Một Bồ tát giới sơ phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, tất cả hữu tình đều đã trọn nên mười thiện nghiệp đạo, giới đây đối kia trăm bội là hơn, ngàn bội là hơn, cho đến cực số bội cũng lại là hơn.

Lại, Mãn Từ Tử! Giả sử tất cả hữu tình thế gian đều đủ trọn nên mười thiện nghiệp đạo, bao nhiêu giới kia đối chúng các Bồ tát phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác khi mới phát tâm một Bồ tát giới, trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, cho đến cực số phần cũng chẳng kịp một.

Lại, Mãn Từ Tử! Giả sử tất cả hữu tình thế gian đều đủ trọn nên năm thần thông trước, bao nhiêu giới kia đối chúng các Bồ tát phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác khi mới phát tâm một Bồ tát giới, trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, cho đến cực số phần cũng chẳng kịp một.

Lại, Mãn Từ Tử! Giả sử tất cả hữu tình thế gian đều đủ an trụ từ bi hỷ xả, bao nhiêu giới kia đối chúng các Bồ tát phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác khi mới phát tâm một Bồ tát giới, trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, cho đến cực số phần cũng chẳng kịp một.

Lại, Mãn Từ Tử! Giả sử tất cả hữu tình thế gian đều đủ trọn nên tùy thuận nhẫn không, bao nhiêu giới kia đối chúng các Bồ tát phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác khi mới phát tâm một Bồ tát giới, trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, cho đến cực số phần cũng chẳng kịp một.

Lại, Mãn Từ Tử! Giả sử tất cả hữu tình thế gian đều đủ trọn nên thuận nhẫn vô tướng, bao nhiêu giới kia đối chúng các Bồ tát phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác khi mới phát tâm một Bồ tát giới, trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, cho đến cực số phần cũng chẳng kịp một.

Lại, Mãn Từ Tử! Giả sử tất cả hữu tình thế gian đều đủ trọn nên thuận nhẫn vô nguyện, bao nhiêu giới kia đối chúng các Bồ tát phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác khi mới phát tâm một Bồ tát giới, trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, cho đến cực số phần cũng chẳng kịp một.

Lại, Mãn Từ Tử! Giả sử tất cả hữu tình thế gian đều đủ trọn nên pháp kẻ Ðệ bát, bao nhiêu giới kia đối chúng các Bồ tát phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác khi mới phát tâm một Bồ tát giới, trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, cho đến cực số phần cũng chẳng kịp một.

Bấy giờ, Mãn Từ Tử thưa Xá Lợi Tử rằng: Tôi nay muốn hỏi Tôn giả bấy nhiêu nghĩa thú Ðệ bát, vả xin hứa cho vì tôi giải thích nghĩa thú đây ư?

Xá Lợi Tử nói: Tùy ý phát hỏi, tôi được nghe rồi sẽ vì giải thích.

Mãn Từ Tử nói: Vì tức sắc uẩn là Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp: Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì lìa sắc uẩn có Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp: Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì tức thọ tưởng hành thức uẩn là Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì lìa thọ tưởng hành thức uẩn có Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì tức nhãn xứ là Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì lìa nhãn xứ có Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì tức nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ là Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì lìa nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ có Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì tức sắc xứ là Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì lìa sắc xứ có Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì tức thanh hương vị xúc pháp xứ là Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì lìa thanh hương vị xúc pháp xứ  có Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì tức nhãn giới là Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì lìa nhãn giới có Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì tức nhĩ tỷ thiệt thân ý giới là Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì lìa nhĩ tỷ thiệt thân ý giới có Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì tức sắc giới là Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì lìa sắc giới có Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì tức thanh hương vị xúc pháp giới là Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì lìa thanh hương vị xúc pháp giới có Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì tức nhãn thức giới là Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì lìa nhãn thức giới có Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì tức nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới là Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì lìa nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới có Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì tức nhãn xúc là Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì lìa nhãn xúc có Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì tức nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc là Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì lìa nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc có Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì tức nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ là Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì lìa nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ có Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì tức nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ là Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì lìa nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh các thọ có Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì tức địa giới là Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì lìa địa giới có Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì tức thủy hỏa phong không thức giới là Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Vì lìa thủy hỏa phong không thức giới có Ðệ bát ư? Xá Lợi Tử đáp : Cụ thọ! Chẳng phải vậy.

Mãn Từ Tử nói: Nếu vậy Tôn giả nói những pháp nào gọi là Ðệ bát, làm sao cho tôi biết rõ nghĩa thú Tôn giả đã nói mà thọ trì cho đúng lý?

Xá Lợi Tử đáp: Nếu đối trong tánh bình đẳng các pháp đem trí như thật biết tánh bình đẳng, chứng tánh bình đẳng. Do trí đây nên sở tác đã dứt. Tôi đối trong ấy chẳng thấy Ðệ bát, cũng lại chẳng thấy trí biết tánh bình đẳng, vì trong ấy không ngã không ngã sở, vì sao đối trong đó khá gạn hỏi nhau được?

Mãn Từ Tử nói: Vì sao Tôn giả đã thuyết trước sau chẳng trái ngược nhau. Nghĩa là trước nói: Tất cả Ðệ bát có bao tịnh giới đối chúng các Bồ tát phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác khi mới phát tâm một Bồ tát giới, trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, cho đến cực số phần cũng chẳng kịp một. Nay lại nói rằng tôi đối trong ấy đều chẳng thấy có Ðệ bát và trí?

Xá Lợi Tử nói:  Tôi trước đã nói, vì kẻ sơ học, chẳng vì kẻ đã vào tánh bình đẳng.Tôi trước đã nói, muốn khiến hữu tình tới vào Chánh pháp, chẳng vì kẻ đã vào tánh bình đẳng. Tôi trước đã nói, muốn khiến biết hạnh Ðại thừa, ra khỏi Nhị thừa, chẳng nói thật tánh bình đẳng các pháp. Tôi trước đã nói, muốn khiến hữu tình như thật giác trọn Phật thừa, tịnh giới Ðại thừa thù thắng, nên mới tác lên rằng: Giả sử tất cả hữu tình thế gian đều đủ trọn nên pháp kẻ Ðệ bát, kia có bao nhiêu giới đối chúng các Bồ tát phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác khi mới phát tâm một Bồ tát giới, trăm ngàn chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, cho đến cực số phần cũng chẳng kịp một. Chẳng nói thật tánh bình đẳng các pháp, lìa ngã ngã sở, đâu có trái nhau?

Lại, Mãn Từ Tử! Tịnh giới tất cả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán và Ðộc giác đối chúng các Bồ tát phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác khi mới phát tâm một Bồ tát giới, trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, cho đến cực số phần cũng chẳng kịp một.

Cụ thọ phải biết, có kẻ muốn khiến sở hữu tình giới Thanh văn Ðộc giác hơn giới Bồ tát, kia vì muốn khiến sở hữu tình giới Thanh văn Ðộc giác hơn giới Như Lai. Phải biết loại kia muốn cùng Như Lai chung tranh hơn thua.

Ví như có người tranh với Vương tử, phải biết người ấy muốn tranh cùng Vua. Như vậy, nếu có muốn khiến tịnh giới Thanh văn Ðộc giác hơn giới Bồ tát, thời là muốn khiến sở hữu tịnh giới Thanh văn Ðộc giác hơn giới Như Lai, phải biết loại kia muốn cùng Như Lai chung tranh hơn thua. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Vì pháp các Bồ tát chẳng thể hơn vậy, vì Bồ tát là Chơn pháp vương tử vậy.

Lại, Mãn Từ Tử! Ví có người không tay không chân mà nói lời này: Tôi năng qua đến được bờ bên kia biển cả. Kia có lời hư mà không nghĩa thật, bởi tăng thượng mạn nên tác nói như thế. Như vậy nếu có Thanh văn Ðộc giác tác lời như vầy: Bao nhiêu giới tôi hơn giới Bồ tát. Phải biết lời kia trọn không nghĩa thật. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Vì công đức Bồ tát lớn như biển cả vậy. Như người ngu kia thật không tay chân mà nói tôi vọt qua biển cả được. Như vậy có người tới Nhị thừa, thật không có Bồ tát công đức thù thắng, mà nói tịnh giới tôi hơn Bồ tát, không có lẽ ấy. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Tịnh giới Bồ tát vì không ngằn mé vậy.

Khi ấy, Mãn Từ Tử bèn hỏi cụ thọ Xá Lợi Tử rằng: Duyên cớ nào nói tịnh giới Bồ tát không ngằn mé ư?

Xá Lợi Tử đáp rằng: Tịnh giới Bồ tát năng khắp giải thoát vô lượng hữu tình phạm giới ác vậy, năng khắp an lập vô lượng hữu tình thanh tịnh giới vậy.

Khi đó, Mãn Từ Tử lại hỏi cụ thọ Xá Lợi Tử rằng: Tôn giả đã nói phạm giới ác ấy là thêm lời nào?

Xá Lợi Tử đáp rằng: Chấp ngã, ngã sở và các phiền não gọi phạm giới ác. Nghĩa là tưởng nắm giữ hoặc tưởng ngã, hoặc tưởng hữu tình, hoặc tưởng mạng giả, hoặc tưởng sanh giả, hoặc tưởng dưỡng giả, hoặc tưởng sĩ phu, hoặc tưởng bổ đặc già la, hoặc tưởng có, hoặc tưởng không. Các tưởng và các phiền não như thế là phạm giới ác thêm lời hiển ra. Tịnh giới Bồ tát năng khắp giải thoát vô lượng hữu tình. Vì đã nói phạm giới ác như thế nên lượng không ngằn mé.

Lại, các Bồ tát có bao tịnh giới năng khắp an lập vô lượng hữu tình khiến trụ tịnh giới. Vậy nên, Bồ tát an trụ Ðại thừa sở đắc tịnh giới lượng không ngằn mé, Thanh văn Ðộc giác chỗ chẳng kịp được, khắp hơn tịnh giới Thanh văn Ðộc giác.

Lại, Mãn Từ Tử! Cá Bồ tát gọi khắp hơn tất cà Thanh văn Ðộc giác là tu tịnh giới Ba la mật đa hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí.

Bấy giờ, Mãn Từ Tử hỏi Xá Lợi Tử rằng: Vì sao Bồ tát hữu lậu tịnh giới năng hơn Nhị thừa vô lậu tịnh giới?

Xá Lợi Tử đáp: Vô lậu tịnh giới Thanh văn Ðộc giác chỉ cầu tự lợi, hồi hướng Niết bàn. Tịnh giới Bồ tát khắp vì độ thoát vô lượng hữu tình, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vậy nên, Bồ tát có bao tịnh giới năng thắng vô lậu tịnh giới Nhị thừa.

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát tâm làm phân hạn nhiêu ích hữu tình dẫn phát tịnh giới, vậy các Bồ tát sở khởi tịnh giới chẳng hơn vô lậu tịnh giới Nhị thừa, chẳng gọi tịnh giới Ba la mật đa. Nhưng các Bồ tát tâm không phân hạn, khắp vì độ thoát vô lượng hữu tình, cầu Ðại Bồ đề dẫn phát tịnh giới. Vậy nên, Bồ tát sở khởi tịnh giới năng hơn vô lậu tịnh giới Nhị thừa, gọi là tịnh giới Ba la mật đa.

Lại, Mãn Từ Tử! Như mặt trời mọc phóng ánh sáng lớn, sáng đom đóm lửa thảy thảy đều ẩn mất. Như vậy Bồ tát tu hành tịnh giới Ba la mật đa hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí, khắp hơn bao nhiêu tịnh giới tất cả Thanh văn, Ðộc giác hồi hướng Niết bàn.

Lại, Mãn Từ Tử! Như mặt trăng mọc phóng ánh sáng lớn, tất cả sáng sao đều bị chói cướp. Như vậy Bồ tát tu hành tịnh giới Ba la mật đa hồi hướng cầu tới Nhất thiế trí trí, khắp hơn bao nhiêu tịnh giới tất cả Thanh văn Ðộc giác hồi hướng Niết bàn.

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu khi Bồ tát tùy nhớ Như Lai hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí, do khởi tâm lực tương ưng thù thắng dẫn được tịnh giới Ba la mật đa, bấy giờ gọi là hành tự hành xứ, khắp hơn tất cả Thanh văn Ðộc giác.

Khi ấy, Mãn Từ Tử hỏi cụ thọ Xá Lợi Tử rằng:

Nếu khi Bồ tát chẳng hiện phát khởi tâm Nhất thiết trí, bấy giờ Bồ tát gọi là cái gì?

Xá Lợi Tử đáp: nếu khi Bồ tát chẳng hiện phát khởi tâm Nhất thiết trí, bấy giờ Bồ tát gọi tâm vô ký nối nhau mà trụ. Khi ấy nên biết Bồ tát cũng vẫn gọi đủ giới Bồ tát, đối Bồ tát giới chưa gọi phạm giới, chẳng gọi nới bỏ tịnh giới Bồ tát.

Nếu khi Bồ tát chẳng hiện phát khởi tâm Nhất thiết trí, bấy giờ Bồ tát hồi hướng Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác. Khi ấy Bồ tát bỏ bậc Bồ tát, mất tự hành xứ. Nếu các Bồ tát tùy bấy nhiêu thời hồi hướng Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác, các Bồ tát này tức bấy nhiêu thời đối Vô thượng thừa nên biết gọi chết, mặc dù chẳng phải chết thật mà được tên chết.

Như thầy huyễn giỏi hoặc học trò kia nắm tay cậu bé dẫn trèo lên thang cao, huyễn cắt thân thể ra từng phần vứt xuống.

Khi đó bà con kia đều bảo mạng chết rồi, thương than buồn khóc, sanh khổ não lớn: Vì sao con đây bỗng chốc chết mất, dòng họ chúng tôi không do đâu thấy lại. Bồ tát cũng vậy, bỏ Ðại Bồ đề lui trụ Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác, mất Nhất thiết trí, nên biết như chết. Như tiểu nhi kia tuy chẳng mất mạng mà bà con kia khởi nơi tưởng chết.

Lại, Mãn Từ Tử! Nơi ý hiểu sao? Tịnh giới Bồ tát cùng bao nhiêu tịnh giới các dị sanh, Thanh văn, Ðộc giác có sai khác nào?

Mãn Từ Tử nói: Các giới như thế chơn như pháp tánh thật không sai khác.

Xá Lợi Tử nói: Các giới như thế chơn như pháp tánh tuy không sai khác mà cũng thể nói có tướng sai khác. Tướng sai khác ấy nên nói làm sao?

Mãn Từ Tử nói: Như các Bồ tát cầu chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, dị sanh Thanh văn Ðộc giác chẳng phải thế. Như vậybấy nhiêu tịnh giới Bồ tát cùng các giới kia nói sai khác.

Xá Lợi Tử nói: Bởi đấy bấy nhiêu tịnh giới Bồ tát hơn bấy nhiêu tịnh giới các dị sanh Thanh văn Ðộc giác. Nghĩa lả giới Bồ tát hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí gọi là tịnh giới Ba la mật đa, giới khác chẳng phải vậy, đấy là sai khác. Vì cớ sao?

Mãn Từ Tử! Tịnh giới Bồ tát hơn khắp thế giới Tam thiên đại thiên và vô lượng vô biên các hữu tình khác, trừ bấy nhiêu tịnh giới Phật  Thế Tôn, đối các tịnh giới rất hơn thứ nhất. Sở dĩ vì sao? Vì tịnh giới Bồ tát năng dẫn vô lượng vô biên hữu tình ra khỏi sanh tử và các ác thú. Do nhân duyên đây tịnh giới Bồ tát đối bấy nhiêu tịnh giới các dị sanh Thanh văn Ðộc giác là tối là thắng, là tôn là cao, là diệu là vi diệu, là thượng là vô thượng.

Lại, Mãn Từ Tử! Như núi chúa Tuyết Sơn đủ đức núi chúa, các núi khác chẳng đủ. Nếu núi đủ đức được danh núi chúa, nếu chẳng đủ đức chẳng lập hiệu chúa. Như vậy bấy nhiêu tịnh giới Bồ tát hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chẳng lìa cầu tới Nhất thiết trí trí, nên gọi tịnh giới Ba la mật đa. Tịnh giới Ðộc giác, Thanh văn, dị sanh chẳng muốn hồi hướng Vô thượng Bồ đề, Xá Lợi Tử lìa sở cầu Nhất thiết trí trí, chẳng gọi tịnh giới Ba la mật đa.

Lại, Mãn Từ Tử! Bao nhiêu tịnh giới chúng các Bồ tát khắp hơn bao nhiêu tịnh giới dị sanh Thanh văn Ðộc giác.

Khi ấy, Mãn Từ Tử bèn hỏi cụ thọ Xá Lợi Tử rằng: Duyên nào chúng Bồ tát Ma ha tát có bao tịnh giới khắp hơn dị sanh Thanh văn Ðộc giác có bao tịnh giới?

Xá Lợi Tử đáp: Tịnh giới Bồ tát khắp làm lợi vui tất cả hữu tình, hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. dị sanh Thanh văn Ðộc giác khắp hơn bao nhiêu tịnh giới dị sanh Thanh văn Ðộc giác.

Khi ấy, Mãn Từ Tử liền khen cụ thọ Xá Lợi Tử rằng: Hay thay, hay thay! Như vậy, như vậy. Thật như đã thuyết. Khen ngợi tịnh giới Bồ tát như thế khiến cho chúng Bồ tát lại càng tinh siêng thọ trì bao nhiêu tịnh giới Bồ tát. Tôn giả quyết định nên nương thần lực Phật thuyết bao nhiêu tịnh giới các Bồ tát khắp hơn bấy nhiêu tịnh giới dị sanh Thanh văn Ðộc giác.

Bấy giờ, Phật bảo A Nan Ðà rằng: Ngươi nên thọ trì giáo pháp tương ưng bấy nhiêu tịnh giới Ba la mật đa của chúng các Bồ tát như Xá Lợi Tử cùng Mãn Từ Tử đã chung diễn nói. Diễn nói như thế quyết định chẳng hư dối. Giả sử có kẻ lấy núi chúa Diệu Cao bay lên cõi Phạm Thế rồi gieo phóng cho rơi xuống, kia vừa gieo rồi liền phát lời chắc thật rằng: Nếu giới Bồ tát khắp hơn các tịnh giới dị sanh Thanh văn Ðộc giác ấy, khoiến cho núi chúa đây trụ giữa hư không. Nói rồi bèn trụ lơ lửng tất chẳng rơi xuống. Vì cớ sao? A Nan Ðà! Giới các Bồ tát, trừ giới Như Lai, đối các tịnh giới khác hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, là tối là thắng, là tôn là cao, là diệu là vi diệu, là thượng là vô thượng.

Khi ấy, Xá Lợi Tử nhờ thần lực Phật nên bèn thấy phương Ðông có một cõi Phật cách cõi Phật đây qua trăm ngàn cõi. Như Lai ở trong ấy hiện vì vô lượng các chúng trời người tuyên nói Chánh pháp.

Bấy giờ, Phật bảo Xá Lợi Tử rằng: Ngươi thấy phương Ðông qua trăm ngàn cõi có một cõi Phật hiện có Như Lai vì vô lượng chúng nói Chánh pháp chăng?

Xá Lợi Tử thưa: Dạ phải, đã thấy, nhưng chưa biết cõi kia Phật kia tên gì?

Bấy giờ, Thế Tôn bảo Xá Lợi Tử rằng: Thế giới Phật kia tên là Minh Ðăng, trong ấy Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác hiệu là Nguyệt Quang. Phật kia có một đệ tử Thanh văn tên là Hữu Ðảnh, thần thông đệ nhất, dùng sức thần thông qua thế giới khác, tay hữu nhổ lấy núi chúa Diệu cao bay lên cõi Phạm Thế gieo phóng cho xuống. Kia vừa gieo rồi, phát lời chắc thật rằng: Nếu giới Bồ tát, trừ giới Như Lai, đối tịnh giới khác hoặc hữu lậu hoặc vô lậu là tối là thắng, là tôn là cao, là diệu là vi diệu, là thượng là vô thượng. Ðã thuyết như thế chẳng hư dối ấy, khiến cho núi chúa đây trụ giữa hư không. Nói rồi bèn trụ chẳng còn rơi xuống nữa.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo Xá Lợi Tử rằng: Ngươi lại thấy núi chúa Diệu Cao kia trụ giữa hư không chẳng rơi xuống nữa chăng?

Khi đó, Xá Lợi Tử thưa: Dạ, đã thấy.

Thế Tôn lại bảo Xá Lợi Tử rằng: Núi chúa kia nay trụ hư không đó do nương bao nhiêu tịnh giới Bồ tát, trừ giới Như Lai, phát lời chắc thật khắp hơn giới dị sanh Thanh văn thảy. Vậy nên Ta nói quyết định chẳng dối.

Ðệ tử Thanh văn trong chúng Phật kia dùng sức thần thông qua thế giới khắc, tay hữu nhổ lấy núi chúa Diệu Cao bay lên cõi Phạm Thế thả gieo phóng xuống, gieo rồi lại phát lời chắc thật. Nói rồi núi chúa trụ hư không ấy, là làm chứng Ta nói định chẳng hư dối.

Khi ấy đệ tử Thanh văn của Như Lai kia nương giới Bồ tát phát lời chắc thật, khiến cho núi chúa kia hoàn trụ lại chỗ cũ.

Khi ấy, Xá Lợi Tử thấy rồi khen rằng: Bạch Thế Tôn! Rất lạ. Phát ra lời thànhthật các giới Bồ tát uy lực khó nghĩ, tất cả thế gian không ai kịp được.

Lúc đó, Xá Lợi Tử bèn thưa Phật rằng: Nếu có kẻ muốn hơn giới Bồ tát, phải biết kia muốn hơn giới Như Lai. Sở dĩ vì sao? Vì trừ giới Như Lai, định không ai hơn giới Bồ tát. Nếu tu viên mãn tịnh giới Bồ tát, tức gọi Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác. Vậy nên giới Bồ tát chẳng thể ai hơn được.

Khi ấy, Mãn Từ Tử bèn hỏi cụ thọ Xá Lợi Tử rằng: Có Bồ tát lui bao nhiêu tịnh giới đâu khó hơn ư?

Xá Lợi Tử đáp: Ðịnh không Bồ tát trụ tâm Bồ tát có kẻ quay lui. Nếu có quay lui bèn chẳng phải Bồ tát. Như thợ bắn giỏi, tên chẳng trúng đích, nên biết loại kia chẳng phải thợ bắn giỏi. Bồ tát cũng thế, nếu chẳng thể phát tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, dù cho có siêng tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa chăng nữa mà chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí, phải biết kia chẳng đủ giới Bồ tát.

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu có Bồ tát tu các công đức, chẳng hiểu làm sao Bồ tát hồi hướng Nhất thiết trí trí mà duyên Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác bao nhiêu công đức, bảo là sở cầu Nhất thiết trí trí, phải biết loại cũng được gọi là đủ giới Bồ tát. Vì cớ sao?

Mãn Từ Tử! Kia vì không phương tiện khéo léo của Bồ tát, chẳng hiểu hồi hướng Nhất thiết trí trí, duyên bậc Nhị thừa bao nhiêu công đức bảo là sở cầu Nhất thiết trí trí. Vì ý muốn chẳng hoại nên cũng được gọi là đủ giới Bồ tát. Trì giới Bồ tát do có hồi hướng Nhất thiết trí trí nên được danh trì giới Bồ tát, nhiếp thọ tịnh giới Ba la mật đa. Kia ở đời sau nếu gặp được bạn lành, năng duyên được chơn thật Nhất thiết trí trí, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, định sẽ chứng được Nhất thiết trí trí.

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 24

Quyển thứ:  | 576  |  577 | 578 |  579 |  580

 581 | 582 | 583  |  584  | 585 |  586  |  587 | 588 | 589 | 590

591 | 592 | 593 | 594 | 595 | 596 | 597 | 598 | 599 | 600

 

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Chân Nguyện
Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Tổ cung tim hieu y phuc phat giao nguyen thuy nam tong 真言宗金毘羅権現法要 Mùa hoa cà phê Vấn tha ngũ vÛi thuÑc nguon oàn 20 to xa da da jayata ke c峄 phÃÆt tri hue noi Đau khớp không phải chỉ do thời ý nghĩa sâu xa của bốn chữ a di đà gioi điều niem khuc thang tu vợ Bác sĩ trải nghiệm thiền cùng trường kiến Phụ nữ trẻ có nguy cơ đau tim cao hơn Tầm bên 泰卦 tín ç nguyen tac cua hoa binh la ung xu bat bao nếu nghĩ nuôi được cha mẹ là tròn 正信的佛教 kiến trúc đền thờ phật giáo cổ nhất thương Nên giặt tấm trải giường bao lâu một tang b瓊o Mẹ su that thu nhat tiep theo Mùng 1 Tết Nhà hàng chay Hoan Hỷ vẫn vi phap chu dau tien cua giao hoi phat giao viet nghiep cua nguoi húy quảng các Người giảm cân cần lưu ý gì trong chế hà y ÐÐÐ chinh bo Nguy hại của mất ngủ Mà Štin LÃƒÆ trí 22 viễn chuyện phước Ngài Gyalwang Drukpa Hãy chuyển hóa oán sap tám chà 不空羂索心咒梵文