Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 24

QUYỂN THỨ 589

HỘI THỨ MƯỜI BA

 Phần

AN NHẪN BA LA MẬT ÐA

 

Tôi nghe như vầy:

Một thuở, Ðức Bạc Già Phạm Thế Tôn trụ vườn Cấp Cô Ðộc rừng Thệ Ða, tại thành Thất La Phiệt, cùng đồng chúng Ðại Bí sô ngàn hai trăm năm mươi người.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo cụ thọ Mãn Từ Tử rằng: Ngươi nay nên vì các Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tuyên nói an nhẫn Ba la mật đa.

Khi ấy, Mãn Từ Tử nhờ Phật giáo sắc, nương thần lực Phật bèn thưa Phật rằng: Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đối hữu tình kia bị các thứ lời nói mắng chửi hủy báng nên rất nhẫn chịu, chẳng nên khởi tâm giận dữ oán hờn, phải khởi lòng từ bi đền ơn đức kia. Bồ tát như thế nên đối an nhẫn   Ba la mật đa hết lòng tin muốn, tùy sở phát khởi tâm an nhẫn hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Bồ tát Ma ha tát này trụ được an nhẫn Ba la mật đa.

Khi đó, Xá Lợi Tử bèn hỏi cụ thọ Mãn Từ Tử rằng: Chúng các Bồ tát sở tu an nhẫn cùng chúng Thanh văn sở tu an nhẫn có gì sai khác?

Mãn Từ Tử đáp: Chúng các Thanh văn sở tu an nhẫn gọi là phần ít, sở duyên hành tướng chẳng cực viên mãn. Chúng các Bồ tát sở tu an nhẫn gọi là phần đủ, sở duyên hành tướng rất cực viên mãn.

Nghĩa là các Bồ tát vô lượng an nhẫn, vì muốn lợi vui vô lượng hữu tình mặc áo giáp an nhẫn, làm lời thề này: Ta phải độ thoát vô lượng hữu tình đều khiến lìa khổ, chứng vui Niết bàn, vậy nên Bồ tát an nhẫn vô lượng. Thanh văn an nhẫn chỉ vì vứt bỏ phiền não nơi mình chẳng vì hữu tình, vậy nên gọi là phần ít an nhẫn, chẳng bằng chúng Bồ tát Ma ha tát an nhẫn vô lượng. Vì các Bồ tát chẳng lìa an nhẫn Ba la mật đa, vậy nên gọi là phần đủ an nhẫn. Nếu đối Bồ tát khởi tâm chẳng thanh tịnh, chẳng thể ngậm nhẫn tổn hại, phải bết người ấy bị vô lượng tội,chẳng phải đối Thanh văn Ðộc giác thừa thảy. Vậy nên, Bồ tát an nhẫn rất hơn.

Lại, Xá Lợi Tử! các Bồ tát Ma ha tát như bị Như Lai Chánh Ðẳng Giác quở trách tâm không hờn giận. Như vậy, hoặc bị kẻ hàng thịt, hoặc kẻ gánh thây chết, hoặc các loại hữu tình hèn hạ khác mắng nhiếc hủy báng, cũng chẳng nên khởi tâm giận dữ hiềm hận trả thù qua chừng giây lát. Như vậy, Bồ tát nhiếp thọ an nhẫn Ba la mật đa mau được viên mãn, chẳng lâu chứng được Nhất thiết trí trí. Bồ tát như vậy tu học an nhẫn Ba la mật đa lần hồi rốt ráo mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ nhiếp thọ an nhẫn Ba la mật đa như thế, sức mới kham chịu nổi mắng nhiếc báng hủy của kẻ khác, nơi tâm chẳng động như núi Diệu Cao, căn lành công đức tăng trưởng khó hoại, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, khắp làm nhiêu ích lớn cho các thế gian.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại hỏi cụ thọ Mãn Từ Tử rằng: Nếu khi Bồ tát Ma ha tát tu an nhẫn có hai người đến tới chỗ Bồ tát: Một vì thiện tâm nên đem bột chiên đàn xoa thân, một vì ác tâm nên đem lửa đốt thân. Bồ tát đối kia nên khởi tâm nào?

Mãn Từ Tử đáp: Bồ tát Ma ha tát này muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đối người thứ nhất chẳng nên khởi ưa, đối người thứ hai chẳng nên khởi giận. Nên đối hai kia khởi tâm bình đẳng, đều muốn lợi ích an vui rốt ráo. Chúng Bồ tát Ma ha tát như thế năng hành an nhẫn Ba la mật đa, năng trụ an nhẫn Ba la mật đa được.

Nếu Bồ tát Ma ha tát năng hành an nhẫn Ba la mật đa, năng trụ an nhẫn Ba la mật đa như thế, Bồ tát Ma ha tát này năng hành Bồ tát hành xứ không trái, năng trụ Bồ tát tịnh độ không trái. Chúng Bồ tát Ma ha tát như thế, đối loại hữu tình chẳng nên phát khởi tâm giận dữ, chẳng nên phát khởi tâm hiềm hận, chẳng nên phát khởi tâm trả oán.

Chúng Bồ tát Ma ha tát như thế đối loại hữu tình an nhẫn viên mãn, khen ngợi viên mãn, nhu hòa viên mãn, ý vui viên mãn, không giận không hờn, đối tất cả chỗ đều khởi lòng từ. Chúng Bồ tát Ma ha tát như thế, các hữu tình khác đến tới chỗ mình khởi tâm oán hại muốn đánh, muốn trói, hủy nhục mắng trách đều năng an nhẫn được, không lòng chống trả.

Chúng Bồ tát Ma ha tát như thế, các hữu tình khác đến tới chỗ mình muốn gây tranh đấu làm chẳng nhiêu ích, Bồ tát đối kia khởi tâm hòa hảo, lời lẽ mềm mại xấu hổ tạ lỗi, khiến kia dứt độc tâm. Bấy giờ, Bồ tát khởi suy nghĩ này: “ Hữu tình đi đến chỗ ta muốn gây tranh đấu, làm điều chẳng nhiêu ích, khi ta chứng Vô thượng Chánh đẳng giác, sẽ vì tuyên nói Không pháp sâu thẳm khiến dứt diệt hẳn tất cả đấu tranh”. Nghĩa là vì tuyên nêu có bao sắc uẩn đều như huyễn hóa, tánh rốt ráo không, trong rốt ráo không, không có chỗ tranh cạnh; khiến kia nghe rồi dứt tâm đấu tranh. Cũng vì tuyên nêu có bao thọ tưởng hành thức uẩn đều như huyễn hóa, tánh rốt ráo không, trong rốt ráo không, không có chỗ tranh cạnh; khiến kia nghe rồi dứt tâm đấu tranh.

Hoặc vì tuyên nêu có bao nhãn xứ đều như huyễn hóa, tánh rốt ráo không, trong rốt ráo không, không có chỗ tranh cạnh; khiến kia nghe rồi dứt tâm đấu tranh. Cũng vì tuyên nêu có bao nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ đều như huyễn hóa, tánh rốt ráo không, trong rốt ráo không, không có chỗ tranh cạnh; khiến kia nghe rồi dứt tâm đấu tranh.

Hoặc vì tuyên nêu có bao sắc xứ đều như huyễn hóa, tánh rốt ráo không, trong rốt ráo không, không có chỗ tranh cạnh; khiến kia nghe rồi dứt tâm đấu tranh. Cũng vì tuyên nêu có bao thanh hương vị xúc pháp xứ đều như huyễn hóa, tánh rốt ráo không,trong rốt ráo không, không có chỗ tranh cạnh; khiến kia nghe rồi dứt tâm đấu tranh.

Hoặc vì tuyên nêu có bao nhãn giới đều như huyễn hóa, tánh rốt ráo không, trong rốt ráo không, không có chỗ tranh cạnh; khiến kia nghe rồi dứt tâm đấu tranh. Cũng vì tuyên nêu có bao nhĩ tỷ thiệt thân ý giới đều như huyễn hóa, tánh rốt ráo không, trong rốt ráo không, không có chỗ tranh cạnh; khiến kia nghe rồi dứt tâm đấu tranh.

Hoặc vì tuyên nêu có bao sắc giới đều như huyễn hóa, tánh rốt ráo không, trong rốt ráo không, không có chỗ tranh cạnh; khiến kia nghe rồi dứt tâm đấu tranh. Cũng vì tuyên nêu có bao thanh hương vị xúc pháp giới đều như huyễn hóa, tánh rốt ráo không,trong rốt ráo không, không có chỗ tranh cạnh; khiến kia nghe rồi dứt tâm đấu tranh.

Hoặc vì tuyên nêu có bao nhãn thức giới đều như huyễn hóa, tánh rốt ráo không, trong rốt ráo không, không có chỗ tranh cạnh; khiến kia nghe rồi dứt tâm đấu tranh. Cũng vì tuyên nêu có bao nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới đều như huyễn hóa, tánh rốt ráo không,trong rốt ráo không, không có chỗ tranh cạnh; khiến kia nghe rồi dứt tâm đấu tranh.

Hoặc vì tuyên nêu có bao nhãn xúc đều như huyễn hóa, tánh rốt ráo không, trong rốt ráo không, không có chỗ tranh cạnh; khiến kia nghe rồi dứt tâm đấu tranh. Cũng vì tuyên nêu có bao nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc đều như huyễn hóa, tánh rốt ráo không,trong rốt ráo không, không có chỗ tranh cạnh; khiến kia nghe rồi dứt tâm đấu tranh.

Hoặc vì tuyên nêu có bao nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ đều như huyễn hóa, tánh rốt ráo không, trong rốt ráo không, không có chỗ tranh cạnh; khiến kia nghe rồi dứt tâm đấu tranh. Cũng vì tuyên nêu có bao nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ đều như huyễn hóa, tánh rốt ráo không, trong rốt ráo không, không có chỗ tranh cạnh; khiến kia nghe rồi dứt tâm đấu tranh.

Hoặc vì tuyên nêu có bao địa giới đều như huyễn hóa, tánh rốt ráo không, trong rốt ráo không, không có chỗ tranh cạnh; khiến kia nghe rồi dứt tâm đấu tranh. Cũng vì tuyên nêu có bao thủy hỏa phong không thức giới đều như huyễn hóa, tánh rốt ráo không,trong rốt ráo không, không có chỗ tranh cạnh; khiến kia nghe rồi dứt tâm đấu tranh.

Hoặc vì tuyên nêu có bao nhân duyên đều như huyễn hóa, tánh rốt ráo không, trong rốt ráo không, không có chỗ tranh cạnh; khiến kia nghe rồi dứt tâm đấu tranh. Cũng vì tuyên nêu có bao đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và từ các duyên sanh ra các pháp đều như huyễn hóa, tánh rốt ráo không,  trong rốt ráo không, không có chỗ tranh cạnh;

khiến kia nghe rồi dứt tâm đấu tranh.

Hoặc vì tuyên nêu có bao vô minh đều như huyễn hóa, tánh rốt ráo không, trong rốt ráo không, không có chỗ tranh cạnh; khiến kia nghe rồi dứt tâm đấu tranh. Cũng vì tuyên nêu có bao hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ ái, thủ, hữu, sanh lão tử đều như huyễn hóa, tánh rốt ráo không, trong rốt ráo không, không có chỗ tranh cạnh; khiến kia nghe rồi dứt tâm đấu tranh. 

Hoặc vì tuyên nêu có bao cõi Dục đều như huyễn hóa, tánh rốt ráo không, trong rốt ráo không, không có chỗ tranh cạnh; khiến kia nghe rồi dứt tâm đấu tranh. Cũng vì tuyên nêu có bao cõi Sắc, hoặc cõi Vô sắc, hoặc cõi Vô lậu đều như huyễn hóa, tánh rốt ráo không, trong rốt ráo không, không có chỗ tranh cạnh; khiến kia nghe rồi dứt tâm đấu tranh.

Như vậy, Bồ tát khởi suy nghĩ này: Khi ta chứng Vô thượng Chánh đẳng giác, vì các hữu tình nói pháp như thế khiến kia diệt hẳn tất cả đấu tranh, nơi tâm bình đẳng in như hư không, không rình tìm các thứ tỳ vết sơ hở của nhau. Do đây cảm được tướng Ðại sĩ phu trang nghiêm nơi thân, tất cả hữu tình kẻ thấy được vui mừng, nhiêu ích lẫn nhau, cho đến chứng được thanh tịnh Niết bàn lìa các hý luận an vui rốt ráo.

Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi Mãn Từ Tử rằng: Hai thứ an nhẫn Bồ tát Thanh văn, nên biết thứ nào rộng lớn nhiệm mầu thanh tịnh đặc biệt hơn?

Khi ấy, Mãn Từ Tử lại bảo cụ thọ Xá Lợi Tử rằng: Tôi nay đem việc hiện tại gạn hỏi, Tôn giả tùy ý mà đáp.

Xá Lợi Tử nói: Tùy ý gạn hỏi, tôi sẽ vì đáp. Mãn Từ Tử nói: Hoa sắc thế gian cùng vàng Thiệm Bộ, hai thứ vẻ sáng nên biết thứ nào rộng lớn mầu nhiệm thanh tịnh đặc biệt hơn?

Xá Lợi Tử đáp: Hoa sắc thế gian có bao vẻ sánh khó nổi sánh được vàng thật Thiệm Bộ. Nghĩa là vàng Thiệm Bộ có bao vẻ sáng rộng lớn mầu nhiệm thanh tịnh đặc biệt hơn.

Mãn Từ Tử nói: An nhẫn Thanh văn như hoa sắc thế gian có bao vẻ sáng. An nhẫn Bồ tát như vàng Thiệm Bộ có bao vẻ sáng. nên biết tướng hai thứ an nhẫn hơn kém sai khác. Vì cớ sao?

Xá Lợi Tử! Người Thanh văn thừa có bao an nhẫn chỉ quán sắc uẩn cho đến thức uẩn không có ngã, hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả được dẫn phát ra. Người Bồ tát thừa có bao an nhẫn cũng quán sắc uẩn cho đến thức uẩn đều không có tự tánh, không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh, không thêm không bớt, xưa nay vắng lặng được dẫn phát ra. Vậy nên, Bồ tát có bao an nhẫn rộng lớn nhiệm mầu thanh tịnh đặc biệt hơn, vượt các Thanh văn có bao an nhẫn.

Người Thanh văn thừa có bao an nhẫn chỉ quán nhãn xứ cho đến ý xứ không có ngã, hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả được dẫn phát ra. Người Bồ tát thừa có bao an nhẫn cũng quán nhãn xứ cho đến ý xứ đều không có tự tánh, không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh, không thêm không bớt, xưa nay vắng lặng được dẫn phát ra. Vậy nên, Bồ tát có bao an nhẫn rộng lớn nhiệm mầu thanh tịnh đặc biệt hơn, vượt các Thanh văn có bao an nhẫn.

Người Thanh văn thừa có bao an nhẫn chỉ quán sắc xứ cho đến pháp xứ không có ngã, hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả được dẫn phát ra. Người Bồ tát thừa có bao an nhẫn cũng quán sắc xứ cho đến pháp xứ đều không có tự tánh, không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh, không thêm không bớt, xưa nay vắng lặng được dẫn phát ra. Vậy nên, Bồ tát có bao an nhẫn rộng lớn nhiệm mầu thanh tịnh đặc biệt hơn, vượt các Thanh văn có bao an nhẫn.

Người Thanh văn thừa có bao an nhẫn chỉ quán nhãn giới cho đến ý giới không có ngã, hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả được dẫn phát ra. Người Bồ tát thừa có bao an nhẫn cũng quán nhãn giới cho đến ý giới đều không có tự tánh, không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh, không thêm không bớt, xưa nay vắng lặng được dẫn phát ra. Vậy nên, Bồ tát có bao an nhẫn rộng lớn nhiệm mầu thanh tịnh đặc biệt hơn, vượt các Thanh văn có bao an nhẫn.

Người Thanh văn thừa có bao an nhẫn chỉ quán sắc giới cho đến pháp giới không có ngã, hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả được dẫn phát ra. Người Bồ tát thừa có bao an nhẫn cũng quán sắc giới cho đến pháp giới đều không có tự tánh, không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh, không thêm không bớt, xưa nay vắng lặng được dẫn phát ra. Vậy nên, Bồ tát có bao an nhẫn rộng lớn nhiệm mầu thanh tịnh đặc biệt hơn, vượt các Thanh văn có bao an nhẫn.

Người Thanh văn thừa có bao an nhẫn chỉ quán nhãn thức giới cho đến ý thức giới không có ngã, hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả được dẫn phát ra. Người Bồ tát thừa có bao an nhẫn cũng quán nhãn thức giới cho đến ý thức giới đều không có tự tánh, không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh, không thêm không bớt, xưa nay vắng lặng được dẫn phát ra. Vậy nên, Bồ tát có bao an nhẫn rộng lớn nhiệm mầu thanh tịnh đặc biệt hơn, vượt các Thanh văn có bao an nhẫn.

Người Thanh văn thừa có bao an nhẫn chỉ quán nhãn xúc cho đến ý xúc không có ngã, hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả được dẫn phát ra. Người Bồ tát thừa có bao an nhẫn cũng quán nhãn xúc cho đến ý xúc đều không có tự tánh, không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh, không thêm không bớt, xưa nay vắng lặng được dẫn phát ra. Vậy nên, Bồ tát có bao an nhẫn rộng lớn nhiệm mầu thanh tịnh đặc biệt hơn, vượt các Thanh văn có bao an nhẫn.

Người Thanh văn thừa có bao an nhẫn chỉ quán nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không có ngã, hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả được dẫn phát ra. Người Bồ tát thừa có bao an nhẫn cũng quán nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ đều không có tự tánh, không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh, không thêm không bớt, xưa nay vắng lặng được dẫn phát ra. Vậy nên, Bồ tát có bao an nhẫn rộng lớn nhiệm mầu thanh tịnh đặc biệt hơn, vượt các Thanh văn có bao an nhẫn.

Người Thanh văn thừa có bao an nhẫn chỉ quán địa giới cho đến thức giới không có ngã, hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả được dẫn phát ra. Người Bồ tát thừa có bao an nhẫn cũng quán địa giới cho đến thức giới đều không có tự tánh, không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh, không thêm không bớt, xưa nay vắng lặng được dẫn phát ra. Vậy nên, Bồ tát có bao an nhẫn rộng lớn nhiệm mầu thanh tịnh đặc biệt hơn, vượt các Thanh văn có bao an nhẫn.

Người Thanh văn thừa có bao an nhẫn chỉ quán vô minh cho đến lão tử không có ngã, hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả được dẫn phát ra. Người Bồ tát thừa có bao an nhẫn cũng quán vô minh cho đến lão tử đều không có tự tánh, không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh, không thêm không bớt, xưa nay vắng lặng được dẫn phát ra. Vậy nên, Bồ tát có bao an nhẫn rộng lớn nhiệm mầu thanh tịnh đặc biệt hơn, vượt các Thanh văn có bao an nhẫn.

Lại, Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, hoặc kẻ oán tặc đến mổ xẻ thân thể, Bồ tát Ma ha tát này nên khởi nghĩ này: Các sông Căng già biết được số lượng, mà số lượng thân khó nổi biết được. Hoặc thân bị mổ, hoặc kẻ hay mổ, đều nhiếp về sắc nên phân số khó biết. Thân thể bị mổ phân số rất ít làm sao duyên đây mà sanh giận dữ?

Bồ tát Ma ha tát này quán nghĩa như thế, dù gặp phải oán tặc mổ xẻ thân lóng đốt vẫn năng nhẫn chịu được, đều không tâm oán hận giận dữ. Chúng Bồ tát Ma ha tát này tùy đã phát khởi tâm an nhẫn, hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí, nhiếp thọ an nhẫn Ba la mật đa. Chúng Bồ tát Ma ha tát như thế nên biết an nhẫn Ba la mật đa được tất cả thời thượng chẳng bỏ lìa.

Lại, Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, hoặc có người đến đánh đập mắng chửi, Bồ tát Ma ha tát này nên khởi nghĩ đây: Cát sông Căng già số lượng biết được, tội lỗi thân ta khó nổi biết được. Nghĩa là từ vô thỉ đến nay phát khởi các thứ phiền não ác nghiệp trái hại lý sự, chư Phật Hiền Thánh đã chung quở trách. Nay người đây đến đánh đập mắng chửi trăm phần, ngàn trăm, cho đến cực số phần chưa được là một, làm sao duyên đây mà sanh giận dữ?

Bồ tát Ma ha tát này quán nghĩa như thế dù cho có người đến đánh đập mắng chửi vẫn năng nhẫn chịu được, đều không có tâm giận dữ oán hận. Chúng Bồ tát Ma ha tát này tùy đã phát khởi tâm an nhẫn, hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí, nhiếp thọ an nhẫn Ba la mật đa như thế, nên biết an nhẫn Ba la mật đa được tất cả thời thượng chẳng bỏ lìa.

Lại, Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, hoặc có oán tặc đến cướp giựt của cải, Bồ tát Ma ha tát này ên khởi nghĩ đây: Của cải như thế bản tánh đều không, không chỗ hệ thuộc, làm sao duyên đây mà sanh giận dữ?

Bồ tát Ma ha tát này quán nghĩa như thế dù gặp phải oán tặc cướp giựt của cải mà tâm đều không giận dữ oán hận. Chúng Bồ tát Ma ha tát này tùy chỗ phát khởi tâm an nhẫn, hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí, nhiếp thọ an nhẫn Ba la mật đa. Chúng Bồ tát Ma ha tát như thế, phải biết an nhẫn Ba la mật đa được tất cả thời thường chẳng bỏ lìa.

Lại, Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nên từ nơi tâm khiến cùng như địa thủy hỏa phong không thảy.

Xá Lợi Tử hỏi: Sao là chúng Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nên từ nơi tâm khiến cùng như địa thủy hỏa phong không thảy?

Mãn Từ Tử đáp: Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nên tu nơi tâm khiến như đại địa, đại thủy, địa hỏa, đại phong, hư không, không sở phân biệt.

Xá Lợi Tử hỏi: Chúng Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nên tu nơi tâm khiến như đại địa không sở phân biệt là sao?

Mãn Từ Tử đáp: Ví như đại địa, dù đem sắc hương vị xúc khả ái vứt để nơi trong mà đều chẳng sanh cất cao hân hạnh mừng ưa, dù đem sắc hương vị xúc phi ái vứt để nơi trong cũng đều chẳng sanh nhăn nhó thấp hèn buồn giận. Như vậy, chúng Bồ tát Ma ha tát dù gặp phải các cảnh sở duyên khả ái mà chẳng nên sanh tâm cao hân hạnh mừng yêu, dù gặp phải các cảnh sở duyên chẳng khả ái cũng chẳng nên sanh tâm nhăn nhó buồn giận. Vì tịnh tín an nhẫn thường hiện tại tiền, in như đại địa bình đẳng mà chuyển, nên nói chúng Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nên tu nơi tâm khiến như đại địa không sở phân biệt.

Xá Lợi Tử hỏi: Chúng Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nên tu nơi tâm khiến như đại thủy không sở phân biệt là sao?

Mãn Từ Tử đáp: Ví như đại thủy, dù đem sắc hương vị xúc khả ái vứt để trong ấy mà đều chẳng sanh cất cao, hân hạnh mừng ưa, dù đem sắc hương vị xúc phi ái vứt để trong ấy cũng đều chẳng sanh thấp hèn nhăn nhó buồn giận. Như vậy, chúng Bồ tát Ma ha tát dù gặp phải các cảnh sở duyên khả ái mà chẳng nên sanh tâm cao hân hạnh mừng yêu, dù gặp phải các cảnh sở duyên phi ái cũng chẳng nên sanh tâm thấp hèn nhăn nhó buồn giận. Vì tịnh tín an nhẫn thường hiện tại tiền, in như đại thủy bình đẳng mà chuyển, nên nói chúng Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nên tu nơi tâm khiến như đại thủy không sở phân biệt.

Xá Lợi Tử hỏi: Chúng Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nên tu nơi tâm khiến như đại hỏa không sở phân biệt là sao?

Mãn Từ Tử đáp: Ví như đại hỏa, dù đem sắc hương vị xúc khả ái vứt để trong ấy mà đều chẳng sanh cất cao hân hạnh mừng ưa, dù đem sắc hương vị xúc phi ái vứt để trong ấy cũng đều chẳng sanh thấp hèn nhăn nhó buồn giận. Như vậy, chúng Bồ tát Ma ha tát dù gặp phải các cảnh sở duyên khả ái mà chẳng sanh tâm cao hân hạnh mừng yêu, dù gặp phải các cảnh sở duyên phi ái cũng chẳng nên sanh tâm thấp hèn nhăn nhó buồn giận. Vì tịnh tín an nhẫn thường hiện tại tiền, in như đại hỏa bình đẳng mà chuyển, nên nói chúng Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nên tu nơi tâm khiến như đại hỏa không sở phân biệt.

Xá Lợi Tử hỏi: Chúng Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nên tu nơi tâm khiến như đại phong không sở phân biệt là sao?

Mãn Từ Tử đáp: Ví như đại phong, dù đem sắc hương vị xúc khả ái vứt để trong ấy mà đều chẳng sanh cất cao hân hạnh mừng ưa, dù đem sắc hương vị xúc phi ái vứt để trong ấy cũng đều chẳng sanh thấp hèn nhăn nhó buồn giận. Như vậy, chúng Bồ tát Ma ha tát dù gặp phải các cảnh sở duyên khả ái mà chẳng sanh tâm cao hân hạnh mừng yêu, dù gặp phải các cảnh sở duyên phi ái cũng chẳng nên sanh tâm thấp hèn nhăn nhó buồn giận. Vì tịnh tín an nhẫn thường hiện tại tiền, in như đại phong bình đẳng mà chuyển, nên nói chúng Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nên tu nơi tâm khiến như đại phong không sở phân biệt.

Xá Lợi Tử hỏi: Chúng Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nên tu nơi tâm khiến như hư không, không sở phân biệt là sao?

Mãn Từ Tử đáp: Ví như hư không, dù đem sắc hương vị xúc khả ái vứt để trong ấy mà đều chẳng sanh cất cao hân hạnh mừng ưa, dù đem sắc hương vị xúc phi ái vứt để trong ấy cũng đều chẳng sanh thấp hèn nhăn nhó buồn giận. Như vậy, chúng Bồ tát Ma ha tát dù gặp phải các cảnh sở duyên khả ái mà chẳng nên sanh tâm cao hân hạnh mừng yêu, dù gặp phải các cảnh sở duyên phi ái cũng chẳng nên sanh tâm thấp hèn nhăn nhó buồn giận. Vì tịnh tín an nhẫn thường hiện tại tiền, in như hư không bình đẳng mà chuyển, nên nói chúng Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nên tu nơi tâm khiến như hư không không sở phân biệt.

Khi ấy, Xá Lợi Tử bèn hỏi cụ thọ Mãn Từ Tử rằng: Hư không vô vi, chúng các Bồ tát đâu nhiếp thuộc vô vi?

Mãn Từ Tử đáp: Chúng Bồ tát chẳng phải là nhiếp vô vi. Nhưng các Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo, quán sát thân tâm ngang đồng hư không, nên khiến đối cảnh giới không điều phân biệt, kham tu an nhẫn Ba la mật đa. Nghĩa là chúng các Bồ tát Ma ha tát quán sát thân tân vô tánh vô ngại ngang đồng hư không, kham chịu các thứ xúc phạm bằng dao gậy thảy.

Chúng Bồ tát Ma ha tát như thế phương tiện khéo léo nương dựa Bát nhã Ba la mật đa, quán sát thân tân ngang đồng hư không, nhiếp thọ an nhẫn Ba la mật đa. Hằng thời giả sử lửa dữ địa ngục, dao gậy địa ngục và những đồ khổ cụ bức bách nơi thân, cũng năng nhẫn chịu được, nơi tâm bình đẳng không động không biến.

Chúng Bồ tát Ma ha tát như thế tu hành Bát nhã Ba la mật đa, nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa, quán sát thân ngang đồng hư không, kham chịu các khổ không động không biến. Chúng Bồ tát Ma ha tát như thế kham chịu các khổ không động không biến tức là an nhẫn Ba la mật đa.

Chúng Bồ tát Ma ha tát như thế tu hành Bát nhã Ba la mật đa, khi trọng khổ xúc phạm bèn khởi nghĩ này: Ta từ vô thủy sanh tử đến nay, mặc dù đã chịu nhiều khổ bén sướt nơi thân tâm, mà do khổ đây hãy chẳng thể được hoặc quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, hoặc Bất hoàn, hoặc quả A la hán, hoặc Ðộc giác Bồ đề, huống do khổ đây năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nay thân tâm ta phải chịu các khổ, đã vì lợi ích các hữu tình nên quyết định chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vậy nên, ta nay nên vui mừng mà chịu. Chúng Bồ tát Ma ha tát như thế vì quán nghĩa đây nên dù phải chịu nhiều khổ mà năng phát sanh mạnh mẽ thêm lên, vui mừng nhẫn chịu.

Lại, Xá Lợi Tử! Ví như có người ăn trăm thức ăn thân tâm vui thích sanh thắng vui mừng. Như vậy, Bồ tát thấy kẻ xin đến, hoặc cầu xin của cải, hoặc cầu xin thân phần, hoặc nhân đó xả thí, chịu các thứ khổ, vui mừng nhẫn chịu, thân tâm vui thích hơn vui thích trước nhiều trăm ngàn bội.

Lại, Xá Lợi Tử! Như A la hán thấy Như Lai Chánh Ðẳng Giác tuy lậu đã hết mà sanh lòng tin kính vui mừng thù thắng. Như thế chúng Bồ tát Ma ha tát thấy kẻ đến cầu, hoặc xin của cải, hoặc xin thân phần, lòng sanh tin kính vui mừng thù thắng, năng thâm nhẫn chịu bị kia gia hại chửi mắng hủy báng các thứ khổ nặng nề. Tùy lúc đã phát khởi tâm an nhẫn, hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Như thế, chúng Bồ tát Ma ha tát do tùy lúc phát khởi tâm an nhẫn, hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí, thường chẳng xa lìa sở tu an nhẫn Ba la mật đa, làm nhiêu ích lớn cho các hữu tình hằng không gián đoạn.

Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đối các hữu tình nên tu an nhẫn: đánh chẳng đánh trả, mắng chẳng mắng trả, báng chẳng báng trả, giận chẳng giận trả, quở chẳng quở trả, hờn chẳng hờn trả, nộ chẳng nộ trả, hại chẳng hại trả. Ðối các việc ác đều năng nhẫn chịu được cả. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Chúng các Bồ tát Ma ha tát này muốn nhiêu ích vậy. Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát hằng chẳng bỏ lìa tâm Nhất thiết trí, đối các hữu tình muốn làm nhiêu ích, giả sử thân bị trăm ngàn mũi đâm của mâu giáo mà không một tâm niệm hại trả thù, đối kia thường sanh tịnh tín an nhẫn.

Chúng Bồ tát Ma ha tát như thế tu hành an nhẫn Ba la mật đa, đối các hữu tình muốn làm nhiêu ích, quyết định sẽ được sắc thân chơn kim tướng hảo trang nghiêm, kẻ thấy vui mừng. Vậy nên, Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát đều nên tinh siêng tu sức an nhẫn, nhẫn chịu tất cả khổ gia hại thảy.

Nếu Bồ tát Ma ha tát tu sức an nhẫn, nhẫn chịu các khổ nhiếp thọ an nhẫn Ba la mật đa, Bồ tát Ma ha tát này xa lìa sanh tử, gần Nhất thiết trí, năng làm nhiêu ích lớn cho các hữu tình.

Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa muốn Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác, phải biết Bồ tát Ma ha tát này lui mất Bồ tát an nhẫn Ba la mật đa. Sở dĩ vì sao? Vì các Bồ tát Ma ha tát thà đem tự thân chịu đủ đại khổ sanh tử vô biên, chớ chẳng nên ưa đắm các thiện tự lợi Thanh văn Ðộc giác. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa đắm Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác, phải biết Bồ tát Ma ha tát này lui mất tự sở hành xứ mà hành tha hành xứ.

Khi ấy, Xá Lợi Tử bèn hỏi cụ thọ Mãn Từ Tử rằng: Bồ tát Ma ha tát hành tha hành xứ là sao?

Mãn Từ Tử đáp: Nếu Bồ tát Ma ha tát trụ bậc Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác, Bồ tát Ma ha tát ấy

hành tha hành xứ. Nếu Bồ tát Ma ha tát khởi tác ý Thanh văn hoặc tác ý Ðộc giác, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ. Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa đắm pháp giáo tương ưng Thanh văn, hoặc ưa ngôn luận tương ưng Ðộc giác, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ.

Lại, Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa quán sắc uẩn hoặc thường hoặc vô thường, ưa quán thọ tưởng hành thức uẩn hoặc thường hoặc vô thường, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ.

Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa quán sắc uẩn hoặc vui hoặc khổ, ưa quán thọ tưởng hành thức uẩn hoặc vui hoặc khổ, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ.

Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa quán sắc uẩn hoặc ngã hoặc vô ngã, ưa quán thọ tưởng hành thức uẩn hoặc ngã hoặc vô ngã, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ.

Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa quán sắc uẩn hoặc tịnh hoặc bất tịnh, ưa quán thọ tưởng hành thức uẩn hoặc tịnh hoặc bất tịnh, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ. Lại, Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa quán nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường, ưa quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc thường hoặc vô thường, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ.

Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa quán nhãn xứ hoặc vui hoặc khổ, ưa quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ ihoặc vui hoặc khổ, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ.

Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa quán nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, ưa quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ.

Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa ưa quán nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, ưa quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ.

Lại, Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa quán sắc xứ hoặc thường hoặc vô thường, ưa quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc thường hoặc vô thường, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ.

Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa quán sắc xứ hoặc vui hoặc khổ, ưa quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc vui hoặc khổ, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ.

Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa quán sắc xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, ưa quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ.

Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa quán sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, ưa quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ.

Lại, Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa quán nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường, ưa quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc thường hoặc vô thường, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ.

Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa quán nhãn giới hoặc vui hoặc khổ, ưa quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc vui hoặc khổ Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ.

Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa quán nhãn giới hoặc ngã hoặc vô ngã, ưa quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc ngã hoặc vô ngã, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ.

Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa quán nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, ưa quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ.

Lại, Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa quán sắc giới hoặc thường hoặc vô thường, ưa quán thanh hương vị xúc pháp giới hoặc thường hoặc vô thường, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ.

Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa quán sắc giới hoặc vui hoặc khổ, ưa quán thanh hương vị xúc pháp giới hoặc vui hoặc khổ, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ.

Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa quán sắc giới hoặc ngã hoặc vô ngã, ưa quán thanh hương vị xúc pháp giới hoặc ngã hoặc vô ngã, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ.

Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa quán sắc giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, ưa quán thanh hương vị xúc pháp giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ.

Lại, Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa quán nhãn thức giới hoặc thường hoặc vô thường, ưa quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc thường hoặc vô thường, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ.

Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa quán nhãn thức giới hoặc vui hoặc khổ, ưa quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới

hoặc vui hoặc khổ, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ.

Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa quán nhãn thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã, ưa quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ.

Nếu Bồ tát Ma ha tát ưa quán nhãn thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, ưa quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại hỏi cụ thọ Mãn Từ Tử rằng: Bồ tát Ma ha tát hành tự hành xứ là sao?

Mãn Từ Tử đáp: Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành sáu thứ Ba la mật đa, tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, Bồ tát Ma ha tát này hành tha hành xứ.

Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành sáu thứ Ba la mật đa, tất cả ác Ma ha tát chẳng thể được tiện. Ví như chó dã can, đối các loài rùa, ba ba chẳng thể được tiện. Vì chẳng được tiện nên sở hành tự tại. Như thế chúng Bồ tát Ma ha tát tu hành sáu thứ Ba la mật đa, tất cả ác ma  chẳng thể được tiện. Vì chẳng được tiện, nên sở hành tự tại.

Lại, Xá Lợi Tử! Giả sử ác ma khắp hóa các loại hữu tình trong thế giới Tam thiên đại thiên đều thành ác ma. Mỗi mỗi ác ma đều có hàng bao nhiêu ma quân quyến thuộc vây quanh trước sau đi tới chỗ Bồ tát Ma ha tát. Bồ tát Ma ha tát này tu hành sáu thứ Ba la mật đa, các ác ma kia chẳng thể được tiện. Vì chẳng được tiện nên sở hành tự tại. Ví như chó dã can đối các loài rùa, ba ba chẳng thể được tiện. Vì chẳng được tiện nên sở hành tự tại.

Vậy nên, Xá Lợi Tử! Bồ tát ma nên học như vầy: Tâm ta chẳng nên xa lìa sáu thứ Ba la mật đa. Nếu tâm chẳng lìa sáu thứ Ba la mật đa như thế tất cả ác ma chẳng thể được tiện. Vì chẳng thể được tiện nên sở hành tự tại.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại hỏi cụ thọ Mãn Từ Tử rằng: Bồ tát ma làm sao đối các việc ma nên biết như thật?

Mãn Từ Tử đáp: Nếu Bồ tát ma chẳng muốn lóng nghe pháp giáo tương ưng Ba la mật đa, phải biết đấy là việc các ác ma.

Lại, Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng muốn thọ trì pháp giáo tương ưng Ba la mật đa, phải biết đấy là việc các ác ma.

Lại, Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng muốn đọc tụng pháp giáo tương ưng Ba la mật đa, phải biết đấy là việc các ác ma.

Lại, Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng muốn suy nghĩ pháp giáo tương ưng Ba la mật đa, phải biết đấy là việc các ác ma.

Lại, Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng muốn tu hành pháp hành tương ưng Ba la mật đa,

phải biết đấy là việc các ác ma.

Các Bồ tát Ma ha tát giác được việc này rồi, khởi suy nghĩ đây: Quyết định là ác ma phương tiện chướng ngại tâm ta sở cầu Nhất thiết trí trí. Ta nay chẳng nên theo chỗ muốn của kia, nên siêng tu học Ba la mật đa.

Bồ tát Ma ha tát đây nên khởi nghĩ này: Khi ta chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, sẽ vì hữu tình nói pháp năng dứt hẳn tham sân si. Vậy nên, ngày nay đối ác ma kia chẳng nên giận dữ.

Nếu lúc Bồ tát Ma ha tát nghĩ được như thế, bấy giờ Bồ tát Ma ha tát thấy các ác ma, tự tại tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa.

Nếu lúc Bồ tát Ma ha tát tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí chẳng hiện tại tiền, lúc ấy Bồ tát Ma ha tát nên khởi nghĩ này: Ta ở ngày nay chớ hành phi xứ, khiến ta chẳng nhớ Nhất thiết trí trí. Như vậy, Bồ tát nên tự trách tâm rằng ta ở ngày nay hư phí ngày giờ.

Khi ấy, Xá Lợi Tử bèn hỏi cụ thọ Mãn Từ Tử rằng: Ngang đâu gọi là hư phí ngày giờ?

Mãn Từ Tử đáp: Nếu Bồ tát Ma ha tát đối sáu thứ Ba la mật đa đây, tùy một hiện hành chẳng hay nghĩ nhớ Nhất thiết trí trí, chẳng hay hồi hướng Nhất thiết trí trí, Bồ tát Ma ha tát này hư phí ngày giờ, tổn quả ngày giờ.

Nếu Bồ tát Ma ha tát đối sáu thứ Ba la mật đa đây, tùy một hiện hành, hoặc ngày thứ hai, hoặc ngày ba, cho đến nghĩ nhớ Nhất thiết trí trí và năng hồi hướng Nhất thiết trí trí, Bồ tát Ma ha tát này dù có chỗ phạm mà được gọi là có quả ngày giờ.

Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi Mãn Từ Tử rằng: Bồ tát an nhẫn cùng A la hán có bao an nhẫn, có sai khác gì?

Mãn Từ Tử đáp: Nay hỏi Tôn giả núi chúa Diệu Cao cùng hạt cải chút xíu, lớn nhỏ cao thấp nhẹ nặng nào khác? Xá Lợi Tử nói: Sai khác vô lượng.

Mãn Từ Tử nói: Bồ tát an nhẫn cùng A la hán có bao an nhẫn cũng lại như thế, chẳng nên hỏi làm chi.

Lại, Xá Lợi Tử! Nơi ý hiểu sao? Nước trong biển cả, nước đầu một lông, nước nào nhiều hơn?

Xá Lợi Tử nói: Nước trong biển cả, nước đầu một lông trăm phần, ngàn phần, cho đến cực số phần cũng chưa sánh được lượng kia nhiều ít.

Mãn Từ Tử nói: Bồ tát an nhẫn cùng A la hán có bao an nhẫn cũng lại như thế , trăm phần, ngàn phần, cho đến cực số phần cũng chưa sánh được lượng kia nhiều ít. Vậy nên, chẳng nên hỏi như vậy.

Bấy giờ, Phật khen Mãn Từ Tử rằng: Hay thay, hay thay! Như ngươi đã nói. Ngươi nương Phật lực khéo nói an nhẫn Ba la mật đa. Nếu lấy nhẫn Bồ tát Ma ha tát lượng ấy lớn nhỏ so lượng nhẫn của Thanh văn Ðộc giác thảy ấy, thời là muốn lấy nhẫn của Như Lai lượng ấy lớn nhỏ so lượng nhẫn Thanh văn Ðộc giác thảy. Sở dĩ vì sao? Vì chúng các Bồ tát sở thành tựu nhẫn lượng ấy vô biên, chẳng nên so sánh lượng nhẫn Thanh văn thảy.

Bấy giờ, Phật bảo A Nan Ðà rằng: Ngươi nên thọ trì như Mãn Từ Tử đã thuyết chúng Bồ tát Ma ha tát sở tu an nhẫn Ba la mật đa, chớ cho quên mất.

A Nan Ðà thưa: Bạch Thế Tôn! Dạ phải. Tôi đã thọ trì như Mãn Từ Tử đã thuyết chúng Bồ tát Ma ha tát sở tu an nhẫn Ba la mật đa, tất chẳng bỏ quên mất.

Khi Ðức Bạc Già Phạm Thế Tôn thuyết kinh này rồi, cụ thọ Mãn Từ Tử, cụ thọ Xá Lợi Tử, cụ thọ A Nan Ðà và các Thanh văn, các chúng Bồ tát và tất cả các trời, rồng, dược xoa, a tố lạc thảy nghe Phật đã thuyết đều rất vui mừng, tín thọ phụng hành.

--- o0o ---

Mục Lục Tập 24

Quyển thứ:  | 576  |  577 | 578 |  579 |  580

 581 | 582 | 583  |  584  | 585 |  586  |  587 | 588 | 589 | 590

591 | 592 | 593 | 594 | 595 | 596 | 597 | 598 | 599 | 600

 

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Chân Nguyện
Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

hoã æ VÃ Æ còn hành sống cần Thích thiện Hoa bÃƒÆ Sống con duong nguoi xuat gia phai di thach thuc giu gin æ Bí quyết chọn hoa quả tươi ngon tim hieu cong hanh cua bo tat quan the am Khổ qua kho nấm đông cô Chú tiểu nghi lễ si chuỗi đạo doan BẠthiê thường khi tang biết chết và biết sống Chua ý nghĩa ngày phật đản coi Dương khúc Tin của quyết quan gioi hoi tho hoa chuyen tam tham thanh tam nguyen cầu an chu quan va lac quan cÃÆn chua dien tho chư tôn đức giáo phẩm tưởng niệm Khoai tây xào tuyet Thiêng thà Bún quÃÆ cây chùm bao ón pham niêm Hoằng