Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 24

QUYỂN THỨ 592 

Phần TĨNH LỰ BA LA MẬT ÐA

Thứ 2

 

Bấy giờ, Mãn Từ Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Chúng các Bồ tát Ma ha tát làm sao an trụ tĩnh lự Ba la mật đa nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa, đối các tĩnh lự và nhánh tĩnh lự chẳng sanh say đắm, cũng không quay lui, đối các tĩnh lự và nhánh tĩnh lự chẳng khởi ngã tưởng phân biệt chấp đắm? Lại đem căn lành tương ưng như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí?

Bấy giờ, Phật bảo Mãn Từ Tử rằng: Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát an trụ tĩnh lự Ba la mật đa, đối các tĩnh lự và nhánh tĩnh lự phát khởi tưởng không đắm vô thường thảy, lại đem căn lành tương ưng như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Chúng Bồ tát Ma ha tát như thế an trụ tĩnh lự Ba la mật đa nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa, đối các tĩnh lự chẳng sanh say đắm cũng không quay lui.

Khi ấy, Mãn Từ Tử lại thưa Phật rằng: Chúng Bồ tát Ma ha tát làm sao an trụ tĩnh lự Ba la mật đa nhiếp thọ tinh tiến Ba la mật đa?

Bấy giờ, Phật bảo Mãn Từ Tử rằng: Nếu chúng Bồ tát Ma ha tát an trụ tĩnh lự Ba la mật đa vượt khỏi các pháp tạp nhiễm cõi Dục, phương tiện vượt vào bốn tĩnh lự, bốn định vô sắc vắng lặng an vui, lại nới bỏ nữa, thọ thân cõi Dục tinh tiến tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa và vô biên các phần pháp Bồ đề. Chúng Bồ tát Ma ha tát như thế an trụ tĩnh lự Ba la mật đa nhiếp thọ tinh tiến Ba la mật đa.

Khi ấy, Mãn Từ Tử lại thưa Phật rằng: Chúng Bồ tát Ma ha tát làm sao an trụ tĩnh lự Ba la mật đa nhiếp thọ an nhẫn Ba la mật đa?

Bấy giờ, Phật bảo Mãn Từ Tử rằng: Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát tu học trọn nên đại từ, đại bi, đối các hữu tình muốn là nhiêu ích, an trụ tĩnh lự Ba la mật đa, gặp các nghịch duyên tâm không tạp uế. Chúng Bồ tát Ma ha tát như thế an trụ tĩnh lự Ba la mật đa nhiếp thọ an nhẫn Ba la mật đa.

Khi ấy, Mãn Từ Tử lại thưa Phật rằng: Chúng các Bồ tát Ma ha tát làm sao an trụ tĩnh lự Ba la mật đa nhiếp thọ tịnh giới Ba la mật đa?

Bấy giờ, Phật bảo Mãn Từ Tử rằng: Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát an trụ tĩnh lự Ba la mật đa, đối các Thanh văn và bậc Ðộc giác chẳng sanh chấp lấy. Chúng Bồ tát Ma ha tát như thế an trụ tĩnh lự Ba la mật đa nhiếp thọ tịnh giới Ba la mật đa.

Khi ấy, Mãn Từ Tử lại thưa Phật rằng: Chúng các Bồ tát Ma ha tát làm sao an trụ tĩnh lự Ba la mật đa nhiếp thọ bố thí Ba la mật đa?

Bấy giờ, Phật bảo Mãn Từ Tử rằng: Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát an trụ tĩnh lự Ba la mật đa, đối các hữu tình khởi niệm đại bi, thề chẳng nới bỏ tất cả hữu tình. Vì muốn khiến giải thoát khổ sanh tử, nên cầu chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, khởi nghĩ này: Ta phải quyết định đem thí Ðại pháp nhiếp thọ hữu tình, thường vì hữu tình tuyên nói pháp yếu chơn tịnh dứt hẳn tất cả phiền não. Chúng Bồ tát Ma ha tát như thế an trụ tĩnh lự Ba la mật đa nhiếp thọ bố thí Ba la mật đa.

Bấy giờ, Mãn Từ Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát trọn nên phương tiện khéo léo như thế, Bồ tát Ma ha tát này phải biết gọi là Bồ tát bậc nào? Bấy giờ, Phật bảo Mãn Từ Tử rằng: Bồ tát Ma ha tát này nên biết gọi là Bồ tát bậc chẳng quay lui.

Khi ấy, Mãn Từ Tử bèn thưa Phật rằng: Chúng Bồ tát Ma ha tát như thế rất là hiếm có, làm được việc khó. Ðã trụ trong các thắng định vắng lặng an vui như thế mà nới bỏ được, trở lại thọ pháp hèn kém tương ưng cõi Dục, phương tiện khéo léo nhiêu ích hữu tình!

Bấy giờ, Thế Tôn bảo Mãn Từ Tử: Như vậy, như vậy. Như ngươi vừa nói, chúng Bồ tát Ma ha tát như thế rất là hiếm có, làm được việc khó. Nên biết chúng các Bồ tát như thế vì độ vô lượng vô biên hữu tình, mặc đội áo giáp mũ trụ đại nguyện vững chắc, hằng khởi nghĩ này: Ta sẽ độ thoát vô lượng vô số vô biên hữu tình, khiến vào cõi Vô dư bát Niết bàn. Ta phải khiến Pháp nhãn thanh tịnh Phật thường không gián đoạn, lợi ích an vui tất cả hữu tình. Mặc dù làm việc này mà không chấp đắm, là không có kẻ hữu tình được Niết bàn, hoặc được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở dĩ vì sao? Vì các pháp không ngã, không ngã sở.

Khi các khổ sanh, chỉ có khổ sanh, không kẻ năng sanh. Khi các khổ diệt, chỉ có khổ diệt, không kẻ năng diệt. Phải biết cũng không kẻ năng chứng năng được pháp thanh tịnh. Do nhân duyên đây, nên biết chúng Bồ tát Ma ha tát rất là hiếm có, làm được việc khó.

Khi ấy, Mãn Từ Tử bèn thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Như vậy. Bạch Thiện Thệ! Như vậy. Phải biết chúng Bồ tát Ma ha tát rất là hiếm có, làm được việc khó. Sở dĩ vì sao? Dù thật không pháp có sanh, có diệt, hoặc vào Niết bàn, hoặc chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, mà chúng các Bồ tát Ma ha tát vì độ vô lượng vô biên hữu tình, tinh tiến tu hành các hạnh Bồ tát cầu chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, muốn vì hữu tình tuyên nói pháp dứt hẳn tham sân si, khiến siêng tu học được vào Niết bàn, hoặc vì hữu tình tuyên nói đạo Bồ tát Ma ha tát khiến siêng tu học mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo: Mãn Từ Tử! Nếu tâm Bồ tát Ma ha tát không tán loạn nối nhau an trụ tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, Bồ tát Ma ha tát này nên biết gọi là an trụ tĩnh lự Ba la mật đa. Nếu Bồ tát Ma ha tát trụ tác ý tương ưng bậc Thanh văn, hoặc tác ý tương ưng bậc Ðộc giác, Bồ tát Ma ha tát này nên biết gọi là tâm thường tán loạn. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu học tác ý tương ưng Nhị thừa, ngăn ngại Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì khiến tâm Bồ đề, vì khiến tâm Bồ đề hằng tán loạn vậy.

Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát Ma ha tát mặc dù duyên cảnh sắc thanh hương vị xúc, phát khởi các thứ tác ý phi lý rối loạn tâm bố thí thảy của Bồ tát, mà chẳng chướng ngại sở cầu Nhất thiết trí trí của Bồ tát. Nếu pháp chẳng thể chướng ngại Nhất thiết trí trí Bồ tát dù hiện tại tiền, mà đối chúng Bồ tát Ma ha tát sở tu tĩnh lự Ba la mật đa nên biết chẳng gọi pháp rất chống trái, vì chẳng phải lui mất hẳn bậc Ðịnh Bồ tát.

Bấy giờ, Mãn Từ Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác vì quán nghĩa nào nên khen chúng các Bồ tát Ma ha tát có bao công đức, mà chẳng khen Thanh văn?

Bấy giờ, Thế Tôn bảo: Mãn Từ Tử! Ta nay hỏi ngươi, tùy ý ngươi đáp. Nơi ý hiểu sao? Mặt trời

làm việc ánh sáng cho người châu Thiệm Bộ đây, đom đóm làm được chăng?

Mãn Từ Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Chẳng làm được. Bạch Thiện Thệ! Chẳng làm nổi.

Phật nói: Như vậy, như ngươi đã nói. Tất cả chúng Bồ tát Ma ha tát ra làm sự nghiệp cũng lại như thế, chẳng phải các Thanh văn sở năng thành xong được.

Khi ấy, Mãn Từ Tử lại thưa Phật rằng: Làm sao biết được chỉ chúng các Bồ tát Ma ha tát năng khởi nghĩ này: Ta phải độ thoát vô lượng vô số vô biên hữu tình khiến vào cõi Vô dư bát Niết bàn? Ta phải làm cho Pháp nhãn thanh tịnh Phật

không hở không dứt, lợi ích an vui tất cả hữu tình? Làm sao biết được chỉ chúng các Bồ tát Ma ha tát năng làm được sự nghiệp thù thắng như thế, chẳng phải các Thanh văn làm nổi?

Bấy giờ, Thế Tôn bảo: Mãn Từ Tử! Ngươi nay xem trong chúng Thanh văn đây, có một Bí sô nào được như chúng Bồ tát Ma ha tát khởi nghĩ như thế và làm xong việc ấy chăng?

Mãn Từ Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Chẳng làm được. Bạch Thiện Thệ! Nếu có làm cũng chẳng xong. Tôi nay xem trong chúng Thanh văn đây, không một Bí sô nào năng được như chúng Bồ tát Ma ha tát khởi nghĩ như thế, cũng không năng làm xong sự nghiệp thế ấy.

Bấy giờ, Phật bảo Mãn Từ Tử rằng: Vậy nên, Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác chỉ khen Bồ tát, chẳng khen Thanh văn. Xem các A la hán trong chúng đây không nghĩ như thế, cũng chẳng thể làm nên sự nghiệp như vậy, phải biết tất cả người Thanh văn thừa không làm nổi sự nghiệp như chúng Bồ tát đã làm. Vậy nên, Ta nói ví như mặt trời làm việc ánh sáng cho châu Thiệm Bộ, đom đóm chẳng thể làm xong. Chỗ gọi mặt trời tung sáng vô lượng soi khắp các loại hữu tình Thiệm Bộ, sáng đóm chỉ soi tự thân. Chẳng phải như chúnh các Bồ tát Ma ha tát như thế điều phục phiền não ác nghiệp tự thân, cũng năng độ thoát được vô lượng khiến lìa tất cả phiền não ác nghiệp, vào cõi Vô dư y Niết bàn, hoặc chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Người Thanh văn Thừa chỉ năng điều phục được bấy nhiêu phiền não ác nghiệp tự thân, chẳng thể nhiêu ích vô lượng hữu tình, nên người Thanh văn chẳng như Bồ tát có bao sự nghiệp thảy đều hơn hết.

Lại, Mãn Từ Tử! Như chàng bắn giỏi, đối pháp sở học đã làm gắng sức, thân tay cung gậy thảy giỏi điêu luyện, học các võ nghệ đã đến rốt ráo, hưởng lộc vua phong đã trăm ngàn năm. Khi vua muốn cho cùng kẻ oán địch làm chiến tranh, quân voi ngựa thảy và các đồ binh trượng thảy đều cấp giao khiến làm chỉ huy, mong diệt bọn hung đồ, không bị tổn thất.

Như vậy, chúng Bồ tát Ma ha tát đã phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, đã tu các hạnh Bồ tát Ma ha tát, đối hành tham sân si của các loại hữu tình năng uốn dẹp được đã đến mức khéo léo. Vậy nên, Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác lệch khen chúng Bồ tát Ma ha tát, dạy răn dạy trao khiến siêng tu tập, năng chính dẫn phát tư lương Bồ đề khiến mau viên mãn đã phát đại nguyện, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì các hữu tình năng nói pháp yếu thanh tịnh dứt hẳn tham sân si thảy.

Vậy nên, chúng Bồ tát Ma ha tát mặc đội áo mũ ra lảm sự nghiệp, Thanh văn Ðộc giác đều chẳng thể làm được. Do đấy Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác khen ngợi Bồ tát, chẳng phải các Thanh văn.

Bấy giờ, Mãn Từ Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Như tôi hiểu nghĩa Phật vừa nói đấy, nên biết chúng Bồ tát Ma ha tát có những sở tác không chẳng định tâm. Nghĩa là chúng các Bồ tát Ma ha tát hoặc trụ bố thí Ba la mật đa, phải biết bấy giờ tâm cũng ở Ðịnh. Hoặc trụ tịnh giới Ba la mật đa, phải biết bấy giờ tâm cũng ở Ðịnh. Hoặc trụ an nhẫn Ba la mật đa, phải biết bấy giờ tâm cũng ở Ðịnh. Hoặc trụ tinh tiến Ba la mật đa, phải biết bấy giờ tâm cũng ở Ðịnh. Hoặc trụ tĩnh lự Ba la mật đa, phải biết bấy giờ tâm cũng ở Ðịnh. Hoặc trụ Bát nhã Ba la mật đa, phải biết bấy giờ tâm cũng ở Ðịnh. Hoặc trụ các phần pháp Bồ đề khác, phải biết bấy giờ tâm cũng ở Ðịnh.

Như viên ngọc phệ lưu ly, tùy ở chỗ nào với sắc báu nơi mình trọn chẳng nới bỏ. Nghĩa là ngọc kia hoặc đựng đồ vàng, hoặc đồ bạc, hoặc để trong đồ thủy tinh, đồng, sắt, sứ thảy, thường chẳng nới bỏ sắc phệ lưu ly. Như vậy, chúng Bồ tát Ma ha tát hoặc trụ bố thí Ba la mật đa, hoặc trụ tịnh giới Ba la mật đa, hoặc trụ an nhẫn Ba la mật đa, hoặc trụ tinh tiến Ba la mật đa, hoặc trụ tĩnh lự Ba la mật đa, hoặc trụ bát nhã Ba la mật đa, hoặc trụ các phần pháp Bồ đề khác, phải biết bấy giờ tâm thường tại Ðịnh. Tôi hiểu nghĩa Phật đã nói là như thế.

Bấy giờ, Phật khen Mãn Từ Tử rằng: Hay thay, hay thay! Như vậy, như vậy!

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát lìa pháp dục ác bất thiện, có tìm có rình, lìa sanh vui mừng, trụ sơ tĩnh lự đầy đủ. An trụ sơ tĩnh lự như thế rồi, nếu muốn Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác, phải biết gọi là Bồ tát loạn tâm, phải biết kia tâm trụ bậc chẳng phải Ðịnh.

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát tìm rình vắng lặng, nội đẳng tịnh tâm tánh nhất thú, không tìm không rình, định sanh vui mừng, trụ tĩnh lự thứ hai đầy đủ. An trụ tĩnh lự thứ hai như thế rồi, nếu muốn Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác, phải biết gọi là Bồ tát loạn tâm, phải biết kia tâm trụ bậc chẳng phải Ðịnh.

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát lìa mừng trụ xả, nhớ đủ biết chính thọ thân hưởng vui, chỉ có các kẻ Thánh năng nói năng xả được, đủ trụ nhớ vui, trụ tĩnh lự thứ ba đầy đủ. An trụ tĩnh lự thứ ba như thế rồi, nếu muốn Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác, phải biết gọi là Bồ tát loạn tâm, phải biết kia tâm trụ bậc chẳng phải Ðịnh.

Lại, Mãn Từ Tử! Nế chúng các Bồ tát Ma ha tát dứt vui dứt khổ, trước mất mừng buồn, chẳng khổ chẳng vui, xả niệm thanh tịnh, trụ tĩnh lự thứ tư đầy đủ. An trụ tĩnh lự thứ tư như thế rồi, nếu muốn Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác, phải biết gọi là Bồ tát loạn tâm, phải biết kia tâm trụ bậc chẳng phải Ðịnh.

Bấy giờ, Mãn Từ Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Ngang đâu nên biết tâm định Bồ tát?

Bấy giờ, Phật bảo Mãn Từ Tử rằng: Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát tùy khi thấy các loại hữu tình kia bèn khởi nghĩ này: Ta phải tinh siêng tu hạnh Bồ tát, khi chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, quyết định phải làm cho loại hữu tình vào cõi Vô dư y bát Niết bàn, hoặc chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Ngang đây phải biết tâm Ðịnh Bồ tát.

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát khuyên loại hữu tình thọ trì Tam quy. Các hữu tình kia trụ Tam quy rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát.

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát khuyên loại hữu tình thọ trì ngũ giới. Các hữu tình kia trụ ngũ giới rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát.

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát khuyên loại hữu tình thọ trì tám giới. Các hữu tình kia trụ tám giới rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát.

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát khuyên loại hữu tình thọ trì mười giới. Các hữu tình kia trụ mười giới rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát.

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát khuyên loại hữu tình thọ trì mười thiện nghiệp đạo. Các hữu tình kia trụ mười thiện nghiệp đạo rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát.

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát khuyên loại hữu tình thọ trì giới đầy đủ. Các hữu tình kia trụ giới đầy đủ rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát.

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát khuyên loại hữu tình thọ trì giới Bồ tát. Các hữu tình kia trụ giới Bồ tát rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát.

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát phương tiện khuyên dẫn các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy tu hành bố thí Ba la mật đa. Các thiện nam tử thiện nữ nhân kia an trụ bố thí Ba la mật đa rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát phương tiện khuyên dẫn các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy tu hành tịnh giới Ba la mật đa. Các thiện nam tử thiện nữ nhân kia an trụ tịnh giới Ba la mật đa rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát phương tiện khuyên dẫn các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy tu hành an nhẫn Ba la mật đa. Các thiện nam tử thiện nữ nhân kia an trụ an nhẫn Ba la mật đa rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát phương tiện khuyên dẫn các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy tu hành tinh tiến Ba la mật đa. Các thiện nam tử thiện nữ nhân kia an trụ tinh tiến Ba la mật đa rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát phương tiện khuyên dẫn các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy tu hành tĩnh lự Ba la mật đa. Các thiện nam tử thiện nữ nhân kia an trụ tĩnh lự Ba la mật đa rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát phương tiện khuyên dẫn các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy tu hành Bát nhã Ba la mật đa. Các thiện nam tử thiện nữ nhân kia an trụ Bát nhã Ba la mật đa rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát phương tiện khuyên dẫn các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy tu hành bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Các thiện nam tử thiện nữ nhân kia an trụ đấy rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát phương tiện khuyên dẫn các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy tu hành bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Các thiện nam tử thiện nữ nhân kia an trụ đấy rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát phương tiện khuyên dẫn các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy tu hành tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ lớp, mười biến xứ. Các thiện nam tử thiện nữ nhân kia an trụ đấy rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát phương tiện khuyên dẫn các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy tu hành không, vô tướng, vô nguyện, giải thoát môn. Các thiện nam tử thiện nữ nhân kia an trụ đấy rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát phương tiện khuyên dẫn các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy tu hành tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn. Các thiện nam tử thiện nữ nhân kia an trụ đấy rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát.  

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát phương tiện khuyên dẫn các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy tu hành Tịnh quán địa, Chủng tánh địa, Ðệ bát địa, Cụ kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa, Ðộc giác địa, Bồ tát địa, Như Lai địa. Các thiện nam tử thiện nữ nhân kia an trụ đấy rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát phương tiện khuyên dẫn các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy tu hành Cực hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa. Các thiện nam tử thiện nữ nhân kia an trụ đấy rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát phương tiện khuyên dẫn các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy tu hành năm nhãn và sáu thần thông. Các thiện nam tử thiện nữ nhân kia an trụ đấy rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát phương tiện khuyên dẫn các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy tu hành Như Lai mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải. Các thiện nam tử thiện nữ nhân kia an trụ đấy rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát phương tiện khuyên dẫn các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy tu hành đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Các thiện nam tử thiện nữ nhân kia an trụ đấy rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát phương tiện khuyên dẫn các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy tu hành pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Các thiện nam tử thiện nữ nhân kia an trụ đấy rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát phương tiện khuyên dẫn các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy tu hành nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Các thiện nam tử thiện nữ nhân kia an trụ đấy rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát phương tiện khuyên dẫn các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy tu hành quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, hoặc quả Bất hoàn, hoặc quả A la hán, hoặc quả Ðộc giác Bồ đề. Các thiện nam tử thiện nữ nhân kia an trụ đấy rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát phương tiện khuyên dẫn các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy tu hành tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát. Các thiện nam tử thiện nữ nhân kia an trụ đấy rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát phương tiện khuyên dẫn các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy tu hành chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Các thiện nam tử thiện nữ nhân kia an trụ đấy rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát phương tiện khuyên dẫn các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình. Các thiện nam tử thiện nữ nhân kia an trụ đấy rồi, tức đem căn lành đã nhóm như thế hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát. 

Lại, Mãn Từ Tử! Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát đối kia sở tu thiện bố thí thảy hết lòng tùy hỷ, hồi hướng cầu tới Nhất thiết trí trí. Ngang đây nên biết tâm Ðịnh Bồ tát.

Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát đối tất cả chỗ tâm được định rồi, nên biết gọi là an trụ Tĩnh lự Ba la mật đa. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Chúng các Bồ tát Ma ha tát này vì thường chẳng xa lìa thắng tác ý Nhất thiết trí trí vậy. Nếu chúng các Bồ tát Ma ha tát thường chẳng xa lìa thắng tác ý Nhất thiết trí trí ấy, nên biết gọi là an trụ Tĩnh lự Ba la mật đa.

Như vậy, chúng Bồ tát Ma ha tát an trụ Tĩnh lự Ba la mật đa, dẫn phát vô biên công đức thù thắng, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Nên biết Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác an trụ tĩnh lự thứ tư bất động, xả các hành sống lâu, hiện vào cõi Vô dư bát Niết bàn. Vậy nên, Tĩnh lự Ba la mật đa đối chúng các Bồ tát Ma ha tát sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có ơn đức lớn.

Vậy nên, chúng Bồ tát Ma ha tát sở trụ Tĩnh lự Ba la mật đa, trừ Ðịnh Như Lai, đối các định khác là tối là thắng là tôn là cao, là diệu là vi diệu, là thượng là vô thượng. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Bồ tát Tĩnh lự Ba la mật đa thường chẳng xa lìa tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí. Nhị thừa tĩnh lự quyết định xa lìa tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, nên đối tĩnh lự của Bồ tát là kém, tĩnh lự Bồ tát đối kia là hơn.

Khi ấy, Mãn Từ Tử bèn thưa Phật rằng: Nếu các Thanh văn trụ tĩnh lự đây chứng được pháp tánh, thành quả Thanh văn, tức các Bồ tát trụ tĩnh lự đây chứng được pháp tánh, lìa các chấp trước, được thành Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác. Vì sao mà nói Thanh văn tĩnh lự quyết định xa lìa tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, Bồ tát tĩnh lự thường chẳng xa lìa tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí?

Bấy giờ, Thế Tôn bảo: Mãn Từ Tử! Ta nay hỏi ngươi, tùy ý ngươi đáp. Nơi ý hiểu sao? Các người Thanh văn trụ tĩnh lự đây chứng được pháp tánh, thành quả Thanh văn, tức các Bồ tát trụ tĩnh lự đây chứng được pháp tánh, lìa các chấp trước, được thành Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác. Người Thanh văn kia gọi Như Lai chăng?

Mãn Từ Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Chẳng được vậy.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo: Mãn Từ Tử! Ta sẽ vì ngươi lại nói ví dụ, các kẻ có trí nhân ví dụ ấy đối nghĩa sâu thẳm được dễ hiểu rõ. Ví như người phàm bèn trèo lên tòa ngai vua, người kia liền được gọi là Vua chăng?

Mãn Từ Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Chẳng được vậy. Sở dĩ vì sao? Vì người kia không phúc không tướng vua vậy.

Phật nói: Như vậy. Các người Thanh văn mẳc dù năng hiện vào được bốn tĩnh lự, bốn định vô sắc, chứng được pháp tánh, thành quả Thanh văn, mà không có Như Lai lực, vô úy thảy các công đức thù thắng và các tướng hảo, chẳng gọi là Như Lai. Do đấy xa lìa tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, bởi không Phật đức mới gọi Thanh văn. Chẳng phải vậy, vì sao kia chẳng gọi Phật?

Lại, Mãn Từ Tử! Vì các người Thanh văn sở trụ tĩnh lự không thắng đức nên tánh kia thấp kém, đối Bồ tát sở trụ tĩnh lự trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, cho đến cực số phần cũng chẳng kịp một. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Bồ tát Tĩnh lự Ba la mật đa thường chẳng xa lìa Nhất thiết trí trí, nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình, dẫn phát vô biên công đức thù thắng. Do đấy Bồ tát sở trụ thắng định, Thanh văn Ðộc giác đều chẳng thể biết được.

Khi ấy, Mãn Từ Tử bèn thưa Phật rằng: Bậc nào gọi là Thắng định Bồ tát? Thắng định như thế lại gọi tên gì?

Bấy giờ, Thế Tôn bảo: Mãn Từ Tử! Thắng định Bồ tát gọi chẳng nghĩ bàn. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Thắng định như thếuy lực khó nghĩ, chóng năng chứng được Nhất thiết trí trí vậy. Thắng định như thế cũng gọi lợi vui tất cả thế gian các loại hữu tình. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Vì các Bồ tát Ma ha tát muốn làm lợi vui vô lượng hữu tình, phương tiện khéo léo vào Ðịnh đấy vậy.

Thắng định như thế nếu hiện tại tiền, năng dẫn vô biên thắng định nhiệm mầu, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, làm lợi vui lớn cho các hữu tình.

Thắng định như thế nếu hiện tại tiền, dẫn phát vô biên phương tiện khéo léo, dạy răn dạy trao vô lượng hữu tình đều khiến dẫn phát vô lậu tĩnh lự, chứng chơn pháp tánh, dứt các phiền não vào cõi Vô dư y bát Niết bàn, hoặc chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Do nhân duyên đây, Thắng định Bồ tát cũng gọi lợi vui tất cả thế gian các loại hữu tình. Vậy nên, chúng Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nên học Tĩnh lự Ba la mật đa. Nếu học Tĩnh lự Ba la mật đa, mau dẫn phát được Nhất thiết trí trí.

Bấy giờ, Mãn Từ Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Tôi nghĩ rằng Thanh văn sở đắc các định hơn định Bồ tát. Sở dĩ vì sao? Thanh văn được đủ chín định thứ lớp, Bồ tát với trong ấy chỉ được tám trước. Bồ tát chẳng được định Diệt thọ tưởng, nên định Thanh văn hơn các Bồ tát.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo: Mãn Từ Tử! Bồ tát cũng được định Diệt thọ tưởng, nghĩa là đối định đây đã được tự tại, chỉ chẳng hiện vào. Sở dĩ vì sao? Vì Như Lai chẳng cho chúng các Bồ tát hiện vào định đây, khỏi bởi hiện vào lui rơi Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác.

Lại, Mãn Từ Tử! Ta sẽ vì ngươi nói ví dụ nữa, các kẻ có trí do ví dụ nên đối nghĩa sâu thẳm dễ được hiểu rõ. Như vua Chuyển luân tuy đối các tiểu quốc ấp biên địa đều được tự tại, mà chẳng tự đi tới trong quốc ấp kia. Ðâu vua Chuyển luân chẳng tới chỗ kia, nói đối chỗ kia đều được tự tại. Như vậy, chúng Bồ tát Ma ha tát tuy chẳng hiện vào định Diệt thọ tưởng mà đối định đây đã được tự tại, do được tự tại cũng gọi là đắc.

Lại, Mãn Từ Tử! Chẳng phải các Bồ tát thường chẳng hiện vào định Diệt thọ tưởng, cho đến chưa ngồi tòa diệu Bồ đề, chư Phật Thế Tôn chẳng cho hiện vào. Nếu khi được ngồi tòa diệu Bồ đề, chư Phật Thế Tôn mới cho hiện vào. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Chớ bảo Bồ tát do vào định đây bèn rơi Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác, hoặc bảo chư Phật ngang đồng Nhị thừa, nên Phật Thế Tôn chẳng cho hiện vào.

Lại, Mãn Từ Tử! Như Sát đế lị Quán đảnh Ðại vương muốn vào trong chợ uống ruợu người thường. Khi ấy, có trí thần can Ðại vương rằng: Nay ở chỗ đây Vương chẳng nên uống, nếu cần phải uống đợi về trong cung. Nơi ý hiểu sao? Vua uống rượu chợ đâu chẳng thể uống được mà trí thần kia ân cần can gián chẳng cho vua uống? Nhưng Sát đế lị Quán đẳnh Ðại vương phi xứ phi thời lẽ chẳng nên uống. Mặc dù chẳng nên uống mà đối trong chợ rượu thảy các thập vật đều được tự tại. Sở dĩ vì sao? Vì vua đối tất cả cõi nước thành ấp sở hữu người vật đều tự tại vậy.

Như vậy, Bồ tát có trí thù thắng. Do trí đây nên năng hằng hiện vào định Diệt thọ tưởng, nhưng vì Phật chẳng cho nên chẳng hiện vào. Sở dĩ vì sao? Vì Bồ tát nếu vào định Diệt thọ tưởng là phi thời xứ. Nếu khi Bồ tát ngồi tòa Bồ đề, dứt hẳn tưởng tướng hư dối, chứng cõi cam lồ, bấy giờ mới vào định Diệt thọ tưởng, sau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, quay xe diệu pháp, đủ ba mươi hai tướng, lợi ích an vui vô lượng hữu tình.

Bấy giờ, Mãn Từ Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát rất là hiếm có, năng làm việc khó. Là dù có sức dẫn phát trí lậu tận, mà vì hữu tình chẳng chứng lậu tận. Sở dĩ vì sao? Vì các Bồ tát ở chỗ hữu tình đêm dài suy gẫm lợi ích an vui, tăng thượng ý lạc hằng hiện tại tiền.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo: Mãn Từ Tử! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Các Bồ tát này ở chỗ hữu tình đêm dài suy gẫm lợi ích an vui, tăng thượng ý lạc hằng hiện tại tiền.

Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát này quán nghĩa lợi đây dù năng đủ sức vào chín định thứ lớp mà chẳng vào đủ. Sở dĩ vì sao? Vì các Bồ tát Ma ha tát này phương tiện khéo léo, đối tất cả định dù được tự tại mà năng chẳng vào.

Lại, Mãn Từ Tử! Tất cả Bồ tát hoặc sơ phát tâm, hoăc đã Bất thối, đều nên an trụ Tĩnh lự Ba la mật đa như thế. Nếu các Bồ tát thường năng an trụ được Tĩnh lự Ba la mật đa như thế, đối các hữu tình làm được nhiêu ích, mau dẫn phát được Nhất thiết trí trí.

Khi ấy, Mãn Từ Tử bèn thưa Phật rằng: Phải biết chúng Bồ tát Ma ha tát đủ thế lực lớn, năng vì hữu tình làm việc nhiêu ích, cũng năng dẫn phát được Nhất thiết trí trí, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Phật nói: Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói.

Bấy giờ, Xá Lợi Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là chúng Bồ tát Ma ha tát an trụ Tĩnh lự Ba la mật đa? Vì sao phương tiện lại từ Ðịnh khởi lại?

Bấy giờ, Thế Tôn bảo: Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát lìa pháp dụcác bất thiện, có tìm có rình, lìa sanh mừng vui, vào sơ tĩnh lự, cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà trụ đầy đủ. Ðối sắc, vô sắc tĩnh lự đẳng chí thuận nghịch thứ lớp vượt khỏi thông suốt, rất thạo thuần thục, du hý tự tại, vào lại cõi Dục chẳng phải tâm đẳng dẫn.

Sở dĩ vì sao? Vì chớ bởi định sanh Sắc, Vô sắc, trời Sống lâu vậy. Chớ sắc, vô sắc tĩnh lự đẳng chí dẫn khởi tâm bậc kia nối sanh. Vì hộ tâm kia khiến chẳng hiện khởi, vào lại cõi Dục, chẳng phải tâm đẳng dẫn, do khởi tâm đây sanh cõi Dục để gần gũi cúng dường chư Phật Thế Tôn, dẫn phát vô biên phần pháp Bồ đề.

Sanh cõi Sắc, cõi Vô sắc không làm được như thế, vì hai cõi trên thân tân đần độn vậy. Do đây, Bồ tát phương tiện khéo léo trước tập thượng định khiến thạo thuần thục, sau khởi hạ tâm sanh trở lại cõi Dục, tu tập vô lượng tư lương Bồ đề, đến viên mãn rồi vượt khỏi ba cõi, chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Ví như có người làm nghĩ như vầy: Lập phương tiện nào được vào hậu cung vua, cùng các hậu phi lén làm giỡn vui, khiến vua chẳng biết, thân mạng được tồn tại? Làm suy nghĩ ấy rồi, tìm các diệu dược uống, khiến nam hình hoặc ẩn mất, hoặc hiển ra. Ðược thuốc ấy rồi, phương tiện thờ vua. Vua đã nhận biết, bèn uống thuốc ẩn mất, bèn thưa vua rằng: Tôi nay không có hình, xin làm kẻ giữ cấm cung thất cho Ðại vương. Vua cho điều tra sự thực rồi giao phó việc giữ trong cung. Người ấy bấy giờ vào trong cấm cung của vua, cùng các phi hậu mặc ý giao thông. Lần lữa thời gian lâu một hai ba tháng, e ngại vua hay biết táng mất thân mạng, bèn uống thuốc hiển ra, mà thưa vua rằng: Tôi nay nam hình bỗng nhiên hiện lại. Xin từ nay trở đi chẳng vào trong cung nữa. Mà vua khen rằng: Ðây chơn thiện sĩ, tự năng tiến thối, chẳng trái phép ta, hậu thưởng ban tước lộc cho làm việc ngoài. Phải biết người này phương tiện khéo léo, năng thỏa mãn ý muốn, thân mạng được tồn tại, lại còn được vua kia hậu thưởng ban cho của cải tước vị.

Như vậy, Bồ tát phương tiện khéo léo vào bốn tĩnh lự và bốn vô sắc thứ lớp vượt khỏi được khéo léo rồi, lại khởi hạ tâm sanh lại cõi Dục, gần gũi cúng dường chư Phật Thế Tôn, dẫn phát vô biên phần pháp Bồ đề, cho đến chưa mãn chẳng chứng thật tế. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát này phương tiện khéo léo, chẳng bỏ hữu tình Nhất thiết trí vậy. Vậy nên, Bồ tát phương tiện khéo léo tu hành Tĩnh lự Ba la mật đa, đối trong thật tế được chẳng tác chứng, cũng chẳng hiện vào định Diệt thọ tưởng, cho đến chưa viên mãn tư lương Bồ đề vẫn thọ thân cõi Dục tu hạnh Bồ tát.

Bấy giờ, Phật bảo A Nan Ðà rằng: Ngươi phải thọ trì chúng các Bồ tát đã học Tĩnh lự Ba la mật đa, chớ khiến quên mất.

A Nan Ðà thưa: Dạ! Bạch Thế Tôn! Tôi đã thọ trì chúng các Bồ tát đã học Tĩnh lự Ba la mật đa, chắc chắn không quên mất.

Khi Ðức Bạc Già Phạm Thế Tôn đã thuyết kinh này rồi, cụ thọ Xá Lợi Tử, cụ thọ Mãn Từ Tử, cụ thọ A Nan Ðà và các Thanh văn, chúng các Bồ tát, cùng là tất cả trời, rồng, dược xoa, kiện đạt phược, a tố lạc, yết lộ trà, khẩn nại lạc, mạt hô lạc già, người, phi người thảy, tất cả đại chúng nghe Phật đã thuyết, đều rất vui mừng tín thọ phụng hành.

 

 

TỰA

HỘI THỨ MƯỜI SÁU 

Phần

BÁT NHÃ BA LA MẬT ÐA

 

Ðường, Sa Môn Huyền Tắc chế tác tại chùa Tây Minh 

Vì là lý thù thắng phải nhóm lại để làm chủ phương tiện, phẳng phắn về một hướng mới chuyên được Ðạo. Thế sao chẳng tiêu dung tưởng chơn tế, thôi bỏ chấp lấy huyễn trần đi? Mặc dù Thí độ là sùng chuộng, Giới độ là nghiêm cấm, Nhẫn độ là điều phục, Tiến độ là nhanh bén, nhưng cuối cùng ngộ nơi Thật Huệ, nhờ noí lời chơn thuyên, hầu mong khai mở mê muội kẻ rờ voi, lại còn có sự gặp gỡ của Cò ao nữa vậy.

Sở dĩ đấy nên:

Hào quang phóng dài năm trượng làm dấu vết, thăng lên thừa thứ nhất; nặn đúc hai bên (tức giáo hóa) để hé mở chỗ nhiệm mầu cho thấu suốt, nghĩ nghị bốn câu. Mong nhờ tiếng tăm Ðấng Vắng Lặng mà cắt mầm tà kiến, thời mờ ám của cỏ cây rớt rụng như sao rơi; vin lưới nghi ngờ đã tích tụ từ lâu, thời mây mỏng ngăn che cũng bị vẹt trống. Rõ thấy tánh không mà thường tu, giác ngộ sanh giả mà hằng làm lợi. Bốn loại ma bởi đó mà tung chạy loạn, sáu pháp độ nhờ đấy tiến đi từng phần có thứ lớp.

Thi độ bởi đó, vật chẳng bỏ, khó xả mà năng xả được.

Giới độ bởi đó, chẳng kiểm thúc, khó giữ mà năng giữ được.

Nhẫn độ bởi đó, không chịu được mà năng kham nơi bất kham.

Tiến độ bởi đó, không hành được mà phát nơi bất phát.

Ðịnh độ bởi đó, chẳng vắng mà ba tướng bất tướng.

Huệ độ bởi đó, chẳng soi mà ba luân bất luân.

Cho nên:

Thể đạt được thời động mà càng tịch, sai lầm thời tịch mà càng động. Pháp chẳng tức ly nơi phi pháp, hành đâu nhất dị nơi vô hành. Kìa giác chứng được vậy, chơn tâm hỗn hòa mà nhất quán. Kìa xuất sanh được vậy, Pháp bảo biền liên là muôn khu biệt.

Vậy nên mới có:

Nào là hai trí, ba thân; nào là bốn biện, năm nhãn, sáu thông; nào là bảy giác, tám chánh, nào là chín định, mười lực; lại thêm mười tám bất cộng, tám mươi tùy hảo, mười hai duyên trí, hai mươi không tâm. Ðều là kéo dài bởi Hy đa, trọn thành nơi La nhã. Tụ lại là tiêu biểu Ngọc hào, mà lưu tản ra là lời dạy dỗ của Kim khẩu.

Kể khắc thành tám quyển, vốn chẳng phải tái dịch, là vì phiên dịch chẳng sáng suốt bị sai lầm, trông mong việc xương thịnh các Hội ngày mai.

Than ôi! Kiếp đã qua mà chẳng phụng trì, nay nhìn lại lời khen thù thắng, chép nêu để lại tiếng tăm. Mong Ðức Bổn Từ thổi ra bay bổng lăng xăng; nhờ Ðấng Thánh Trí, kính đưa đầu đội lấy. Hầu mong sao viên diệu bảo gia truyền đến tay người nắm lấy hòn linh châu này, để tẩy sạch khách trần dơ bẩn nơi tám phương, và dội trận mưa phải thời cho tươi nhuần muôn lá.

Chốn Thần cung cực hưởng phúc lành, ngôi Ðế hậu được diên niên trường thọ. Phúc lành thấu đến dân đen, Pháp giáo thêm phần mở mang sâu rộng. Ngõ hầu những kẻ sĩ hẹp hòi cởi mở ngưng kiết khi kinh sợ; khách tăng thượng mạn dứt hủy báng những lúc thốt lời thất độ.

Trang tôi, nếu tự mình chẳng đã từng trải qua hằng sa kiếp phụng trì, nhiều đời quá khứ lóng nghe, thời ngày nay làm sao được giở quyển mà biết hối hận, vong lời mà vào thưởng thúc ấy ư? Thương buồn lắm vậy thay!

 

THÍCH TRÍ NGHIÊM  phụng dịch

 

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 24

Quyển thứ:  | 576  |  577 | 578 |  579 |  580

 581 | 582 | 583  |  584  | 585 |  586  |  587 | 588 | 589 | 590

591 | 592 | 593 | 594 | 595 | 596 | 597 | 598 | 599 | 600

 

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Chân Nguyện
Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

tÃƒÆ la mê ưu lâu tần loa ca diếp CÃƒÆ vụ Tổng Trưởng chuột yoga dựng những gương mặt ni giới xuất thân quý toan mưa ÐÑÑ danh thang phat giao han quoc Trá tuá tứ từ à trầm cảm BS Đỗ Hồng Ngọc nói chuyện Thiền giàu Chùa Pháp Lâm Phát vai loi khuyen cho tuoi tre ngua Cỏ Bắc Từ bi và vị tha nâng đỡ sức khỏe con c璽u mua xuan va dat me cầu chùa ba vàng ke tin tuc phat giao Mùa thiện Tr០lăn mỗi Blogger hối học cau chuyen truoc mieu quan am tuy đám tang ấm vac thói Thực hiện bộ phim tư liệu về cuộc Chữ chua thanh quang Vu lan Mập