Kinh Điển - Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết.


KINH DUY-MA-CẬT SỞ THUYẾT

VIMALAKĪRTINIRDEŚA-SŪTRA

 

Bản Hán ngữ

DUY-MA-CẬT SỞ THUYẾT KINH

của Tam tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập

Tham chiếu

THUYẾT VÔ CẤU XƯNG KINH

Đường Huyền Trang dịch

Bản dịch Việt

TUỆ SỸ

 

--- o0o ---

Mục Lục

Tiểu dẫn lịch sử truyền dịch các bản Hán

Thư Mục

I. Các bản Hán dịch

II. Các bản sớ giải căn bản

TỰA của Tăng Triệu.

Chương I. Quốc độ Phật

Chương II. Phương tiện quyền xảo

Chương III. Chúng đệ tử

Chương IV. Bồ Tát

Chương V. Văn -Thù -Sư- Lợi thăm bệnh

Chương VI. Bất tư nghị

Chương VII. Quán chúng sinh

Chương VIII. Phật đạo

Chương IX. Pháp môn bất nhị

Chương X. Phật hương tích

Chương XI. Bồ Tát hạnh

Chương XII. Thấy Phật A-Súc

Chương XIII. Cúng dường pháp

Chương XIV. Chúc lụy

Sách dẫn và ngữ vựng  

TIỂU DẪN
LỊCH SỬ TRUYỀN DỊCH CÁC BẢN HÁN

Được ấn hành trong Đại chánh hiện tại, trước sau có tất cả ba bản Hán dịch. Bản dịch sớm nhất do Chi Khiêm,[1] tựa đề «Phật thuyết Duy-ma-cật kinh», thực hiện trong khoảng niên hiệu Hoàng vũ thứ 1 (222) dưới thời Ngô Tôn Quyền, đến giữa niên hiệu Kiến hưng (253) thời Ngô Tôn Lượng. Bản dịch này hình như không còn được lưu hành dưới thời Tăng Hựu.

Bản dịch do Cưu-ma-la-thập được kể là bản thư hai, gần 200 năm sau đó.

Theo mục lục của Tăng Hựu, giữa bản dịch của Chi Khiêm và của Cưu-ma-la-thập còn có ít nhất hai bản nữa đã được lưu hành.

Theo đó, kế tiếp theo «Phật thuyết Duy-ma-cật kinh» do Chi Khiêm dịch, là «San Duy-ma-cật kinh»[2] 1 quyển, do Sa-môn Trúc Pháp Hộ, thực hiện trong khoảng niên hiệu Thái thủy, Tấn Vũ đế (265), đến khoảng niên hiệu Vĩnh gia năm thứ 2, đời Tấn Hoài đế (308), cùng lúc với nhiều kinh điển khác, mà Tăng Hựu nói là do Trúc Pháp Hộ sang Tây vực tìm được bản Phạn mang về. Tuy vậy, Tăng Hựu cũng cho biêt ý kiến là, Pháp Hộ cắt xén bớt một số kệ trong bản dịch cũ của Chi Khiêm được xem là hơi rườm rà.

Bản dịch tiếp theo đó nữa là «Dị Duy-ma-cật kinh» do Trúc Thúc Lan,[3] thực hiện dưới thời Tấn Huệ đế, niên hiệu Nguyên khang năm thứ 1 (291).

Khoảng trên dưới 10 năm sau, cũng trong thời Tấn Huệ đế, Sa môn Chi Mẫn Độ tập hợp hai bản dịch trước đó, của Trúc Pháp Hộ và Trúc Thúc Lan, biên tập thành một hiệp bản, tựa đề là « Hiệp Duy-ma-cật kinh», 5 quyển.[4]

Như vậy, theo liệt kê của Tăng Hựu, về các bản dịch cổ, hay được gọi là «cựu dịch», trước sau có tất cả 4 bản. Nếu kể luôn cả hiệp bản do Chi Mẫn Độ biên tập, có tất cả 5 bản.

Trong liệt kê của Pháp Kinh,[5] chỉ kể có 4:

1. Duy-ma-cật, 3 quyển, Chi Khiêm dịch, đời Ngô, niên hiệu Hoàng vũ.

2. Duy-ma-cật kinh, 1 quyển, Trúc Pháp Hộ dịch, đời Tấn.

3. Dị Duy-ma-cật kinh, 3 quyển, do Trúc Thúc Lan, đời Tấn Huệ đế.

4. Duy-ma-cật sở thuyết kinh, 3 quyển, do Cưu-ma-la-thập, đời Hậu Tần, niên hiệu Hoằng thủy.

Các bản dịch nêu trên, trừ bản của Chi Khiêm, đến nay đều không còn được lưu hành. Tuy nhiên, Tăng Hựu cũng ghi lại được bài tựa của Chi Mẫn Độ viết cho «Hiệp Duy-ma-cật kinh.»[6]  Qua bài tựa này, cùng với bài tựa của Tăng Triệu, cũng như vị trí của Tăng Triệu trong sự hoằng truyền tư tương Tánh Không tại Trung quốc, cho thấy ngay từ đầu khi bản dịch của Chi Khiêm mới được phổ biến, tư tưởng Duy-ma-cật đã có tầm ảnh hưởng nhất định. Thêm vào đó, nhiều bản dịch, kể cả hiệp bản, cũng cho thấy những nỗ lực của các dịch giả và các nhà nghiên cứu, cố gắng truyền đạt nội dung uẩn áo của Duy-ma-cật bằng phương tiện ngôn ngữ, mà như chính trong đối thoại giữa Duy-ma-cật và Văn-thù thể hiện rất sinh động qua những biểu tượng phong phú hình tượng văn học lãng mạn để vượt qua giới hạn mà ngôn ngữ không thể vượt qua.

Trong các bản dịch, bản do La-thập được truyền bá rộng rãi nhất, với rất nhiêu bản chú giải khác nhau qua nhiều thế hệ khác nhau.

Khi La-thập đang ở Cô tạng, một thanh niên trí thức tìm đến. Đó là Tăng Triệu.[7] Bấy giờ chưa đầy 30 tuổi. Ngay vừa gặp gỡ và trao đổi lần đầu tiên, La-thập rất trân trọng không những tài năng văn học và cả về tư tưởng uyên áo của người thanh niên này.

Trước đó, Tăng Triệu rất hâm mộ tư tưởng Lão Trang, nghiền ngẫm lẽ huyền vi của Đạo đức kinh. Nhưng Triệu cũng từng than thở: « Đẹp thì đẹp thật. Nhưng vẫn chưa thể tận thiện chỗ u vi mờ mịt của Thần minh.» Sau đó, nhân gặp kinh Duy-ma-cật, bản cựu dịch, cảm thấy bị lôi cuốn, nói rằng, «Bây giờ mới biết đâu là chỗ quay về.» Rồi Triệu xuất gia. Vào luc tuổi chưa quá hai mươi, mà danh tiếng đã khiến nhưng thanh niên cùng thế hệ cảm thấy phải ganh tị vì sở học quảng bác, tư tưỏng sâu sắc, tài biện luân bén nhọn không dễ có người đương nổi.

La-thập đến Trường an năm 401. Bấy giờ Triệu mới 27 tuổi. Dưới sự hỗ trợ, và cũng là đại tín thí rất ngưỡng mộ La-thập, của Dao Hưng (366-416) vua nước Hậu Tần, La-thập khởi đầu sự nghiệp phiên dịch vĩ đại tại Trung quốc cùng với người môn sinh xuất sắc và cũng là người trợ thủ đắc lực trong công trình phiên dịch; đó là Tăng Triệu. Văn dịch của La-thập được các thế hệ nghiên cưu Phật học Hán tạng rất hâm mộ vì sự lưu loát và trong sáng, trong đó không thể không kể đến sự đóng góp không nhỏ của Tăng Triệu. «Duy-ma-cật-sở thuyết kinh»[8] do La-thập dịch là một trong những đóng góp rất sáng giá của Tăng Triệu. Ngoài nội dung vừa uyên áo, vừa bao la hoằng vĩ, cùng với rất nhiều hình tượng văn học mang đầy tính chất lãng mạn, Duy-ma-cật nhanh chóng chinh phục tình cảm của rất nhiều văn thi sỹ Trung quốc qua nhiều thế hệ khác nhau.

Tuy nhiên, nếu đối chiếu bản dịch của La thập và bản do Huyền Trang dịch lại sau này này, người đọc có thể thấy không có hình thái ngôn ngữ nào có thể phu diễn tận cùng sâu thẳm nội dung của Duy-ma-cật. Giới hạn cuối cùng của sự diễn đạt ngôn ngữ, là sự im lặng. Sự im lặng này trở thành nguồn rung động bất tuyệt cho nhiều sáng tạo nghệ thuật, từ thi ca cho đến hội họa.

Bản dịch Việt này chủ yếu y trên bản Hán của La-thập. Nhưng đồng thời cũng có sự đối chiếu với bản của Huyền Trang. Những dị biệt về dịch ngữ, cũng như về phong cách dịch, sẽ được ghi ở phần cước chú.

Mặt khác, rất nhiều đoạn cần phải tham khảo giải thích, hay bình chú của La-thập và Tăng Triệu, cũng như sớ giải của Khuy Cơ. Chính yếu, đây là hai hệ tư tưởng khác nhau; tiếp thu nội dung của Duy-ma-cật từ hai nhãn quang khác nhau. Những tham khảo này cũng được ghi lại trong phần cước chú.

Ở đây cũng cần phải thừa nhận rằng, có những nếp gấp của tư tưởng mà ngôn ngữ Hán, vốn rất dị ứng với các ý tưởng siêu hình, không thể chuyển tải trung thực tiếng Phạn, là loại hình ngôn ngữ giàu chất siêu hình và luận lý. Vì vậy, những khi cảm thấy cần thiết, dịch giả chua thêm một vài từ ngữ Sanskrit. Tất nhiên, không có bản Sanskrit nào hiện được lưu hành. Do đó, các từ gốc Sanskrit nơi phụ chú chỉ là những ức đoán có tính cách gợi ý. Rất mong đọc giả không xem đó là nguyên ngữ tuyệt đối chính xác của các Hán dịch.

Song song với bản dịch này, là «Pháp thoại Duy-ma-cật», giới thiệu nội dung các Chương của Duy-ma-cật, sẽ được in thành tập sách riêng biệt. Tập Pháp thoại này chỉ có mục đích nêu những điểm mà bản dịch không thể chuyển tải hết.

Người xưa đã nỗ lực rất nhiều để đi sâu vào nguồn mạch tưởng của Duy-ma-cật, và từ đó cũng đã toả sáng những ảnh tượng diệu kỳ của sự sống, của con người và thế giới sinh động của con người.

Cho đến ngày nay, những ảnh tượng ấy cũng còn là chất liệu sáng tạo nên những giá trị tuyệt vời của sự sống. Thiên nữ tán hoa vẫn hiện diện ngay giữa trái tim rung động của mỗi chúng sinh theo nhịp rung động của sự im lặng bao la, từ cõi tịch mặc vô ngôn của thực tại.

Quảng Hương Già-lam,

mùa An cư, 2546

Tuệ Sỹ  

 

THƯ MỤC

I. Các bản Hán dịch

Phật thuyết Duy-ma-cật kinh,  2 quyển, [T14 No 474], Ngô, Chi Khiêm dịch.

Duy-ma-cật sở thuyết kinh, 3 quyển, [T14 No 475], Dao Tần, Cưu-ma-la-thập dịch.

Phật thuyết Vô Cấu Xưng kinh, 6 quyển, [T14 No 476], Đường, Huyền Trang dịch.

II. Các bản sớ giải căn bản

Trong mục lục của Đại chánh, có trên 60 bản chú giải được liệt kê, ấn hành trong nhiều bản Đại tạng khác nhau. Căn cứ trên bản dịch của La-thập, có hơn 60 bản sớ giải. Căn cứ trên bản dịch của Huyền Trang, có 2 bản. Dưới đây chỉ ghi một số bản chú giải căn bản được dung tham khao cho bản dịch Việt này.

Chú Duy-ma-cật kinh, 10 quyển, T 38 No 1775, Hậu Tần, Tăng Triệu soạn.

Duy-ma nghĩa ký, 8 quyển, T 38  No 1776, Tuỳ, Tuệ Viễn soạn.

Duy-ma kinh huyền sớ, 6 quyển, T 38 No 1777, Tuỳ, Trí Khải soạn.

Duy-ma kinh lược sớ, 10 quyển, T 38 No 1778, Tuỳ, Trí Khải thuyết, Trạm Nhiêm lược.

Duy-ma kinh lược sớ thùy dụ ký, 10 quyển, T 38, No 1779, Tống, Trí Viên thuật.

Tịnh Danh huyền luận, 8 quyển, T 38 No 1780, Tùy, Cát Tạng tạo.

Duy-ma kinh nghĩa sớ, 6 quyển, T 38 No 1781, Tùy, Cát Tạng soạn.

Thuyết Vô Cấu Xưng kinh sớ, 12 quyển, T 38 No 1782, Đường, Khuy Cơ soạn.

Duy-ma kinh nghĩa sớ, 5 quyển, T 56 No 2186, Nhận Bản, Thánh Đức Thái Tử soạn.

 

 

 

TỰA của Tăng Triệu

Duy-ma-cật bất tư nghị kinh, đấy là tên gọi chỉ cho chỗ tuyệt diệu tận cùng của huyền vi tạo hoá. Ý chỉ của nó u huyền như vực thẳm, không thể thăm dò bằng ngôn tượng. Đạo lý ấy siêu việt ba không, không phải là chỗ luận nghị của Nhị thừa. Khi biểu lộ thì vượt lên trên quần số; là cảnh giới dứt tuyệt hữu tâm. Mịt mờ vô vi mà không gì là không tác vi. Không dễ gì biết vì sao như nhiên, mà vẫn có thể như nhiên. Đáy là chỗ bất tư nghị.

Sao vậy?

Thưa, Thấnh trí vốn vô tri, mà muôn vàn phẩm loại đều được soi tỏ. Pháp thân vốn vô tượng, nhưng lại ứng hiện theo từng hình tướng đặc thù. Vần điệu chí cao thì vẫn không lời, mà thư tịch huyền vi khắp nơi quảng bá. Thiện quyền bí ẩn thì không toan tính, mà động  tĩnh thảy tương ưng sự thể. Do vậy mà có thể cứu vớt tổng thể quần sinh, phơi bày vật để hoàn thành trách vụ. Lợi, được thấy khăp thiên hạ, với ta thì vô vi; kẻ mê hoặc trông thấy mà cảm được ánh chiếu. Nhân đó gọi là Trí. Quán, ứng theo hình, thì gọi là Thân; liếc nhìn thư tịch huyền vi, bèn bảo đó là Ngôn. Thấy sự biến động mà bảo đó là Quyền. Thế thì, chỗ chí cực của Đạo, há có thể bằng Hình, Ngôn, Quyền, Trí, mà nói lên được cảnh vực thần diệu của nó sao?

Vả, chúng sinh mãi ngủ vùi, phi ngôn thì lấy gì để đanh thức? Đạo không vận chuyển đơn côi. Đạo hoằng do người. Cho nên, Như Lai sai Văn-thù nơi phương khác; triệu Duy-ma từ quốc độ kia; cùng tụ hội Tỳ-da-ly để chung truyền Đạo ấy.

Điểm thuyết minh của Kinh này, để thống hợp vạn hạnh, thì lấy quyền trí làm chủ; trồng cội đức, thì lấy sáu độ làm rễ; cứu vớt kẻ ngu khờ mê hoặc thì lấy từ bi làm đầu. Cực điểm của ngữ tông, thì lấy bất nhị làm cửa. Chúng thuyết này đều là gốc của bất tư nghị vậy.

Cho đến như, mượn tòa của Phật Đăng Minh; xin cơm từ Hương thổ; tay đón căn nhà đại thiên bao trùm cả vũ trụ. Đấy là dấu tích của bất tư nghị vậy. Không dấu tích, không sao hiển bày bản nguyên. Bản và tích tuy sai thù, mà là Nhất thể bất tư nghị vậy. Do đó, sai thị giả nêu đó làm tiêu danh.

Đấng Thiên vương của nước Đại Tần vốn thần minh tuấn kiệt, siêu việt thế thường, tầm huyền vi riêng minh tỏ ngộ. Mở rông nền thống trị chí tôn trên cả vạn cơ; hiển dương Đạo hoá truyền xuống nghìn đời sau. Rồi mkối khi tìm đến thưởng ngoạn kinh điển này, cho rằng đây là am thất cho tinh thần trú ngụ. Nhưng tiếc vì bản dịch của Chi Khiêm để cho lý bị nghẽn bởi văn, thường sợ tông chỉ huyền vi rơi mất vì người dịch.

Vận của Trời cõi bắc mà được vận chuyển thông suốt là có lý do vậy. Vào niên hiệu Hoăng thỉ thứ 8, tuế thứ thuần hỏa (AD. 406), mệnh sai Đại tướng quân Thường sơn công, Hữu tướng quân An Thành Hầu, cùng với 1 200 Sa-môn nghĩa học, tại Trường an Đại tự, thỉnh La-thập trùng dịch chính bản.

Thập, bằng cái lượng cao hơn đời, tâm mờ chân cảnh, đã suốt hết trong cõi tuần hoàn, lại rành các địa phương ngữ. Khi ấy, tay cầm Phạn bản, miệng tự tuyên dịch. Kẻ tục, người đâo chăm chăm. Một lời, lặp lại ba lần. Hun đúc thành tinh vi, cốt cầu giữ cho được ý Thánh. Văn giản dị mà hài hoà. Ý chỉ uyển chuyển mà rõ ràng. Ngôn từ vi ẩn sâu xa thật là sáng tỏ. Tôi vào cái tuổi còn kém trí, mà may được dự nghe. Tuy tư duy chưa vươn tới lẽ huyền, nhưng cũng có thể ghiểu được ý văn một cách sơ lược. Rồi theo chõ  được nghe mà làm chú giải, tóm tăt ghi thành lưòi. Chỉ thuật chớ không phải sáng tác.


[1] Tăng Hựu, Xuất Tam tạng ký tập (445-518), T55n2145_p0006c14: «Duy-ma-cật kinh», 2 quyển, khuyết.

[2] Tăng Hựu, nt., T55n2145_p8c16: San  Duy-ma-kinh 1 quyển 刪維摩鞊經一卷 , Sa-môn Trúc Phấp Hộ 沙門竺法護.

[3] Tăng Hựu, nt.,T55n2145_p0009c12: Dị Duy-ma-cật kinh, 3 quyển 異維摩詰經三卷, Trúc Thúc Lan 竺叔蘭.

[4] Tăng Hựu, nt., T55n2145_p0010a11: Hiệp Duy-ma-cật kinh, 5 quyển 合維摩詰經五卷, Sa môn Chi Mẫn Độ 沙門支敏度.

[5] Pháp Kinh, Chúng kinh mục lục (594), T55n2146_p0119a09.

[6] Tăng Hựu, nt., T55n2145_p0058b21.

[7] Tuệ Hạo, Cao tăng truyện, quyển 6, T50n2059_p0357c13.

[8] Xem bài tựa của Tăng Triệu, ở cuối sách.

--- o0o ---

Mục Lục

Chương  I | II |  III | IV | V | VI | VII | VIII | IX |

X | XI | XII | XIII | XIV | Sách dẫn và ngữ vựng

--- o0o ---
Chân thành cảm ơn Thầy Nguyên Vương đã gởi phiên bản điện tử bộ Kinh này.
---o0o---

Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật ngày 01-02-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Nếu một mai tôi đi xa 佛教中华文化 ngàn năm chưa dễ đã ai quên Ăn chuối để giảm cân ky em lÃ Æ ai Để rau luộc luôn xanh Nhớ thi sĩ Bùi Giáng Ăn chay để ngừa bệnh lịch sử và ý nghĩa của chuông trống 宗教法人解散認証申請 司法書士提出 Nhớ món sắn xào chay Lý Ca Nhớ món canh kiểm quê sử dụng điện thoại di động như thế Trăm nhớ ngàn thương giai thoại về tam vị thiền tăng Điện dÃ Æ Vu lan Thuốc lá gây suy nhược tinh thần Nhật kí mùa chia tay Nhóm Khai Tuệ tổ chức buffet chay xây lÃm Tiếng chuông Tình Pháp lữ Ăn chay Bảo quản rau củ quả kỷ ДГІ Bảo quản rau mùa học Ca ch rửa 4 loa i quả thơ Lòng vị tha của Bồ tát Thương quá chùa quê diếp Chú tiểu Nguyên Tình mẹ thiêng liêng lắm cẠm nhẠn î ï 白骨观 危险性 放下凡夫心 故事 00 tieu su ton gia tich thien santideva Bộ não và tuổi thọ liên quan như thế ï¾ å đúng