Lược giải tâm kinh
Bát Nhã liên châu ký

Đại Tạng Kinh Đại Chánh Tân Tu
Quyển 33, số 1713 (251, 1712)

Sư Hội đời Tống thuật tiếng Hoa

Sa môn Thích Bảo Lạc
 dịch tiếng Hoa sang tiếng Việt
Đời thủ tướng John Howard
Tại tự viện Pháp Bảo – Sydney – Úc Đại Lợi

 

 

Lược giải Tâm Kinh Bát Nhã Liên Châu Ký

 

Kinh gồm 2 quyển

 

Quyển nhất

Lập đề này chỉ rõ không do ký ức, có nghĩa đây là văn ghi lại đều là linh xà của Phật tổ, dạ quang rực một cõi, châu làu sáng trăng khuyết dần tròn đầy. Thứ tự dùng tơ đỏ, dây vàng xâu kết lại thành vòng ngọc khâu của đất Thương Ngô.

Sa môn Sư Hội thuật

Đời Tống tại Ngọc Phong

Đem giải lược văn này chia thành hai phần: a) nêu rõ đề mục để giải, song đề mục có hai loại: 1. Mở đầu kinh gọi là đề kinh. Nêu lên giải sơ nên gọi là sớ mục, đây là đề kinh Bát Nhã… là các phần trong kinh được lược giải, giải thích nghĩa văn là chú giải theo hiểu biết lấy đề mục kinh để hiểu. Phần giải theo hiểu biết lấy danh nghĩa khác mới giải được. Như nói giải thích nghĩa là dựa phần chính để giải; lược là sơ lược không có nghĩa nào giải thích rộng khác. Tinh tự là hợp chung một lời tựa. 2. làm sáng tỏ thêm tên người dịch, khắc bản kinh do ngài Cẩn Công ở Kinh khẩu. Sau khi bản lược giải kinh ấn bản xong, Tổ sư đích thân đề là Pháp tạng tại chùa Thanh Thiền thuộc kinh đô Trường An năm thứ hai, dịch lúc rãnh nhàn, lại được Vinh Dương và Trịnh Công đã ba lần cần cầu bản kinh giải này xuất hiện thuộc bộ lễ kiêm kiểm hiệu Ung Châu. Đã nói lúc nhàn hạ dịch kinh nên chưa từng dự một trường dịch kinh nào.

Sa môn dịch nghĩa là Cần Tức (dứt ác làm lành), dứt nhiễm ở đời làm lợi ích chúng sanh. Kế giải hai chữ chính nêu danh, thuật tức chỉ thuật lại mà không tự làm ra, đây là lời khiêm nhường. 2) Kinh được chia làm ba phần: 1. nêu ý chung của toàn kinh 2. Giải thích từng phần mục 3. Tán thán và hồi hướng. Phần 1 có hai ý: trước tựa chung ẩn lý sâu lấy Bát Nhã làm tôn chỉ. Tựa vốn sâu sắc hàm ba nghĩa: vượt ra ngoài ngôn từ chỉ về thể, thể sâu xa diệu vợi, luận để đạt, luận mới phát ra lời, lời do đây mà thành vậy. Chân nguyên, không niệm nghĩ hư vọng là chân; thể tánh vạn pháp là nguyên, tức là thật tướng Bát Nhã là chân như vô tướng. Luận Thanh Lương thích phần sát na Tam muội ghi rằng, đến cùng cực mọi pháp là chân nguyên, có nghĩa là tận cùng của thời gian sát na đều vắng lặng là khoảng sát na (tích tắc) không ngằn mé, do đã đạt chân như thanh tịnh. Vốn vô tướng nên lấy chân như vô tướng làm chân nguyên. Phái Trinh Nguyên luận rằng, vọng tùy cảnh biến thể nên tướng luôn thay đổi, trống giục chân nguyên lồng lộng không cùng (biên tế), kia dùng áo ngọc ẩn tàng làm chân nguyên thể tánh. Phái Thảo Đường cho rằng tâm Bát Nhã là thể vạn pháp. Ngoài ra còn luận chân không tức là tâm nguyên linh diệu vốn do đấy mà gọi là chân như. Nhất tâm hiệp cùng niệm sanh diệt gọi là Lê Da, làm biến đổi căn thân, khí giới các sắc pháp. Suy cùng điểm vô thể đưa về không của chân tâm là đệ nhứt nghĩa không tức bổn nguyên của mọi pháp cho nên chân nguyên có thể luận: do nghĩa có – không nên mọi pháp thành hình. Kinh ghi rằng, từ nơi vô trụ mà có ra hết thảy mọi pháp. Ngài Trấn Quốc nói rằng, vô trụ – tánh không – chân như đều là tên gọi khác để chỉ thật tướng. Nhà chú giải lại cho rằng, làm cho người căn cơ ngộ chân nguyên đạt tới tánh hải là lấy biển cả làm chân nguyên vậy. Tố phạm là gì? Tố tượng trưng không tì vết, phạm là giữ gìn tự tánh, có nghĩa là tánh nó như nước, như sương. Tánh như châu ngọc; nơi phiền não nhiễm không làm đổi tính sạch bền. Luận cho rằng, trong cái thể Như Như ấy trãi qua luôn bị nhiễm pháp thảy đều không, không vô sở hữu. Nhà chú giải cho rằng, tự tánh vượt ngoài nghĩ bàn Không hữu lấy đây dứt cả hai. Giải chỗ sâu rộng như sớ chủ luận thích: vời vợi không cùng nhưng vượt khỏi thấy nghe; sâu xa vô cực mà khó nghĩ lường. Luận rằng vượt ngoài suy nghĩ, dứt tuyệt hẳn khuôn sáo há đâu phải chiếc nơm rớ sao! Nơm là đồ bắt cá, rớ là lưới bắt thỏ để ví sự luận đàm và chân lý cách biệt hẳn nhau.

Sau giải hai chữ Diệu Giác: dụng diệu là quán chiếu bát nhã. Ngài Trấn Quốc nói rằng, lìa năng giác sở giác nên gọi diệu giác. Kinh ghi rằng Như Lai nay đạt diệu không minh giác. Luận: biết nguồn tâm là biết rốt ráo, lại luận rằng, tuệ bát nhã chỉ có chiếu giác và không một pháp nào là không giác vậy. Luận chủ cho rằng, diệu là đạt được trí biết chân nguyên. Giải từ huyền tẩn, tẩn là đạo hay nguyên nhân vậy. Nói diệu giác này nhập chân nguyên chánh đạo làm nhân sâu xa của diệu quả. Sau giải do diệu huệ này mà qua khỏi sanh tử xa đến huyền viễn của chân không. Gi có nghĩa là bát nhã trí sâu thẳm không thể cùng tận vậy. Đại Kinh luận rằng, biển tuệ mênh mông chỉ có Phật biết hết, vượt ngoài ngôn ngữ; kinh ghi rằng, bát nhã hay tuệ giác là vô danh không nói được. Lại cũng luận rằng, chân bát nhã là thanh tịnh như hư không, vô tri, không thấy, không làm, không duyên. Cổ đức nói rằng, thể nó vốn dứt đối đãi, tuyệt nói năng mà vắng lặng nên siêu ngôn ngữ vậy. Trên nói nơm, lưới (rớ) là mượn cái tương tự ví dụ đưa ra sự tương duyên, vì muốn cho câu khởi sắc vậy. Chu Dịch lược truyện ghi rằng lời sanh ra tượng nên hay tìm cầu; lời vì quán tượng, tượng sanh do nơi ý nên mới đi tìm. Tượng vì quán ý, ý do tượng sạch, tượng vì lời chấp nên đạt ý quên tượng, đạt tượng quên lời. Như cái rớ để bắt thỏ, được thỏ quên rớ, cũng như cái nơm dùng để đơm cá, được cá quên nơm. Còn lời nói không thể đạt hình tượng, còn tướng không thể đạt ý. Song người nào muốn học cần phải giải thích kỹ mà cầu yếu chỉ. Nay lược giải bèn cho rằng diệu không – chân giác, lý trọn lời thô chắc chắn (hoàn toàn) không thể nói tướng trạng được. Sớ chủ luận rằng, man mác mù khơi lời nói khó đạt tới cùng; vời vợi tinh anh thấy vượt chỗ gốc sâu ấy nói là quên, nói tức là tướng quên tướng, không phải nói mà dứt bỏ hết mọi vật. Hợp đầy đủ thấy nghe, lồng lộng tựa hư không rỗng suốt, tận cùng là chân vậy.

Có người hỏi: lúc sau khi nói không phải khi đang nói mà nói có nghĩa là có lỗi rồi, vả chăng hứng khởi của lời dạy đây là muốn làm cho hành giả phát tâm rộng lớn tu hạnh sâu, phá ngoại chấp Tiểu Thừa đoạn chướng đạt giải thoát làm lợi ích chúng sanh. Nhà chú giải do đâu phỏng theo khởi nguyên của vạn pháp cho rằng quả Diệu Giác tối cao mà y cứ nơi lời tựa chứ?

- Trả lời: vì muốn rõ nhân tu cùng quả địa giác nên Ngài Văn Thù đặt vấn đề vốn do nhân khởi, cho đến Thánh quả bồ đề cứu cánh. Như tánh không phải vàng ngọc cho dù có dũa mài cũng không thành đồ dùng tốt. Kinh ghi rằng, không biết rõ tâm làm sao biết chánh đạo được.

Lại hỏi rằng, như kinh Thủ Lăng Nghiêm và kinh Viên Giác thuộc đốn giáo thâm viễn cao xa, nay kinh này ở vào năm thời thuyết giáo thuộc tiệm giáo, làm sao trực chỉ đạt chân nguyên, diệu giác; có phải tiệm phóng túng, đốn là thuận theo không lỗi quấy chăng?

- Trả lời: chư Tổ tâm rong chơi đại giáo đạt viên tông diệu ngộ, mỗi hành động làm cho tự tâm tỏ ngộ, chữ chữ sáng tông thuận giáo, đó là lời tông chủ sáng tổ tông Hoa Nghiêm thuộc viên đốn, đâu thể cùng luận ba thời năm thời như kẻ học sĩ, rõ quyền đưa về thật của người tiệm tu. Cùng là mặt trời mà có người nói khác thay, huống chi một kinh phân tông, muôn hạnh, hẳn sự có khác biệt do đấy khởi sanh vậy. Dù tiếp sau đề cập nhị đế, tam đế soi tỏ chỗ huyền diệu mà theo giải thích sau làm ta hiểu nhị đế, ở trong đạo sanh chánh kiến nên không – giả đều ở giữa. Sắc – không không tựa nhau mới lấy kinh này làm tôn. Đệ nhứt nghĩa đế là chân không nên trong đó có hai phần: 2 đế trước chỉ sự còn mất gồm trong 2 câu: câu trên trái nghịch nên lẫn lộn, câu dưới thuận theo không phản nghĩa nên tồn tại. Ngài Trấn Quốc nói rằng, tướng sắc không  nhìn chung trong 3 nghĩa: a) nghĩa trái nghịch b) nghĩa không ngăn ngại nhau và c) nghĩa hợp tác nhau. Kết luận: nhờ ba nghĩa vô ngại đây mới gọi là chân không hay là diệu hữu. Lời ghi thêm rằng, sở dĩ chân tục lẫn lộn, vì chân là lý chân không tức là chân đế, tục là sắc v.v… chỉ các pháp tức là tục đế. Lại nói rằng, chỉ dựa pháp duyên khởi có vô vàn sai khác là tục đế, một là tánh không phải thật. Cả hai lẩn lộn vì nhị đế chẳng phải là một nghĩa trái nghịch nên tục hại chân, chân lẫn trong tục. Vì chân trái tục, tục mất. Lấn đoạt cả hai đều mất, nên nói rằng cả hai lẫn lộn. Lại nói, pháp duyên khởi này do tánh không nên khiến kia huyễn có cũng không phải thật có, vì thế hết thảy chỉ là chân không. Kinh ghi rằng, tất cả các pháp rốt ráo không không một tơ hào tướng dạng. Lại nói rằng, tất cả các pháp không như nói kiếp tận thiêu rụi hết thảy. Kinh Đại Bát Nhã ghi rằng sắc v.v… là không nên trong không trung không có sắc. Sắc nương cái huyễn hữu (giả có) chẳng phải là thật, và nương chân không không phải chẳng không. Cho rằng đó là chân không tức hoàn toàn làm hại cái giả hữu. Vì thế Phật bèn làm cho tướng tục đế dứt sạch chỉ còn lại chân đế. Lại nữa, pháp duyên khởi do tướng huyễn hữu nên làm cho cái chân không kia cũng thành không nốt, song chỉ khác biệt pháp duyên khởi là huyễn. Kinh Lăng Già ghi rằng chẳng phải ngăn diệt để khởi cái nhân tương tục khác, cho nên nơi các Luận Du Già, Nhiếp Luận nêu rõ nương theo pháp tùy thuộc hoàn toàn không phải là không. Như thế cùng sự nương chân không chẳng phải là rỗng không; và nương huyễn hữu không phải chẳng có. Nói về hữu hoàn toàn chẳng phải là không cho nên mới là tục đế. Như thế nhị đế đắp đổi nhau tồn tại. Kinh Anh Lạc ghi rằng tục đế có nên chẳng phải không; chân đế không nên chẳng phải có, do vậy cả hai xen lẫn nhau. Nhị đế hằng còn, Ngài Tông Trí nói rằng, vì nếu chẳng có pháp duyên sanh thì chẳng vô tánh. Cho nên nói hữu hiển lộ không phải tự có, không tự có tức là tánh không (vô tánh). Lại không tự tánh hiển lộ không phải tự có, không phải tự có tức lại do duyên mới có. Đoạn sau đây kinh ghi rằng: sắc tức là không, không tức là sắc, và luận giải: trí ngăn chướng rất mờ tối, có nghĩa là chân – tục khác nhau; chấp cũng chẳng được vì tánh không mà không phải nghe theo pháp duyên sanh, vì không duyên sanh không nên chẳng phải thành lập. Luận rằng, pháp hữu vi không vì từ duyên sanh mà có, lại cái chân không này không phải lìa không, nếu đợi diệt hết duyên sanh mới không thế là đắm không trong ác thú vậy. Do vậy lấy chân đoạt tục tục hết nhưng tục vẫn thường còn. Lại cũng chẳng phải nghe theo duyên hữu mà làm phương hại chân không. Vì nếu chẳng không không phải là duyên hữu; còn nếu tự hữu chẳng phải là duyên sanh. Vì thế lấy tục hại chân chân lẫn lộn nhưng chân hằng còn vậy. Hơn nữa, chẳng khác không của hữu mới là chân không; không khác hữu của không mới là huyễn hữu. Vì hai này bất nhị (không hai) tồn tại lẫn lộn đồng thời. Không-hữu phân thành hai: 1. pháp vị viên mãn rõ rệt, ngài Khuê Sơn cho rằng gọi nhất chân tánh không phải không chẳng phải sắc, vừa không vừa sắc như cái sáng của gương là ở phía sau của nhị đế; thêm đệ nhứt nghĩa đế nói là vô tánh nên duyên sanh không mất, duyên sanh nên vô tánh Hữu mất. Không-Hữu đều mất là một pháp vị viên mãn thường hằng. Sau lược giải rằng, sắc huyễn mất còn không ngăn ngại chân không; ẩn hiển tự tại hợp thành một vị, dung thông không dựa nhau là pháp không. Tốt hơn từ đây trở đi lấy ba pháp trung đạo hiển diệu. Ngài Thanh Lương nói rằng, ý sáng trong đây không hữu đều là trung đạo cả. Song huyễn hữu - chân không tuy thông ba tánh mà chư Tổ giải thích đa phần dựa theo đó thuật để thành lập các tông khác nhau. Những giáo thuyết có cạn sâu tuy hướng khác, nhưng tuyên dương áo nghĩa sâu xa vi tế, bèn khiến lưu hành lời dạy đi khắp nơi nhưng phần nhiều hàm kinh thâm diệu phải tạm hiểu nghĩa cạn. Ở đây trước phải thuật chỗ lập tông không – hữu của các nhà làm cho sáng tỏ, nhưng văn trước sau có giản lược. Trên nói huyễn hữu cũng còn gọi là duyên hữu, diệu hữu, giả hữu, tợ hữu. Ngài Tông Trí nói rằng trong Đại Thừa đối với pháp duyên khởi sanh nhị đế có tranh luận nhau kịch liệt. Một là tông Pháp tướng cho rằng pháp duyên sanh nhất định chẳng phải không, vì do nhân duyên sanh, cũng như trò huyễn không thể nói không được. Nếu bảo rằng không phải chẳng do duyên sanh lại như sừng thỏ. Lại nói rằng, Tam luận tông chỉ phá Tiểu Thừa ngoại giáo, phá chỗ giả lập thật ngã, thật pháp mà không phá Đại Thừa tánh tùy thuộc, do vì huyễn có không phải lỗi quấy. Nếu như phá chỗ này cũng tức là phá đoạn diệt hàm cái Không của ác thú không phải là chánh pháp. Đã sai lầm trầm trọng nên biết pháp duyên sanh nhất định chẳng phải không. Nhiếp Luận, Luận Du Già, Kinh Giải Thâm Mật v.v… khẳng định nói luận Hữu chẳng phải sai trái. Đây là cách nói thuộc Thủy giáo – Pháp tướng tông cho rằng cái huyễn Hữu không phải hoàn toàn là không.

2. Không tông cho rằng pháp duyên sanh quyết định là không, vì từ duyên sanh hẳn không có tự tánh mà như việc huyễn không thể nói có được. Nếu bảo rằng có không phải từ duyên, không từ duyên nên không phải là pháp duyên khởi. Lại nói rằng, giả sử như luận Du Già đã luận y cứ theo Tam Luận Tông, cũng đả phá, vì các duyên sanh không chẳng phải không. Như đây không phá kiến chấp chẳng mất nên lý Không phải hết, đây là không tông Thủy Giáo nói. Cái huyễn hữu này không thể nói Có, nếu nói huyễn Có là con mắt bịnh mà người ngu bám chấp, nên pháp chấp chưa trừ dứt.

3. Pháp tánh tông cho rằng, cái huyễn này từ duyên vô tánh như người huyễn hóa chẳng phải không có người huyễn, người huyễn không phải thật nên nói là huyễn hữu. Vì phi hữu là Hữu nên gọi là diệu hữu. Lại luận rằng, lấy Không của sắc là diệu sắc do nắm rõ không sắc mà hiện sắc nên thành diệu sắc. Lại nữa, cái Không của Hữu mới là đầy đủ tánh Hữu. Nói khác, nghĩa của huyễn hữu tức là không phải Hữu, không phải chẳng hữu nên gọi là huyễn hữu. Hơn nữa, không rơi một bên là tục đế trung đạo, đây là Pháp tánh tông, phỏng theo tướng không – hữu để hiển tỏ nghĩa huyễn hữu. Tiếp đến bàn về chân không như: 1) Pháp tướng tông phỏng định sự giả lập ngầm bàn tự tánh các pháp đều là không. Luận ấy theo Tiểu Thừa là không mà sáu thức tùy thuộc, tuyệt đối là có chẳng đạt tức không giả lập, là không thường mà chỉ là không không nên cũng gọi là chân không. 2) Không tông cho rằng tâm – cảnh đều không bình đẳng một vị. Ngài Khuê Phong nói: vì các pháp vô tánh tức là chân lý như hoa đốm giả không thật như là hư không. Lại Dẫn môn luận rằng, đại bộ phận nghĩa sâu nên gọi Không vậy. Giả danh và trung đạo chỉ dựa vào thuyết Không. Ngài Thanh Lương dẫn Tam Luận tông nói rằng, vọng nói Hữu là chân đế nên Không, tùy thuộc, giả lập là tục, tục nên Hữu; tuyệt đối là chân, chân nên Không. Từ duyên sanh pháp quyết không có tự tánh nên nói chân không. Nếu nói Hữu tức chấp pháp là tông chỉ của các ngài Trí Quang, Trúc Thái, Khương Lãng v.v… Pháp sư Trúc Thái viết sách Bổn vô luận rằng: không phải Hữu, Hữu tức không, không phải không không là trống rỗng, nên gọi là chân không. Do vậy Ngài Triệu Công tạo sách Bất Chân Không luận giảng giải trong phần mở đầu nói rằng: trong đây chân không chẳng phải đối lại chân không của diệu hữu. Cái chân không này là để phá bịnh, nên gọi là chân đế nhất loạt không vật là chân không. Ngài Triệu Công dùng chữ chẳng nói chẳng phải là chẳng phải một hướng, là không vật nên cho rằng chẳng phải chân không. Lại nói: ở đây chỉ đạt một phần ba luận nghĩa Không vậy. Ngài Thảo Đường nói rằng, vã kia chẳng lập chân huống gì đối vọng, lấy chân đế làm chân không vậy. 3) Pháp tánh tông luận về chân không, Ngài Trấn Quốc nói rằng, không của sắc mới gọi chân không hay cũng gọi diệu hữu. Lại nói rằng, quan yếu đều là không của Hữu mới là Không của viên đức, chẳng phải không của không là viên đức được, đây là chỗ sáng tỏ chân không của trung đạo thuộc Pháp Tánh tông. Sau đây sơ lược giải gồm bốn tiết: a) đối chung dung thông Không – Hữu để nêu rõ trung đạo, do vậy ba mục trên ba đế viên thông, không – hữu một vị, là do huyễn hữu chân không bất nhị là trung đạo. Nhứt bản giải thích kết luận về trung đạo rằng, không phải không, không phải có là trung đạo nghĩa. Sự Sao  ghi rằng, nhưng ý chính của trung đạo hợp hai nghĩa chân không nói chung là phi không; hợp hai nghĩa huyễn Hữu gọi chung là phi hữu, Không – Hữu bất nhị nên là trung đạo. Hai nghĩa chân không tức không cùng với phi không, hai nghĩa huyễn hữu tức Hữu cùng với phi hữu. Luận chân không Ngài Thanh Lương nói rằng, do vô tánh nên không là nghĩa không. Duyên sanh nên không là không của nguyên do, nguyên do tức là nhân duyên, sao gọi vô tánh thành nghĩa không được?

- Giải thích: do từ nguyên do duyên sanh vô tánh, vì thế duyên sanh vô tánh, là duyên do của không tức là từ pháp duyên sanh vô tánh – Không nên gọi là chân không, mà không phải đợi mất đó rồi mới có pháp sai biệt, nhiên hậu (rồi sau đó) mới không. Do vậy chân không chưa từng chẳng Hữu, lại cũng tức là pháp duyên sanh này vô tánh, bèn gọi là chân không. Cho nên mới nói rằng, tức Hữu để luận không nói là huyễn hữu. Ngài Thanh Lương cho rằng, duyên sanh nên hữu là nghĩa có, vô tánh nên Hữu là duyên do của có. Lại luận rằng, lấy gì duyên sanh được nghĩa hữu?

     - Giải thích: hoàn toàn do vô định tánh nên mới từ duyên mà thành huyễn Hữu, do vậy vô tánh là nguyên do của Hữu. Vì thế duyên Hữu vô tánh, Hữu đây từ duyên vô tánh, nên Hữu luôn không có tự tánh. Cho nên nói rằng, huyễn Hữu mới đầu chẳng phải Không mà lại là vô tánh, nêu cái thể từ duyên mà thành Hữu, vì thế tức Không để làm rõ Hữu. Song phần luận giải trực tiếp chỉ rõ chân không, tức là chân không của huyễn hữu. Luận rằng, dung hợp chung Không – Hữu để chỉ rõ trung đạo. Không – Hữu hai phần riêng trong sự dung hợp Có-không để hiển tỏ trung đạo, tức đối huyễn hữu hiển chân không và mỗi một là nghĩa trung đạo. Trước nói hữu là chỉ cái tự thể pháp huyễn, tức là trên huyễn hữu không phải chẳng Hữu. Kế đến nói Không – Hữu có nghĩa là pháp huyễn này do duyên vô tánh, là Hữu của Không, Hữu của ngôi nhà trống, nên nói Không – Hữu, vì thế chẳng phải Hữu. Để nêu lên thể nó hoàn toàn không, không sở hữu tức trên cái huyễn hữu là phi hữu. Không hữu phi chẳng Hữu không hai là một huyễn hữu. Ngài Tông Trí nói rằng, một là phi Hữu nghĩa là nêu lên cái thể không hoàn toàn vô sở hữu; hai: phi chẳng hữu có nghĩa là không phải đợi tướng Hữu ấy mất mới có sai biệt. Kinh Đại Phẩm ghi rằng, mọi pháp là như thị: Hữu vô sở hữu. Vì thế, phi hữu phi chẳng hữu gọi là huyễn hữu. Kế đến bàn về Không là chỉ rõ trên chân không không phải chẳng không. Nói Có-Không có nghĩa chân không đây là duyên sanh là cái không vô tánh, tức là Không của Hữu, Không của căn nhà, nên nói Hữu – Vô phải biết chẳng phải không. Không đợi các duyên diệt mới Không nên Không của toàn Hữu chẳng phải Không, tức là trên chân không nghĩa phi không. Không phải Không không phải chẳng không, vô nhị là nhất chân không. Ngài Tông Trí nói rằng, nhị chân cũng có hai nghĩa: a) phi Không có nghĩa Không là Không vô tướng, b) Không phải chẳng không có nghĩa ngoài các tướng không chẳng mất. Do vậy phi không không phải chẳng không gọi là chân không. Kinh ghi rằng, không chẳng phải không bất khả đắc gọi là chân không. Trung Luận bàn rằng pháp vô tánh cũng Không, hết thảy pháp Không. Ngài Tông Trí phối hợp với Hữu đây nêu 5 vòng trung đạo. a) phi hữu là không phải chẳng hữu, vì vô nhị này là huyễn hữu. Luận Trang Nghiêm ghi rằng, thể không phi không thể không phải thể Không tức là thể không thể nó không hai, vì thế nó là huyễn. Đây lấy vô thể làm huyễn thể nên nói không hai (vô nhị). Do vô nhị đây mà không rơi vào một bên nên gọi là trung đạo. Đây là trung đạo tục đế. b) chân trung không phải không, tức là không phải chẳng không. Lấy cái vô nhị đây làm chân không, cả hai lìa hai bên gọi là trung đạo, đây là trung đạo chân đế. c) Trong huyễn không Hữu là chân trung không phải chẳng không. Trong huyễn không phải chẳng Hữu là chân trung chẳng phải nghĩa không. Vì đều vô nhị, do vô nhị này cùng vô nhị trước cũng lại không hai. Vì thế nhị đế dung hợp không rơi một bên gọi là trung đạo; nhị đế đây là trung đạo. d) trong huyễn phi hữu cùng chân trung chẳng phải không dung hợp vô nhị gọi là trung đạo. Đây là trung đạo của không hữu chẳng không. Kinh ghi rằng, không hữu chẳng không gọi là trung đạo. e) trong huyễn không phải chẳng hữu ấy là chân trung không phải chẳng không. Đây là không phi hữu, không trung đạo của phi không, có nghĩa là dứt trung của trong vậy. Vì thế, nhị đế hàm dung trong chỗ tuyệt diệu, đây là ý của Ngài vậy. Trong đó hai pháp trung đạo đầu là Không – Hữu dung thông riêng, ba pháp sau nhị đế liên hệ chặt chẽ để hiển bày trung đạo. 3) Chẳng phải không hiển bày đúng chọn sai để làm sáng tỏ trung đạo. Nói chẳng phải không v.v… tức là bàn về không tánh; không duyên sanh nên không là chân không vậy. Ngài Trấn Quốc nói rằng, hiển bày đúng, không mà chẳng đoạn ấy chẳng phải không kiến là không của đoạn kiến, là chọn sai vậy. Không của đoạn kiến là không định tánh, không định là chấp đoạn. Đây duyên sanh nên không chẳng phải là không định. Vô định là một mực không một vật như lông rùa sừng thỏ. Ở đây, chỉ do duyên không tánh nên không phải vô định. Vì thế, không mà chẳng phải đoạn vậy. Chẳng phải Hữu v.v… trước hiển tỏ đúng, sau chọn lọc sai. Hữu của chẳng phải Hữu, là không tánh nên Hữu duyên sanh mà có. Hai loại Hữu đây đều không phải Hữu thường kiến; Hữu thường kiến là hữu định tánh. Ở đây Hữu của từ duyên vô tánh không phải Hữu định tánh. Hiển tỏ huyễn hữu là hiển tỏ đúng. Đã không phải Hữu của định tánh nên nói Hữu mà chẳng phải thường chọn sai, tức là chân không diệu hữu, lìa trung đạo của thường-đoạn vậy. 4) Pháp chấp: sau đây là bốn pháp lìa sự kích bác, đầy đủ đức để hiển trung đạo. Ngài Trấn Quốc nói rằng, trung đạo không phải chỉ phi hữu, phi vô mà phi đoạn, phi thường v.v…  đều là trung đạo. Bốn chấp hay cũng còn gọi là bốn pháp bài bác. Ngài cũng nói rằng, xác định Hữu làm gia tăng hủy báng, xác định Vô làm giảm hủy báng; cũng Hữu cũng Vô là mắc lỗi mâu thuẩn, chẳng hữu chẳng vô là mắc lỗi hý luận. Nói cách khác chẳng phải đủ thường, vô thường v.v… đều gọi là bốn điều hủy báng. Như  tình cảm phong chặt chấp vào tứ cú nên đều là hủy báng. Bát nhã ly tứ cú (bốn câu) không thể vin chấp Hữu Vô. Ở đây bốn chấp đã quên tức thành bốn đức. Chư Tổ đức còn nói rằng, nhưng tất cả đều đầy đủ đức không thành 4 pháp hủy báng; có nghĩa rằng tứ cú đây là đầy đủ đức để xưng tụng cái Chân, không giống tình cảm vừa nêu trên. Lại luận rằng hết cái Không của Hữu mới là không của đầy đủ đức, hơn nữa tất cả đều là không của Hữu mới là không của đầy đủ đức, tức là Hữu của Không mới là Hữu của đầy đủ đức. Lại theo một câu ắt đủ cả ba câu còn lại, nếu theo mê lầm là không đủ đức; trăm điều lỗi quấy lưu lại trong đây. Luận giải rằng, trăm điều lỗi quấy không phải chẳng là một ngàn điều phải quấy; không phải trăm điều quấy chọi với ngàn điều thị phi quấy phải. Trung ở giữa trái ở sau là việc mỗi ngày; bàn nước chảy, kiểng chân không ngừng. Xét suy nghĩ thăm dò, co chân mà đứng mới gọi là Bát Nhã đại tông của trung đạo nhị đế. Người xưa cho rằng, cảnh trí các khoa chẳng xuyên suốt ý nghĩa dường chưa yên nên chẳng muốn men theo vết xe cũ. Trở lên trình bày việc đúng sâu xa rốt ráo, trở xuống Bát nhã qui về vi diệu. Luận Bát Nhã thật là huyền áo bao trùm cả quần mê; thật là không khác của nhất chân. Một là bài kệ ngôn của 16 hội (Phật thuyết kinh), hai là lời dạy nhỏ nhẹ của mười bốn năm. Lý tánh sâu xa siêu tình vượt kiến chấp độc phá trừ Hữu tiêu biểu dương danh, thoát khỏi con đường cùng trì trệ, huyền thêm huyền, diệu lại càng thêm diệu vậy, nên cũng chẳng nêu hết được ở đây. Nên nói rằng đây chỉ lời nói vậy thôi! Nếu muốn biết rõ hãy xem hai phần riêng có giải đầy đủ kỹ càng hẳn hiểu tận tường diệu nghĩa cả hai. Để cho sáng tỏ phần giảng rộng có 2 điểm: a) ý chính đoạn văn: nếu muốn tường tận… có nghĩa là hiểu tường sắc – tâm mọi mặt đủ cả nghĩa lý gồm có 18 bộ luận và 20 vạn bài tụng. Kệ tụng gồm có 4 loại như: 1. sổ tự tụng: mỗi đoạn có một số chữ nhất định 32 chữ gọi chung là một bài kệ.

2. Già đà dịch là phúng tụng hay cũng gọi là trực tụng, trực tiếp lấy kệ tụng ngân nga pháp vị 3. Kỳ Dạ dịch là Ứng tụng, ứng hợp văn xuôi trước để tụng. 4. Tập thí tụng là tập hợp pháp nghĩa khiến người trì tụng. Giờ đây nói về Sổ tự tụng mà phần sau chỉ là giản lược. Như then cửa có nghĩa là phần chính của cửa. Chương Nhỉ Nhã ghi rằng, tạo cửa lấy bế làm cửa. Người khách quan gọi then cửa nhưng ta quen gọi cái cửa là chuẩn xác ; vã lại ngôn hành (lời nói) là điểm then chốt của người quân tử vậy. Nói cách bóng bẩy cửa hàm phần quan trọng của căn nhà vốn đủ bốn thể, huống gì yếu chỉ đốn – thật nêu rõ của 8 phái mà kinh Bát Nhã đây hàm dung. Cho nên nói rằng bao hàm then chốt lý gồm trong 14 hàng, mỗi hàng gồm 17 chữ. Lời tựa kinh Bát Nhã Lý Thú ghi rằng, kinh này cốt yếu chỗ qui nạp của các kinh, lời tựa các tông kết nạp thành. Ngài Thanh Lương nói rằng, xác minh 600 quyển đủ lý thú, kinh Bát Nhã gồm 600 quyển là quan trọng. Muốn hiểu rõ phần sau đây kinh nêu rõ hai ý: a) giảng rộng theo căn cơ. Luận chủ nói rằng, cơ duyên cảm nhận khác nhau nên bậc thánh phải luận phân chỗ hơn kém. Rộng do lực căn, hẹp bởi do căn lực, Phật nhân chỗ rộng giảng kinh điển mà lược nói kinh (Bát Nhã) đây vì để thích hợp, cho nên nói rằng, rộng hẹp tùy duyên. b) Duyên là cơ duyên, siêu ngôn từ lý viên dung hiện đủ 2 ý. Nhà chú giải nói rằng, bậc Thánhh ứng hiện tuy hơn mà không thể nghĩ là một. Kinh ghi rằng, như người ngu sợ hư không bỏ chạy trải qua nhiều kiếp không ra khỏi, y đi tới bất cứ nơi đâu cũng đều không tránh khỏi hư không. Lấy diệu chân không là diệu tông tánh Không chẳng hiện ra nên hiển tỏ đầy đủ. Sau đây kinh nêu hai phần riêng biệt. Hai phần của kinh đó là: a) tán thán chỗ vi diệu bàn luận hợp lý thông bốn cõi u tối trong bể khổ để ví chúng sanh trôi lăn nẽo sanh tử không có trí tuệ sáng suốt. b) Năm khổ, tám khổ vô cùng không biên giới, kinh giương cao như đuốc tuệ soi sáng tỏ rõ.

3) Huệ vô tướng tiếp vật hợp cơ dẫn dắt kẻ mê, đem các kinh khác so sánh kinh này là nhất. Và kinh nêu rõ hai tiết: a) nêu tóm tắt kinh Bát Nhã v.v… Ngài Triệu Công nói rằng, nhưng trí có chỗ soi tỏ sâu thẳm mà ta không biết, thần có cơ ứng dụng nhưng ta không nghĩ tới. Thần không nghĩ tới nên có thể là ông vua độc nhất ngự trị trên đời, trí không biết nên có thể xói sâu nơi ngoại vật. Kinh ghi rằng, bát nhã vô tri mà không chỗ bất tri là quán chiếu đến thật tướng vậy. Sau bàn đến ba la là công, tức công dụng, có nghĩa chọn lựa trời, người, rồng qua biển sanh tử đến bờ giải thoát Niết Bàn, bèn vào chỗ công dụng của diệu huệ vậy. Tâm hiển rõ là tán thán công năng của kinh hay hàm chỗ thắng diệu rộng lớn, như đề kinh Viên Giác gồm 5 chữ Tu Đa La liễu nghĩa. Do đó Ngài Khuê Sơn phân sáu chữ sau đây thuộc phần chung giải thích rõ ràng. Sự Sao ghi rằng, năm chữ trên là so sánh giữa các kinh để tán thán Kinh Bát Nhã này là thù thắng. Nêu rõ ý kinh Viên Giác là bộ kinh liễu nghĩa (rốt ráo) trong tạng kinh vậy. Ơû đây luận chủ đặc biệt nói rõ 14 hàng là phần quan trọng của 600 quyển. Ý nói rằng, Bát Nhã là tâm điểm của toàn bộ kinh, như tâm con người là phần thiết yếu của cơ thể. Trước đã thuật đủ chỗ đáng chú ý rõ ràng sâu sắc cho nên ở đây chú mục đến việc làm cho sáng tỏ lời văn. Bát Nhã như men tơ tinh túy, như cây dù che mà dịch giả duy nhất nêu thí dụ làm sáng tỏ tinh văn. Như sợi chỉ có thể xâu kết hoa lại với nhau, kinh xuyên suốt lời Thánh nói ra, nên kinh xâu kết pháp nghĩa. Sau đây theo hai nghĩa kết thành pháp Bát Nhã. Tâm nêu làm thí dụ, tâm kinh làm rõ Bát Nhã là yếu chỉ, kết là đề mục. Phần giải thích tiếp theo chia làm hai: a) nêu rõ chương mục có năm môn, lược giải kinh dừng lại ở năm môn: trước 3 nghĩa môn, sau giải thích hai phần chánh. Vì kinh là đề mục tức là bản văn nhưng 5 môn này phát khởi có đầu mối như: 1) hứng thích dạy: luận về bậc Thánh nói không hư dối, hành động ắt có nguyên do, không phải do đại nhân duyên chẳng phát xuất lời dạy này. Lời dạy tuy nhiều nhưng không ngoài hai tạng, ba tạng gồm những lời quyền thật trong sự giáo huấn. Tuy biết yếu chỉ sâu xa chưa hẳn đã tôn sùng; trọng tâm đã rõ ràng phải biết các đề mục đại cương đúng là tại văn chương khó hiểu, 5 môn nêu tóm lược là như thế. Phần đầu dựa vào hai môn giải thích có 5 điểm. Hứng thích dạy có hai phần: trước hết nắm đại ý mà người dạy hứng thú. Luận chủ hỏi rằng: Phật do nhân duyên gì mà thuyết kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa? Chư Phật chẳng phải đương không hay chỉ có 1 nhân duyên nhỏ mà tự nói; cũng như núi Tu Di không do vô sự hay  nhân duyên không đáng kể mà chấn động đâu. Nay do đại nhân duyên nào Phật nói Kinh Bát Nhã, nên dẫn đến duyên khởi hứng thú dạy kinh này. Phần 1 này là chương mở đầu giải thích 2 phần: a) phần chính gồm 4 điểm : 1) phá tà hướng về tiểu, nghĩa là Mạt Già Lê v.v… mở rộng quan niệm Hữu Vô, thực hành ngoài lý. Phật thuyết kinh Bát Nhã phá ngã, pháp chấp khuyến giáo khiến nhập chánh đạo. 2) Tại vườn Lộc Uyển (vườn nai) thuyết Phương Đẳng tiếp sức để dần dần được thành thục. Kinh Bát Nhã giảng rộng tự tánh đều không, Phật muốn dẫn dắt Tiểu Thừa vào Đại Thừa. Kinh Đại Phẩm ghi: nếu người muốn đạt quả A La Hán nên học Bát Nhã Ba La Mật… Sớ chủ nói rằng, có 95 loại quạt thay sức gió, 18 bộ sánh với lửa bó đuốc bèn làm cho mặt trời trí tuệ chân không sáng chiếu hết mây ám, Bát Nhã là hạt huyền châu giúp sáng thêm cho cá lội. 3) Làm hiển tỏ lý thành hạnh: hai điểm trên làm hiển lý kế điểm 3 đây thành hạnh làm cho hàng tiểu quả tức là làm người dứt loạn ý; Phật vì họ nói Bát Nhã khiến tâm ý họ thanh tịnh thấu nhập chân lý. 4) Khiến ngộ chánh kiến tức là làm cho người tin hiểu ngộ chân lý đúng, không chấp thật sắc không mới gọi là chánh kiến. Nhị đế trung đạo lấy kinh Bát Nhã soi sáng. Sách Nghĩa Ký ghi rằng, nhị luận tông đối với Bát Nhã là chung lấy nhị đế trung đạo làm tôn chỉ. Văn nghĩa sách ấy rõ ràng đầy đủ cả chân-tục, không-hữu cùng sự còn-mất để làm rõ tánh không, hoặc cùng trừ sạch hoàn toàn tương duyên tồn tại hoặc tự hoại tự tồn không chướng ngại. Nếu cùng tương duyên hẳn không mất không của Hữu, cùng với đó không mất Hữu của không, lý không phức tạp khó hiểu nên chẳng phải là một môn.  Nếu cùng chiếm đoạt thì mất này là Không của Hữu, cùng tận hoàn toàn Hữu của Không; chiếm đoạt nên không là một. Còn nếu mỗi bên tự tồn thời không là một. Nếu mỗi bên tự tồn thời không phải cùng chung, vì thế nên chẳng phải là một. Như mỗi bên tự tan rã nên không phải một, đã hẳn; có thể nói một mà chẳng phải một vậy. Vì, còn – mất không ngăn ngại lý nhị không nên không phức tạp, không rơi một bên nên cũng không mất trung đạo; ấy chính là nhị đế trung đạo. Chẳng phải nghĩa khác như trên đã sáng tỏ. Lại không phải một cũng không phải khác mà Không Hữu là hai. Vì pháp duyên khởi không hai nên mất Không của Hữu là hết cái Hữu của Không không có chi chướng ngại. Điểm tận cùng trái nhau phải hoàn toàn cùng chiều là thuận; vì thế, đoạt nhau, nương nhau lại là hai Không – Hữu dung thông vô ngại vậy. Do chẳng một tức là chẳng phải khác nên nhị đế là trung đạo. Do chẳng khác tức là chẳng phải một nên trung đạo là nhị đế. Lại chẳng phải một cùng với chẳng khác cũng chẳng phải là một. Vì thế chẳng phải chẳng một không khác cái chẳng một của khác, nghĩa không có gì phức tạp nhưng chẳng phải là một. Có nghĩa là không khác hai của trung đạo và không khác trung của hai, dung thông không phức tạp nên không trung đạo không hai mà đầy đủ trong cả hai. Aáy gọi là trung biên không chướng không ngại trung đạo, khiến cho người ngộ pháp là hưng phát lời dạy này.

5. Hiển tỏ so sánh: đây là phần sau muốn đạt thắng hạnh nên nói kinh này. Vì tín tâm thanh tịnh là gốc của muôn hạnh; lại phát ba tâm tu thập tín tức là hạnh vậy. Luận Phật đức là so sánh bốn đức với vô số công đức cõi Phật thuần tịnh, nghĩa giống như kinh Hoa Nghiêm. Nêu quả an lạc khuyên người phát tín tâm tu vậy. Vấn Giác sao ghi rằng, không tông Phật đức, không tức là các bộ Bát Nhã trong bách luận đầu hoặc cuối đều như thế. Hơn nữa, dẫn kinh vô sở đắc này đều gọi nghĩa ấy; nguyên do gì nay nói các đức thường, lạc … ?

- Đáp: kia là trí quang, đây theo chú giải của luận chủ. Sau bàn về sở đắc, gọi đức không phải chẳng đầy đủ tức phi tánh không là Phật đức vậy. Đại Bồ Đề Tâm tức trực tâm thuộc ba tâm sâu rộng. Hành giả lìa tướng là sâu, theo tướng là rộng, Bát Nhã đầy đủ hai hạnh minh nên là tám làm cho 3 phần đoạn chướng sau đạt hai quả dứt hai chướng như phần sau nói rõ. Sau bàn về thập lưu bốn phương vạn cổ thơm danh, đây nói việc lợi lạc cho đời vị lai. Phần sơ lược tóm tắt ý có hai mà sau nói nhị minh hàm trong hai tạng: a) hàm 3 tạng nghĩa là kinh-luật-luận gọi chung tạng là đã bao hàm có nghĩa là dung hiệp tất cả những gì ta muốn biết, là nghĩa bao hàm vậy. Khế Kinh nghĩa là khế lý và khế cơ (hợp chân lý và hợp với căn cơ) b) xuyên suốt nhiếp hóa, tức là xuyên qua lời Phật dạy nhiếp gìn chỗ giáo hóa. Kinh không ngoài hai nghĩa này, nên khế kinh nhiếp hai tạng là phỏng định Đại, Tiểu để phân chia. Ở đây phi Nhị Thừa nên Bồ Tát tạng bao hàm quyền – thật cả hai. Ngài Trấn Quốc nói rằng, do trên kinh tạng có quyền thật nên mới có môn này.

Song sớ chủ chế tác tùy nghi nên sự lý chẳng phải một. Hơn nữa tôn Hoa Nghiêm đầy đủ mà chủ trương của 5 tông không khác luận Khởi Tín; chỉ dựa theo bốn tông kinh nầy nêu rõ chỗ quyền thật. Kinh Phạm Võng duy nhứt khai hóa chế định làm cây dù che vì muốn nêu cao tỏ rõ ánh dương xuân hòa lạc bèn theo hướng lặn của ả hằng, nhưng nhà nhà san sát ngã về đông nghĩa giá băng tan. Tam Tạng giới kinh thuyết đầy đủ kinh quan trọng, xét rõ trì phạm dựa chế định để giải thích chung, đâu chẳng đạt tôn chỉ. Kinh Bát Nhã xuyên suốt hai thời chung cho 5 thời có chiếc có đôi bàn Không bàn Hữu phân biệt quyền thật để làm sáng tỏ mới gọi là tuyệt xướng. Vã lại một Đại Tạng kinh dù do Phật thuyết, nhưng có chỗ phương tiện thuyết quyền nghi, có xưng tánh rõ ràng, nói lên điều chân thật. Kinh này làm sáng tỏ tánh chân thật nên nói bao nhiếp thật giáo. Chỉ vì quyền thật có nhiều môn, còn yếu lý lại lược bàn phỏng có 3 thuyết: a) y cứ theo 5 thời thuyết giáo: bốn kinh nói trước đều là quyền, một kinh nói sau là thật. Kinh này như con mắt thông suốt những lời giáo dưỡng thuyết minh b) hai thời trước là quyền, ba thời sau là thật. Như các kinh Hoa Nghiêm, Viên Giác lược giải có đề cập c) Cõi Tịnh Độ mới là chân thật, cõi Ta Bà chỉ là quyền nghi. Sách Tu chứng nghi ghi rằng, chú giải y thuyết thứ hai.

 Hỏi: Bát Nhã bàn Không lấy Không làm đầu, đầu hẳn nhiên thuộc về quyền nên từ có pháp chánh quán luận quyền thật có nhiều thuyết không đồng, như dựa theo Đại, Tiểu, hoặc dựa theo chung riêng. Hoặc có người hỏi: hệ quả dạy dỗ là quyền, lý thực hành là thật, lấy gì ghi lại mà không thuật ?

- Trả lời: Luận chủ nói rằng, từ đêm Phật thành đạo cho đến khi Phật nhập Niết Bàn, Ngài thường nói kinh Bát Nhã. Kinh này quyền – thật cả hai đều rõ ràng, và đốn – tiệm nêu chung. Các tông phê phán giải thích không giống nhau nên làm cho người sau phần nhiều là bị sai lầm. Nay mới liệt đủ để rõ hết ngọn nguồn. Người số một luận sư Giới Hiền nói rằng, y tánh giả lập mà nói các pháp tự tánh đều không, tánh tùy thuộc, tánh tuyệt đối do chưa nói Hữu, tức phê phán Bát Nhã là kinh trong Bách Luận. Nói sáu thức Không là phần nhiều bàn lý Không thuộc thời nói pháp thứ hai pháp giới không sai biệt. Luận chủ dựa theo đây phê phán các kinh Bát Nhã thuộc thời thuyết pháp thứ hai. Người thứ hai, Trí Quang Luận Sư nói rằng, thời thuyết pháp thứ ba Phật mới nhắm hàng thượng căn thuyết Đại thừa vô tướng, có nghĩa pháp duyên sanh, là tánh không bình đẳng một tướng, dựa giả lập là Hữu, tánh tuyệt đối là Không. Dựa theo đây phê phán kinh Bát Nhã phá chung pháp tướng Đại, Tiểu; tám thức đều Không mà phần nhiều nói lý không. Kinh Viên Giác lược giải nơi lời tựa đã luận rằng, Kinh Bát Nhã trong bách luận thuộc không tông bao hàm Thỉ giáo. 3) Tổ Trấn Quốc đại Hòa Thượng (chúng ta) nói rằng, nếu chỉ nói Pháp Hoa là thật thì chèn ép các bộ Kinh Đại Thừa Bát Nhã liễu nghĩa khác. Bát nhã ly tứ cú đâu lại không Diệu Hữu! Nên biết Thật Tướng Bát Nhã tức là chánh nhơn Phật tánh, Quán chiếu Bát Nhã là nhân rốt ráo. Các kinh Đại Phẩm, Nhân Vương, Lý Thú Bát Nhã… đều thuộc chung giáo. 4) Chư Tổ đều nói rằng hai bên đã lìa trung đạo không còn tâm cảnh quên cả hai, quên dứt cũng dứt nốt là Bát Nhã hiện tiền mà 8 phái bàn đến vô tướng là chỗ chí cực của sáu thừa. Ngài Trấn Quốc nói rằng, tức cùng trí chiếu không hai giống như Đốn giáo. Các kinh Văn Thù vấn, Quang Tán, Phóng Quang v.v… chư Tổ đồng nói Đốn giáo. 5) Ngài Trấn Quốc nói rằng, kinh Đại Phẩm ghi, các pháp tướng sắc tức hết thảy đều là sắc, trong một đủ tất cả tức sự sự vô ngại là nghĩa Bát Nhã. Hết thảy 5 thời thuyết giáo đầy đủ viên mãn nhưng sớ chủ nêu ra việc luận xét hai tông của Ngài Giới Hiền, Trí Quang; cái Không của chân đế không phải đệ nhất nghĩa không nên không hàm nghĩa này. Phải biết phần ba sau nói hàm thật, nếu dựa kinh này hiển bày rõ ràng phân minh. Ngài Trấn Quốc nói rằng, nếu dùng ba pháp quán đưa vào ý tâm kinh: sắc chẳng khác không rõ ràng tục chẳng khác chân; không chẳng khác sắc rõ ràng chân chẳng khác tục. Sắc không tướng rõ ràng là trung đạo, là ba pháp quán của không, giả, trung. Trong lược giải cũng dùng ba pháp quán này giải thích kinh nên như nghĩa thứ ba ở trên vậy. Lại nói rằng, hội sắc để quán chiếu rõ sắc chẳng khác không, xác minh không trong sắc rõ ràng không chẳng khác sắc. Pháp quán thứ ba chỉ hợp hai quán trước. 4. Quét sạch bốn phần trước hướng đến tướng chân không, bất sanh, bất diệt, không trí cũng không đắc, đúng là không quán hoàn bị. Phái Trinh Nguyên phê phán giống như Đốn Giáo, tức như nghĩa thứ tư trên đây. Phần lược giải trước lời tựa quảng diễn trung đạo nên văn kinh sau đầy đủ rõ ràng, cùng hợp tác cùng tựu thành, vừa còn vừa mất vô ngại tự tại, viên mãn trung dung như Đốn giáo. Kinh nêu rõ ràng đích thật nhất tâm tức là viên giác diệu tâm hàm trong viên – biệt là nghĩa thứ năm ở trước. Kinh lược giải chỉ nêu rõ chỗ hệ thuộc, bàn riêng quyền thật, sai khác cũng đã quá nhiều rồi vậy.

3. Ba điểm sau nêu rõ hai tông thú: a) nêu chương giải thích danh. Tôn ấy là sùng, là thượng vậy. Nay nói rằng, chỗ biểu hiện lời nói như kinh này biểu hiện rõ ràng, tôn sùng sự rõ ràng là sùng thượng vậy. Thú là thú hướng tức là tôn ý chỗ qui hướng. Song trước hết 2 phần sau chung – riêng diễn thành hai nghĩa, trước nói về chung, chung là cùng nhau vậy. Đại Luận ghi rằng, nói trí và trí xứ, trí trí đều là Bát Nhã. Ngài Hiểu Công nói rằng, trong đây hiển tỏ ba loại Bát Nhã: trí là văn tự bát nhã, trí xứ là thật tướng, và trí trí là quán chiếu Bát Nhã; ba phần này đều là tôn chỉ kinh. a) Thật tướng Cổ đức nói rằng, diệu tâm vắng lặng vô tướng nhưng tướng có nghĩa thật tướng; thật tướng tùy duyên là chân tánh của các pháp. Ngài Triệu Công nói rằng, thật tướng, pháp tánh, tánh không do duyên hợp vốn không là một nghĩa. b) Quán chiếu Bát Nhã tức chánh trí là vô tướng lìa huệ phân biệt c) Văn tự Bát Nhã, Ngài Khổng Mục nói rằng, Thục giáo có ba loại trí, nghĩa là thật tướng bát nhã trí. Ngài Thanh Lương nói rằng, pháp giới thanh lương tướng tông không có trí danh, pháp tánh tông cũng gọi trí tức là thật tướng nầy vậy. Hoặc cho rằng 5 loại Bát Nhã không lìa ba loại này cho nên nói là chẳng vượt khỏi. Sau nói riêng cũng có nghĩa riêng biệt, a) đối chỗ thâm viễn giáo pháp cho chí chỗ thấy lý thành trí. b) Cảnh – trí đối thật quán sát lý để phá dứt mê lầm phát trí vậy. c) Nhân quả đối với nhân tu tức là quán chiếu diệu huệ, quả đức chóng tới chỗ đã định chẳng phải Phật đức là không. Song phần riêng như thế là tông chỉ chung Bát Nhã lấy vô tướng làm tông. Ngài Thanh Lương nói rằng, tông vô tướng bao hàm đối với ba giáo: Thủy giáo, Đốn giáo và Thật giáo. Kinh này đúng là Đốn giáo, ắt có sâu bao hàm luôn cạn nghĩa thông sáng tỏ.

4. Phần giải thích đề mục chia thành ba: 1) nêu chương 2) diễn nghĩa lại có ba: 3) Phân giáo có hai: a) bàn rõ tôn chỉ nghĩa là Bát Nhã nêu tâm làm tiêu biểu. Đó là nghĩa sáng tỏ để luận thích. Luận đề nầy trình bày tâm và Bát Nhã đều thuộc pháp đã chỉ rõ  tức là tâm vô quái ngại vậy. Bất không dịch rằng Bồ Tát có tâm Bát Nhã ba la mật đa gọi phổ thông là trí tạng, cho chí tánh của sắc là Không, không tánh là sắc, tức tâm là pháp đã sáng tỏ minh bạch. Ngài Khuê Sơn nói rằng, Tạng Hòa Thượng chú giải Tâm Kinh Bát Nhã đã giải thích rõ nghĩa chữ Tâm. Ý nói rằng, tâm Bát Nhã là thể của vạn pháp nên gọi là tâm vậy. Hợp chung chỗ dụng của tánh kiên thật giải thích là viên giác diệu tâm. Chọn lọc cho thấy rằng bất đồng sự suy nghĩ là tập trung nghĩa phát khởi. Lại nói rằng, nhục đoàn thô thiển, ắt không phải chọn lựa, nên biết nghĩa rõ ràng là so sánh của kinh mà bên trên đề cập tâm Kinh Bát Nhã vậy. Phật Địa luận ghi rằng, hay thông suốt hay bao hàm gọi là Kinh. Lại nói rằng, nên biết trong đây thích hợp thuyết Phật địa làm lợi lạc cho chúng sanh. Dựa theo nghĩa rõ ràng như kinh Phật Địa. Vã lại, người, đề kinh giải thích rõ ràng vốn xuất phát từ trí quang thân quang mà bốn pháp lễ công minh nhiên đã đề cập, đại bộ trái với Phật Pháp. Vì trí là vị còn ở ngũ thừa, thân quang đã bước lên vị Bồ Tát nhìn xa trông rộng như một hạt bụi nhẹ hẩng trong cõi đại địa mà tự ý mình cho đúng và kia sai thì đấy không phải là biết vậy. Đem tâm nêu  làm thí dụ giải thích tức hai chữ tâm kinh là tác động giáo hóa sáng tỏ. 2) Kết ly-hiệp là người giáo hóa; y theo nghĩa sở thuyên mà lập danh năng thuyên. 3) Ma sa giải thích y theo chủ mà có tên, bổ lư sa thuộc về thanh thọ, cả hai cứ nơi hai pháp phân tích trong 2 thí dụ: a) phỏng theo chỗ được đề cập để đưa ra tôn chỉ; y cứ theo ý nghĩa rõ ràng nói trên, lại lấy chữ Tâm làm ví dụ người năng giáo hóa; chỉ Bát Nhã là pháp dùng giáo hóa nên không nói chỗ nêu thí dụ. Lại nói rằng, chỗ sáng tỏ là biết thật tướng, quán chiếu không phải là pháp để dụ. Độc lập sắp 14 hàng văn tự Bát Nhã là sở dụ nên chỉ nói chỗ dẫn dụ mà không nói tâm năng dụ hai phần sau. Tán thán khả năng sáng suốt để dẫn dụ, đây là ý của người dịch chứ không phải nghĩa mà người chú giải nhắm tới. Ngài Từ Aân nói rằng, Bát Nhã Ba La Mật Đa là tên chung của Đại Kinh, còn Tâm Kinh là gọi riêng kinh Bát Nhã này. Ngài Thảo Đường phải tạo nên lời giải thích rõ ràng, ý nói: Kinh bán tự đây có trong 600 quyển. Đó là Hột Lợi Đà Da dịch là Nhục Đoàn tâm đưa ra làm ví dụ. Ví dụ này tóm lược tâm tạng của đại bộ kinh vậy. Văn tự Bát Nhã là pháp được dụ, một chữ tâm là năng dụ, tức pháp nêu ở sau hợp để làm rõ điểm trọng yếu, có nghĩa là 600 quyển nằm trong 20 vạn bài tụng. Kết nạp điểm trọng yếu như Bát Nhã U tán ghi rằng, xét kỹ phân biệt chỗ tinh vi chung chiếm lấy cương yếu phân minh. Tuy vạn tượng thống hợp là sắc mà lại là không, đạo triển ngàn môn thông suốt không trí nhưng mà đắc. Tham khảo kỹ yếu chỉ văn kinh hẳn hiểu rộng, nêu tâm kiên thật để xưng tán, huống gì là người ! Huống gì, như con người muôn mặt tâm là chủ. Kinh ghi rằng, tâm như vua, ba ví dụ ở đây lược bớt. Chỉ bàn chữ Kinh là tối diệu trong các tạng mà nói rộng dụ cho lục phủ; kinh kiêm Nhị thừa cũng bao hàm cả nghĩa cạn, đâu có giống kinh này dung thông trung đạo. Cho dù Chung giáo cho dù Đốn giáo văn giản lược mà nghĩa thâm sâu, bao quát hết sự mầu nhiệm nên nói là Kinh của tột cùng vậy. Song với tâm bàn phiếm có bốn loại: a) Hột lợi Đà Da là Nhục Đoàn tâm. b) Tâm duyên lự, nghĩa là 8 thức đều có thể tự duyên cảnh phần c) Chất đa có nghĩa tâm tập khởi, tức là thức A Lại Da thứ tám, tập họp các chủng tử để khởi lên hiện hành. d) Càn phiếu đà dịch là tâm kiên thật. Nếu muốn được sáng tỏ hẳn phải nhờ tâm kiên thật thứ tư này, dựa theo pháp để hiểu tâm vậy. Tự hiểu rõ ràng thời nhờ nhục đoàn tâm thứ nhất, nương dụ hiểu tâm. Vã lại, ngài Khuê Sơn xuất hiện từ đời Đường (618-907) không một hậu nhơn nào qua mặt làm gương mẫu, thật là rõ ràng vậy.

Thời cận đại có Ngài Nhạc Công, nhưng vì sớ chủ không biết phỏng theo pháp để hiểu tâm, hẹp vậy thay ! Như người ngồi đáy giếng xem trời cho trời là nhỏ bé vậy. 3) Diễn nghĩa căn cứ ba minh làm tỏ rõ thể – dụng: a) dương danh làm hiển thể tức là y cứ theo phần rõ ràng ở trên không phải chỗ dụ văn tự Bát Nhã; thể – dụng phân thành hai, song thể-dụng có nhiều môn lược nêu ba nghĩa: 1. Vắng lặng: thể soi sáng dụng là thật tướng, quán chiếu là thể. Phóng Quang ghi rằng, Bát Nhã không tướng sở hữu, không tướng sanh diệt. Điều này chứng tỏ thể vô tướng vắng lặng. Đạo Hành ghi rằng, Bát Nhã không chỗ biết, không chỗ thấy, điều này làm rõ dụng là vô tri. 2. Hai trí quyền – thật để phân thành thể – dụng. Thật trí soi rõ đúng như gương sáng mà thể vô tri; quyền trí gắn liền cùng thích ứng thói tục bên ngoài nhưng không suy xét. 3. Thẳng nương vào Đại Thừa để rõ  Thể – Dụng, lấy pháp bao hàm làm thể, vận hết mọi công năng làm Dụng. Sớ chủ cho rằng, Thể – Dụng họp chung nên gọi là Đại Thừa; ba pháp Đại Thừa qua hai vận dụng tức là nghĩa thể – dụng vậy. Ngoài ra, sớ chủ nói rõ thể trong thừa là dùng trí vô phân biệt làm sở y là kiêm luôn chân như; bao nhiếp cả các thắng hạnh là thể, tánh minh là nghiệp dụng, bèn ước theo ba tự tánh mà Phật tánh là chỗ nương dẫn khởi khả năng đạt đến quả, là chỗ đến nơi chốn. Lại phỏng vận dụng nhân đạt thành quả tức là chuyên chở nghiệp dụng. Nhưng bản chú giải kinh này nhắm đến giải thoát là dụng, chứng chân là thể. Dụng thứ ba kiêm luôn hai phần trên. Nếu đem xét lại hết dụng soi gốc làm thể là thông dụng cả hai, ba bao gồm hết thảy. Đệ nhứt Bát Nhã từ tiếng Phạn dịch sang tiếng Tàu đời Đường tức là Thần, linh kỳ biết rõ khó đo lường nên gọi thần, thoát các vọng chấp khác thường là ngộ; vượt ngoài ngôn từ biểu hiện là huyền, ra khỏi tướng thấy của người bản quán là áo, vì Bát Nhã là vô đắc, vô trí; khế hội chân nguyên của lìa tánh, lìa tướng, bổn giác tự soi rõ thể, độc lập hoàn toàn quên hết năng – sở. Bổn tâm dắt dẫn không do kia ngộ nên chứng mới gọi là diệu vậy. Nếu lấy chân nguyên làm thật tướng thời Bát Nhã chỉ là mục quán chiếu văn tự. Nếu dựa theo một pháp có nhiều tên thì lý trí thay nhau lưu xuất; lấy Như của vô trí ngoại nên chân nguyên tức là Bát Nhã cũng không có trí ngoài Như, thành trí tuệ là chân nguyên vậy. Hai từ Ba La hiệp tiếng Phạn để làm rõ Dụng. Ba La Trung Hoa đời Đường dịch đáo ngạn (đến bờ kia) là Dụng, phỏng đúng việc vận dụng nhân thành quả mà có ba nghĩa như:

a) do diệu huệ đây vận hành khiến gia tăng b) qua hết sanh tử chuyển khiến tiêu dứt mê. c) Bờ chân không vận dụng lý làm cho tỏ ngộ. Nghĩa thứ nhất là năng (tác động), hai nghĩa sau là sở (bị động); ngoài ra rất là phức tạp tập thành ba nghĩa chuyển y: a) Tâm chuyển chân tánh hiện. b) đạo chuyển hạnh dần tăng c) đoạn mê lầm chướng diệt. Lại Luận Khởi Tín ghi rằng, phá thức hòa hợp là chuyển hiện pháp thân, là chuyển đổi hiển trí, bình tịnh tức là chuyển tăng. Chỉ vì tiểu không đáng kể không phải tuệ đến bến bờ và phương tiện chọn tiểu, có nghĩa là 3 thể sau tóm tắt phần giải thích: một: trì nghiệp và 2 phần khác y theo chủ mà thành lập danh vậy. Căn cứ chẳng không dịch chính là thành thuyết chủ yếu.

5. Quán xét điểm này  giải  thích có ba: a) tiêu đề kinh nêu rõ chương, song ở đây phải nêu chung một bộ kinh mà giải thích, theo mục giải thích lại đề ra mục nhỏ nhằm mục đích làm sao tiện dễ hiểu mà thôi. Nay giải lược chỉ nêu riêng, hẳn nhiên không có ý định giải phần trước, hoặc sách giải phần này đã đầy đủ chỉ đem trình bày rộng ra, trong đó liệt rõ ràng cũng như đây, nên không dám  đề cập đến. Đây  là  nêu hai  phần  hội nghĩa đủ thiếu, song kinh này ba phần sáu bản dịch hữu vô người dịch hài lòng, nên gọi rằng lược từ lấy ý. Ngài Từ Ân nói rằng, Kinh lục Đại Kinh là vi diệu, số một biệt xuất từ kinh này. Hai phần ba lời tựa đều thiếu, và ngoài ra đa phần dịch đầy đủ. Đoạn ba sau chương mở diễn dịch thành hai: a) chung riêng có hai, trong phần chung còn chia hai: a) phê phán kinh tại sao lấy hai phần sau hiển tỏ ? Tại sao lấy đó mượn hỏi phải nói, đó là nghĩa hiển, còn diệt mê lầm cần phải giải bày, giải bày  do bàn luận làm sáng tỏ, mong cho  thỏa

chí bình sinh tu phước hẳn chướng diệt, nhiên hậu phước sanh. Kinh luận 2 phần do nương pháp tu mà được phước huệ trang nghiêm, nên nói là hiển tỏ vậy. Luận về pháp quán đảnh đại bi tẩy sạch nghiệp căn, đầu đội mảo như ý làm tội cấu sạch không. Ngài Cô Sơn gọi là cơ tâm cùng hiển mật dẫn tới việc tốt, nói thẳng thần chú, phán đoán tình cảnh kẻ mê tạo thêm bí mật, nên khiến Ngài chỉ dạy chỗ khuyết có cạn sâu, vì con người, không có lợi độn sao? Vã lại, Trình Thư Yến nói: ai nói chẳng phải không hiến vài lông phượng đâu gọi là bí mật ? Huống chi toàn sao chép sách giải phức tạp để khoe khoang lời cao ngạo phù phiếm; dù 10 bản chú giải thông kinh cũng chỉ là danh hảo. Giang Biểu chép kinh Vu Lan mà cho thêm chú giải. Kinh Vu Lan do tâm khi dễ thiên lệch cho dù lời ngọt dịu mà thật khó để lòng. Căn cứ 2 phần trước để phân biệt rõ 2 phần sau: a) bàn kinh nêu danh: cương yếu là cái không của chân tâm, ở đây lời dạy có mâu thuẩn. Lấy nhà dịch Kinh tiêu biểu làm tên sách: Bất Không dịch rằng, Bồ Tát tự nói: Ta muốn thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa, tâm của chư Bồ Tát phổ biến trí khắp, mong Phật nghe đi vào định quang huệ, quán chiếu năm uẩn đều không vượt qua mọi khổ ách. 1) Kinh là gốc nên lược nêu trình bày rõ thật nghĩa. Sắc – không thấu triệt, tánh-tướng dung thông, sự không phải quyền cạn hẹp cho nên gọi là Như Thị. 2) Hiển tỏ ý phỏng theo chỗ rộng hẹp. 3) Phỏng theo hiếu hạnh: lược trong ấy quán chiếu thấy được không phải tự lợi mà hành ư? Còn rộng nên thiền định tuyên dương đối với người xứng đáng biện luận rõ ràng khiến lãnh hội được. Song ở đây kinh giải lược thời dịch lời tựa riêng, dịch giả là người Tần tài quảng bác, nhưng giải riêng kinh bao hàm là vốn rộng cũng là sách lược thâu tóm trước – giữa – sau, ba phần y môn giải thích.

 

Hết quyển nhất

Tu viện Đa Bảo – Campbelltown

Sydney ngày 20/7/ năm Aát Dậu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quyển nhì

 

Kinh có hai phần: a) Hiển rõ Bát Nhã: giải thích sơ lược đại cương. Trước hết về phần mục: Nêu các vị pháp sư chú giải kinh, chỉ cho thấy rõ rằng vì lợi ích không thể lấy lời nói quán xét được, đem chỗ thấy ngu hèn truyền đạt cái uyên thâm của dịch giả nên có thể viết xuống thành chữ vậy. b) theo như giải thích Kinh có bốn mục: 1. người năng quán tức nhà chú giải có hai: a) nêu chương kinh: câu đầu nêu chương, câu sau lặp lại kinh. Người năng quán chỉ định rõ ràng, ấy là Quán Tự Tại vậy. Ngài Trấn Quốc nói rằng, ba nghiệp hướng về 10 thông ứng hợp, gương không lưu ảnh, lợi không chẳng cùng… Như nói rằng Quán Thế Aâm tiếng Phạn gọi là Bà Lư Chỉ Để, dịch là Quán Thế, Thấp Phạt la dịch là Tự Tại, hoặc cũng gọi là Nhiếp Phạt Đa, dịch là Aâm. Sách Phạn có hai tên nên dịch cả hai, nhưng kinh Pháp Hoa gọi là quán âm thanh trong đời mà được giải thoát, tức là Quán Thế Aâm. Song kinh Pháp Hoa nói về 3 nghiệp: a) Ngữ nghiệp: miệng niệm danh hiệu Bồ Tát diệt trừ được 7 tai nạn b) Thân nghiệp: lễ bái thành tựu được hai nguyện. c) Ý nghiệp luôn luôn giữ thanh tịnh trừ sạch ba độc tham – sân – si, đó là nghĩa Tự Tại vậy. Nay phần nhiều người xưng niệm Quán Thế Aâm, dùng nghiệp nói đa cảm dễ thành tựu, nên kinh chọn nghĩa viên mãn này gọi là Quán Tự Tại. Ngài Từ Aân nói rằng Tự Tại có 10 nghĩa, e rườm rà nên không ghi ra đây. Có nghĩa là 2 phần sau y danh hiệu diễn thành 2 ý: a) giải riêng về sự lý: tốt nhất dùng pháp quán bất khả phân ly bao hàm gọn trong một hạt bụi. Kinh phân giới hạn sự hoàn toàn có cùng khắp trong pháp giới. Lý sự viên dung vô ngại tam muội quảng đại rộng sâu, lúc ta trụ trong Tam Ma Địa (thiền định) là giải thoát định lực, lấy từ tam muội này phát khởi chứng pháp Như mà nói, nên nói rằng Quán mà đạt tự tại v.v… Lại Quán Tự Tại có 14 pháp vô úy trong 32 thân đều vốn là diệu viên thông. Từ Bồ Tát này giải thích chung có 2 trên cầu đạo, dưới độ sanh dịch từ tiếng Phạn mà thành từ đời Đường vậy; chữ Kinh thực hành có hai: năng hành – sở hành: a) Xướng kinh b) Giải thích rõ nghĩa. Trước y cứ pháp chọn lấy chỗ cạn, diệu hạnh có hai tức là không hạnh vậy. Con người do ngã chấp không có chỗ nào hiển tỏ chân như gọi là pháp không; Như làm hiển lộ trí là năng hiển. Hai chấp không là vô nên gọi là hai không. Ngài Thái Nhất nói rằng, nhơn không chung Tiểu thừa nhưng chưa thanh tịnh, Tam thừa mới được thanh tịnh. Pháp không ở Tam Thừa nhưng chưa thanh tịnh đến Nhứt thừa mới thật sự thanh tịnh. Sau giải thích chữ Thời, phỏng theo thời có hai nghĩa: để làm rõ chỗ sâu xa riêng dịch rằng, muốn nói Bồ Tát biến khắp tâm tạng, không phải hợp thời ở Nhị thừa. Song sớ chủ lần lượt muốn vinh danh Phật Pháp hiệp chỗ hiểu biết dịch chọn Đại lược Tiểu làm cho rõ lý nhứt chân. Thời Bát Nhã thông 5 thời ba phần giáo, hiển quyền thật đối cạn bàn sâu hàm nhiều nghĩa. Ngài Thanh Lương dẫn một đoạn Bát Nhã lý thú dùng 2 nghĩa rõ ràng là sâu cạn tuyệt vời. Lý Thú kinh số 578 ghi rằng, lúc bấy giờ đức Thế Tôn dựa theo tất cả pháp không hý luận mà nói tướng Như Lai, vì chư Bồ Tát nói pháp luận Bát Nhã lý thú thâm sâu, nghĩa là tất cả pháp không vô tự tánh. Hết thảy các pháp vô tướng lìa các tướng, hết thảy pháp vô nguyện, không chỗ mong cầu nên hết thảy pháp vắng lặng hoàn toàn vắng lặng. Hết thảy pháp vô thường và vô thường tánh, hết thảy pháp vô lạc không gì đáng vui, hết thảy pháp vô ngã vì không tự tại. Hết thảy pháp không tịnh vì lìa tướng tịnh, hết thảy pháp bất khả đắc suy tìm tướng đó cũng không được. Sự Sao ghi rằng, lúc bấy giờ Đức Thế Tôn nương hết thảy pháp tướng Như Lai tạng vì Chư Bồ Tát mà tuyên thuyết Bát Nhã. Tất cả chúng sanh nương ở cùng khắp thật lý thú sâu diệu là pháp môn thù thắng, nghĩa là hết thảy chúng sanh đều có Như Lai Tạng (Phật tánh). Bồ Tát Phổ Hiền tự thân biến khắp nên hết thảy chúng sanh đều là Kim Cang Tạng. Dùng Kim Cang Tạng rãi khắp tất cả chúng sanh đều có chánh pháp tạng. Hết thảy đều y theo chánh ngữ mà chuyển nên tất cả chúng sanh đều là diệu nghiệp tạng, hết thảy sự nghiệp đều nương gia hạnh. Sự Sao ghi rằng, trước nêu rõ có pháp phi hữu, sau nêu rõ không pháp chẳng không phi hữu – phi vô, là lý Trung Đạo vậy. Bên trên là Kinh Bát Nhã có pháp phi pháp, là nghĩa lý thú tánh không, nên Thỉ giáo chủ trương không tông không pháp, không phải thông nghĩa lý thú Trung Đạo. Điểm 3 sau đây là lý thú Thật giáo, kinh này chọn nhặt sự bí mật, nên nói lúc thực hành sâu xa vậy. Lại Bát Nhã có đủ trong 5 thời thuyết giáo, kinh đây rút lại điểm quan trọng, về tướng muốn hoàn bị luận tới cạn sâu, còn về lý không có thể bàn vậy. Phần này e rườm rà nên không bàn hết ở đây. Bên trên thuận phần giải thích để chọn lọc sâu cạn, ở đây ngoài giải thích ra theo kẻ ngu để giúp hiểu biết nên gọi là huệ quang tam muội, mạch nguồn của pháp vi diệu sâu rộng thể nó khôn dò mà Bồ Tát dạo chơi trong đó, nên gọi là thực hành sâu. Như lý mà ngộ lý rốt ráo tức đương trong lúc đang là lúc thực hành sâu xa. Luận về ý kinh lúc đầu hẳn chưa được rõ ràng, vã sớ chủ giải theo người dịch. Tôn chỉ Tam thừa là Đại chọn Tiểu làm nghĩa nên tạo thành bản giải thích này. Điểm ba sau quán chiếu hạnh cảnh đầu tiên là đề xướng kinh. Ba phần sau diễn giải về quán hạnh cảnh, Ngài Trấn Quốc nói rằng ngũ uẩn là tên gọi khác của thân tâm, hành giả nếu không biết chân-vọng của tâm làm sao có thể khế ngộ được chỗ huyền áo, và hẳn không đạt tới gốc của chân vọng. Các hạnh Bố Thí để Bồ Tát thực hành đại tâm tuyên dương pháp yếu. Trước nhập huệ quang tam muội (đại định) lìa niệm được trí sáng thấu triệt tuệ nhãn đạt đến tự tánh 5 uẩn Không, Không chỗ khởi niệm thân đang là tức Như. Sau đó Phật từ thiền định xuất bảo Ngài Xá Lợi Phất rằng, phải nên học như thế, phải đạt năm uẩn không làm quán hạnh cảnh. Song dùng huệ quán các uẩn tánh không làm đối tượng quán chiếu nên gọi là cảnh, nếu thành cảnh Bát Nhã tức là chỗ thực hành. Ngài Trấn Quốc nói rằng, như trong Bát Nhã tuy có thật tướng là thành trí tuệ trong hành cảnh, hoặc năng hoặc sở đều là chỗ hành, như chư Bồ Tát thực hành sâu Bát Nhã, Năng quán – Sở quán đều là chỗ hành lý nhị không. Ngài Trấn Quốc cũng nói rằng, gốc của sanh tử chớ lỗi lầm hai chấp nhận pháp, mê thân tâm là tướng chung, cho nhân-ngã là thật hữu, đắm tướng năm uẩn, nghĩ ngã – pháp là thật hữu. Lấy cái biết của con mắt soi biết  năm uẩn hòa hợp giả danh thành con người. Nhứt nhứt quán xét kỹ chỉ thấy năm uẩn, cầu tướng nhơn ngã hoàn toàn không có được. Trước hết quán sắc uẩn là quán biết rõ thân thể hàm tứ đại: rắn chắc là đất, nhuần thấm là nước, hơi ấm nhiệt là lửa, di động là gió. Quán bốn uẩn còn lại là quán biết rõ tâm như lãnh nhận là thọ, nghĩ tưởng chấp tướng là tưởng, tạo tác là hành, phân biệt là thức. Y thân tâm này quán sát phân minh chỉ thấy năm uẩn, cầu tướng nhân ngã hoàn toàn không thể được gọi là nhơn không. Nếu quán xét mỗi một uẩn do duyên sanh đều hoàn toàn không có tự tánh nên cầu tướng uẩn không thể được, thời năm uẩn đều không gọi là pháp Không, đó là đem soi sáng năm uẩn mà hiện lý nhị không. Chữ “Độ” trong kinh nói về phần lợi ích. Luận về hai từ khổ ách, chữ “tử” (chết) đã bao gồm hết, nay quán thấy chân không là vượt qua hết vậy. Tại sao thế? Ngài Thanh Lương nói rằng, người thừa không quán đi qua khỏi phần đoạn sanh tử vĩnh viễn ở Niết Bàn, thừa quán nhị không song chiếu cả hai chấp ngã-nhơn, pháp hoàn toàn không vô sở hữu, nên xa lìa mọi sự sợ hãi vượt qua tất cả các khổ ách, ra khỏi biến dịch sanh tử, như Duy Thức tông đã nói. Y đây quán xét được an lạc rốt ráo, đạt chân không Phật đức thảy. Trở lên là thế phần 3 sau kết chung: Kinh bao hàm hai ý nêu rộng thật nghĩa có 5 phần: 1) trừ sạch nghi bên ngoài tạo nên mục này. Nhân duyên tha thiết, Ngài Trịnh Công tụng kinh này rất lâu, trước nhất tự Ngài đã tham kỹ dịch giả mà tin luận chủ và nghe theo đó nên mới có lời này vậy. Ngài Từ Aân nói rằng, nay bàn sắc – không làm rõ sự hổ tương nhau làm cho nghĩa càng thêm sáng tỏ để phá nghi chấp. 1. Nhị thừa giữ ý hẹp hòi không thích lợi tha 2. Với Đại Thừa tìm cầu trong điên đảo và khởi nghi ngờ, thật ra không phải sớ chủ và tôn chỉ kinh, nên thấy tiện làm rõ ý nghĩa mục chính mới theo được ý chính mà giải nghĩa kinh. Trong đây có hai ý: a) nêu rõ kinh: Ngài Thanh Lương nói rằng, sắc là đầu của pháp tướng, nhưng trước của năm uẩn kinh luận thường chỉ đề cập một nghĩa trước đều dựa sắc. Kinh Đại Bát Nhã từ sắc khởi đi mà lại gieo giống trí, hơn 80 tiết mục đều lấy sắc ví dụ. Nếu lược tóm pháp không ngoài 10 đối đáp, chỗ nương của thể Không chẳng không tức là không. Đó là vì chư Tổ đều nói lý chân không cho sắc là huyễn nên lấy đó giải thích chia thành 10 môn vô ngại b) từ đây trở đi phần hai giải thích chia thành 2 ý: a) trước phê bình: nói chung phần này giải thích lý kinh của đoạn trên, trong khi giải thích chỉ theo tóm lược mà không nêu chung xem phần trình bày ở trên đủ rõ. Đoạn đầu giải thích riêng thành hai: a) nêu chung cách giải thích trong đoạn có bốn phần, đây là kinh văn chung. Hình thành bốn giải thích bao hàm bốn nghĩa không phải từ pháp nghi mà có. Bốn giải thích này dù là Xá Lợi Phất cũng theo bốn nghĩa đó nói có sự bất đồng. Nếu giải thích chung cả bốn thuộc về pháp nghi, hẳn tôn chỉ kinh rơi vào chỗ mất hết ý mầu. Đại bộ từ hai nghĩa đầu lấy đó lập tên kinh b) Nêu chương làm rõ tướng có bốn 1. Trừ dứt nghi Tiểu thừa có hai phần: nêu người nghi là Xá Lợi Phất. Kinh nêu người nghi để phê phán và nhân đó nêu danh Xá Lợi Phất; cũng dịch là chim Thứu tán thán đức tánh thông minh của Ngài để giải thích nguyên do hỏi. Một thuyết khác nói rằng, Phật ở núi Thứu cùng đại chúng Tỳ Kheo hơn cả chục ngàn người mà đặc biệt nêu danh gọi Ngài là thượng thủ. Để giải tỏa nghi của Ngài Xá Lợi Phất phần giải thích có ba: a) nêu quả vị hữu dư Ngài nghe Đại Thừa thuyết lý không mà sinh nghi quả vị hữu dư này. Ngài Thái Nhất nói rằng, có thừa thân trí nên thấy các uẩn không phải nhơn, trong uẩn không Ngã chỉ rõ không nhơn, cho nên cũng nói rằng đó là nghi đúng cũng như pháp Không Đại thừa không khác. Phần giải thích sau hiển bày dị tướng như trong các uẩn v.v… Trên giường không người, mà vẫn có giường chứ chẳng phải không; trong uẩn không người, uẩn đâu phải không chứ? Thế thì không và uẩn khác nhau. Nay muốn rõ lấy kinh điển giải thích điểm nghi, lại nghi có hai phẩm vị vô dư. Ngài Thái Nhất nói rằng vô dư thân trí nên giống diệt vô vi là thể, nêu lên nghi vấn: Vị này thân trí đều hết không còn sắc – tâm các uẩn… tông chỉ Ngài lấy Tiểu thừa phân tích sắc quán sắc hết mới là không, Đại Thừa thể sắc quán sắc tức là Không, chẳng phải diệt sắc mới hiển Không như Thỉ giáo thuyết minh. Nay đem Kinh giải thích vấn đề còn lại, lấy 2 điểm sau chung phần kết thứ ba nêu rõ. Hai điểm giải thích hai nghi chung của Bồ Tát, đó cũng là giải thích thông thường. Đoạn văn: Xá Lợi Tử… lẽ đương nhiên cũng có đề cập kinh, nêu lên điểm nghi của người nghi. Phần giải lược không dẫn người nghi tức là Xá Lợi Tử mà chỉ dẫn luận nêu người nghi là không đúng. Nhưng luận chủ hỏi rằng Bồ Tát tại sao là Thứu tử (Xá Lợi Phất) ? Sớ chủ trả lời: những vị này đều trong Tam thừa mà Xá Lợi Phất là một trong tam thừa đó. Ngài Thái Nhất nói rằng, Xá Lợi Phất ở trong giáo pháp của Phật là một người rất mực thông minh, lại nói rằng, vị ấy trong pháp đã nhuần nhuyễn đốn ngộ thông Tiểu giáo. Lại hướng về Thanh văn là tựa gốc nên gọi là Thanh Văn; còn y cứ pháp học hiện thời Ngài xứng danh là Bồ Tát. Văn chú giải có ba: 1) nêu Ngài Bảo Tánh làm tiêu biểu bằng một nghi vấn 2) Liệt nêu giải thích 3) Tóm kết 3 điểm nghi. Nhưng ở đây đưa ra ba nghi vấn để luận như kinh dẫn không như ngài Huyền Cảnh mà lược như ngài Khuê Phong, miển giữ được ý mà thôi. Quán xét tâm không nên cho rằng Không ắt dung hợp. 3) Làm sáng rõ nghĩa đúng: tốt nhất lấy sắc – không vô ngại tròn đủ, đó cũng là ý kinh này để nêu rõ chân lý. Nói đủ để hiển tỏ nghĩa đúng mà giải thích vấn nghĩa môn gồm có kinh cũng chia 2 đoạn: Xá Lợi Tử trả lời người hỏi; nghĩa rõ ràng đó trong có nêu nguyên do để làm sáng tỏ, giải thích có hai là không – hữu. a) trước hiển tỏ nguyên do vô ngại có hai: 1) nêu danh chỉ rõ để tiện dẫn phần sau lặp lại các mục, 2) duy sắc chỉ cho nguyên do. Kinh ghi sắc không tướng là bổ túc nhau không chi khác; duyên do đầy đủ ba nghĩa này nên đạt Không. Không phải đoạn không – hữu, không phải định Hữu – Vô mà toàn Hữu tức Hữu để bàn Không – Hữu, nhưng hoàn toàn là không, tức Không nhưng bàn Hữu – Chân Không – diệu sắc. Còn mất vô ngại, ẩn hiển viên dung một vị không gá nương. Ngài Trấn Quốc lại cho rằng, sự duyên khởi cùng với lý tánh không cả hai hổ tương nhau đâu còn ba nghĩa nữa? Do đó 3 nghĩa trở thành sự lý vô ngại, làm sáng tỏ nguyên do đó cũng chỉ nói ba môn này theo bốn nghĩa. Sớ chủ mong giải thích kinh đoạn văn này nghĩa thật là uyên thâm chứa đủ 10 sự lý viên dung vô ngại, là một kinh căn bản thật nghĩa. Sau nêu chỗ lìa làm hiển lộ pháp nghĩa đều là chơn không – diệu hữu. Đoạn này có hai phần giải thích như sau: xưa nay đều mê chấp nên nêu kinh này áp lực bằng cách dần dà để tránh khỏi hủy báng pháp. Hòa Thượng Trấn Quốc theo văn giải thích lời lẽ câu mạch rõ ràng dễ hiểu, ở đây lược trích văn. a) tướng trái nghịch, b) tướng thuận. Đoạn nói về tướng trái nghịch như kinh ghi rằng, trong không không có sắc, vì không làm hại sắc nên nói rằng, trong sắc không có không, vì sắc trái với không. Nếu hỗ tương tồn tại ắt cũng hỗ tương tiêu vong thì 5,6,9,14 pháp sau nghĩa giống nhau. Sự chú giải ở đây không trái nghịch ngăn ngại nghĩa, Đoạn văn cuối ghi rằng, đây là bảy, tám sự lý tương đồng tức là cả hai bổ túc nghĩa có liên hệ đến ở trên cần phải biết. Đoạn sau ghi rằng, đây là 3, 4 điểm nương lý thành sự; sự có thể hiển lý vậy. Trong đó hai pháp đầu là hiển tướng chung nên nghĩa không trở ngại nhau. Giải thích rằng, nói hai pháp đầu là tướng Hữu đều có trong hai pháp câu văn giống nhau nên không chép đầy đủ như bản nguyên gốc. Phần sau bàn về chân không cũng là Hữu, bên trên vì sắc, hướng không mà thành hợp tác, như không hướng  sắc tạo thành cũng như vậy. Do hai phần chỉ hai pháp viên thông làm nguyên nhân. Do vậy là lời thừa tiếp trên, vì ba nghĩa luận ở trên vô ngại nên làm cho chân không – diệu hữu mỗi pháp có bốn nghĩa mà thành sắc-không viên thông. Ngài Trấn Quốc nói rằng, lại do ba nghĩa trên mà các pháp Không-Hữu có chung bốn nghĩa. Nên biết chỗ sáng tỏ về không thuộc chân đế của Thỉ giáo, tuy gọi là Không của sắc nhưng không đủ bốn nghĩa của ba môn. Nguyêân do như đã nói Hữu tức là còn pháp chấp chưa hết, nên tham cứu sâu kinh này để được sáng tỏ về Không của sắc tức là sắc của không; mỗi phần có đủ bốn nghĩa ba môn tồn tại cả hai và cả hai mất, nghịch – thuận, ẩn – hiển đầy đủ đức tự tại mà không bàn về không tông. Vọng chấp cho rằng có chân đế là không. Ngài Trấn Quốc nói về tánh không tức sắc của không là diệu sắc, không của sắc là chân không.

2. Thế thì không phải Hữu của Hữu, không phải Không của Không là không Hữu của tịnh đức. Chư Tổ theo câu trùng hợp giải thích sợ người cố chấp không dám bỏ chỗ phức tạp nên giữ nguyên lại trong sách mà thành có hai điểm: a. chân không lầm diệu sắc, như đoạn văn sau, một đã phá bỏ thành nghĩa khác cho rằng Không tức là sắc nên sắc hiện nhưng không lại ẩn mất vậy. Đây là nghĩa thứ ba nương lý thành sự. b. mất tha hiển kỷ (mình), vì sắc tức là không nên sắc diệt là không hiện, tức pháp thứ 8 thuộc lý.

3. Tự – Tha đều tồn tại: vì ẩn – hiển vô nhị là chân không nênnói chẳng khác không là huyễn sắc, còn sắc chẳng khác sắc nên chân không hiển bày. Vì hợp tác không khác nhau nên cả hai đều tồn tại, là pháp thứ 9 thuộc lý không phải sự.

4. Tự – Tha đều mất: Vì nêu thể tướng là hoàn toàn chiếm mất cả hai, dứt hai bên là pháp thứù 5 lấy lý đoạt sự. Bốn nghĩa trên đều không theo sắc, sắc theo hai pháp diệu sắc, sắc hướng chân không. Trước nêu rõ lấy sắc làm tự, lấy không làm tha nên khác trên.

Một: tha hiển, tự diệt, là pháp thứ tư sự có thể hiển lý; hai: tự hiển, tha ẩn là pháp thứù bảy tức là sự, ba: cả hai đều tồn tại, là pháp thứ mười, sự – không phải là lý, bốn: cả hai đều mất là pháp thứ sáu sự có thể ẩn lý, còn lại tư duy trước làm chuẩn. Một vì sắc là không nên không hiện mà sắc ẩn; nguyên do là hiển cái tha của không và dứt tự của sắc. Sự có thể hiển lý, ngoài ba phần khác phải biết. Lại bốn môn trước ắt trùm cả bốn môn sau; sau bốn môn hẳn trùm bốn môn trước, hiệp chung bốn môn lại là Không của toàn Hữu, Hữu của toàn Không nên chung hợp thành bốn. Thế là hai hiệp viên thông cùng kết nêu rõ tông yếu của kinh. Thế là tiếng thừa tiếp ở trước, do sắc hữu hiển, tự tha mất thật không thể nghĩ bàn tánh đức của sự huyền áo. Cho nên hoặc còn hoặc mất không có chướng ngại; đầy đủ không của tịnh đức hoặc ẩn hoặc hiển, thuận, nghịch đều tự tại: Chân không của huyễn hữu tức là huyễn hữu của chân không, dung thông viên mãn không có tướng khác nên hiệp làm một vị không khác. Đó là chỗ rõ ràng của pháp nên kinh ghi rằng, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc v.v… Do vậy trái nhau vô ngại và bổ sung nhau. Vì pháp duyên khởi có bốn nghĩa 1. Do duyên sanh nên có 2. Do duyên sanh nên không 3. Vô tánh nên có 4. Vô tánh nên không. Do nghĩa thứ nhất và nghĩa thứ tư khác nhau nên có sự trái nhau; do nghĩa thứ hai và nghĩa thứ ba hợp tác, do pháp duyên sanh nên không thì có tạo tác theo Không vô tánh nên Hữu, tức Không tạo Hữu. Bốn nghĩa trên cùng một pháp duyên khởi, Hữu-Vô không trái nghĩa nhau. Lại do hai nghĩa đầu Hữu, Hữu hướng không mà thành bốn nghĩa, do hai nghĩa sau Hữu không hướng Hữa mà thành bốn nghĩa, nghĩa là do vô tánh nên Hữu mở rộng kỷ thành tha. Do vô tánh nên Không – Hữu mất tha hiển kỷ, do hai nghĩa trên vô ngại nên Hữu tồn tại do hai nghĩa dựa trên tướng hình nên Hữu tự tha đều mất, Hữu hướng bốn nghĩa Không làm chuẩn. Lại lấy vô tánh duyên sanh nên Hữu không phải thường kiến, hữu của sự thấy là huyễn Hữu. Vô tánh duyên sanh nên Không không phải đoạn kiến, Không của Không thấy là chân không huyễn Hữu, tức là chẳng phải Hữu có chân không là chẳng phải không. Không chẳng phải Không chẳng phải Hữu là nghĩa trung đạo, vì Hữu cùng phi Hữu vô nhị mới là Huyễn Hữu, Không cùng phi Không vô nhị là chân Không. Nên Hữu phi Không cùng Hữu vô nhị là một huyễn hữu, không cùng với phi Hữu vô nhị là một. Chân không lại huyễn Hữu cùng với chân không vô nhị là một pháp vị. Trở lên về điểm này Hòa Thượng Trấn Quốc dùng một mục kinh chú giải. Chú giải sự lý của Ngài không trở ngại pháp giới thì chính đúng kinh này có thể thấy như vậy. Nếu y theo Kinh giải thích phân biện đúng phải là Viên giáo; trong đó nếu chỉ giữ hai nghĩa tồn tại là Chung giáo, giữ đủ cả là Hiển giáo. Nếu muốn tùy thuộc văn kinh như trước đã dẫn hai nghĩa huyền cảnh phải là chung đốn giáo. Lại do chỗ sáng tỏ ngoài vấn đáp cùng mở khai pháp hợp với lời chú giải, là kinh trước – sau bàn sắc – không thấu triệt sự lý vô ngại trung đạo, mầu nhiệm tinh thuần. Sớ chủ thâm nhập nhiều chưa dễ khẳng định một chữ văn kinh bị áp đặt làm cho nghĩa cạn cợt làm sao bù lại được. Rõ ràng có chỗ sở đắc về một mục nào làm hiển lộ Phật đức viên mãn thường hằng chứ? Do những nghĩa trên nên sớ chủ phê bình rằng, chỗ bao hàm Thật giáo mãi đến nay năm nhà lập ra 5 phái về sau ba hiệp làm một Thật giáo, chỗ lý thật là rõ ràng. Bốn pháp thành tựu sau theo bốn quán hạnh để giải thích: trên dựa cảnh sở chứng, sở quán trình bày, đây dựa theo trí năng quán, năng chứng giải thích kinh văn, trong đó cũng có phần đối đáp dạy bảo v.v… nhưng giải lược không nêu ra hết. Đoạn văn có 3 phần: a) pháp chỉ quán hai vòng: một, quán sắc v.v… câu kinh hai. Ngài Bảo Sách nói rằng, sở dĩ nói Chỉ có nghĩa là dừng tất cả cảnh giới tướng, tức là dùng trí tuệ của Duy Thức để phá tướng bên ngoài, tướng thô đã dứt không còn phân biệt nên gọi là Chỉ, sắc là cảnh trần, quán sắc Không nên ngưng hành động. Luận sớ lại nói rằng, nương nơi thiền định là biết nhứt tướng pháp giới, được gọi là nhất hành tam muội, nên biết rằng chân như là gốc của thiền định. Kinh Văn Thù Bát Nhã vấn rằng: sao gọi là nhất hành tam muội?

- Đức Phật trả lời: pháp giới nhất tướng các duyên ràng buộc pháp giới gọi là nhất hành tam muội. Hành giả nhập nhất hành tam muội biết rõ hằng sa thế giới chư Phật tướng vô sai biệt, nhẫn đến nói rộng Chân Như tam muội có thể sanh vô lượng tam muội v.v… Kinh Văn Thù vấn Bát Nhã tức là văn giảng rộng của kinh này về Không quán vậy. Luận rằng, nói quán có nghĩa là phân biệt tướng nhân duyên sanh diệt, tùy thuận Vipassana (Thiền tuệ minh sát) quán như kinh Du Già câu thứ tư ghi rằng, nếu đối với các pháp lý thú thắng nghĩa và vô lượng nghĩa mà an trú vui thú với trí huệ thế tục, nên biết đó là quán. Quán Không tức là sắc đứng nơi thế tục nhưng an ổn. Không và sắc không hai là cách nói khác của bất nhị vậy. Thấy sắc không thật sắc thể nó là chân không; thấy không chẳng đoạn không thể nó là huyễn sắc, nói rộng đến tình trần nhưng sắc – không chẳng ngăn ngại. Pha lẫn trí hiểu nhưng tâm vẫn phân vân có thể nói chỉ quán biến hành là rốt ráo. Luận ghi rằng thiền định tùy lúc việc quán chiếu kia ắt thuận; trong lúc tùy thời quán định là thuận đầy đủ không rời chuyển niệm, kiến và sắc cả hai không ở nơi đạo mà thấy sắc.

Luận rằng, quán tự tánh hết thảy các pháp vô sanh, lìa thấy vọng không trụ nơi sanh tử là thấy không vậy. Lại luận rằng, quán nhân duyên các pháp hòa hợp nghiệp quả không mất, phát khởi tâm đại bi tu phước, giáo hóa chúng sanh không trụ Niết Bàn an lạc. Sắc không bất nhị là cách nói khác, niệm Bi Trí không hơn là trí của bi, quán ấy là không quán tức bi của trí. Vì hóa độ tức là không của sanh, thuận pháp tánh không trụ hai bên nên gọi là hành vô trụ xứ. Ngài Trấn Quốc nói: bậc đại trí tự lợi khác phàm phu, người đại bi lợi tha khác tiểu nhơn; hai hạng người này cùng dẫn lối mà không dừng lại trên đường đi tới. Ba trí nêu sau là nói nhất tâm tam quán, theo Kinh Anh Lạc, Ngài Trí Giả nói rằng, theo thứ tự nhất tâm tam quán trong ba pháp quán từ giả quán nhập không quán cũng gọi là quán nhị đế, từ không nhập giả quán còn gọi là quán bình đẳng. Hai pháp không quán là phương tiện để nhập đệ nhứt nghĩa đế quán. Tên gọi này phát xuất từ kinh Anh Lạc mà luận chủ giải thích rằng, giả là hư vọng thuộc tục đế, không là thật tế thuộc chân đế. Nay muốn bỏ giả về chân nên nói từ giả nhập không quán, giả là nhập sáng tỏ của không. Trước tiên nên quán giả, biết giả hư dối mà lý hội được chân, nên nói là quán nhị đế. Từ không nhập giả quán, nếu trụ không có khác gì Nhị thừa, không là Phật Pháp, không lợi lạc cho chúng sanh. Cho nên quán Không chẳng trụ không mà nhập giả, biết bịnh biết thuốc ứng bịnh cho thuốc, làm con bịnh được lành. Nói từ không nhập giả quán là nói bình đẳng, mong rằng bên trên xưng bình đẳng để phá giả trước dụng không, nay phá không dụng giả. Phá dụng đã như nhau nên nói quán bình đẳng, nhị không là phương tiện. Trước quán không sanh tử, kế quán không Niết Bàn, hai không đây là hai phương tiện che chở. Trước quán dụng không, kế quán dụng giả, hai dụng nầy là phương tiện song chiếu, niệm niệm quay về biển tuệ (Tát Bà Nhã) song chiếu nhị đế. Thế là thứ lớp ba pháp quán theo nhất tâm tam quán. Điểm này khởi xuất nơi luận thích, luận rằng, ba trí thực tại có được ở nhất tâm, chỉ một quán gồm đủ ba quán, quán một đế tức quán ba đế nên gọi là nhứt tâm ba quán. Cho đến khi nào pháp quán này đạt thành nhất tâm ba trí, và lấy đấy làm chuẩn, là chính danh của ba pháp quán từ kinh Anh Lạc. Trong phần luận dùng nhất tâm dung hợp đó gọi là nhất tâm ba quán nên nói dựa theo kinh Anh Lạc. Biết rằng, luận tông theo kinh, người theo luận, y gốc mà nói y kinh thành lập. Trong đoạn văn luận trước quán sắc quy về không, kế quán rõ không tức là sắc; sau không – sắc vô ngại mất hết không còn lại gì, là quán trung đạo đệ nhứt nghĩa. Ngài Thanh Lương nói, không như bất không là chân không chẳng mất. Giả danh tức giả quán, hiệp không giả lại là trung đạo. Luận sớ ghi rằng, không giả bình đẳng chẳng phá dụng ngang bằng nhau. Lại khả dĩ kế hiển kế chẳng hiển vậy, nghĩa là nói trước sau nhất tâm ba quán, kinh rõ ràng biến nhập nơi tâm tạng nên gọi là nhất tâm ba quán. Ngài Huyền Cảnh nói rằng, sắc chẳng khác không rõ ràng tục chẳng khác chân, không chẳng khác sắc rõ ràng là chân chẳng khác tục, sắc không tướng rõ ràng là trung đạo. Đệ nhị Tổ phối hợp không giống như kinh, nên biết kinh dung thông mỗi bên một phần biện giải. Đoạn kinh: Xá Lợi Phất… Văn chính phần hai: hiển rõ thể kinh. Phần chung này chia thành hai: 1) nêu các mục phê bình, sau đây theo ý nghĩa giải thích phân làm hai: a. giải chữ uẩn trong 5 uẩn từ kinh, nói ba mục, bảy đại pháp không v.v… b. tướng trạng tức hình tướng thể trạng đệ nhứt nghĩa không, không giống như sừng trâu, hồ nước gần xa bản tánh, trong tánh ngoài tướng, tốt nhất lấy chân không tùy duyên hiện các pháp, quan trọng là do các duyên mới hiển tỏ lý không, cho nên phỏng các pháp mà rõ không tướng. Luận Trung Biên  quyển sau dẫn luận, trước dẫn bài tụng tông yếu cũng dẫn bài tụng này: vô nhị Có Không này, nhị danh trung đạo vậy. 2) Nói Không phải dẫn kinh  giải thích nghĩa cho rằng, Hữu đây kia Không vô nhị  là trung đạo nghĩa.  Lại trong đấy Hữu đây Vô chỉ để đối Không của Hữu kia. Ngài Thám Huyền nói: một để lại vọng, hai thuận theo chân. Lại mới đầu hội tánh thật tướng hoàn toàn vô nhị chẳng mất. Lại nữa, trước hiểu rõ chẳng có, sau chứng biết nó chẳng Không nên gọi là vô nhị. Cái Vô này là hai danh mang nghĩa Không vậy. Ngài Trấn Quốc nói rằng, không vọng pháp Hữu, có vọng pháp Không; song Hữu-Vô có hai: một, định tánh hữu vô, hai: chân không diệu hữu. Không vọng pháp Hữu là Hữu vô định tánh, không dứt Không, Hữu vọng pháp Không là Không của Chân Không nên là diệu hữu. Vì thế nếu bỏ vọng chấp chân tức vọng hữu chân không như Tam Luận tông thuyết minh. Nếu Không-Hữu luận đối vọng Không chân hữu. Kinh Niết Bàn ghi rõ, không năng chấp, sở chấp Hữu tức không vọng pháp Hữu, có năng chấp, sở chấp Vô tức có vọng pháp Vô. Lại nói rằng, bèn khiến cho tướng duyên khởi là tướng vô bất tận, lý của vô tánh là lý Không chẳng hiện. Kinh nêu tám “Bất” để phân biệt có ba: 1) đề mục kinh: kinh đưa ra chữ Bất mà Trung Luận nói rằng: bất sanh diệc bất diệt (không sanh cũng không diệt), bất thường diệc bất đoạn (không thường cũng không đoạn), bất nhứt diệc bất dị (không một cũng chẳng khác), bất lai diệc bất khứ (không đến cũng không đi), nêu rõ 8 cái Không. Ngài Thanh Lương nói rằng, muốn rõ bất sanh bất diệt hàm nghĩa vô cùng tận chỉ lược nêu lên tám Không. Lại nói rằng, nhưng bất sanh v.v… là thể của Phật pháp, trọng yếu của chánh giáo, nghĩa lý sâu rộng. Giải thích có nhiều môn, lược nêu một vài nhà như ngài Hiền Thủ, Ngài Thanh Lương làm chuẩn giải thích nghĩa cảnh-hạnh, chung-riêng để phá pháp tỏ lý, đây là việc rất cần thiết. Trung Luận thuyết minh rằng, không sanh, không diệt là đã phá chung mọi pháp. Ngoài ra, sáu, tám, mười Bất (Không) nếu phỏng theo nghĩa rõ ràng vô tận thời các kinh luận đưa ra Bất khác nhau hẳn dung hợp. Nếu nói nhân tướng lần lượt đắp đổi thành do chẳng đến đi gọi là chẳng phải một cái khác, do không sanh diệt chẳng đoạn thường, gặp cũng không trái nhau. Đầy đủ như đệ nhị Tổ trình bày nhưng sợ rườm rà ở đây không nêu hết. 2) Phần riêng có hai nghĩa: căn cứ vị tu tập còn chia thành hai: giải trực tiếp: người tiền đạo, sớ chủ luận rằng, là người kiến đạo trước. Phàm có hai là nội – ngoại phàm, nay y cứ theo tướng rõ sự thay đổi, từ ngoại phàm chúng sanh tạp nhiễm để trình bày. Luận rằng, vì bản tế (gốc gác) bị vô số phiền não ràng buộc, từ vô thỉ tới nay bị trôi lăn sanh diệt trong vòng sanh tử gọi là chúng sanh giới. Cho nên gọi phàm phu v.v… là còn trong vòng sanh diệt. Đệ nhứt nghĩa tánh không chẳng sanh diệt, nên kinh dùng chữ Bất – Bất – Không – Không đó. Đó là vì sớ chủ nói chân không lìa các tướng này vậy. Giữa đường có nghĩa rằng kiến đạo, tu đạo 2  đường  trong vị thập địa. Sớ Chủ nói rằng, lại lấy thập địa nói là kiến-tu đạo nên gọi là Bồ Tát  vị. Chướng nhiễm v.v… đây dựa năng sở để trừ dứt và phân biệt với sạch dơ. Sớ chủ lại luận rằng, đã đoạn chướng  nên gọi là tịnh, đoạn chưa sạch hết gọi là nhiễm.  Ngoài ra,  hành giả tu tịnh đức gọi là tịnh, tịnh đức chưa  tròn  do  còn nhiều nhiễm chướng nên gọi là dơ. Lại nếu khác hai vị trên đều gọi là tịnh, giống vị sau gọi là nhiễm. Chân Không lìa cả hai nên kinh này chẳng phải con đường về sau đạt đến vị cứu cánh. Ơû đây nói hết – sớ chủ gọi là tập khí hết và nay vạn đức viên dung vậy. Sớ chủ nói rằng, hai phần phước và trí viên mãn là tối cực thanh tịnh. Ở đây hai pháp nhiễm tịnh đều xen nhau trợ duyên để tu tập. Như tánh giác chân không nên Không dung Hữu, vì thế nêu chung không hợp. Kinh Thủ Lăng Nghiêm ghi rằng, làm sao trong đây lại dung được vật khác.

Lại từ tiếng Phật trở đi b) dẫn luận: nêu chung Phật tánh trước tức là quyển nhì phần ba của luận ấy, nêu rõ thể phân thành ba nhân và luận rằng, vã lại thể Phật tánh có ba loại bao hàm ba tánh. Phải biết ba thể Phật tánh đó cũng được gọi là ba nhân của ba thể Phật tánh. Ba nhân đó là: 1. Ứng đắc nhân 2. Gia hạnh nhân 3. Viên mãn nhân. 1) Nhân trước tức là chỗ hiển nhị không, do đấy nên đạt Bồ Đề tâm, nhẫn đến đạt được pháp thân sau khi đạt đạo. 2) Gia hạnh nhân: nghĩa là Bồ Đề tâm do tâm này mà được; 37 phẩm trợ đạo, thập độ, thập địa, nhẫn đến pháp thân sau khi đạt đạo 3) Viên mãn nhân tức là gia hạnh nhân do nhân đây đạt được đủ cả ba loại Phật tánh viên mãn, nên được nhân đầy đủ ba tánh như a) Tánh trụ tự tánh b) Dẫn xuất tánh c) Chí đắc tánh. Ngài Thanh Lương nói rằng, tánh trụ tự tánh có nghĩa là đạo tiền còn địa vị phàm phu; dẫn xuất tánh tức là từ khi phát tâm trở đi đến tận cùng hữu học thánh vị, chí đắc tánh là Thánh vị vô học. Nói từ khi phát tâm trở đi có nghĩa nếu chứng được vị trở lui phải nên mở rộng sự phát tâm tu tiến. Nếu mô phỏng vị kiến đạo để nói đó chứng tỏ có sự phát tâm tu. Sớ chủ lại nói rằng, tánh trụ tự tánh là Phật tánh lìa tạp nhiễm chúng sanh vị trong đó dứt cấu đạt chân như; dẫn xuất tánh, Bồ Tát vị hết cấu tịnh đạt chân như, chí đắc tánh tức là vô cấu chân như. Chân không v.v… căn cứ nơi ba vị trước nên sanh các tánh không, không lại càng sáng tỏ. Lại nêu dẫn hai không sau khác với luận như trên phân chia phẩm vị để nói. Y cứ hai phần sau dựa theo 2 pháp để giải thích: a) giải riêng có nghĩa là như thế này ngọc ẩn xanh, vàng nhưng ngọc không sanh màu xanh hay màu vàng; ta vội quên nhưng ngọc không mất vẫn nằm sẵn đó. Như hoa đốm trong hư không hoa không sanh, hoa mất rồi hư không trong lắng song hư không chẳng sạch hơn. Chướng hết v.v… là nói trừ sạch, bụi tức là không còn đối với dơ nữa, ai diệt đây chứ? Đức không tăng ở đây là nói vô tu cũng không thành tựu lấy cái gì gia tăng chứ? Hiệp chung 2 phần thức và huân tập đời này nên vọng tâm phân biệt sanh ra các sắc v.v… đó đều là pháp hữu vi vậy. Chân không lìa pháp hữu vi nên phá trừ đó mà hiển tỏ không tướng.

3) Y cứ điểm 3 sau dựa ba pháp quán hạnh giải thích hai ý: a) ý chính có nghĩa là đẳng bậc, yếu chỉ nói đủ gồm ba tánh là tánh tướng vô tự tánh, tánh sanh vô tự tánh, tánh thắng nghĩa vô tự tánh, trong đó có hai phần: trước hết đối với ba vô tánh mà nói: một đối tánh giả lập quán vô tướng, do không giả lập mới hiển tỏ vô tướng. Duy Thức tông thuyết rằng, y ba tánh này thuyết ba vô tánh kia, thế mới biết nếu không có tánh giả lập cứ yên chí biết là vô tướng, có nghĩa rằng các tánh kia là giả lập, vọng tình nói có đạo lý, không cổ kim quán không để thấy sanh diệt. b) Đối với đẳng bậc: pháp nhiễm tịnh do nhân duyên sanh mà không tự sanh. Kinh ghi rằng, hết thảy mọi pháp không đến vì thế không tự sanh, vì không tự sanh nên cũng không tự diệt. Pháp vốn vô sanh làm gì có dơ sạch? Trong tánh tuyệt đối thứ ba, nói hai tánh trước không tự sanh có nghĩa là tánh tùy thuộc và tánh giả lập vậy. Ở đây phỏng không tánh theo nhị tông thuyết minh: nếu Pháp tướng tông là không có tánh giả lập. Ngoài ra dưới đây dựa theo bản tánh lặp lại tánh tuyệt đối; lại vọng đối nhị chân nên dựa tánh mà nói. Về tánh giả lập là tánh vốn không làm gì có sanh diệt; duyên sanh là vô tánh, vô tánh tức là không sao có nhiễm tịnh được? Trong suốt dường biển cả, phẳng lặng tợ hư không, bản tánh bình đẳng làm gì có tăng giảm ư? Ngài Trấn Quốc nói rằng, dựa ba tánh riêng mỗi tánh có ba cách giải thích: a. trực diện đương tánh nói b. phỏng theo 2 nghĩa đương tánh mà nói c. đối với ba vô tánh mà nói. Ơû đây là phần đầu và sau 2 nghĩa làm rõ nghĩa chung – riêng để giải thích mà chưa thấy rõ lý lẽ bên trong 2) Hợp chung nên biết kinh gồm toàn văn phần thứ ba soi sáng 2 điểm lìa. Đoạn kinh phân thành 4 mục: 1. pháp tướng mở hiệp hai môn: xướng kinh nêu lên hai điểm phê bình: 1. phê bình chung: song luận về chân v.v… chân không hay lìa pháp vọng là pháp chân như. Chỗ từng trãi phải nên xa lìa, xác định tánh thật hữu uẩn v.v… là pháp vọng. Nói không vô tức là không pháp nhiễm mà không phải không chẳng không là lý chân như. Tóm lược có 4 điểm, nói rộng hơn 80 mục về pháp tướng. 2) Mở hiệp là gì? Mở hiệp tức là uẩn – giới – xứ tùy căn tánh ứng hợp. Đoạn này giải riêng 2 phần: nêu rõ ý kinh hiệp trung đạo. Trước hết so sánh: tốt hơn hết lấy đệ nhứt nghĩa không vô tánh nên không các uẩn, các pháp định thật hữu tánh, hữu trái hẳn vô tướng. Do vậy trong đây không có pháp so sánh như thế. Đây y cứ phần sau hiệp trung đạo là trái nghĩa đã nói ở trước, nay nói Không lấy không làm tổn hại sắc nên ở trong vô sắc. Không làm hại sắc tức là không ngăn ngại tướng – không tướng hợp tác nhau. Không là chân không chẳng phòng huyễn sắc, nếu ngại với sắc chẳng phải chân không. Về tự tánh các pháp v.v… do duyên sanh nên có, có đến tức là không mà không đợi tan hoại. Gần xa không thấu đạt mà chỉ nói toàn lý không tức là chưa nắm trọn vẹn được diệu hữu. Phần này chia làm hai y cứ pháp tướng hiển tỏ sự mở hiệp. Trước nêu rõ năm uẩn hay cũng còn gọi là năm ấm. Chương về ấm ghi rằng, hỏi nghĩa uẩn là gì?

- Đáp: các sắc sở hữu ở quá khứ, vị lai, hiện tại trong ngoài, thô tế, xa gần, hơn, kém… nó là tất cả để lược nói sắc uẩn nghĩa là tích tụ (chứa nhóm) như chứa dồn của cải; cho chí thức uẩn. Câu hỏi làm rõ danh thêm. Lại như khổ rộng lớn nên gọi là uẩn, như kinh nêu là cái khổ chung của sự chứa nhóm nói là vân vân. Lại hỏi: nghĩa của uẩn thế nào? Thật hữu một vài thứ là thật hữu gì mà phải quán thật hữu chứ?

- Đáp: ngoài căn – cảnh này là nghĩa thật hữu, hết thảy đều có thật là xả chấp thật hữu nên quán sát kỹ thật hữu. Nghĩa của uẩn đây hàng Thanh Văn là thật, Thỉ Giáo là không, Chung giáo là Như, Đốn giáo là bất khả thuyết, nhứt thừa là pháp giới. Hai vô sau là không 12 xứ; chương viết về xứ ghi rằng, 10 cõi sắc tức là 10 sắc xứ. Phần kia không nói mà lược bớt phân nữa. Chương vấn đáp nêu: xứ nghĩa là gì?

- Đáp: thức sanh nghĩa môn là xứ, nên biết đây bao hàm cả chủng tử.

3) Không mắt, tai, mũi… về ba không trong mười tám giới. Chương về giới ghi rằng, làm sao lập giới gọi sắc uẩn là 10 giới; mắt, tai, mũi, lưỡi, thân năm căn, năm cảnh (trần): sắc, thanh, hương, vị, xúc và một phần pháp xứ thọ, tưởng, hành, uẩn tức là một phần pháp giới thức uẩn, bảy thức giới gồm 6 thức và ý giới. Cho nên nói rằng, sắc – tâm đều mở ra hợp tác ba hoặc sáu pháp quán như đã thấy.

Chương vấn đáp hỏi rằng, giới nghĩa là gì?

- Đáp: hết thảy chủng tử các pháp có nghĩa nương A lại da thức chuyển chủng tử các pháp gọi là giới; giới gọi là nhơn, lại có thể duy trì tự tướng nghĩa là giới. Theo nghĩa rộng như kinh giải thích. Từ không giải thích hai pháp duyên khởi nghịch – thuận hai môn, tức dùng đây quán pháp duyên khởi. Ngài Trấn Quốc nói rằng, nghĩa của duyên khởi sâu sắc dùng làm tôn chỉ Phật dạy, chuyên chở được trí sâu cạn nhiều loại khác nhau. Ngài Long Thọ nói rằng, nhân duyên có hai loại: nội và ngoại, nhân duyên ngoại như đất, nước, hạt mầm, nhân duyên nội tức là 12 nhân duyên. Bây giờ bàn về nhân duyên nội, song ngoại do nội biến đổi tướng gốc ngọn tóm thâu nơi pháp giới thành một đại duyên khởi. Đại Kinh lược nêu 10 lớp tánh tướng rốt ráo tận cùng để hiển tỏ nghĩa vô tận nhất thừa. Rộng như lời giải thích kia duyên khởi của Tam thừa cũng đủ 10 môn như Kinh Anh Lạc ghi: quán của tam thừa mỗi một đạt được quả riêng như kinh đã giải rộng. Sau đây giải thích 10 môn theo hai chiều thuận nghịch, nghịch là duyên diệt, thuận là duyên sanh. Ở đây dựa theo quán lưu chuyển, hoàn diệt lấy làm thuận nghịch, có nghĩa là ngược dòng sanh tử và thuận chiều sanh tử. Như nói vô minh duyên hành v.v… là thuận sanh tử; trong khi nói vô minh diệt nên hành diệt là ngược sanh tử. Thuận là theo dòng lưu chuyển; nghịch là hoàn diệt, như hai môn này mỗi môn nói thuận nghịch đủ thâm uyên như môn thứ mười. Lấy đó so sánh ba đường là tánh không nên nhân duyên là pháp sanh mà không tự sanh. Quán nghịch: vì sanh không có nên diệt cũng không thể có được. Kinh ghi rằng, các pháp từ bản lai thường có tướng vắng lặng nên không thể cùng tận. Phần này nêu bên dưới về các chi khác. Tiếp sau kinh ghi vô, ba pháp nhiễm tịnh, nhân quả và bốn thánh đế. Thánh có nghĩa chân chánh, pháp vô lậu đạt được nơi tâm, đế có hai nghĩa: 1. chân thật, đây dựa theo cảnh luận như đã nói về tướng không xa lìa. Chân thật nên quyết định có nghĩa là hai loại nhân duyên thế, xuất thế ắt không hư vọng sai lầm. 2. Quán thật: ở đây căn cứ minh trí bậc Thánh trí quán xét đó không dối. Phàm phu tuy có khổ, tập nhưng không xét ra sự thật nên không gọi được là đế. Ngược lại, thánh trí quán biết cảnh nên gọi là Thánh đế. Luận Du Già ghi rằng, do 2 duyên nên gọi là đế, một là pháp tánh, hai là thắng giải. Phàm phu có đầu không đuôi, Thánh trí đầy đủ cả hai nên xưng là thánh đế. Pháp tánh là chân thật hơn hẳn là quán thật. Ba pháp nhiễm sau giải thích phân làm hai: đề cập nhân quả thế gian là muốn hiển tỏ nghĩa tứ đế, chung Đại Tiểu, sự lý hoàn toàn khác nhau. Mười hai nhân duyên chỉ sự mà không lý, lý rộng mà sự hẹp, sự cũng không đầy đủ, chỉ có khổ, tập mà không có đạo. Sáu pháp Ba La Mật chỉ hiển xuất thế gian mà không phải thế gian. Nay nói khổ, tập là nhân quả thế gian hiển pháp tứ đế bao hàm đủ hết mọi tướng trạng. Chỗ biết, chỗ đoạn khó cải đổi, dù giải thích tên riêng cũng chỉ bàn qua tướng thôi. Bức bách thân tâm là hành tướng khổ, là thọ báo sanh tử – chỉ cái thể vậy. Thể là hữu lậu, sắc tâm do nghiệp chiêu cảm quả báo. Tập là nhân của khổ, chứa nhóm mỗi lúc một nhiều gọi là tập hợp cũng khởi đi từ danh tướng; có nghĩa là vân vân xuất phát từ thể tánh. Che khổ, dứt tập hay đem pháp giáo hóa làm cho ý được phấn khởi. Khổ, tập ở trước là nhân quả nhiễm, diệt, đạo là nhân quả tịnh. Diệt là Niết Bàn, vắng lặng gọi là diệt hiển tỏ danh tướng. Niết Bàn khởi đi từ thể; đạo là quán chiếu pháp Bát Chánh đạo làm hành giả phát tâm vui theo lời chỉ giáo. Đây dựa theo tướng nói chung cả Đại – Tiểu thừa. Trí Độ Luận rằng, Tiểu thừa nghĩ ba đế: Khổ, tập, đạo là hữu tướng, diệt là vô tướng; Đại thừa cả bốn đế đều vô tướng và đều là Không, vừa Không vừa Như. Song tông Thiên Thai nêu bốn quan niệm dựa tứ đế: 1. sanh diệt 2. vô sanh 3. vô lượng 4. tự tác, nói chung chỉ là tánh tướng; tướng mở rộng sự sanh diệt đến vô cùng. Vô tác buộc chỉ là tánh tướng, tướng mở ra vô số sanh diệt, tánh mở rộng vô sanh, vô tác. Nếu lấy danh hẳn chiêu cảm sự thật. Ơû đây kinh đầy đủ 4 nghĩa, nếu phỏng chỗ rõ ràng đúng phải là vô tác bao hàm cả vô sanh. Vì sao? Vì nếu chỉ rõ khổ, không khổ gọi là khổ thánh đế, hiểu Tập không hòa hợp, hiểu Diệt vô diệt, hiểu Đạo vô đạo là thấu đạt bốn pháp duyên sanh nên Không đương nhiên là vô sanh. Nếu hiểu rõ ấm đều Như thì không có khổ để xả; vô minh, phiền não tức là Bồ Đề, không Tập có thể đoạn, sanh tử tức là Niết Bàn, không có Diệt để chứng. Biến tà trở thành chánh, không đạo để tu, không khổ, không tập, không có thế gian, không Diệt, không Đạo không có xuất thế gian. Không lấy, không bỏ đồng nhất với trung đạo. Lại không có khổ để xả chẳng phải là không không. Không Hữu để xả là thể Như, như ngoài không khổ lấy gì xả ư? Câu này nói Như Như gần tương tự như Không. Nhóm hiệp vô minh, phiền não đều là Bồ Đề đâu giống Không trước? Ngoài thể Bồ Đề không có gì khác để đoạn, không giống vô sanh không không thể đoạn. Trước nói trong không trung không có hoa, tại sao thích nêu thí dụ? Nay nói sắc tức là không, sóng tức là nước, nước không thể loại sóng, không giống như diệt sắc. Sanh tử tức Niết bàn không phải là thể không, không thể sanh diệt. Biến tà thành chánh chẳng phải lìa một bên mà riêng có trung đạo. Không phải lìa tà riêng có chánh đạo, cũng chẳng phải không một bên, không tà không thể tu chứng. Do vậy ở đây kinh chỉ thể viên dung vô ngại là một pháp vị vị giải thoát – nên phải vô tác.

4) Không trí… Cảnh trí – năng sở hai môn; cảnh như đã biết là không. Kinh ghi rằng, nếu nói có giác do chưa lìa huyễn, vì thế không trí để biết. Kinh dẫn giải rằng, vốn không Bồ Đề và Niết Bàn. Lại kinh cũng ghi: lập thành có pháp thắng Bồ Đề, Niết Bàn, ta cũng nói như mộng như huyễn. Kinh Văn Thù Vấn Bát Nhã nêu rằng, nếu biết tánh ta là biết không pháp, nếu biết không pháp là không cảnh giới. Nếu không có cảnh giới là không có chỗ nương, nếu không có chỗ nương là không có chỗ trụ. Nếu không chỗ trụ là trụ chỗ bình đẳng, nếu trụ bình đẳng là không còn năng sở nên gọi là vô trụ. Ngài Trấn Quốc nói rằng ta là pháp tánh nên không chứng nhập; pháp tánh vô tánh lại có chỗ nhập ư ? Lại thêm rằng còn có hai ý: a) Hai câu trên nêu rõ nhứt tánh bất phân nên không có năng sở. Cũng như chỉ có một ngón tay, tự nó không thể tiếp xúc vật được. Pháp tánh vô tánh lại nhập vào đâu? Rõ ràng là tánh không nên không năng sở nhập vào, cũng như hư không chẳng trụ hư không. Kinh Văn Thù vấn lại nêu hỏi, Phật bảo Văn Thù rằng: ông ở trong Phật pháp mà không có ý hướng cầu. Ngài Văn Thù thưa:

- Bạch Đức Thế Tôn, nay con không thấy pháp nào chẳng phải là Phật Pháp cả, sao còn hướng cầu làm gì nữa, đây ý nói nhất tánh vậy.

Phật lại hỏi: Oâng đối với Phật Pháp đã thành tựu chưa?

- Văn Thù trả lời: con không thấy pháp nào gọi là Phật Pháp cả, pháp nào thành tựu, đây ý nói tánh không.

Phật lại hỏi: Oâng không đạt được không chấp tánh chứ?

- Văn Thù trả lời: Con là tánh vô chấp đâu còn không chấp ! Tánh đã đạt vô chấp thì đây là ta tức là pháp tánh không chứng nhập, chỉ duy nhứt Như Như làm gì có năng sở đạt được !

Đến đây là phần kinh văn giảng rộng đã đầy đủ, câu hỏi trên dẫn tới hai câu trả lởi sau làm hiển tỏ tôn chỉ: a) khác thừa theo dấu: trong câu hỏi tuy hàm nghĩa trung đạo cũng có hai vấn đề: a) trước sau trái nhau b) điểm nghi bây giờ diệt mất sắc. Trên trừ sạch nghi: không tức là sắc, sắc tồn tại. Nay nói rằng, tất cả đều không nên hình như trái nhau. Nhị thừa không đạt được điểm nghi này nên nay diệt sắc. Đáp câu hỏi trên có 2 như kinh dẫn tới chỗ viên thông nên trả lời không trở ngại việc tồn tại. Ngài Thanh Lương nói rằng, sắc của không là diệu sắc nên không ngăn trở sự tồn tại, không của sắc là chân không chưa từng bất tận. Nay tất cả đều mất tức là không của sắc; chưa từng chẳng lập là sắc của không. Ngài Trấn Quốc nói rằng: Bát Nhã không mất tứ cú đâu không diệu hữu nên chẳng ngăn ngại sự tồn tại, chưa từng chẳng lập câu Hữu, tất cả đều quên chưa từng chẳng mất câu Vô. Hợp cả lại thành hai hình thức: đoạt lấy đều không còn gì mà Hữu là diệu hữu, đâu chẳng làm sáng tỏ đúng nhất tánh chứ !

Đại Phẩm dẫn chứng các pháp vô sở hữu tức không có pháp vọng, tất cả đều quên Vô. Như thế Hữu này là Hữu vọng của pháp vô nên chưa từng chẳng lập Hữu. Đây dựa sự so sánh là chỗ lìa trong có thật hữu vô định tánh. Trên căn cứ Hữu như thế là Hữu của Không, Hữu của bất tư nghì khó thể nghĩ bàn. Lại làm sáng tỏ đúng thật Hữu 3 nghĩa.

1. Pháp: nhứt vị pháp không sai biệt

2. Nghĩa: Không – Hữu hai môn

3. Tùy thuyết không trái, bổ sung dung hợp bất đồng giữa Không và Không tông, tức thật Hữu là vọng. Ngài Thanh Lương nói rằng, tánh không chung với Thỉ – Đốn – Chung giáo, diệu hữu là Thật giáo. Nếu chung với Không – Hữu cả hai diệt mất, đức viên là Viên giáo.

4. Chỉ rõ chỗ sở đắc nêu kinh dẫn chứng: Kinh có 5 phần chính: 1. đoạn nghi sanh tín 2. Tỏ lý khiến hiểu đúng 3. Thực hành dứt mê 4. Nêu chỗ đạt được để chỉ rõ 5. Ca ngợi pháp tán thán công đức. Đây phải cần nung đúc cơ hội giáo hóa nương theo tu chế phục để chứng đắc. 1. Đạo thủy chung đâu có thể chỉ vin chỗ lìa một pháp mà dứt trừ được vọng tình của chúng sanh. Các nhà dịch kinh chỉ cho hành giả hiểu rõ lý Không; đây  nói là thuyết không. Bắt buộc quy về quyền lúc đầu mà không quán mục này. 2. Quả chuyển y: không đạt mà đạt được  vĩ đại có phải đương cơ được lợi ích chăng? Nhưng chỗ sở đắc đây nếu luận chung Bát Nhã tuy có quyền thật song đều là ba người đạt được. Kinh ghi rằng, nếu có chúng sanh nào đối Thanh Văn thừa mà có tánh quyết định nghe pháp này là đã mau chứng được vô lậu, nhẫn đến đạt vô thượng thừa. Do nghe pháp này mà mau chứng đạo quả vô thượng Bồ Đề như vậy. Lại sớ chủ giải rằng, bát Nhã cũng là Nhị thừa, tốt nhất lấy kinh Pháp Hoa trên các kinh phá hiệp – thông để nói pháp Tam Thừa mới đạt được lợi ích trọn vẹn của Tam Thừa. Ơû đây kinh tuy chỉ nói về Đại Thừa mà kiêm luôn đoạn nghi Nhị thừa để sách tấn họ. Trong đó có 2 ý: lặp lại trước nêu lên 2 phần sau. Lời phê phán để nhắc lại kinh mà giải thích cho thêm rõ ràng. Trên nói không trí cũng không đắc, ở đây theo đuổi là nhân, do nhân tu này mà đạt quả. Như thế nêu rõ chỗ lìa là đoạn dứt mê lầm. Ơû đây nêu rõ chỗ đạt được là quả chứng. Ngài Thanh Lương nói rằng, không sở đắc là tướng Bát Nhã, do Bát Nhã không trí tuệ nên mới đạt được vậy.

Trích dẫn Đại Phẩm Kinh: không đắc mà đắc. Đại Phẩm lại ghi rằng, vì vô sở đắc nên lấy làm phương tiện. Tổ đức nói rằng, nếu không trụ sự lý, sanh tử, Niết Bàn thì sự lý là pháp phương tiện vô ngại. Sớ chủ nói rằng do quán chân không mới có các hành. Vì thế, thập độ hành do không mà thành; quả Bồ Đề v.v… đều do Không mà lập. Do từ chân không vô trụ mà lập nên các pháp. Lại làm cho các pháp đạt tướng tức là nhập tướng. Không chướng không ngại đều là môn đại dụng này. Lại nói về vô đắc mà quan trọng là phải không còn lưu dấu tích gì, rỗng rang thanh tịnh mới gọi vô đắc được. Ngài Thanh Lương nói rằng, không những tướng có tánh không thôi mà các tông phần nhiều cũng đề cập thuyết này. Chỉ không tự tánh mà chẳng phải không ở pháp, như Pháp tướng tông chỉ là không giả lập mà không phải không tùy thuộc. Thành lập Tam luận tông kẻ không đắc ý nói rằng, pháp không tự tánh nên nói không làm cho tướng chẳng phải không. Nay vô tánh duyên sanh nên Hữu, thể Hữu là không do duyên sanh vô tánh nên Không, Không mà thường Hữu phải cùng triệt giao mới là chân không – diệu hữu. Nói đại lược giống nhau nhưng ý chỉ khác nhau, từ chánh quán để nhìn còn chưa thấu đạt được điểm này. Sau đây nêu rõ hai chỗ sở đắc: trước là đoạn quả đạt được. Nêu rõ người nương pháp để phê phán giải thích. Nói đoạn quả là dứt chỗ hiển tỏ, nêu rõ chỗ nương v.v… là nương vô đắc nên hành trí tuệ Bát Nhã. Nếu không có trí Bát Nhã vượt qua hẳn không đến bờ giải thoát được. Điểm hai: đoạn chướng đạt quả có 3: điểm phê bình, lặp lại giải thích, hành thành. Hành thành là chỉ chung, gọi mê hoặc (lầm lỗi) nói riêng, có nghĩa phiền não chướng ngăn trở tâm; tâm không giải thoát nên tạo nghiệp xoay vần. Sở tri chướng làm ngăn chướng huệ, huệ không giải thoát nên không rõ tự tâm, không thấu đạt tánh tướng các pháp. Tung hoành ra khỏi ba cõi cũng mang theo canh cánh mà không thành Phật được. Bây giờ đạt được tuệ Bát Nhã thâm sâu, hai chướng đều mất và đạt hai giải thoát nên không còn chướng ngăn nữa. Kinh nói về việc đoạn nhị chướng, có thể nói sợ nhất là ma oán. Ma gồm có thiên ma ngoại đạo hiện hình để đe dọa hành giả. Như luận Khởi Tín trứơc sau có luận rõ. Điên đảo mộng tưởng, sanh- trụ-dị-diệt mà sớ chủ liệt nêu giải thích. Vì mộng là đều trong lúc ngủ. Chúng sanh đối với Ngã và Ngã sở nhưng không biết nên mộng thấy cảnh không thật mà cho là có thật. Gọi điên đảo vì bản tâm thanh tịnh bị vô minh vùi lấp, mộng nơi bốn tướng mà khởi phiền não. Nay được trí Bát Nhã là mặt trời chiếu tan mộng phiền não, hiểu rõ mọi pháp đều không nên nhân xấu ác chấm dứt. Nói cứu cánh là đắc quả, đầu tiên dịch tiếng Phạn (Sanskrit) sang tiếng Hoa, mọi đức đầy đủ, vô trụ xứ Niết Bàn là thường hằng đầy đủ đức vô tận. Hưng Giáo dạy rằng, làm hiển tỏ Phật thắng đức sanh tín thanh tịnh. Nay được quả Bồ Đề Niết Bàn không giống như không đạt, nhờ chân Phật là không đức. Câu văn dẫn đây làm rõ Phật đức. Chữ Không, theo Ngài Trí Quang đã nói trên hiệp với chướng là không bất tận. Chướng mê lầm vốn vô tận nhưng có thể hết, không đoạn mà có thể dứt, nói đơn giản là cứu cánh. Giản dị chỉ Tiểu Thừa thích hợp ân đức ba tạng vậy. Lại giải thích so sánh không phải hạnh bậc chân lưu, không khế hợp chân chưa thích ứng hạnh chân, không do chân phát khởi. Nay dùng thật tướng quán, chứng ngộ nó là Như của trí, như ngọc phát sáng sáng ấy rất tự nhiên, cùng lý thấu tánh nên gọi là cứu cánh, đây căn cứ theo tôn chỉ giải thích. Nói về chư Phật đắc quả như kinh ghi rằng, một cửa siêu việt con đường diệu trang nghiêm, tiếng Phạn dịch sang tiếng Tàu là giác. Như lý quán chân không nêu lý lẽ bên ngoài nên gọi là chánh giác. Dùng như lượng trí quán chiếu Như để quán xét khắp cùng gọi là Đẳng giác chí cực. Vô biên ấy là đạt nhứt thiết chủng trí nó qua khỏi bậc hạ thừa, không còn trên nữa mà từ trên đến dưới vậy.

5) Tóm lược tán thán công đức, trước hết ca ngợi đức vượt thắng hơn. Việc tán thán gồm bốn đức: 1. y cứ theo pháp tán thán 2. dựa công năng tu hành viên mãn nên không chi vượt hơn, đức tròn nên không gì so sánh bằng được. 3. căn cứ ba vị thành tựu, dẫn luận so sánh ngoài ra không có từ so sánh. Kinh nêu công năng của nhị đức để kết tóm năng lực về biến dịch, là phương tiện sống chết nhân duyên sanh tử như Hữu là có sanh tử, không có sanh tử. Vì vậy kinh do 2 từ Bát Nhã uyên áo, ý phần lớn là nối trước kết sau và hai ý chính sau chót là câu thần chú. Thần chú có 2 ý: a) theo lý không thể dịch được, là những sự so sánh, dùng tâm ấn chư Phật không đo lường được nên không thể giải thích b) nếu phải tùy cơ cường điệu giải thích như sớ chủ ngài Trịnh Công yêu cầu mà gắng giải thích. Song dù nói bí mật không thể nói nhưng có nhân duyên nên cũng có thể không thuyết mà thuyết. Như Văn Thù Vấn Bát Nhã năm chữ chú mà Bát Nhã so sánh đại kinh hay Trí Độ luận đều có giải luận. Trí Độ luận rằng, chữ A là thật tướng môn nên hiển bày 3 loại Bát Nhã, chẳng hề lìa bỏ chữ thời gọi là Bát Nhã. Nhập Bát Nhã Ba La Mật là quán chiếu Bát Nhã; ngộ vô sanh là thật tướng Bát Nhã. Kinh Đại Phẩm ghi rằng, A tự môn là hết thảy mọi pháp khởi thủy bất sanh. Trí Độ luận giải rằng, nơi tất cả mọi pháp nếu Bồ Tát nghe chữ A tức thời tùy nghi, được gọi là các pháp từ khởi thủy bất sanh. Lấy chữ A (31) nêu để nói là chữ đầu tiên, như A Nậu Bà Đà người Tần nói là không sanh. Đại Phẩm Kinh ghi rằng, A rõ tất cả mọi pháp lìa trần nhiễm. Luận rằng, nếu nghe A liền theo nghĩa mà biết mọi pháp lìa nhiễm, vì La Xà tiếng Tần gọi là cấu (dơ) vậy. Đại Phẩm kinh ghi: chữ Ba là đệ nhứt nghĩa. Vì Ba La Mạt Đà dịch là đệ nhứt nghĩa. Đại Phẩm ghi rằng, chữ Na chỉ các pháp lìa tánh tướng chẳng được cũng chẳng mất. Luận rằng như nghe Na liền biết các pháp không được không mất, không đến, không đi, vì Na Tần dịch là chẳng. Nên biết không do nhân duyên cũng không cưỡng dịch. c) Mừng tán dương vì Bát Nhã thâm sâu nên tán thán, nhiều kiếp khó gặp nay gặp nên rất hoan hỷ, theo đó mà hiểu rõ lời tán dương. Lý hội chân tông hồi hướng thật tế nên nói là chân tông, có nghĩa Bát Nhã chân tông cũng gọi là đại tông Phật Pháp vậy.

 

Hết quyển hạ

 

Người sớ giải Tâm Kinh, Tùy Đường Ngài Hiền Thủ quốc sư trong trường dịch thuật đáp lại lời Ngài Trịnh Công mà làm việc sớ giải này. Văn kinh thật là sâu sắc nên các nhà sao thuật thật khó khăn phải nâng cao trí tuệ như pháp sư Hoa Nghiêm nhận xét, rỡ ràng lý thú xa hẳn chuyện thường đàm. Mỗi mục tích cực dụng ý gia tâm chú giải tránh sự sai lầm, một hôm chúng theo thưa thỉnh mong đưa ra nhận xét nên gọi là liên châu. Trước hết là giữ lời di huấn của chư Tổ lấy đó làm chỉ nam, đem kinh luận, cách ngôn mà hình thành sớ giải, cốt lấy ý sâu xa truyền đạt để cho ánh đuốc mãi sáng thêm thời công sức kia đâu luống uổng vậy.

Năm Aát Dậu, tiết Trung Thu trăng sáng vào thời nhà Tống niên hiệu Càng Đạo Long.

 

Sa môn Huệ Tiễn đề

 

---o0o---

Trở về Mục Lục Tinh Hoa Bát Nhã Tâm Kinh

---o0o---


Vi tính: Giác Anh
Trình bày: Tịnh Tuệ

Cập nhật: 01-01-2006

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

45 năm nhìn lại ngọn lữa Bồ Tát Thích Giá rực rỡ cờ hoa pg tại lễ hội vesak lành phát Gi ly ky hien tuong dau thai o viet nam loi Giỗ Chú tiểu tuoi tre va van de den voi dao phat tham Vài nét về Thiền Vipassana tại Tổ xây dựng ngôi nhà tình thương đích giai Bắp cải giảm béo chữa tiểu đường Bao lâu nên thay bàn chải đánh Thở Tây 真言宗金毘羅権現法要 nghiem ve nhan quatu viet chi va viet muc 09 Nghệ quê Thầy tôi Chai nhựa gây hại cho răng của trẻ trÕ cáo trước khi ly hôn bạn nên đọc bài viết o hay tan dung phuoc bau dang co niết bàn sang Tiếng rống sư tử 泰卦 Cồn HÃƒÆ đạo phật là con đường hạnh phúc nguoi la ai 正法眼藏 Giải mã việc phụ nữ cao nên ăn nhiều 1 Bốn năm Thầy về chốn chơn thường 怎么面对自己曾经犯下的错误 tức phat ç¹ i