Kinh Điển - KINH VIÊN GIÁC GIẢNG GIẢI

...... ...
.

 

 

 

KINH VIÊN GIÁC GIẢNG GIẢI

HT. Thích Thanh Từ

---o0o---

 

MỤC LỤC

 

Lược khảo

1. Bồ-tát Văn-thù Sư Lợi Thưa Hỏi.

2. Bồ-tát Phổ Hiền Thưa Hỏi.

3. Bồ-tát Phổ Nhãn Thưa Hỏi.

4. Bồ-tát Kim Cang Tạng Thưa Hỏi.

5. Bồ-tát Di-lặc Thưa Hỏi.

6. Bồ-tát Thanh Tịnh Tuệ Thưa Hỏi.

7. Bồ-tát Oai Đức Tự Tại Thưa Hỏi.

8. Bồ-tát Biện Âm Thưa Hỏi.

9. Bồ-tát Tịnh Chư Nghiệp Chướng Thưa Hỏi.

10. Bồ-tát Phổ Giác Thưa Hỏi.

11. Bồ-tát Viên Giác Thưa Hỏi.

12. Bồ-tát Hiền Thiện Thủ Thưa Hỏi.

 

 

A. LƯỢC KHẢO:

Kinh Viên Giác nói đủ là "Đại Phương Quảng Viên Giác Tu-Đa-La Liễu Nghĩa". Tên kinh rất dài, nhưng gần đây chúng ta thường đọc gọn là Viên Giác. Kinh này nguyên văn chữ Phạn, khi truyền sang Trung Hoa được dịch ra chữ Hán.

I.  PHIÊN DỊCH PHẠN – HÁN:

1. Ngài La-hầu-mặc-kiện dịch tại đạo tràng Bảo Vân ở Đàm Châu, đời Đườøng niên hiệu Trinh Quán thứ hai mươi mốt (647), nhằm ngày 15 tháng 7 năm Đinh Mùi. Thuyết này căn cứ theo Viên Giác Đại Sớ của ngài Khuê Phong.

2. Ngài Phật-đà-đa-la (Buddhatràta) Trung Hoa dịch là Giác Cứu, người Kế Tân (Yết-thấp-di-la) Bắc Ấn, dịch tại chùa Bạch Mã ở Đông Đô, đời Đường niên hiệu Trường Thọ thứ hai (693). Bấy giờ Võ Tắc Thiên đổi nhà Đường thành nhà Chu.

Trong hai bản dịch thì bản dịch của ngài Phật-đà-đa-la được phổ biến, còn bản dịch của ngài La-hầu-mặc-kiện chỉ thấy ngài Khuê Phong nêu lên trong Viên Giác Đại Sớ, ít phổ biến.

II.  CHÚ GIẢI:

Theo Đại sư Thái Hư thì kinh Viên Giác được chú giải rất nhiều. Các tông phái ở Trung Hoa thời bấy giờ đều có chú giải, phần lớn là Thiền tông và Hoa Nghiêm tông.

Đời Đường có các Ngài: Ngài Duy Phát, ngài Đạo Tuyên, ngài Khuê Phong. Ngài Khuê Phong chú giải thành hai bản, một bản đề Lược Sớ, một bản đề Đại Sớ…

Đến đời Nam Tống có ngài Nguyên Túy làm Tập Chú. Trong bản này gom hết lời chú giải của những nhà chú giải trước thành một tập.

Gần đây, Đại sư Thái Hư giảng giải đề tựa là Viên Giác Lược Thích.

III.  DỊCH HÁN – VIỆT:

1. Ngài Huyền Cơ dịch Kinh Viên Giác, xuất bản năm 1951.

2. Hòa thượng Thích Thiện Hoa dịch đề tựa là Kinh Viên Giác (phiên dịch và lược giải) được in trong bộ Phật Học Phổ Thông, quyển 8, Hương Đạo xuất bản năm 1958.

3. Hòa thượng Trí Hữu dịch Kinh Viên Giác, tôi không nhớ năm xuất bản.

4.  Hòa thượng Trung Quán dịch Kinh Viên Giác làm hai quyển, tôi cũng không nhớ năm xuất bản.

5.  Cư sĩ  Đoàn Trung Còn dịch Kinh Viên Giác.

Kinh Viên Giác đã được dịch ra tiếng Việt, lý đáng chúng ta học bản tiếng Việt. Nhưng vì tôi nhắm vào Tăng Ni, nên tôi giảng thẳng bản chữ Hán, để quý vị dò theo cho quen cách dịch nghĩa, sau này đọc kinh chữ Hán cho dễ.

B. GIẢNG ĐỀ KINH:

Về đề kinh, ở chương 12, Bồ-tát Hiền Thiện Thủ hỏi Phật tên Kinh này. Phật trả lời đến năm tên:

1. Đại Phương Quảng Viên Giác Đà-La-Ni.

2. Tu-Đa-La Liễu Nghĩa.

3. Bí Mật Vương Tam-Muội.

4. Như Lai Quyết Định Cảnh Giới.

5. Như Lai Tàng Tự Tánh Sai Biệt.

Năm tên này được rút gọn lại là Đại Phương Quảng Viên Giác Tu-Đa-La Liễu Nghĩa.

ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG VIÊN GIÁC

Theo ngài Khuê Phong Tông Mật thì mỗi chúng sanh có thể chân thật rộng lớn trùm khắp pháp giới, nên gọi là Đại. Thể chân thật ấy hay gìn giữ tất cả quỷ tắc, và hay sanh khởi ra muôn pháp, nên gọi là Phương. Thể chân thật ấy có đầy đủ diệu dụng không thể nghĩ lường, nên gọi là Quảng.

Theo ngài Thái Hư thì Đại là chỉ cho cái thể tuyệt đối, vượt ngoài các pháp đối đãi. Đại không có nghĩa là lớn đối với tiểu là nhỏ. Phương chỉ cho phương sở, thể tuyệt đối ấy rộng lớn không ngằn mé, vượt khỏi không gian và thời gian. Quảng là rộng lớn không thể nghĩ lường.

Đại Phương Quảng chỉ cho nghĩa của Viên Giác. Viên là tròn, Giác là giác ngộ; giác ngộ một cách viên mãn gọi là Viên Giác. Viên Giác chỉ cho cảnh giới Phật. Kinh Phật giản trạch: Phàm phu thì bất giác, ngoại đạo thì tà giác, Nhị thừa thì chánh giác, Bồ-tát thì phần giác, Phật thì Viên giác. Chỉ có Phật mới giác ngộ viên mãn. Phàm phu vì bất giác nên không thấy được tánh Phật. Ngoại đạo thì tà giác, tuy biết nhưng biết lệch lạc sai lầm. Hàng Nhị thừa tuy được chánh giác nhưng giác chưa rộng lớn. Bồ-tát tuy thấy tánh Phật nhưng thấy từng phần nên gọi là phần giác. Hành giả dụng tâm tu hành, công phu viên mãn, tánh Phật hiển hiện tròn đầy gọi là Viên giác. Như vậy Đại Phương Quảng Viên Giác là tánh Viên giác tròn đầy rộng lớn không ngằn mé, trùm khắp pháp giới, vượt ngoài không gian và thời gian, là nguồn gốc sanh ra muôn pháp, diệu dụng không thể nghĩ lường.

TU-ĐA-LA LIỄU NGHĨA

Tu-đa-la (Sùtra) nguyên là chữ Phạn, Trung Hoa dịch là Kinh. Phàm những lời Phật dạy được kết tập lại có hệ thống gọi là Kinh. Kinh có kinh liễu nghĩa và kinh bất liễu nghĩa. Trong kinh Đại Bảo Tích có những đoạn Phật nói với ngài Xá-lợi-phất:

- Nói những việc thế gian là bất liễu nghĩa, nói về thắng nghĩa là liễu nghĩa.

- Nói mà tạo nghiệp phiền não là bất liễu nghĩa, nói để nghiệp phiền não sạch là liễu nghĩa.

- Nói mà chán lìa sanh tử tìm cầu Niết-bàn là bất liễu nghĩa, nói sanh tử Niết-bàn không hai là liễu nghĩa.

- Nói về các thứ văn cú sai biệt là bất liễu nghĩa, nói pháp sâu xa khó thấy khó giác là liễu nghĩa.

Qua bốn đoạn Phật giản trạch về liễu nghĩa và bất liễu nghĩa, thì kinh Viên Giác thuộc về kinh liễu nghĩa, vì kinh Viên Giác nói tột lý cứu cánh không qua một phương tiện nào.

Về hình thức, kinh Viên Giác có chỗ gom thành một quyển, có chỗ chia ra hai quyển, gồm mười hai chương mục, mỗi chương có một vị Bồ-tát đại diện đứng ra thưa hỏi và được Phật trả lời hướng dẫn tu rất rõ ràng.

 

 

---o0o---

 

Mục Lục | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12

 

---o0o---

Nguồn: chuyenphapluan.com

Trình bày: Nhị Tường.

Cập nhật: 11/2006

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

ï¾ Bàn tòa Thiền viện Trúc Lâm tổ chức lễ giỗ các nhà sư châu á trên đất mỹ dung de tinh yeu thuong tro thanh con dao hai luoi Chùa huyen hay thực 6 thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư vú Ăn chay để chống lại biến đổi khí Tam Kinh ngó Thành Anh cú nuoc mat me gia lắng thành công cuoc doi thanh tang ananda phan 5 BÃo Bí mật của tách trà cà ri chay luáºt Dà tham Tháng 7 âm lịch rau củ quả đắt hàng Thuốc lá và những căn bệnh ung thư gây Nhà chất à thiện Người xuất gia lãi tín ngưỡng tôn giáo là phải có giá dừng hãy buông ra trở tôn Công đức Nguyên BÃÆn thích niệm åº Vài nét về sơ tổ sáng lập dòng Phật giáo vå å thuơng n phước tự tâm Long điện ï¾ å 8217 lội thiêng le 心经全文下载 Cái chuyen hi huu can tu nghiep la gi 四比丘