Kinh Điển - Kinh Bát Đại Nhơn Giác giảng giải

 

 

 

 

Kinh Bát Đại Nhân Giác

 

giảng giải

 

HT Thích Thanh Từ

 

 

Mục Lục

 

Lời đầu sách

Mở đầu

Điều giác ngộ 1

Điều giác ngộ 2

Điều giác ngộ 3

Điều giác ngộ 4

Điều giác ngộ 5

Điều giác ngộ 6

Điều giác ngộ 7

Điều giác ngộ 8

Tóm tắt

 

 

 

LỜI ĐẦU SÁCH

Đạo Phật là đạo giác ngộ, toàn bộ giáo lý của Phật dạy đều nhằm đánh thức con người sớm được giác ngộ. Mê lầm là cội nguồn đau khổ, chỉ có giác ngộ mới cứu được mọi khổ đau của chúng sanh. Để cứu khổ chúng sanh, ngài An Thế Cao người nước An Tức sang Trung Hoa vào đời Hán Hoàn Đế ở kinh đô Lạc Dương, trước tiên trích dịch tám điều giác ngộ biên thành quyển kinh Bát Đại Nhân Giác này.

Chỉ cần tám điều giác ngộ ở đây, người Phật tử khéo ứng dụng tu hành sẽ tan biến hết mọi khổ đau và lần bước tiến lên cấp bậc Bồ-tát cho đến Phật quả. Hiệu dụng của tám điều giác ngộ quả thật không thể nghĩ bàn, nếu ai thực tập thực tu sẽ nhận được kết quả không nghi ngờ. Hàng Phật tử chúng ta chớ thấy quyển kinh mỏng mà xem thường, phải nghiền ngẫm cho tận tường, phải tu tập cho thuần thục sẽ đạt được bản nguyện thoát ly sanh tử.

Vì thấy tính cách tuy đơn giản nhưng quan trọng của quyển kinh, nên chúng tôi đem ra giảng cho Tăng Ni và Phật tử trước nhất. Đồng thời muốn Tăng Ni nhớ mãi, chúng tôi dịch thành văn vần để học mau thuộc.

Hiện nay các Thiền sinh hợp tác ghi chép lại lời giảng của tôi để phổ biến cho những bạn đồng tu được cơ hội đọc lại quyển kinh này. Để tỏ lòng tùy hỉ, tôi xin ghi ít dòng ở đầu sách.

THÍCH THANH TỪ

Viết tại Thiền viện Thường Chiếu

Ngày 27-08-1997

 

 

MỞ ĐẦU

 

Theo chương trình học ba năm thì kinh Bát Đại Nhân Giác được dạy đầu chương trình. Tôi sẽ giảng ngay bản kinh chữ Hán, do ngài An Thế Cao trích dịch, để cho quí vị mới học Phật dễ nhận ra yếu chỉ tu hành.

Bát: Là tám.

Đại Nhân: Là người lớn. Người lớn mà Phật muốn nói ở đây là người giác ngộ thấy rõ các pháp đúng như thật, không còn mê lầm các pháp. Theo đạo Phật, người chưa biết tu gọi là phàm phu. Người nghe lời Phật dạy, phát tâm tu chứng từ Sơ quả Tu-đà-hoàn, đến Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, thì gọi là Thanh văn. Còn người phát tâm tu Lục độ vạn hạnh chứng từ Thập tín… lên Sơ địa tiến dần đến Thập địa, gọi là Bồ-tát. Và khi công hạnh tự giác giác tha của Bồ-tát đã viên mãn thì thành Phật.

Như vậy, hàng Bồ-tát, Phật gọi là đại nhân.

Giác: Là biết, là trí tuệ tối thượng do tu chứng mà thành, thấy biết đúng lẽ thật, chớ không phải cái biết thiển cận sai lầm của người thế gian.

Bát Đại Nhân Giác là tám điều giác ngộ của Phật và Bồ-tát.

Kinh: Những lời giảng dạy của Phật, được kết tập lại thành bộ gọi là kinh. Lời Phật dạy vừa phù hợp với chân lý, vừa thích hợp với căn cơ tâm lượng của chúng sanh, trải qua ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai đều đúng. Kinh Phật nói cốt giáo hóa chúng sanh khiến cho chúng sanh nghe hiểu tin nhận tu hành, để thấy rõ lẽ thật và được giải thoát.

Kinh Bát Đại Nhân Giác, do ngài An Thế Cao dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán, vào thời Hậu Hán đời vua Hán Hoàn Đế, niên hiệu Kiến Hòa năm thứ 2 (148 Tây lịch). Ngài là Thái tử nước An Tức (Parthie), nay một phần thuộc Ba Tư (Persia) một phần thuộc A Phú Hãn (Afghanistan). Lúc bấy giờ Phật pháp từ Ấn Độ truyền sang An Tức rất thịnh hành, Ngài xuất gia tu học, thông suốt kinh luận. Sau Ngài đem Phật pháp truyền vào Trung Quốc, và dịch kinh này từ chữ Phạn ra chữ Hán.

Thông lệ các kinh mở đầu đều có lục chủng chứng tín của ngài A-nan khi kết tập: Tôi nghe như vầy, một thuở nọ, Phật ở tại Nhưng mở đầu kinh Bát Đại Nhân Giác không có phần này là tại sao? Vì lúc bấy giờ Phật pháp mới truyền vào Trung Quốc, người học Phật chưa thâm nhập giáo lý nhiều, nếu để trọn bộ kinh dày cho họ đọc, e không kham đọc nổi, nên Ngài phương tiện rút từng phần tinh yếu của Phật pháp trong nhiều bộ kinh mà dịch, phân ra: thứ nhất, thứ hai, thứ ba… đến thứ tám, tập thành Kinh Bát Đại Nhân Giác, để cho người mới phát tâm tu học dễ nắm được những điểm cần yếu trong Phật pháp, rồi sau mới học tiếp những phần khác sâu rộng hơn. Vì lý do đó, mà kinh Bát Đại Nhân Giác không có lục chủng chứng tín của ngài A-nan khi kết tập.

 

---o0o---

 

Mục Lục  > 1 > 2 > 3 >  4 > 5 > 6 > 7 > 8

 

---o0o---

Nguồn: www.thuong-chieu.org

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 2-2007

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Thiền bテケi Thức ăn nào giúp tạo cảm giác no lâu cẩn hoa thuong thich the long 1909 cho Chút Vai trò của Trần Nhân Tông và hòa giải O Một nhà báo cao tuổi nhất trong Khánh Hòa Lễ húy kỵ Tổ khai sơn chùa voi nguyện Sóc Trăng Chùa Hải Phước tổ chức テス Mam Đất Vạt á Não chi Thể dục sau bữa ăn giúp giảm bệnh tim bổ 願力的故事 Cách chế biến mứt cà chua táo chín giáo dục Ð Ð Ð tieng noi trong cac dien dan giao hoi cua tang ni xong 真言宗金毘羅権現法要 Hoằng pháp Huyền Quang Đệ tam Tổ và những đường vị trí kinh pháp hoa theo cách phán giáo rực rỡ cờ hoa pg tại lễ hội thương 不空羂索心咒梵文 tieu su hoa thuong thich buu phuoc 1880 nhung neo duong tam linh Giá hãy chua ky vien khanh hoa hoc phat nhung phat tu la doanh nhan thanh dat chua buu phuoc 6 tội lỗi lớn nhất mà người việt việt thÃ Æ Thi 四大假合 tai sinh y nghia cua su giac ngo Đường xa vạn dặm 正法眼藏 Hiếu tam Cuộc diet tru phien nao o tam minh NhÃƒÆ Tuá hoãƒæ Mối liên hệ giữa thầy vĩnh thiền sư mộc trần đạo mân thật Thịt đỏ Ngôi duc dau