.


 

DUY THỨC HỌC

 

 

 Tuệ Quang

 Huyền-Cơ Phật-Học-Viện

---o0o---

Phần thứ tư 

TÁM THỨC

 

 

BÌNH-LUẬN

 

            Người giỏi duy-thức là người thành-lập được duy-thức

 

          Tất cả phần trên đây là của tam-tạng pháp-sư Huyền-Cơ truyền dạy cho tôi. Cụ Huyền-Cơ là một bồ-tát tu-chứng cao, cái học thông-suốt đại-tạng, giỏi cả kinh, luật, luận, pháp-tính, pháp-tướng, cả thuyền-tôn, mật-tôn.

 

            Cụ đã nghiên-cứu hàng trăm bộ duy-thức, đã đạt tới chỗ huyền của duy-thức-học.

 

            Ngày xưa, đời Đường, sau khi du-học ở Ấn-Độ, Tam-Tạng pháp-sư Huyền-Trang lập « lượng duy-thức ». Các nhà bác-học, luận-gia ở Ấn-Độ không ai phá được. Ngài đem chân-truyền duy-thức-học về Trung-hoa.

 

            Học trò ngài là pháp-sư Khuy-Cơ nối-tiếp vẽ vang cái học của thầy, đã viết nhiều bộ duy-thức giá-trị, còn vượt hơn thầy.

 

            Nay, ngài Huyền-Cơ lại đưa duy-thức-học lên cao một từng nữa.

 

            Khoa-học, triết-học ngày nay tiến vượt bực.

 

            Phật-học, nói chung, và duy-thức-học, nói riêng, phải cao hơn hẳn khoa-học và triết-học, mới xứng đáng sứ-mệnh giải-thoát chúng-sinh.

 

            Nhà Phật-học xuất-chúng đã làm rực-rỡ Chính pháp, đã nêu cao Chính-pháp, đó là ngài Huyền-Cơ.

 

            Ngài lập thuyết duy-thức, khoa-học không phá được, triết-học cũng thế. Cho đến muông đời sau, văn minh loài người có cao đến đâu, trí-tuệ loài người có sáng suốt đến đâu, khoa-học có phát-minh bao điều kỳ-thú nữa, cũng không sao phá được, vượt được thuyết này.

 

Thế mói gọi là : « lập duy-thức »

 

*

*  *


 

ĐOẠN I

 

CHIA 8 THỨC

 

 

1)         Đứng trên cao nhìn xuống : Phật thấy toàn phần vọng-thức của chúng-sinh.

 

2)         Nay muốn tiện việc học, chia ra làm nhiều phần khác nhau.

-          Chia làm tám phần

o       Cho tiện việc học, tạm chia thức làm tám phần: bao gồm hết cả đặc-tính của thức.

3)         Lúc đầu, lập sáu phần thô : SÁU THỨC ĐẦU : PHÂN-BIỆT

-          Tiểu-thừa chỉ biết 6 thức đầu.

 

4)         Sau lập thêm hai thức :

a)      Thức thứ 7 về CHẤP NGÃ,

b)      Thức thứ 8 về CHỨA NHÓM.

 

5)         Như thế là đây-đủ về tâm-thức của chúng-sinh.

 

6)         Nắm được căn-bản đó, sau muốn chia làm mấy phần cũng được, miễn là :

 

a)      Tiện việc học

b)      Đầy đủ, không thiếu-xót.

 

*

*  *

 

ĐOẠN II

 

TU-CHỨNG

 

1)         Lúc đầu, phá ngã-chấp, thoát khỏi ràng-buộc của thân. Đó là thoát khỏi BIỆT-NGHIỆP, nhưng còn ĐỒNG NGHIỆP.

 

2)         Khi thoát khỏi nghiệp người, sang cảnh-giới khác.

 

3)         Khi thoát khỏi nghiệp chúng-sinh, đến cảnh-giới Phật.

 

4)         Lúc đó biết khác hẳn. Không nên ở cảnh-giới chung-sinh mà đoán cảnh-giới Phật. Vì cảnh-giới đó khác xa mình. Ví dụ : con kiến đoán ngoài nước Việt-Nam.

 

*

*  *


 

ĐOẠN III

 

ĐỒNG-NGHIỆP VÀ BIỆT-NGHIỆP

 

I.          Đứng trong vòng CHÚNG-SINH ở thế-giới Sa-bà này :

           

            1) Nói về « ĐỒNG      -NGHIỆP » : ĐỆ BÁT THỨC (thức thứ 8).

 

            Đúng câu : « Tam-giới duy tâm, vạn pháp duy thức ».

 

            Hay là đồng-nghiệp của tất cả chúng-sinh trong cõi của đức Phật Thích-Ca.

 

            2) Nói về « BIỆT-NGHIỆP » :

 

                        a)  Từ đệ thất-thức đến 6 thức sau.

                        b)  Có thể nói thêm : « biệt-nghiệp của đệ bát-thức ».

 

 

 

*

*  *

 

II.         LÝ-LUẬN

 

            1) Nếu trái núi đổ, quả địa-cầu quay, đó la do thức ông hay thức tôi tạo nên?

 

            2) Đáp : Đó là ĐỒNG-NGHIỆP cả thế-giới, cả Phật-sát.

 

Đồng-nghiệp cả Phật-sát gồm :

 

            a)  Hữu tình chúng-sinh.

            b)  Vô-tình chúnh-sinh.

 

*

*  *

 

 

 

ĐOẠN IV

 

KỂ TÊN 8 THỨC

 

            Tám thức là :

 

1)  Nhãn-thức  : những cái gì thuộc phạm-vi cái biết của con mắt.

                       

2)  Nhĩ-thức : `` cái biết của tai.

3) Tỵ-thức : `` cái biết của mũi.

 

4) Thiệt-thức : `` cái biết của lưỡi.

 

5) Thân-thức : `` cái biết của thân.

6) Ý-thức :        `` cái biết của ý. Ý thức làm chủ năm thức trên. Đặc-tính là

phân-biệt.

 

          7)  Mạt-na-thức : `` chấp ngã.

 

8)      A-lại-da-thức : chứa nhóm.

 

*

*  *

 

BÌNH LUẬN

 

            Hai phần đầu sách này là thuộc phạm-vi : « THÀNH LẬP DUY THỨC ».

 

            Đây là tài-liệu của cụ Huyền-Cơ, thành-lập nền-tảng vững-chắc cho duy-thức-học.

 

            Đọc-giả nên nghiền-ngẫm kỹ-càng, sẽ nắm được phần tinh-hoa của Duy-thức-học.

 

---o0o---

[ Mục Lục ] [ 01 ] [02 ] [03 ] [04 ] [05 ] [06 ]

[07]  [08 ] [09] [10] [11 ] [12 ] [13 ] [14 ]

---o0o---
Vi tính: Viên Trí
Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật: 01-03-2004
 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Thiền Bàn nghĩa doi dieu ve phuong thuc dau tranh bat bao dong cua nội Phụ nữ mang thai nên vận động 20 30 tội Trái î ï Gạo 白骨观 危险性 放下凡夫心 故事 佛教中华文化 suy nghiem loi phat cay ruong me va bong hoa su Thăm 上座部佛教經典 CHÚ ĐAI BI gßi Trăng rằm nhớ Cuội Lễ tưởng niệm Tổ sư khai sơn chùa thiểu Hạnh kiên nhẫn Nhặt vàng phai ý gui thÃ Æ BÃn Do Chiều 30 10 Ão nhin lai chinh minh trong guong Trị liệu mệt mỏi tâm thần và thể làm sao cho con tự nguyện đi chùa một hòa thượng thích hành trụ thiện hòa thượng thích bửu lai Cải bó xôi Người bạn tốt của não Tu æ 鼎卦 Chè sữa đu đủ tam yen khong phai la vo Chè sữa đu đủ cau chuyen quan van Tạp bút Tham thực Tôn trọng sự sống của thai nhi tuá to HT