ĐẠI THỪA TẬP BỒ TÁT HỌC LUẬN

(Siksasamuccaya)  

Thích Như Điển  dịch

---o0o---

 

 

Quyển thứ Chín
Thứ tự Kinh văn số 1636
 
Bắt đầu dịch từ ngày 24 tháng 11 năm 2004
Nhân kỳ nhập thất lần thứ hai.

 

 

Phẩm  Hộ Thân

Phẩm Thứ Sáu.  Phần hai

 

 

Như thế kẻ đi khất thực, đối với việc bố thí khởi lên ba loại ý niệm.  Nghĩa là thường cho thân nầy là chỗ tụ tập của vi trùng.  Vì thành tựu lợi ích tất cả chúng sanh mà nhiếp thọ chánh pháp.  Lại như đức Như Lai dạy về các việc làm, tất đều phải chánh niệm. Đầu tiên là nghe chơn ngôn; nghe rồi phải giữ gìn.  Nên trước đó đọc chú Đề Lý Tam Muội Da (Trisamayaraja).  Nói sự lợi ích của chú Mạn Noa La.  Bây giờ nói chú rằng:

Na Ma Tác Lý Phược, Một Đà Nẫm, Đề Tác Đỏa Nam Ích Vỉ Lô Nặc, Vỉ Lô Nặc Ma Ha, Phược Nhĩ Lý, Tát Đa Bà, Lô Đệ Bà, Lô Đệ Đản Lô, Dĩ Đản Lô, DĨ  Vĩ Đà Mạt Đế Tam Hộc , Nặc Nhĩ Đa Lô Mạt Đệ Tất Đà, Ngật Lý Đản Lam Tác Phược Hạ.  (Namah Sarvabuddha  Bodhysattvanam Om Viraji Viraji Mahacakraviraji Sata Sata Sarata Sarata Trapi Trapi Vidhamani Sabhajani Sambhajani Taramati Siddha Agre Tram Svaha).

 

Tụng chú  nầy được  nhập vào tất cả Mạn Đà La hoặc niệm Như Lai tâm chú tám ngàn biến, thì tất cả thế gian và xuất thế gian tối thượng Mạn Đà La cũng đều có thể nhập được,  Lại nói chơn ngôn rằng:

Nam Mô Tất Đế Lý Giả Để Ly Ca Nam Đản Đà Nga Đa, Nam Tát Lý Phược, Đản Lô, Bát Lô Đệ Yết Đa, Phược Bát Đệ, Đạt Lý Ma Đa, Vị Lăng Na, A Tam Ma Tam Ma Tam Ma Tam Mãn Đa Đô, Nan Hằng Đa Phược Bát Đệ, Xá Tát Nhĩ Yết Lô Yết Lô Tam Ma, Lô Tam Ma, Lô Noa Vĩ Tri Đa Lô, Ngã Một Đà Đạt Lý Ma, Đệ Tát Lô Tát Lô Tát Ma Vị La, Yết Bà Yết Bà Đản Lô, Dã Hằng Lô, Dã Nga Nga Na Ma Ha, Phược Lô Các Xoa Ni Nhập Phược, La Nhập Phược, La Na Bà, Tri Lý Tát Phược Ha.

(Namastraiyabdhikanam Tathagatanam Savartrapratihatavaptidharmatapalinam  Om Asamasama Samantato Nantanavaptisasani, Hara Smara Smarana Vigataragabuddhadharmate, Sara Sara Samabala, Hasa Hasa, Traya Traya Gagana Mahacalaraksana, Jvala Jvalana Sagare Svaha).

 

Đây nên biết tất cả thân Như Lai, thân tối tôn trọng.  Chẳng có loại nào trên đây đối với kẻ sơ cơ cả.  Đối với Phật, chúng sanh tu tập  nhiều bao nhiêu Ma Vương cũng khởi lên những sự ác hại bấy nhiêu.  Nên biết đây là việc tối thượng  phải bảo hộ, nghĩa là hoặc cầm nơi tay; hoặc nơi than đốt, hoặc hạt cải; hoặc ở nước trong v.v...tùy ý thấy rồi mới làm việc kết răn.

 

Lại nữa, những kẻ tật bệnh dùng chơn ngôn để gia trì vào thưốc uống làm cho bệnh bình phục.  Hoặc nơi rừng sâu lấy hoa Kiết Tô Ma để cúng dường tháp miếu trước hình tượng, kinh điển chánh pháp, an bài.  Quán về nhân duyên giữa Phật và Bồ Tát; tâm được lợi ích an lạc đến tất cả chúng sanh.  Đây là bệnh tật mà tất nhiên các Dược Xoa đều bảo trì, nên nói là giải thoát.

 

Lại nữa trước tiên nên niệm tu Phổ Hiền hạnh pháp (Bhadracarividhi. Cf. Bhadracaripranidhanaraja) theo thể thức như sau: Nghi thức nầy thực biến đổi.  Nghĩa là dùng Đề Lý Tam Muội Da nầy, giả sử không bị ướt, lại được thanh tịnh; hoặc kẻ ăn cá thịt thảy đều chẳng mất mát , cho kẻ có ấn chú nầy.  Tất cả chẳng thể được ăn; chẳng sai bổn nguyện vậy.  Lại chẳng với kia đồng chỗ cùng ngồi;  lại chẳng bị đuổi đi.  Nơi tín giải hạnh học nầy chẳng có chỗ để khuynh đảo, lại chớ nghi hoặc.  Nếu đầu tiên phá giới, thì điều nầy cũng thành tựu.  Kẻ có trí người vô trí, quyết định tất cả đều thành. Lại nói như kia: Nếu Bồ Đề tâm kiên cố được ý chuyên chú; nên lìa sự nghi hoặc nầy.  Cứu cánh sẽ được thành tựu.

 

Luận rằng:

Kẻ Bồ Đề Tâm kiên cố là người nhất định nói sự lợi ích của những chúng sanh khác.  Làm cho tâm chẳng thoái  chuyển với kẻ chưa nhập vào địa nào.  Nói như thế là muốn được giữ gìn ánh sáng đầu tiên vào nơi tối tăm, vì đây mà chiếu soi vậy.  Nếu lại muốn hy vọng kêu cầu được thành tựu, nên gọi thế nào là phước sâu? Vui về sự thành tựu ấy duy chỉ trừ tâm lười biếng.  Sau đó vào Thánh Địa chứa nhóm  vô lượng phước đức.  Lìa con đường ác chẳng vì lún sâu vào chỗ đắm trước.  Trước nói kẻ được mất; hoặc không có chơn ngôn niệm tụng.  Chẳng biết chữ nghĩa thêm bớt, đây là điều chẳng mất.  Giả sử có sự tăng giảm, sai biệt quên sót từng phần.  Tất cả đều chẳng hề mất mát.  Hà huống tin nơi Bồ Đề tâm xả bỏ tư lợi, tạo nên vô lượng sự chuyển đổi.  Quyết định được thấy chư Phật và chư Bồ Tát, thảy được thành tựu. Hoặc Chấp Kim Cang chơn ngôn, tạo nên cho người hộ trì và chơn ngôn viết rằng:

 

“Na Ma Tát Đề Lý, Giả Thế Vĩ Ca, Nam Hằng Đà, Nga Đa, Nam Tát Lý Phược, Phược Nặc Lô, Đạt Lô Ba, Tán Nô Tán Nô Mặt La Mặt La Phược Nại Lô, Phược Nại Lô, Phiến Đa Na, Phiến Đa Na, Tầng La Tầng La Phược Lô Phược Lô Ma, Lô Noa Ma, Lô Noa Phược Nặc Lô, Nại La Tả Tát Phổ, Ngật La Kiên Đa Hộ Ha Lô Tam Mãn Đa Phược Nặc Lý, Ni Nhập Phược, La Nhập Phược, La Na Mạt Tốt Đổ, A Nguyên Lô, Nga Lô, Xá Tát Na, Nam Lô Noa Lô Noa Hổ La Tầng La Tát Phát, Ngỏa Phược Tô Rô, Đổ Di Tát Phược Ha”.

 

(Namastraiyabdhikanam Tathagatanam Sarvavajradharanam Candala Candala, Cala Cala, Vajra Vajra, Santana Santana, Phalana Phalana, Cara Cara, Marana Marana, Vajradalakata, Lalitasikhara Samantavajrini, Jvala Jvala, Namostu Te Agrograsasananam Rana Rana Ham Phula Sphata Vajrottame Svaha).

 

Tụng chú nầy trong khoảng tích-tắc với kẻ tạo tội chướng, Tần Na Tần Na Dạ Ca (Cinajaka = Quỷ Thần) liền đều tiêu tán.  Chư Thiên Long tất cả đều ăn uống, y phục, chỗ nằm đều thành tâm cúng dường.  Cho đến gia trì vào nước thanh tịnh, hoặc tùy ý thấy nghe mà làm việc hộ trì. Lại mọi chỗ tụng chú nầy thì bất động Tôn Minh Vương cũng có tâm chú chơn ngôn như sau:

 

“Nam mô Tam Mãn Đa , Phược Nặc Lô, Ba Đản Lô, Ngật A Mạc, Khư Tán Nô Ma Ha, Lô Sắc Noa, Tát Phổ Ngõa, Dả Ngưu Đản Lô Ngỏa Ha Ni, Án Mạt Băng Nại Nhĩ Đế Nhu, Ma Khương Nhĩ Tát Phược Ha”.

 

(Namah Samantavajranam Trata, Amogha Candamaharosana sphataya hum, phramaya phramaya hum, trata hum, mam, palam dade te jomalini svaha)

 

Như khi bắt đầu ăn, tụng chơn ngôn nầy đến mười bảy biến, sau đó mới ăn uống thì chư Phật Dược Vương và Bồ Tát chúng, tùy theo chỗ niệm mà làm tiêu trừ các chất độc.  Chơn ngôn ấy rằng:

 

“Đản Mật Đa, Ý Khương Mật Đế Đệ Khương Mật Đế Ý Khương Đế Khương Mật Đế Nõa Nhĩ Nõa Phược Lê Duệ Đản Lý Kế, Đản Lý Yết Lô Ni Ma Ma Lý Nhĩ, Ma Lý Ma, Lô Ni Yết Tất Di, Lý Yết Tất Di, Lô Mục Ngật Đê, A Khứ Di A Khứ Na Khứ Di Y Khan Y Lê Duệ A Ha, Dĩ Duệ A Phan, Ý Duệ Vĩ Đệ Tất Vĩ, Đa Đôn Ni A Na Nõa Lô Sất Tát Phược Ha”.

(Tadjatha, ilimitte tilimitte, ilitilimitte, dumbe, duhse, duhsaliye, dumbaliye, takke tarkkarane, marmme, marmarane, kasmire, kasmiramukte, aghane, aghanaghane, ilimiliye, akahapye, apapye svete, svetatunde,ananurakase svaha).

 

Lại  nữa nếu nghe thần chú nầy, trong bảy năm chẳng bị rắn độc làm hại đến thân.  Giả sử có bị rắn cắn, đầu bị phá bảy phần như hoa Lan Hương.  Nếu trì chú nầy cho đến rốt ráo chẳng bị rắn độc cắn và chẳng hại thân.  Câu chơn ngôn nầy trước rắn chớ nên đọc. Vì sao vậy?  Vì rắn sẽ bị chết.  Chơn ngôn viết rằng:

 

“Đản Ninh Đà Y La Khước La, Tả Cô, Phược Cô, Cô Ni, Cô Ni, Đệ Nhĩ Cô Lô Nõa, Nhĩ Cô Lô Ni Đệ Bố, Nõa Bố, Ni Đệ Bổ Lỗ Noa. Bổ Lổ Ni Đệ Phổ, Sắc Lô Tư Phổ Sắc Đinh, Noa Lô Tư Na San Lô Tư Na, San Sắc Đính Noa, Ban Tư Tát Lý Ba, Ban Tư Tát Lý Ba, Sắc Đính Noa, Ban Tư Yết Thiết Tra Khương Vĩ Thỉ Thức, Đệ Thức, Đa Phược Đa Khang Yết La Lý Yết La Lý Đàn Ni Đàn Ni Đản Nê Đản Nê Đa, Ni Đa, Ni Đa Ni  Mặt La Mặt La Tát, Phổ Sắt Tát Phổ, Sắt Phát Sắt Phát, Sắt Tát Phược Ha, Y Đề Tư Mô Xoa Vô Cữu, Ngô Khan, Vĩ Ninh, Diệm La Tốt Đa, Điểu Nại, Yết Lý Da Diệm, Tát Lý Phược, Phổ Đa Ta Ma San Nhĩ Tát Lý Kiềm, Đản Đa, A Na Tha Đa, Phổ Đảm Tát Phu A Vĩ Bát Lê,Đảm A Vĩ Bát Lý Giả, Tát Đảm, Y Nại Vĩ Sa Ma Vĩ Sam Bà Phược Đổ Lại Na, Lãm  Sáng Lê Đổ Năng Kiền Sắt Lô, Lãm Sáng Lưu Đổ A Ngật Nhĩ, Sáng Tan Đổ Nặc Lam Sáng Tan Đổ Tát Đảm Phùng Sáng, Tan Đổ Cô Sắt Giả Sáng Tan Đổ Phổ Minh Sáng Tan đổ Phiến Cam Sáng tan Đổ Tát Phược Ha”.

 

(Tadyatha, illa, cilla, cakko, bakko, koda kodoti, nikuruda nikurudeti, poda podeti moda, modeti, puruda purudeti, phatarahe phutatanda rahe, naga rahe, nagatatanda rahe, sarpa rahe, sarpatatandarahe , chala visasate, sitacattale, halale, halale tandi tandi, tada tada, tadi tadi, mala mala, sphuta sphuta, phutu phutu, svaha.

Iti hi phiksavo jangulyam vidyayam udahrtayam sarvabhutasamagate sarvam tathavitathananyathabhutam satyamaviparitamaviparyastam, idam visamavisam bhavatu, dataram, gacchatu, damstraram gacchatu, agnim gacchatu jalam gacchatu, sthalam gacchatu, stambham gacchatu, kudyam gacchatu, bhumim samkramatu, santim gacchatu svaha).

 

Lại nữa nếu vì giặc giã (trộm cướp) xâm hại.  Nên tụng Ma lợi Chi (Ma ri ci).  Chơn ngôn viết rằng:

 

Đản Ninh Đà, A Lý Ca, Ma Đài Ma Lý Ca, Ma Đài Lược Phược Na, Ma Đài Án Ma Lý Đà, Na Ma Đài Bát Thể Chĩ La Dọa Ô Đản Ba, Thể Chĩ Lô Xoa La Nặc Đô, Chỉ Lô Dạ Lô, Nặc Đô, Chỉ Lăng, Dọa Tô, Lô Đô, Chỉ Dinh Dọa Tinh Ha Đô, Chi Dinh Dọa Dương, Yết Lô Đô, Chi Dinh Dọa Na Sáng Đô, , Chi Dinh Dọa Tác Lý Ba Đô, Chỉ Dinh Dọa Tác Lý Phược Đô, Chi Dinh Dọa Dinh Dọa Mưu, Tác Lý Phược, Bà Duệ Tỳ Dược, Tác Lý Vũ, Ba Nại Lô Mỗi, Ba Tát Lý Ngộ, Phán Dã, Tế Tỳ Dược, Tát Phược Ha. Án Phược Đệ Khương Phược Đệ Khương Tát Lý Phược, Nạp Sắc Ngõa, Nam Ngật Lãm , Đỉnh Mãn Đà, Chỉ Tát Phược Ha, Nam Mô Lô Đẳng Na, Dạ, Dã Na Ma, Ma Lý, Tải Chỉ Phược Đa, Dị Ma Lý Sai Chỉ Phược Đa, Dã Ngật Lý, Nại Đạm Ma, Phược Lý Đa, Duệ Xoa Nhị Đản Ninh Đà Phược Đa Khương, Phược Nại, Khương Phược Lô, Khương Phược Lô, Ha Mục Khế Tát Lý Phược, Nạp Sắc Ngõa. Nam Mãn Đà Mục Lu Tát Phược Ha”.

 

(Tadyatha, parakramasi, udayamasi, vairamasi, arkamasi, markamasi, vanamasi, antarddhanamasi, pathe me raksa, utpathe me raksa janato me raksa, cairato me raksa, rajato me raksa, simhato me rakasa vyaghrato me raksa, nagato m e raksa, sarpato me raksa, sarvato me raksa, raksa raksa, mam sarvasattvamsca sarvaphayebhyah, sarvopaye sopasargebhvah svaha.  Um vaeili umvadili sarvadustanam granthim vandami svaha.

Namo ratnatrayaya, namo maricyai devatayai, maricya detaya detaya hrdayamavartayisyami. Tadyatha battali, badali, badali, barali, vara hamukhi, sarvadustanam nivaraya, bandha mukham svaha).

 

Do niệm Minh chú nầy, xuất sanh vô lượng đại đức oai quang.  Lại nữa năm mươi bảy chữ sau đây thuộc về trong mật Tạng Bảo Trì chơn ngôn (Vidyadharapitaka), nhằm bảo hộ và lợi lạc khỏi sự sợ hãi.  Chơn ngôn viết rằng:

 

“Đản Ninh Đa, Yết Đệ, Mạt Đệ, Na Đệ, Cô Na Đệ, Sấc Chỉ Đà, Lộ Chỉ Đà, Lô Chỉ Ô Rô Mạc, Đệ Rô Rô, Mạc Đệ Đổ Rô , Tư Khan Chỉ, Khan Tát Lý Phược, Nhi Giả, Nổ Ba Nại Nga Na Nẫm, Tát Lý Phược, Tam Ma Tam Một Đà, Diện Tất Điện Đô Di Mãn Đản Lô, Bát Nại, Tát Phược Ha”.

 

(Tad yatha atte batte natte ku natte take thake tharake uru mati ruru mati tu ru hi li mi li sarvajno dupadagga na mo sabba samma sam buddhanam me manta padad svaha).

 

Luận rằng:

Sự hộ thân như thuốc thang, y phục để làm lợi ích chúng sanh.  Trước đã làm như thế, nghĩa là ở nơi vui say đắm trước thọ dụng; khởi lên tội nhiễm ô.  Do đây mà Bồ Tát đối với tất cả chúng sanh đều xả bỏ.  Lại nữa nếu chẳng mong vật thí, thì đồ riêng tư của mình lúc bấy giờ chẳng nên vui đắm; tức chỉ có việc ăn uống mà đã khởi lên sự nhiễm ô.  Chỉ có chẳng nhớ nghĩ đến sự ăn uống, đối với chúng sanh, hay chẳng ưa thích.  Nghĩa là nơi sự ăn uống đó làm cho người ta nhớ đến vật nọ, không bị tội nhiễm ô. Tuy nhiên nếu lợi riêng mình là đầy cả tội.  Nơi giới biệt giải thoát thuộc Ba La Di tội. Lại nữa, nói về sự thọ dụng ở nơi kia lấy mỗi một chúng sanh làm đích. Mỗi một chúng sanh làm chuẩn là hộ thân khiến cho chẳng bị nguy hại mất mát.  Chẳng phải như  kẻ tôi tớ thường hay đối với một ông chủ để kiếm tiền sanh sống, bị sai sử.  Vật riêng của mình, tức là vật của người.

 

Như Kinh Phát Tập chép rằng:”Bồ Tát cũng giống như thay thế cho đứa trẻ ở mướn.  Vì tất cả chúng sanh tùy theo đó mà làm việc”.

 

Luận rằng:

Chẳng luận nơi một người chủ, mà kia vì lợi tha.  Giả sử nếu người đầy tớ trai bị bệnh não mà ông chủ chưa mở lời trước tiên, hoặc cho ăn như thế có được chăng?  - Bồ Tát như thế làm các việc gần gũi chẳng biết việc này.  Nếu tâm biết rõ việc thanh tịnh như thế, nên rộng bỏ việc làm kia, ở lý chớ nên nghi hoặc.  Tất cả đều nên xả bỏ hết.  Như trước Phật đã nói chỉ dùng đó để cấp cứu bảo hộ mà thôi.  Đây là việc hộ thân; vì lợi ích chúng sanh, nên nói như vậy, phải hiểu rõ nghĩa nầy.  Như chân lý đã mở bày, khi xử dụng đừng quên lời.

 

 

 

 

Hộ Thọ Dụng Phước

(Bhogapunyaraksa Sap Tamah Paricchedah)

 

Phẩm thứ Bảy

 

 

Luận rằng:

Như thế sự hộ thân nên biết như đã giải thích.  Hộ trì kẻ thọ dụng: thứ đến bây giờ sẽ nói thọ dụng phước, lại phát khởi việc thiện để tu hành.  Ở đây, dùng trí để quán sát những học xứ, để hộ trì kẻ thọ dụng, thật chẳng lấy làm khó.

 

Kinh Tối Thượng Thọ Sở Vấn chép:”Kẻ nơi học xứ nầy là nơi bình đẳng, thấy việc thiện mà làm. Kẻ tu làm việc thiện, xa quán thật rõ sự thí xả của việc thọ dụng kia”.

 

Luận rằng:

Sa Ma Tha (Chỉ) dễ về sau, mà ở lý giải hiểu rõ là chỗ nói được về sự thành tựu nầy.  Cho nên tiết chế sự thọ dụng , mà đây là sự thành tựu chân thật. Tự nhiên việc thọ dụng rộng khắp.  Sự tổn hoại có thể dứt bỏ không cần đề cập.

 

Lại nữa Kinh Tối Thượng Thọ Sở Vấn chép: “Vợ con nô bộc, kẻ làm việc nhà, là những người được thọ dụng chánh đáng.  Hoặc chính  mình hoặc người khác khi nghe phần giác ngộ thì dứt trừ chỗ làm.  Nên xả bỏ hay chẳng xả bỏ sự việc kia.  Nơi lợi ích chúng sanh thật có thể xưng tán vô lượng, và nơi Bồ Tát xưng tán vô lượng là việc làm tối thiện.  Đoạn trừ chỗ làm nầy, có thể xả hay chẳng thể xả, việc làm vẫn thành tựu.  Ở đây có điều nghi, Bồ Tát biệt giải thoát lại cũng làm và nói thế.

Lại nữa Xá Lợi Tử! Nếu xuất gia Bồ Tát cầu Bồ Đề phần nên biết nói về sự bố thí.  Thế nào là thí?  - Nghĩa là sắc thí cho đến pháp thí.  Vì cái khác là pháp thí.

 

Xá Lợi Tử! Nếu tại gia Bồ Tát ở nơi hằng hà sa số cõi Phật dùng đầy đủ bảy món báu để bố thí cho Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Xá Lợi Tử!  Nếu xuất gia Bồ tát nơi một cho đến bốn câu kệ, như thế mà tu hành .  Cho đến vì kẻ khác mà diễn nói, thì phước nầy hơn kia.  Lại nữa  Xá Lợi Tử! Há chư Như Lai với kẻ xuất gia nói về vô tài thí, là điều quan yếu ư.  Nầy Xá Lợi Tử! Nếu có thức ăn đầy trong bình bát cùng những vật dư thừa nên đem chia cho kẻ đồng phạm hạnh.  Nếu kia lại đến cầu xin y hoặc bát mà như Phật đã nói có ba loại y tùy theo đó mà cho. Lại nữa nếu thiếu một trong ba y cho đến duy chỉ một y hay chỗ ở của người phạm hạnh thanh tịnh, thì điều nầy chẳng nên xả.  Vì sao thế? Cuối cùng Như Lai chẳng nói bố thí ba y nầy vậy.  Xá Lợi Tử! Bồ Tát vớí ba y lúc người xin mà cho kia mặc nhiên đối với Thầy Tổ không thiếu sự gần gũi.  Nầy Xá Lợi Tử!  Xuất gia Bồ Tát duy chỉ nên vì Pháp mà thân cận vậy.  Kẻ cầu mong, nên biết mà nhiếp thọ.  Chỉ một chúng sanh chưa được, không lợi ích bằng nhiều chúng sanh nhóm họp lại.  Cho nên Bồ Tát trong chúng sanh dùng thâm tâm để tu tập. Nếu giảm mất sự lợi lớn thì đoạn diệt việc tốt nầy.  Như thế nên nói bị sát na xa lìa việc lợi lớn là vậy, cho đến thí xả hoặc chẳng thí xả”.

 

Lại như Kinh Hải Ý nói: “Kẻ Đại Thừa đoạn nhiều tài lợi như ta định nói: Bồ Tát như thế thành tựu biện tài.  Do đó mà hội nhập vào,” giống như Kinh Tối Thượng Thọ Sở Vấn đã chép.

 

Luận rằng:

Nếu nói vì kẻ khác mà tu hành tạo tác nên xả bỏ việc nầy như Kinh Duy Ma Cật chép rằng:

Hỏi:

-Duy Ma Cật! nếu sợ sinh tử thì nương vào chỗ nào?

Đáp rằng:

-Văn Thù Sư Lợi! Bồ Tát sợ sinh tử nên nương vào công đức lực của Như Lai.

Hỏi:

-Kẻ mang vào công đức lực của Như Lai sẽ trụ ở đâu?

Đáp:

-Muốn nương vào công đức lực của Như Lai nên nương vào tất cả chúng sanh để trụ.

Lại hỏi rằng:

-Nếu nương vào tất cả chúng sanh để trụ lại trụ vào chỗ nào?

Đáp:

-Nên trụ vào chỗ giải thoát tất cả chúng sanh vậy.”

Lại như Kinh Pháp Tập chép:

“Thương Chủ Bồ Tát bạch rằng: Bạch Đức Thế Tôn: Nếu Bồ Tát vui say nơi Bồ Đề điều đầu tiên với tất cả chúng sanh chẳng vì mình cho đến Thế Tôn, thì đây gọi là Pháp Tập”

 

Luận rằng:

“Bỏ cái nầy tức thành tự lợi

Hỏi:

-Sự giảm mất lợi ích chúng sanh là thế nào?

-Nghĩa là làm mất sự sợ hãi chẳng làm cho chúng sanh có nhiệm vụ nặng hơn.  Do sự giảm mất nầy mà chẳng quan sát thấy được lợi ích.  Chỉ ở thế gian tu hành làm tự lợi.  

-Như vậy thì sự sai biệt như thế nào?

-Nếu Bồ Tát chẳng bỏ cái đức riêng để thành cái thiện chung ; hoặc sợ vào đường ác thọ chịu khổ não, đây là hai loại, nghĩa là khổ mà ta sẽ thọ , nên chẳng xả lìa”.

 

Như Kinh nói: Bao tội báo sâu rộng”.

 

Kinh Bảo Tích Phật nói:

“Nầy Ca Diếp! Có bốn loại pháp, có tên tương tợ với Bồ Tát.  Nghĩa là tự lợi cầu an mà chẳng tế độ khổ não cho chúng sanh”.

 

Lại nữa Kinh TốiThượng Thọ Sở Vấn lần lượt nói về tội báo chép rằng:”Nếu hỏi về vô ngã chấp, tức là Bồ Tát học xứ”.

 

Lại như Kinh Pháp Tập chép:”Giống như Huệ Mạng Tu Bồ Đề nói chẳng chỗ để phát ra lời nói của Bồ Tát”.

-Nầy Thiện nam tử! Bồ Tát sẽ trụ vào đâu?

Đáp:

-Vì chúng sanh chẳng bỏ chánh hạnh.

Hỏi:

-Thế nào là vì chúng sanh chẳng lìa chánh hạnh?

Đáp:

-Nghĩa là chẳng bỏ đại từ đại bi.

Tu Bồ Đề nói:

-Thế nào là Bồ Tát đại từ?

Đáp:

-Đem cả thân mệnh và phước báo căn bản bố thí cho tất cả chúng sanh; nhưng chẳng cầu đền đáp.

Lại hỏi:

-Thế nào là Bồ Tát đại bi?

Đáp:

-Nếu Bồ Tát vui nơi Bồ Đề ; tối sơ là với tất cả chúng sanh mà chẳng chấp lấy sự chứng cho riêng mình”.

 

Kinh cũng lại chép: “Điều nầy tất cả Bồ Tát học xứ lấy đại bi làm căn bản.  Cuối cùng Thế Tôn muốn chư Bồ Tát chẳng rời sự lợi tha được gọi là Bồ Tát với thiền định, phi cứu cánh, trong đó, ta quán sự bố thí như biển phước rộng lớn là sự lợi ích rộng lớn.  Chẳng phải nhất định một hướng sai biệt của sự sanh diệt”.

 

Lại như Kinh Quyết Định Tịch Tĩnh Thần Biến chép:”Xưa kia có vị vua thấy có một vị Tỳ Kheo đã ngàn năm Nhập Diệt Tận Định.  Đây là duyên vậy.  Có những Tỳ Kheo đọc tụng Kinh điển cầu hạnh Bồ Tát; tôn trọng Pháp, muốn thọ dụng đồ ăn của tín thí.  Phát tâm như thế nầy: Ta vì cầu pháp mà căn lành nầy vì pháp xả thí.  Một trăm đồng tiền lẻ mà vui chấp, như trước đã lần lượt nói điều ấy không mất đi.  Hoặc nói cho đầy đủ là giúp đỡ kẻ thọ dụng phước báu”.

 

Luận rằng:

Lại nữa rộng vì tự lợi quả báo giữ gìn thanh tịnh.  Như Kinh Na La Diên Sở Vấn chép:”Kẻ giữ giới chẳng luận Quốc Vương; chẳng luận chư Thiên; chẳng luận Lạc Ca La; chẳng luận kẻ thọ dụng; chẳng luận kẻ vui giàu; chẳng luận về hình sắc, chẳng luận về nguyên nhân của hiển sắc, chẳng luận về lời nói đẹp.  Cho đến kẻ giữ gìn giới không sợ hãi địa ngục.  Như thế chẳng sợ hãi súc sanh và cảnh giới A Tu La;  Điều quan trọng với kẻ giữ giới là: Tuy không do nơi Phật nhãn, cho đến kẻ giữ gìn giới đức; làm lợi lạc tất cả chúng sanh, là nghĩa tương ưng vậy.  Bồ Tát giới uẩn có hành tướng như thế; được đầy đủ mười pháp chẳng giảm mất.  Thế nào là mười? 

 

Nghĩa là được Chuyển Luân Thánh  Vương mà chẳng giảm mất - Cầu Phật Bồ Đề mà chẳng tạp loạn được Thước Ca La (Cakravada = bền chắc) chẳng giảm mất - Nguyện thấy chư Phật được vô chướng ngại – Như thế vì Phạm Thiên Vương lại chẳng giảm mất – Nghe pháp Thanh Văn chẳng vào chỗ đọa, cho đến nghe đọc tụng kinh pháp, đầy đủ các hạnh Bồ Tát đều chẳng mất – Nơi các thiện pháp chẳng đoạn mất sự biện tài; cầu vào sâu thiền định chẳng mất – Cho đến như thế trụ nơi giới uẩn đại Bồ Tát, thường vì tất cả chúng sanh mà kính lễ, nghĩa là Trời Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà v.v...cúng dường cung kính , ca tụng xưng tán. - Lại vì các Long Vương , A Tu La v.v...mà thường tôn trọng.  Mỗi mỗi Bà La Môn, Trưởng Giả, Cư Sĩ v.v.. đều thân cận.  Cho đến kẻ trí thường hay tán thưởng khát ngưỡng.  Vì Phật hỏi han; hoặc trời hoặc người; tất cả chúng sanh đều lân mẫn.  Cho đến chẳng làm bốn hạnh, duy trừ việc hóa độ chúng sanh.  Thế nào là bốn? Đó là chẳng hành vô tướng hạnh; lại chẳng hành nơi không có nước Phật; lại chẳng hành sanh ra nhà tà kiến, cùng đọa vào con đường ác.

 

Luận rằng:

Như trước đã xả phiền não lực kia và sự kiêu mạn .  Giữ gìn phước báo, lại hay bố thí.  Rồi nơi phước nầy tự chẳng cầu quả báo.   Muốn giữ gìn, duy chỉ vì việc lợi tha.  Sao chẳng sanh sự hối cải.  Như Kinh Tối Thượng Thọ Sở Vấn  chép: “ Nếu đã bố thí tâm nầy, giả sử chẳng sanh hối  quá mà đuổi theo kẻ ác kia; lo hoặc chẳng lo đều có tên là hối tiếc việc đã qua.  Sự giảm mất phước báu làm cho tội càng tăng trưởng.  Nếu chẳng đối trước Phật phát lồ sám hối tội che dấu, thì việc thiện kia thuộc về tánh tội.  Lại nữa đối với tội đó não hại việc làm hối quá.  Do đây mà vô tội được phước hỷ rộng rãi”. 

Kẻ làm lợi ích chúng sanh chẳng phải là tâm tài lợi mà là tâm phát lồ (sám hối).

 

Như Kinh Bảo Vân chép:  “Giống như Dược Vương tự tán thán cái đức ấy, chẳng làm sai trái.  Lại nói muốn bảo hộ kẻ phước đức, khi nghe đến việc lợi dưỡng Bồ Tát thường xa rời sự cao mạn đó mà vì pháp thanh tịnh nên xả bỏ sự ngu si mê ám”.  

 

Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận

Hết quyển chín

 

 

 

 

---o0o---

 

Mục Lục > 1 > 2 > 3 > 4 >5 >6 >7 >8 >9 >10 >11 >12 >13 >14

15 >16 >17 >18 >19 >20 >21 >22 >23 >24 >25

 

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 1-7-2007

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phước tụng kinh cầu siêu thì có siêu được chùa sắc tứ hội phước TÃƒÆ o uống bởi doi luan voi tien si thich nhat tu Hãy quay về nương tựa chính mình oán Ä Tiếng chuông khuya chú Đủ 願力的故事 Giảm Hạnh phúc Lạc ht Thực hiện bộ phim tư liệu về Khá câu chuyện tu hành của bốn chị em phong Bắp cải giảm béo chữa tiểu đường Tái sinh chỉ Giá rung Nhẫn Gặp gỡ Giáo sư người Mỹ gốc Việt gioi la nen tang con duong thanh tinh hon nhan va dong tinh dựng tượng phật trong khuôn viên tư gia Tiếng nói từ quá khứ Đạt Ma mất dép Lá đu đủ có thể chữa sốt xuất Chơn thành tay mình nắm tha tiêu nghiệp vãng sinh và đới nghiệp nơi đốt cÓn Rắn già MÃƒÆ tu bi la phuong thuoc nhiem mau hoa trả åº Vấn thai 1993 việc chua buu phuoc Bạo lực học đường 5 tan o thai lan đức