.

 

Cây Giác-Ngộ
The Tree of Enlightenment.

Nguyên tác: Peter Della Santina, Ph.D.
Việt dịch: Minh Thiện Trịnh Chỉnh
Melbourne 2002
---o0o---

Chương 11 

(Trang 105 - 114.)

Ba Ðặc Tính Phổ Biến

The Three Universal Characteristics.

~~~~~~~

Ðề tài của chương này là 3 đặc tính phổ biến của thực tại (hay hiện hữu). Ðây là phần quan trọng của Pháp Phật. Giống như lý Tứ Diệu Ðế, Nghiệp báo, thuyết Duyên khởi và Ngũ uẩn, giáo lý của Ba Ðặc tính Phổ biến này là một phần của những gì mà chúng ta có thể gọi là nội dung giáo thuyết của trí huệ. Nói một cách khác, khi nói về kiến thức và sự hiểu biết do trí huệ mà ra, chúng ta hãy nghĩ đến điều dạy này.

Trang 105. Trước khi xét đến 3 đặc tính này từng cái một, chúng ta hãy cố gắng tìm hiểu xem chúng có ý nghĩa gì và ích lợi như thế nào. Ðầu tiên, cái gì là một đặc tính và cái gì là không? Ðặc tính là một cái gì phải có liên hệ với vật khác. Vì đặc tính có dính dáng tới cái gì khác nên nó có thể cho chúng ta biết về tính chất của vật đó. Lấy thí đụ, hơi nóng là đặc tính của lửa chứ không phải của nước. Hơi nóng là đặc tính của lửa, luôn luôn và dính liền một cách không thay đổi với lửa, trong khi đó thì nước nóng hoặc không nóng còn tùy thuộc vào những yếu tố bên ngoài--lò điện, cái nóng của mặt trời v.v.. Còn cái nóng của lửa là điều đương nhiên đối với lửa.

Chính trong ý nghĩa này mà đức Phật dùng từ ngữ ‘đặc tính’ để nói đến các sự kiện về bản chất của thực tại, luôn luôn dính liền với thực tại và luôn luôn được tìm thấy trong thực tại. Cái đặc tính ‘hơi nóng’ luôn luôn dính liền với lửa. Chúng ta có thể hiểu một chút gì đó về bản chất của lửa từ hơi nóng. Chúng ta có thể hiểu rằng lửa thì nóng và vì thế rất có thể nguy hiểm, rằng nó có thể thiêu đốt chúng ta và các tài sản ta nếu không được kiểm soát. Tuy thế chúng ta cũng có thể dùng lửa để nấu đồ ăn, để làm ấm chúng ta, v.v...Vì thế đặc tính của sự nóng cho chúng ta biết cái gì đó về lửa, lửa là gì và những gì phải làm với lửa.

Nếu chúng ta nghĩ đến đặc tính của lửa là có dính liền với nước, nó sẽ không giúp chúng ta hiểu bản chất của nước hay dùng nước một cách khôn ngoan vì sức nóng không phải luôn luôn dính liền với nước. Nước chưa hẵn đốt cháy hay làm tiêu sở hữu của chúng ta, cũng chưa hẵn là ta nấu đồ ăn với nước hay làm ấm với nước. Vì thế khi Phật nói có 3 đặc tính của thực tại, ý ông nói rằng những đặc tính này luôn luôn có mặt trong thực tại và rằng chúng giúp chúng ta hiểu và phải làm gì với thực tại.

Trang 106. Ba đặc tính của thực tại (hay hiện hữu) là 1. vô thường, 2. đau khổ và 3. vô ngã. Ba đặc tính này luôn luôn có mặt hoặc dính liền với thực tại và chúng cho chúng ta biết về bản chất của nó. Chúng giúp chúng ta biết phải làm gì với nó. Nhờ hiểu biết 3 đặc tính này, chúng ta học tập và phát triển được tính xả bỏ (hay dũng cảm). Một khi chúng ta hiểu rằng thực tại được phổ biến khắp nơi bởi vô thường, đau khổ và vô ngã, chúng ta sẽ diệt trừ được sự vướng mắc với thực tại. Dủng cảm xả bỏ được sự vướng mắc này tức là ta đã tới được ngưỡng cửa niết bàn.

Ðây là mục đích của sự hiểu biết 3 đặc tính này: tháo gở sự vướng mắc bằng cách tháo gở sự bị đánh lừa--bị đánh lừa vì hiểu lầm thực tại là thường hằng, vui sướng và có cái gì dính liền với cái ngã. Ðây là lý do tại sao hiểu được 3 đặc tính là một phần của nội dung trí huệ.

Chúng ta hãy nhìn vào chi đầu tiên trong 3 đặc tính của thực tại: đặc tính vô thường . Sự kiện vô thường đã được thừa nhận không chỉ trong tư tưởng Phật giáo mà còn ở các nơi khác trong lịch sử của tư tưởng. Chính triết lý gia Hy lạp Heraclitus đã nhận xét rằng người ta không thể bước vào trong cùng một dòng sông 2 lần. Lời phát biểu rất Phật giáo này, ngụ ý đến tính luôn thay đổi và ngắn ngủi của bản chất của các vật,. Trong kinh điển Phật giáo, nó được nói rằng thế giới là vô thường giống như mây mùa thu, rằng sinh và tử giống như khiêu vũ, và rằng đời sống con người giống như một lằn chớp hay thác nước. Tất cả là những hình ảnh rõ rệt của vô thường, nó giúp chúng ta hiểu tất cả các sự vật được đánh dấu đặc tính của vô thường.

Trang 107. Nếu tự xem xét chính mình, chúng ta thấy rằng thân thể con người là vô thường và thay đổi thường xuyên. Chúng ta ốm đi hay mập ra hoặc trở nên già cỗi hay răng tóc rụng dần. Nếu cần bằng chứng vô thường cho cái thể xác này, bạn chỉ nhìn vào bức ảnh trên bằng lái xe của mình hay giấy thông hành có giá trị nhiều năm. Các tình trạng tinh thần của chúng ta cũng vô thường như vậy. Có lúc chúng ta vui vẻ, lúc khác lại buồn. Còn nhỏ thì không hiểu biết gì cả; lúc đến tuổi sung mãn, chúng ta hiểu biết nhiều hơn; về già, ta mất dần đi khả năng tinh thần và trở nên giống như con nít.

Ðây cũng là sự thật của mọi vật chung quanh chúng ta. Không có một vật nào chung quanh ta bền vững mãi--ngay cả những dinh thự, chùa chiền, sông ngòi, hải đảo, núi non hoặc đại dương. Chúng ta biết rằng tất cả những hiện tượng tự nhiên này dù rằng có vẻ kéo dài lâu nhất, ngay cả chính thái dương hệ, một ngày nào đó sẽ yếu dần đi và tự diệt.

Tiến trình thay đổi liên tục của các sự vật này--riêng hay chung, trong hay ngoài--tiếp tục một cách không ngừng cho dù không có sự chú ý đến ta nhưng ảnh hưởng đến ta một cách kín đáo hay vô tình trong cuộc sống hàng ngày. Các mối liên hệ của chúng ta với những người khác có liên hệ đến cái đặc tính vô thường và đổi thay này. Bạn bè trở thành kẻ thù; người thù trở thành bạn hữu. Kẻ thù cũng có thể trở thành thân nhân, trong khi thân nhân trở thành kẻ thù. Nếu nhìn kỹ vào cuộc sống này, chúng ta có thể thấy được tất cả sự liên hệ của mình với những người khác được đánh dấu bởi vô thường như thế nào. Sở hữu của chúng ta cũng vô thường. Tất cả các sự vật mà ta yêu quý--nhà cửa, xe hơi, quần áo của chúng ta--là vô thường. Tất cả cái đó sẽ mục nát và sau đó bị hủy hoại. Trong mỗi mặt của đời sống của chúng ta-dù tinh thần hay vật chất, dù đó là những liên hệ của ta với người khác hay các vật sở hữu--vô thường là một sự kiện được chứng thực bởi sự quan sát trực tiếp và tức thì.

Trang 108. Hiểu được vô thường không những quan trọng cho việc tu tập Pháp Phật mà còn cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta nữa. Ðã bao nhiêu lần tình bạn bị sứt mẻ và đứt đoạn bởi vì một trong hai người không nhận thấy thái độ và mối quan tâm của bạn mình đã thay đổi? Các cuộc hôn nhân thất bại cũng bởi một trong hai bên không để ý thấy rằng người kia đã thay đổi?

Chính vì chúng ta tự khóa chặt mình vào những ý tưởng cố định, nhân tạo, không thay đổi về tánh tình và cá tính của những người bạn và thân nhân mình mà chúng ta không phát triển được những sự liên hệ của chúng ta với họ một cách thích đáng và vì thế thường không hiểu nhau. Cũng giống như vậy, trong sự nghiệp và cuộc đời mình, ta không thể hy vọng thành công nếu không bắt kịp với những hoàn cảnh đang thay đổi, chẳng hạn những khuynh hướng mới trong nghề nghiệp của ta hay với cuộc đời bên ngoài, hiểu được sự vô thường là cần thiết nếu chúng ta muốn hữu hiệu và sáng tạo trong cách chúng ta ứng xử với các phần vụ cá nhân và chuyên nghiệp.

Trang 108. Mặc dầu hiểu được sự vô thường thì có được lợi lạc hiện tiền nhưng cái hiệu quả của nó cũng là một trợ lực cho việc tu tập Pháp Phật. Hiểu biết vô thường là một liều thuốc giải độc cho tính vướng mắc và mối ác cảm. Nó cũng là một sự khuyến khích cho sự trì Pháp. Cuối cùng, nó là chìa khóa cho việc hiểu biết chơn tánh của sự vật đúng như thực tướng của nó.

Quán cái chết được xem như là một người bạn và một người thầy cho những người muốn hành trì Pháp Phật. Quán cái chết có tác dụng như là một sự ngăn chận đối với sự quá vướng mắc và quá ác cảm. Bao nhiêu cuộc tranh cải, bất đồng nhỏ nhặt, tham vọng suốt đời, các sự thù địch tan dần thành vô nghĩa khi nhớ tưởng cái chết chắc chắn xảy ra. Suốt nhiều thế kỷ, các thầy tổ đã khuyến khích các hành giả thành tâm với Pháp Phật, hãy nhớ tưởng đến cái chêt, quán đến tính vô thường của nó.

Trang 109. Cách đây vài năm, tôi có một người bạn đi Ấn độ để học thiền. Anh tiếp cận với một vị thầy rất nổi tiếng và thông thái, hỏi ông một vài chỉ dẫn về thiền. Vị thầy miễn cuởng chỉ, vì ông không tin sự thành thật của anh. Bạn tôi kiên trì học hỏi. Cuối cùng, vị thầy bảo ông hôm sau đến. Như đã được dặn, anh ta đến đúng hẹn và chỉ được bảo một điều, ‘‘Bạn sẽ chết; hãy thiền quán về điều đó.’’

Thiền quán về cái chết rất lợi lạc. Tất cả chúng ta cần nhớ đến sự chắc chắn về cái chết của mình. Từ lúc sanh ra, chúng ta hướng về cái chết một cách không thể ngăn lại được. Nhớ được điều này--điều mà vào lúc chết, giàu sang, gia đình, danh tiếng, sẽ không giúp ích được gì--chúng ta phải chuyển hướng tâm trí vào việc thực hành pháp Phật. Chúng ta biết cái chết là tuyệt đối chắc chắn. Chẳng bao giờ có một mống sinh vật nào thoát khỏi được chuyện đó. Tuy vậy, mặc dầu cái chết tự nó là chắc chắn, cái giờ chết lại không chắc chắn. Chúng ta có thể chết bất cứ lúc nào. Người ta nói rằng cuộc đời giống như một cây đèn cầy trước gió hay một bong bóng nước: nến lửa có thể bị tắt, bóng nước có thể bị tan bất cứ lúc nào. Hiểu được rằng cái giờ chết là không chắc chắn, rằng bây giờ ta có những điều kiện và cơ hội để thực hành pháp Phật, chúng ta phải thực hành nó một cách kịp thời, sao cho không để phí cơ hội và cuộc đời làm người quí giá của mình.

Cuối cùng, hiểu được sự vô thường là một trợ cụ cho sự hiểu biết chơn đế (sự thật tuyệt đối) về tính chất các sự vật. Thấy rằng tất cả các sự vật là dễ hư hoại và thay đổi từng lúc, chúng ta cũng bắt đầu thấy, rằng sự vật không có gì chắc chắn cho riêng nó, rằng trong con người và trong các sự vật chung quanh mình, không có cái gì là cái ngã, không có cái gì là chắc chắn. Với ý nghĩa này, vô thường có liên hệ một cách trực tiếp đến cái cuối cùng của 3 đặc tính, cái đặc tính của vô ngã. Hiểu được vô thường là chìa khoá cho sự hiểu biết vô ngã. Chúng ta sẽ nói chuyện này nhiều hơn, nhưng trong lúc này chúng ta hãy tiếp tục cái thứ hai của 3 đặc tính, cái đặc tính của đau khổ.

Trang 110. Ðức Phật đã nói rằng bất cứ cái gì vô thường là đau khổ, và bất cứ cái gì vô thường và đau khổ cũng là vô ngã. Bất cứ cái gì vô thường là đau khổ vì vô thường là cơ hội cho đau khổ. Vô thường là một cái dịp cho đau khổ hơn là một nguyên nhân của đau khổ bởi vì vô thường tạo dịp cho đau khổ khi nào vô minh, ái và thủ hiện diện.

Tại sao như vậy? Trong cái vô minh của ta về thực tính của sự vật, chúng ta ái dục và thủ đắc các vật trong một hy vọng hão huyền rằng chúng có thể thường hằng, rằng chúng có thể cho ta hạnh phúc không dứt. Vì không hiểu được rằng tuổi trẻ, sức khỏe và cuộc đời chính nó là vô thường nên chúng ta ái dục và thủ đắc chúng. Chúng ta mong cầu trẻ mãi để kéo dài cuộc sống, tuy vậy vì đặc tính của chúng là vô thường nên chúng tuột qua tay ta là dĩ nhiên. Khi việc này xãy ra, vô thường là một dịp cho đau khổ. Cũng vậy, chúng ta không nhận ra tính chất vô thường của các sở hữu, quyền lực và uy tín, vì thế chúng ta khao khát và bám chặt (ái và thủ) chúng. Khi chúng chấm dứt, vô thường là một dịp cho đau khổ.

Trang 110. Cái vô thường của tất cả tình trạng trong luân hồi là một dịp cho đau khổ, đặc biệt khi nó xãy ra trong cái gọi là các cõi giới may mắn. Người ta nói rằng cái đau khổ của các vị thánh lớn hơn cái đau khổ của các sinh vật trong các cõi giới thấp hơn bởi vì các thần thánh thấy rằng họ sắp rơi từ thiên đàng xuống những cõi hiện hữu thấp hơn. Ngay cả các thần thánh run sợ khi đức Phật nhắc nhở họ về vô thường. Vì thế ngay cả những kinh nghiệm vui thú mà chúng ta ái và thủ cũng là vô thường, vô thường là một dịp cho đau khổ, và bất cứ cái gì vô thường là đau khổ.

Bây giờ chúng ta bàn đến đặc tính phổ quát thứ ba của hiện hữu, cái đặc tính của vô ngã, vô cá tính hay không thật ngã. Ðây là một trong những đặc điểm thực sự rõ ràng dễ nhận của tư tưởng Phật giáo và giáo lý của đức Phật. Trong thời kỳ phát triển tôn giáo và triết lý sau này ở Ấn độ, các trường phái Ấn độ giáo trở nên càng ngày càng tương tự với giáo pháp của đức Phật trong các kỷ thuật thiền định và trong một vài tư tưởng triết lý của họ. Vì thế quả thật là một điều cần thiết cho các vị thầy Phật giáo cần chỉ rõ điểm độc đáo dễ phân biệt là Phật giáo cùng với các trường phái Ấn độ giáo nói chung khá giống nhau. Ðiểm độc đáo dễ phân biệt đó là điểu dạy về vô ngã.

Trang 111. Ðôi khi, điều dạy vô ngã này là một nguyên nhân của sự lầm lẫn, rối rắm bởi vì người ta thắc mắc làm sao ta lại có thể khước từ cái ngã được. Chúng ta thực sự nói, ‘Tôi đang nói’ hay ‘Tôi đang đi,’ ‘Tôì được gọi như thế’ hay ‘ Tôi là cha (hay con) của một người như thế như thế’. Làm sao chúng ta có thể bác bỏ cái thực tế cái ‘tôi’ đó được?

Ðể làm sáng tỏ hơn, tôi nghĩ ta nên nhớ lại một điều quan trọng là: sự bác bỏ của Phật giáo về cái ‘tôi’ không phải là một sự bác bỏ cái ‘tên’ hay từ ngữ ‘tôi’ tiện lợi này. Ðó là sự bác bỏ tư tưởng cho rằng cái tên hay từ ngữ ‘tôi’ này tượng trưng cho một thực tế có thực, thường hằng và không thay đổi. Khi Phật nói rằng 5 yếu tố về kinh nghiệm cá tính không phải là cái ngã và rằng cái ngã không được tìm thấy trong chúng, ông muốn nói rằng, bằng cách phân tích, cái ‘tên’ hay từ ngữ ‘tôi’ này không liên hệ với bản chất hay thực thể nào cả.

Ðức Phật đã dùng các thí đụ của xe chiến mã thời xưa và một đám rừng để cắt nghĩa sự liên quan giữa cái ‘tên’ hay từ ngữ ‘tôi’ với các thành phần của kinh nghiệm cá nhân. Ðức Phật cắt nghĩa rằng từ ngữ ‘chiến mã’ chỉ là cái tên chung để cho tiện gọi các thành phần tập hợp lại theo một lối đặc biệt. Bánh xe không phải là chiếc xe, cái trục hay nguyên cái xe cũng thế, v.v... Cũng vậy, một cái cây không, không phải là một đám rừng, cũng không phải là một số các cái cây. Tuy thế không có môt đám rừng đứng riêng ra khỏi từng cái cấy lẻ, vì thế từ ngữ ‘rừng’ chỉ là một tên gọi tiện lợi cho một tập hợp của các cái cây.

Ðây là điểm chính Phật bác bỏ về một cái ngã. Sự bác bỏ của ông là bác bỏ sự tin tưởng có một thực thể thường hằng, có thực, độc lập mà nó đại diện bởi cái ‘tên’ hay từ ngữ ‘tôi’. Một thực thể thường hằng như vậy sẽ độc lập, tối cao giống như ông vua là thầy của những người chung quanh ông ta. Nó sẽ phải là thường hằng, bất di bất dịch, và không ảnh hưởng hay tác động vào sự thay đổi. Một thực thể thường hằng hay một cái ngã như thế thì không tìm đâu được cả.

Trang 112. Ðức Phật đã áp dụng sự phân tích sau đây để chứng minh rằng cái ngã không thể tìm ở đâu được dù trong thân xác hay tâm trí: 1. Cái thân không phải là cái ngã, vì nếu cái thân là cái ngã, cái ngã sẽ vô thường, sẽ tùy thuộc vào sự thay đổi, mục nát, tiêu hủy và chết. Vì thế cái thân xác không thể là cái ngã; 2. Cái ngã không sở hữu thân xác, với ý nghĩa rằng tôi sở hữu một cái xe hay truyền hình, bởi vì cái ngã không thể kiểm soát thân xác. Cái thân xác ngã bệnh, mệt mõi và già nua, đi ngược lại với những ý muốn của chúng ta. Cái thân xác có một hình dáng đôi khi không phù hợp với những mong muốn của chúng ta. Vì thế không có cách nào cái ngã lại sở hữu thân xác; 3. Cái ngã không hiện hữu trong cái thân xác. Nếu tìm trong thân thể của ta từ đầu cho tới chân, chúng ta không thể định được chỗ nào là cái ngã. Cái ngã không ở trong xương hay trong máu, trong tủy hay trong tóc hoặc nước bọt. Cái ngã không có chỗ nào trong vòng thân xác; 4. Cái thân xác không hiện diện trong cái ngã, vì thân xác hiện diện được trong cái ngã, cái ngã sẽ phải được tìm thấy ngoài thân xác và tâm trí, nhưng cái ngã không có chỗ nào tìm được.

Trong cùng một cách, 1. cái tâm không phải là cái ngã vì, giống như thân xác, cái tâm bị tùy thuộc vào sự liên tục thay đổi và bị khuấy động như con khỉ. Cái tâm vui vẻ lúc này và buồn bả lúc khác. Vì thế cái tâm không là cái ngã vì cái tâm thay đổi không ngường; 2. Cái ngã không sở hữu cái tâm vì cái tâm trở nên hồi hộp hay nãn lòng ngược lại với ý muốn của chúng ta. Mặc dầu chúng ta biết rằng có tư tưởng lành mạnh và có cái không lành mạnh, nhưng cái tâm theo đuổi tư tưởng lành mạnh và dửng dưng đối với những tư tưởng không lành mạnh. Vì thế cái ngã không sở hữu cái tâm vì cái tâm hành động một cách độc lập của cái ngã; 3. Cái ngã không hiện hữu trong cái tâm. Cho dù chúng ta cẩn thận như thế nào khi đi tìm nội dung của các cái tâm của mình, cho dù cẩn thận như thế nào khi đi tìm các cảm giác, ý tưởng và hướng đi, chúng ta không thể nào tìm ở đâu được cái ngã trong cái tâm và các tâm hành; 4. Cái tâm cũng không hiện hữu trong cái ngã vì một lần nữa cái ngã sẽ phải hiện hữu ngoài cái tâm và thân xác, nhưng một cái ngã như thế không thể tìm ở đâu được cả.

Trang 113. Có một bài tập rất giản dị mà bất cứ người nào trong chúng ta cũng đều có thể thực hiện. Nếu tất cả chúng ta ngồi yên lặng trong một thời gian ngắn và nhìn vào trong chính thân và tâm của mình, chắc chắn là ta thấy rằng mình không thể định chỗ một cái ngã bất cứ nơi nào trong thân xác hay tâm trí. Cái kết luận độc nhất có thể có là ‘cái ngã’ chỉ là một tên gọi cho tiện lợi cho một tập hợp của các yếu tố. Không có cái ngã, kkông có linh hồn, không thực chất, không có cái cốt lõi của kinh nghiệm cá nhân ngoài các yếu tố vật chất và tinh thần thay đổi không ngừng, hỗ tương, vô thường của kinh nghiệm cá nhân, như các cảm thọ, tư tưởng, thói quen và thái độ của chúng ta.

Tại sao ta lại đi lo bác bỏ cái ý tưởng về một cái ngã? Ta được lợi lạc gì khi bác bỏ cái ngã? - Chúng ta có thể được hưởng lợi bằng 2 lối. Ðầu tiên, chúng ta có thể được hưởng lợi ở mức độ thế gian, trong các cuộc sống hàng ngày của mình, ở chỗ là ta trở nên sáng tạo hơn, thoải mái hơn, rộng rãi hơn. Chừng nào còn bám thủ vào cái ngã, chúng ta sẽ phải luôn luôn tự bảo vệ tài sản, uy tín, ý kiến mình và ngay cả những lời phát biểu của mình. Một khi ta bỏ đi sự tin tưởng vào một cái ngã độc lập và thường hằng, chúng ta sẽ có thể liên hệ với các người khác và các tình trạng mà không bị bệnh hoang tưởng hoặc đa nghi. Chúng ta sẽ có thể hành động tự do, không ép buộc, không gò bó và sáng tạo. Vì thế hiểu được vô ngã là một trợ cụ cho cuộc sống.

Cái thứ hai, và đây là điều quan trọng hơn, hiểu được vô ngã là chìa khóa cho sự giác ngộ. Sự tin tưởng có một cái ngã là đồng nghĩa với vô minh, và vô minh là căn bản nhất của 3 phiền não. Một khi nhận diện, tưởng tượng hay tự nhận là một thực thể, chúng ta tức khắc tạo ra một sự ly cách, phân cách giữa chúng ta và con người và các sự vật chung quanh chúng ta. Một khi chúng ta có ý niệm về một cái ngã, chúng ta phản ứng với con người và các sự vật chung quanh chúng ta với sự dính mắc và ghét bỏ. Với ý nghĩa này, cái ngã thực sự là vật chịu trách nhiệm về những điều rắc rối và bực mình.

Trang 114. Thấy được rằng cái ngã là nguồn gốc và nguyên nhân của tất cả đau khổ và rằng sự xả bỏ cái ngã là cái nhân của việc chấm dứt đau khổ, vậy tại sao ta không làm hết sức mình để từ khước và tiêu diệt cái ý tưởng của một cái ngã này, mà lại cố gắng chống đỡ, bảo vệ và duy trì nó? Tại sao không thừa nhận rằng kinh nghiệm cá nhân giống như một như cây chuối hay một củ hành--rằng khi chúng ta tách nó ra từng phần, xem xét nó một cách nghiêm túc và phân tích, chúng ta sẽ thấy rằng nó trống không, không có một cốt lõi thực chất, rằng nó hoàn toàn thiếu cái ngã?

Khi chúng ta hiểu--qua học hỏi, xem xét và thiền định--rằng tất cả mọi sự vật là vô thường, là đầy đau khổ, là vô ngã, và khi sự hiểu biết của chúng ta về các sự thật này không chỉ là trí thức hay khoa bảng mà trở thành một phần của kinh nghiệm tức thời của chúng ta, vậy thì cái hiểu biết 3 đặc tính phổ biến sẽ giải thoát chúng ta ra khỏi những lỗi lầm căn bản mà chúng giam hảm chúng ta trong vòng luân hồi sanh tử: những lầm lỗi của việc thấy các sự vật là thường hằng, hạnh phúc và có liên quan đến cái ngã. Khi những ảo tưởng này được tháo gở, trí tuệ sẽ hiện ra giống như, khi bóng tối bị mất đi, ánh sáng hiện tiền. Và khi trí tuệ xuất hiện, chúng ta sẽ được cái thanh tịnh và tự do của niết bàn.

Trong chương này chúng ta đã tự giới hạn vào việc xem xét kinh nghiệm cá nhân về phương diện thân xác và tâm trí. Trong chương kế chúng ta sẽ xem xét sâu xa hơn về sự phân tích kinh nghiệm cá nhân của Phật giáo đối với các thành phần của vũ trụ về mặt vật chất và tinh thần.

---o0o---

Chương 10| Mục lục | Chương 12 


| Mục lục tác giả | Tủ sách Phật Học |
---o0o---

Trình bày : Nhị Tường
Cập nhật : 01-03-2002


 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

lịch sử và ý nghĩa của chuông trống con ơi tâm sự của một người mẹ Tàu Tập hít thở để ngăn ngừa huyết áp Cha hơn Hành giu tam khong cau ue Tái sinh tuc Phật thuong lam me oi mạt Diễn thang tang hanh phuc o quanh day than tan cung cua su don gian chinh la tri tue thiền tập của hệ phái khất sĩ ngày Trưởng còn giao tÕng nghĩa Cơn mưa đầu mùa 水天需 tưởng niệm hòa thượng thích quảng Ã Æ cẫm con Thiền có thể giúp ngăn ngừa các bệnh ứng tức gap 07 bardo va nhung thuc tai khac ï¾ å Khói an chay duoi goc nhin phat giao Dây rún mẹ buộc đâu qua nổi định lý kim hương đời sống là mong manh moi lien he giua thay va tro trong nep song thien giÃ Æ to