.

 

 

 

 ÐỨC PHẬT VÀ CHÂN LÝ CUỘC SỐNG

 

Biên soạn: Ðại sư Ấn Thuận.

Việt dịch: Thích Quảng Mẫn.

 

--- o0o ---
 

CHƯƠNG  III

SỰ TRUYỀN BÁ GIÁO PHÁP

 

TAM BẢO HÌNH THÀNH

Sau khi thành đạo, đức Thích Tôn biết ai cũng có khả năng giác ngộ nên với lòng từ bi vô hạn và nguyện lực mạnh mẽ, Ngài quyết định đi giáo hóa chúng sanh. Ðầu tiên, Ngài đến gặp năm vị quan trước kia đã cùng tu học với Ngài hiện đang ở vườn Lộc Dã gần đó. Ðức tướng của đức Phật thanh tịnh trang nghiêm, nên vừa thấy Ngài, họ liền khởi lòng cung kính. Năm vị ấy mời đức Phật ngồi xuống rồi cùng nhau đảnh lễ và xin Phật giảng nói đạo lý. Ðức Phật khuyên họ bỏ ác làm lành. Năm người rất đỗi vui mừng. Tất cả đều xin theo Phật xuất gia làm tăng sĩ và cùng với Ngài đi khắp nơi truyền bá giáo pháp.

Phật bảo là Phật Ðà - người chỉ cho chúng ta các phương pháp bỏ ác làm lành, cứu độ nhân thế. Nhân cách, việc làm và sự nghiệp của Ngài là tấm gương sáng cho tất cả chúng ta noi theo. Pháp bảo là những lời dạy của đức Phật. Tăng bảo là đoàn thể đệ tử của đức Phật - là những người truyền bá giáo pháp của đức Phật. Tín ngưỡng Tam bảo, thân tâm chúng ta sẽ mạnh khỏe, hạnh phúc. Ðức Phật, giáo Pháp và chúng Tăng là ba ngôi báu của thế gian bấy giờ đã đầy đủ nên Tam bảo chính thức được hình thành.

 

VƯỜN LỘC DÃ


Tương truyền vào thời xa xưa, ở chỗ nọ có một khu rừng cỏ hoa tươi tốt là nơi trú ngụ của bầy nai. Một ngày kia có vị quốc vương thống lĩnh quan quân đi săn. Một con nai mẹ bị trúng tên, nó đau đớn mang mũi tên bỏ chạy. Quốc vương giục ngựa đuổi theo nhưng nai mẹ đã nhanh chân nhảy trốn vào các khóm cỏ nên vua không tài nào thấy được. Sau một hồi tìm kiếm, vua thấy nai mẹ đang lấy thân che cho nai con bú sữa. Khi cho con bú no xong, nai mẹ bắt đầu vật lộn với cơn đau không dứt, nó lồng lộn trên đất đến kiệt sức và chết. Trước lúc nhắm mắt nó chỉ biết nhìn lại con thơ trong hàng lệ tuôn trào. Chứng kiến cảnh ấy, vua ân hận đến bế nai con vào lòng và thề nuôi nó khôn lớn. Vua bẻ gãy cung tên và không bao giờ đi săn nữa. Từ đó, khu rừng được lấy tên là vườn Lộc Dã (vườn nai).

 

DA-XÁ

Da-xá là con của một gia đình trưởng giả giàu có. Vào một đêm nọ tự nhiên cảm thấy chán ngán đời sống thế tục, anh ta bỏ nhà đi đến bờ sông thì thấy đức Phật đang ngồi tĩnh tọa bên kia bờ. Dưới ánh trăng vằng vặc, dung mạo của Phật như hiền từ cao quý hơn khiến Da-xá vô cùng ngưỡng mộ. Anh ta muốn đến ngay bên Ngài nhưng lại không dám vượt sông. Thấy Da-xá chần chừ, đức Phật liền khích lệ: “Người có lòng tin thì nhất định sẽ thành công!”. Lúc ấy, Da-xá tràn đầy niềm tin, liền lội qua sông đến trước Phật. Ðức Thế tôn ôn tồn giảng giải đạo lý Phật Ðà. Da-xá thấy lời dạy của Ngài hợp với chí nguyện của mình nên xin xuất gia. Cha của Da-xá là Thiện Giác cũng bắt đầu phát tâm học Phật, ông trở thành người đệ tử tại gia đầu tiên của Phật.

 

BỐN GIAI CẤP 

Ðức Phật đi giảng pháp khắp nơi không chỉ để độ mọi người mà còn nhằm xóa bỏ những phong tục tập quán bất công của xã hội. Ðại khái vào thời kỳ ấy,  Ấn Ðộ chia thành bốn giai cấp như sau:

- Tế sư là tầng lớp thống trị cao nhất vừa có quyền hành lại rất cao ngạo. Bọn họ tự cho mình là sứ giả của thiên thần có thể truyền trao thông điệp giữa loài người và thần thánh.

- Tầng lớp quý tộc là vua chúa và quần thần. Tuy họ là những người có thế lực về chính trị và quân sự nhưng địa vị thì không bằng giai cấp tế sư.

- Công thương nghiệp là tầng lớp bình dân. Họ thường là những người buôn bán hoặc là những người công nhân.

- Tầng lớp nô lệ là hạng người bi thảm nhất. Họ không được tự do và luôn sống trong sự nghèo cùng thấp hèn.

Một xã hội mà tổ chức không hợp lý bình đẳng thì xã hội ấy cũng chỉ là một cộng đồng hỗn loạn. Do lẽ đó nên ai cũng mong mỏi có một vị thánh nhân xuất hiện để giúp họ thoát khỏi cảnh lầm than của cuộc sống. Quả đúng như mong ước. Sau đó, người con đáng kính của vua Tịnh-phạn đã chào đời và sau này chính là đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài luôn chủ trương nhân loại đều bình đẳng, việc này vô hình trung xóa đi cái thành kiến cố hữu của sự phân chia bốn giai cấp. Từ ấy nhân dân trở về nếp sống bình đẳng hợp lý.

 

ÐỜI SỐNG BÌNH ÐẲNG

Ngài Ưu-ba-ly nguyên là một nô tỳ có thân phận thấp hèn và từng làm thợ cắt tóc cho hoàng tộc. Một ngày nọ, để chuẩn bị cho việc xuất gia theo Phật, vương tử Bà-sa và A-na-luật đã đến nhờ Ưu-ba-ly cắt tóc. Tuy Ưu-ba-ly rất ngưỡng mộ đức Phật nhưng nghĩ mình là nô tỳ thì làm sao có may mắn sống đời sống cao quý như đức Phật. Nghĩ đến đây, Ưu-ba-ly cố nén nỗi buồn nhưng hai hàng lệ vẫn trào ra. Biết được tâm sự này, đức Phật liền cho Ưu-ba-ly gia nhập Tăng đoàn, trở thành đệ tử Phật. Hai vị vương tử đến sau nên Phật dặn họ đến đảnh lễ Ưu-ba-ly và gọi ngài là tôn giả.

Ðức Phật dạy đại chúng: “Tất cả nước các sông đổ vào biển đều cùng một vị mặn, bốn chủng tánh xuất gia đều cùng là họ Thích”. Từ đó, ngài Ưu-ba-ly không còn là người nô tỳ thấp hèn như ngày nào nữa, Ngài hòa mình với mọi người, sống nếp sống bình đẳng và thanh tịnh.

 

SỰ THỜ CÚNG CỦA BÀ-LA-MÔN

Hôm nọ, nhân lúc đi ngang qua một đền thờ Bà-la-môn, đức Phật thấy bên trong đèn đuốc rực rỡ và không khí thật huyên náo. Trên bệ cao, bức tượng thần Ðại Phạm Thiên Vương được an trí rất trang nghiêm. Ở phía dưới, các giáo đồ khiêng đến các mâm tế vật như: gà, heo, vịt v.v... Họ dâng cúng rất thành tâm.

Ðức Phật đến bên họ, hỏi:

- Vì sao các vị lại đem sinh linh làm vật tế lễ?

- Vì dùng loài vật để tế có thể khiến cho thiên thần ban phúc đến mọi người. Như được giàu sang phú quý, vụ mùa bội thu, nhân dân an lạc, sau khi chết lại có thể sanh lên cõi trời.

- Không đúng! Dùng sinh linh tế thần là một hành động dã man. Giết loài vật đổ máu cũng chỉ khiến cho tội lỗi càng thêm chồng chất, mà việc làm đã tội lỗi thì sao có thể đem đến phước báo và ích lợi được!

Các giáo đồ Bà-la-môn nghe Phật nói vậy cảm thấy rất hổ thẹn nhưng họ vẫn thắc mắc:

- Vậy cần làm như thế nào mới cầu được phước lành?

- Chỉ có thực hành các việc thiện, thanh lọc thân tâm mới là cội nguồn của phước đức.

Các tín đồ Bà-la-môn nghe xong đều rất lấy làm kính phục. Họ vội quỳ xuống đất ăn năn sám hối và từ đó không dùng loài vật để tế nữa.

 

TRỪ MÊ TÍN

Vào thời đức Phật, sử dụng súc vật tế lễ cầu thần linh ban phước là chuyện bình thường của xã hội Ấn Ðộ thời bấy giờ. Việc làm này không chỉ riêng tín đồ Bà-la-môn mà hầu như các vua chúa cũng sùng tín rất mãnh liệt.

  Ở một vương quốc nọ, nhân lúc mẫu hậu bệnh đã lâu mà không thuyên giảm, vị quốc vương nước này đã sai người chuẩn bị giết một trăm con vật, bao gồm trâu, ngựa, heo, dê để làm vật hiến tế cầu mẫu hậu sớm bình phục sức khỏe. Ðức Phật thương xót sự mù quáng ấy nên đến gặp và giảng đạo lý cho vua nghe. Ngài ôn tồn bảo:

- Tất cả mọi sự mọi vật trên đời đều có nhân quả phép tắc. Như người trồng ngũ cốc thì được ngũ cốc, bố thí thì được giàu có, nhân từ thì sống lâu, chăm học thì trí tuệ xán lạn, ưa giết hại sinh vật thì sẽ gặp điều không lành.

Vua nghe Phật dạy rất có lý bèn thành khẩn hỏi thêm: 

- Vậy phải chữa trị cho người  bệnh bằng cách nào?

- Hễ có bệnh thì mời thầy thuốc đến khám và lấy thuốc uống ấy mới là đúng cách.

Vua lấy làm hối hận và không giết các loài vật ấy nữa, đồng thời mời thầy thuốc đến chữa trị cho mẫu hậu. Không lâu sau, bệnh của mẹ vua lành hẳn.

 

LỜI KỆ PHẬT THƯỜNG DẠY 

Ngài Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên nguyên là giáo đồ của Bà-la-môn. Hôm nọ trong lúc đứng bên đường, hai người nhìn thấy một vị Tỳ-kheo đi rất từ tốn khoan thai, toát ra một phong thái thật cao quý. Xá-lợi-phất vô cùng ngưỡng mộ bèn đi nhanh đến trước vị ấy thưa chuyện. Xá-lợi-phất hỏi:

- Thưa tôn giả! Dáng vẻ của ngài quả là người có công phu tu tập. Xin hỏi bậc thầy cao cả của ngài là vị nào?

- Tôn sư của tôi là đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Người thường dạy huynh đệ chúng tôi bài kệ như vầy: “Nếu pháp do nhân duyên sinh thì pháp cũng do nhân duyên diệt. Ðó là nhân duyên sinh diệt mà  chư Phật đã nói”. Nghĩa là tất cả sự vật đều do nhân và duyên kết hợp mà sanh, và cũng do nhân duyên ly tán mà tiêu hoại. Nếu chúng ta có nhân thiện lại có thêm duyên thích hợp thì tất nhiên sẽ được kết quả tốt.

Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên nghe xong cảm thấy lời ấy rất xác thực với đạo lý nên rất đỗi vui mừng, dẫn các đồ đệ theo đức Phật xuất gia tu học. Về sau, hai người trở thành những vị đệ tử lớn của đức Phật.

 

THÂU PHỤC GIÁO ÐỒ THỜ LỬA

Ưu-lâu-lần-la Ca-diếp là vị lãnh tụ giáo phái thờ lửa. Vị này có khoảng hơn một ngàn đồ đệ, tất cả đều tôn thờ thần lửa. Họ hy vọng sau khi chết sẽ được sanh lên thiên đường thụ hưởng khoái lạc.

Ðể giáo hóa Ca-diếp, đức Phật Ðã đến thăm viếng ông ta. Ngay trong đêm ấy, đức Phật nghỉ lại trong hang động của một con rồng độc nhưng sáng dậy đức Phật vẫn bình an ra khỏi động. Ca-diếp rất lấy làm kinh ngạc. Nhưng phải trải qua nhiều lần cảm hóa của đức Phật, ông  mới dần dần quy phục.

Một hôm, nhân lúc chủ trì cho một cuộc tế lễ lớn, Ca-diếp rất lo sự có mặt của đức Phật. Ông ta sợ mọi người thấy đức Phật sẽ quy hướng theo Ngài và giảm bớt thế lực của mình. Ðức Phật biết được ý nghĩ ấy nên chủ động lánh mặt suốt ngày hôm đó. Khi cuộc tế lễ xong xuôi và mọi người đã giải tán, đức Phật đến bên ông ta ân cần bảo: “ Bái lạy thần lửa không phải là việc làm đúng với chân lý. Vã lại, sự tự lợi đố kỵ của ông cũng là điều mà người học đạo không nên có”. Ca-diếp nghe lời dạy của đức Phật, tựa hồ như đi dưới ánh nắng chói chang mà gặp được bóng mát. Tinh thần Ca-diếp bỗng trở nên phấn chấn nhẹ nhỏm. Ôâng lập tức sám hối và quy y theo Phật. Tất cả đồ đệ Ca-diếp cũng quy hướng với Phật và theo Phật đi truyền bá Phật pháp.

 

THẤT CHỦNG PHÁP

Ðức Phật đến thành Ba-liên Phất được dân chúng đón tiếp rất nồng hậu. Họ khẩn cầu Ngài thuyết pháp. Ðức Phật chấp nhận và nhân đó triệu tập các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni và các nam nữ tín đồ đến mà dạy rằng:

- Bây giờ, Như lai sẽ nói thất chủng pháp (bảy pháp), mọi người hãy lắng nghe và ghi nhớ cho kỹ:

1. Thường nên nói lời chính đáng và hợp lý.

2. Không nên biếng nhác, không nên giết hại mọi loài.

3. Nên tôn trọng luật pháp, không nên làm những điều trái pháp luật.

4. Nên tôn trọng các thầy Tỳ-kheo và các bậc tôn túc.

5. Niềm tin vững vàng, hiếu kính người trên.

6. Không nên kết giao với kẻ ác.

7. Nên siêng năng học hỏi, tận tụy giữ gìn và truyền bá phật pháp đến mọi người.

Lời nói và thái độ của đức Phật rất điềm đạm ân cần khiến chúng hội vô cùng cảm động. Mọi người nguyện ghi lòng tạc dạ và hết lòng làm theo lời dạy của Ngài. Khi đức Phật rời thành Ba-liên-phất, vị quan chấp chính đã cho đổi tên thành sang tên Kiều-đáp-ma và con sông Ngài đi qua là sông Kiều-đáp-ma để kỷ niệm sự hoằng hóa của đức Phật. 

 

NƯỚC VIỆT KỲ 

Ở nước Việt Kỳ, đức Phật sớm biết mình sắp vào Niết-bàn nên vội triệu tập các đệ tử, Ngài dặn dò mọi người cố gắng học đạo, tôn trọng và giữ gìn giới luật. Trong một khoảng đất rộng rãi, các tín đồ dùng một tấm vải lớn che tạm để thay thế cho ngôi giảng đường và thỉnh Phật khai thị. Ðức Phật dạy: “Trước hết nên quy y Phật, quy y  Pháp và quy y Tăng, như vậy mới xứng đáng là tín đồ chân chính của Phật giáo”. Sau khi quy y Tam bảo việc tiếp theo là giữ gìn năm giới:

1. Không sát sanh.

2. Không trộm cắp.

3. Không tà dâm .

4. Không nói dối .

5. Không uống rượu.

Ðức Phật giải thích năm giới, nói rõ thêm về các công đức mà người giữ giới sẽ thâu hái được:

- Thứ nhất: Mọi thứ mình mong cầu sẽ được như ý.

- Thứ hai: Của cải ngày thêm sung túc.

- Thứ ba: Ðược người tôn trọng kính phục.

- Thứ  tư: Có tiếng tăm tốt.

- Thứ năm: Sau khi chết được sanh vào cõi trời và cõi người.

Người giữ năm giới nếu gieo trồng thêm nhiều hạt giống phước đức, gắng công niệm Phật thì việc tu học càng dễ dàng và sẽ tiến đến Niết-bàn. Ðức Phật lại nói đạo lý nhân thiện quả thiện, nhân ác quả ác nhằm gây thêm niềm tin và sự tinh tấn cho mọi người. Sau khi nghe Phật dạy xong, ai nấy đều vui vẻ trở về.

 

Ý NGHĨA BỐ THÍ 

Ðức Phật đi giáo hóa khắp nơi, thâu nhận hàng trăm đệ tử nhưng cả Phật lẫn đồ đệ vẫn không có chỗ nghỉ ngơi cố định. Ban ngày thì học đạo dưới gốc cây, bên sườn núi, tối đến, hoặc ngủ nơi bức tường đổ nát hoặc nghỉ bên những căn nhà xác xơ.

Vua Tần-bà-sa-la vừa là một vị quốc vương nhân từ vừa là người rất sùng tín Phật giáo. Vì sớm muốn đức Phật và Tăng chúng có chỗ trú chân yên ổn nên vua đã cho chọn một lâm viên thanh tịnh, kiến tạo ngôi tinh xá đồ sộ cúng dường Phật.

Trong phong cảnh u huyền tịch mịch, tinh xá luôn có hơn một ngàn vị đến tu tập nghe Phật giảng kinh, và nó đã trở thành một thắng địa lý tưởng cho việc tu học. Tại đây tre mọc rất nhiều nên mới lấy tên cho tinh xá là Trúc Lâm.

Ðức Phật dạy đại chúng: “Bố thí là một đức tính tốt, phạm vi của nó rất rộng: lấy tiền của giúp đỡ kẻ khác đó là bố thí, đem đạo lý Phật Ðà hướng dẫn mọi người làm thiện ấy là bố thí, hướng dẫn người khác đạt được sự bình an cũng chính là bố thí. Người bố thí có rất nhiều phước báo vì chính họ đã đem đến niềm an vui, sự sung túc cho những kẻ đang thiếu thốn. Tất nhiên, họ cũng hưởng được sự giàu sang và hạnh phúc”.

 

 KỲ THỌ CẤP-CÔ-ÐỘC VIÊN

Có một vị phú ông nhân từ thường hay giúp đỡ cho những kẻ bần cùng cô đơn nên được mọi người xưng tụng là trưởng giả Cấp-cô-độc. Ông chính là người muốn phát tâm xây một khu nhà đồ sộ cúng dường Phật và Tăng chúng. 

Trưởng giả chọn khu hoa viên của thái tử Kỳ-đà để xây nhưng thái tử không chịu bán lại. Không còn cách nào khác, trưởng giả bèn y theo lời của thái tử, cho người đem rất nhiều vàng đã được dát thành từng miếng cho trải lên khắp mặt đất, nguyện lấy giá trị của số vàng được trải mua lại mảnh vườn này. Thái tử Kỳ-đà vô cùng cảm kích trước tấm lòng ấy và chấp nhận nhường hoa viên cho trưởng giả; đồng thời đem tất cả số cây mà ông Cấp-cô-độc chưa mua được, góp phần vào việc cúng dường vĩ đại này. Thế là tòa nhà đồ sộ đẹp đẽ được dựng lên, lấy tên là Kỳ Thọ Cấp-cô-độc Viên để kỷ niệm sự cúng dường của hai nhà hảo tâm ấy.

 

BÁN NGHÈO

Thầy Ca-chiên-diên là một trong những đại đệ tử của đức Phật và là nhà diễn thuyết tài ba nhất. Hễ ai được nghe thầy giảng Phật pháp cũng nhận thấy rất dễ hiểu. Một hôm, nhân lúc đi qua mé sông, thầy thấy một phụ nữ đang ngồi khóc trên bờ đá. Cô ấy bảo mình rất nghèo, nay lâm vào cảnh cùng đường chỉ muốn chết đi cho yên thân. Thầy như hiểu rõ sự tình, liền nói:

- Giờ tôi sẽ chỉ cho cô một cách thoát nghèo nhé! Cô hãy bán cái nghèo đi.

- Bán nghèo? Ai bằng lòng mua cái nghèo của tôi đây?

- Hãy bán cho tôi! Bố thí có nghĩa là bán nghèo đó. Chỉ cần cô rộng lòng bố thí thì có thể bán cái nghèo mà mua sự giàu sang.

Người phụ nữ nói mình nghèo rớt mồng tơi thì lấy gì mà bố thí nhưng thầy Ca-chiên-diên lại bảo:

- Bố thí đâu nhất thiết phải có tiền. Hễ có lòng tốt giúp người thì bất luận là bố thí tiền của, vật dụng hay chỉ là một lời nói an ủi cũng đều thuộc phạm vi bố thí rồi. Nếu bố thí một cách chân thành thì nhất định sẽ được giàu sang và hạnh phúc. Nào! Cô hãy bố thí cho tôi một ít nước đi!

Nhưng chợt nhớ cô ta không có vật gì để đựng, thầy liền cho mượn ngay cái bát của mình. Người phụ nữ ấy múc đầy một bát nước, thành tâm dâng lên cho thầy rồi vui vẻ trở về.

 

ÐỨC PHẬT VUN XỚI RUỘNG TÂM

Vào độ thu khi lúa chín rộ, những cánh đồng bát ngát như một tấm thảm vàng hoe. Nông dân đây đó tụ tập chúc mừng nhau một vụ mùa thắng lợi, và trời đất cũng hòa nhịp trong bầu không khí tràn ngập niềm hạnh phúc ấy. Khi đức Phật đến nông trang nọ, rất nhiều người cung kính cúng dường Ngài, riêng có một anh nông phu vốn tính tình cố chấp là cáu gắt với Ngài. Anh ta giận dữ nói:

- Hằng ngày chúng tôi phải vất vả cày bới vun trồng gian khổ lắm mới có thu hoạch như ngày hôm nay. Sao Ngài không bắt chước làm như chúng tôi?

- Này trưởng giả! Như lai cũng có cày cấy trồng trọt đấy chứ! Anh là nông phu phải không? Trâu, hạt giống và ruộng đất của anh đâu rồi nào? Như lai cũng có các thứ ấy, đất tâm của chúng sanh chính là thửa ruộng, Bát chánh đạo là hạt giống và tinh tấn chính là trâu cày.

Ngài giải thích thêm:

- Như lai gieo vào lòng mọi người hạt giống Bát chánh đạo rồi hết lòng vun xới, giẫy cỏ tâm cho họ khiến ai nấy đều được nhổ sạch gốc cỏ phiền não, đạt được hạnh phúc chân thật.

  Người nông phu kia nghe xong thấu hiểu hết mọi lẽ và lập tức sám hối đức Phật, đồng thời hết lòng cung kính dâng lên Ngài thứ cơm sữa thượng hạng nhất. Anh ta thành kính thưa:

- Kính đức Thế tôn! Xin Người từ bi thâu nhận cho con món cúng dường nhỏ mọn này. Ngài đã vun xới mảnh đất tâm và gieo trồng cho con hạt giống hiền thiện, con tin sẽ gặt hái được hạnh phúc.

 

MỤC-KIỀN-LIÊN

Mẹ Tôn giả Mục-kiền-liên là một người hung ác và tàn nhẫn. Bà không bao giờ biết chia sẻ với nỗi khó khăn của mọi người xung quanh. Sau khi chết, bà bị đọa vào địa ngục, chịu mọi thống khổ. Mục-kiền-liên đi xuất gia và chứng được thần thông quảng đại. Với thần lực ấy, thầy thấy mẹ mình đang chịu khổ trong đường ngạ quỷ, ngày ngày chẳng ăn uống gì được vì cổ họng quá bé. Lòng đau như cắt, thầy liền dùng thần thông đem cơm đến cho mẹ ăn nhưng cơm vừa đưa đến miệng đã hóa thành than lửa nên mẹ thầy chẳng thể nào nuốt được. Thầy đến cầu Phật cứu me. Ðức Phật dạy thầy lấy của cải vật dụng của thân mẫu đem đi cúng dường chúng Tăng và bố thí cho người nghèo khổ. Rồi nương vào năng lực chú nguyện hồi hướng của mọi người, nguyện cầu vong hồn bà sớm thoát khỏi cảnh khổ. Thầy Mục-kiền-liên y theo lời Phật, làm các việc bố thí cúng dường và mẹ của ngài lập tức thoát khỏi cảnh khổ, sanh về cõi trời. Hôm đó đúng vào ngày mười lăm tháng bảy tức là ngày tổ chức hội Vu Lan.

 

TĂNG GIÀ

Ðức Phật luôn đi đây đó truyền bá giáo pháp nên tín đồ quy hướng rất đông. Nhiều người xuất gia theo Ngài và dần dần trở thành một đoàn thể lớn. Tăng chúng luôn sống với nhau trong bầu không khí thân mật, vừa học Phật pháp vừa đem Phật pháp giáo hóa mọi người và hết lòng cống hiến cho đại chúng.

Quý thầy đều có tư tưởng đúng đắn, việc làm hướng thượng và nhân cách rất hoàn mỹ. Bất kỳ ai, hễ có dịp tiếp xúc với các thầy thì đều nhận được nhiều sự hướng dẫn quý báu. Mọi người tín nhiệm, tôn kính và học hỏi với các thầy cũng là vì lý do ấy. Tổ chức Tăng già ngày một lớn mạnh và người đời thường xưng tụng tập thể quý thầy với cái tên rất đẹp đó là “Ðoàn thể hòa hợp”.

 

SINH HOẠT TĂNG ÐOÀN

Sau khi thái tử Tất-đạt-đa đi biền biệt, ở vương cung, vua Tịnh-phạn ngày đêm khắc khoải nhớ thương con. Nay bỗng nghe thái tử đã giác ngộ (thành Phật), vua liền sai Ưu-đà-di đi thỉnh đức Phật trở về hoàng cung. Ưu-đà-di đến chỗ Phật đang hành đạo và đi thăm hết một lượt, anh đặc biệt thấy Tăng đoàn sống rất hòa hợp và hoàn toàn sinh hoạt trong sáu phép hòa kính:

1. Tư tưởng hòa đồng.

2. Cùng giữ một giới luật.

3. Lợi ích cùng chia đều.

4. Tâm ý cùng thống nhất.

5. Luôn nói với nhau lời êm dịu.

6. Mọi người cùng ở với nhau trong không khí vui vẻ.

Thái độ của quý thầy rất trang trọng và tâm tánh lại hiền lương. Mọi người giúp đỡ khuyến khích lẫn nhau, cùng theo một chí hướng, cùng đến một đích giải thoát, sát cánh bên nhau học hỏi đạo lý và phương pháp giải thoát luân hồi sanh tử. Trong Tăng đoàn hoàn toàn “vắng bóng” sự tham dục, sân hận và đấu tranh của thế tục. Tất cả luôn tràn ngập một không khí thanh tịnh trang nghiêm.

Sau khi tham quan, Ưu-đà-di cảm thấy rất hâm mộ lối sống của Tăng đoàn. Trong lòng anh chớm nở ý nguyện xuất gia học Phật để được sống theo đời sống ấy, nên khi đưa tin đức Phật sẽ trở về hoàng cung cho nhà vua xong, Ưu-đà-di liền xuất gia.

 

 ÐỨC PHẬT VỀ CỐ HƯƠNG

Ðức Phật xa cách quê hương đã tròn sáu năm nên Ngài quyết định về thăm nhà một chuyến. Dân chúng trong thành Ca-tỳ-la-vệ biết thái tử kính yêu của họ nay là bậc giác ngộ sắp trở về hoàng cung, nên lũ lượt chen chúc đứng hai bên đường nghinh đón.

Ðức Phật dẫn theo hơn một trăm đệ tử từ tốn tiến vào thành. Nét mặt an tịnh hiền hòa và bước chân khoan thai của Ngài đã làm rung động tất cả dân chúng. Ðức Phật hướng về mọi người thân mật chào hỏi, giảng giải những giáo lý đơn  giản. Ngài dạy họ nên xa lánh điều ác, hướng đến điều thiện. Lúc ấy, vua Tịnh-phạn cũng vừa đến. Thấy con mình tiếp xúc quá thân mật với quần chúng, vua cảm thấy rất kinh ngạc nhưng đức Phật thưa với vua cha rằng:

- Ðại vương! Nay Tất-đạt-đã thành Phật, là cha lành của bốn loài. Lẽ tất nhiên, Tất-đạt phải có trách nhiệm cứu độ chúng sanh.

Lời nói thân thiết và bình đẳng của đức Phật khiến dân chúng rất hoan nghênh. Ngay lúc ấy, tâm linh của Tịnh-phạn bừng sáng, phiền não bao nhiêu năm phút chốc được rũ sạch. Lòng vua lâng lâng niềm hạnh phúc và chắp tay tán thán đức Phật. Ðức Phật trở về hoàng cung thuyết pháp đã làm khơi dậy rất nhiều lòng tín ngưỡng đối với Phật giáo ở quan quân; đặc biệt nhất là việc xuất gia của các vương tử Nan-đà, A-na-luật, A-nan v.v...

 

 VUA TỊNH-PHẠN BĂNG HÀ

 Kể từ ngày gặp đức Phật, vua Tịnh-phạn bắt đầu hết lòng tôn sùng Phật giáo và càng để tâm xây dựng quốc gia, hết lòng thương yêu chăm lo cho đời sống nhân dân. Nhưng tuổi đã cao, thân thể đến hồi suy yếu nên không lâu sau ngày gặp Phật, nhà vua bắt đầu trở bệnh. Trên giường bệnh, vua luôn tưởng nhớ đến đức Phật và mong gặp được Ngài. Nhưng, quần thần bảo đức Phật đang bận thuyết pháp ở một nơi rất xa sợ không kịp về thăm vua được.

Mặc dù quãng đường từ chỗ hoằng hóa đến hoàng cung rất xa nhưng khi biết phụ vương lâm bệnh, đức Phật liền cấp tốc trở về. Hằng ngày, Ngài tự mình vừa lo thuốc thang, cơm cháo vừa giảng Phật pháp để khích lệ vua cha, nên vua cảm thấy rất an lạc. Ðến khi phụ vương băng hà, Ngài lại đứng ra đôn đốc việc tang lễ và cùng với các vị vương tử rước linh cữu vua cha đi an táng, làm tròn bổn phận của một người con. Câu chuyện đức Phật đưa tang vua cha lan đi khắp nơi, ai ai cũng noi theo Ngài hiếu kính cha mẹ, tôn kính sư trưởng. Phong tục này đã dần dần phổ biến trong dân gian.

 

THẬP THIỆN

Mẫu hậu Ma-da lìa đời rất sớm. Sau khi mất, bà sanh lên cõi trời hưởng phước báo. Cuộc sống trên cõi thiên rất ưu việt và an nhàn thoải mái. Ðây là nơi thác sanh của những người có thiện căn phước báo đời trước. Nhưng nhân dân cõi trời này vẫn bị chết và luân hồi sanh tử.

Sau khi thành Phật, đức Phật Ðà lên cõi trời này giảng Phật pháp cho mẫu hậu và thiên chúng nghe. Ðức Thế tôn dạy họ làm mười điều thiện:

1. Không sát sanh: Không giết hại sinh mạng.

2. Không trộm cắp: Không cướp đoạt, lén lấy tài sản của người khác.

3. Không tà dâm: Không nên quá đam mê sắc dục.

4. Không nói dối: Không nói lời hư dối.

5. Không nói hai lưỡi: Không nói lời ly gián.

6. Không nói thô ác: Không nhục mạ người khác.

7. Không nói thêu dệt: Không nói lời ủy mỵ say đắm lòng người.

8. Không tham lam: Nên có hành vi liêm chính, không tham tài sản không phải của mình.

9. Không sân hận: không giận hờn thịnh nộ kẻ khác.

10. Không tà kiến: Nên có sự hiểu biết và nhận thức đúng đắn.

Ai thực hành theo mười điều thiện trên, người ấy sẽ sanh lên cõi trời hưởng phước lạc.

 

KHỞI NGUỒN TƯỢNG PHẬT

Ðức Phật đến cõi trời Ðao Lợi thuyết pháp cho mẫu hậu đã nhiều ngày mà chẳng thấy Người trở về, ở nhà ai cũng nhớ Phật và thường bàn luận về âm thanh dung mạo của Ngài. Tất cả đều ước mong sớm gặp lại Phật.

Vì quá nhớ bóng dáng đức Phật nên vua Ưu Ðiền cho mời một nhà điêu khắc trước đây từng chiêm ngưỡng dung nhan đức Phật và có ấn tượng sâu sắc về Ngài. Rồi vua cho lấy gỗ chiên đàn tốt nhất, nhờ anh ta dốc hết tâm sức điêu khắc hình tượng đức Thế tôn. Sau khi hoàn thành, tượng Phật được tôn trí ngay trong hoàng cung. Hằng ngày, vua lạy tượng Phật, tư duy những lời dạy của Ngài và xem như mình đang diễm phúc gần bên đức Phật. Ba tháng rồi cũng trôi qua, đức Thế tôn trở lại hạ giới, thấy bức tượng Ngài liền khen rằng: “Thật là quý báu! Sau khi Ta vào Niết-bàn, tín đồ có thể cúng dường Phật tượng để tưởng nhớ  Như lai”.

Trên đây là khởi nguồn của tượng Phật. Cúng dường tượng Phật là để tưởng nhớ đến đức Phật, lễ bái tượng Phật là biểu thị sự kính trọng, hoàn toàn không có yếu tố mê tín nào ở đây. Mỗi khi chiêm ngưỡng tượng Phật, chúng ta nên suy tưởng và ghi nhớ lời dạy của Ngài để đem những lời dạy đó áp dụng vào cuộc sống hằng ngày, đó là ý nghĩa cúng dường tượng Phật đúng đắn nhất.

CA-TỲ-LA-VỆ BỊ DIỆT VONG

Ðược tin vua Tỳ-lưu-ly thống lĩnh đại quân chuẩn bị đánh nước Ca-tỳ-la-vệ, các vị đệ tử đến thỉnh cầu đức Phật đi hòa giải. Ngài đến ngồi dưới một cây khô bên con đường thông lưu của thành Ca-tỳ-la-vệ. Vua Tỳ-lưu-ly đang tiến quân thì gặp đức Phật, vua kính trọng đến chào Ngài và thưa rằng:

- Vì nguyên do gì mà Ngài lại ngồi dưới gốc cây này?

- Có được sự che chở của thân tộc là điều hạnh phúc nhất. Nay Ta sắp mất thân quyến, bơ vơ một mình như cây khô không còn chút lá, đó là lý do Ta ngồi ở đây.

Vua hiểu được ý Phật, vì tôn kính Ngài nên hạ lệnh rút quân trở về nước. Song, đã là nghiệp báo thì khó mà trốn tránh. Cũng vì nhân dân nước Ca-tỳ-la-vệ quá kiêu ngạo phách lối nên phải chuốc lấy tai họa của chiến tranh. Hậu quả sau cùng mà họ phải nhận là vương thành Ca-tỳ-la-vệ bị diệt vong.

 

 MA-HA-NAM

Vua Tỳ-lưu-ly tiến đánh nước Ca-tỳ-la-vệ. Với tính khí tàn bạo, ông ta hạ lệnh vây thành và cho thẳng tay tàn sát nhân dân. Dân chúng đỡ người già dắt trẻ em, kêu khóc kinh hoảng cùng nhau trốn ra ngoài thành. Họ xô lấn giẫm đạp lên nhau hết sức thê thảm.

Vua Ma-ha-nam đang nhiếp chánh nước Ca-tỳ-la-vệ lúc bấy giờ vì không nỡ thấy cảnh đổ máu của thường dân vô tội nên đến xin vua Tỳ-lưu-ly cho dân chúng một con đường sống. Vua Ma-ha-nam xin lấy khoảng thời gian kể từ khi mình lặn xuống đáy nước cho đến lúc trồi lên, làm mức thời gian để mọi người chạy khỏi thành. Vua Tỳ-lưu-ly nhận thấy khoảng thời gian ấy rất ngắn và chắc người trốn chạy cũng chẳng là bao nên đồng ý tạm ngưng giết hại. Qua một lúc lâu, dân chúng chạy thoát rất nhiều nhưng vẫn chưa thấy vua Ma-ha-nam ngoi lên mặt nước. Vua Tỳ-lưu-ly thấy lạ bèn sai người lặn xuống tìm thì phát hiện ông ta đã cột tóc vào rễ cây dưới nước tự sát. Vua làm như vậy để cơ thể khỏi trồi lên, nhất là kéo dài thời gian để dân chúng chạy thoát nhiều  hơn. Chứng kiến cảnh ấy vua Tỳ-lưu-ly vô cùng cảm động và tức tốc cho ngưng ngay việc giết hại. Việc xả thân cứu người của vua Ma-ha-nam là một biểu hiện đáng để hàng Phật tử chúng ta noi theo.

 

NHỮNG VẤN ÐỀ  SAU KHI ÐỨC PHẬT NHẬP NIẾT-BÀN

Lúc bấy giờ, đức Phật tròn tám mươi tuổi, thuyết pháp được bốn mươi chín năm. Trên từ vua chúa quý tộc, dưới đến lính tráng, thương nhân, kỹ nữ, người đánh cá, kẻ phạm tội v.v... nói chung, người thuộc tầng lớp nào cũng được Ngài từ bi giáo hóa tất cả. Ðức Phật vào thành Câu-thi-na, đến giữa hai cây Sa-la mắc võng nghỉ ngơi và trả lời bốn câu hỏi  của A-nan như sau:

1. Sau khi Như lai vào Niết-bàn các thầy nên giữ gìn quy củ và nên lấy giới luật làm thầy.

2. Sau khi Như lai vào Niết-bàn, quý thầy nên nương bốn niệm trú mà sinh hoạt.

3. Sau khi Như lai vào Niết-bàn, các thầy nên giữ thái độ nhẫn nhục, đừng tranh cãi đối với sự cố tình quấy phá của kẻ xấu.

4. Sau khi Như lai vào Niết-bàn, ở đầu mỗi kinh nên đề câu “Tôi nghe như vầy” để biểu thị cho lời Như lai nói.

Ðức Phật dặn dò thêm: “Mạng sống vô thường, có sanh ắt có tử, có tụ hội ắt có ly tán. Ðây là quy luật tự nhiên, và do vậy Như lai cũng sắp vào Niết-bàn”. Sau khi báo cho quý thầy biết Ngài sắp nhập diệt, đức Phật vẫn ân cần giáo huấn đại chúng và thâu nhận người đệ tử cuối cùng là ông ngoại đạo Tu-bạt-đà-la.

 

LỜI GIÁO HUẤN SAU CÙNG

Tin đức Như lai sắp nhập Niết-bàn được truyền đi khắp nơi, các vị đệ tử liền đến khẩn cầu Người huấn thị cho đại chúng lần sau cùng. Ðức Phật chấp thuận và dạy rằng:

- Sau khi Như lai vào Niết-bàn, các thầy nên tôn trọng giữ gìn giới luật. Người giữ giới luật cũng giống như kẻ nghèo gặp được của báu, như đi trong đêm tối mà gặp ánh sáng. Các người nên khép mình trong đời sống tri túc và biết tiết chế dục vọng.

- Trung thực là điều căn bản để làm người, nhẫn nhục là phương thuốc hay cho đời. Các thầy không nên tham lam chất chứa tiền của, không nên xem quẻ bói tướng cũng đừng đem lời phù chú ủy mỵ mê hoặc mọi người.

- Việc học quý ở chỗ bền bỉ. Như một dòng suối nhỏ nếu chảy hoài cũng có thể xuyên thủng vách đá và những chóp núi để đổ vào biển cả.

- Quý thầy hãy thay thế Như lai nhận lãnh sứ mệnh hoằng hóa chúng sanh!

Vào giữa đêm ngày mười lăm tháng hai, đức Phật an nhiên nhập Niết-bàn. Tuy nhục thể  đã mất nhưng hình ảnh của Ngài vẫn luôn còn mãi. Ðức Phật là bậc đạo sư của ba cõi, là cha lành của bốn loài, là bậc thầy cao cả của trời người. Việc làm và những lời giáo huấn của Người là khuôn phép cho nhân loại. Do đó, chúng ta nên thực hành và truyền bá giáo pháp của Ngài.

 

  NIẾT-BÀN

Lúc chứng đạo dưới cội Bồ-đề, đức Thích tôn có thốt lên rằng: “Thật kỳ lạ! Trong mỗi chúng sanh đều có sẵn Phật tánh”. Lời nói này là một sự bảo chứng hùng hồn. Nghĩa là ai ai cũng có thể thành Phật, miễn sao mọi người hết lòng lập chí làm thiện, cải đổi hoàn toàn những ý nghĩ những việc làm từ các kiếp trước, bao gồm cả thiện lẫn ác, nhiễm ô lẫn thanh tịnh. Lúc ấy nghiệp báo cũng không còn, an nhiên tự tại ngoài vòng luân hồi sanh tử không bờ mé của ba cõi, vĩnh viễn ở trong cảnh giới vắng lặng tự tại, đây gọi là cảnh  giới Niết-bàn. Nói đơn giản thì Niết-bàn có hai:

1. Vô dư Niết-bàn: Người tu tập Phật pháp, khi trải qua một thời kỳ tu luyện thiện đạo lâu dài sẽ rũ sạch tất cả phiền não tội lỗi từ nhiều đời, tâm tánh thanh tịnh, hoàn toàn không còn một mầm mống nào để có thể tái hiện lại vòng sanh tử luân hồi. Khi xả báo thân, tác dụng của nhục thể và tâm linh đều chấm dứt, vĩnh viễn không còn đầu thai hay sống chết trở lại. Sinh mạng mãi mãi trú ngụ trong trạng thái vắng lặng đó gọi là chứng Vô dư Niết-bàn hay chứng A-la-hán. Ðây là kết quả của những vị tu theo tiểu thừa.

2. Bất trụ Niết-bàn: Là người tu tập Phật pháp, phát tâm Bồ-đề rộng lớn, lập chí nguyện cao cả, rằng không chỉ giải thoát cho bản thân mà còn cứu giúp mọi loài. Nguyện không thành quả Phật nếu không hoàn thành chí nguyện này. Từ đời này đến kiếp khác, các vị ấy hết lòng cống hiến cho xã hội và nhân loại. Ðời đời kiếp kiếp tích tụ vô số công đức, tinh tấn học tập Bát chánh đạo, tu tâm dưỡng tánh, vừa dứt sạch tất cả phiền não vừa tích tụ công đức. Hành giả bền bỉ thực hành chí nguyện này trong suốt chiều dài không hạn định của thời gian, đó gọi là Bất trụ Niết-bàn. Bất trụ Niết-bàn là cảnh giới của chư Phật, là lý tưởng tối cao của đại thừa Phật giáo.

 

TRÍCH LỜI KINH DI GIÁO

Hỡi các thầy Tỳ-kheo! Nếu muốn thoát khỏi các khổ não, quý thầy nên suy niệm về sự biết đủ. Biết đủ là nơi trú ẩn yên ổn, giàu sang và an lạc nhất. Người biết đủ tuy nằm trên đất vẫn thấy an lạc; người không biết đủ thì dù ở thiên đường cũng vẫn cảm thấy không vừa ý. Người không biết đủ tuy giàu mà nghèo, người biết đủ tuy nghèo mà giàu. Người không biết đủ thì luôn bị năm thứ dục lạc lôi kéo khiến người biết đủ phải xót thương. Ðó gọi là sự biết đủ.

Nếu các thầy nỗ lực tinh tấn thì không có việc gì là khó, cho nên các thầy hãy cố gắng. Giống như dòng nước tuy nhỏ nhưng chảy mãi cũng xuyên qua đá. Nếu tu hành mà lòng dạ biếng nhác trễ nãi thì chẳng khác nào lấy dây kéo lửa chưa nóng đã thôi, dầu muốn được lửa, lửa ấy cũng khó mà được. Ðây gọi là sự tinh tấn.

KẾT TẬP KINH ÐIỂN

Giáo lý đức Thế tôn giảng nói hoàn toàn được các vị đệ tử dùng trí nhớ ghi lại, đọc tụng cho thuần thục và truyền trao cho nhau, tuyệt nhiên không có sự biên chép bằng một thứ văn tự nào. Sau khi đức Phật nhập diệt được hơn bốn tháng, ngài Ðại Ca-diếp sợ thánh giáo sẽ bị mai một nên đã mở đại hội kiết tập kinh điển. Ý nghĩa của việc kết tập là tập hợp các vị thánh tăng để tụng đọc lại những lời dạy của đức Phật. Mọi người sẽ cùng nhau nghiên cứu thẩm định từng khoản một, sau khi thông qua những việc này xong, điều khoản trên sẽ được thống  nhất giữa các đệ tử đức Phật.

Lúc ấy, đại hội được tổ chức tại thành Vương-xá nước Ma-kiệt-đà. Tất cả mọi sự chi dùng như ăn uống và những đồ cần thiết cho đại hội đều do vua nước này cúng dường. Nghi thức đợt kết tập lần đầu tiên này rất long trọng với sự tham dự của năm trăm vị A-la-hán.

Ðầu tiên là kết tập giới luật. Ngài đại Ca-diếp làm chủ tọa nêu lên câu hỏi, ngài Ưu-ba-ly trả lời. Ví dụ như nói rõ nguyên nhân, thời gian, địa điểm đức Phật chế định giới luật và Ngài nói điều ấy với ai v.v... tất cả đều được trả lời một cách rành mạch rõ ràng. Sau đó, mọi người cùng nhau đọc lại một lần toàn bộ phần giới luật và xác quyết đó là lời Phật chế. Phần thứ hai là kết tập kinh văn do ngài A-nan trả lời, cách thức cũng giống như phần giới luật. Nội dung của cuộc kết tập công bố xong, tất cả đệ tử Phật đều tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Ðây là đợt kết tập lần thứ nhất, về sau còn có ba đợt kết tập nữa. Tạng Kinh, Luật, Luận của Phật giáo là những pho sách đồ sộ và hoàn thiện nhất.

 --- o0o ---
 

Mục Lục | Chương I | Chương II

Chương III| Chương IV | Chương V | Chương VI


--- o0o ---

 

Mục Lục Pháp Tạng- 20

 

--- o0o ---

 

Trình bày:  Nhị Tường

Cập nhật:  01-04-2004

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

lan hồi 16 テス đạt xiv tưởng vạn sự tốt lành ăn lễ 正法眼藏 Sen tình thương sẽ không còn khi người ta duc chùa giác thiên ca sĩ sỹ luân và mẹ lên chùa cài hoa rung dai thu dan ngon lua bo phÃƒÆ ç 5 phút quán vô thường mỗi ngày để 真言宗金毘羅権現法要 tuy but hoa sen giua cho nhat ky hanh huong 5 Ăn đường nhiều có hại như thế nào Ăn một lượng nhỏ sô cô la mỗi ngày ç¾ thay ve tham que me that roi nguong tÃƒÆ sữa tản mạn mùa vu lan vì sao vua lương võ đế cả đời xây Trị bệnh bằng nước nóng Táo đỏ lê quýt có tồn dư thuốc bảo cúng PhÃÆp phat phap cho sinh vien duc dat lai lat ma khuyen khich an chay nhan ngay thiện cho kết thú chung Công ngà n nhật ký TÃ Æ loi nhan nhu vo cung y nghia cua nguoi me goi con tho phat le phat va cung phat Kim mong mạng Nhẫn cuối Quảng Ninh Trang nghiêm giỗ Tổ Pháp Loa Cái tận sÃƒÆ tôn giáo thé hoat Cải á Ÿ