.

 

 

 

KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NIỀM TIN PHẬT GIÁO

 

Biên Soạn: Pháp Sư  Quảng Tịnh

Việt dịch: Thích Ðạo Cơ

 

--- o0o ---
 

 

Chương I

 

PHẬT GIÁO LÀ GÌ ?

 

Dẫn nhập

Phật giáo là một tôn giáo lớn có lịch sử  rất lâu đời. Tại Trung Quốc, Phật giáo vốn là một tôn giáo từ ngoài truyền đến (truyền từ Ấn Ðộ). Nhưng bắt đầu từ đời Hán Minh Ðế (58 –76TL), Phật giáo mới chính thức truyền vào Trung Quốc, đến nay đã gần 2000 năm lịch sử. Tư tưởng Phật giáo cùng với văn hóa Trung Quốc đã hòa hợp nhau như nước với sữa, truyền thừa đến nay trở thành một tư tưởng trọng yếu, cùng song hành với Nho học và Ðạo giáo. Cũng như Nho học và Ðạo học, tư tưởng Phật giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đối với đời sống tinh thần người dân Trung Quốc. Nhưng nếu hỏi Phật giáo là gì thì mọi người quả thật khó trả lời cho rõ ràng và chính xác. Sau đây sẽ thuyết minh về điểm này.

Chánh đề

I. Ðịnh nghĩa Phật giáo

Phật, nói đầy đủ là Phật Ðà, tiếng Phạn là Buddha dịch là “Bậc Giác ngộ” hoặc “Bậc Trí tuệ”.

Giác có hai nghĩa: Giác sát, tức là thấy rõ phiền não mà không bị phiền não1 nhiễu loạn làm khốn khổ; và giác ngộ tức là thấu rõ chân lý các pháp  một cách rõ ràng .

Phật là bậc đã tự giác ngộ lại có thể giúp người khác giác ngộ, đạt đến giác hạnh viên mãn. Tự giác là khác với cái không tự giác của phàm phu. Giác tha là khác với hàng Thanh văn, Duyên giác; hai thừa này tuy có thể tự giác mà không có khả năng giác tha. Còn giác hạnh viên mãn là khác với Bồ-tát; Bồ-tát có năng lực tự giác và giác tha nhưng giác hạnh viên mãn vẫn chưa đạt được.

Chúng sanh nào đoạn tất cả phiền não, đầy đủ phước đức trí tuệ thì gọi là Phật. Bất cứ ai có thể đạt đến tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn đều được gọi là Phật.

Giáo có 3 nghĩa:

1- Giáo lý: dạy người hiểu rõ chân lý.

2- Pháp giáo: phương pháp giáo dục.

3- Trí giáo dạy người phát sanh trí tuệ .

Phật giáo là giáo lý của Phật Ðà, dạy cho người làm thế nào được trí tuệ để có thể thấy rõ chân lý vũ trụ mà đạt đến giác hạnh viên mãn.

II. Duyên khởi của Phật giáo

Ðứng ở bản thể mà nói thì tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Phật tánh là bản tánh sáng suốt của chúng sanh; nên mê là chúng sanh mà ngộ là Phật.Vì thế, chúng ta và Phật vốn cùng một bản thể. Do đó có chúng sanh thì có Phật, mà chúng sanh có từ vô thỉ đến giờ, nên  giáo pháp Phật cũng có từ vô thỉ.

Ðứng ở quan điểm lịch sử nhân loại (tức laø giới hạn ở thế giới này) mà nói thì Phật giáo xuất hiện từ hơn hai ngàn năm trăm năm trước, nay (1986 TL) là Phật lịch 2530. Ðây là lấy năm đức Phật nhập Niết-bàn làm năm đầu. Ðức Phật hưởng thọ ở đời tám mươi năm, do đó đến nay khoảng thời gian đản sanh đã có hai ngàn sáu trăm mười năm.

III. Giáo chủ của Phật giáo

Giáo chủ của Phật giáo là đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đản sanh trên hai ngàn năm trăm năm trước tại thành Ca-tỳ-la Vệ ở nước Ấn Ðộ. Khi sanh ra, Ngài là vị thái tử tên Tất-đạt-đa (kiết tường thành tựu như ý). Phụ thân là vua Tịnh-phạn; mẫu thân là Ma-da phu nhân; Thích Ca là họ của Ngài. Thái tử lúc nhỏ thông minh phi thường, đến năm mười chín tuổi cảm nhận lý vô thường: sanh, lão, bệnh, tử của kiếp người mà xa lìa cuộc sống vinh hoa phú quý của cung vua, xuất gia tìm cầu chân lý nhân sinh vũ trụ và con đường giải thoát. Trải qua năm năm tìm đạo, sáu năm khổ hạnh, sau cùng Ngài ngồi tham thiền dưới cây Bồ-đề mà giác ngộ thành Phật. Lúc này, Ngài ba mươi tuổi. Sau khi thành đạo, Ngài đến lưu vực sông Hằng, thuyết pháp trọn được bốn mươi chín năm. Ðến lúc tám mươi tuổi, Ngài nhập Niết-bàn.

 

GIÁO LÝ PHẬT GIÁO

IV. Giáo lý của đức Phật phân làm hai loại lớn

1.Tam tạng của Phật giáo:

Giáo lý của Phật giáo bao hàm  Kinh, Luật, Luận .

- Kinh, tiếng Phạn là Tu-đa-la, dịch là khế kinh; có 2 nghĩa: khế lý và khế cơ.

Khế lý là phù hợp với chân lý. Hễ là người đạt đến trí tuệ tối cao đều hiểu rõ chân lý của vũ trụ. Vả lại, do pháp tương đồng nên Phật đạo đồng nhau. Khế cơ là khế hợp với căn cơ của người nghe. Cho nên, trong Phật giáo tuy có tám vạn bốn ngàn pháp môn, mỗi hướng khác nhau nhưng đều đồng về một đích. Lại nữa, tạng Kinh phân nhỏ ra làm mười hai bộ2.

- Luật, tiếng Phạn là Ưu-ba-la-xoa hay Tỳ-ni đều dịch là Luật, tức là giới luật của Phật giáo, là phép tắc của đức Phật răn dạy hàng đệ tử rèn luyện thân tâm ngăn chặn hành vi ác.

- Luận, tiếng Phạn là A-tỳ-đạt-ma dịch là Luận, là những gì luận bàn đúng chánh pháp của hàng đệ tử Phật về lời dạy của Ngài hoặc những trước tác để giải thích kinh điển, khiến cho đời sau hiểu rõ chính xác Phật pháp.

Kinh thuộc định học; Luật thuộc giới học; Luận thuộc tuệ học; hợp cả ba lại thành Tam vô lậu học có khả năng phá trừ căn bản phiền não: tham, sân , si.

Kinh, Luật, Luận gọi  là “Tam tạng”, phạm vi bao quát từ  thành, trụ, hoại, không của thế giới tự nhiên, đến hiện tượng sinh, lão, bệnh, tử của kiếp sống nhân loại; từ pháp tiểu thừa tự độï cho mình  đến pháp đại thừa rộng độ chúng sanh; từ hình hình, sắc sắc của thế giới khách quan, đến vọng niệm vô minh ở trong tâm linh của chúng ta. Về thời gian thì thông suốt ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai; về không gian thì tận cùng mười phương thế giới.

Phật giáo vì căn cơ nguyện vọng của chúng sanh không đồng mà phân ra có đại thừa, tiểu thừa. Chỗ khác biệt giữa đại thừa và tiểu thừa là căn cứ nơi tâm lượng lớn hay nhỏ mà phân ra. Hàng tiểu thừa vì vội cầu giải thoát nên cho là đủ, còn bậc đại thừa thì không trụ ở Niết-bàn mà độ khắp chúng sanh. (Thừa tức là xe có thể đưa chúng sanh từ trần lao phiền não đến cảnh giới an lạc thanh tịnh, từ biển khổ luân hồi đến cảnh giới giải thoát Niết-bàn. Ðại thừa như cỗ xe lớn, một lúc có thể chở nhiều người. Tiểu thừa như cỗ xe nhỏ, một lần chỉ có thể chở một hoặc hai người mà thôi).

2. Tam pháp ấn – tiêu chuẩn ấn giám giáo lý:  

Tam pháp ấn là giáo lý căn bản nhất của Phật giáo. Nó dùng để ấn chứng tất cả học thuyết, giáo pháp đúng hay không đúng chánh pháp. Nhờ hiểu biết thâm sâu về Tam pháp ấn chúng ta mới có thể ngộ nhập giáo lý Duyên khởi thậm thâm mà đức Thích tôn đã thuyết giảng. Chúng ta dùng Tam pháp ấn để phân biệt ấn chứng tất cả học thuyết của thế gian (bao hàm những kinh điển không rõ lai lịch và những trước tác của hàng đệ tử) có khế hợp với lời dạy của Phật Ðà không? Nếu trái với Tam pháp ấn này, thì không phải là kinh điển của Phật giáo. Ngược lại, nếu hợp với Tam pháp ấn này, dù không phải chính đức Phật nói cũng có thể xem là Phật pháp cứu cánh .

Tam pháp ấn: pháp ấn thứ nhất là các hành vô thường; pháp ấn thứ hai là các pháp vô ngã; pháp ấn thứ ba là Niết-bàn tịch tịnh.

- Các hành vô thường: “Hành” là biến chuyển tạo tác của ý tứ. Từ quan điểm của Phật giáo, (chúng ta) thấy tất cả sự vật trong vũ trụ (bao quát: tâm lý, sinh lý, vật lý) đều là do tạo tác mà thành, do các thứ điều kiện, nhân tố (nhân duyên) kết hợp mà thành, cũng do các thứ điều kiện biến hóa mà thay đổi chuyển biến. Do đó, trên bề mặt tương  tục của thời gian, chúng ta thấy trong tất cả sự vật đều có sự biến hóa trong từng sát na, chẳng phải thường hằng bất biến. Cho nên gọi là “các hành vô thường”.

- Các pháp vô ngã: là từ trên bề mặt của không gian, nhìn thấy tất cả sự vật (các pháp) đều làm điều kiện nương tựa lẫn nhau mà tồn tại. Kia, đây tác động qua lại lẫn nhau mà không có chủ thể thực tại bất biến. Cho nên  nói là “các pháp vô ngã”.

Ngã, ý nói “chủ thể độc lập, thật tại, thường trụ bất biến”. “Các pháp vô ngã” là nói từ bên ngoài của thế gian đến bên trong của thân tâm không có một cá thể thường trụ, độc lập, tự chủ...

- Niết-bàn tịch tịnh: Mọi người không thể từ trong pháp nhân duyên sâu xa mà thấy suốt chân lý và thật tướng của vũ trụ. Do đó, ở trong vô thường mà chấp thường, ở trong vô ngã mà chấp có ngã, khởi các vọng tưởng, tính toán, phân biệt, “mê lầm” mà tạo “nghiệp” chiêu cảm quả “khổ” nên trôi lăn mãi trong sanh tử luân hồi. Nếu có thể quan sát vô thường, vô ngã, xa lìa tất cả hý luận vọng tưởng, chấp trước, mà thấu suốt thật tướng vạn pháp của vũ trụ, không vì vóc dáng ốm gầy, không vì sự vật biến đổi mà tự tại thanh tịnh, cuối cùng hướng đến giải thoát, thì được gọi là “Niết-bàn”. Cảnh giới Niết-bàn hoàn toàn không có bất kỳ một phiền não nào khuấy nhiễu, làm bất an, nên  gọi là “Niết-bàn tịch tịnh”.

V. Năm thừa của Phật giáo

Phật giáo chiếu theo phước đức, trí tuệ cao thấp mà chia thành năm cấp bậc: Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ-tát thừa.

1. Nhân thừa: Do thực hành năm giới mà được sanh lại cõi người.

2. Thiên thừa: Do thực hành mười điều thiện mà được sanh lên cõi trời.

3. Thanh văn thừa: Do nghe và tu hành theo bốn thánh đế3 mà chứng đắc quả A-la-hán4.

4. Duyên giác thừa: Do quán mười hai nhân duyên5 mà chứng đắc quả Bích-chi Phật6.

5. Bồ-tát thừa: Là thực hành Lục độ7, phước tuệ viên mãn mà chứng đắc quả vị Phật vô thượng.

Phật giáo tu hành theo ba môn vô lậu học: giới, định, tuệ để đoạn trừ các phiền não tham, sân, si mà được giải thoát rốt ráo. Cho nên, từ quả vị A-la-hán trở lên thì  được tự tại thoát khỏi sự ràng buộc của ba cõi. Còn phương pháp tu hành của các tôn giáo khác đều không viên mãn, cho nên kết quả chỉ có thể được sanh lên cõi trời, người, rồi cũng quanh quẩn trong sáu nẻo luân hồi mà thôi.

VI. Lịch sử  truyền bá  của Phật giáo

Phật giáo phát triển ở Ấn Ðộ, phân làm ba giai đoạn:

1. Thời đại Phật giáo nguyên thủy: Ước tính từ thời đại đức Phật đến trước công nguyên ba trăm năm.

2. Thời đại Phật giáo bộ phái: Ước tính khoảng trước công nguyên ba trăm năm đến đầu công nguyên.

3. Thời đại Phật giáo đại thừa: Ước tính khoảng năm đầu công nguyên đến năm một ngàn hai trăm. 

Ba giai đoạn phát triển này trước sau được một ngàn bảy trăm năm.

Sau khi đức Phật Thích Ca nhập Niết-bàn, các đệ tử  của Ngài kế tiếp truyền bá giáo pháp Phật Ðà đến các nơi. Truyền về hướng nam Ấn Ðộ đến Tích Lan mở rộng sang Miến Ðiện, Thái Lan, Cao Miên, Lào,Việt Nam, Mã Lai, Tây Á..., đây gọi là “Phật giáo Nam truyền”; truyền về hướng bắc đến Trung Quốc, Tây Tạng, Mông Cổ, Việt Nam, Nhật Bản...., đây gọi là “Phật giáo Bắc truyền”. Ngày nay, Phật giáo đã phổ biến ở Châu Á và các nơi trên thế giới.

VII. Phật giáo tại Trung Quốc

Phật giáo truyền vào Trung Quốc. Căn cứ Hoàng minh tập, quyển một thì vào đời Ðông Hán, vua Minh Ðế nằm mộng thấy một thần nhân, thân có hào quang, bay ở trước điện. Hôm sau, vua hỏi quần thần đó là vị thần nào thì lúc ấy, có một vị học vấn thông đạt quả quyết rằng: “thần nghe nói bên Thiên Trúc có một vị tu hành đắc đạo được mọi người tôn xưng là Phật. Ngài có khả năng bay trong hư không, thân có hào quang. Người trong giấc mộng của hoàng thượng có lẽ chính là vị Phật ấy. Vào năm thứ mười niên hiệu Vĩnh Bình (67 TL), vua Minh Ðế phái ông Thái AÂm đến Ấn Ðộ tìm hỏi và thỉnh hai ngài Ca-diếp-ma-đằng và Trúc Pháp Lan ở nước Ðại Nguyệt Thị, dùng ngựa trắng chở tượng Phật và kinh điển về Trung Quốc.

Lịch sử ghi chép đây là sự mở đầu cho Phật giáo truyền vào Trung Quốc. Gần hai ngàn năm trở lại đây, Phật giáo đã trở thành tôn giáo tín ngưỡng chủ yếu của Trung Quốc (nhà nhà niệm Phật Di Ðà, người người niệm Phật Quan AÂm), được ghi chép chân thật, rõ ràng, chính xác. Phật giáo Thiền tông Trung Quốc bắt đầu từ đời Lương Võ Ðế do tổ sư Ðạt-ma truyền sang.

VIII. Lợi ích của sự tín ngưỡng, thực hành theo Phật giáo

1. Phụng trì 

Lợi ích của sự phụng trì năm giới, mười điều thiện. Theo Phật pháp, từ khi chúng ta tu hành đến lúc chứng quả đều dựa trên luật nhân quả. Năm giới và mười điều thiện của Phật giáo dùng để thúc liễm thân tâm, khiến cho chúng ta có cuộc sống hiện tại chân chánh, tâm hồn được an lạc, không tạo nhân ác nghiệp khiến đời sau đọa vào ba đường ác. Bên cạnh đó, năm giới, mười điều thiện còn có thể gián tiếp tịnh hóa nhân tâm xã hội .

2. Phụng hành

Lợi ích của sự thực hành tinh thần từ bi bình đẳng: Phật giáo chủ trương “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi”8, tức là không những quan tâm đến người thân của mình mà còn phải thương yêu những người không quen biết. “Theo tinh thần cũng là phàm phu ngu muội thì tất cả hữu tình trong vũ trụ đều có cùng một bản thể với ta, vui buồn có liên quan với nhau”. Hơn nữa, tinh thần bình đẳng của Phật giáo bao trùm tất cả nhân loại và tất cả động vật hữu tình .

Ðiều ấy cho chúng ta biết phàm là “hữu tình” đều có Phật tánh, đều có khả năng thành Phật. Ðồng thời, chúng ta bồi dưỡng nhân cách độc lập, tự tôn, tự tin mình tạo thành một xã hội có sự hài hòa tôn trọng lẫn nhau, tin tưởng lẫn nhau.

3. Phật giáo có vô lượng pháp môn

Như các phương pháp: tu tập thiền tọa, tụng kinh, trì chú, niệm Phật, lạy Phật ..., trong quá trình tu tập các phương pháp này, nó có khả năng giúp chúng ta dần dần thể nghiệm được đạo lý mà đức Phật khai thị, tiến đến thành Phật.

4. Mục tiêu cuối cùng của  người tin Phật

Mục tiêu cuối cùng của người tin Phật là đạt đến bốn đức Niết-bàn: Thường, lạc, ngã, tịnh.

- Thường: Chơn thường, tịch tịnh, xa lìa các sinh diệt.

- Lạc: Viên mãn, không khiếm khuyết, xa lìa các phiền não.

- Ngã:  Ðược tự tại, xa lìa các trói buộc.

- Tịnh: Thanh tịnh vô vi, xa lìa các cấu nhiễm, tự độ, độ tha, công đức viên mãn.

Người nào có thể đạt đến cảnh giới này chính là thành Phật vậy. Tất cả nỗi thống khổ của thế gian đều tương phản với bốn đức này. Sinh diệt bất định tương phản với thường; phiền não bất an tương phản với lạc; trói buộc lớp lớp tương phản với ngã; cấu nhiễm bất tịnh tương phản với tịnh. Ðạt được bốn đức này thì vĩnh viễn xa lìa biển khổ. Thành Phật không thể một bước mà thành, nên tuần tự mà tiến, nhất định sẽ đạt đến mục tiêu.

 

Kết Luận

Từ trong truyện ký của Phật Ðà, chúng ta có thể biết đức Phật là một bậc mô phạm cao quý nhất của chúng ta. Ngài đã tu hành trải qua vô lượng kiếp, mãi đến đời sau cùng mới thấu triệt được chân lý vũ trụ. Tuy nhiên, kính ngưỡng nhân cách vĩ đại của Ngài và sự viên mãn của Phật pháp mà chúng ta không chịu nỗ lực tu học thì vĩnh viễn không đạt đến mục đích. Cho nên, muốn trở thành một Phật tử chân chánh thì chúng ta cần phải học tập theo giáo pháp Phật Ðà, học theo điều đức Phật học, hành theo pháp Phật Ðã hành, cứ tuần tự tiến tới trên con đường mà đức Phật Ðã chỉ dạy, thì đời này đời sau chắc chắn đạt được nhiều lợi ích.

Ðã công nhận giáo pháp của Phật Ðà là nơi nương tựa trọn đời thì chúng ta nên quy y Tam bảo, tín ngưỡng Phật giáo (tín). Về sau cần phải nỗ lực nghiên cứu Phật pháp, hiểu rõ giáo lý Phật giáo (giải). Sau khi hiểu rõ giáo lý của Phật giáo, lại cần phải nỗ lực đi vào thực tiễn tu  hành (hành). Cứ như vậy mà tinh tấn thực hành không giải đãi thì cuối cùng chắc chắn sẽ chứng đắc tất cả đạo lý mà đức Phật Ðã nói (chứng). Trong đó, giải và hành cần phải được coi trọng. Ngoài ra, đệ tử  Phật cần lập  bốn hoằng thệ nguyện :

Chúng sanh vô biên thề nguyện độ ,

Phiền não vô tận thề nguyện đoạn,

Pháp môn vô lượng thề nguyện học ,

Phật Ðạo vô thượng thề nguyện thành .

Ðể nhắc nhở mình không những tự độ cho bản thân (tự giác), mà còn phải độ khắp chúng sanh (giác tha), tiếp đến làm những việc đưa chúng sanh đến cảnh giới viên mãn tột bậc. Ðược như vậy thì mới gọi là Phật tử chân chánh có năng lực .


 

1 Phiền não: Gồm sáu thứ căn bản phiền não và hai mươi thứ tùy phiền não. Sáu thứ căn bản phiền não :

1- Tham: Tham ái, ngũ dục .

2- Sân: Sân nhuế, vô nhẫn.

3- Si: Ngu si,vô minh.

4- Mạn: Kiêu mạn, tự đại.

5- Nghi: Hồ nghi, ngờ vực.

6- Bất chánh kiến: Là sự biết không đúng bao gồm thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến. Thân kiến: Chấp trước thân căn (sắc uẩn) trong năm uẩn; biên kiến: bám chắc hai kiến thường và đoạn; tà kiến: Bài bác cho là không có nhân quả, phá hoại các việc lành; kiến thủ kiến: chấp chặt thành kiến, chẳng phải quả cho là quả; giới cấm thủ kiến: Chấp chặt giới bất chánh, chẳng phải nhân cho là nhân. Hai mươi thứ tùy phiền não:

 1- Phẫn: Sự bất bình trong tâm .

 2- Hận : Sự  oán hận trong tâm .

 3- Phú: Sự  che dấu tội lỗi của mình .

 4- Não : Sự  nổi cấu với người .

 5- Tật : Sự ganh ghét người khác .

 6- Xan : Khí lượng hẹp hòi, không buông xả được của cải tài vật.

 7- Cuống : Dối trá, gạt gẩm người khác.

8- Siểm : Ý quanh co (nịnh hót ) người khác .

 9- Hại : Làm người khác tổn thương.

10- Kiêu : Kiêu ngạo, tự đại.

11- Vô tàm : Không tự phản tỉnh, không thẹn với chính mình.

12- Vô Quý : Có lỗi, người khác chỉ trách, không biết xấu hổ với họ.

13- Trạo cử: Tâm tư dao động

14- Hôn trầm: Tâm tư mơ hồ.

15- Bất tín: Không tin thiện pháp .

16- Giải đãi : Biếng nhác, không giữ tâm tinh tấn .

17- Phóng dật: Làm theo tánh vọng.

18- Thất niệm: Quên mất chánh niệm .

19- Tán loạn: Tâm không chuyên nhất .

20- Bất chánh tri: Sự thấy biết không chơn chánh.

 

2 Mười hai bộ Kinh: 

Một đời thuyết giáo của đức Thế Tôn có thể phân chia làm mười hai loại gọi là mười hai bộ Kinh cũng gọi là mười hai phần giáo .

1- Trường hàng: Ngài dùng tản văn nói thẳng diệu nghĩa, không hạn định số lượng chữ, câu. Vì chữ, câu nhiều nên gọi là Trường hàng.

2- Trùng tụng: Ðầu tiên tuyên thuyết, tiếp đến kệ tụng tóm lại ở sau, có trùng tuyên lại nghĩa nên gọi là Trùng tụng .

3- Cô khởi: Không nương vào Trường hàng, mà dùng thẳng câu kệ như là kinh Pháp cú. Vì không nương vào tản văn nên gọi là Cô khởi.

4- Thí dụ: Giáo lý rất thâm áo nên dùng thí dụ để thuyết minh .

5- Nhân duyên: Tường thuật nhân duyên thấy Phật nghe pháp hoặc nhân duyên Phật thuyết pháp giáo hóa.

6- Vô vấn tự thuyết: Như kinh A Di Ðà không có người hỏi mà Phật tự thuyết .

7- Bổn sanh: Là kinh văn Phật nói nhân duyên đời trước của mình.

8- Bổn sự: Là kinh văn Phật nói nhân duyên đời trước của các đệ tử.

9- Vị tằng hữu: Kinh ghi lại đức Phật hiện các thứ thần lực không thể nghĩ bàn.

10- Phương quảng: Thuyết chân lý rộng lớn, đúng đắn.

11- Luận nghị: Là kinh văn lý luận, hỏi đáp về giáo lý.

12- Ký biệt hoặc thọ ký: Là kinh văn ghi lại lời đức Phật thọ ký cho hàng thanh văn hoặc Bồ-tát thành Phật.  

3 Tứ đế:

   1-Khổ đế: Chân lý nói rõ đời người có nhiều nỗi khổ. Ðời người có ba khổ, tám khổ, vô lượng các điều khổ; khổ là chân tướng hiện thực của vũ trụ.

2-Tập đế: Tập nghĩa là tập khởi, là chơn lý nói rõ vì sao nhân sinh thống khổ. Sở dĩ nhân sinh thống khổ là do phàm phu tự mình ngu si vô minh khởi lên các thứ phiền não tham dục, sân hận... mà tạo các thứ nghiệp bất thiện, nên kết quả phải chịu các thứ khổ đau.

3-Diệt đế:  Cảnh giới tịch diệt dứt bặt phiền não tham, sân, si...Và nói rõ cảnh giới Niết-bàn mới là lối đi về cuối cùng lý tưởng nhất của con người. Vì Niết-bàn là cảnh giới thường trụ, an vui, tịch tĩnh.

4-Ðạo đế: Chân lý nói rõ con nguời tu tập theo con đường như thế nào, mới có thể chứng đắc chân lý Niết-bàn. Ðạo có nhiều hướng, chủ yếu chỉ cho sự tu tập Bát chánh đạo. Bốn thánh đế này bao trùm hai lớp nhân quả thế gian và xuất thế gian. “Tập” là nhân; “khổ ” là quả, đây là nhân quả của cõi mê. “Ðạo” là nhân; “Diệt” là quả, đây là nhân quả của cõi ngộ.

4 A-la-hán: Là tên gọi quả vị cao nhất trong Thanh văn thừa. Gồm ba nghĩa:

   1- Sát tặc: Diệt hết giặc phiền não.

   2- Vô sanh: Ra khỏi sanh tử không còn thọ thân sau.

   3- Ứng cúng: Xứng đáng thọ nhận sự  cúng dường của trời, người.

5 Mười hai nhân duyên.

Còn gọi là mười hai hữu chi hoặc mười hai duyên khởi, là nói rõ quá trình lưu chuyển sanh tử của hữu tình . Mười hai nhân duyên là vô minh (các phiền não là tham, sân, si nguồn gốc của sanh tử ); Hành (tạo tác các nghiệp); Thức (nghiệp thức đầu thai); Danh sắc (chỉ có thai hình, còn sáu căn chưa đầy đủ); Lục nhập (thai nhi trưởng thành hình người có đầy đủ 6 căn: mắt, tai...); Xúc (ra khỏi thai tiếp xúc với ngoại cảnh); Thọ (tiếp xúc ngoại cảnh, sanh khởi cảm thọ khổ, vui); Ái (gặp cảnh, sanh ái dục); Thủ (nắm giữ điều mình muốn); Hữu (thành nghiệp nhân có thể chiêu cảm quả báo đời sau); Sanh (thọ lại thân ngũ uẩn đời sau); Lão tử  (thân vị lai dần dần già mà chết).

Mười hai chi ở trên bao quát tất cả nhân quả khởi hoặc, tạo nghiệp,  thọ khổ... trong ba đời. Tất cả nhân quả, giáp vòng rồi lại bắt đầu đến không cùng. (chú thích Tác giả)

6 Bích-chi Phật: Tên gọi tắt của Bích-chi-ca Phật Ðà. Trung hoa dịch là Duyên giác, hoặc Ðộc giác. Nhân quán hoa rơi lá rụng hoặc quán mười hai nhân duyên mà khai ngộ chứng đạo thì gọi là Duyên giác; hoặc nhân không có thầy bạn hướng dẫn, chỉ dựa vào bản thân tu mà chứng đạo thì gọi là Ðộc giác.

7 Lục độ: Sáu pháp môn có thể vượt qua bờ sanh tử khổ não này, đạt đến bờ Niết-bàn an lạc kia: là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ.

Bố thí cảm hóa xan tham.

Trì giới cảm hóa phá giới.

Nhẫn nhục cảm hóa sân nhuế.

Tinh tấn cảm hóa giải đãi.

Thiền định cảm hóa tán loạn.

Trí tuệ cảm hóa ngu si. 

8 Vô duyên đại từ, đồng thể đại bi: Phật pháp không nói “ái” mà nói là đại từ , đại bi. Thế nào là vô duyên đại từ? Vô duyên nghĩa là đại từ. Vô duyên nghĩa là không có quan hệ, duyên phận thân tình bao gồm tất cả mọi người, kể cả người thù địch. Phật pháp không những độ người có đức tin hữu duyên mà còn độ những người thù địch không duyên.Vì thế, trong tam tạng kinh điển bao la như sương khói trên biển mà tìm nữa chữ  cừu địch hoặc hận thù thì cũng không bao giờ có thể thấy được.

- Thế nào là đại bi? Ðồng thể là đại bi. Ðồng thể nghĩa là vạn vật và ta đều có Phật tánh, đều do nhân duyên sanh ra, không hai không khác, cho nên gọi là đồng thể. Tinh thần của Phật pháp không sát hại tất cả chúng sanh, đó là do quán niệm đồng thể này vậy.

 

 

 

--- o0o ---
 

Mục Lục | Chương I | Chương II |  Chương III

 Chương IV | Chương V | Chương VI | Chương VII

 Chương VIII | Chương IX | Chương X


--- o0o ---

 

Trình bày:  Linh Thoại

Cập nhật:  01-04-2004

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

真言宗金毘羅権現法要 Tập thể hình mang lại những lợi ích về nghe tháng ba hành động với từ ái và bi mẫn cựu tổng giám mục rowan williams phật 1990 trong hon nhan khong phan sai hay dung Hoạ phúc lần đầu công bố ảnh về cuộc đấu trở Thừa Thiên Huế Trùng tu Đài kỷ niệm chong giet vo tìm hiểu về chánh pháp hay song nhu con lat dat luon dung day sau khi vap Nhận hòa thượng thích đức nhuận vet thuong tinh thuc trinh cong son sÃƒÆ c viết cho con chổi chà ç¾ Linh lưu co nhung dieu dot mai chang thanh tro làm sao để chấm dứt mọi mong cầu Tu tiểu Tà i tư tưởng và phong cách thiền tông lich su cuoc doi duc phat thich ca qua nhung hinh Văn Chùa Bà Thao thấy ke hoa phát địa ngục qua cái nhìn duyên khởi cõi 隨佛祖 su dan sinh cua duc phat hãy học cách cho trước khi muốn nhận Hoài Vận động thể chất tốt cho tim mạch 天地八陽神咒經 詞典 hậu Đậu Giỗ Tổ khai sơn tổ đình Sắc tứ 四大皆空 hà tĩnh đại lễ vu lan báo hiếu 2014 hoà sac võ 抢罡 tâm kinh và tính không 虚云朝拜五台山从哪里出发 Thiên Linh ứng hay nhiệm ý nghĩa lễ hội dâng y trong mùa vu lan Gói lạnh tuÇ kim cuÑi nhung 不空羂索心咒梵文 Niệm Phật Chén trà của Hòa thượng Thiện Siêu