.

 

 

THẬP BÁT LA-HÁN

 

Trước tác:  Lâm Thế Mẫn.

  Việt dịch: Thích Ðạo Luận.

 

--- o0o ---
 

MƯỜI TÁM VỊ LA-HÁN

 Phần 1: (1-5)

1. TÂN-NẦU-LÔ-PHẢ-LA-ÐỌA (TÂN-ÐỘ-LA-BẠT-LA-ÐỌA-XÀ)

Tôn giả Tân-đầu-lô-phả-la-đọa là vị La-hán đầu tiên trong mười tám vị La-hán, có chỗ dịch Tân-độ-la-bạt-la-đọa-xa. Ngài là người nước Câu-thiểm-di1, vốn là một vị đại thần danh tiếng dưới trướng vua Ưu Ðiền.

Ngài họ “Phả-la-đọa” tên “Tân-đầu-lô”. Dưới đây, chúng ta gọi ngài là Tân-đầu-lô.

Tân-đầu-lô quy y theo Phật rất sớm, do nỗ lực tinh tấn tu tập nên khiến vua Ưu Ðiền cảm động. Thấy ngài thiết tha với Phật, vua đồng ý cho ngài từ quan xuất gia.

Nhờ tư chất thông minh, cộng thêm sự nghiêm mật tinh tấn hành trì nên ngài chứng quả La-hán rất nhanh. Từ khi biết ngài chứng quả, vua Ưu Ðiền thường xuyên lui tới viếng thăm.

Theo lễ nghi nhà Phật “Sa-môn bất bái vương giả”, do vậy, mỗi lần vua đến, Tân-đầu-lô chỉ chắp tay xá chào. Vì nghĩ rằng mình cũng là một Phật giáo đồ nên vua không cảm thấy Tân-đầu-lô thất lễ.

Nhưng đám cận thần bên vua có một số không tin Phật thì cho rằng Tân-đầu-lô tự cao ngạo mạn. Do đó, những lúc ở trước mặt vua thường đâm thọc thị phi:

- Thưa đại vương! Trong mắt Tân-đầu-lô, ông ta không xem ngài ra gì cả!

-   Thưa đại vương! Tân-đầu-lô nghĩ mình mới là vua, còn ngài là thuộc hạ của ông ta!..

Không chịu được những lời gièm tấu của quần thần, vua nổi giận quát:

- Ðược! Lần này ta đến, nếu như ông ta không ra nghinh đón, quì bái chào hỏi, ta sẽ xử trảm ngay tại chỗ.

Vua nổi giận lôi đình, hầm hầm dẫn tùy tùng đi thẳng đến động Tân-đầu-lô ở. Nhưng khi sắp đến nơi thì từ xa vua đã trông thấy Tân-đầu-lô cung kính đứng trước động nghinh đón.

- Cung đón đại vương quang lâm! Xin mời ngài vào! Mời vào! – Tân-đầu-lô chắp tay cúi chào chín mười lần.

- Ồ, miễn lễ! Miễn lễ! – Vua Ưu Ðiền thấy Tân-đầu-lô một mực cung kính như thế, trong lòng rất xấu hổ, vội xuống ngựa đáp lễ.

Sau khi vào động, mọi người ngồi lại hàn huyên chuyện cũ với nhau, riêng vua ấm ức khó chịu hỏi:

- Thưa tôn giả! Thường ngày trẫm đến, Tôn giả không ra ngoài động nghinh đón, sao lần này lại ra?

- Thưa đại vương! Trước kia đại vương đến đây với lòng chí thành tôn kính Tam bảo nên tôi không cần ra đón. Nhưng lần này, đại vương ôm hận mà đến, nếu tôi vẫn cứ ngồi trong động ắt sẽ chuốt lấy họa sát thân. Tôi sợ đại vương chỉ vì nhất thời giận dữ mà mắc đại tội sát hại La-hán, tương lai chiêu cảm khổ báo trong địa ngục. Vì thế, tôi mới vội ra ngoài nghinh đón.

Nghe Tân-đầu-lô nói, vua xấu hổ vô cùng vội rời tòa cúi đầu sụp lạy.

Lần khác, Tân-đầu-lô ôm bát vào thành theo thứ lớp khất thực. Khi khất thực đến nhà một phụ nữ keo kiệt bủn xỉn, ngài thấy bà ta đang chiên bánh bao. Ðịnh ôm bát đến nhà khác, nhưng vì biết bà này là người bủn xỉn, muốn cho bà ta bố thí gieo chút phước để tương lai có quả báo tốt nên ngài cố ý đi đến chỗ bà ta.

- Cút đi lão hòa thượng! – Bà ta chửi bới om sòm.

Mặc cho bà ta chửi, Tân-đầu-lô vẫn đứng yên bất động, khiến bà ta càng giận dữ thét:

- Cút mau, còn đứng đó làm gì mất thời gian, dù thế nào bà cũng không cho đâu!

Tân-đầu-lô vẫn bình thản không nói, lặng lẽ đến ngồi trước cửa nhập định, giả làm như một người chết. Có lẽ vì chưa từng thấy cảnh thiền định như vậy nên bà ta nhảy thót lên, than:

- Ði nhanh đi mà, đừng có chết ở nhà tôi, tôi gánh không nổi trách nhiệm này đâu. – Vì ở Ấn Ðộ lúc bấy giờ, Hòa thượng rất được mọi người tôn kính nên bà ta sợ vua kết tội thì không thể nào tránh khỏi bị mời lên quan phủ.

- Ðược rồi, được rồi! Ðứng dậy đi, tôi sẽ cho ông một cái, vậy được chưa, đồ đáng ghét! – Cuối cùng không còn cách nào hơn bà ta đành đồng ý bố thí.

Khi ấy, Tân-đầu-lô từ từ tỉnh lại, mở to mắt đứng dậy.

Thấy Tân-đầu-lô chưa chết, còn vui mừng đứng ngay cửa nhắc lại lời mình vừa nói và xin bánh, bà ta rất hối hận. Nhưng đã nói rồi không thể rút lời lại được nên bà ta đành buộc lòng cho ngài một cái. Song, không nỡ cho mấy cái bánh vừa to vừa thơm đã chiên sẵn, bà ta cố ý naàu7841?n lại một cái nhỏ như cái bánh cảo2 rồi thả vào chảo dầu chiên.

 Tân-đầu-lô thấy bà này hẹp hòi như vậy trong lòng vừa xót thương vừa buồn cười, nên cố ý dùng thần thông, lúc đầu chỉ có mấy cái bánh bao nhỏ trên chảo, lát sau mấy cái bánh lớn hai bên liên tiếp kết lại càng lúc càng nhiều, dù bà ta cắt xén thế nào bánh cũng kết thành một khối, không thể nào cắt ra được. Cuối cùng, không còn cách nào hơn, bà ta đành đem toàn bộ xâu bánh cho Tân-đầu-lô.

- Cảm ơn bà! Bà thật rộng rãi, cho tôi một lần nhiều chừng này. – Tân-đầu-lô cười hà hà nói.

- Ðồ đáng ghét! Cút đi! – Bà ta đau lòng quát.

- Này thí chủ! Tôi nói thật cho bà biết tôi đã chứng A-la-hán vốn không ăn cũng không đói không chết, nhưng tôi có mấy huynh đệ đồng tu, hôm qua ngã bệnh họ không thể ôm bát ra ngoài khất thực nên mới nhờ tôi giúp. Cảm ơn mấy cái bánh của bà. – Nói xong, Tân-đầu-lô chắp tay cảm tạ.

- À, ra là vậy, ông không phải cất riêng để dùng một mình mà muốn mang về cho các huynh đệ bệnh. Ðây, đây, cầm lấy đi...

Bà ta bất chợt xúc động, áy náy nói tiếp:

- Về đó rồi còn cần bao nhiêu nữa thì cứ đến đây. Ở đây còn nhiều lắm.

- Cảm ơn bà, vậy là đủ rồi. Thí chủ cúng dường tài vật vui vẻ như vậy, phước báo tương lai không thể nghĩ bàn. – Tân-đầu-lô nói rồi đi.

Một hôm, ngài cùng Tôn giả Mục-kiền-liên có việc ra ngoài, tình cờ thấy ông Thọ-đề-già dùng gỗ chiên đàn tốt nhất đẽo một cái bát, rồi đem bát treo trên cây sào rất cao, sau đó tuyên bố:

- Ai có thể không trèo, không dùng thang mà lấy được bát xuống, tôi sẽ tặng bát cho người ấy.

Tin này gây xôn xao khắp nơi, vì bát chiên đàn là bảo vật quí giá, người thường ai cũng mơ có nó. Nhưng bát treo quá cao họ chỉ đứng nhìn trong thèm muốn mà thôi.

Ấn Ðộ lúc bấy giờ có rất nhiều bọn ngoại đạo bản lĩnh cao cường cũng dồn dập kéo đến trước. Song, xét cho cùng thì pháp thuật của họ còn non kém nên cứ nhảy tới nhảy lui mãi mà vẫn không tới được cây, rốt cuộc không ai lấy được bát.

Khi ấy, Tân-đầu-lô nói với ngài Mục-kiền-liên:

- Này hiền giả! Ngài là vị đại đệ tử thần thông đệ nhất của đức Thế Tôn, sao không đến thử xem?

Mục-kiền-liên đáp:

- Bay lên để lấy bát chẳng có ý nghĩa gì cao cả. Tôi không thích!

- Nhưng lấy được bát cũng chứng minh được Phật pháp vi diệu hơn ngoại đạo chứ! – Tân-đầu-lô không đồng ý với quan điểm của ngài Mục-kiền-liên.

Thấy Tân-đầu-lô không tán thành, ngài Mục-kiền-liên đành nói:

- Vậy thì một mình ngài đến thử đi!

Tân-đầu-lô liền vận thần thông bay lên không, lượn quanh cây sào bảy vòng rồi đưa tay lấy bát. Sau đó, từ từ trở xuống đất trong dáng vẻ nhẹ nhàng hân hoan với tiếng vỗ tay reo hò của hàng vạn người.

Nhưng sau khi về đến tinh xá, ngài bị đức Phật  quở trách:

- Trước mặt thiên hạ mà biểu diễn thần thông, không những chẳng ích lợi gì cho việc hoằng dương Phật pháp, trái lại dễ làm mọi người ngộ nhận cho rằng tu học Phật pháp cũng chỉ để biểu diễn thần thông phi thường mà thôi.

- Bạch đức Thế Tôn! Lần sau con không dám nữa. -  Tân-đầu-lô xấu hổ thưa.

- Ðược rồi, đừng buồn! Nhưng ông đã biểu diễn rồi mọi người ai cũng kính phục ông. Vì vậy, ông sẽ phải tiếp tục lưu lại thế gian, vĩnh viễn không được ra đi để làm phước điền cho chúng sanh gieo trồng thiện căn.

Tân-đầu-lô vâng lời Phật dạy nên hơn hai ngàn năm nay, ngài luôn lưu lại thế gian thay tên đổi họ, tiếp tục không ngừng nỗ lực hoằng dương Phật pháp, chỉ vì chúng ta phàm phu không nhận ra ngài thôi.

Ngoài ra, còn một số tích nữa có thể chứng minh Tân-đầu-lô vẫn thường cùng sinh hoạt quanh chúng ta:

Vào thời Ngũ đại, vua nước Ngô Việt là Tiền Lưu rất thâm tín Phật pháp. Lần nọ, vua tổ chức một pháp hội lớn chưa từng thấy để cúng dường Tăng chúng các nơi. Quần thần có người tâu:

  - Thưa đại vương! Ngài nên giữ lại một chỗ tốt nhất chờ đón bậc đại A-la-hán.

- Chờ ai? – Vua hiếu kỳ hỏi

- Thưa đại vương! Ðó là Tôn giả Tân-đầu-lô, vì từ xưa đến nay chỉ cần người nào thiết lễ trai diên cúng dường Tăng chúng và thành kính cung thỉnh thì không lần nào mà ngài không đến.

Tuy bán tín bán nghi, nhưng vua vẫn để dành một chỗ tốt nhất cho vị khách quý không cho bất kỳ ai ngồi vào đó.

Pháp hội tiến hành tưng bừng náo nhiệt, mãi đến khi hoàng hôn buông xuống thì bỗng nhiên xuất hiện một vị Hòa thượng lạ, tướng mạo gầy ốm, lông mày vừa trắng vừa dài, từ hướng núi phía tây bay qua cửa sổ, đến ngồi trên chỗ của khách quý ăn uống vui vẻ. Lát sau, ngài đứng dậy nói với mọi người:

- Cúng dường Tam bảo công đức vô lượng! Ha ha, ta là Tân-đầu-lô. Ta đi đây!

Ấn Ðộ vào thời vương triều Khổng Tước, vua A-dục là một Phật tử rất thuần thành. Có lần, vua thỉnh ba mươi vạn vị Hòa thượng đến hoàng cung thọ trai. Chỗ ngồi trong và ngoài hoàng cung, chư vị Hòa thượng đã an tọa đầy đủ, duy chỉ còn lại chỗ tốt nhất vẫn không có ai ngồi.

Vua A-dục thấy lạ hỏi:

- Sao chỗ này không ai ngồi?

Các vị Hòa thượng đáp:

- Ðây là chỗ của Tôn giả Tân-đầu-lô. Ðại vương hãy chí thành cung thỉnh, Tôn giả nhất định sẽ đến.

Nghe xong, vua chắp tay ngưỡng vọng lên trời, chốc lát quả nhiên thấy Tân-đầu-lô và chúng đệ tử từ từ trên trời bay xuống.

Công nguyên năm 490, Lương Võ Ðế bị một cơn bạo bệnh, bất kỳ danh y nào xem cũng nói không qua khỏi, dường như sắp băng hà.

Khi ấy, Lương Võ Ðế hạ chỉ khắp nước:

- Ai trị lành được bệnh của ta, ta sẽ đem số châu báu trong nước chia cho một nửa.

Tối đến, vua nằm mộng thấy một vị Hòa thượng diện mạo gầy ốm, đôi mắt sáng quắc nói với mình rằng:

- Bệnh của ông là do ham thích hưởng thụ phú quý, không đoái hoài gì đến sự đói khát cơ hàn khốn khổ của nhân dân. Do đó, muốn khỏi bệnh phải khai mở quốc khố, cứu giúp muôn dân nghèo khổ, cúng dường mười phương Tăng chúng, đồng thời phải tự mình gieo trồng thiện căn công đức.

Lương Võ Ðế làm theo lời vị Hòa thượng ấy dạy, không lâu bệnh quả nhiên khỏi. Vô cùng cảm kích trước ơn cứu mạng của vị Hòa thượng kia, nhưng không được thấy mặt nên vua lập một hương án trong vườn hoa chí thành cầu nguyện, hy vọng vị ân nhân cứu mạng hiện thân. “Hữu cảm tất thành, hữu cầu tất ứng”, thật vậy đến nửa đêm, Hòa thượng từ trên trời bay xuống nói với Lương Võ Ðế rằng:

- Ta chính là Tân-đầu-lô. Sau này, ông nên dốc sức hộ trì Phật pháp.

Vào đời Ðông Tấn, pháp sư Ðạo An3 là bậc cao Tăng phiên dịch kinh điển ở Trung Quốc. Trong lúc dịch, ngài thường ngần ngại cho chỗ dịch của mình không lột tả hết được bổn ý Phật dạy nên luôn ưu tư bất an.

Một hôm, ngài ngưỡng mặt lên trời nguyện:

- Nếu như chỗ phiên dịch của con không sai lệch ý chỉ Phật pháp thì xin chư hiền thánh hiển lộ thần tích cho con thấy.

Tối hôm đó, ngài nằm mộng thấy một vị Hòa thượng lông mày trắng nói với ngài rằng:

- Ta là Tân-đầu-lô ở đất Ấn Ðộ. Lấy tư cách là một vị đại A-la-hán đắc quả, ta bảo chứng những kinh điển ông dịch đều rất chính xác.

Căn cứ vào những giai thoại ngắn trên, ta thấy Tôn giả Tân-đầu-lô luôn phụng hành di chúc của Phật, vĩnh viễn lưu lại nhân gian hoằng dương Phật pháp. Và theo ghi chép trong Pháp trụ ký thì hiện tại, ngài đang cùng một ngàn vị đệ tử trú tại Tây-cù-đà-ni Châu.

 

2. CA-NẶC-CA-PHẠT-SA

Tôn giả Ca-nặc-ca-phạt-sa là vị La-hán thứ hai trong mười sáu vị La-hán, có người gọi là Yết-nặc-ca-phược-sa. Ðức Thế Tôn thường xưng tán ngài là vị La-hán phân biệt thị phi, thiện ác rõ ràng nhất. Hiện tại, ngài cùng năm trăm vị đệ tử trú ở nước Thấp-di-la.

Khi chưa xuất gia, Ca-nặc-ca-phạt-sa là người rất tuân thủ khuôn phép. Dù nói năng hay làm việc, ngài đều nhất nhất giữ gìn, thậm chí ngay cả một ý nghĩ xấu cũng không dám nghĩ. Có nhân duyên được xuất gia, tiếp nhận lời Phật dạy, Ca-nặc-ca-phạt-sa càng nỗ lực tinh tấn tu tập. Nhờ những thiện căn công đức gieo trồng được lúc trước nên ngài chứng quả La-hán rất mau.

Sau khi ngộ đạo, Ca-nặc-ca-phạt-sa du hóa khắp nơi hoằng pháp độ sanh. Ngài thấy trong sinh hoạt hằng ngày, mọi người thường vô ý gây nhiều nghiệp ác, tương lai phải chiêu cảm khổ báo trong địa ngục mà nguyên nhân là do những tạo tác vô minh của chính bản thân. Cho nên, mỗi khi đến các nơi thuyết pháp, ngài thường xiển minh giáo lý nhân quả, thiện ác để chúng sanh phân biệt rõ ràng cái nào thiện, cái nào ác.

Có lần, đi ngang qua thôn trang nọ, ngài thấy một gia đình đang giết vô số trâu, dê, gà, vịt để làm yến tiệc mừng thọ nhân ngày sinh nhật. Ca-nặc-ca-phạt-sa cố ý đến trước nhà hóa duyên.Gia đình này cũng tin Phật nên tiếp đãi ngài rất thân thiết, nồng hậu.

- Chúc mừng, chúc mừng! – Ca-nặc-ca-phạt-sa chắp tay chúc phúc.

- Cảm ơn sư phụ chúc thọ. – Ông cụ vui vẻ đáp lễ.

Nhân đó, Ca-nặc-ca-phạt-sa chuyển đề tài hỏi:

- Nhưng mà, này ông cụ! Sao ông muốn tổ chức mừng sinh nhật? Có phải vì muốn sống lâu trăm tuổi không?

Ông cụ cười ha hả đáp:

- Ðúng vậy, con cháu tôi tổ chức mừng thọ đúng là muốn tôi sống lâu trăm tuổi.

- Nhưng, này ông cụ! Ông có biết cách tổ chức mừng thọ như thế chẳng những không làm ông sống lâu, trái lại còn khiến ông mau chết không? – Ca-nặc-ca-phạt-sa nghiêm giọng hỏi.

- Thật sao? Sao vậy? – Ông cụ giật mình kinh sợ, nét mặt tươi cười biến mất.

Ca-nặc-ca-phạt-sa nghiêm nghị nói:

- Vì trên đời này chỉ có người có lòng vị tha, nhân ái mới trường thọ diên niên. Nếu như  ích kỷ vì muốn bản thân mình sống lâu hạnh phúc mà giết hại vô số sinh mạng, khiến chúng đau đớn rên xiết thống thiết, người tàn nhẫn như vậy sao có thể trường thọ được?

- Ồ, ra là vậy, xin hỏi sư phụ, tôi phải làm thế nào mới phải? – Ông lão hỏi.

- Ðức Phật từng dạy rằng, sinh nhật là ngày khó khăn của mẹ, ngày mà mẹ chúng ta chịu nhiều đau đớn khó nhọc. Vì vậy, bổn phận làm con phải ghi nhớ công ơn trời biển của mẹ, phải biết chia xẻ cảm thông với nỗi đớn đau của mẹ. Do đó, hôm nay chẳng những không được ăn uống vui chơi, trái lại nên tịnh tâm suy niệm ơn đức cha mẹ, quyết chí tinh tấn tu tập để thành tựu đạo nghiệp. Có như thế mới an ủi được lòng mẹ trong muôn một.

Nghe Ca-nặc-ca-phạt-sa giảng dạy, ông lão vô cùng cảm động.

Suốt cuộc đời, Tôn giả Ca-nặc-ca-phạt-sa du hóa khắp nơi, hoằng dương Phật pháp. Ngài như ngọn hải đăng soi đường dẫn dắt chúng sanh trong biển khổ quay về bến bờ thanh tịnh giải thoát.

 

3. CA-NẶC-CA-BẠT-LY-NỌA-XÀ

Tôn giả Ca-nặc-ca-bạt-ly-nọa-xà là vị La-hán thứ ba trong mười sáu vị La-hán. Ngài là vị đại đệ tử được đức Phật giao phó giáo hóa vùng Ðông Thắng Thần Châu.

 Ðông Thắng Thần Châu nằm trong biển Hàm Hải phía đông núi Tu Di. Tôn Ngộ Không trong “Tây du ký” sinh tại Hoa Quả sơn nước Ngạo Lai chính là thuộc Ðông Thắng Thần Châu.

Thuở quá khứ khi còn tu hành hạnh Bồ-tát, Ca-nặc-ca-bạt-ly-nọa-xà từng đầu thai làm con chim ưng rất thâm tín, ủng hộ Phật pháp.

Một hôm, đang đậu nghỉ trên cây, chim nghe mấy vị Hòa thượng ở dưới nói chuyện.

- Ôi, đã mười ngày chúng ta không ăn gì rồi.

- Tôi đói đi không nổi nữa.

- Kỳ lạ, thần Hộ Pháp già lam đi đâu hết rồi nhỉ?

Nghe thấy hoàn cảnh đáng thương ấy, chim quyết định hy sinh thân mình để làm thực phẩm cúng dường các vị hòa thượng. Vì thế, chim lập tức bay lên không, rồi bổ nhào xuống ngay trước mặt hai vị Hòa thượng kia.

Cảm kích trước nghĩa cử cao đẹp đó, các vị Hòa thượng chẳng những không ăn thịt mà trái lại còn tụng kinh niệm Phật siêu độ cho chim.

Ðiều đó cho thấy, Ca-nặc-ca-bạt-ly-nọa-xà xưa nay luôn là bậc thánh dũng khí ngất trời, tiết nghĩa vẹn toàn, sẵn sàng xả thân vì nghĩa để cứu giúp muôn loài.

Lúc bấy giờ, quốc vương nước Tăng-già-la1 ở Nam Hải không tin Phật pháp. Ca-nặc-ca-bạt-ly-nọa-xà liền nghĩ ra một cách đến độ ông ta.

Sáng hôm nọ, đang cầm gương soi mặt, quốc vương giật mình kinh sợ lớn tiếng gọi to:

- Người đâu đến đây mau! Sao ta không thấy ta, người trong gương kia là ai?

Quần thần vội chạy đến nhìn vào gương quả thật chẳng thấy quốc vương, trong gương là một vị bạch y Ðại sĩ tay cầm cành dương chi và bình nước cam lồ, khuôn mặt nở nụ cười từ ái.

Quốc vương sắc mặt tái nhợt hỏi:

- Người này là ai?

Trong quần thần có người tin Phật đến trước cung kính thưa:

- Tâu đại vương! Xin Người đừng sợ. Vị trong gương là đức Bồ-tát  đại từ bi Quán Thế Âm.

- Ðược rồi, hãy chiếu theo ảnh trong gương tạc một bức tượng giống vị Bồ-tát ấy! - Quốc vương hạ lệnh.

Từ đó về sau, nhân dân nước Tăng-già-la hết lòng tín ngưỡng Phật giáo.

Khi sang Ấn Ðộ, pháp sư Huyền Trang trú ở chùa Na-lan-đà2 và nghe các vị Hòa thượng trong chùa kể câu chuyện:

Sau khi đức Phật Niết-bàn vài trăm năm, vua Bà-la-a-điệt-đa3 nước Ma-kiệt-đà4 xây dựng chùa Ðại Phật. Hôm nọ, đến ngày lễ lạc thành chùa, vua thỉnh mấy ngàn vị Hòa thượng đến cúng dường.

Lúc mọi người bắt đầu thọ trai, bỗng nhiên có hai vị Hòa thượng từ không trung bay xuống đứng trên nóc điện Phật. Cả chúng hội ai cũng cảm thấy kỳ lạ và kinh ngạc.

- Xin hỏi các ngài từ đâu đến? - Vua hỏi.

- Ta từ Tây-cù-đà-ni Châu đến. - Vị lông mày trắng đáp.

- Ta từ Ðông Thắng Thần Châu đến. - Vị kia đáp.

- Các ngài có phải là hai vị đại A-la-hán Tân-đầu-lô và Ca-nặc-ca-bạt-ly-nọa-xà không? - Vua hỏi tiếp.

- Ðúng vậy, chính chúng tôi đây!

- Xin thỉnh các Ngài xuống. Không ngờ hôm nay đã cách Phật diệt độ mấy trăm năm rồi mà Phật tử đời sau chúng con vẫn còn có nhân duyên được thấy các Ngài.- Quốc vương vui mừng, nét mặt rạng rỡ.

- Này các vị, mười sáu vị La-hán chúng tôi sẽ mãi mãi lưu lại thế gian, cùng tu tập với tất cả Phật tử chí thành đời sau. - Tân-đầu-lô và Ca-nặc-ca-bạt-ly-nọa-xà cười nói.

Thọ trai xong, hai ngài bay lên trời, chớp mắt thì biến mất.

 

4. TÔ-TẦN-ÐÀ

 Tôn giả Tô-tần-đà là vị La-hán thứ tư trong mười sáu vị La-hán. Hiện tại, ngài cùng bảy trăm vị đệ tử trú tại Bắc-câu-lô Châu. Bắc-câu-lô Châu còn gọi là Bắc-uất-đơn-việt nằm phía bắc núi Tu Di.

Cá tánh Tô-tần-đà tương đối hướng nội. Thường ngày, ngài tu tập rất tinh nghiêm, giúp người nhiệt tình, nhưng ít thích nói chuyện.

Mỗi lần đức Phật có việc ra ngoài, Tô-tần-đà hiếm khi đi theo. Ngài chỉ thích ở lại tịnh thất  yên lặng đọc sách hoặc quét dọn sân tinh xá.

Có người phê bình cách nói chuyện của ngài không hay. Ðức Phật  biết được, Ngài an ủi:

- Này Tô-tần-đà, cách nói chuyện hay hay không hay không liên quan gì đến vấn đề giác ngộ, giải thoát. Mọi người chỉ cần y theo những pháp môn ta đã giảng dạy mà thực hành thì dù không nói câu nào cũng thành tựu đời sống thanh tịnh giải thoát.

Có lẽ đúng thật là ít thích nói chuyện, nên Tô-tần-đà hiếm khi lãng phí thời gian vào việc tán gẫu. Ngài dành trọn thời giờ để đọc sách, tọa thiền. Do đó, ngài chứng quả La-hán rất sớm.

Ðương thời, vua nước Án-đạt-la1 muốn xây một tinh xá u tịch thoáng mát tại núi Hắc Phong2, nhưng ngặt nỗi tìm không ra những tảng đá cực lớn kiên cố. Thấy vậy, Tô-tần-đà liền vận thần thông chỉ trong một đêm từ bên kia sông Hằng mang đến vô số đá lớn.

Khi tinh xá đã xây hoàn thành thì quốc vương lại chau mày than thở. Hóa ra quốc vương muốn dùng vàng tôn tạo một tượng Phật lớn đặt trong tinh xá nhưng tiếc thay kho lẫm quốc gia không có nhiều vàng đến thế.

Khi ấy, Tô-tần-đà lấy trong đẫy ra một bình nước thuốc. Chỉ thấy ngài nhỏ vài giọt xuống phiến đá; phiến đá lập tức biến thành vàng.

Quốc vương thấy vậy trong lòng rất vui, liền cho gọi một người thợ giỏi nhất đến lấy vàng tạc tượng Phật để nhân dân chiêm ngưỡng lễ bái.

Năm trăm năm sau khi đức Phật diệt độ, Tô-tần-đà hiện thân nhiều lần tại thành Bà-la-đổ-la nước Kiện-đà-la3 ở Ấn Ðộ thời bấy giờ.

Có lần, trên đường du hóa từ nước Ca-thấp-di-la4 đến nước Kiện-đà-la, ngài gặp một ông Bà-la-môn đang cầm roi đánh đập con mình. Ðứa bé bị đánh mình đầy vết roi, la khóc rất đáng thương.

Tô-tần-đà hỏi Bà-la-môn:

- Dạy dỗ con cái, việc gì phải dùng tới đánh đập?

- Không đánh không nên người được!

- Muốn con cái nên người không phải đánh đập là thượng sách, mà phải biết tùy theo khả năng, trình độ của con để dạy mới đúng.

- Không bao giờ có chuyện đó! - Bà-la-môn không đồng ý.

  Tô-tần-đà lấy ví dụ để giải thích:

- Ông chưa rõ phải không? Ông thử nghĩ xem tại sao cây khế kia liên tiếp mấy mùa không đơm hoa kết trái và tại sao cây táo lại ra quả èo ọt như nho? Chúng ta chỉ cần siêng năng chăm sóc tưới nước, bón phân thì chắc chắn cây khế và cây táo sẽ đơm hoa kết trái tốt hơn.

Bà-la-môn nghe lời Tô-tần-đà nói có lý hỏi:

- Như vậy, ngài bảo tôi phải dạy con như thế nào?

- Theo tôi thấy, con ông có duyên với Phật, ông nên cho nó xuất gia. Công đức xuất gia không thể dùng ngôn ngữ văn tự nghĩ bàn được đâu!

Bà-la-môn liền chấp thuận cho đứa con yêu quí của mình xuất gia.

Có thể thấy, sau khi chứng quả, biện tài của ngài chẳng thua kém ai! Ngay cả ông Bà-la-môn lời lẽ sắc bén kia cũng không phải là đối thủ của ngài.

5. NẶC-CỰ-LA

Tôn giả Nặc-cự-la là vị La-hán thứ năm trong mười sáu vị La-hán. Hiện tại, ngài cùng hơn tám trăm vị đệ tử trú tại Nam Thiệm-bộ Châu.

 Nam Thiệm-bộ Châu còn gọi là Nam Diêm-phù-đề nằm trong biển lớn phía nam núi Tu Di.

 Nặc-cự-la chứng quả rất sớm. Ðương thời, có vị ngoại đạo tên Uất-đầu-lam-tử, công phu thiền định của ông ta rất cao, có thể tọa thiền suốt ba tháng.

Có lần, Uất-đầu-lam-tử nói với Nặc-cự-la:

- Tôi không tin Phật pháp cũng không cần tu theo phương pháp của Phật nhưng vẫn đắc được định lực, đạt đến cảnh giới nhất tâm bất loạn.

- Ồ không, ông sai rồi! Thiền định nhà Phật không giống cách tọa thiền của ngoại đạo. Công phu nhà Phật vượt qua sự quán chiếu bằng trí tuệ, nhẫn nhục thử thách, nghiêm trì tịnh giới mới đạt được, vả lại khi đạt đến rồi thì không bao giờ thối chuyển. Còn ông theo phương pháp tu luyện của ngoại đạo, tuy đạt được định lực, song chỉ là tạm thời không thể an trú vĩnh viễn trong pháp lạc thanh tịnh giải thoát, một khi bị hoàn cảnh bên ngoài quấy nhiễu, định lực sẽ hủy hoại, tán loạn.

- Hừ, ông còn kém lắm! – Uất-đầu-lam-tử không tin.

Thấy Uất-đầu-lam-tử không tin, Nặc-cự-la cũng không phản bác lại. Ngài lặng lẽ bỏ đi. Dù sao thì sự thật sẽ chứng minh tất cả.

Ðương thời, vua nước Ma-kiệt-đà rất tôn kính Uất-đầu-lam-tử. Vua cho rằng pháp thuật và công phu thiền định của ông ta hơn hẳn Nặc-cự-la nên cứ cách mỗi nửa tháng thì tổ chức một lần trai diên để cúng dường Uất-đầu-lam-tử. Mỗi lần đến, ông ta đều bay từ không trung xuống, thần khí phi thường.

Lần nọ, vua có việc đi xa có thể phải mất ba tháng mới về. Sắp đi, vua gọi đến một thể nữ vừa đẹp, vừa biết hầu hạ dặn cứ cách năm ngày phải luộc rau thật ngon chiêu đãi Uất-đầu-lam-tử.

Ðược thể nữ tiếp đãi tận tình chu đáo, Uất-đầu-lam-tử vô cùng thích thú, trong lòng bỗng nảy ra ý nghĩ: “Thể nữ này vừa xinh vừa luộc rau ngon, hầu hạ lại hết lòng, nếu như được bầu bạn luôn bên ta, điều đó há chẳng phải là sung sướng biết chừng nào sao?!”

Do mống khởi ý niệm này mà công phu thiền định bấy lâu của Uất-đầu-lam-tử đều tiêu mất, không bay được nữa. Ông ta đành đi bộ về lại chỗ mình ở.

Uất-đầu-lam-tử kinh sợ, thấy không thể coi thường nên vội kiết già tọa thiền để công lực khôi phục lại. Nhưng khi mới ngồi xuống thì trong đầu hiện lên toàn giọng nói và hình bóng của thể nữ, ông ta không thể nhập định được.

Uất-đầu-lam-tử chạy đến rừng ngồi thì tiếng kêu rú của chim thú vang lên trong tai. Ông ta chạy đến bên sông thì lại nghe tiếng huyên náo của các loài cá, ba ba dưới nước. Không nhập định được, ông ta căm ghét bọn chúng, giận dữ lập một ác nguyện: “Ta nguyện đời sau đầu thai làm một quái vật, trên trời quắp hết các loài chim, dưới đất vồ chụp hết dã thú, trong nước túm bắt tất cả cá, ba ba.”

Vì khởi ác niệm như thế nên toàn bộ công phu thiền định trước kia của ông ta đều tiêu mất. Ðáng thương hơn là sau khi chết, ông ta bị đọa vào địa ngục thọ khổ.

Nặc-cự-la dùng thiên nhãn thông thấy Uất-đầu-lam-tử đọa địa ngục. Ngài than, rồi nói với vua:

- Ðó chính là chỗ pháp tu không rốt ráo của ngoại đạo, những phiền não cơ bản của con người, ông ta chưa diệt trừ hết.

- Ngài nói sao? - Vua hỏi.

- Tôi ví dụ phiền não giống như cỏ độc, chúng ta nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, nếu chỉ dùng lưỡi liềm cắt thì không lâu nó sẽ mọc dài ra lại.

- À, Ngài nói có lý.

Lúc này, vua mới hiểu Phật pháp chân chánh đáng quý và phát khởi niềm tôn kính Tôn giả Nặc-cự-la vô hạn. Từ đó, vua dốc lòng ủng hộ hoằng dương Phật giáo.


 

1 Nước Câu-thiểm-di: Tên một nước xưa ở Trung Ấn Ðộ, rộng hơn sáu ngàn dặm. Vị trí toàn nước hiện nay nằm khoảng hơn 40 km về phía Tây bắc Allahabad. 

 

2 Bánh cảo: Còn gọi bánh xếp, bánh hấp (Hán: Giảo tử »å ¤l, E: Dumplings). Ðây là món ăn thường dùng của người miền bắc Trung Quốc. Cách làm là cán bột mì thành hình tròn làm da, cho thịt, rau... làm nhân, xong xếp lại thành nửa hình tròn.

 

3 Pháp sư Ðạo An: Ngài người đất Phù Liễu, châu Thường Sơn, sinh năm Vĩnh Gia thứ sáu nhà Ðông Tấn (312). Có thuyết nói ngài sinh năm 314 trong một gia đình theo nghiệp Nho. Ngài viên tịch năm Kiến Nguyên thứ 21 đời Tần thọ 72 tuổi.

 

1 Nước Tăng Già La: Tên một nước thời xưa thuộc Trung Quốc, còn gọi là nước Sư  Tử, đảo Lăng Gia; ngày nay là nước Tích Lan. 

 

2 Chùa Na-lan-đà: Tên một ngôi chùa lớn ở nước Ma-kiệt-đà thuộc Trung Ấn Ðộ, nằm cách về phía đông chùa Ðại Giác thuộc Bồ đề đạo tràng bảy trạm đường do vua Ðế Nhật xây sau ngày đức Phật Niết-bàn.

3 Vua Bà-la-a-điệt-đa: Theo Tây vực ký quyển 9 thì đây là vị vua nước Ma-kiệt-đà ở Ấn Ðộ thâm tín Phật pháp, xây dựng rất nhiều chùa tháp. Nhưng theo Bà Tẩu Ban Ðậu pháp sư truyện thì đây là vị vua thống trị nước A-du-xà ở Ấn Ðộ thời ngài Thế Thân. Về cuộc đời vua, theo học giả V.A.Smith thì đây là vua Sa-mỗ-đà-la-cấp-đa thuộc dòng vua Cấp-đa.

4 Nước Ma-kiệt-đà: Là một trong mười sáu nước lớn và là trung tâm văn hóa chính trị thời đức Phật, vị trí hiện nay là quận Patna, thủ phủ của bang Behar phía đông bắc bộ Ấn Ðộ.

 

1 Nước Án-đạt-la: còn gọi là vương triều Án-đà-la, là vương triều thống lĩnh phía nam Ấn Ðộ sau khi vua A-dục băng hà. Vị vua đầu tiên là Thi-ma-ca, họ là Bà-đa-bà-ha. Vương triều này có cống hiến rất lớn trong việc chấn hưng Phật giáo Ðại thừa. Theo Tây Vực ký, quyển 9 thì thủ phủ là thành Bình-kỳ-la. Ngài Trần Na làm ra bộ Nhân minh luận chính là ở nước này. 

2 Núi Hắc Phong: một ngọn núi nằm ở phía nam Ấn Ðộ.

3 Kiện-đà-la: Tên một nước xưa ở Ấn Ðộ, vị trí hiện nay thuộc vùng hạ lưu sông Khách-bố-nhĩ (Kabul) phía tây bắc Ấn Ðộ, phía bắc lưu vực Ngũ hà. Theo Tây Vực ký, quyển 2 thì nước này chiều ngang hơn ngàn dặm, chiều dài hơn tám trăm dặm, phía đông giáp sông Tín Ðộ, kinh đô là Bố-lộ-sa-bố tức vùng Bạch-sa-ngõa (Peshawar) thuộc vùng tây bắc Ấn ngày nay. 

4 Nước Ca-thấp-di-la: Nay là nước Kashmir, nằm phía tây bắc Ấn Ðộ. Ðời Hán gọi là nước Kế Tân, đời Ðường gọi là Ca-thấp-di-la, thủ đô là Srinagar hiện nay do Ấn Ðộ quản lý.

 

 

--- o0o ---
 

Mục Lục | Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4


--- o0o ---

 

Mục Lục Pháp Tạng- 20

 

--- o0o ---

 

Trình bày:  Nhị Tường

Cập nhật:  01-04-2004

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

vẠ泰卦 chua nam hai quan am chùa nam hải quan âm húy my chua dieu quang cậu Hoa quý vườn nhà トo nói Mộc dục tượng thờ phat Thêm hai món chay vào thực đơn nhà bạn ban co tin bo tat ai thay cung vui chư tôn đức giáo phẩm tưởng niệm thực Mùa sen nở chet va tai sinh 嫖妓 chuyến nen chang mot quyen nghi thuc tung niem thuan viet nhin sau nghi ky de cam thong voi nguoi Thế truoc cai chet chot tim thay le song mÃÆ ï¾ƒ cựu chan Vu lan LÃƒÆ 4 loại thực phẩm tốt cho tim mạch 真言宗金毘羅権現法要 Mo 地风升 21 có บทสวดพาห งมหากา vẫn mai 首座 ngậm ngùi lăn mối liên hệ giữa ăn chay và sức khỏe ba mẫu chuyện đạo Món ăn chay bổ dưỡng Chuối có khả năng diệt được virus ve 妙蓮老和尚 trí nam dieu ma nguoi cong giao co the tham khao tu Những chiếc gu tay giác ngộ nam chu vang giup ban vuot qua kho khan va thu bàn về vấn đề nhân quả trong đời y nghia tieng trong trong nghi le phat giao điện ngũ tá³ bテケi thiện quang cam nhan ve tinh do tong phap