Phật Học - Giá trị thiết thực, nhân bản của Phật giáo

.

 

 

 

Giá trị thiết thực, nhân bản của Phật giáo

Quảng Ngôn

 

---o0o--- 

 

Đặc điểm nổi bật của giáo lý đạo Phật là chân thực gần gũi, phù hợp với mọi tầng lớp trong xã hội. Bởi lẽ, con người là đối tượng giáo dục của Phật giáo mà mục đích của giáo dục Phật giáo là hướng con người đến chân hạnh phúc, đến để thấy giá trị đích thực của cuộc sống hiện tại. Vì thế, kinh điển đạo Phật có tư tưởng giáo dục nhân bản rất cao: “Khi sự trung thực hướng về con người mô tả phát hiện, soi sáng bao tình cảm khát vọng chính đáng của con người, giúp con người hiểu thêm về con người, về cuộc sống để mà mến yêu, trân trọng thì chính đó là nhân bản” (Đào Nguyên, Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm, Tập văn Phật đản, PL 2544, tr.41).

Giá trị nhân bản luôn luôn phản ánh hiện thực một cách khách quan, đánh giá con người và quốc độ mà con người đang hiện hữu rất cụ thể. Giáo dục nhân bản là giúp con người giao tiếp với thực tại, với cái chất người đang tràn trong hiện tại và tại đây. Theo Phật giáo, quá khứ và tương lai đều phi thực, đều ảo giác; càng truy tìm quá khứ lại càng rối rắm thêm, càng suy nghĩ vọng tưởng tương lai càng đau đầu uổng công mà vẫn không có giải pháp nào đúng cả. Vạn pháp duyên sinh trùng trùng, điệp điệp, không có đầu mối cũng không có chung cuộc.

Đức Phật không muốn giải quyết những câu hỏi hay những việc làm không cần thiết cho con người, mà Ngài luôn dạy rõ chúng ta phải nhận chân sự thật khổ đau và con đường đoạn tận khổ đau, tiếp nhận sự thật để tự giải cứu mình ra khỏi khổ đau. Ví như người trúng độc kia, đừng hỏi gì quanh co bằng những câu hỏi vô ích hại mạng mà hãy nhanh chóng rút mũi tên để chữa trị vết thương, cứu sống mạng người.

Thế nên, giáo dục Phật giáo luôn mang đậm giá trị nhân bản, cái giá trị của sự sống vượt lên giá trị suy tư và cả giá trị văn hóa truyền thống. Hệ thống kinh điển của đạo Phật luôn giáo dục con người sống trong hiện tại, an trú trong hiện tại, nhận chân được sự thật của cuộc đời khổ đau để lìa khỏi khổ đau, đó là giá trị sống tâm linh của con người hiện tại. Đạo Phật đã đem lại một sự an tịnh trước nỗi khủng hoảng tâm hồn của con người và kêu gọi hãy trở lại với sự sống thực, rất thực để tự gánh lấy trách nhiệm của cuộc đời, nên giáo dục Phật giáo là: “Một nền giáo dục như thế hẳn sẽ tạo nên những mẫu người làm chủ, sống lơi ích cho bản thân và cho xã hội, đập vỡ mọi ách trói buộc bên trong và bên ngoài” (TT.Thích Chơn Thiện, Phật học khái luận, Ban Giáo dục Tăng Ni ấn hành, 1993, tr.73).

Con người tự làm chủ mình bằng lý trí, bằng trí tuệ không nô lệ bất cứ một hoàn cảnh đối tượng nào, không bị dục vọng, tham ái chi phối. Vì sao vậy? Tham dục là nguồn gốc của mọi vô minh, ngu muội, là tập khởi của khổ đau; đừng lầm tưởng rằng đạt được thỏa mãn trong tham dục là hạnh phúc. Hạnh phúc ấy chỉ là sự tập khởi của khổ đau, đã ngầm chứa khổ đau. Cho nên giáo dục Phật giáo dạy cho chúng ta nhận ra được một nguồn hạnh phúc chân thật, là nếp sống đạo đức bằng sự tự chủ: “Hãy là nơi nương tựa của chính mình”, đó là giá trị giáo dục nhân bản rất nhân bản.

Đạo Phật đến với con người qua những lời dạy thiết thực gắn liền với những hành vi cử chỉ của mỗi người, những mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với xã hội. Nhưng trong bất cứ tình huống nào thì con người cũng phải “làm chủ”, không bị nô lệ bất cứ một đối tượng nào hay một sự vật nào cả. “Làm chủ” không có nghĩa là nêu cao bản ngã, nuôi dưỡng bản ngã hay độc quyền, độc đoán. Mà “làm chủ” có nghĩa là tự mình làm chủ mình trước mọi hoàn cảnh, trước những đột biến của nội tâm và ngoại cảnh. BS. Victor Pauchet nói rằng: “Muốn thành công trên đường đời, chúng ta phải làm chủ thời cuộc, chúng ta phải làm chủ được người xung quanh. Muốn làm chủ được những người xung quanh, chúng ta phải làm chủ được chính mình”.

Chúng ta thấy đó, muốn thành công trên đường đời đã phải làm chủ mình, huống hồ để thành tựu được an lạc giải thoát lại là một quá trình rèn luyện tu tập làm người. Muốn độ người, độ đời, muốn biến Ta bà thành cõi Tịnh độ, trước tiên, nhất thiết phải độ mình, tự quay lại với chính mình, soi rọi tận tâm để tu tập, để sửa đổi, chuyển hóa tâm thức của mình, nên nói: “Phương châm hướng nội, quay về với chính mình, với con người thật của mình... là phương châm sống động nhất và thiết thực nhất để cải tạo xã hội... và xây dựng Niết bàn ngay trên thế gian này” (HT.Thích Minh Châu, Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, 1998, tr.210).

Đó là cả một quy trình sống “sống với chính mình” ngay trong hiện tại và tại đây. Hiện tại luôn mới mẻ, đầy ý nghĩa sống. Đây là thời gian thích hợp nhất để con người giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Vì thế, Đức Phật luôn quan tâm đến hạnh phúc thực tại của người đệ tử. Lời dạy của Ngài không phải là lời hứa hẹn về cuộc sống tốt đẹp trong tương lai mà là những phương pháp tu tập để thành tựu đời sống hạnh phúc ngay trong hiện tại. Lời nhận định sau nói lên rất rõ ý nghĩa ấy: “Đức Phật khi dạy pháp gì cho đệ tử cũng nghĩ ngay đến hạnh phúc hiện tại của người đệ tử mình, và lời dạy ấy phải thiết thực, được ứng dụng ngay trong hiện tại. Ngài không đề cập đến những triết lý mơ hồ, trừu tượng, viển vông, trái lại lời dạy của Ngài rất thiết thực với cuộc sống con người, ứng dụng ngay trong nếp sống hiện tại” (HT.Thích Minh Châu, Bốn phương pháp đưa đến hạnh phúc, Tập văn Phật đản, PL 2533, tr.26).

Và Đức Phật dạy: “Hãy tự là ngọn đèn cho chính mình, không y tựa một cái gì khác. Dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác” (HT.Thích Minh Châu, Trường Bộ III, VNCPHVN ấn hành, 1992, tr.101).

Lời dạy vô cùng thiết thực, Ngài không bao giờ nói là các con phải tin theo Ngài, không ép buộc ai mà Ngài khuyến khích chúng ta hãy đến để mà thấy. Hãy suy nghĩ cho đúng rồi mới tin mà thực hành. Ngài dạy: “Này các Kalamas, chớ có tin vì nghe truyền thuyết, chớ có tin vì theo một lập trường, chớ có tin vì đánh giá hời hợt các dữ kiện, chớ có tin vì phù hợp với các định kiến, chớ có tin vì phát xuất nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa môn là bậc đạo sư của mình. Này Kalamas, khi nào các ngươi biết rằng những việc này là tốt, những việc này là thiện, những việc này được mọi người tán thán. Những việc này nếu thuận theo và thực hành sẽ mang lại lợi ích tốt đẹp thì các ngươi hãy chấp nhận chúng” (HT.Thích Minh Châu, Trường Bộ kinh I, Kinh Kalamas, Trường CCPH ấn hành 1990, tr.6-8).

Với phương pháp giáo dục này, Đức Phật muốn con người tự làm chủ mình, tự tại, không nô lệ vào bất cứ đối tượng nào; bằng trí tuệ, bằng kiến thức, bằng quan điểm đúng đắn, bằng cái nhìn chân thật, con người tự định hướng cho chính mình, tự mình đi ra khỏi khổ đau. Cái giá trị lớn lao là đánh giá trong thực tại cuộc sống của con người, hướng con người đến chỗ an lạc, chỉ có con người xác quyết một niềm tin chân chánh, tin tưởng chính mình, mình chính là hòn đảo không bị chìm đắm trong đại dương phiền muộn của dục vọng, không bị chôn vùi trong hiện tại.

Sống với hiện tại là cách sống tốt nhất, thiết thực nhất đối với vấn đề đoạn tận khổ đau, xây dựng đời sống hạnh phúc. Chính vì thế, Đức Thế Tôn đã khuyến cáo mọi người hãy từ bỏ nếp sống tiêu cực, không để tâm thức trôi chảy về quá khứ hay cập bến tương lai, sống đời sống thiết thực đầy trí tuệ soi rọi. Trung Bộ kinh III, Kinh Nhất Dạ Hiền, Đức Phật dạy:

Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng

Quá khứ đã đoạn tận

Tương lai lại chưa đến

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính nơi đây”.

Những lời dạy trên của Đức Phật đã tỏ rõ rằng, thái độ sống đúng với Chánh pháp là biết chấp nhận hiện tại như nó đang là, dám nhìn thẳng vào sự thật để chuyển hóa mà không ấp ủ thái độ bi quan, trốn chạy sự thật.

 

---o0o---

Nguồn: Báo Giác Ngộ
 Cập nhật: 01-3-2006 

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

mầu 欲移動 真言宗金毘羅権現法要 niem ve cai chet Bàn lưu ý về giấc ngủ đối với người doi Nụ nơi Cà phê giúp giảm nguy cơ tiểu đường ai Vận từ thể loại văn bản kinh phật ở ấn Sử Bánh da lợn 1981 ve du de tro thanh mot con nguoi tuong doi hoan hao bài 1 thuÑc Ấn da bồ 不空羂索心咒梵文 kính Kho Đừng bỏ qua bí đỏ trong chế nhẠc trá Những điều cần biết về bệnh çŠ vu Chùa Quang Minh Đà Nẵng day Sắp CÒn Bong Bánh flan thuần chay giải nhiệt ngày hè hài Thi viết Ăn chay khoa học thất cau chuyen nguoi mu so chu ng danh na haklena phat BÃÆn b羅i thanh ï¾ï½½ xong Câu Chuyện Dòng Sông và dịch giả Phùng Д ГІ đò lam website phat giao Thêm đường vào thức uống sẽ so đệ Dà báo Chuối có khả năng diệt được virus am chuyện vÃ Æ Ùc