.

 

 

Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa

--- o0o ---

Khóa Thứ IX

DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN

--- o0o ---

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Tập nhứt: LUẬN ĐẠI THỪA TRĂM PHÁP VÀ BÁT THỨC QUI CŨ TỤNG

Bài thứ nhứt: Luận Đại thừa trăm pháp

Bài thứ hai: Luận Đại thừa trăm pháp

Bài thứ ba: I. Tâm vương

Bài thứ tư: Ý thức

Bài thứ năm: Mạt na thức

Bài thứ sáu: A lại da thức

Bài thứ bảy: II. Tâm sở

Bài thứ tám: Tuỳ phiền não

Bài thứ chín: Bất định Tâm sở - III. Sắc pháp

Bài thứ mười: IV. Tâm bất tương ưng hành pháp  - V. Vô vi pháp

Tập nhì: LUẬN A ĐÀ NA THỨC

Luận A-Ðà-Na Thức

Tập ba: DUY THỨC TAM THẬP TỤNG DỊ GIẢI:

Lời của dịch giả

Lời tựa

Bài thứ nhứt: Duy thức tam thập tụng dị giải

Bài thứ hai : nt

Bài thứ ba : nt

Bài thứ tư : nt

Bài thứ năm : nt

Bài thứ sáu : Giải thích các điều nghi

Bài thứ bảy : nt

Duy thức tam thập tụng: chánh văn

NHƠN MINH LUẬN

Bài học thuộc lòng

Nhơn minh luận cương yếu

A. Tôn

B. Nhơn

C. Dụ

  
LỜI NÓI ĐẦU [^]

Giáo lý của Phật có đến tám vạn bốn ngàn (84.000) pháp môn, chia ra làm mười tôn, chung quy chỉ có hai loại: Pháp tánh và Pháp tướng. Duy thức tôn thuộc về Pháp tướng. Nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu Duy thức tôn gọi là Duy thức học. Môn học này là một môn triết học rất cao siêu và rộng rãi, nên từ xưa đến nay không biết bao nhiêu học giả đã phải bóp trán nặn đầu vì nó.

Cái khó khăn trong việc nghiên cứu duy thức có nhiều nguyên nhân:

1. Rất nhiều danh từ chuyên môn mới lạ mà học giả chưa quen nghe;
2. Phân tích các Hành tướng về tâm lý cũng như vật chất rất nhiều, và quá tỉ mỉ, làm cho học giả khó nhớ.
3. Sách vở Duy thức quá nhiều, học giả không biết nên xem quyển nào trước, quyển nào sau;
4. Những sách ấy phần nhiều là sách chữ Hán, văn lại quá cổ nên người nay khó học;
5. Phải có tu quán mới hiểu rõ được Duy thức. Vì những nguyên nhân trên, học giả phần đông đành bỏ lỡ một môn triết học thâm thuý, cao siêu là Duy thức học!
Muốn nghiên cứu môn học này một cách có hiệu quả, cần phải có những phương pháp và người hướng dẫn.

Chúng tôi còn nhớ, khi đang tòng học tại Phật học đường Lưỡng Xuyên (Vĩnh bình), một hôm Sư cụ Tuyên Linh (Lê Khánh Hoà) Giám đốc Phật học đường Lưỡng Xuyên đưa cho chúng tôi quyển "Đại thừa bá pháp minh môn luận" mà dạy rằng:

"Duy thức là một môn học khó vô cùng. Văn chương đã khó danh từ lại nhiều, và hành tướng Tâm Vương, Tâm sở cũng rất phiền phức. Tôi đã ba năm nghiên cứu bộ Thành duy thức luận, mà như người đi vào rừng rậm, không tìm được lối ra. Đến năm Đinh Mão nhờ ban tổ chức trường hương chùa Long Khánh ở Quy Nhơn mời tôi làm Pháp sư. Tôi được may mắn gặp Hoà thượng Thập Tháp. Tôi thuật lại sự khó khăn trong việc nghiên cứu Thành duy thức của tôi. Hoà thượng Thập Tháp nghe xong, đem biếu tôi quyển "Đại thừa bá pháp minh môn luận chuế ngôn" và nói: "Tôi biếu ngài một cái chìa khoá để mở kho Duy thức. Người nghiên cứu Duy thức mà trước không đọc Luận này, thì cũng như người gỡ nùi tơ rối mà không tìm được mối. Vậy Ngài nên đọc quyển Luận này cho kỹ rồi nghiên cứu Thành Duy thức. Ngài sẽ thấy dễ dàng ..."

Quả thật như thế. Sau khi tôi trở về Nam, chuyên chú đọc quyển "Đại thừa bá pháp minh môn luận" trong ba tháng, tôi trở lại nghiên cứu Thành Duy thức, thấy không còn khó khăn như trước nữa. Bởi thế, quyển "Bá pháp" này đối với tôi quý báu vô cùng: Ngoài cái kỹ niện vô giá của Hoà thượng Thập Tháp, nó còn là một cái chìa khoá cho tôi mở cửa vào Duy thức.

"Hôm nay, tôi trao lại cho các ông quyển Luận này để các ông khởi công trong việc nghiên cứu Duy thức".

Mặc dù Sư cụ Thập Tháp và Sư cụ Tuyên Linh đã về cõi Phật gần hai chục năm rồi, song những kỹ niệm cao quý của hai Sư cụ mà chúng tôi được vinh hạnh theo hầu trong mấy năm, vẫn còn ghi đậm nét trong tâm hồn chúng tôi, và những lời vàng ngọc trên vẫn còn văng vaüng bên tai chúng tôi.

Ngày nay, để nhắc nhỡ công đức lớn lao của hai Sư cụ, những vị đã lập công đầu trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, và cũng để cho học giới nước nhà nghiên cứu được dễ dàng môn học Duy thức, chúng tôi đánh bạo, cố gắng phiên dịch và giải thích quyển "Đại thừa bá pháp minh môn luận" này và đổi danh đề là "Duy thức nhập môn" cho dễ hiểu. Quyển Duy thức nhập môn này, như danh đề của nó` đã nêu lên, sẽ hướng dẫn quí vị độc giả đi đúng vào cửa của toà nhà Duy thức. Quí độc giả hãy đọc và nhớ kỹ quyển sách này, rồi tiếp tục đọc những quyển Duy thức học tập I,II,III, v.v...thì quí vị sẽ thấy mình đang bước dần một cách dễ dàng và thú vị lên toà lâu đài rực rỡ và đồ sộ của Duy thức.

Mong quí vị sẽ chóng đạt được mục đích.

 

Biên tại Phật học đường Nam Việt

Mạnh Đông năm Mậu Tuất (1958)

THÍCH THIỆN HOA        

 

 

 

 

--- o0o ---

 

Mục Lục khóa IX  Bài thứ 1|Bài thứ 2|Bài thứ 3|Bài thứ 4|Bài thứ 5

|Bài thứ 6|Bài thứ 7|Bài thứ 8|Bài thứ 9|Bài thứ 10|

Tập nhì:Luận A-Ðà-Na Thức 

Tập ba:Lời của dịch giả|Bài 1|Bài 2|Bài 3|Bài 4|Bài 5|Bài 6|Bài 7|Nhơn minh luận 

 

--- o0o ---

 

Mục Lục | Khóa I | Khóa II | Khóa III | Khóa IV | Khóa V
Khóa VI | Khóa VII | Khóa VIII | Khóa IX | Khóa X - XI | Khóa XII

 

--- o0o ---

 

Trình bày : Nhị Tường

Cập nhật: 01-7-2006

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

5 chá ï¾ ï½½ từng sợi tóc nhẹ nhàng rơi xuống neu nghi nuoi duoc cha me la tron chu hieu thi hay Sống hạnh phúctheo Phật giáo thuận theo tự nhiên là một loại nghiem Tôi đi tìm bình yên cang Gia Lai Húy kỵ lần thứ 10 cố HT Thích y nhan Phà tin tuc phat giao đoàn BÃn chùa thuyền tôn giá trị đích thực của cuộc sống 不空羂索心咒梵文 Tử Nghiệp dế hỏa luat BÃÆn nhà ト妥 japan diem den mua thu lang man còn dòng Khà i VẠ放下凡夫心 故事 ám ta moi du tin yeu 菩提阁官网 tà bÃ Æ Là ŠXíu mại khoai môn Gừng tươi có tác dụng giảm đau Hơi chướng niem ve cai chet giác Đức Phật cảm hóa Angulimāla Nhiều bài Ùng 9 kho de Ăn chay đẩy lùi độc tố Ăn chay đẩy lùi độc tố Phở Chu Thà ŠvÛi quốc 真言宗金毘羅権現法要 泰卦 vạn sự trên đời đều bắt nguồn từ cu si nguyen van hieu 1896 bài 1 L廙 Thi tuÇ