.


Cư Trần Lạc Ðạo

(Trọn bộ 3 tập)

Cư sĩ Chính Trực

Toronto, Canada
1999 - PL 2543

--- o0o ---


Tập 3

[6]

Dâng sớ cầu an

Cúng sao giải hạn

 

Dâng sớ cầu an

Tiền mất tật mang

Cúng sao giải hạn

Tai nạn vẫn tới

 

Thiền môn chân chánh

Dạy người thực hành

Tu tâm dưỡng tánh

Theo bát chánh đạo

 

Việc ác không làm

Nên làm việc thiện

Giữ tâm thanh tịnh

Như chư Phật dạy

 

 

Trong đời sống này,

chúng ta thường gặp,

những chuyện may rũi,

được mất hên xui,

vui buồn lẫn lộn,

lúc được tán thán,

khi bị phỉ báng,

lên voi xuống chó,

có lúc lên hương,

có khi xuống bùn,

lúc vinh lúc nhục,

khi sướng khi khổ. 

Những lúc vui sướng,

cuộc đời lên hương,

chúng ta thụ hưởng,

phủ phê hỉ hả,

không nhớ gì cả. 

Những khi quá khổ,

chịu đựng không thấu,

chới với đảo điên,

chúng ta bèn nhớ,

cầu nguyện khấn vái,

van xin thần linh,

khẩn cầu thượng đế,

ban cho phép lành,

làm ra phép lạ,

hy vọng cầu may,

đổi thay vận số. 

 

Bởi vậy cho nên,

mỗi dịp đầu năm,

sau tết nguyên đán,

vào đầu tháng giêng,

chúng ta thường hay,

vào chùa dâng sớ,

cúng sao giải hạn,

nạn khỏi tai qua,

toàn gia vô sự,

kể từ đầu năm,

chí những cuối năm,

buôn may bán đắt,

một vốn bốn lời,

nhất bổn vạn lợi,

con cháu đỗ đạt,

tiền bạc như nước,

sắm xe tậu nhà,

tha hồ sung sướng.

 

Những chuyện cầu nguyện,

van xin như vậy,

có thực hay không,

có được gì không? 

Người thì nói có,

hễ cầu thì được,

linh ứng vô cùng,

nên tin là có,

mất mát gì đâu. 

Kẻ lại nói không,

trông chi chuyện đó,

nằm mơ thì có,

mở mắt tay không,

không vẫn hoàn không,

uổng công dâng sớ,

mất tiền cúng sao,

điều đó có thực! 

 

Chúng ta cùng nhau,

xét thử xem sao,

cái chuyện dâng sớ,

cúng sao giải hạn,

có đúng chánh pháp,

có ích lợi gì,

thực tế hay không?

 

* * *

 

Thực ra nếu như,

chúng ta tu nhân,

tích phước nhiều đời,

từ trước đến nay,

thì được gặp may,

không cần cầu nguyện,

chẳng cần dâng sớ,

cúng sao giải hạn. 

Những người khác đạo,

nếu họ có phước,

họ vẫn gặp may,

tiêu tai khỏi nạn,

tam tai đại hạn,

chẳng nghĩa lý gì,

chẳng cần cúng sao,

tào lao quá xá! 

 

Tại sao như vậy? 

Bởi vì xưa nay,

nhiều người dâng sớ,

cúng sao giải hạn,

tai nạn vẫn tới,

mới giải thích sao? 

Chúng ta giúp người,

gặp chuyện khó khăn,

khốn khó khổ đau,

chúng ta được phước,

dù không mong cầu. 

Chúng ta tu tập,

hạnh nguyện bố thí,

tài thí pháp thí,

cùng vô úy thí,

cứu nhân độ thế,

giúp đỡ tiền của,

giúp công giúp sức,

giúp lời chỉ dẫn,

khuyên lơn an ủi,

cho người bớt khổ,

bớt cơn sợ hãi,

thấy đâu là phải,

việc đúng thì làm,

cho đúng chánh đạo. 

 

Làm được như vậy,

chúng ta được phước,

dù không mong cầu,

chắc chắn không nghi.

Khi tích được phước,

dù ít hay nhiều,

phước báu lai đáo,

chúng ta gặp may,

tai qua nạn khỏi,

gặp thầy gặp thuốc,

bệnh tật tiêu trừ,

tưởng như phép lạ. 

 

Trên chuyến phi cơ,

xe hơi tàu thủy,

những khi gặp nạn,

người nào phước đức,

thoát được hiểm nguy,

một cách lạ lùng,

tưởng chừng phép lạ,

người đời gọi là:

số hên mạng lớn. 

Người nào kém phước,

cũng được người cứu,

hậm hơn một chút,

người đời gọi là:

cũng còn gặp hên,

nên còn cứu kịp. 

Người nào vô phước,

ác nhân thất đức,

chết chẳng toàn thây,

người đời gọi là:

tới số mạng vong,

không ai cứu nổi. 

 

Lúc gặp hiểm nguy,

người cầu Đức Mẹ,

kẻ khấn Quán Âm,

nếu như cả hai,

cùng được thoát hiểm,

vị nào cứu họ,

còn nếu cả hai,

đều bị thảm tai,

hai vị ở đâu,

chẳng nghe kêu cứu, 

nghe kêu chẳng cứu? 

 

Thực ra đó là:

chẳng có vị nào,

cứu hay không cứu,

khi người gặp nạn. 

Chúng ta nên biết:

chỉ có phước báu,

cứu người giúp người,

khi gặp tai biến,

dù ở nơi đâu,

trên không trên đất,

trên biển trên sông,

còn phước thì sống,

hết phước mạng vong,

gọi là tới số! 

 

Trong Kinh A Hàm,

Đức Phật có dạy:

 

"Chỉ có phước báo,

 mới có thể làm,

giảm thiểu nghiệp báo".

 

Phước báu là do,

chính chúng ta tạo,

chứ không phải do,

 thượng đế ban cho,

hay do cầu nguyện. 

Nếu cầu nguyện được,

tại sao nhiều người,

cùng cầu cùng nguyện,

kẻ chết người sống,

kẻ qua người vướng? 

 

Chúng ta cũng biết:

người nào tích phước,

từ trước đến nay,

không cần cầu nguyện,

cuộc đời cũng an,

ít gặp nguy nan,

ít có sóng gió,

ít có trắc trở,

đở bớt phiền muộn,

tai qua nạn khỏi,

chuyện lớn hóa nhỏ,

chuyện nhỏ hóa không,

chuyện khó hoá dễ. 

Còn như cầu nguyện,

mà không tích phước,

thì cũng như không,

chẳng nên trông mong,

phép lạ xảy đến! 

Nghiệp báo cũng do,

chính chúng ta tạo,

chứ không phải do,

thượng đế thần linh,

hay bất cứ ai,

xúi bảo mình làm. 

 

Chính do tâm tham,

xui khiến chúng ta,

cầu xin tiền tài,

giàu sang sung sướng,

một chút phẩm vật,

nhỏ nhoi chút xíu,

dâng cúng cho chùa,

nhà thờ đền miếu,

cầu xin bạc triệu,

cầu đủ thứ chuyện,

danh lợi tài sắc,

những thứ phù du,

Đức Phật khuyên tu,

chúng ta nên bỏ. 

Chính do tâm sân,

xui khiến chúng ta,

cầu xin thắng kiện,

tàn hại kẻ thù,

triệt hạ đối thủ,

người mình không ưa,

vui mừng khi thấy,

kẻ thù thê thảm,

sống trong khổ nhục,

chết cũng không xong,

chúng ta hài lòng. 

Chính do tâm si,

xui khiến chúng ta,

cầu nguyện vãng sanh,

tây phương cực lạc,

mà không cần tu,

không gìn giữ giới,

ngay trong hiện đời,

đợi đến sắp chết,

niệm Phật mười tiếng,

liền được rước lên,

cảnh giới Di Đà,

thiệt là vô minh.

 

* *

 

Trong Kinh A Hàm,

Đức Phật có dạy,

thí dụ như sau:

Nếu người phải bị,

nuốt một nắm muối,

thì sẽ đau khổ,

biết là dường nào. 

Nhưng nếu đem bỏ,

nắm muối đó vào,

một tô nước nhỏ,

rồi mới phải uống,

thì sẽ dễ chịu,

hơn một chút xíu. 

Nếu bỏ nắm muối,

vào một lu nước,

rồi mới phải uống,

thì sẽ dễ chịu,

nhiều hơn chút nữa. 

Nếu bỏ nắm muối,

vào hồ nước lớn,

rồi mới uống vào,

thì chuyện sẽ không,

thành vấn đề nữa.

 

Nắm muối tượng trưng,

cho các nghiệp nhân,

bất thiện chẳng lành,

con người đã tạo,

từ trước đến nay,

bây giờ phải lãnh,

nghiệp quả nghiệp báo,

nói chung đó là:

quả báo khổ đau,

không sao tránh khỏi. 

Chỉ có phước báo,

ít hay là nhiều,

tượng trưng tô nước,

lu nước hồ nước,

mới có thể giúp,

con người vượt qua,

đau khổ mà thôi. 

 

Đó mới thực là:

chí công vô tư. 

Mình làm mình hưởng.

Mình làm mình chịu. 

 

Con người nên lo,

dừng nghiệp chuyển nghiệp,

đừng làm bậy bạ,

đừng nói người ta,

làm tốt làm xấu,

đừng nghĩ vẫn vơ,

ngay từ bây giờ,

đừng đợi đến khi,

nghiệp báo xảy ra,

dù có rên la,

van xin cầu khẩn,

thì cũng muộn màng!

 

Cầu nguyện van xin,

dù tin hay không,

thực sự chẳng giúp,

chẳng ích gì đâu. 

Tại sao như vậy? 

Bởi vì các vị,

giáo chủ giáo phẩm,

giáo quyền cao cấp,

giáo hội trung ương,

giáo sĩ địa phương,

tai ương đã đến,

cũng phải trả nghiệp,

đã tạo trước kia,

nhiều đời nhiều kiếp,

ngay trong kiếp này,

cũng bị nguyền rủa,

vu khống cáo gian,

xử án khổ nạn,

ám sát giết hại,

một cách thê thảm,

không chỗ chôn thây!

 

Trong Kinh A Hàm,

Đức Phật có dạy:

  "Dù cho lên non,

xuống biển vào hang,

nghiệp báo đã mang,

vẫn theo con người,

như hình với bóng,

không ai có thể,

tránh được thoát được".

 

* * *

Tóm lại xưa nay,

cuộc đời đổi thay,

vui buồn sướng khổ,

cũng tại con người,

tạo phước cũng có,

tạo nghiệp cũng có,

tạo phước hưởng phước,

hưởng phước báo lành,

tạo nhân lãnh quả,

nhân thiện quả hiền,

nghiệp ác quả dữ. 

Luật nhân quả đó,

áp dụng ba đời,

chẳng hề sai chạy,

chẳng vị nể ai,

bất cứ người nào,

nếu đã gieo nhân,

cũng đều gặt quả.

 

Trong sách có câu:

 

"Lưới trời tuy thưa, mà chưa ai lọt".

 

Thượng đế thần linh,

ơn trên linh thiêng,

chí công vô tư,

không bao giờ làm,

theo lời cầu nguyện,

van xin khấn vái,

của những con người,

chẳng tích phước đức,

lại gây ác nhân,

thất đức vô cùng:

nay đâm bị thóc,

mai thọc bị gạo,

vu khống cáo gian,

khai man hoàn cảnh,

lợi dụng pháp luật,

chuyên kiện tụng người,

kiếm tiền bất chánh,

giựt hụi quịt nợ,

sang đoạt tài sản,

chiếm hữu bản quyền,

làm tiền trắng trợn,

hung tợn hiếp người,

bần cùng cô thế,

bất kể khổ đau,

của bao người khác.

 

Ngày xưa chư tổ,

có lòng dạy dỗ,

con người hướng thiện,

làm lành lánh dữ,

tạo nên phương tiện,

cúng sao giải hạn,

dâng sớ cầu an,

mục đích khuyến dụ,

con người về chùa,

cúng kiến lễ lạy,

mong cầu an tâm,

gia đạo hòa bình,

rồi nhân dịp đó,

giảng dạy chánh kiến,

truyền bá chánh pháp,

đọc tụng kinh điển,

niệm Phật ngồi thiền,

tu tâm dưỡng tánh,

giúp đỡ con người,

giác ngộ chân lý,

thấy được sự thực,

giải thoát khổ đau,

xây dựng cuộc sống,

an lạc hạnh phúc.

 

Ngày nay chúng ta,

tâm Phật tâm ma,

lẫn lộn khó phân,

cho nên tạm dùng,

xử dụng phương tiện,

cúng sao giải hạn,

dâng sớ cầu an,

khi còn hoang mang,

lúc chưa hiểu đạo,

chẳng biết làm sao,

cho đúng chánh pháp. 

 

Giờ đây thấu hiểu,

rõ ràng không nghi,

chúng ta phát nguyện,

dừng nghiệp chuyển nghiệp,

quày đầu hướng thiện,

tu tâm dưỡng tánh,

tránh làm điều ác,

chỉ làm điều thiện,

giữ tâm thanh tịnh,

tích cực chuyển hóa,

cuộc sống tâm linh,

của bản thân mình,

ngày được tốt hơn,

tâm được an hơn,

như vậy thực tế,

những người chung quanh,

cùng chung phúc lạc,

cho đến một ngày,

ngộ được chánh đạo,

đạt được đỉnh cao:

niết bàn giải thoát. 

 

--- o0o ---

Mục Lục

Tập 1: 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 9 | 10 | 11| 12

Tập 2: 1 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10| 11|

Tập 3: 1| 2 | 3 | 45| 6 | 7 | 8 | 9 | 10| 11| 12| 13| 14 |15| 16

--- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả |

--- o0o ---

Chân thành cám ơn Cư sĩ Chính Trực đã gửi tặng phiên bản điện tử bộ sách này
(Trang nhà Quảng Đức, 05-2002)
Trình bày : Nhị Tường

Cập nhật ngày: 01-05-2002

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

trÃ Æ tieu su hoa thuong thich hue hung Nghi thuc tung kinh Tin dừng Tây An Cổ Tự Chùa Tây An cau chuyen ve niem phat va cau nguyen theo phong 17 lời khuyên dạy đáng suy ngẫm của 不空羂索心咒梵文 phong thuy tot nhat chinh la ban than tu luyen tam thờ cúng cha mẹ hay ông bà quá vãng nt kien thuc va tri tue trong dao phat mau hoa nao cho mua vu lan môn nam duc phat khong tu dau den va cung khong di ve dau ï¾ biệt chỉ cai duyen that ky dieu cái duyên thật kỳ diệu vai tháºn Nguyên nhân nhiều người trẻ bị bộ 妙蓮老和尚 cuoc lễ soi day chuyen dinh menh Hoằng mo phat moi luc moi noi Canh ngủ vong phi benh Cái giá của người xa quê 泰卦 vo nga ac phap Hiến Giỗ dat Người mắc bệnh gì muốn tự sát nhiều Thực kiều trần như Nam tương vung ben trong giao phap cua phat Sóc niệm bメケi Tuá 因地當中 Cái chữ của mạ sự thật đường tu va L廙 best tây sóng phat Ông phà ŠThái Nguyên Sư cô Thích Đàm Tâm viên