Phật Học - Đạo Phật với tâm trong sáng và giải thoát.

 

ÐẠO PHẬT VỚI TÂM

TRONG SÁNG VÀ GIẢI THOÁT

Cư Sĩ Nguyễn Ðức Can

---o0o---

 

Mỗi độ Xuân về thì tôi lại tưởng nhớ đen những điều tôi đã đọc kinh sách nhà Phật và đi nghe các bậc cao tăng thuyết giảng hay có đôi khi được trực diện đàm đạo với quý thầy, mà tôi cảm nhận thấy đáng kính, biết nhiều, hiểu rộng về chân lý cao siêu của Ðức Thế Tôn hầu bồi đáp cho sự hiểu biết nông cạn của mình, đó là sự học hỏi dễ nhớ, dễ hiểu và từ đó tâm linh trở lên trong sáng và thanh thoát. Nguyên nhân cái khổ của con người là “tham, sân, si” một phần lớn cũng do ngoại cảnh tạo nên cho con người có một cái “TÂM” luôn luôn muốn vươn lên trên mọi người khác bằng vật chất và danh vọng, chỉ vì vật chất và háo danh mà không loại trừ được lòng tham lam, si mê và sân hận, (xin đọc bài quan niệm thiên đàng hay địa ngục). Thật ra con người khi mới sinh ra là trong sáng, không có một vết nhơ nào trong tâm hồn. Ðức Khổng Tử đã nói:

“Nhân chi sơ là tính bản thiện” hay “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Ðúng vậy, nếu ta ở gần những người tốt, ta sẽ trở thành người tốt, nếu ta ở gần người xấu, ta sẽ trở thành người xấu. Do đó, tôi muốn đề cập đến nội tâm và ngoại cảnh.

Mọi cảnh vật bên ngoài đều thuộc về con người, nếu người đó sinh ra và trưởng thành trong một gia đình gia giáo, và có kiến thức, khi lớn lên họ sẽ chuyển đổi ngoại cảnh phải lệ thuộc vào chính họ, cho nên lúc đó con người là chủ, mà cảnh vật là bạn. Người đời thường nói “Thời thế tạo anh hùng” tức là hoàn cảnh đưa đẩy con người trở thành anh hùng, cũng có người nói “Anh hùng tạo thời thế” tức là người hùng người tài đức tạo nên sự nghiệp vẻ vang trong đời, hai câu này câu nào đúng? Ngoài ra cũng có người nói: Có những người trước kia họ là những kẻ tầm thường, không có tài đức, nhờ được cơ hội tốt họ trở nên con người xuất chúng, như vậy là “Thời thế tạo anh hùng”.

Ngoài ra, còn có những người dẫn chứng là “Vua Quang Trung tuy là người áo vải ở thôn quê, nhưng lại là người tài trí phi thường, nên từ một con người áo vải quê mùa, trở thành một vị tướng giỏi, một ông vua tài trí như vậy không phải là “Anh hùng tạo thời thế” hay sao? Theo tôi thì tất cả mọi người thành công trên đều là: “Anh hùng tạo thời thế”. Tại sao vậy ? Vì nếu thời thế đổi thay mà chúng ta là kẻ bất tài, vô trí lại có giã tâm độc ác, chỉ biết hại người, lợi mình không có “ÐỨC” thì không cải cách gì được hoàn cảnh, nên họ cũng chỉ là kẻ tầm thường như bao nhiêu người khác. Ngược lại, dù cho thời thế có biến đổi hàng trăm ngàn lần đi nữa, đối với người có tài trí, lấy đạo đức làm kim chỉ nam, thì dù trước cảnh thuận hay nghịch họ vẫn là người dũng mãnh, đứng lên cải cách xã hội, làm lên việc lớn, vì họ là người có sẵn cái ÐỨC HẠNH và TÀI TRÍ, được tạo dựng bởi nguồn gốc của bản thể.

Nếu ta biết nêu cao ÐỨC HẠNH làm đầu ta phải học hỏi, nghiên cứu, tìm hiểu về triết giáo nhà Phật, do các vị cao tăng thuyết giảng, đều tùy phương tiện để độ thế giúp đời theo chân lý của đức Phật Tổ, mà thuyết pháp, giảng lý hoặc thuật tích hoặc chỉ luật, có khi nói xa, có lúc nói gần, có lần nói ám, dùng đủ cách để đem ánh ÐẠO VÀNG giáo hóa nhân loại sáng tỏ đại ý quý hoá của đường lối tu học, hầu tạo cho con người có một bản ngã viên thành, hợp quần trong nhân loại và một lý trí thông minh, phát huy được tính từ thiện, tình thương và khoa học để phục vụ cho chúng sinh.

Quý độc giả hãy cùng tôi đọc lớn một đọan kinh Pháp Cú. (Dhammapada), trong đó Ðức Phật đã đọc lên cho những người trong bộ tộc Thích Ca và Câu Ly cùng nghe sau khi Ngài ngăn chặn được một cuộc chiến tranh tàn sát lẫn nhau giữa hai tộc nói trên như sau:

1.- Hạnh phúc cho chúng ta sống không thù hận, giữa những người thù hận, chúng ra sống không hận thù.

2.- Hạnh phúc thay cho chúng ta sống khỏe mạnh, giữa những người ốm đau, chúng ta sống khỏe mạnh.

3.- Hạnh phúc thay cho chúng ta sống không tham dục, giữa những người tham dục, chúng ta sống không tham dục.

4.- Hạnh phúc thay cho chúng ta sống không bị ràng buộc, chúng ta được sống an lạc, như các vị ở cõi trời quang âm.

5.- Thắng lợi thì bị thù oán, thất bại thì đau khổ, đừng nghĩ tới thắng lợi, chúng ta sẽ được sống trong an lành và hạnh phúc.

Nếu chúng ta có thể đọc tụng đoạn kinh trên với TAÂM chân thành, chúng ta sẽ sống thích hợp với những lời dậy của Ðức Thế Tôn và cùng nhau phục vụ cho mục tiêu mà chúng ta hằng tha thiết, ao ước.

Ngoài ra chúng tôi cũng xin quý vị cùng tôi tìm hiểu về thuyết “Tam Bảo” của Ðức Phật Thích Ca đó là:

1.- Chư hành vô thường

2.- Chư Pháp vô ngã

3.- Cứu cánh Niết Bàn.

Ðiểm một: “Chư hành vô thường có nghĩa là mọi sự nhất thiết trên thế gian này đều biến đổi không ngừng, đó là căn bản đại cương của Phật Pháp.

Ðiểm hai: “Chư Pháp vô ngã” có nghĩa là tất cả mọi Pháp hữu vi, hay vô vi đều không có thực thể tức là không có cái “ngã” cái ta ở trong ấy. Hữu vi pháp tuy có tác dụng mà không có thường trụ, vô vi pháp tuy có thường trụ mà lại không có tác dụng.

Ðiểm ba: “Cứu cánh niết bàn” là mục đích cuối cùng của Phật Giáo. Gọi chung ba điểm trên là “Tam pháp giáo ấn”.

Mặt khác chúng ta cùng nhau đọc, học 10 điều tâm niệm của Ðức Thế Tôn său đây, để lấy đó làm kim chỉ nam cho cuộc đời tu học của mình.

1.- Nghĩ đến thân thế thì đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì dục vọng dễ sanh.

2.- Ở đời thì đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.

3.- Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.

4.- Xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.

5.- Việc làm đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng khinh thường, kiêu ngạo.

6.- Giao tiếp đừng cầu lợi cho mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.

7.- Với người thì đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì thuận theo ý mình thì lòng kiêu căng.

8.- Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân có ý mưu đồ.

9.- Thấy lợi đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động.

10.- Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch, là nhân ngã chưa xả.

Bởi vậy Ðức Phật dậy:

- Lấy bệnh khổ làm thuốc thần.

- Lấy hoạn nạn làm giải thoát.

- Lấy khúc mắc làm thú vị.

- Lấy ma quân làm bạn đạo.

- Lấy khó khăn làm thích thú.

- Lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ.

- Lấy người chống đối làm nơi giao du.

- Coi thi ân như đôi dép bỏ.

- Lấy sự xả lợi làm vinh hoa.

- Lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh.

Nếu chấp thuận trở ngại thì lại thông suốt, mà mong cầu thông suốt thì lại bị trở ngại. Ðức Thế Tôn thực hiện “Huệ Giác Bồ Ðề” để ngay trong sự trở ngại như Ương Quật hành hung, Ðề Bà quấy phá, mà Ngài giáo hóa cho thành đạo quả cả. Như vậy há không phải sự chống đối lại làm sự thuận lợi và sự phá hoại lại làm sự tác thành cho ta?

Ngày nay những người học đạo trước hết không dấn mình vào trong mọi sự trở ngại, nên khi trở ngại đến thì không biết ứng phó, chánh pháp chí thượng vì vậy mất hết, đáng tiếc đáng hận biết chừng nào!

“Luận bảo vương tam muội”.

Trên đây tôi chỉ dẫn giải một vài đoạn tâm đắc mà tôi đã học, đọc, nghe và hỏi được để dẫn chứng cụ thể làm kim chỉ nam cho những ai muốn loại trừ cái khổ, cái buồn, cái tham, cái hận mà vẫn còn chôn sâu tận đáy lòng ra khỏi cái “TÂM” để lòng được thanh thoát, muốn được như vậy không phải nhất thời mà phải kiên gan, nhẫn nại bền chí, quyết tâm dần dần mới thực hiện được.

Ngoại cảnh cũng làm cho con người dần dần tỉnh ngộ và thấm dần đạo hạnh ở nơi kinh sách, nghe thuyết giảng của các vị chân tu, cao tăng. Thật khó đối với những ai không có “hạnh nhẫn nhục”, để kiên định lập trường đi theo con đường tu thân.”TAÂM” có thanh thoát trong sáng thì thân mới khoẻ mạnh, cường tráng, trí mới minh mẫn, từ đó mới hăng say với công việc thiện. Có nhiều người quan niệm Nhẫn là phải chịu nhục, nhưng kỳ thực thì nhẫn có phải là nhục không? Nhẫn nhục là chữ Hán, dịch theo tiếng Việt là nhịn chịu, chứ không phải nhẫn là nhục.

Sau đây tôi nhắc đến câu chuyện cổ tích có liên quan đến Bồ Tát Quan Thế AÂm để sáng tỏ thêm ý nghĩa nhẫn nhục. Câu chuyện rất được nhiều người biết đếán là “Quan AÂm Thị Kính”. Thị Kính là người đàn bà có chồng. Một hôm chồng đang ngủ, nàng thấy có sợi râu mọc ngược lên lấy kéo cắt bỏ. Chẳng may bị chồng và gia đình chồng hiểu lầm, cho nàng có ý ám sát chồng, nên nàng bị trả về cha mẹ đẻ, lễ giáo ngày xưa rất nghiêm khắc, người con gái ở trong gia đình đàng hoàng khi có chồng, mà bị đuổi về là một sự nhục nhã lớn cho gia đình. Thị Kính đang kham chịu cái nhục này, nếu là hạng nữ nhi thường tình không chịu nổi thì hủy mình tự tử. Thị Kính không làm việc đó, giả trai vô chùa tu, đó là bước nhẫn nhục thứ nhất.

Vốn dĩ người có nhiều vẻ đẹp nên khi xuất gia ở chùa, Thị Kính bị các cô để ý. Thị Mầu là một trong những cô ấy, nàng lại là một cô gái không đoan chính, thiếu đạo đức. Nàng thương Thị Kính, không được Thị Kính đáp lại, nên sanh lòng oán hận, bèn lang chạ với kẻ thất phu có thai, rồi cáo gian cho Thị Kính là tác giả của bào thai đó. Thị Kính bị trị tội đánh đập. Khi bị hành hình nhục nhã, tại sao Thị Kính không minh oan rằng: Tôi là người nữ giả trai đi tu, mà cứ làm thinh chịu? Bấy giờ không có chùa Ni mà chỉ có chùa Tăng, nên Thị Kính phải giả trai để được ở chùa tu. Nếu khai mình là người nữ thì được tha tội, nhưng về chùa thì không được chấp nhận cho ở tu chung với Tăng. Ðó là trường hợp thứ hai Thị Kính nhẫn nhục để được tu, dù với giá nào cũng phải chịu. Trước Thị Kính cam chịu nhục nhã ở đời để đi tu. Bây giờ cam chịu mọi hình phạt đau đớn nhục nhã, chờ thả ra để được về chùa tu, vì sự tu mà nhẫn như vậy. Thử hỏi, hai cái nhẫn này dễ làm hay khó? Nếu là chúng ta chắc không ai chịu nỗi.

Nhưng tới lần thứ ba thì tuyệt đỉnh. Sau khi bị đánh đập, tai tiếng không tốt. Thị Kính đã bị nhà chùa nghi không cho ở trong chùa mà cho ở ngoài hiên. Bây giờ Thị Mầu sanh con ra bỏ trước hiên chùa, Nếu không quan hệ tình ruột thịt, thì đứa bé khóc mặc nó, hà tất gì mình phải quan tâm đến! Nhưng khi thấy đứa bé vô tội bị bỏ hoang Thị Kính liền ôm vào nuôi dưỡng. Bây giờ muốn trắng án, chỉ cần không nhận không nhìn đứa bé là được giải oan rồi. Nhưng khi thấy đưa bé bị bỏ hoang, nóng ruột ôm nuôi, như vậy ai tin Thị Kính trong sạch? Chính Hoà Thượng cũng sinh ra nghi ngờ. Tại sao Thị Kính làm như thế? Vì lòng từ bi! Thà cứu một mạng sống mà mình bị khổ, hơn là ngồi yên để mặc cho người đau khổ.

Nuôi đứa bé không dễ dàng. Ðã bị dư luận không tốt, lại còn không phương tiện nuôi dưỡng - không tiền, không sữa, không thức ăn... phải vào xóm làng để xin, đi tới đâu cũng bị khinh thường, phỉ báng. Thế mà Thị Kính mặc nhiên ai chửi thì chửi, ai khinh thì khinh, việc nên làm vẫn cứ làm. Công đức ấy to biết chừng nào, lòng từ bi bao lớn, đức nhẫn nhục có thiếu không ? Do đức nhẫn nhục cao tuyệt vời ấy, nên lòng từ bi mới viên mãn. Nhẫn nhục và Từ Bi viên mãn thì quả Phật hiện kề. Bây giờ Thị Kính được tôn xưng là “Bồ Tát Quan Thế AÂm”.

Vậy tất cả những người phát tâm tu, đều phải học hành nhẫn nhục, người ta nói một câu nặng một, đáp lại một câu nặng gấp hai thì chưa phải là người có tâm tu. Nhẫn không  có nghĩa là gồng mình chịu, mà dùng trí tuệ thấy đúng lẽ thật, buông xả mọi hơn thua với người khác, không cố chấp phiền hận, người chửi mình, mình không nhận đó là xả bỏ. Nếu mà bị chửi một câu mà nhớ hoài không quên, rồi sanh sân si, phiền não, thù hằn, tự mình chuốc khổ và làm người khác khổ lây, đó là không nhẫn, không tu. Vậy tôi mong mỏi và cầu xin cho tất cả mọi người dù xuất gia hay tại gia, cư sĩ hay Phật tử, ưu bà tác hay ưu bà di, nếu những ai đã biết đi chùa lễ Phật hoặc có một niềm tin nơi Ðức Thế Tôn thì hãy tâm niệm và noi gương nhẫn nhục tôi đã dẫn chứng ở trên thì TÂM sẽ dược “Trong sáng và giải thoát”. Mong lắm thay! 

                                        

--- o0o ---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật ngày: 01-11-2002

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

bÓi hiểu Ùng Nên Nhất 真言宗金毘羅権現法要 đối chủ thiền giム自悟得度先度人 Tổng Co hÓi chanh niem mà Šđúng vài nét về cuộc đời và đạo nghiệp kinh vu lan lễ truy niệm hòa thượng dương dal tại 7 cách tránh say tàu xe hang Lúc trì Cõi nhà QuẠhoc phat loi phat day ve dia vi bac chan nhan tâm yên không phải là vô cảm thu goi me nhan mua hieu hanh 第一 相 正式 bệnh giao ly nghiep Hút thuốc thụ động gây hại tới thai giac ngo la gi CÃn ï¾ï½ nếu Thiên khi tịnh tài sinh bất tịnh nhật ký Bên vì sao ăn chay cần kiêng những chất cay 泰卦 Lòng phÃƒÆ Chạy 首座 Mà ŠTưởng niệm 62 năm Tổ sư Minh Đăng Ăn trong ánh sáng mờ ảo dễ bị mập Ä Quan Gõ 天眼通 意味 gá Ÿi chua vien quang Cây mù u cho và nhận để được kết nối những HoẠThực hiện bộ phim tư liệu về cuộc long tu ai Lá Ÿ tang truong