Phật Học - Hạnh phúc và khát vọng

 

 

 

 

 

HẠNH PHÚC và KHÁT VỌNG.

Tâm Không dịch

 

HẠNH PHÚC và KHÁT VỌNG.

Tỳ Kheo Buddhadasa

Tâm Không dịch

Bài Diễn Thuyết cho Thiền Sinh Ngoại Quốc tại Suan Mokkhabalarama 

Ngày 7 Tháng Năm, 1986

Tỳ Kheo Santikaro dịch ra tiếng Anh

 

Câu chuyện hôm nay liên quan đến vài vấn đề mà hầu hết các bạn hiểu lầm. Mặc dầu tất cả các bạn đến đây với sự quan tâm đến Phật giáo, các bạn có thể hiểu sai. Vì lý do nầy, xin vui lòng tập trung hết khả năng tinh thần và trí óc vào việc lắng nghe thật rõ ràng. Hãy đặc biệt chú tâm vào điều sẽ được nói hôm nay.

Điều chúng tôi sẽ nói đến là hạnh phúc (sukha). Chữ nầy hoàn toàn khó hiểu cả ở Thái Lan, kwam sukh, và trong tiếng Pali, sukha, cũng như trong tiếng Anh, happiness. Trong cả ba ngôn ngữ chữ nầy có nhiều ý nghĩa và cách áp dụng khác nhau. Nó thường khó hiểu một cách chính xác người ta ngụ ý gì khi họ nói chữ “hạnh phúc”. Bởi vì đề tài này có thể có rất nhiều rắc rối, thật là cần thiết để có được một số hiểu biết về việc nầy, nên hôm nay chúng tôi sẽ nói về hạnh phúc. 

Hạnh phúc cảm nhận trong đời sống hàng ngày của một người bình thường là một ý nghĩa của hạnh phúc. Mà còn có loại hạnh phúc khác nữa, niềm hạnh phúc phát sinh theo nhận thức về mục đích cuối cùng của cuộc sống. Ở đây có hai điều rất khác nhau, nhưng chúng ta đều gọi cả hai là “hạnh phúc”. Nói chung là chúng ta lầm lẫn hai ý nghĩa nầy, lẫn lộn chúng nó, và không bao giờ hoàn toàn hiểu chúng ta đang nói về cái gì.  

BẠN MUỐN HẠNH PHÚC NÀO? 

Đây là một thí dụ về sự mơ hồ của chữ nầy có thể tạo ra những sự khó khăn như thế nào. Giống như các bạn đến đây để học và thực hành Phật pháp để tìm kiếm hạnh phúc. Sự hiểu biết của bạn về hạnh phúc, hạnh phúc mà bạn ước muốn, tuy nhiên có thể không giống như hạnh phúc chân thật cuối cùng của đạo Phật và sự thực tiễn của Phật pháp. Nếu hạnh phúc mà bạn mong muốn không phải là sự hạnh phúc phát sinh từ thực hành Phật pháp, thì chúng tôi sợ rằng các bạn sẽ thất vọng và rất đau khổ ngay tại đây. Như thế, cần thiết nên khai triển một số hiểu biết về vấn đề nầy.   

Để tiết kiệm thì giờ và làm cho các bạn dễ hiểu, chúng ta hãy đặt ra một nguyên tắc đơn giản về quan niệm hạnh phúc. Hạnh phúc thông thường mà mọi người thích thú là khi sự khao khát cá biệt hay điều mong ước được thỏa mãn. Đây là một quan niệm tiêu biểu về hạnh phúc. Tuy nhiên, theo ý nghĩa của Phật pháp, hạnh phúc biểu lộ ra khi không có thèm khát và mong muốn gì cả, khi chúng ta hoàn toàn thoát khỏi mọi khát khao, tham dục và ước muốn. Xin vui lòng giúp đỡ phân loại việc này ngay tại đây bằng cách chú ý thận trọng theo dõi sự phân biệt: hạnh phúc do sự khao khát được thỏa mãn và hạnh phúc do bởi không hao khát gì cả. Các bạn có thấy sự khác nhau không? Các bạn có thể cảm thấy sự khác biệt giữa hạnh phúc của sự khao khát và hạnh phúc của không có khao khát chăng?

Chúng ta hãy dùng cơ hội này để hiểu danh từ lokiya và lokuttara, vì chúng có liên quan đến đề tài chúng ta nghiên cứu hôm nay. Lokiya có nghĩa là “ tùy thuộc vào những lợi lộc và sự việc thế gian”. Lokiya là ở trong thế gian, bị vướng mắc vào thế gian, ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của thế gian. Thường được phiên dịch là “thế gian” và “phàm tục”.

Lokuttara nghĩa là “trên thế gian” ở ngoài quyền lực và ảnh hưởng của thế gian. Có thể dịch là “xuất chúng” hay “siêu phàm”. Bây giờ chúng ta có thể so sánh dễ dàng hơn hai thứ hạnh phúc: lokiya-sukha (worldly happiness) là hạnh phúc thế gian, nó bị mắc kẹt vào sức mạnh và sự điều khiển của những đìều kiện và sự hạn chế của cái mà chúng ta gọi là “thế gian”, và lokuttara-sukha (transcendent happiness) là hạnh phúc siêu phàm, nó nằm ngoài mọi sự ảnh hưởng của thế gian. Hãy nhận thức sự phân biệt nầy và hiểu thật rõ ý nghĩa của hai chữ nầy. 

Chúng ta phải xem xét những thuật ngữ nầy thật kỹ lưỡng hơn. Lokiya nghĩa là bị dính chặt vào thế giới và bị lôi cuốn theo thế gian, vì thế bị sức mạnh và ảnh hưởng của thế gian thống trị. Trong điều kiện nầy, không có tự do tinh thần, thiếu sự độc lập tinh thần.

Lokuttara nghĩa là không bị dính mắc và thoát khỏi thế giới. Nó là tự do tinh thần. Như thế có hai thứ hạnh phúc: Hạnh phúc không có tự do và hạnh phúc không bị lệ thuộc, hạnh phúc của sự nô lệ và hạnh phúc của sự tự do.

Đây là điểm mà chúng tôi sợ bạn hiểu lầm. Nếu bạn đến đây để tìm kiếm hạnh phúc thế gian, nhưng bạn học Phật giáo hiến tặng bạn một thứ hạnh phúc khác, bạn sẽ bị thất vọng. Bạn sẽ không tìm thấy điều bạn tham muốn. Thực hành Phật pháp, gồm có thực hành thiền định minh triết, dẫn đến hạnh phúc siêu thế không phải là hạnh phúc thế gian (ngoại trừ một tác dụng phụ ). Chúng ta phải làm sáng tỏ điểm nầy ngay lúc bắt đầu. Nếu bạn hiểu sự khác biệt giữa hai thứ hạnh phúc nầy, bạn sẽ hiểu được mục đích của tu viện Suan Mokkh và sẽ không bị thất vọng ở đây.

Bây giờ bạn hiểu sự khác nhau giữa hai thứ hạnh phúc: hạnh phúc đến từ sự nhận được những gì chúng ta khao khát và hạnh phúc của sự hoàn toàn không có khao khát. Chúng nó khác biệt thế nào? Hãy xem xét sự việc và bạn sẽ nhận thức được điều nầy cho chính mình. Hạnh phúc của “thỏa mãn khát khao” và hạnh phúc của “không khao khát”: chúng tôi không thế nào định nghĩa ngắn gọn và rõ ràng hơn thế nầy được.  

KHÁT KHAO BẤT TẬN 

Bây giờ chúng ta nghiên cứu thêm về điều hạnh phúc dựa vào sự thỏa mãn của khao khát là tuyệt vọng và không bao giờ có thể thỏa mãn thật sự. Những điều khơi dậy sự khao khát luôn luôn thay đổi, làm cho sự thỏa mãn thoáng qua như mộng huyễn, vì thế niềm khát khao trở lại. Chính cái khát vọng cũng thay đổi vì thế cho nên không bao giờ có thể thỏa mãn được. Vào lúc bạn có được một vật nào đó, bạn lại thèm khát có thêm vật khác nữa. Tình trạng này diễn ra mãi mãi. Thế giới hôm nay gắn chặt vào thứ hạnh phúc này nó đầy dẫy những ham muốn. Bởi vậy, thế giới hiện đại bị mắc kẹt vào sự khó khăn bất tận.

Hãy tưởng tượng rằng bạn có thể làm chủ cả trái đất, thế giới, và toàn thể vũ trụ. Bây giờ bạn là chủ nhân ông của mọi thứ, khát vọng của bạn có dừng không? Nó có thể dừng lại không? Xin bạn vui lòng xem xét việc nầy một cách ẩn thận bằng chính trí óc của bạn. Nếu bạn có tất cả mọi thứ mà bạn ước muốn, nghĩa là bạn làm chủ của cả thế giới, sự khao khát của bạn có dừng lại không? Hay là bạn còn muốn một vũ trụ thứ hai? Bạn còn muốn một vũ trụ thứ ba?

Tôi muốn làm một vài so sánh để minh họa cái hạnh phúc thế gian của những người bình thường tiến bộ từ lớp này liên tục đến lớp khác như thế nào. Một đứa bé mới sinh có hạnh phúc khi được ôm ấp trong cánh tay của mẹ và nút sữa từ vú của bà. Việc nầy làm thỏa mãn cho đến khi nó lớn lên có một ít tuổi và to con hơn. Rồi thì cánh tay và vú của mẹ là chưa vừa. Nó học về những thức ăn và sở thích khác. Bây giờ hạnh phúc của nó tùy thuộc vào kem lạnh, kẹo và thức ăn tạp nhạp, chơi những trò chơi nhỏ và chạy quanh nhà.

Rồi nó lớn hơn và những trò chơi này không còn thỏa mãn đứa bé nữa. Nó muốn chơi đá banh hay chơi với những con búp bê. Cuối cùng khi lớn lên sự thích thú và hạnh phúc của lứa tuổi thiếu niên là xoay quanh về giới tính. Những điều thỏa mãn trước kia là không còn thích thú nữa. Khi nó trở thành người đàn ông hay đàn bà, đừng mong nó thỏa mãn với những loại hạnh phúc cũ nữa. Bây giờ, nó nghĩ tuởng về tính dục và những hẹn hò.   

Cuối cùng những người này cưới nhau, trở thành vợ hay chồng, và có những hy vọng và mơ ước trói buộc vào nhà cửa, tiền bạc và của cải. Không có cách nào có thể làm cho nó hài lòng với sự hạnh phúc trẻ con, trừ phi nó không thật sự lớn lên. Con người thay đổi theo từng giai đoạn, nên hạnh phúc cũng thay đổi theo khi khao khát hạnh phúc. Sự thay đổi liên tục bất tận. Khát vọng phát triển từ cấp nầy lên cấp khác cho đến chết. Sau đó nhiều người tin tưởng có sự tái sinh làm thiên thần, và vẫn còn có khát vọng của cõi trời về điều hạnh phúc của những thiên thần. Ngay cả ở thiên đàng với các vị trời hay ở trong thiên giới, nếu những điều như thế có thật, sự thèm khát không bao giờ chấm đứt. Theo Phật giáo những thí dụ về hạnh phúc thế gian nầy được xem như chỉ là những sự lừa dối và lầm lẫn.

 

KHÁT VỌNG DỪNG LẠI Ở ĐÂU?

Tôi muốn hỏi một câu ở đây. Trong thiên giới hay nơi nào có Chúa trời, hoặc là theo kinh điển của đạo Cơ Đốc hay bất cứ tôn giáo nào khác, khi chúng ta về với Chúa sự khao khát và tham muốn có thể chấm dứt chăng? Nếu thiên giới là nơi chấm dứt khát vọng và tham lam thì cũng giống như Phật giáo dạy về Niết bàn (nibbana), niềm hạnh phúc vượt ra khỏi thế gian này bởi vì sự thèm khát đã chấm dứt. Nhưng nếu bạn hiểu thiên giới một cách khác, là nơi chúng ta vẫn còn khao khát, thì Phật giáo không ưa thích. Lòng tham lam vô đáy được sở hữu những vật tốt hơn và nhiều hơn không phải là mục đích của Phật giáo, đạo Phật đi theo ngã rẽ dẫn ra khỏi thế giới nầy.

Cái người ta gọi là “thế giới”, vũ trụ học Phật giáo phân chia nó ra làm nhiều tầng lớp, nhiều lãnh vực hay là sự luân chuyển . Có thế giới chung cho loài người, chúng ta rất quen thuộc, và những thứ hạnh phúc của con người. Cao hơn là những cảnh thiên giới khác nhau, những thiên thần và chúa trời có lẽ sống ở đó. Trước tiên là cõi dục giới (Kāmavacara) của những người tham muốn nhục dục. Đây có thể xem là một điều “tốt”, ít nhất là hơn khoái lạc nhục dục của thế giới loài người. Kế đó là cõi trời Phạm Thiên có hai loại: những giới có hình dáng hay còn vật chất và những giới không có hình dáng. Những giới nầy tốt hơn những cảnh giới hiện hữu, nhưng  chúng cũng chưa chấm dứt tham muốn. Trong khi không còn ham muốn cảm giác trong sắc giới (Rūpavacara), chúng sinh nơi đó vẫn còn sắc ái kết. Những chúng sinh trong vô sắc giới cũng còn tham ái. Họ tham muốn những thứ không phải vật chất hơn là vật chất. Sự khát ái tồn tại theo mức độ của mỗi cảnh giới. Những ước muốn của bản ngã không ngừng. Luôn luôn có nhiều điều bản ngã mong muốn. Những trạng thái hạnh phúc tinh tế mức độ cao nầy hoàn toàn thất bại để siêu việt hoá thế gian. Ngay cả cảnh giới Phạm Thiên cao nhất cũng bị vướng mắc vào trong thế giới, giam giữ dưới quyền lực và ảnh hưởng của sự thèm khát. 

Chúng ta sẽ làm thế nào để chấm dứt sự khao khát? Chúng ta phải quay lại và tiêu diệt nó. Để làm được như vậy, chúng ta phải hiểu rằng chúng ta không cần thèm khát. Chúng ta phải đi con đường khác này không có sự khát vọng. Điều cốt yếu của con đường nầy là không có cảm nghĩ về bản ngã, về “Ta” và “của ta”. Điểm này rất sâu sắc. Chúng ta phải có bao nhiêu kiến thức, phải thấy rõ bao nhiêu để có thể chấm dứt ảo tưởng về bản ngã

Hiểu rõ liên quan giữa sự chấm dứt khao khát và sự chấm dứt ảo tưởng về bản ngã, thật là quan trọng. Trong hoàn cảnh thế gian, luôn luôn có cái ngã hay “cái Ta” nó thèm khát và cố gắng làm thỏa mãn sự thèm khát. Ngay cả cái ngã này ở cõi trời cao nhất nơi đó sự khao khát chỉ là những việc rất tế nhị, tuy nhiên, có cái ngã ái cố gắng được cái gì đó. Thèm khát hiện hữu khi cái ngã này tìm kiếm để giành lấy cho nó mà chưa bao giờ thực sự thành công. Bằng cách xem xét nhiều mức độ thu hoạch và hạnh phúc, chúng ta thấy rằng khao khát là vô vọng. Tại sao? Bởi vì “bản ngã” là không có hy vọng. Hai cái – khát vọng và bản ngã – không thể tách rời được.

 

ĐIỀU TỐT ĐẸP NHẤT 

Khi đạt đến giai đoạn nầy, bạn phải làm quen với điều mà người ta gọi là “tốt” hay “tốt nhất”. Các bạn có ý niệm về “điều tốt nhất” và nghĩ rằng bạn xứng đáng có được “cái tốt nhất”. Niềm khao khát của bạn chỉ đi đến “điều tốt đẹp nhất”. Bất cứ điều gì bạn xác định là “tốt đẹp nhất” - hoặc là một ngày trên bãi biển hay là năm phút nghỉ ngơi khỏi cái đầu óc rối loạn – là ở đó lòng khao khát của bạn bám chặt lấy. Ngay cả trong khi tắm mình trong hào quang của Thượng Đế, lòng tham muốn điều tốt đẹp nhất vẫn không dừng lại. Chúng ta mong ước một điều “tốt nhất”, nhưng khi vừa đạt được nó, lòng thèm khát của chúng ta lại muốn cái tốt hơn “cái tốt nhất”. Điều nầy không chấm dứt được khi còn có cái ta muốn “điều tốt nhất”. “Cái tốt đẹp nhất” không có điểm tận cùng; chúng ta không thể dùng nó làm mục đích cuối cùng của mình. Chúng ta tiếp tục nói về “cái tốt nhất” hay là cái chí thiện, nhưng ý nghĩa của nó rất khác nhau: điều tốt nhất của những đứa trẻ, của những thiếu niên, của người lớn, của những người già; điều tốt đẹp nhất của thế gian, và của tôn giáo. Tuy nhiên mỗi một ảo tưởng về “điều tốt đẹp nhất” biến chúng ta thành “kẻ thèm khát nhất” -  thèm khát ngay đến trong những cách vi tế nhất, sâu sắc và tuyệt hảo. Chúng ta không bao giờ có thể dừng lại hay an nghỉ trong bất cứ “điều tốt đẹp nhất” nào cả, bởi vì chúng nó đều là hạnh phúc thế gian (lokiya-sukha).

“Điều tốt nhất” không bao giờ đứng một mình. Nó không bao giờ đi đến đâu mà không có bạn đồng hành của nó là “điều xấu nhất”. Qua sự tham lam được “điều tốt nhất” chúng ta bị đè nặng với cái “sấu nhất”.  Như thế, sự bám chặt của chúng ta nơi “điều tốt nhất” chỉ là lòng tham muốn bất diệt. Chỉ có một đường thoát ra. Nếu chúng ta cứ tìm kiếm hạnh phúc (sukha) hay thú vui ở thế gian, chúng ta sẽ không bao giờ tìm ra nó. Chúng ta phải quay về một hướng khác, hướng đến hạnh phúc xuất thế. Lòng khao khát phải chấm dứt, ngay cả khao khát “điều tốt nhất”. Điều ác là một thứ quấy rầy bận rộn, điều thiện cũng là một thứ làm phiền khác. Để giải thoát khỏi tất cả những đau khổ, tâm trí phải vượt ra ngoài thiện ác, vượt lên trên điều tốt nhất và xấu nhất - ấy là phải an trú trong chân không. Điều nầy trái ngược với hạnh phúc thế gian. Nó là hạnh phúc siêu phàm, giải thoát khỏi bản ngã thèm khát. Không có con đưòng nào khác ra khỏi đau khổ hơn là đi từ ác đến thiện rồi từ thiện đến trống không. Trong sự trống rỗng khát vọng chấm dứt và có hạnh phúc chân thật. 

CÂY HIỂU BIẾT THIỆN ÁC 

Những người trong các bạn là Cơ Đốc Giáo hay người nào đã đọc Thánh kinh sẽ quen với câu chuyện Cây hiểu biết thiện ác xuất hiện đầu chương Sáng Thế. Chuyện nầy kể lại Đức Chúa Trời đã cấm ông Adam và bà Eva không được ăn trái của cây hiểu biết thiện ác. Ngài đã cảnh cáo họ rằng nếu không vâng lời sẽ bị chết. Nếu bạn hiểu ý nghĩa của đoạn nầy, bạn sẽ hiểu được cốt lõi của Phật giáo. Khi không có sự hiểu biết về thiện ác, chúng ta không bị ràng buộc với chúng, do đó đưọc tự do và hết đau khổ. Một khi chúng ta hiểu biết về thiện ác, chúng ta phải đau khổ vì những hậu quả. Trái của cây nầy chính là sự ràng buộc vào thiện và ác. Điều nầy tạo ra đau khổ và đau khổ là cái chết tâm hồn. 

Con cái của Adam trải qua nhiều thời đại đến chúng ta phải chịu mang gánh nặng của sự hiểu biết thiện và ác, gánh nặng của bản ngã trói buộc chúng ta với thiện ác và chịu cái chết tâm hồn. Chúng ta nhận diện những việc thiện và dính mắc với chúng. Chúng ta khẳng định những việc xấu và tách rời khỏi chúng. Chúng ta bị mắc kẹt trong những điều kiện thế gian bởi ám ảnh nhị nguyên về tốt xấu của chúng ta. Đây là cái Chết mà Chúa Trời đã phán bảo. Bạn có lưu ý đến lời cảnh cáo của Ngài không?   

Giờ đây, chúng ta là kẻ đã thừa hưởng vấn đề khó khăn nầy và sẽ phải làm gì? Tiếp tục chạy theo sự thỏa mãn lòng tham muốn cái “tốt đẹp nhất” chỉ là duy trì bánh xe luân hồi sanh tử. Cho nên Phật giáo không quan tâm vào cảnh giới sung sướng của trần gian - về điều tốt, điều tốt hơn và tốt nhất. Giải pháp của Phật giáo là vượt lên cái thiện và vượt qua cái ác - để là chân không.

Xin vui lòng hiểu rằng cái “tốt nhất” không phải là cái cao thượng nhất. Nếu bạn nói Chúa Trời là điều thiện tối thượng, người Phật tử sẽ không chấp nhận lời nói của bạn. Nói rằng Chúa là điều cao thượng nhất trong vũ trụ, là tập hợp của những gì tốt nhất hay là những điều hoàn mỹ nhất là giới hạn Chúa, Chân lý tối thượng, ở trong những điều kiện đối đãi. Người Phật tử không thể chấp nhận điều nầy. Chính Chúa trong Thánh kinh đã nói rằng nếu chúng ta biết thiện và ác chúng ta phải chết.

Tuy nhiên nếu bạn nói rằng Chúa - nếu chúng ta chọn dùng chữ nầy – là vượt ngoài thiện ác, thì người Phật tử có thể đồng ý. Trong đạo Phật, mục đích là để chuyển hóa cả tốt và xấu, và nhận thức rõ chân không - để không có “cái tôi,” “mình,” “cái của tôi,” và “chính tôi.” Nếu chúng ta không biết tốt và xấu, chúng ta không bị dính mắc vào đó và nhờ thế không có đau khổ. Hay là, nếu chúng ta biết tốt và xấu nhưng vẫn không bị dính mắc, thì cũng sẽ không có đau khổ. Như thế, điểm cao nhất của nhân loại là vượt ra khỏi điều tốt. 

VƯỢT QUA ĐIỀU TỐT

Vượt khỏi điều tốt thì không có gì để thèm khát và không có ai thèm khát. Sự thèm khát chấm dứt. “Cái tôi” người thèm khát và tất cả những tham muốn của nó sẽ biến mất trong chân không – cái trống rỗng của bản ngã và linh hồn. Chân không là mục đích và tận cùng của sự thực hành Phật pháp. Đó là con đưòng chuyển hóa vòng tròn bất tận của sự thèm khát và sung sướng trần gian. Nó là điều tối thượng, mục đích cuối cùng của Phật giáo.

Việc quan sát về vấn đề nầy là không thể dính mắc với điều tốt và xấu nếu không có sự hiểu biết về tốt xấu. Khi nào không có sự hiểu biết về tốt xấu thì không có gì để bám víu. Khi không có dính mắc, không có đau khổ và không có vấn đề khó khăn. Một khi đã ăn trái cây hiểu biết thiện ác rồi, dĩ nhiên có sự hiểu biết về thiện ác. Rồi điều gì sẽ xảy ra? Nếu chúng ta thiếu khôn ngoan để hiểu rằng không nên dính mắc vào điều thiện ác, chúng ta sẽ bị vướng mắc vào điều thiện ác của chúng sanh bình thường. Như thế, có sự đau khổ nó là nền tảng khó khăn của cuộc đời. Những kết quả của sự ăn trái cấm ấy là: sự ràng buộc, đau khổ, và chết. 

Một khi sự hiểu biết nầy đã khởi dậy, không có sự trở lại trạng thái ngây thơ trong đó điều thiện và ác không được biết đến. Sau khi đã ăn trái cấm, sự hiểu biết xuất hiện, chúng ta phải thấu hiểu đầy đủ và sâu sắc rằng không nên dính mắc vào điều thiện ác. Đó là bổn phận và trách nhiệm của chúng ta phải học điều nầy. Chớ nên dính mắc vào điều thiện ác bởi vì chúng nó là vô thường (anicca), không thỏa mãn (dukkha) và vô ngã (anatta). Thiện ác là vô thường, khổ, vô ngã. Có sự hiểu biết đúng đắn về thiện ác thì không có sự dính mắc. Rồi không có sự chết, giống như Adam và Eva trước khi ăn trái cấm. Bây giờ tất cả chúng ta đều ăn trái cấm rồi; chúng ta biết điều thiện ác. Sự ngây thơ không còn trở lại với chúng ta. Thay vào đó, chúng ta có bổn phận nhận thức rằng không nên dính mắc vào điều thiện ác. Không vướng vào thiện ác. Xin hãy thấu hiểu điều này một cách khôn ngoan.

Đừng dính mắc vào thiện ác. Hiểu biết thông suốt hai điều nầy và bạn không bao giờ vướng mắc vào chúng nó. Đây là trọng tâm của Phật giáo và cốt tủy của Cơ Đốc giáo. Cả hai tôn giáo đều dạy một điều giống nhau, mặc dù người ta có thể diễn dịch ra  nhiều cách hoàn toàn khác nhau. Nếu bạn hiểu điều nầy, bạn sẽ có chìa khóa của hạnh phúc chân thật và giải thoát khỏi tham vọng.  

Bạn có thể thấy rằng khi chúng ta bám víu và mắc vào “điều thiện,” chúng ta khao khát điều thiện. Nếu có điều nào tốt hơn chúng ta lại khao khát cái tốt hơn. Nếu có cái tốt nhất, chúng ta lại tham muốn cái nhất đó. Bất kể là “nhất” như thế nào, nó vẫn tạo ra tham vọng. Chắc chắn sự khao khát là vấn đề dẫn đến đau khổ. Cho dù thèm khát ở mức độ nào, nó vẫn sẽ tạo ra một vài thứ đau khổ. Sự thèm khát thô lỗ làm chúng ta đau đớn theo cách thô bạo, trong khi sự thèm muốn thanh cao nhất - rất tế nhị không thể thấy hay không hiểu – làm hại chúng ta theo cách quá tinh vi không thấy được. Nếu có thèm khát sẽ có đau khổ. Cuộc đời sẽ bị khó khăn và chướng ngại, không thể nào tạo ra sự bình an và hạnh phúc hoàn toàn được.  

TRỐNG RỖNG 

Do đó Phật giáo giảng giải về chân không (sunnata) - sự trống rỗng về “Tôi” và “của tôi” nó vượt quá bất cứ đìều nào tốt đẹp nhất. Tất cả mọi vật đều trống rỗng và không có cái “Tôi” và “của tôi”; “Tôi” và “của tôi” là trống rỗng không có tính cơ bản riêng và không tồn tại lâu dài. Nếu chúng ta có kiến thức về sự vượt qua khỏi điều tốt nhất, trong chân không chẳng có tốt hay xấu, không có vấn đề. Trong chân không không có khát vọng. Ngay cả điều tham muốn tinh tế nhất cũng không có ở đây. Trong  đó đau khổ đã kết thúc và chỉ có sự bình an tinh thần chân thực. Đây là mục đích cuối cùng. Khi nào còn có một chút tham vọng nhỏ nhất, nó cũng ngăn chận mục đích cuối cùng. Ngay khi tất cả mọi thèm khát đã gột sạch hết, và mọi sự khó khăn, mọi đau khổ không còn, sự giải thoát thật sự hiển hiện. Giải thoát của đạo Phật là thoát khỏi khao khát do hiểu bìết rõ chân không (sunnata, voidness). Xin vui lòng nghiên cứu vấn đề nầy cho đến khi đời của bạn hoàn toàn thoát khỏi tham vọng. 

KHÁT VỌNG TỰ NHIÊN VÀ KHÁT VỌNG KHÔNG CẦN THIẾT

Chúng ta hãy trở lại xem xét một khía cạnh khác của cái gọi là “khát vọng”. Chúng ta phải hiểu rõ là có hai thứ khao khát. Đầu tiên là sự khao khát sinh lý vật chất, nó là một tiến trình tự nhiên của đời sống. Thân thể cảm thấy khát khao theo bản năng những nhu cầu tự nhiên như là áo quần, thức ăn, chỗ ở, thuốc men và thể dục. Thứ khao khát này không phải là vấn đề khó khăn. Nó không tạo ra đau khổ và có thể thỏa mãn mà không gây ra đau khổ. Có một thứ thèm khát thứ hai của tâm hồn gọi là “Khao khát tâm linh”. Đây là sự khao khát của tư tưởng phát sinh từ sự dính mắc. Thèm khát sinh lý không có nghĩa gì vì nó không gây ra nhiều khó khăn. Ngay cả loài vật cũng nếm mùi thèm khát sinh lý, cho nên chúng nó ăn uống có giới hạn theo hoàn cảnh. Tuy nhiên, khao khát tâm linh ràng buộc theo sự vô minh (avijja, ignorance) và ràng buộc (upadana), tiêu diệt sự mát mẻ và thanh tịnh của tâm hồn đó là hạnh phúc và bình an thật sự. Sự hủy diệt như thế đem lại đau khổ.

Tình trạng khó khăn của con người là trí óc của chúng ta phát triển vượt quá trí óc loài vật. Ý thức của loài vật không biết học cách thế nào để biến đổi khao khát sinh lý thành khao khát tâm linh. Chúng nó không bị ràng cột vào sự thèm khát cần thiết như chúng ta, bởi vậy chúng thoát khỏi sự đau khổ gây ra bởi tham dục (tanha) và dính mắc (upadana). Trí óc con người phát triển cao hơn do đó chịu đau khổ bởi sự thèm khát phát triển cao hơn. Qua sự tham luyến, trí óc con người biết sự thèm khát tinh thần.

Chúng ta phải phân biệt hai loại khao khát nầy. Thèm khát sinh lý có thể xử lý dễ dàng. Một ngày làm việc có thể thỏa mãn nhu cầu thân xác nhiều ngày. Với sự tỉnh thức và trí tuệ, sự thèm khát sinh lý không thành vấn đề. Đừng dại dột làm nó trở thành đau khổ (dukkha). Khi nó khởi dậy, thấy nó là như vậy (tathata, thusness) – nó là “như thế”. Thân thể có hệ thống thần kinh. Khi nó thiếu điều gì cần thiết thì nổi dậy một hành động gọi là “thèm khát”. Chỉ vậy thôi – như vậy đó (tathata). Đừng để nó nung nấu thành ra thèm khát tâm linh bằng cách gắn liền nó với “thèm khát của tôi” hay “tôi thèm khát”. Ấy là rất nguy hiểm, nó tạo ra nhiều đau khổ (dukkha). Khi thân thể đói, hãy ăn một cách thức tỉnh và khôn ngoan. Như vậy thèm khát sinh lý sẽ không quấy rầy tâm trí.

Khát vọng chỉ là vấn đề tinh thần. Trí óc con người mở mang nhiều phát triển sự thèm khát bình thường thành khát vọng tâm linh nó kết quả thành sự tham luyến. Đây là những hiện tượng tinh thần – tham dục (tanha, craving) và tham luyến (upadana, grasping and clinging) – không có gì tốt đẹp cả. Dầu cho chúng ta là những nhà triệu phú, trong nhà đầy dẫy những sản phẩm tiêu dùng, trong túi đầy tiền bạc, chúng ta vẫn còn khao khát tâm linh. Tiêu thụ càng nhiều tham muốn càng nhiều. Bất kể cố gắng bao nhiêu để thỏa mãn khao khát tâm linh, sẽ mở rộng bấy nhiêu, lớn lên và não loạn tâm trí chúng ta nhiều hơn nữa. Ngay đến những nhà tỉ phú cũng khao khát tâm linh, đôi khi bị khao khát một cách tuyệt vọng.

Như vậy chúng ta giải quyết vấn đề nầy như thế nào? Nguyên tắc Phật pháp thật là đơn giản. Chấm dứt sự khao khát điên cuồng đem lại kết quả bình an tâm hồn, hạnh phúc thanh thản, thoát khỏi phiền não.

Thế rồi sự thèm khát sinh lý không còn làm phiền chúng ta. Thật dễ chăm sóc nó, tìm kiếm một ít thức ăn để làm thoả mãn cơn đói. Tuy nhiên khao khát tâm linh là vấn đề khác. Càng ăn nhiều chúng ta càng thèm khát. Đây là vấn đề chúng ta bị kẹt trong đó - bị quấy rầy, lo phiền, buồn bực, khuấy động bởi khao khát tâm linh. Khi không có gì quấy nhiễu tâm trí, ấy là hạnh phúc chân thật. Điều nầy có thể buồn cười đối với bạn, nhưng hết phiền não là thật sự hạnh phúc.

Rõ ràng mỗi người trong các bạn đều bị quấy rầy bởi những hy vọng và mong ước. Các bạn đã đến đây với những niềm hy vọng và mơ ước. Những hy vọng, ước muốn và mong mỏi nầy là những thứ tham vọng tâm linh khác, bởi vậy hãy thận trọng đối với chúng. Đừng để chúng trở thành nguy hiểm! Hãy tìm cách chấm dứt ước mong và hy vọng. Sống tỉnh thức và khôn ngoan (sati-panna, mindfulness and wisdom; đừng sống bằng những mơ ước.

 Chúng ta thường dạy trẻ con có nhiều mơ ước – “ước mơ đi”, “mơ mộng một giấc mơ không thể có”. Điều nầy không đúng. Tại sao chúng ta dạy các em sống trong sự khao khát tâm linh? Nó dày vò các em, cho đến lúc tạo ra sự đau dớn sinh lý, bịnh tật và cái chết. Tốt hơn là dạy các em sống không có thèm khát, đặc biệt là không khao khát tâm linh. Sống trong tỉnh thức khôn ngoan (sati-panna), làm bất cứ điều gì phải làm, nhưng không ước mong, hy vọng, không mơ mộng, không chờ mong. Những điều hy vọng chỉ là khao khát tâm linh. Dạy cho các em chớ dính mắc vào. Không thèm khát, sinh lý hay tinh thần – xin vui lòng cân nhắc về việc nầy - thật là hạnh phúc biết bao! Không có hạnh phúc nào lớn lao hơn. Bạn có thể hiểu không? 

BA TRẠNG THÁI CÔ ĐƠN

Cuối cùng, chúng ta nói về những ích lợi của sự chấm đứt thèm khát. Để làm được việc nấy, chúng tôi yêu cầu bạn học thêm một chữ Pali nữa. Xin hãy lắng nghe cẩn thận và nhớ chữ nầy, vì nó là chữ quan trọng nhất – viveka. Viveka có thể dịch là “cô đơn tuyệt đối, hoàn toàn cô đơn, cô đơn trọn vẹn”. Bởi vì người ta không hiểu giá trị nầy một cách đứng đắn, có thể các bạn cũng có thể chưa bao giờ nghe về nó.

Để làm quen với điều nầy, hãy xem xét viveka có ba cấp. Cô đơn sinh lý (kaya-viveka) khi không có điều gì làm phiền đời sống sinh lý, nghĩa là người ta thoát khỏi sự khó chịu về sinh lý, sự ồn áo, ruồi muỗi và những thứ như thế. Cô đơn tinh thần (citta-viveka) khi không có những cảm xúc làm rối loạn trí óc; khi những thứ như tham dục, sân hận, sợ hãi, thất vọng, ganh tị, cảm tình và lòng thương yêu không gây phiền nhiễu cho tâm hồn (citta, heart or mind). Sự cô đơn tinh thần có thể xảy ra trong đám đông hay trong căn phòng ồn ào; nó không phụ thuộc vào sự cô đơn sinh lý. Loại thứ ba, cô đơn tâm linh (upadhi-viveka) là khi không có những cảm tưởng hay ý nghĩ của sự ràng buộc vào cái”Tôi” và “cái của tôi”, “linh hồn” hay “chính tôi” quấy rầy tâm trí. Khi cả ba mức độ nầy xảy ra, bạn thật sự cô đơn và tự do (giài thoát).

Chỉ thoát khỏi những quấy rầy về sinh lý trong khi những cảm xúc còn làm phiền nhiễu thì chưa phải cô đơn thật sự. Nhiều “thiền sư” chạy trốn vào rừng hay trong các hang động để tìm sự cô đơn, nhưng nếu họ còn mang theo những ưu phiền cảm xúc, họ sẽ không thấy được điều họ đang tìm kiếm. Chân hạnh phúc sẽ tránh xa họ. Nếu những cảm xúc không quấy rối họ, nhưng tư tưởng về “Tôi” và “của tôi” quấy rầy và làm rối loạn họ, đó cũng không thể gọi là “viveka” cô đơn. Phải không có cảm tưởng về “Tôi” hay “của tôi” quấy rầy mới thật sự cô đơn sâu sắc. Rồi sẽ không có bất cứ khao khát nào nhiễu loạn  và không có những hy vọng quấy rối. Đây là sự cô đơn chân thật. Trí óc hoàn toàn cô đơn. Đây chính là hạnh phúc là mục đích duy nhất của đạo Phật.

Sự cô đơn nầy là giải thoát (vimutti, emancipation) ở mức độ cao nhất của Phật giáo. Mục đích cuối cùng của đạo Phật, sự giải thoát cao nhất không phải chỉ là trí óc được an vui hay yên tĩnh. Mục đích tối hậu là hoàn toàn giải thoát khỏi mọi ràng buộc, khỏi sự dính mắc đến cái “Tôi” hay “của tôi”. Chúng tôi muốn bạn hiểu về ba mức độ cô đơn (viveka), nhờ đó bạn có thể kinh nghiệm thực sự chúng là cái gì. 

Giờ đây chúng ta đã thảo luận điều mà chúng tôi sợ các bạn hiểu lầm. Nếu các bạn không hiểu niềm hạnh phúc của Phật giáo, các bạn có thể mong chờ một vài thứ Phật giáo không thể cung cấp. Điều ấy chắc chắn sẽ làm bạn thất vọng, và bạn sẽ phí thời gian ở đây. Nếu bạn muốn thứ hạnh phúc đến từ sự đáp ứng cho điều khao khát, chúng tôi không có gì để nói nữa. Không có điều gì khác chúng tôi có thể nói với bạn. Tuy vậy, nếu bạn muốn niềm hạnh phúc phát sinh từ không có sự khao khát nào cả, chúng tôi có vài điều để nói, và chúng tôi đã nói hết rồi.

Cuối cùng, chúng tôi hy vọng rằng các bạn sẽ thành công trong việc thực tập và phát triển tỉnh thức với hơi thở (thiền minh sát). Khi đạt được, các bạn sẽ nhận được sự hạnh phúc chân thật sanh ra từ sự vắng mặt hoàn toàn của lòng khao khát.

Cảm ơn các bạn đã đến tu viện Suan Mokkh và xử dụng tốt những điều chúng tôi hiến tặng hôm nay. 

 Seattle, January, 1st. 2004. T Tâm Không.

 

 HAPPINESS & HUNGER

By Buddhadasa Bhikkhu

Lecture to foreign meditators at Suan Mokkhabalarama

 7 May 1986

Translated by Santikaro Bhikkhu

 

 

Today I'd like to talk about something which most of you probably misunderstand. Although you've all come here with an interest in Buddhism, you may have some wrong understanding. For this reason, please gather your mental energies and set your mind to the task of listening. Pay special attention to what will be said today.

The thing we'll be talking about is happiness (sukha). This is a word that is quite ambiguous both in Thai, kwam sukh, in the Pali langauges, sukha, and even in English, happiness. In all three languages, this word has many varied meanings and applications. It's often difficult to understand exactly what people mean when they say the word "happiness." Because this subject can get very mixed up, it is necessary to reach some understanding of this thing, which is why we'll be speaking about happiness today.

The happiness felt in the everyday lives of ordinary people is one meaning of happiness. Then, there is the other kind of happiness, the happiness that arises with the realization of the final goal of life. There are these two very different things, but we call both of them " happiness." Generally, we mix up these two meanings, confuse them, and never quite understand what we're talking about.

 

WHICH HAPPINESS DO YOU WANT? 

Here's one example of how the ambiguity of this word can cause problems. It's likely that you came here to study and practice Dhama in search of happiness. Your understanding of happiness, the happiness you desire, however, may not be the same happiness that is the genuine goal of Buddhism and the practice of Dhamma. If the sukha (happiness) that you desire is not the sukha that arises from Dhamma practice, then we're afraid that you'll be disappointed, or even heartbroken here. It's necessary to develop some understanding of this matter.

In order to save time and make it easy for you to understand, let's set down a simple principle for the understanding of happiness. The usual happiness that common people are interested in is when a particular hunger or want is satisfied. This is the typical understanding of happiness. In the Dhamma sense, however, happiness is when there is no hunger or want at all, when we're completely free of all hunger, desire, and want. Help to sort this out right at this point by paying careful attention to the following distinction: happiness because hunger is satisfied and happiness due to no hunger at all. Can you see the difference? Can you feel the distinction between the happiness of hunger and the happiness of no hunger?

Let's take the opportunity now to understand the words "lokiya" and "lokuttara," as they are relevant to the matter we're investigating today. Lokiya means "proceeding according to worldly matters and concerns." Lokiya is to be in the world, caught within the world, under the power and influence of the world. Common translations are "worldly" and "mundane." Lokuttara means "to be above the world." It is beyond the power and influence of the world. It can be translated "transcendent" or "supramundane." Now we can more easily compare the two kinds of happiness: lokiya-sukha (worldly happiness), which is trapped under the power of, governed by the conditions and limitations of, what we call "the world," and lokuttara-sukha (transcendent happiness), which is beyond all influence of the world. See this distinction and understand the meaning of these two words as clearly as possible.

We must look at these more closely. Lokiya means "stuck in the world, dragged along by the world," so that worldly power and influence dominate. In this state there is no spiritual freedom; it's the absence of spiritual independence. Lokuttara means "unstuck, released from the world." It is spiritual freedom. Thus, there are two kinds of happiness: happiness that is not free and happiness that is independent, the happiness of slavery and the happiness of freedom.

This is the point that we're afraid you'll misunderstand. If you've come here looking for lokiya-sukha, but you study Buddhism which offers the opposite kind of happiness, you're going to be disappointed. You won't find what you desire. The practice of Dhamma, including a wise meditation practice, leads to lokuttara-sukha and not to worldly happiness. We must make this point clear from the very beginning. If you understand the difference between these two kinds of sukha, however, you'll understand the purpose of Suan Mokkh and won't be disappointed here.

By now you ought to understand the difference between the two kinds of happiness: the happiness that comes from getting what we hunger for and the happiness of the total absence of hunger. How different are they? Investigate the matter and you will see these things for yourself. The happiness of "hunger satisfied" and the happiness of "no hunger": we can not define them more succinctly or clearly than this.

 

ENDLESS HUNGER 

Now we'll observe further that the happiness based in the satisfaction of hunger is hopeless and can never be satisfied. The many things which arouse hunger are always changing. Whatever satisfies hunger changes, making that satisfaction fleeting and illusory, and so hunger returns. Hunger itself changes and, hence, can never be satisfied. By the time you get something, you may be hungering for something else. This situation is eternal. The world today is stuck in this happiness which comes with fulfilling desires. The modern world is trapped in this endless problem.

Imagine, if you can, that you are the sole owner of the world, of the universe, of the entire cosmos. Now that you're the owner of everything, does hunger stop? Can it stop? Would you please examine this carefully with and in your own mind. If you were to get everything that you could possibly desire, to the point that you owned the whole world, would your hunger cease? Or would you hunger for a second universe? Would you want a third?

Consider the fact that hunger never ends by our attempts to satisfy it. In spite of this, the world today continues to evolve education systems and technological developments that seek merely to produce ever more lovely and satisfying things. Economies produce things to consume and we are educated to value such consumption above all else. Modern technology and science are slaves of hunger. Our world is falling into this deep hole of endlessly producing increasingly seductive things to try to satisfy hunger. But where are you going to find happiness in such a world?

I'd like to make some comparisons to illustrate how the worldly happiness of common sentient beings advances from phase to successive phase. The new-born infant is happy when it is cuddled in its mother's arms and sucks milk from her breast. This satisfies the infant until it grows a little older, a little bigger. Then the mother's arms and breast aren't enough. It learns about other foods and delights. Now its happiness depends on ice cream, candy, and junk food, on playing little games and running around the house. Then it grows older and those games don't satisfy the child any more. It wants to play football or play with dolls. These two are outgrown eventually and the teenager's interestes and happiness revolve around sex. The previous kinds of satisfaction are of no more interest. When they become young men and women, don't expect them to be satisfied with the old types of happiness. Now, all they think about is sex and dates.

Finally, the human being marries, becomes a wife or husband, and has hopes and wishes tied up in a house, money, and possessions. There's no way they can be satisfied with childish happiness (unless they haven't really grown up). The human being changes from stage to stage, and happiness also changes from stage to stage. It is continuous and endless. Hunger develops from stage to stage until death. After that, many believe, there is rebirth as a deva (celestial being); and still there's hunger, heavenly hunger for the happiness of devas. It never stops. Even in heaven with the gods or in the kingdom of God, should such things exist, hunger doesn't stop. In Buddhism these all are considered to be examples of worldly happiness that only deceives and confuses.

 

WHERE DOES HUNGER STOP? 

I'd like to ask a question here. In the Kingdom of God, or wherever God is, whether according to the scriptures of Christianity or any other religion, when we're with God can hunger and desire stop? If the Kingdom of God is the end of hunger and craving, then it's the same thing as Buddhism teaches: nibbana,  the happiness that is beyond the world because hunger has ended. But if we understand the Kingdom of God differently, if it is a place where we still hunger, then Buddhism isn't interested. Endless desire for more and better things to take on as one's own is not the goal of Buddhism. Buddhism takes the fork in the road that leads beyond the world.

As for this thing we call "the world," in the Buddhist cosmology divides it into many levels, realms, or wanderings. There's the common human world, with which we're most familiar, and its human types of sukha. Above this are the various heavenly realms where the devas and gods supposedly live. First, there are the sensual wanderings, the kamavacara, of those who have sexual desires. These are supposed to be "good," at least better than the human realm. Next, there are the Brahma wanderings, of which there are two categories: those dependent on form (matter) and those independent of form. These are better than the normal realms of existence, but they aren't the hunger’s end. While there is no more sensual hunger in the rupavacara, the fine-material wanderings, "beings" there still hunger after material existence. The "beings" of arupavacara, the non-material wanderings, are hungry as well. They hunger for non-material things rather than material. On each of these worldly levels hunger persists. The wants of the self don't stop. There are always things which the self wants. These highly refined states of happiness utterly fail to transcend the world. Even the highest Brahma realm is caught within the world, trapped below the power and influence of desire.

How are we going to finish hunger? We must turn around and destroy it. To do so, we must realize that we don't need hunger. We must take this other path where there is no hunger. The essence of this path is the absence of the feeling of self, of "I" and "mine." This point is very profound. How much knowledge must we have, how much must we see, in order to stop this illusion of self?

It is necessary to realize this connection between the end of hunger and the cessation of the self illusion. In worldly situations there is always a self or "I" who hungers and strives to satisfy that hunger. Even if this self is on the highest heavenly level where hunger is only for the most refined things, nonetheless, there's a hungry self trying to get. Hunger persists as this self seeks to acquire things for itself without ever truly succeeding. By examining the many levels of getting and of happiness, we see that hunger is hopeless. Why? Because "self" is hopeless. The two – hunger and self – are inseparable.

 

THE BEST 

When you arrive at this stage, you ought to be familiar with what we call "the good" or "the best." You all have ideas about "the best" and think that you deserve to get and have "the best." Your hunger only goes as far as "the best.” Whatever you identify as "the best" -whether a day on the beach or five minutes of rest from the turmoil in your head - is where your hunger grasps. Even while basking in God's radiance, the hunger for the best doesn't stop. We desire one kind of "the best," but as soon as we get it our hunger reaches after a better "the best." This has no end as long as there's a self that wants "the best." "The best" has no end point; we can't take it as our final goal. We continuously talk about "the best" or about the summum bonum, but our meanings are so very different: the best of children, of teenagers, of adults, of old folks; the best of the world and of religion. Yet each of these visions of "the best" make us "the hungriest" - hungry even in the most refined, profound, subtle ways. We can never stop and rest in any "the best," for they are all lokiya-sukha.

"The best" cannot stand alone. It doesn't go anywhere without its mate "the worst." Through our grasping at "the best" we're burdened also with "the worst." Thus, our fixation on "the best" is merely self-perpetuating hunger. There's only one way out. If we keep searching for sukha in the world, we'll never find it. We must turn in the other direction, toward lokuttara-sukha. Hunger must end, even hunger for "the best." Evil is one kind of busy trouble. Good is just another kind of trouble. To be free of all dukkha, the mind must be beyond good and evil, above the best and worst- that is, it must dwell in voidness. This is the opposite of worldly happiness. It's the lokuttara-sukha of freedom from the self that hungers. There's no other way out of dukkha than from evil to good and then from good to voidness. In voidness hunger stops and there is true happiness.

 

THE TREE OF THE KNOWLEDGE OF GOOD AND EVIL 

Those of you who are Christians or who have read the Bible will be familiar with the story of the tree of the knowledge of good and evil that appears at the beginning of Genesis. It tells how God forbade Adam and Eve to eat the fruit of the tree of the knowledge of good and evil. He warned them that they would die if they did not obey. If you understand the meaning of this passage, you will understand the core of Buddhism. When there is no knowledge of good and evil, we can't attach to them, we're void and free of dukkha. Once we know about good and evil, we attach to them and must suffer dukkha. The fruit of that tree is this attachment to good and evil. This causes dukkha and dukkha is death, spiritual death.

Adam's children, down through the ages to us, carry this burden of knowing good and evil, the burden of the self that attaches to good and evil and suffers spiritual death. We identify things as good and attach to them. We identify things as bad and detach from them. We are trapped in worldly conditions by our dualistic obsession with good and bad. This is the death of which God warned. Will you heed his warning?

Now what are we who have inherited this problem going to do about it? To continue running after the satisfaction of our hunger for "the best" is simply to perpetuate this cycle of birth and death. Thus, Buddhism isn't interested in any of the realm of lokiya-sukha, of good, better, and best. The Buddhist solution is to be above good and evil - to be void.

Please understand that "the best" is not the highest thing. If you talk about God as the supreme good, Buddhists won't be able to accept your words. To say that God, the highest thing in the universe, is the collection of everything good or the perfection of good is to limit God, The Supreme Reality, within dualistic conditions. Buddhists cannot accept this. The God of the Bible himself said that if we know good and evil we must die.

If you say, however, that God - if we choose to use this word- is beyond good and evil, then Buddhists can agree. In Buddhism, the goal is to transcend both good and evil, and realize voidness- to be void of "I", "me," "mine," and "myself." If we don't know good and evil, we can't attach to them and there is no dukkha. Or, if we know good and evil but still don't attach to them, then there is no dukkha just the same. Thus, the highest point for humanity is beyond good.

 

ABOVE & BEYOND GOOD 

Beyond good there is nothing to hunger for and no one to hunger. Hunger stops. The "I" who hungers and all its desires disappear in voidness - the emptiness of self and soul. This voidness is the purpose and end of the practice of Dhamma. It is the way to transcend the endless cycles of hunger and worldly happiness. It is the Supreme Thing, the final goal of Buddhism.

The thing to observe in this matter is that it is impossible to attach to good and evil when there's no knowledge of good and evil. When there’s no knowledge of good and evil, there’s nothing to cling to. When there's no attachment, there's no dukkha and no problem. Once the fruit of the tree of the knowledge of good and evil has been eaten, however, there is this knowledge of good and evil. What happens then? If we lack the wisdom (pañña) to know that we shouldn't attach to good and evil, we'll go and attach to the good and evil of common sentient beings. Thus, there is dukkha, which is the fundamental problem of life. These are the results of eating that fruit - attachment, dukkha, and death.

Once this knowledge has risen, there is no going back to a state of innocence in which good and evil aren't known. After this knowledge arises, after the fruit has been eaten, we must go on to understand fully and deeply that good and evil cannot be attached to. It is our duty and responsibility to learn this. Don't attach to good and evil because they are impermanent (anicca), unsatisfactory (dukkha), and not-self (anatta). Good and evil are anicca, dukkha, anatta. When there's this correct knowledge of good and evil, there's no attachment. Then there's no death, just as with Adam and Eve before they ate the fruit. Now, we've all eaten that fruit; we all know about good and evil. There's no going back to a state of innocence for us. Instead, we have the duty to know that good and evil should not be attach to. They must not be attached to. Please understand this matter wisely.

Don't attach to good and evil. Know them so thoroughly that you will never attach to them. This is the heart of Buddhism and the essence of Christianity. Both religions teach this same thing, although people may interpret it in quite different ways. If you understand this, you will have the key to the genuine happiness of freedom from hunger.

You can see that if we grasp and cling to "good," we are hungry for good. If we have something better, we hunger for what is better. If we have what is the best, we hunger for the best. No matter how "best" something is, it still causes hunger. Inevitably, this hunger is the problem that leads to dukkha. No matter what the degree of hunger, it will still cause some sort of dukkha. Coarse hunger afflicts us in a crude way, while even the most subtle hunger - so refined that it can't be seen or understood - harms us in a way too subtle to be seen. If there is hunger, there will be dukkha. Life will be troubled and disturbed, making perfect peace and perfect happiness impossible.

 

VOIDNESS 

This is why Buddhism teaches voidness (sunnata) - the voidness of "I" and "mine" that transcends any kind of best. All things are void and free of “I” and “mine”; “I” and “mine” are empty of any inherent or lasting existence. If we have knowledge of beyond the best, of the voidness that is neither good nor evil, there's no problem. In sunnata there's no hunger. Even the most subtle levels of hunger disappear in it. Therein dukkha is quenched and true spiritual peace remains. This is the final goal. As long as there is the slightest hunger, it prevents the final goal. As soon as all hunger has been extinguished, and with it all problems and all dukkha, genuine emancipation is evident. Emancipation in Buddhism is this freedom from hunger that comes with the realization of sunnata (voidness). Please study this matter until your life is totally free of hunger.

 

NATURAL HUNGER & UNNECESSARY HUNGER 

Let's go back and take another look at this thing we call "hunger." We ought to know that there are two levels of hunger. First, there is physical, material hunger, which is a natural process of life. The body instinctually feels hunger regarding its natural needs: clothing, food, shelter, medicine, exercise. This kind of hunger is no problem. It doesn't cause dukkha and can be satisfied without causing dukkha. Then, there is the second kind of hunger, which is mental, that we call "spiritual hunger." This is the hunger of thinking born out of attachment. Physical hunger really has no meaning, for it causes no problems. Even animals experience physical hunger, so they eat as allowed by limits of the situation. Spiritual hunger, however, being tied up with ignorance (avijja) and attachment (upadana), destroys the coolness and calm of the mind, which is true happiness and peace. Such destruction brings dukkha.

Our human dilemma is that our minds have developed beyond the animal mind. The consciousness of animals has not learned how to turn physical hunger into mental hunger. They don't attach to their instinctual hunger as we do, so they are free of the dukkha caused by craving (tanha) and clinging (upadana). The human mind is more highly evolved and suffers from more highly evolved hunger. Through attachement the human mind knows spiritual hunger.

We must distinguish between these two kinds of hungers. Physical hunger can be dealt with easily. One day of work can satisfy our bodily needs for many days. With mindfulness and wisdom, physical hunger is no problem. Don't foolishly make it into dukkha. When it arises, just see it as tathata - thusness, the state of being "just like that." The body has a nervous system. When it lacks something that it needs there arises a certain activity which we call "hunger." That's all there is to it - tathata. Don't let it cook up into spiritual hunger by attaching to it as "my hunger" or the "I who hungers." That is very dangerous, for it causes a lot of dukkha. When the body is hungry, eat mindfully and wisely. Then physical hunger won't disturb the mind.

Hunger is solely a mental problem. The highly developed human mind develops hunger into the spiritual hunger that results in attachment. These are mental phenomena - tanha (craving) and upadana (grasping and clinging, attachment) - which aren't at all cool. Although we may be millionaires, with homes full of consumer products and pockets full of money, we still hunger spiritually. The more we consume, the more we hunger. However much we try to satisfy mental hunger, to that extent it will expand, grow, and disturb the mind ever more. Even billionaires are spiritually hungry, sometimes desperately so. 

So how are we to solve this problem? The Dhamma principle is simple. Stopping this foolish hunger results in peace of mind, cool happiness, freedom from disturbance.

Then, physical hunger doesn't bother us. It's easy to take care of, to find something to eat that satisfies the hunger. Spiritual hunger, however, is another matter. The more we eat, the more we hunger. This is the problem we're caught in - being annoyed, pestered, bothered, agitated by spiritual hunger. When nothing annoys the mind, that is true happiness. This may sound funny to you, but the absence of disturbance is genuine happiness.

It’s obvious that each of  you is bothered by hopes and wishes. You've come here with your hopes and expectations. These hopes, wishes, and expectations are another kind of spiritual hunger, so be very careful about them. Don't let them become dangerous! Find a way to stop the expecting and hoping. Live by sati-panna (mindfulness and wisdom); don't live by expectations. 

Usually we teach children to be full of wishes - to "make a wish," to "dream the impossible dream." This isn't correct. Why teach them to live in spiritual hunger? It torments them, even to the point of causing physical pain, illness, and death. It would be kinder to teach them to live without hunger, especially without spiritual hunger. Live with sati-panna, do whatever must be done, but don’t wish, don't hope, don't dream, don't expect. Hopes are merely spiritual hunger. Teach them not to attach. No hunger, neither physically nor mentally – please ponder this - what happiness that would be! There's no happiness greater than this. Can you see? 

 

THREE KINDS OF SOLITUDE 

Lastly, we'll talk about the benefits of hunger’s end. To do so, we'll ask you to learn one more Pali word. Please listen carefully and remember it, for it is a most important word - viveka. Viveka can be translated "utmost aloneness, perfect singleness, complete solitude." Because people no longer understand this value correctly, you've probably never heard of it.

To get familiar with it, consider that viveka has three levels. Physical viveka (kaya-viveka) is when nothing disturbs the physical level of life, that is, one is free of physical discomfort, noises, mosquitoes, and the like. Mental viveka (citta-viveka) is when no emotions disturb the mind, when the citta isn't troubled by things like sexual lust, hatred, fear, frustration, envy, sentimentality, and love doesn’t trouble the citta (heart or mind). This mental viveka can occur even in a crowded noisy room; it isn't dependent on physical solitude. The third kind, spiritual viveka (upadhi-viveka) is when no feelings or thoughts of attachment to "I" and "mine," "soul" or "myself" disturb the mind. If all three levels happen, you are truly alone and free.

Merely being free of physical disturbances while emotions pester one isn't genuine viveka. Many "meditators" run off to forests and caves to find solitude, but if they bring their emotional afflictions with them, they won't find what they're looking for. True happiness will elude them. If the emotions don't annoy them, but feelings of "I" and "mine" disturb and distract them, it can't be called "viveka," either. There must be no feeling of "I" or "mine" interfering for it to be genuine, profound viveka. Then, there will be no hunger of any kind disturbing and no hopes pestering. This is solitude. The mind is perfectly alone. Just this is the happiness that is Buddhism’s sole aim.

This solitude is vimutti (emancipation) on Buddhism's highest level. The final goal of Buddhism, the highest liberation, isn't a mind that is merely happy or quiet. The ultimate goal is total freedom from all attachment, from any clinging to "I" or "mine." We want you to know about these three levels of viveka, so that you can experience what they are really about. 

So now, we have discussed what we are afraid you may misunderstand. If you don't understand the Buddhist kind of happiness, you might expect something that Buddhism can't provide. That will disappoint you for sure, and you will be wasting your time here. If you want the happiness that comes from responding to hunger, we have nothing to talk about. There's nothing for us to say to you. If, however, you want the happiness born from not having any hunger at all, we have something to talk about. And we've said it already.

Finally, we hope that you will meet with success in your practice and development of mindfulness with breathing. Once you have, you will receive the genuine happiness born of the the total absence of hunger.

Thank you for coming to Suan Mokkh and making beneficial use of what we

 

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 2-2007

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

四大皆空 duc dat lai lat ma va 7 chu hoc trí Uống bia rượu vừa phải có tốt cho Từ bi và vị tha nâng đỡ sức khỏe con dung lai cuoc doi chi la tuong doi Tảo xoắn có nhiều công dụng tốt cho Sô cô la Bàn Dương Văn Hội Người bảo vệ kinh Quay về với yêu thương sen làng đã mọc 2 học Trưởng Cảnh báo nguy cơ tim mạch qua đánh giá giới thiệu sách cau chuyen y nghia ve qua bao khi giet dong vat biển đời nhiều sóng cả ngoc quy trong hoa sen dấu bài Cẩn thận với các thực phẩm chứa Bất ổn tinh thần làm tăng nguy cơ bệnh Ăn uống khoa học giúp giảm suy nhược vai y nghi nho ve duc dung cua nguoi phat tu Nhận Ăn uống chánh niệm để nuôi dưỡng Vo Ăn thế nào để ngăn ngừa suy nhược một su ba cat tuong chè khoai môn bạch quả Cổ Nhá y vị Củ cải kho tương ăn cơm ngon chương bÃÆo em tập truyền Có phải cái chết đã nhẹ tựa lông tong ke kinh phap hoa voi loi the nguyen người đôi thiền tập của hệ phái khất sĩ ngày