CẨM NANG TU ÐẠO

 

Hòa Thượng Quảng Khâm

Việt Dịch: Ban Phiên Dịch Vạn Phật Thánh Thành

---o0o---

Chương III: Rõ Nghĩa

 

1. Hiểu Biết, Lập Hạnh

Người xuất gia nếu không dựa vào Phật lý mà hành trì, mười người tu có đến chín kẻ sai.

Kẻ tu học Phật Pháp, không phải rằng: 

"Thứ gì tôi cũng chẳng cần!" Như thế là đi lệch lạc rồi vậy.

Hãy đọc Kinh Kim-Cang cho nhiều, bạn sẽ không còn quá chấp trước. 

Nên đọc cho nhiều sách, truyện nói về Phật, Bồ-tát, lịch đại Tổ-Sư, chư Cao-tăng, Ðại-đức. Mình phải học hỏi gương các ngài, tìm hiểu kinh nghiệm quá trình tu hành đã khiến các Ngài thành Phật. 

Con người là kẻ ở vị trí tu hành tốt nhất; bởi vì thành Phật hay đọa địa ngục đều từ nơi lúc làm người này định đoạt. 

Sau khi thọ Giới, học Phật Pháp, các bạn có gương tu hành của chư Tổ, lại có kinh điển để tham khảo - hãy xem thử bạn có tìm được cho mình một con đường tu chăng.

Sách vở thế tục ở đời, các bạn đã đọc cả rồi (lúc chưa tu, còn ở ngoài xã hội); do đó chớ nên vì nó mà trở lại luân hồi trong cõi Ta-Bà này!

Khi có thời giờ rảnh rỗi, bạn hãy coi kinh điển. Xem kinh là để thấu hiểu, rồi dựa vào kinh điển mà tu trì, thực hành; chứ không phải xem xong rồi đi tán dóc.

Có kẻ (xuất gia rồi) còn đi học (trường ngoài đời); thật chẳng khác gì kẻ thế tục cả! Khi y không có trụ cột tu hành để nương tựa, thì y càng học chỉ càng thêm loạn. 

Các bạn cần phải nắm lấy thời gian; đừng để ngày giờ trôi qua uổng phí. Hãy dành thời giờ để xem kinh, lạy Phật, niệm Phật, ngồi Thiền, tụng Kinh!

Kinh-điển là con đường. Khi phiền não đến, hãy theo "con đường" này mà thông thoát. Nếu bạn biết dùng kinh điển thì khi phiền não tới, phiền não tức là Bồ-đề. Nếu bạn không biết vận dụng, thì phiền não tức là vô minh. 

Nếu phiền não tới mà bạn không biết giải thoát, thì bạn sẽ mắc cứng vào phiền não; như thế thì cũng như uống lầm thuốc, hay uống phải thuốc độc vậy. Thuốc là tùy ý mình uống hay không uống. Bạn phải uống cho đúng thuốc; chớ uống lầm độc dược! Nghĩa là sao? Nghĩa là bạn phải biết "hồi quang phảng chiếu", xoay tâm lại để tự soi cõi lòng (nhìn phiền não theo cái nhìn của chư Phật và Bồ-tát trong kinh điển). 

Toàn bộ Tam Tạng Kinh là ở trong tâm ta. Giới, Ðịnh, Huệ cũng chỉ ở trong tâm này.

Giới, Ðịnh, Huệ chẳng phải là thứ để đem đi nói đi giảng - đó là thứ dùng để thực hành, để tu (phá) Ngũ Ấm. Tụng Kinh không phải đọc oang oang là xong đâu. Bạn phải thể hội cho được ý nghĩa của Kinh; nếu không thì uổng cho bạn đã xuất gia đấy! 

Thuyết Pháp chỉ là nói miệng. Bạn cần phải tu sao cho mình nhìn tới đó. Mình phải liễu ngộ mọi sự; nếu không, bạn sẽ chấp trước nặng nề vào kinh điển!

Kinh giấu ở đâu? Kinh giấu ngay trong tâm chúng ta, song cần mở khai trí huệ thì mới biết được chúng. Nếu bạn không khai trí huệ thì xem Kinh, bạn sẽ mơ mơ hồ hồ. Khi trí huệ khai mở, lúc xem Kinh bạn sẽ cảm thấy rất thành thục, rành rẽ; đồng thời bạn sẽ lĩnh ngộ được những chân lý khác nữa. 

Khi một lý thông suốt, mọi lý đều thấu triệt!

2. Công Phu Khuya và Tối

Bây giờ, khi còn ở cảnh động, bạn hãy học cho rành nội dung cuốn Thiền Môn Nhật Dụng Khóa Tụng (tức là Kinh đọc hằng ngày, hai thời công phu). Sau này, khi bạn ở cảnh tĩnh, bạn sẽ dùng đặng nó. 

Khi công quả, lao tác xong rồi, nếu còn dư thời giờ thì bạn hãy xem Kinh. Xem Kinh gì? Chỉ cần bạn liễu giải, thể hội hai thời công-phu, rồi theo đó thực hành, thì nhất định bạn sẽ liễu thoát sanh tử. 

Bạn hãy khéo mà thể hội Tam Quy-y; xem mình đã làm đặng tới nơi tới chốn chăng. 

Như "Tự quy y Pháp, nguyện rằng chúng sanh, hiểu sâu Kinh Tạng, trí huệ như biển." Trí huệ bạn thế nào mới sâu rộng như biển? Người ngoài nhìn một cái là họ biết ngay! 

Chẳng phải kinh điển là ở nơi giấy trắng mực đen vuông vức đâu; vì cứu cánh, chúng không phải là vật của (chân-tánh) bạn. 

Bạn phải xem bộ Kinh "Vượt Ra Ngoài Hình Tướng Trong Kinh Ðiển" - kẻ biết đọc nó thì nhìn là biết ngay; ai không biết xem nó thì không thể biết đặng. Do đó, hễ niệm Phật, niệm tới một trình độ nào đó thì tự nhiên Kinh Tạng sẽ ở tại tâm bạn!

3. Gõ Chuông

Hỏi: Phật là gì?

Ðáp: Phật không là gì cả. Ở đời (xã hội) mới có vật hình sắc, tướng mạo. Học Phật thì chẳng có vật gì cả. 

Thứ "không sắc tướng" tức là sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; và cũng tức là chân không diệu hữu. Ý nghĩa của nó là bên ngoài tuy nói có vật đó, song trong tâm không có (quan niệm, hình bóng) vật đó.

Tâm là "không". Nếu trong tâm còn những thứ có sắc có tướng, thì phiền não sẽ từ đó nổi dậy.

Hỏi: Thế nào là "không"?

Ðáp: Nếu bạn nhìn xuyên thủng được (mọi sự vật), thì đó là "không". 

Tu hành, cần trong ngoài (tâm tư, hành động) phải nhất trí; không được"khẩu thị tâm phi" (miệng nói một đằng, tâm nghĩ một nẻo).

Thấy, nghe, cảm, biết, là tác dụng của Sáu Căn - mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Tự tánh của mình thì ở đằng sau sáu căn này. Hằng ngày, tự tánh luôn ở ngay với mình. 

Làm thế nào để lòng được an ổn? Bạn cần phải vô tâm (không có tâm). Tâm (chỉ chân-tánh) vốn không dựa vào đâu, và cũng không thể tìm nó ở đâu. Song tâm này (chân-tánh) vốn bao trùm hư không, biến khắp Pháp-giới.

Cái tâm ở hiện tại: không thể nắm bắt được. 

Cái tâm ở vị lai: cũng không thể nắm bắt được. 

Cái tâm đã qua rồi: cũng không sao nắm bắt được. 

Khi nổi phiền não, khi lòng tức giận, bạn chớ chấp chặt, truy cứu, đeo đuổi chúng, hoặc tìm xem chúng từ đâu lại. Một khi chấp chặt vào chúng thì lòng bạn sẽ không thể khai mở; rồi vì thế chẳng thể yên lòng tiến tu được. 

Bất cứ việc gì tới, bạn phải nhìn xuyên thủng chúng, đừng chấp trước vào chúng. Quan trọng nhất vẫn là cột bốn chữ "A-Di-Ðà-Phật" nơi miệng mình!

Hỏi: Con có đọc sách nói rằng: "Kẻ đã giác ngộ thì đã đoạn dứt những thứ ác tự mình tạo ra; song y không đoạn trừ tánh ác." Làm sao để thể hội câu này cho đúng đắn?

Ðáp: Phải tu phước đức. Thí dụ gặp kẻ không có cơm ăn, thì mình cho người ấy chút cơm ăn. Phải luôn tìm cách giúp đỡ người hoạn nạn, khốn khổ; như vậy mới là phước huệ đều tu (tức là đoạn dứt mọi thứ ác bằng cách tăng trưởng việc thiện). Và do đó, mình sẽ không còn làm việc ác nữa (nhờ vậy, tánh ác tự nó tiêu tan, tâm không khởi ác niệm nữa). 

 

---o0o---

 

Mục Lục > Chương I > Chương II > Chương III > Chương IV > Chương V

 > Chương VI > Chương VII > Chương VIII > Chương IX > Chương X

 

---o0o---

 

Cập nhật: 8-2007

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

tháº Ä tảo tay trang cuoc doi vo thuong vo san gián hoang khé lÃÅ Thuốc lá điện tử cũng gây hại tim Thêm đường vào thức uống sẽ gây tăng BÃÆ thờ cúng cha mẹ hay ông bà quá vãng Tin chiêm ngưỡng đại tượng phật a di đà Diễn chúng ta sẽ già đi tuong Vì sao không hút thuốc lá vẫn bị ung phat bo tat hanh trong kinh vien giac cai chet 人生是 旅程 風景 Về một bức thủ bút chữ Nôm của Bồ Nhẫn tich NGHIEP căn chìa tăng trai tim bat diet cua bo tat thich quang duc hien chet de thay doi nghiệp báo và tái sinh những câu hỏi 因果回德 hoc phận 泰卦 Dâu mÙt 首座 lanh Gương sáng cho đời sau thừa tự tinh ThẠy định åº nghÉ quan am ra doi Lịch sử Đức phật do Nụ 閩南語俗語 無事不動三寶 xuan ve cung on lai hanh nguyen tu bi hy xa cua hối 2 bo loi phat day ve thoi gian va nghiep bao Tung Vì sao giảm cân lại khó khăn ç Š tai sao nen song luong thien Nhà hàng chay Cỏ Nội ï¾ï½½ 4 yeu to chan chanh dinh huong cho cuoc doi ban