......... .

 

Tuệ Sỹ

 --- o0o --- 

 

II.

Trời thu cao cây lá ngủ mơ hồ (1072-1079)

 

LỜI DẪN

Trời mùa Thu, là trời cho nỗi sầu Riêng Biệt của Thơ. Trời Thu thuờng quạnh ráo, nen cao vọi không cùng. Càng cao, càng trong, càng tĩnh lặng trong điệu buồn thiên cổ. Cũng ở chỗ đó mà trời Thu đẹp với cốt các diễm lệ kiêu kỳ. Diễm lệ kiêu kỳ như Nàng Tây Tử.

Tuy nhiên, trời Thu cũng thường có mưa gió, cũng có mùa nước lũ. Vậy thì, buồn tĩnh lặng của vòm trời nhưng cũng là nỗi buồn xôn xao của mặt đất. Tây Hồ và Tây Tử, hoặc xôn xao với mưa gió và xiêm y; hay tư lự khi quạnh ráo hay lột hết trang phục , nét thanh tân tú lệ vẫn là cốt cách tài hoa:

Dục bả Tây Hồ tỉ Tây Tử

Đạm trang nùng diễm tổng tương nghi

Trong ngọn gió thu, bàng bạc có những cuộc giao tình. Tình của Thiên nhiên bủa rộng bao la và tình của những tao nhân tri ngộ. Ở đây Lịch sử hoá thân nơi mùa thu và tóc trắng. Cuộc lịch nghiệm nghe ra những thống thiết nguyên sơ.

 

I.

Mắt người mang cả quê hương

Lòng ta mang cả đoạn trường tháng năm

(HOÀI KHANH) 

Năm Hi ninh thứ 5, nhâm tý (1072), Ông 37 tuổi, bấy giờ ra giữ chức thông phán tại Hàng châu. Trước đó, năm ất tỵ (1065), Ông được triệu về kinh sư, làm việc tại sử quán. Cho đến năm 36 tuổi, tân hợi (1071), lúc đang giữ chức Giám quan cáo viện; nhân việc Vương An Thạch muốn sửa đổi thể lệ thi cử, Thần tông đưa ra cho Lưỡng chế và Tam quán nghị sự. ông dâng lên Thần tông ba điểm, khiến đảng Vương An Thạch bất mãn, nên tìm cớ vu tấu những lỗi lầm của Ông. Ông không một lời biện hộ, xin đi ngoại nhiệm để tránh. Do đó được cử đi làm thông phán tại Hàng châu. Lúc mới đến được hàng châu, Ông làm hai bài thơ tuyệt cú gửi Tử Do, lời co 1 đôi chút than trách pha lẫn vẻ tràolộng. Đại để như 2 câu:

Thánh triều khoan đại hứa toàn thân

Suy bịnh tồi đồi tự ý nhân

Ông nói đến bịnh hoạn của mình và làm như có vẻ sợ thiên hạ

Những bài thơ Ông làm kể từ năm 36 tuổi về sau, phong  vận không thay đổi, nhưng tình tự hình như đã biến cách rất nhiều. Rồi ta sẽ thấy, càng già dặn phong trần, tình quê hương của Ông càng thắm thiết. Thơ Ông như là những đồng vọng từ phương trời diệu vợi vủa quê hương. Đó là một thứ tình cảm hoài vọng thoạt trông có vẻ dung dị, bình thường, nhưng cảng đọc thơ Ông, càng thấy cái tình đó mở ra một trời thơ bát ngát

Văn Trưởng lão, một nhà sư đồng hương với Ông, hình như là hiện thân cụ thể của một cõi nào đó trong thơ Ông. Cho nên, những bài thơ Ông làm tặng nhà sư này đều từ một cảm hứng tự nhiên và rất bình thường, nhưng cũng từ đó, thơ bỗng chuyển thành âm hưởng kỳ lạ, vọng tới một khát vọng u trầm nào đó. Cõi thơ có thể là nơi trường mộng của đêm dài sinh tử, mà cũng chính ở đó là cõi Hư Không tịch mặc, với một màu xanh thẳm nhưng xa xôi không cùng tận.

Ba bài thơ trích ở dưới đây, Ông làm rải rác trong các thời gian khác nhau. Đọc chung một lần, sẽ thấy cốt cách của Ông, và đó là cốt cách cho suốt cả thời gian Ông làm thông phán tại Hàng châu.

Bài thứ nhất, sau khi đến Hàng châu một năm, trên đường đi Nhuận châu, Ông ghé thăm. Sáu năm sau, Ông đến thăm lần nữa, bấy giờ Văn trưởng lão bịnh. Mười năm sau, từ Hàn lâm học sĩ, Ông ra làm thái thú Hàng Châu, bấy giờ Văn đã tịch

 

BÀI THỨ NHẤT

秀州報本禪院

鄉僧文長老方丈

TÚ CHÂU[1] BÁO BẢN THIỀN VIỆN

HƯƠNG TĂNG VĂN TRƯỞNG LÃO PHƯƠNG TRƯỢNG

 

Vạn lý gia sơn  nhất mộng trung

Ngô âm[2] tiệm dĩ bến nhi đồng

Mỗi phùng Thục tẩu[3] đàm chung nhật

Tiện giác Nga mi[4] thúy tảo không

Sư dĩ vong ngôn chân hữu đạo

Ngã trừ sưu cú bách vô công

Minh niên thái dược Thiên thai[5] khứ

Cánh dục đề thi mãn Triết đông[6] 

萬里家山一夢中,

吳音漸已變兒童。

每逢蜀叟談終日,

便覺峨眉翠掃空。

師已忘言真有道,

我除搜句百無功。

明年採藥天台去,

更欲題詩滿浙東。

 

 

Quê hương diệu vợi tưởng chừng như trong một giấc mộng.

Bấy giờ, giọng của ta đã dần dần bập bẹ như giọng trẻ nít

Nhưng mỗi lần gặp cụ Thục thì vẫn còn bàn bạc suốc cả một ngày.

Rồi bỗng thấy ra ngọn núi Nga Mi xanh mướt quét bầu trời

Sư đã quên lời, quả tình là sư đã có Đạo

Tôi thì ngoài việc tìm câu nối chữ, hoàn toàn vô công.

Sang năm sẽ vào núi Thiên thai hái thuốc để cầu Đạo

Những vẫn còn muốn đề thơ đầy cả Triết đông

 

BÀI HAI:

DẠ CHÍ VĨNH LẠC VĂN TRƯỞNG LÃO VIỆN

Dạ văn[7] Ba tẩu[8] ngọa hoang đồn[9]

Lai đả tam canh nguyệt hạ môn

Vãng sự[10] quá niên như tạc nhật

Thử thân vị tử đắc trùng luân

Lão phi hoài thổ tình tương đắc

Bịnh bất khai đường đạo ích tôn

Duy hữu cô thê cựu thời hạc

Cử đầu kiến khách tợ trường ngôn

 

愁聞巴叟臥荒村,

來打三更月下門。

往事過年如昨日,

此身未死得重論。

老非懷土情相得,

病不開堂道益尊。

惟有孤棲舊時鶴,

舉頭見客似長言。

 

 Ban đêm, Ông đến Vĩnh Lạc, thăm Văn trưởng lão. Bấy giờ trưởng lão ngọa bịnh không tiếp khách. Ông làm thơ tặng. Từ và ý của bài thơ cũng bình thường. Nhưng nếu đã đọc lại bài thơ Ông tặng Văn trưởng lão ở trên, và sẽ đọc một bài khác sau này nữa, ta sẽ thấy nơi Ông, tình thơ và tình quê hương là hai mối tình khắng khít. Tình quê hương thì thấp thoáng như những bóng hình trong mộng. Tình thơ thì hiu hắt như đồng vọng không lời của hư không.

Chừng đêm, hay cụ Ba thục ngọa bịnh nơi xóm vắng;

Canh ba đến gõ cửa dưới trăng

Chuyện qua năm trước, trông như vừa hôm qua;

May nhờ cái thân này chưa chết nên được cùng ngài chuyện trò nữa.

Cụ tuổi già mà không phải là hạng bo bo (khép kín miệnt) cho nên tình lại càng tương đắc;

Nhưng lúc này cụ bịnh, không khai đường, không tiếp khách hay giảng đạo, thì cái đạo của cụ lại càng thêm cao. (Ông muốn nói, đến thăm, dù không được tiếp chuyện mà vẫn không có ý trách).

Chỉ có con hạc tự năm nào vẫn đứng lẻ loi ở đó.

Ngẩng đầu nhìn khách vẻ như đã nói rất nhiều.

 

BÀI BA: 

過 永 樂 文 長 老 已 卒

QUÁ VĨNH LẠC VĂN TRƯỞNG LÃO DĨ TỐT

Sơ kinh hạc sấu bất khả thức

Tuyền giác vân qui vô xứ tầm

Tam quá môn gian lão bịnh tử

Nhất đàn chỉ khoảnh khứ lai kim

Tồn vong quân kiến hồn vô lệ

Hương tỉnh[11] nan vong thượng hữu tâm

Dục hướng Tiền đường phỏng Viên Trạch[12]

Cát Hồng[13] xuyên bạn đãi thu thâm

 

初 驚 鶴 瘦 不 可 識

旋 覺 雲 歸 無 處 尋

三 過 門 間 老 病 死 一 彈 指 頃 去 來 今

存 亡 慣 見 渾 無 淚

鄉 井 難 忘 尚 有 心

欲 向 錢 塘 訪 圓 澤

葛 洪 川 畔 待 秋 深

Ban đầu, sửng sốt vì cánh hạc đã hao gầy mà không hay.

Nhưng vừa tỉnh cơn sửng sốt, thì cụm mây trời đã bay về nơi không vết tích.

Người đời có ba cửa ải: già, bịnh và chế (mà ngài đã đi qua hết cả ba).

Cuộc đời thoảng trong một cái búng tay là đủ cả cái đã qua, cái đang đó và cái sẽ đến (bây giờ ngài trong một thoáng đó mà đã là thiên thu)

Chuyện mất còn nhìn đã quen, nên nước mắt ráo quạnh;

Nhưng cái tình hương lý khó nguôi được trong lòng.

Tôi muốn đến Tiền đường hỏi thăm Viên Trạch.

Tiên Cát Hồng đứng bên bờ suối đợi cái thu già.

 

 

2.

湖上飲

HỒ THƯỢNG ẨM

(I)

Triêu hi nghinh khách diễm trùng cương

Vãn vũ lưu nhân nhập túy hương

Thử ú tự giai quân bất hội

Nhất bôi đương chúc thủy tiên vương[14]

 

朝曦迎客艷重岡

晚 雨留人入醉鄉

此意自佳君不會

一杯當屬水仙王

 

(II)

Thủy quang liễm diễm tình phương hảo

Sơn sắc không mông vũ diệc kỳ

Dục bả Tây hồ[15] tỉ Tây Tử[16]

Đạm trang nùng mạt tổng tương nghi.

水光瀲灩晴方好

山色空濛雨亦奇

欲把西湖比西子

淡妝濃抹總相宜

 Nguyên đề: “Ẩm Hồ thượng sơ tình hậu vũ nhị thủ”. Uống rượu trên tây hồ, vừa tạnh sau cơn mưa, 2 bài.

Bút pháp trong bài vô cùng độc đáo, nên thường được truyền tụng. Khi trời mưa, hồ được bao phủ trong lớp bụi mờ như nàng Tây Thi khoác lên mình lớp áo lụa mỏng. Lúc trời tạnh ráo, cảnh hồ lộ liễu như nàng Tây Thi đẹp với vẻ trong ngọc trăng ngà. Có thể thấy cái tài hoa lãng mạn của Ông trong lối thơ ngoạn cảnh như bài này.

 

(Bài I)

Nắng mai đón khách rải vẻ tươi thắm trên những sườn núi chập chùng

Buổi chiều, cơn mưa cầm chân khách, rồi đưa khách vào làng say

Tình ý đó bộc lộ một cách nồng nàn mà tự nhiên cho những người ngoạn cảnh.

Vậy hãy nâng một chén mời ngài Thủy tiên vương.

 

(Bài II)

Mặt nước sáng lóng lánh, mưa vừa tạnh trông càng đẹp

Sắc núi quạnh ráo, mưa lại càng làm cho trông lạ ra.

Có thể đem Tây hồ mà sánh với nàng Tây Tử

Dù trang điểm sơ sài, hay rửa sạch hết phấn son, cả hai đều diễm lệ

 

3

DU TÂY BỒ ĐỀ TỰ

Lộ chuyển sơn yêu vị túc di

Thủy thanh thạch sấu tiện năng ký

Bạch vân tự chiếm đông tây lãnh

Minh nguyệt thùy phân thượng hạ trì

Hắc tất hoàng lương sơ thục hậu

Chu cam lục quất bán kiềm thì

Nhân sinh thử lạc tu thiên phó

Mạc khiến nhi lang thủ thứ tri

 西菩寺

路转山腰足未移

水清石瘦便能奇

白雲自占东西嶺

明月谁分上下池

黑黍黄粟初熟候

朱柑绿橘半甜時

人生此樂须天付

莫遣兒曹取次知

 

Kỷ Hiểu Lam, nhà bình thơ Đông Pha khá nổi tiếng, nói, nội một bài này đã đủ mở ra thì phái Kiếm nam.

Kiếm nam là đất Tứ xuyên, phong thổ đó đã lôi cuốn được tay thi bá một thời: Tống Lục Du. Rồi tên đó trở thành tập sách bất hủ của Lục Du.

Niên hiệu Hi ninh thứ 7 (1074), theo lời chú của ông, ngày 27 tháng 8, ông cùng Mao Quan Bảo và Úy Phương Quân Vũ đi chơi ở Minh Trí viện trên núi Tây bồ; tương truyền thơ đề khắc vào đá nay vẫn còn (?). Chùa Tây bồ (đề) cách huyện Tiềm (?) 25 dặm.

Bài thơ tả những phong thổ và nhân tình. Cảnh trí thơ mộng với những con đường uốn lượn quanh co qua eo núi, với những dòng nước trong, những tảng đá gầy ngộ nghĩnh, những cánh đồng nức mùi lúa chín, những khu vườn đầy cam quít. Không cần ngụ tình mà tình vẫn đẹp, đó cũng là chỗ độc đáo trong lối thơ ngoạn cảnh của Ông.

Dịch nghĩa. _ Đường đã chuyển quanh eo núi mà chân chưa dời bước.

Nước trong, đá gầy, càng trông lạ.

Mây trắng chiếm trọn một giải từ ngọn núi đông sang tây.

Trăng sáng, như chia ao ra làm trên và dưới.

Lúa hắc thử, thóc hoàng lương vừa đến độ chín

Cam đỏ quít xanh đang nửa mùa ngọt

Cái vui đó của cuộc nhân sinh phải nói là của trời cho.

Đừng để lại cho con cháu coi thường điều ấy. (Có lẽ ông ngụ ý chê tân pháp của Vương An Thạch; cái thanh bình giả tạo của người không sao hơn nổi cái vui có sẵn của trời cho)

 

4.

Những bài thơ cảm hứng từ nhạc, ít khi được phô diễn trực tiếp. Âm thanh phát ra từ cung bậc của nhạc, vượt ra ngoài sự rung động bình thường; nó rung từ một chiều sâu bất tận. Do đó, tiếng nhạc khi kích động dòng cảm hứng của thơ, không còn là những tiếng có thể nghe bằng lỗ tai. Các thi sĩ Trung Hoa cũng thường làm các bài thơ gợi hứng từ nhạc, mà được truyền tụng nhiều nhất có lẽ là bài “Cầm sắt” của Lý Thương Ẩn, với các câu độc đáo:

Trang Chu hiểu mộng mê hồ điệp

Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên

Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ

Lam điền nhật noãn ngọc sinh yên.

Khúc đâu đầm ấm dương hòa

Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh

Khúc đâu êm ái xuân tình

Ấy hồn Thục đế hay mình Đỗ quyên

Trong sao châu dọ duềnh quyên

Ấm sao hạt ngọc Lam điền mới đông 

Một bài khác của Lý Hạ với những âm hưởng kỳ dị: Nghe Lý Bằng đàn Không hầu. Đàn này là một loại nhạc khí được chế từ đời Hán, có gốc ở rợ Hồ; hình gãy và dài, có 23 dây. Lý Bằng là tay đàn trong đám nhạc công của Đường Huyền Tôn. Những câu tiêu biểu trong bài thơ này của Lý Hạ:

Côn sơn ngọc toái, phượng hoàng khiếu

Phù dung khấp lộ, hương lan tiếu

Thập nhị môn tiền dung lãnh quang

Nhị thập tam ty động Tử hoàng

Nữ Oa luyện thạch bổ thiên xứ

Thạch phá thiên kinh đậu thu vũ

(…..)

Lộ cước tà phi thấp hàn thố

Tiếng đàn như tiếng ngọc rạn vỡ trên Côn sơn, quê hương của các loại ngọc. Tiếng đàn như tiếng phượng hoàng réo rắt. Long lanh như phù dung khóc sương sớm. Như hương lan vừa hé nụ. Mười hai cổng thành Trường an như đẫm ánh sáng mờ lạnh lẽo. Hai mươi ba sợi tơ đàn ngân tiếng vang dội đến chín cung trời. Chỗ Nữ Oa luyện đá vá trời, tiếng đàn nghe đá vỡ, trời rung, tuôn mưa thu xuống…. Tiếng đàn như sương mù lảng vảng dưới chân; như sương mù đẫm ướt vầng trăng lạnh.

Nhạc mà nghe đến chỗ đó là đã đến mức thượng thừa. Nhưng vì lời thơ không nói thẳng vào lời nhạc được, mà luôn luôn phải thác lời vào những cái không phải là nhạc, cho nên, dễ trở thành sáo.

Một bài thơ khác của ông, gợi hứng từ cuộc nghe đàn tranh tại chùa Cam lộ, cũng chỉ phô diễn gián tiếp cảm hứng về nhạc:

Giang phi xuất thính vụ vũ sầu

Bạch lãng phiên không động phù ngọc

Hoán thủ ngô gia song phượng tào

Khiển tác Tam giáp cô viên hào

Ở đây, tiếng nhạc lên khơi vơi cho bầu trời như thu mình trong lớp bụi mưa mù. Từng tiếng nhạc bềnh bồng như từng hạt ngọc lóng lánh trên lớp sóng. Đôi cánh phượng múa, và con vượn lẻ loi kêu gào giữa sườn núi vắng.

Chỗ tận cùng của nhạc là những đồng vọng không lời, mà lời thơ lại cảm hứng từ đồng vọng đó; nghe đã khó mà nghe qua lời thơ lại càng khó.

Bài thơ của ông được trích dưới đây cũng nằm trong chỗ khó này. Nó chỉ nói cái cảnh chung quanh chỗ tấu nhạc, mà không nói thẳng tiếng nhạc. Nhưng nghe được từ chỗ đó, thì thấy tình tự tài hoa của ông. Dĩ nhiên, không thể bàn cho thấu đáo nổi. Trừ phi muốn nói lai rai mà chơi. 

THÍNH HIỀN SƯ CẦM

Đại huyền xuân ôn hòa thả bình

Tiểu huyền liêm chiết lượng dĩ thanh

Bình sinh vị thức cung dữ giốc

Đản văn ngưu minh ảnh trung

Trĩ đang mộc môn tiền bác trác

Thùy khấu môn sơn tăng vị nhàn

Quân vật sân

Qui gia thả mịch thiên hộc thủy

Tịnh tẩy tùng lai tranh địch nhĩ 

聽賢師琴

大 絃 春 溫 和 且 平

小 絃 廉 折 亮 以 清
平 生 未 識 宮 與 角

但 聞 牛 鳴 盎 中

雉 登 木 門 前 剝啄

誰 叩 門 山 僧 未 閑

君 勿 嗔

歸 家 且 覓 千 斛 水

淨 洗 從 前 箏 笛 耳

Sư Hiền là ai thì không rõ, nhưng tài chơi đàn của sư có lẽ khá tuyệt vời. Nghe sư đàn, ông có cảm tưởng những tiếng nhạc được nghe trước đây chỉ như tiếng trâu rống trong ảng sành hay tiếng chim sẻ mổ cánh cửa gỗ; rửa sach cái lỗ tai đó, cũng phải mất hết hằng nghìn thùng nước.

Tiết điệu thơ bắt nhịp với cảm hứng thơ, tạo cho bài thơ có phong vận tiêu sái đặc biệt.

 

* * *

Giây lớn tỏa hơi ấm mùa xuân, vừa thong thả vừa nhịp nhàng.

Giây nhỏ nghe thanh thót, gãy gọn, mà trong sáng

Bình sinh, tôi chưa biết cung và giốc là gì

Chỉ nghe tiếng trâu rống trong ảng sành

Hoặc con chim sẻ đậu trước cửa gỗ, mổ và rỉa

Rồi có ai đến gõ cửa, thầy không còn rảnh nữa

Ngài đừng giận!

Về nhà, hãy kiếm một nghìn thùng nước,

Rửa sạch cái lỗ tai vướng những tiếng tranh tiếng sáo trước kia.

 

5.

HỌA TỬ DO TỐNG XUÂN

子由送椿

Mộng lý thanh xuân khả đắc truy

Dục tương thi cú bạn dư huy

Tửu lan bịnh khách duy tư thụy

Mật thục hoàng phong diệc lại phi

Thược dược anh đào cu tảo địa

Bính ti thiền sắp tưỡng vong ki

Bằng quân tá thủ pháp giới quán

Nhất tẩy nhân gian vạn sự phi

夢裏青春可得追

欲將詩句絆餘暉

 酒闌病客惟思睡

蜜熟黃蜂亦懶飛

芍葯櫻桃俱掃地

鬢絲禪榻兩忘機

憑君借取 法界觀

一洗人間萬事非

 

Bài họa thơ Tống xuân của Tử Do

Bấy giờ là cuối mùa xuân năm ất mão (1075), Ông 40 tuổi, đã đổi sang làm quan ở Mật chây. Bài trích là một trong bốn bài họa gởi cho Tử Do. Ông với Tử Do, ngoài tình anh em, còn có mối giao tình thi tứ rất đậm đà, nên những bài thơ qua lại mang nỗi ngậm ngùi khôn tả.

Trong thời này, Ông phải ra đi một cách bất đắc dĩ, để tránh tai họa; ẩn tình đó còn thấy rõ ở bài khác: vị ưng hồi thủ yểm lung tù, chưa dám quay đầu, vì còn sợ tù đày giam hãm.

Suốt tám năm đi thông thú các nơi: Hàng châu, Mật châu, rồi Từ châu, thơ Ông phần nhiều bị gò bó, rất ít bài có phong vận tài hoa cố hữu. Những bài thơ làm để thù tạc thì không đáng kể. Chúng vẫn hay về âm vận thanh tao, bút pháp điêu luyện, nhưng vẫn chỉ là thù tạc. Những bài khác, thường vương cái sầu héo, hiu hắt, của một người lữ khách bất đắc dĩ:

Thanh xuân thấp thoáng mộng dài

Muốn đem thi tứ dệt lời tà huy

Tuổi thanh xuân chỉ còn tìm thấy thấp thoáng trong giấc mộng.

Nên chỉ muốn mượn câu thơ kết dệt cái ánh tà huy còn sót lại của một đời người.

Rượu đã tàn, người mệt mỏi, chỉ tưởng đến giấc ngủ cho xong.

Mật đã chín, mà con ong vàng lại biếng bay.

Thược dược và anh đào rải đầy mặt đất.

Mái tóc bạc trắng và chiếc giường thiền, cả hai cùng lỡ cả.

Chi bằng mượn môn Pháp giới quán của nhà Phật,

Để một lần rửa sách hết vạn sự trong nhân gian, tất cả là không cả.

 

8.

Năm đinh tị (1077), Ông 44 tuổi, từ Mật châu đổi sang Hà trung phủ, rồi đến tháng 4 năm đó lại đổi sang Từ châu. Trước khi đi, ông làm bài thơ lưu biệt này:

 

LƯU BIỆT THÍCH CA VIỆN

Xuân phong tiểu việc khước lai thì

Bích gian duy kiến sứ quân thi

Ưng vấn sứ quân hà xứ khứ

Bằng hoa thuyết dữ xuân phong tri

Niên niên tuế tuế hà cùng dĩ

Hoa tợ kim niên nhân lão hỉ

Khứ niên Thôi Hộ khước trùng lai

Tiền độ Lưu Lang tại thiên lý

留別釋迦院

春 風 小 院 卻 來 時

壁 間 惟 見 使 君 詩

應 問 使 君 何 處 去

憑 花 說 與 春 風 知

年 年 歲 歲 何 窮 已

花 似 今 年 人 老 喜

去 年 崔 護 若 重 來

前 度 劉 郎 在 千 里

 

Nếu ngọn gió mùa xuân đi tới nơi chùa nhỏ,

Hẳn là chỉ thấy bài thơ của sứ quân đề trên vắc.

Có lẽ sẽ hỏi sứ quân đi đâu

Nhờ hoa nói cho ngọn gió biết

Năm này rồi năm khác, bao giờ cùng tận nổi;

Nhưng hoa vẫn còn như là hoa năm nay,

Mà người thì đã cằn cỗi ra rồi.

Nếu chàng Thôi Hộ năm xưa có trở lại lần nữa,

Thì chàng Lưu đã đi ngoài xa diệu vợi 

Từ đầu đến cuối, ông hoàn toàn mượn ý cổ nhân. Nhưng vẫn giữ được bản sắc. So hai câu 5 và 6 của ông với hai câu Lưu Hi Di đời Đường: 

Niên niên tuế tuế hoa tương tợ

Tuế tuế niên niên nhân bất đồng

Trong hai câu của Lưu Hi Di, những điệp ngữ muốn bắt theo cái nhịp vận hành, đi và đến rồi đi của tuế nguyệt, cùng cái đi mất của tuổi người. Nhưng lời còn pha nhiều vẻ tục.

Ông cũng dùng các điệp ngữ đó, nhưng cốt cách của chúng, cứ so lại sẽ thấy. Đem tài hoa mà trộn vào tục, thì cái tục trở thành thanh tao kỳ lạ!

 

9

ĐỘC MẠNH GIAO THI

(I)

Dạ độc Mạnh Giao thi

Tế tự như ngưu mao

Hàn đăng chiếu hôn hoa

Giai xứ nhất thời tao

Cô phương[17] trạc hoang uế

Khổ ngữ dư thi tao[18]

Thủy thanh thạch tạc tạc

Thoan kích bất thọ cao

Sơ như thực tiểu ngư

Sở đắc bất thường lao

Hựu tợ chử bành việt[19]

Cánh nhật trì không ngao

Yếu đương đấu Tăng thanh

Vị túc đường Hàn hào

Nhân sinh như triêu lộ

Nhật dạ hỏa tiêu cao

Hà khổ tương lưỡng nhĩ

Thính thử hàn trùng hào

Bất như thả trí chi

Ẩm ngã ngọc sắc giao.

 

(II)

Ngã tắng Mạnh Giao thi

Phục tác Mạnh Giao ngữ

Cơ trường tự minh hoán

Không bích chuyển cơ thử

Thì tùng phế phủ xuất

Xuất triếp sầu phế phủ

Hữu như Hoàng hà ngư

Xuất cao dĩ tự chử

Thượng ái đồng đấu ca[20]

Bỉ lý phả cận cổ

Đào cung xạ áp bãi

Độc tốc[21] đoản thoa vũ

Bất ưu đạp thuyền phiên

Đạp lãng bất đạp thổ[22]

Ngô cơ sương tuyết bạch

Xích cước hoán bạch trữ

Giá dữ đạp lãng nhi

Bất thức li biệt khổ

Ca quân giang hồ khúc

Cảm ngã trường cơ lữ

夜讀 孟 郊 詩

細字 如 牛 毛

寒燈 照 昏 花

佳處一時 遭

孤 芳 擢 荒 穢

苦 語 餘 詩 騷

水 清 石 鑿 鑿

湍 激 不 受 篙

初 如 食 小 魚

所 得 不 償 勞

又 似 煮 彭 蚎

竟 日 持 空 螯

要 當 鬥 僧 清

未 足 當 韓 豪

人 生 如 朝 露

日 夜 火 消 膏

何 苦 將 兩 耳

聽 此 寒 蟲 號

不 如 且 置 之

飲 我 玉 色 醪

(II)

我 憎 孟 郊 詩

復 作 孟 郊 語

飢 腸 自 鳴 喚

空 壁 轉 飢 鼠

詩 從 肺 腑 出

出 輒 愁 肺 腑

有 如 黃 河 魚

出 膏 以 自 煮

尚 愛  銅 斗 歌

鄙 俚 頗 近 古

桃 弓 射 鴨 罷

獨 速 短 蓑 舞

不 憂 踏 船 翻

踏 浪 不 踏 土

吳 姬 霜 雪 白

赤 腳 浣 白 紵

嫁 與 踏 浪 兒

不 識 離 別 苦

歌 君 江 湖 曲

感 我 長 羈 旅 。

 

Mạnh Giao, tự Đông Dã (751-814), người Lạc dương, ẩn cư Tung sơn, gần 50 tuổi mới đến Trường An thi tiến sĩ. Năm Trinh nguyên 12 (795), đậu tiến sĩ; năm sau được tuyển ra làm Phiêu dương úy. Tính cô độc đơn bạc; thơ thì khúc mắc, khắc khổ, bài nào cũng trầm buồn cùng độ; chúng như ẩn khuất một tâm sự nào đó mà lời không nói hết. Hàn Dũ rất thích thơ ông, kết bạn rất thân thiết. Mất năm 64 tuổi.

Hai bài trích ở trên, Đông Pha làm theo lối thơ khúc mắc của Mạnh Giao, gọi là thể thơ Đông dã. Kỷ Hiểu Lam phê rằng, thể đó, dù Hàn Dũ và Phàn Tông Sư đời Đường rất thích, nhưng chưa chắc đã làm nổi. Những Đông Pha cậy cái hùng tài quán triệt của mình nên không ngại.

Lối thơ này không cần giàu âm vận như các bài luật thi. Hai bài của Đông Pha rất giàu hình ảnh, mà hình ảnh nào cũng độc đáo, được gói trong các tiết nhịp khúc mắc, rất trầm buồn. Buồn một cách cô đơn kỳ lạ.

(I)

Đêm đọc thơ Mạnh Giao

Chữ nhỏ như lông trâu

Đèn nhạt rọi hoa tối

Cái hay lại gặp nhau

Khơi vơi giủ cấu bợn

Khúc mắc thơ héo sầu

Nước trong đá vằng vặc

Bọt xoáy không chịu sào

Mới như ăn cá nhỏ

Cái được chẳng thấm đâu

Lại như bắt còng nấu

Trọn ngày ôm cua sao?

Có thể đọ Tăng thanh

Chưa thể đọ Hàn hào

Đời người như sương sớm

Sáng tối lửa cạn dầu

Sao khổ hai tai vễnh

Nghe sâu lạnh lẽo kêu?

Chi bằng bỏ quách đi

Mời uống chén rượu ngầu.

 

(II)

Ta ghét thơ Mạnh Giao

Lại làm thể Đông dã

Bụng đói sôi sục reo

Chuột đói lần vách đá

Thơ từ phế phủ ra

Lại gây sầu phế phủ

Tựa như cá Hoàng hà

Phun dầu tự nấu nó

Còn ham đồng đấu ca

Quê kệch mường tượng cổ

Cung đào bắn con vịt

Lênh đênh múa áo lá

Không sợ đạp lệch thuyền

Đạp sóng chê đất thó

Vợ tớ sương tuyết trắng

Chân trần giặt vải lụa

Làm vợ gã rong chơi

Không màng li biệt khổ

Hát khúc chàng giang hồ

Rầu ta mãi cô lữ

 

10

THỨ VẬN TĂNG TIỀM[23] KIẾN TẶNG 

Đạo nhân hung trung thủy kính thanh

Vạn tượng khởi diệt vô đào hình

Độc y cổ tự chủng thu cúc

Yến bạn tao nhân xan lạc anh

Nhân gian để xứ hữu nam bắc

Phân phân hồng nhạn hà tằng minh

Bế môn tọa huyệt nhất thiền sáp

Đầu thượng tuế nguyệt không tranh vanh

Kim nhật ngẫu xuất vị cầu pháp

Dục dữ tuệ kiếm gia long hình

Vân nam tân ma sơn thủy xuất

Sương tì bất tiển nhi đồng kinh

Công hầu dục thức bất khả đắc

Cố tri ỷ thị vô khuynh thành

Thu phong xuy mộng quá Hoài thủy

Tưởng kiến quật dữu thùy không đình

Cố nhân các tại thiên nhất giác

Tương vọng lạc lạc như thần tinh

Bành thành lão thú hà túc cố

Táo lâm tang dã tương yêu nghinh

Thiên sơn bất đạn hoang điếm viễn

Lưỡng cước dục sấn như nhu khinh

Đa sinh ỷ ngữ ma bất tận

Thượng hữu uyển chuyển thi nhân tình

Viên ngâm hạc lệ bản vô ý

Bất tri hạ hữu hành nhân hành

Không giai dạ vũ tự thanh tuyệt

Thùy sử yểm ức đề cô quỳnh

Ngã dục tiên sơn chuyết dao thảo

Khuynh khuông tọa thán hà thời doanh

Bạc thơ tiên phố tận điền ủy

Chử minh thiêu lật nghi tiêu chinh

Khất thủ ma ni chiếu trược thủy

Cọng khan lạc nguyệt kim bồn doanh 

 

 

次韻僧潛見贈

 

道 人 胸 中 水 鏡 清

萬 象 起 滅 無 逃 形

獨 依 古 寺 種 秋 菊

要 伴 騷 人 餐 落 英

人 問 底 處 有 南 北

紛 紛 鴻 雁 何 曾 冥

閉 門 坐 穴 一 禪 榻

頭 上 歲 月 空 崢 嶸

今 年 偶 出 為 求 法

欲 與 慧 劍 加 礱 硎

雲 衲 新 磨 山 水 出

霜 髭 不 剪 兒 童 驚

公 侯 欲 識 不 可 得

故 知 倚 市 無 傾 城

秋 風 吹 夢 過 淮 水

想 見 橘 柚 垂 空 庭

故 人 各 在 天 一 角

相 望 落 落 如 晨 星

彭 城 老 守 何 足 顧

棗 林 桑 野 相 邀 迎

千 山 不 憚 荒 店 遠

兩 腳 欲 趁 飛 猱 輕

多 生 綺 語 磨 不 盡

尚 有 宛 轉 詩 人 情

猿 吟 鶴 唳 本 無 意

不 知 下 有 行 人 行

空 階 夜 雨 自 清 絕

誰 使 掩 抑 啼 孤 惸

我 欲 仙 山 掇 瑤 草

傾 筐 坐 歎 何 時 盈

簿 書 鞭 扑 晝 填 委

煮 茗 燒 栗 宜 宵 征

乞 取 摩 尼 照 濁 水

共 看 落 月 金 盆 傾

 

Bài này vốn là một bài họa, do thơ của Đào Tiềm tặng Ông. Nói là họa, nhưng bút pháp và chương pháp của thơ rất ung dung. Đó là chỗ điêu luyện của người làm thơ. Cốt cách và đời sống của Đạo TIềm được tả trong những nét rất linh hoạt. Ngay ở hai câu đầu, lời thơ và tứ thơ đã đi ngay vào chỗ độc đáo bằng biết nhịp và hình ảnh sống động. Thỉnh thoảng trong thơ đột nhiên nổi lên với những hình ảnh rất đẹp được gói trong lời và tứ kỳ diệu. Đại để các câu:

Bế môn tọa huyệt nhất thiền sáp

Đầu thượng tuế nguyệt không tranh vanh

Khép cửa hang sâu một giường thiền

Trên đầu năm tháng trôi chênh vênh

Năm tháng là tuổi già, là mùa thu và tóc trắng, là những hoài vọng xa xôi của nhà thơ. Hoài vọng đó là hình ảnh hiu hắt khép kín cửa trong hang sâu giữa núi rừng xa vắng, và thầm lặng trôi qua trên đầu nhà sư cô quạnh. Cho nên, tấm lòng của sư như một mặt nước trong ngần, bao nhiêu chìm nổi thiên hình vạn trạng của cõi đời hiện rõ lên trong đó.

Rồi khi sư thả bộ rong chơi, màu áo còn pha màu sương khói của núi rừng. Sư mang cái tình đạo đó kết duyên với tình thơ của khách thơ, như ngọn gió mùa thu thổi những phương trời viễn mộng đến làng thơ, thì tình thơ bỗng ngọt ngào như cam quít đang mùa chín đỏ; một thứ ngọt ngào trầm lặng:

Thu phong xuy mộng quá Hoài thủy

Tưởng kiến quật dữu thùy không đình

 

Gió thu đưa mộng qua Hoài thủy

Này cam nọ quít rũ sân buồn 

Khách làng thơ lại muốn bỏ qua những ngày bươn bả, để cùng sư, trong những đêm dài xa xôi, đốt củi nấu trà, ngồi xem bóng trăng nghiêng xuống đáy cốc. Tình thơ sống động, nhưng xa xôi và đơn bạc.

Tấm lòng nhà đạo như nước phẳng;

Rọi bóng chìm nổi của cõi đời.

Chùa xưa lẻ bóng trồng thu cúc

Bạn với làng thơ thưởng chút tài

Cõi nhân gian có chia đường nam nẻo bắc

Mà cánh hồng cánh nhạn vẫn đơn độc lẻ loi

Trên đầu năm tháng trôi chênh vênh

Nay hứng dậy tìm duyên cùng khách tục

Muốn đem kiếm tuệ miệt mài thêm

Áo mây vừa khoác vương màu non nước

Râu sương không cạo trẻ thấy mà kinh

Công hầu muốn quen, quen chẳng được

Mới biết nơi chợ không kẻ khuynh thành

 

Gió thu thổi mộng qua Hoài Thủy

Tưởng thấy cam quít rũ sân buồn

Bè bạn mỗi người riêng một cõi,

Trông nhau lác đác như sao mai

Người bận việc quan thôi khỏi nói

Rừng táo nương dâu mong đợi nhau

Đường xa quán lẻ không đáng ngại,

Gót vượn nhẹ nhàng bước như bay.

Lời đẹp mấy đời còn dệt mãi,

Tình thơ uyển chuyển còn nhau đây,

Vượn gào hạc réo thế là thế,

Nào biết người đi qua dưới này

Thềm vắng, mưa đêm, buồn da diết,

Nghẹn ngào cô quạnh khóc ai đây?

Tôi muốn núi tiên bứt cỏ dao,

Nghiêng giỏ ngồi than, đầy được sao?

Chép sách, đánh roi, đã làm hết,

Nấu trà đốt củi hẹn đêm nào.

Xin hạt ma ni soi nước đục,

Cùng đợi đáy cốc trăng lao xao.


 

[1] TÚ CHÂU, một dãy đất chạy dài từ huyện Gia Hưng tỉnh Triết Giang đến huyện Tùng Giang tỉnh Giang Tô

[2] NGÔ ÂM, hay THANH GIANG, điệu nhạc Thanh thương khúc, thịnh hành tại các vùng Giang Nam, đất Ngô, qua các điệu dân dao. Đến đời Đường, điệu ca biến đổi về sau ít truyền tụng.

Ngô âm cũng chỉ cho giọng nói vùng đất Ngô trung nằm ở đông bộ tỉnh Giang tô và tây bộ tỉnh Triết giang.

Ngô âm ở đây có nghĩa bình thường: giọng nói của TỚ; lối nói thông thường của người đất Thục.

[3] THỤC TẨU, cụ giả đất Thục, chỉ cho Văn trưởng lão, cùng quê với Ông ở đất Thục.

[4] NGA MI, núi Nga Mi, hai ngọn đối nhau như hai nét lông mày. Nhà Phật gọi là núi Quang Minh. Đạo gia gọi là Hư linh động thiên; hoặc Linh Lăng thái điện thiên. Núi ở phía Tây nam huyện Nga mi tỉnh Tứ Xuyên. Tại tây bắc huyện giáp tỉnh Hà Nam cũng thấy một ngọn mà ông cho là giống với Nga Mi ở quê ông nên đặt tên là Tiểu Nga Mi, trên đó có đền thờ Tam Tô (ba cha con Ông)

[5] THIÊN THAI, ngọn núi phía bắc huyện Thiên thai tỉnh Triết Giang. Tương truyền, đời Hán có Lưu Thần và Nguyễn Triệu vào núi hái thuốc mà gặp tiên.

[6] TRIẾT ĐÔNG, đông nam bộ trong tỉnh Triết Giang

[7] DẠ VĂN, có chỗ chép SẦU  VĂN

[8] BA TẨU, cũng như Thục tẩu, do chữ Ba thục (xem chú thích bài trước)

[9] HOANG ĐỒN,  có chỗ chép HOANG THÔN

[10] VÃNG S: hai câu 3 và 4, có lẽ ông muốn nhắc đến chuyện năm tân hợi, xích mích đảng Vương An Thạch, suýt  vong mạng. Nay đi tìm lại người cố cựu, thấy lại tình quê hương vẫn đậm đà. Nhưng tình đó không nói thành lời được. Chỉ có “ Con Oanh học nói trên cành mỉa mai” thôi ư? 

[11] HƯƠNG TỈNH, giếng làng, chỉ cho tình hương lý

[12] VIÊN TRẠCH, tăng đời Đường; bạn là Lý Thiện Nguyện ba lần chứng kiến sự tái sinh của sư. Lần chót, do hẹn gặp nhau tại chùa Thiên Trúc, vào đêm trăng thu, Thiện Nguyên y hẹn, vừa đến cổng chùa, bỗng thấy một mục đồng ngồi trên lưng trâu ca:

Tam sinh thạch tượng cựu linh hồn

Thưởng nguyệt ngâm phong bất yếu luân

Tàm quĩ tình nhân viễn tương phỏng

Thử thân tuy dị tánh thường tồn

[13] CÁT HỒNG,  người đời Tấn, tự xưng Tiểu Cát tiên ông; thích phép đạo dưỡng của thần tiên; nghe đồn Giao chỉ có nhiều đan sa, dẫn con cháu đến núi La phù luyện đan, khi đan thành thì thi thể đã rã. Ở đây ngụ ý người không sao thoát khỏi cái chết.

[14] THỦY TIÊN VƯƠNG, Ông tựchú: trên hồ có miếu Thủy Tiên vương

[15] TÂY HỒ, có tám nơi tất cả, mà trong bài này chỉ cho Tây hồ thành tây huyện Hàng châu tỉnh Triết giang. Hồ này còn có những tên khác: hồ TIỀN ĐƯỜNG, hồ MINH THÁNH, hồ KIM NGƯU. Nhân câu thơ của Ông: “Dục bả “Tây hồ tỉ Tây Tử”, nên cũng được gọi là hồ Tây Tử. Ba mặt là núi vây quanh; nam và bắc có hai ngọn núi cao đối nhau, trong hồ có các con đê Tô, Bạch, chia nước hồ ra làm HỒ TRONG và HỒ NGOÀI và HỒ SAU. Bốn mùa phong vật tốt tươi, với 10 cảnh trí nên thơ và nổi danh. 

[16] TÂY TỬ, tức Tây Thi

[17] CÔ PHƯƠNG, cao vọi một mình, tuyệt hẳn thói tục.

Thơ Hàn Dũ:

Dị chất kỵ xử quần

Cô phương nan ký lâm

(chất riêng không cùng bọn. Cao vọi khó ở rừng)

Thơ Chu Hy:

Long đông điêu bách hủy

Giang hải lệ cô phương

(Trời lạnh cây cỏ úa. Sông biển một mình trôi.) 

[18] THI TAO, nỗi sầu héo của thơ. Thơ buồn khổ

[19] BÀNH VIỆT, có lẽ con còng, loại cua nhỏ

[20] ĐỒNG ĐẤU CA. Chữ trong thơ Mạnh Giao

Đồng đấu ẩm giang tửu

Thủ phách đồng đấu ca

(Đấu đồng uống rượu sông, tay vỗ đấu đồng ca)

[21] ĐẠP THUYỀN, ĐỘC TỐC. Thơ Mạnh Giao:

Cước đạp tiểu thuyền đầu

Độc tốc vô quyển sa

(Gót đạp đầu thuyền nhỏ, lênh đênh không bến cỏ.)

[22] ĐẠP LÃNG, ĐẠP THỔ. Chữ trong thơ Mạnh Giao:

Nùng thị đạp lãng nhi

Mỗi đạp thanh lãng du

Tiếu y hương cống lang

Đạp thổ xưng phong lưu.

(Ta là người sóng xanh, cưỡi sóng mà rong chơi. Cười y gã hương cống, dẫm đất gọi phong lưu.)

[23] TĂNG TIM: Tăng Đạo Tim Tin Đường, hiu Sam Liêu T, trơ vơ như sao Hôm hoàng hôn, là bn thơ rt thân vi Đông Pha.

 

 

 

--- o0o --- 
 

Mục Lục | Phần1-1 | Phần 1-2

Phần 2-1 | Phần 2-2 | Phần 2-3 | Phần 2-4 | Phần 3

 

--- o0o --- 
 

Vi tính và trình bày:  Nhị Tường

Cập nhật: 01-10-2007

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

nói dối CHÙA Thá Ÿ phat giao đau Chọn rau an Vấn kinh cau sieu Tung ảo to su quang 4 Ly tuong so nhung dieu tre can duoc day tu nho Thích Vận động BÃn An trú bây giờ nghĩa ấn Trường gay rà thiç bởi vì đâu mà bất hiếu thay đổi tâm thái để thay đổi cuộc nhan hoc xuất thế gian Bồ và ç Thuyền xuân hạnh phúc và phước đức trong thiền kinh sam nguoi dong tinh co duoc xuat gia khong Đậu hủ kho rau răm Thuyền xuân vo thuong Vesak thiêng liêng Và Vitamin C có thể giúp giảm nguy cơ đột để 8217 knock out chương xii về trí bân và giải hàn sám hối Mít kho sả ớt món chay quê vai tro cua gia dinh trong viec dat duoc hoa binh Ä Ã phat tu tre nhan giai thuong vi cong dong sanh tam vo tru nghe thuat lam viec quà Đừng