......... .

 

Tuệ Sỹ

 --- o0o --- 

 

IV. TRỜI TRĂNG SAO IN MỘNG TRIỆU SÔNG HỒ (1086-1093)

 

LỜI DẪN._

Trăng thanh cấm trên kia vùng sa mạc

Trời Vũ lâm in mộng triệu sông hồ 

Đó là bầu trời đồng vọng, trong tương ứng. Thơ chen chúc giữa những gió và nhưng bụi của kinh thành, của ngọc đường kim mã, nên cái đồng vọng nghe ra những tiếng nghẹn ngào. Thăng hay trầm trong cuộc sống, cái đó không làm ra Thơ, không tạo dựng nổi cõi thơ. Không phải đi từ cực đỉnh công hầu xuống đến tận chỗ đọa đày cùng quẫn áo cơm mà trời Thơ có thể mở rộng. Thơ là cánh nạn lạc bầy đi tìm kiếm quê hương khắp suốt sơn cùng thủy tận, mà quê hương vẫn đồng vọng trong cách điệu không lời, không chốn. Thì người lịch nghiệm tồn sinh trên đôi cánh mỏng của Thơ, đến đâu chẳng là đất Trích. Gió bấc lạnh kinh hồn thổi vèo sương tuyết lên cùng sa mạc của đất Trích, cho nên trời trăng sao kia vẫn in mộng triệu sông hồ. Nhưng, trăng sao trên đó, và sông hồ dưới này, hai cõi miền xa xôi hoằng viễn. Mộng triệu đó mới thành ra là Viễn mộng. Bầu trời đó mới trở nên Trời Viễn mộng đọa đày cuộc Lữ. Rồi kỳ cùng của cuộc Lữ sẽ là đâu?

 

I

 

(I)

Trúc ngoại đào hoa tam lưỡng chi

Xuân giang thủy noãn áp tiên tri

Lâu cao mãn địa lô nha đoản

Chính thị hà đồn dục thượng thì

竹外桃花三两枝,

春江水暖鸭先知

萎蒿满地芦芽短

正是河豚欲上时

 

(II)

Lưỡng lưỡng qui hồng dục phá quần

Y y hoàn tợ bắc qui nhân

Diêu tri sóc mạc đa phong tuyết

Cánh đãi Giang nam bán nguyệt xuân 

 

兩兩歸鴻欲破群,

依依還似北歸人。

遙知朔漠多風雪,

更待江南半月春

 

 

 

Mùa xuân, ở Huệ sùng, buổi chiều trên sông. Bấy giờ là vào năm bính dần (1086), ông đã trở về kinh, sau năm năm bị biếm trích. Tâm sự vẫn như cánh nhạn lạc bầy, giữa đất kinh kỳ của sa mạc bắc phương, đầy sương tuyết.

 

I

Ngoài khóm trúc đào hoa mấy nhánh

Nước mùa xuân nắng ấm vịt hay rồi

Lau lách um tùm, chồi vi lô vừa lú

Cá lòng sông lên đớp bóng ăn mồi

II

Đường lên bắc mấy cánh hồng lẻ bọn

Bay dật dờ như người trở gót lưu li

Trời sa mạc tưởng chừng sương tuyết nặng

Đợi con trăng nửa mảnh ở nam về.

 

2.

Bấy giờ là năm bính dần  (1086), năm đầu của triều vua Triết tông, nguyên hựu thứ nhất. Ông 51 tuổi, được vận thất phẩm phục, vào hầu triều, giữ chắc Trung thư xá nhân, rồi được dời sang Hàn lâm viện phụ trách soạn Chế Cáo cho vua

Ngày 29 tháng 11 năm đó, bàn chuyện cũ với Đặng Thánh Cầu. Cầu là Hàn lâm viện thừa chỉ, trước kia làm Vũ xương lệnh, thường chơi Hà khê, Tây sơn. Lúc Đông Pha bị biếm trích ở Hoàng châu, đối ngạn với Vũ Xương, cũng từng chơi mấy chỗ đó. Thánh Cầu có làm bài mình khắc tại vách đá ở Vũ Xương; nhân đó, Ông làm bài thơ để cho  người khắc cạnh bài minh của Cầu. Ông nói những ngày tháng ngao du ở Vũ Xương, trng thời kỳ bị biếm trích. Đây là những câu cuối của bài thơ đó:

Sơn nhân trướng không viên hạc oán

Giang hồ thủy sinh hồng nhạn lai

Thỉnh công tác thi ký phụ lão

Vãng hoà vạn hác tùng phong ai 

Người thợ săn bủa lưới giăng trời làm cho vượn, hạc sinh oán. Sông hồ đầy nước, cánh hồng cánh nhạn bay đến. Bài thơ làm khắc bên vách đá để ngày tháng cùng kêu với gió thông và các hốc núi.

Làm xong bài thơ đo, mà tình tự còn dài, cảm hứng tưởng còn đồng vọng xa xôi. Ông làm thêm một bài nữa, lấy vận của bài trước. Đó là bài được trích ở đây. 

Chu nhan phát quá như xuân phôi

Hung trung lê táo sơ vị tài

Đan sa vị dị tảo bạch phát

Xích tùng khước dục tham Hoàng mai

Hàn khê bản tự Viễn công xã

bạch liên thúy trúc y thôi ngôi

Đương thời thạch tuyền chiếu kim tượng

Thần quang dạ phát như Ngũ đài

Ẩm tuyền giám diện chân đắc ý

Tọa khan vạn vật giai phù ai

Dục thâu mộ cảnh phản điền lý

Viễn tố giang thủy cùng ly đôi

Hoàn triều khởi độc tu lão bịnh

Tự thán tài tận khuynh không lôi

Chư công cừ cừ nhược hạ ốc

Thôn thổ phong nguyệt thanh ngung ôi

 

Ngã như phế tỉnh cửu bất thực

Cổ trứu khuyết lạc sinh âm đài

Số thi vãng phục tương cảm phát

Cấp tân trừ cựu hàn quang khai

Diêu tri nhị nguyệt xuân giang khoát

Vân lãng đảo quyển vân phong tồi

Thạch trung vô thanh thủy diệc tĩnh

Vân hà giải chuyển không sơn lôi

Dục tựu chư công bình thử ngữ

Yếu thức ưu hỉ hà tùng lai

Nguyện cầu Nam tông nhất điếu thủy

Vãng dữ Khuất Giả tiên dư ai

朱 顏 發 過 如 春 醅 ,  

胸 中 梨 棗 初 未 栽 。

丹 砂 未 易 掃 白 髮 ,  

赤 松 卻 欲 參 黃 梅 。

寒 溪 本 自 遠 公 社 ,  

白 蓮 翠 竹 依 崔 嵬 。

當 時 石 泉 照 金 像 ,  

神 光 夜 發 如 五 臺 。

飲 泉 鑑 面 得 真 意 ,  

坐 視 萬 物 皆 浮 埃 。

欲 收 暮 景 返 田 里 ,  

遠 泝 江 水 窮 離 堆 。

還 朝 豈 獨 羞 老 病 ,  

自 歎 才 盡 傾 空 罍 。

諸 公 渠 渠 若 夏 屋 ,  

吞 吐 風 月 清 隅 隈 。

我 如 廢 井 久 不 食 ,  

古 甃 缺 落 生 陰 苔 。

數 詩 往 復 相 感 發 ,  

汲 新 除 舊 寒 光 開 。

遙 知 二 月 春 江 闊 ,  

雪 浪 倒 卷 雲 峰 摧 。

石 中 無 聲 水 亦 靜 ,  

云 何 解 轉 空 山 雷 。

欲 就 諸 公 評 此 語 ,  

要 識 憂 喜 何 從 來 。

願 求 南 宗 一 勺 水 ,  

往 與 屈 、 賈 湔 餘 哀 。

Xích Tùng Tử là lão tiên ông đã dạy đạo cho Trương Lương, cái đạo công thành thân thoái của Lão Tử. Hoàng Mai là Ngũ tổ Hoằng Nhẫn trao diệu lý Thiền tông cho Huệ Năng. Tuệ Viễn, từ đời Tấn, đã ẩn mình thế ngoại trên Lô Sơn, trọn đời không bước qua khỏi Hổ khê; cùng với 18 người bạn, Đông lâm thập bát hiền, lập Bạch Liên xã tu Phật ở đó. Ngũ đài sơn là ngọn núi mà Bồ tát Văn Thù thường lai vãng, có khi hiện thân làm mục đồng hát nghêu ngao. Đó cũng là nhưng phương trời viễn mộng vang dội mãi trong thơ của ông.

Nét thanh xuân nở rộ như rượu nồng trinh nguyên chưa lọc,

Mà rừng táo ẩn dật đã chưa gieo trồng trong bụng

Đan sa cũng chưa dễ gì quét sạch tóc bạc.

Kiếm xích tùng rồi lại muốn hỏi đạo với Hoàng Mai

Dòng suối lạnh vẫn chỉ riêng nơi bạn bè của Tuệ Viễn

Sen trắng, tre xanh, vẫn còn cao xa diệu vợi.

Lúc bấy giờ suối đá chiếu tượng vàng,

Ban đêm thần quang rực rỡ trên Ngũ đài

Uống nước suối, soi mặt, mà thấy được chân ý,

Ngồi coi vạn vật đều như bụi mờ

Những dọn cảnh trời chiều trở về ruộng rẫy

Rong xa cùng sông nước, đi suốt cùng rặng núi Ly đôi (ở bên dòng Trường giang tại tỉnh Tứ xuyên)

Nay trở về triều, đâu chỉ thẹn vì tuổi già và yếu kém,

Mà sầu khô vì tài đã hết, đã dốc cạn chén không;

Các bạn phơi phới như căn nhà rộng

Còn tôi như giếng bỏ lâu không dùng

Thành giếng gãy đổ, rêu mờ phủ kín.

Vài câu thơ qua lại gợi nhớ mà thôi.

Uống cái mới, trừ cái cũ, ánh sáng lạnh lẽo mở ra vắng vẻ.

Trời tháng hai, ngoài kia con nước mùa xuân lai láng,

Sóng cuồn cuộn đổ rầm như gió tuôn ào ạt

Đá im hơi dòng nước lặng như tờ,

Làm sao nghe được tiếng sấm dậy trên rừng hoang?

Muốn gặp các bác bình việc đó,

Để biết cái vui buồn từ đâu mà lại,

Chỉ mong một giọt nước đạo Thiền đốn ngộ,

Cùng Khuất Nguyên, Giả Nghị, rửa sạch mọi u sầu.

Ông tự chú: Thơ Vị Ứng Vật:

Thủy tánh bản vân tĩnh

Thạch trung cố vô thinh

Như hà lưỡng tương kích

Lôi chuyển không sơn kinh.

 

Tánh nước nói là tĩnh

Trong đá vốn không tiếng

Sao khi chúng chạm nhau

Sấm dậy vang núi vắng? 

3

 

Vân hải tương vọng ký thử thân

Na nhân viễn thích cánh thiêm cân

Bất từ dịch kỵ lăng phong tuyết

Yếu sử thiên kiêu thức phụng lân

Sa mạc hồi khan Thanh cấm nguyệt

Hồ sơn ứng mộng Vũ lâm xuân

Thiên vu nhược vấn quân gia thế

Mạc đạo trung triều đệ nhất nhân.

云海相望寄此身,

那因远适更沾巾。
不辞驿骑凌风雪,

要使天骄识凤麟。
沙漠回看清禁月,

湖山应梦武林春。
单于若问君家世,

莫道中朝第一人

Từ Tống Triết tông, nguyên hựu thứ 4, năm kỷ ty. (1089), ông xin ra ngoại nhiệm; cốt ý tránh tai vạ. Bấy giờ ông lĩnh chức Long đồ các học sĩ ra coi Hàng châu. Vì ông trực  ngôn, gây nhiều oán hận nơi các quan lại đương triều, càng ngày càng nhiều.

Kể từ lúc ông trở về triều, năm nguyên hựu thứ nhất, cho đến năm đó, trải qua bốn năm; ông giữ chức Trung thư xá nhân, rồi Hàn lâm viện học sĩ, Hàn lâm viện thị độc. Trong những  năm này, thơ ông phần lớn là những bài thù tạc, đối ứng. Chúng chen chúc với khói bụi kinh thành. Cho nên khi trở lại Hoàng châu, ông dâng biểu về triều, có nói: “Giang sơn cố quốc, đến cũng như đi; phụ lão, di dân, cùng với thần chăm hỏi nhau…”. Đấy là lúc sau 15 năm trở lại Hàng châu. Rối lúc viếng lại Tây hồ, ông tưởng chừng như gặp lại cái gì đó thao thiết nhất của mình trong quá khứ:

Hoàn tùng cựu xã đắc tâm ấn

Tợ tỉnh tiền sinh mịch thủ thơ.

Khi ông lãnh chức Long đồ các học sĩ ra coi Hàng châu, Tử Do thay ông giữ chức Hàn lâm viện Thị độc tại triều. Năm đó, kỷ tỵ (1089). Tử Do đi sứ Khiết đan. Năm trước, ông được cử đi, nhưng xin từ.

Bấy giờ ông đang ở tại Hàng châu, nên thơ nói: “Vũ lâm…”, đó là ngọn núi ở Hàng châu. Và Tử Do cũng đang làm Hàn lâm viện thị độc tại triều, nên thơ nói: “… Thanh cấm…” Thanh cấm, tức câm cung ở nội triều, nơi làm việc của các quan Hàn. Thoạt tiên, thơ go85i hứng tự tình giữa ông và Tử Do, nên lời htơ bộc trực và đậm đà. Nhưng rồi trời thơ đó bỗng mở ra cánh cửa hoằng viễn. Trăng trên miền sa mạc bắc phương cùng hiện về trong cõi mộng trên các sông hồ của nam hoa. Đó là cách điệu thanh thiết, và tráng lệ của thơ. Hai câu 5 và 6 thật tuyệt diệu. 

Người từ biển đông trông sang;

Người từ mây bắc ngó lại.

Đường xa xôi và tình đẫm mấy lần khăn.

Vượt gió tuyết qua mấy trùng quán trọ,

Cho giặc trời trông rõ mặt phượng lân.

Trăng Thanh cấm trên kia vùng sa mạc,

Trời Vũ lâm in mộng triệu sông hồ.

Thiền vu nếu hỏi gia thế chú,

Đừng nói trong triều Đệ nhất nhân

 

 

--- o0o --- 
 

Mục Lục | Phần1-1 | Phần 1-2

Phần 2-1 | Phần 2-2 | Phần 2-3 | Phần 2-4 | Phần 3

 

--- o0o --- 
 

Vi tính và trình bày:  Nhị Tường

Cập nhật: 01-10-2007

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Bánh sa kê một món khai vị thuần chay Những bài thuốc cho người mỡ máu cao Bùa da bテケi Lòng vị tha pháp hành cần thiết trên Điện thoại thông minh làm hỏng Hy hữu Việt Nam Tăng 22 Dễ hoc phat niem phat mot thang phat di da cho biet vang sanh thứ Thiền sư của năm tông phái Phật giáo PhÃp Tổ sư đời thứ 6 của Phật giáo Vì sao bạn hay thấy uể oải vĩnh hồi Bát nhã tâm kinh nói Chất tạo ngọt có làm tăng đường tuân thủ năm giới bình an cho chính tà o cho má ngày bông hÓng cài áo sang tÃƒÆ 7 cùng Ý nghĩa giáo dục qua pháp hành Tự tứ hà tĩnh ấm áp lễ hội vu lan tại chùa Suy nhược tinh thần hãy nghĩ ngay đến cái sân vuông Hoằng ChÃƒÆ mau nhiem thay hai bai than chu Nghe mưa hinh tuong hoa sen trong kinh phap hoa tri ngu gioi Ä Chè bưởi mát lành tu bi va tri tue Trì tức những câu chuyện chứa đựng triết lí Dịch giả cuốn sách nổi tiếng Đức Sài Gòn gió chướng tim gi pham that nay mÑi thÒ cấu