.
HOÀ THƯỢNG DUY LỰC 
KHAI THỊ BAN ĐẦU TẠI HOA KỲ
Xuất Bản tại Saigon, Việt Nam 2004
ML
01
02
03
04
05
06
07
08
09
01
-Lời khai thị I
-Thoát Thập Nhị Nhân Duyên
-Thân xác bay trên đất
-Phiền não tức Bồ đề
-Qua 3 quan ải
-Cách thực hành tham thiền 
-Thiền thoại đầu có thời nào
-Tọa thiền ngồi cách nào
-Thức tỉnh mở mắt chiêm bao
-Không biết có ích lợi gì
-Phương pháp được tự tại
-Quán nhất niệm hay vô niệm
-Nghe nổ một tiếng “trắc
-Lòng tin – Tánh không
-Ngồi thiền và gặp thầy 
-Cảnh tương lai hiện giờ ở đâu
-Tham thiền cần ăn chay không
-Qua Mỹ khi Ngài hiểu thiền
-Thoại đầu và Tịnh độ kết hợp
-Xuất hồn bay trên đất
-Thầy mở một đường đi
Lời khai thị I:
Tôi chuyên tu Tổ sư thiền và chuyên hoằng Tổ sư thiền. Hôm nay, giảng về đề tài “Phương Pháp Tự Ngộ Của Thiền Tông”. Thiền tông khác hơn các thiền khác, do đức Phật Thích Ca đích thân truyền, là pháp thiền trực tiếp không qua văn tự lời nói. Các thiền nói trong kinh điển đều qua văn tự lời nói, gọi là pháp thiền gián tiếp.
Pháp thiền trực tiếp do đức Phật Thích Ca đích thân truyền cho Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca Diếp truyền cho A Nan, A Nan truyền cho Thương Na Hòa Tu, từ Tổ từ Tổ truyền xuống Bồ Đề Đạt Ma là thứ 28. Bồ Đề Đạt Ma sang Trung Quốc làm sơ tổ, truyền cho nhị tổ Huệ Khả, Huệ Khả truyền cho tam tổ Tăng Xán, Tăng Xán truyền cho tứ tổ Đạo Tín, Đạo Tín truyền cho ngũ tổ Hoằng Nhẫn, Hoằng Nhẫn truyền cho lục tổ Huệ Năng.
Tổ Huệ Năng danh tiếng truyền khắp Trung Quốc, tính từ Ấn Độ đến Trung Quốc thì Huệ Năng là Tổ thứ 33. Trước kia mỗi Tổ kiến tánh chỉ truyền năm bảy người, đến Lục Tổ có 43 người kiến tánh, cháu của Lục Tổ là Mã Tổ có 139 người kiến tánh. Cho nên, Thiền tông gọi là Tổ sư thiền với 4 chữ “từ nghi đến ngộ”.
Nghi là nhân, ngộ là quả; có nghi mới có ngộ, nên nói bất nghi bất ngộ; nghi nhỏ ngộ nhỏ, nên nói tiểu nghi tiểu ngộ; nghi lớn ngộ lớn, nên nói đại nghi đại ngộ. Muốn ngộ phải có nghi, nếu không có nghi thì không được ngộ; không những pháp xuất thế gian có nghi có ngộ, mà pháp thế gian cũng vậy.
Như nhà khoa học Newton thấy trái bôm từ trên cây rớt xuống đất, ông nghi tại sao không rơi trên trời? Từ đó, ông nghiên cứu phát minh được hấp dẫn lực của vạn hữu. Phát minh của nhà khoa học cũng do nghi mới ngộ, nhưng cái nghi của nhà khoa học gọi là hồ nghi. Cái nghi của Thiền tông gọi là chánh nghi.
Tại sao gọi là hồ nghi? Hồ nghi phải qua bộ óc nghiên cứu tìm hiểu được ngộ. Còn chánh nghi không qua bộ óc nghiên cứu tìm hiểu mà giữ nghi tình, cuối cùng nghi tình bùng vỡ thì ngộ. Vì vậy, gọi là phương pháp tự ngộ.
Tại sao nói là phương pháp tự ngộ? Tự ngộ giống như thức tỉnh chiêm bao. Chiêm bao có hai thứ: mở mắt chiêm bao và nhắm mắt chiêm bao. Nhắm mắt chiêm bao là một thức thứ 6 biến hiện (độc đầu ý thức biến hiện). Mở mắt chiêm bao do hai thức đồng thời biến hiện. Nói chung là “nhất thiết duy tâm tạo”.
Tại sao gọi là nhắm mắt chiêm bao? Nhắm mắt chiêm bao mà quý vị đều có kinh nghiệm, ban đêm ngủ trên giường, chiêm bao thấy thân chiêm bao tiếp xúc thế giới chiêm bao. Như tiếp xúc cái tách, cái bàn… đều có thật chất, tiếp xúc cái gì đều có thật chất cái nấy, tiếp xúc nóng lạnh biết nóng lạnh, thân chiêm bao bị đánh cũng biết đau.
Giả sử trong chiêm bao có một vị thiện tri thức giải thích cái tách, cái bàn… đều không thật, luôn cả thân chiêm bao của ông cũng không thật. Người chiêm bao không thể tin. Tại sao? Người chiêm bao nói “tôi tiếp xúc cái nào cũng thật chất, nếu nói thân tôi không thật, vì sao người ta đánh tôi biết đau?” Nhưng khi thức dậy, tự mình chứng tỏ, hồi nảy những cái thật đó bây giờ ở đâu! Tìm không ra, luôn cả thân chiêm bao cũng không tìm được.
Đang chiêm bao, đồ vật trong phòng không thấy, lại thấy xa, thấy bên Tây, Việt Nam… Vì 5 thức trước (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) ngưng nghỉ hoạt động, 5 thức trước là đối với tiền trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc). Ý căn (thức thứ 6) biết xa, biết quá khứ, biết vị lai; nên biến hiện nhắm mắt chiêm bao.
Tôi đang giảng, các vị đang nghe là ở trong mở mắt chiêm bao. Mở mắt chiêm bao gọi là đồng thời ý thức biến hiện. Tại sao gọi là đồng thời ý thức biến hiện? Vì 5 thức trước đang hoạt động, như nhĩ thức nghe được tiếng, nhưng không biết tiếng gì, tiếng người, tiếng chim, tiếng đàn bà, tiếng đàn ông… đều không biết; phải có thức thứ 6 đồng thời nổi lên, mới phân biệt được tiếng đàn ông, tiếng đàn bà, tiếng chim…Nếu chỉ có thức thứ 6 thì không nghe được tiếng, lấy cái gì để phân biệt? Cho nên phải có nhĩ thức nghe tiếng, rồi thức thứ 6 phân biệt. Hai cái thức đồng thời nổi lên biến hiện mở mắt chiêm bao.
Nhưng nhắm mắt chiêm bao, mình ngủ đã rồi tự thức dậy; còn mở mắt chiêm bao không bao giờ thức tỉnh, phải trải qua tu đúng lời dạy của Phật Thích Ca (pháp thiền trực tiếp là Tổ sư thiền), sau này tự thức tỉnh gọi là kiến tánh thành Phật.
Chưa thức tỉnh tiếp xúc cái gì cũng thấy thật chất, như nhắm mắt chiêm bao vậy. Dẫu cho Phật Thích Ca giải thích cái này cái kia đều không thật, chúng ta không thể tin. Như Phật nói trong Bát Nhã Tâm Kinh “vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp”. Cái nào cũng không có, nhưng tuyệt đối không phải không có. Chữ vô là không thật, có mà không thật. Lục căn, lục trần, lục thức đều chẳng thật; cho đến Tứ Diệu Đế (khổ, tập, diệt, đạo) của Phật dạy chẳng thật, Thập Nhị Nhân Duyên (từ vô minh đến lão tử) dùng chữ vô quét sạch là không thật, trí huệ Bồ tát cũng vô (vô trí diệc vô đắc); tức theo bộ óc nhận thức đều phải tẩy sạch.
Cái biết chân thật của Phật tánh, gọi là chánh biến tri. Tại sao gọi là chánh biến tri? Chánh là đúng với thực tế, biến là phổ biến khắp không gian thời gian, tri là biết. Cái biết của bộ não biết được chỗ này lại không biết chỗ kia, nên không cùng khắp không gian thời gian. Biết cùng khắp không gian không có khứ lai, gọi là Như lai; biết cùng khắp thời gian không có gián đoạn, không có sanh diệt nên gọi là Niết bàn.
Tại sao Thiền tông phải tự ngộ? Phật Thích Ca đã ngộ nói cho biết được thì mình khỏi tu. Vì cái này không thể nói, tự mình phải tự ngộ. Như ở trong chiêm bao tự thức tỉnh, tất cả khổ trong chiêm bao tự dứt, đạt đến tự do tự tại.
Sơ lược phương pháp tự ngộ, cơ bản có 2 yếu tố: tin tự tâm và phát nghi tình.
Thế nào là tin tự tâm? Mình phải tin tự tâm như lời Phật Thích Ca nói “Phật tánh bình đẳng bất nhị”, Phật tánh của mình và Phật tánh của Phật Thích Ca bằng nhau, không khác. Cho nên, tất cả thần thông trí huệ của Phật tánh mình bằng với Phật Thích Ca, không kém hơn một chút nào. Nếu kém hơn một chút thì có cao thấp là không bình đẳng. Có cao thấp là nhị, trái với lời Phật Thích Ca. Vì vậy, mình phải tin tự tâm đầy đủ, mới phát huy hết tự tâm. Nếu không tin làm sao phát huy hết tự tâm, phát hiện tự tâm gọi là tự ngộ.
Muốn phát hiện tự tâm phải làm sao? Yếu tố thứ nhì là khởi nghi tình. Tại sao gọi là nghi tình? Nghi là không hiểu không biết, một việc gì đã hiểu đã biết thì hết nghi, hết nghi không phải tham thiền. Tham thiền rất chú trọng cái nghi, Thiền tông gọi là nghi tình. Cho nên, tham là nghi, nói một cách khác là dùng cái không biết của bộ óc, để chấm dứt tất cả biết của bộ óc. 
Muốn phát khởi nghi tình, phải hỏi câu thoại đầu. Như “khi chưa có trời đất ta là cái gì?” Bây giờ có trời đất có ta ở đây, khi chưa có trời đất ta là cái gì? Không biết, không biết là nghi tình. Thiền tông chỉ giữ cái không biết của bộ óc để chấm dứt tất cả biết của bộ óc, đến chừng cái biết của bộ óc chấm dứt hết, cuối cùng cái không biết của bộ óc bùng vỡ thì cái không biết của bộ óc cũng tan rã, biết và không biết đều sạch hết thì cái biết Phật tánh hiện lên, gọi là kiến tánh thành Phật.
Cái biết của bộ óc là tướng bệnh, nên không cùng khắp, biết chỗ này không biết chỗ kia. Cái biết Phật tánh cùng khắp không gian thời gian. Cái biết bộ óc ngủ mê không biết, chết giấc không biết, chết rồi không biết. Cái biết Phật tánh thì ngủ mê vẫn biết, chết giấc cũng biết, chết rồi cũng biết. 
Nếu chết rồi không biết thì không cùng khắp thời gian, cùng khắp thời gian nên lúc nào vẫn biết. Cùng khắp không gian cũng vậy, như kinh Phật nói “ở ngoài hằng sa thế giới, có một giọt mưa cũng biết; vô lượng chúng sanh có một chúng sanh nổi lên một niệm cũng biết”. Nếu không biết là thiếu sót, không phải cùng khắp không gian.
Phương pháp tự ngộ Thiền tông rất giản dị, rất dễ. Trong lịch sử Thiền tông có “con nít sáu bảy tuổi và bà già tám chín chục tuổi đều tham thiền được”. Vì muốn biết rất khó, còn không biết rất dễ, người nào cũng làm được; chỉ giữ cái không biết là hỏi câu thoại đầu.
 Nếu giữ cái không biết được một phút thì một phút không phiền não, giữ được một tiếng thì một tiếng không phiền não… Tại sao? Vì Bộ óc không biết, làm sao có phiền não để cho mình biết! không biết phiền não tự nhiên không có phiền não.
Nhưng lúc thực hành phải hỏi khít khít, vừa hỏi dứt hỏi nữa; nếu hỏi rồi một hồi hỏi nữa thì có kẻ hở, phiền não ở nơi kẻ hở nổi lên. Vọng tưởng nổi lên không được thì tâm mình được thanh tịnh. Tâm thanh tịnh hiện ra cái dụng, cái dụng là do cái tâm.
Người đời coi “không môn” là tiêu cực, cho rằng tu sĩ chán đời đi xuất gia. Sự thật, chữ không của Phật pháp rất tích cực hiển bày cái dụng. Nếu không có không thì không có dụng. Cho nên, ngài Long Thọ nói “vì có nghĩa không nên được thành tựu tất cả pháp”.
 Như cái tách lấp bít, không có khoảng trống thì không để đựng nước, sữa… vì có cái không mới dùng được. Cái bàn không có cái không chẳng thể để đồ, cái ghế không có cái không chẳng thể ngồi… Muốn dùng phải có cái không, không rộng chừng nào thì cái dụng nhiều chừng nấy. 
Tin tự tâm cùng khắp không gian thời gian, không gian thời gian mênh mông, làm sao chứng tỏ cùng khắp. Tâm mình không có hình tướng, không có âm thanh, làm sao cho mình biết cùng khắp? Tôi mượn ánh sáng đèn thí dụ cho quý vị hiểu được cùng khắp không gian thời gian. Ánh sáng đèn ở đây có một hai, ba, bốn… mỗi cây đèn có ánh sáng đều cùng khắp không gian (người học khoa học cũng biết ánh sáng cùng khắp không gian).
Bây giờ, chỉ nói ánh sáng cùng khắp hội trường này. Nếu đã cùng khắp thì sự tương đối không có (Đại Thừa Tuyệt Đối Luận nói là tuyệt đối). Nguồn gốc của tương đối là có và không có, tất cả phát sanh tai họa do có ngã chấp, ta muốn hơn người, ta muốn hưởng nhiều hơn người, cái gì cũng muốn hơn người, nên tranh giành với nhau, xẩy ra xung đột đổ máu.
Phát hiện được bản thể cùng khắp không gian thời gian thì sự tương đối không còn. Như ánh sáng đèn nào cũng cùng khắp, có ngã và vô ngã không thể thành lập. Tại sao? Thay cho đèn số 1 là ta (ngã), nếu có ngã thì quý vị chỉ ra ánh sáng nào thuộc về cây đèn số 1 của ta? Vì ánh sáng cùng khắp nên chỉ không ra, vậy ngã không thể thành lập. Nói vô ngã thì chỉ chỗ nào không có ánh sáng đèn số 1 của ta? Cũng chỉ không ra, vì đã cùng khắp. 
Hiện nay, có một hai trăm người là một hai trăm Phật tánh, một hai trăm cái đều cùng khắp như ánh sáng đèn vậy, khi cùng khắp thì không có chỗ để chỉ. Cái biết của Phật tánh là chánh biến tri cùng khắp không gian thời gian, không có hình tướng để nhận biết. Cái biết của bộ óc không cùng khắp không gian thời gian.
Tôi lấy cơ thể này mà quý vị thấy trước mắt, có thể nhận biết được. Cái biết của lớp da là cảm giác của lớp da. Cảm giác lớp da của cơ thể có cùng khắp cơ thể không? Cảm giác lớp da có phải là biết không? Nếu cảm giác lớp da là biết cùng khắp cơ thể này thì không có chỗ búng. Tại sao? Nếu có chỗ búng, vậy búng tay tay biết, búng đầu đầu biết, những chỗ không búng không biết. Những chỗ không búng mà không biết, làm sao gọi là cùng khắp! Đây thuộc về không gian.
Cùng khắp thời gian thì không có lúc búng. Nếu lúc búng mới biết, không búng không biết không được gọi là cùng khắp thời gian. Do nhận thức của bộ óc sai lầm cho là chỗ búng mới có cảm giác, chỗ không búng thì không có cảm giác. Kỳ thật, chỗ búng có cảm giác, chỗ không búng cũng có cảm giác; luôn luôn ngày đêm có cảm giác, búng hay không búng cũng có cảm giác khắp không gian của cơ thể. 
Nhưng bộ óc có thói quen cho là chỗ búng mới biết, chỗ không búng không biết; lúc búng mới biết, lúc không búng không biết. Đó là do bộ óc nhận thức sai lầm. Cái biết của Phật tánh cũng vậy, luôn luôn cùng khắp, không có lúc nào không biết, không có chỗ nào không biết.
Quý vị muốn thực hành phương pháp tự ngộ của Thiền tông, phải tin tự tâm cùng khắp không gian thời gian, tất cả thần thông trí huệ năng lực sẵn sàng, không kém hơn Phật Thích Ca một chút nào. Nhưng Phật Thích Ca dùng ra cùng tột khắp không gian thời gian, vì không có cái gì làm chướng ngại. Còn của mình mặc dù có sẵn đầy đủ, nhưng có cái không thể dùng ra; vì bị tham sân si, phiền não nhét đầy; không còn chỗ trống để hiện ra cái dụng.
Tham Tổ sư thiền là hỏi câu thoại đầu khởi lên nghi tình (không biết), là cây chổi tự động quét trống tất cả; mình khỏi cần khởi niệm muốn quét. Quét trống bao nhiêu có sức dụng hiện bấy nhiêu. 
Như Trương Quốc Anh là túc cầu viên làm thủ môn, lúc khởi nghi tình thì bộ óc không biết, không thấy trái banh mà chụp được trái banh, nên không có trái nào lọt vào cửa. 
Cô Hằng Thiền thợ may, vừa cắt vải vừa tham thiền khởi nghi tình mà không cắt lộn; người em hỏi mấy phân mấy tấc, cô trả lời không biết. Vô lý! Không biết làm sao cắt? Sự thật, bộ óc không biết nhưng không cắt lộn.
Chứng tỏ cái biết của Phật tánh hiện ra dùng, không qua bộ óc mà hoàn thành công việc của bộ óc. Như Ở Việt Nam có Phật tử đang tham thiền mà dạy anh văn, tự mình giảng bài không biết giảng cái gì; nhưng học trò nghe giảng rất hay, không có giảng lộn.
Vì vậy, Phật Thích Ca đích thân truyền pháp môn này, gọi là pháp thiền trực tiếp, rất giản dị, dễ thực hành, thấy mau có kết quả, cuối cùng được tự do tự tại, giải thoát tất cả khổ. Bây giờ, mình không được tự do tự tại, vì không biết mình là gì? Tham thiền đến giác ngộ, biết mình là gì thì làm chủ được mình, nên tự do tự tại. 
Ông Newton phát minh lực hấp dẫn, chỉ có giá trị ở thế gian; nhưng không phát minh chính mình, nên không tự chủ được, không giải thoát tất cả khổ. Thiền tông phát minh được chính mình, làm chủ cho mình thì tự do tự tại, giải thoát tất cả khổ.

Hỏi:
Làm sao thoát khỏi Thập Nhị Nhân Duyên?

Đáp:
Thập Nhị Nhân Duyên ở trong bốn thừa, thuộc Trung thừa, thừa này còn ở trong giai đoạn không chấp. Nếu tham Tổ sư thiền được một thời gian ngắn vượt qua Thập Nhị Nhân Duyên. Thập Nhị Nhân Duyên gồm có 2 thứ: Độc giác và Duyên giác.
Độc giác là ở trong thời kỳ không có Phật, tự mình quán hiện tượng vũ trụ đều xoay chuyển trong 12 nhân duyên từ vô minh đến lão tử. Phật nói trong Bát Nhã Tâm Kinh “vô vô minh, diệc vô vô minh tận; vô lão tử, diệc vô lão tử tận”. Vốn không có vô minh làm sao có vô minh hết! Có vô minh là chúng sanh, vô minh hết là thành Phật. Phật nói rõ ràng không có vô minh, cũng không có vô minh hết; không có lão tử, cũng không có lão tử hết. Có lão tử là sanh tử luân hồi, hết sanh tử luân hồi gọi là Niết bàn.
Nhưng sự thật, vốn không có vô minh, không có lão tử thì lấy cái gì để hết! Phương tiện của Phật đối với những người không tin Đại thừa, nên bất đắc dĩ giảng Tứ Diệu Đế và Thập Nhị Nhân Duyên. Nếu tham Tổ sư thiền là vượt qua Thanh văn, Duyên giác, vì bước đầu tiên là nhìn chỗ thoại đầu. Tại sao gọi là thoại đầu? Thoại là một lời nói, đầu là trước khi chưa khởi niệm muốn nói câu thoại, gọi là thoại đầu; tức là trước khi một niệm chưa sanh là thoại đầu. 
 Khi một niệm chưa sanh, ở trong Phật pháp gọi là vô thỉ vô minh. Tham thiền là nhìn ngay vô thỉ vô minh, vô minh là không sáng (đen tối), nhìn chỗ mịt mù đen tối, rồi đề lên câu thoại đầu. Như hỏi “khi chưa có trời đất ta là cái gì?” để kích thích niệm không hiểu không biết (nghi tình). 

Hỏi:
Có bao nhiêu loại thiền? Có người ngồi thiền, thân xác bay bổng trên mặt đất, việc ấy ra sao? Làm sao để biết tu có kết quả?

Đáp:
Tổ sư thiền khác hơn tất cả thiền, gọi là pháp thiền trực tiếp. Còn các thiền kia phải qua văn tự lời nói và thường ngồi. Tổ sư thiền không qua văn tự lời nói, như Phật Thích Ca truyền cho sơ tổ Ma Ha Ca Diếp, chỉ đưa lên một cành hoa không nói, rồi Ma Ha Ca Diếp ngộ cũng không nói, chỉ mỉn cười. 
Pháp thiền gián tiếp rất nhiều, người ta thường nói là ngồi thiền; Tổ sư thiền không cần ngồi, đi đứng năm ngồi, làm việc bằng tay chân hay làm việc bằng trí óc đều tham thiền được, cho đến ăn cơm, đi cầu, ngủ mê vẫn tham.
Như Trương Quốc Anh đang đá banh vẫn tham, cô thợ may đang cắt vải cũng tham, bác sĩ Thuận đang lái xe vẫn tham, từ Rạch Giá đến Sài Gòn, không để ý xe nhưng không bị đụng xe. Tôi biết có 2 tài xế lái xe khách Sài Gòn - Chợ Lớn chở mười mấy người, khởi lên nghi tình không để ý xe, nhưng không bao giờ đụng xe. Trước kia chưa tham thiền thường bị bị cảnh sát thổi phạt, sau này tham thiền không những không đụng xe, mà không bị thổi phạt.

Hỏi: 
Thế nào phiền não tức Bồ đề?

Đáp:
Tự tánh bình đẳng bất nhị, Phật tánh của mình cùng khắp không gian thời gian; ngoài không gian không có không gian, ngoài thời gian không có thời gian. Nói bất nhị không phải là một, nếu có một thì phải có hai,  có ba cho đến muôn ngàn. Phiền não do bộ óc nhận thức rồi biết thành có phiền não. Nếu tham thiền có nghi tình thì bộ óc không biết nên không có phiền não, Bồ đề cũng không biết thì không có Bồ đề. Vậy phiền não và Bồ đề không khác.
Do bộ óc nhận biết phân biệt thành ra khác, giữ được nghi tình thì phiền não tức Bồ đề, Bồ đề là phiền não. Vì không biết nên không còn phân biệt, không có tương đối; như ánh sáng của đèn vậy. Ánh sáng cùng khắp, không còn tương đối; Bồ đề, sanh tử, Niết bàn, có và không… đều là tương đối. Cho nên, nói phiền não tức Bồ đề.

Hỏi:
Trên đường muốn chứng ngộ thiền, hành giả phải vựợt qua 3 trở ngại là 3 quan ải: Đối thiện quan, Sơn hải quan và Nhạn môn quan. Xin Thiền sư cho biết có phải đúng như vậy hay không? Nếu đúng, nói như thế có nghĩa gì? Về lý, tại sao đặt ra những cái tên gọi như vậy? Về sự, khi vượt chướng ngại thì món chứng cảnh là những món gì, mà cho là ngộ thiền hay là chứng thiền?

Đáp:
Ba danh từ đó là những người không biết Tổ sư thiền mà nói, chứ không phải Tổ sư thiền. Ba cửa ải của Tổ sư thiền là Sơ quan, Trùng quan, Mạt hậu lao quan. Trong Thiền Thất Khai Thị Lục của ngài Lai Quả có nói 3 quan ải này. Tham câu thoại đầu đến nghi tình bùng vỡ được phá Sơ quan, cũng gọi là phá bổn tham; rồi tiến lên một bực nữa là phá Trùng quan, tiến lên một bực nữa là phá Mạc hậu lao quan. 
Đó là tùy theo mỗi người mỗi khác, có người ngộ một cái là thấu 3 cửa; tức là thấu qua Mạc hậu lao quan. Có người chia làm 3 lần, Sơ quan, Trùng quan rồi Mạc hậu lao quan. Có người thấu trước 2 quan rồi thấu 1 cái, có người thấu trước 1 cái rồi sau thấu thêm 2 cái, mỗi người mỗi khác.
Nói đến chỗ này phải nói đại ngộ và tiểu ngộ. Ví dụ cây viết, đầu trên cây viết là thoại đầu, đầu dưới cây viết là thoại vỉ. Bắt đầu tham là rời thoại vỉ nhưng chưa đến thoại đầu, ở giữa đường, đường này là đường đi ý thức. Một ngày kia đến thoại đầu, câu thoại tự mất, chỉ còn có nghi tình, đến chỗ này là đường đi ý thức đã hết, ở trước thanh thanh tịnh tịnh, không còn cái gì, chỗ này gọi là vô thỉ vô minh, cũng là nguồn gốc của ý thức, Thiền  tông gọi là đầu sào trăm thước.
 Chỗ này còn dính líu ý thức, nhưng ngộ thì lìa ý thức. Lúc sát na lìa ý thức là kiến tánh, ngài Lai Quả nói “lìa ý thức là lọt vào hư không té xuống cho chết, rồi sống lại”, Thiền tông gọi là “tuyệt hậu tái tô”.
Chết có 2 thứ: tiểu tử tiểu hoạt và đại tử đại hoạt.
Tại sao gọi là tiểu tử tiểu hoạt? Tức là tiểu ngộ chỉ phá Sơ quan hay Trùng quan, té mặc dù chết nhưng còn xác, rồi sống gọi là tiểu tử tiểu hoạt. Đại tử đại hoạt là té xuống chết, cái xác tan rã hết.
Cái xác không phải cái xác thật là để thí dụ cảnh giới ngộ, nhưng ngộ rồi còn ôm cảnh giới ngộ, nên chướng ngại cái dụng, gọi là tiểu tử tiểu hoạt. Đại tử đại hoạt là ngộ triệt để không còn cảnh giới ngộ. Cho nên, nói ngộ rồi đồng như chưa ngộ. 
Vì có ngộ phải có mê, đã triệt ngộ là hết mê thì hết ngộ; nếu còn ngộ tức còn mê, còn tương đối. Đại ngộ không còn ngộ là không trụ nơi Niết bàn, vì có sanh tử nên có Niết bàn. 
Đến chỗ cứu kính, Niết bàn cũng không còn. Trụ nơi Niết bàn, kinh Kim Cang gọi là thọ giả tướng, kinh Viên Giác gọi là thọ mạng tướng, trong Thiền tông gọi là mạng căn chưa dứt (mạng căn còn ở trong thời gian). Người triệt ngộ được vô sở trụ hiển bày cái dụng.
Cái tay dụ cho Phật tánh của mình là hoạt bát vạn năng, muốn lấy cái tách, mặt kiến… đều được. Nếu tay có sở trụ, như trụ mặt kiến thì hoạt bát vạn năng bị mất, lấy cái tách, cái bóp… đều không được. Tay buông mặt kiến để khôi phục hoạt bát vạn năng lại, lấy cái gì cũng được. 
Cái này là pháp có, nhưng lại trụ nơi không, trong tay không có cái gì, cũng là đánh mất hoạt bát vạn năng của tay, nên muốn lấy cái gì không được. Cho nên, cái không cũng phải quét, mới khôi phục hoạt bát vạn năng trở lại.
Không trụ chỗ nào thì dùng ra cái hoạt bát vạn năng của tự tánh, nếu có sở trụ thì cái hoạt bát vạn năng tự tánh bị mất. Vì vậy, Pháp Bảo Đàn nói “lấy vô trụ làm gốc”, Vô trụ là bản thể của Phật tánh cùng khắp không gian thời gian, dụng cũng cùng khắp không gian thời gian. Nếu có sở trụ nên bị chướng ngại, ngộ rồi còn trụ nơi ngộ bị cái ngộ làm chướng ngại, gọi là tiểu tử tiểu hoạt.

Hỏi:
Thiền sư nói phương pháp tự ngộ của Thiền tông rất dễ thực hành, xin Thiền sư cho biết muốn thực hành mỗi ngày phải làm thế nào?

Đáp: 
Cách thực hành tham thiền rất giản dị, chỉ tối ngày sáng đêm tự hỏi câu thoại đầu, hỏi chứ không phải niệm. Như hỏi “khi chưa có trời đất ta là cái gì?” Cảm thấy không biết, gọi là nghi tình. Không biết này khác hơn không biết của người ngủ mê, người bệnh tâm thần, người chết giấc. 
Những cái không biết kia không phải nghi tình. Không biết phối hợp với tánh ham biết của mình, tánh con người tự nhiên ham biết; hỏi câu thoại đầu cảm thấy không biết, mà không biết đụng chạm với tánh ham biết thành nghi tình; cho nên khác hơn không biết kia. 
Không biết của ngủ mê, chết giấc, bệnh tâm thần đều không phải không biết của tham thiền. Đi cầu, tắm rửa, ăn cơm, ngủ mê, làm công việc bằng tay chân hay trí óc đều hỏi câu thoại. Rất khó là tính sổ, ở Việt Nam có một Phật tử tính sổ vẫn tham được, không lộn số. 
Tính sổ không có nguy hiểm, lái xe nguy hiểm, bác sĩ Thuận lái xe mà tham thiền không bao giờ đụng xe. Không phải mới tham mà làm được, phải tập qua một thời gian đến chừng nghi tình liên tục thật không biết, tự nhiên lái xe không đụng xe.

Hỏi:
Thiền thoại đầu do Trung Hoa sáng lập hay đã có từ thời đức Phật ở Ấn Độ?

Đáp:
Phật ở Ấn Độ truyền từ nghi đến ngộ, cái nghi đó không phải tham thoại đầu mới có nghi. Trước đời nhà Tống ở Trung Quốc không có tham công án, tham thoại đầu. Chư Tổ dùng cơ xảo đặc biệt để cho người tham thiền phát khởi nghi tình. Phật giáo Việt Nam đều là dòng Lâm Tế, tổ Lâm Tế tên là Thiền sư Nghĩa Huyền. 
Ban đầu Ngài ở trong hội Hoàng Bá, Hoàng Bá là thầy truyền pháp của Lâm Tế. Ở đó 3 năm chuyên tham thiền không hỏi pháp, có một ngày Ngài gặp Thủ tọa Mộc Châu. Mộc Châu biết Lâm Tế sau này là một pháp khí lớn, nên ngày thường Mộc Châu đối với Lâm Tế rất tốt, Lâm Tế lấy làm cảm kích.
Mộc Châu hỏi: đến đây bao lâu rồi?
Lâm Tế đáp: được 3 năm.
Mộc Châu hỏi: có đi hỏi Phật pháp với Hòa thượng Hoàng Bá không?
Lâm Tế đáp: không có.
Mộc Châu hỏi: tại sao không đi hỏi?
Lâm Tế đáp: không biết hỏi gì.
Mộc châu nói: hỏi “thế nào là đại ý của Phật pháp?”
Lâm Tế nghe lời đi hỏi: thế nào là đại ý của Phật pháp?
Câu hỏi vừa dứt, Hoàng Bá đánh đập đuổi ra.
Lúc bị đánh đập đuổi ra là phát khởi nghi tình, nhưng tự mình không biết. Trong tâm cứ nghi tại sao tôi hỏi Phật pháp có lỗi gì, mà đánh đập đuổi ra? 
Hôm sau gặp Mộc Châu, Mộc Châu hỏi: có đi hỏi không?
Lâm Tế đáp: có.
Mộc Châu hỏi: tại sao vậy?
Lâm Tế đáp: tôi vừa hỏi thì bị đánh đập đuổi ra, không biết tại sao?
Mộc Châu nói: nên đi hỏi lần nữa.
Lâm Tế nói: bị đánh đập đuổi ra, còn đi hỏi gì nữa!
Mộc Châu nói: kỳ này lại khác.
Lâm Tế hỏi: thế nào là đại ý của Phật pháp?
Câu hỏi vừa dứt thì Hoàng Bá đánh đập đuổi ra, nghi tình tăng thêm nhưng tự mình không biết.
Hôm sau nữa gặp Mộc Châu hỏi: có đi hỏi không? 
Lâm Tế đáp: có.
Mộc Châu hỏi: thế nào?
Lâm Tế đáp: kỳ này giống như kỳ trước là bị đánh đập đuổi ra, cũng không biết tại sao?
Mộc Châu nói: hãy hỏi lần nữa!
Lâm Tế nói: thôi, còn hỏi gì nữa, đã hai lần bị đánh đập đuổi ra.
Mộc Châu nói: làm cái gì phải ba lần mới được, kỳ này chắc là đặc biệt.
Lâm Tế hỏi: thế nào là đại ý Phật pháp?
Câu hỏi vừa dứt, Hoàng Bá giận dữ đánh mạnh đuổi ra.
Lâm Tế không đợi gặp Mộc Châu, mà tự mình đến gặp Mộc Châu để từ giả “tôi không muốn ở đây nữa”, lúc đó nghi tình muốn bùng vỡ. 
Mộc Châu đã biết và nói: muốn đi cũng được, nhưng phải từ giả Hòa thượng.
Lâm Tế đến Hoàng Bá từ giả ra đi.
Hoàng Bá nói: muốn đi đâu?
Lâm Tế đáp: chưa biết.
Hoàng Bá nói: khỏi cần đi chỗ khác, tôi chỉ cho: đến Cao An Thăng là chỗ ở Thiền sư Đại Ngu sẽ có ích cho ông.
Lâm Tế đến Đại Ngu. Đại Ngu hỏi: từ đâu đến?
Lâm Tế đáp: từ Hoàng Bá.
Đại Ngu hỏi: Hoàng Bá có dạy bảo gì chăng?
Lâm Tế kể ba lần hỏi Phật pháp, ba lần bị đánh đập đuổi ra, không biết lỗi ở chỗ nào?
Đại Ngu nói: Hoàng Bá vì ngươi mà từ bi như thế, lại hỏi lỗi chỗ nào!
Lâm Tế nghe liền ngộ thấu qua ba cửa, tức là phá luôn Mạc hậu lao quan.
Lâm Tế lập tức trở về Hoàng Bá, Hoàng Bá nói: đi đâu về mau vậy?
Lâm Tế đáp: ở Đại Ngu.
Hoàng Bá hỏi: Đại Ngu có nói gì không?
Lâm Tế kể chuyện Đại Ngu, Hoàng Bá nói: Đại Ngu sao nhiều chuyện quá! Sau này tôi gặp sẽ cho bạt tai.
Lâm Tế nói: khỏi cần đợi sau này.
Lâm Tế liền bạt tai Hoàng Bá, Hoàng Bá cười lên. Tại sao? Vì được một đệ tử để nối huệ mạng của Phật. Đó là cơ xảo của Tổ sư, lúc đó không dạy tham thoại đầu. Đánh đập mạnh làm cho người tham học phát nghi mà tự mình không biết, gọi là vô tham hay chân tham. Ngài Lai Quả nói “vô tham tức là chân tham”, vô tham không phải không tham, lúc tham thiền mà không biết mình tham, gọi là chân tham. Mặc dù, không biết các thứ khác, mà còn biết mình tham thiền, không phải chân tham. 
Bây giờ, tham thiền đến chân tham trải qua nhiều năm là do tham công án hay tham thoại đầu. Tham công án hay tham thoại đầu có sau này, vì cuốn sách Cảnh Đức Truyền Đăng Lục phổ biến; trong cuốn sách nói rõ các cơ xảo của các Tổ sư, người tham thiền đọc hiểu; Chư Tổ dùng cơ xảo cho người tham thiền không phát nghi được.

Thầy của Sùng Tín là Đạo Ngộ, Sùng Tín làm thị giả cho thầy đã mấy năm, thầy không có dạy bảo gì, ở trong tâm đã khởi nghi tình nhưng tự mình không biết. Một ngày kia, nghi tình nặng quá nên chịu không nổi, rồi từ giả thầy nói “con muốn đi chỗ khác học đạo, đi xuất gia là để giải thoát, mà ở đây mấy năm không thấy thầy dạy đạo, làm sao con giải thoát?”
Đạo Ngộ nói: tại sao nói tôi không khai thị? Ngày nào tôi cũng khai thị, mà nói tôi không khai thị!
Sùng Tín nói: Thầy khai thị gì đâu?
Đạo Ngộ nói: ngươi bới cơm thì ta ăn, rót trà thì ta uống, đảnh lễ thì ta gật đầu, chỗ nào mà chẳng khai thị!
Sùng Tín nghe liền ngộ triệt để.
Không khai thị cũng là một cơ xảo, chỉ cần người tham thiền khởi lên nghi tình. Có nghi là được ngộ. Trước kia mình tham nhưng không biết mình tham, nên mới mau ngộ; sau này những chuyện này đã ghi trong Truyền Đăng Lục, người tham thiền coi rồi, thầy có dùng cơ xảo cũng không có thể phát nghi được. Vì vậy, bất đắc dĩ dạy tham công án, tham thoại đầu. Bây giờ, người tham thiển đã biết mình tham phải trải qua nhiều năm mới được ngộ.
Ngài Lai Quả xuất gia 24 tuổi, 28 tuổi kiến tánh; còn ngài Hư Vân phải trải qua mấy mươi năm mới được ngộ. Hiện nay, mình tham thiền đã biết mình tham thiền nên khó ngộ, người ngộ lại ít. Tuy ít người ngộ nhưng mỗi đời đều có người ngộ, như gần đây có ngài Nguyệt Khê, ngài Lai Quả, ngài Hư Vân; còn những người ngộ, mà không biết cũng nhiều.

Hỏi:
Tọa thiền có bắt buộc phải ngồi kiết già không hay ngồi cách nào cũng được?

Đáp:
Tổ sư thiền không cần ngồi, ngồi thiền không phải tham thiền, tham thiền không phải ngồi thiền. Tham thiền không cần ngồi, ngồi cách nào cũng được. Khi đả thiền thất là nửa tiếng ngồi nửa tiếng đi, hồi trước không có đồng hồ nên dùng cây nhang đốt để ngồi, rồi hết cây nhang đốt cây nhang khác để đi. 
Lúc ngồi gọi là tọa hương, lúc đi gọi là đi hương; mà khỏi cần kiết già, muốn ngồi cách nào cũng được; tức là đi mỗi chân rồi lại ngồi, ngồi tê chân rồi đi. Ngồi và đi là điều thân, nên Lục Tổ trong Pháp Bảo Đàn nói “tâm tọa chứ không phải thân tọa”. Vì thân sau khi chết biến thành tro biến thành đất, ngộ là do tâm; tâm là không sanh không diệt, cho nên khỏi cần ngồi.

Hỏi:
Làm thế nào để thức tỉnh trong mở mắt chiêm bao?

Đáp:
Theo Đường Lối Thực Tham tổ Sư Thiền, theo đúng tông chỉ của Tổ sư truyền xuống, được thức tỉnh trong mở mắt chiêm bao (kiến tánh thành Phật), làm chủ cho mình được tự do.
Có hai công án sanh tử tự do:
-Có một Thiền sư kiến tánh đem cái hòm sẵn, cùng đại chúng dùng tiệc trai; ăn xong Ngài vô trong hòm nằm, bảo để tử đậy nắp lại đóng đi đem đi thiêu; đệ tử thấy còn sống, đâu dám đóng đinh đem đi thiêu! Để hai ba ngày sau, đệ tử lén mở nắp hòm thấy Ngài ngồi dậy, mắng các đệ tử: tại sao các người theo tôi nhiều năm mà không tin lời tôi? Nếu tôi không được tự do sanh tử, làm sao tôi bảo các người đậy nắp đóng đinh đem đi thiêu? Sao các người ngu si vậy! 
Rồi đãi tiệc ngu si, ăn xong, Ngài nói “kỳ này tôi vô đậy nắp lại, người nào mở nắp ra không phải đệ tử của tôi”. Ngài vô hòm rồi đệ tử đậy nắp lại, đóng đinh đem đi thiêu. Chứng tỏ Ngài được sanh tử tự do.

-Một Thiền sư kiến tánh ở trên núi, danh tiếng vang tới kinh thành, vua nghe được rồi sai một vị quan lớn, đến mời Thiền sư về kinh thành để vua hỏi pháp; mời hai lần không đi, vua nổi giận nói với quan lớn “lần này, mời Thiền sư không đi thì đem cái đầu ông ấy về, còn không lấy cái đầu của ông thay thế”.
Ông quan lên núi găp Thiền sư năn nỉ “hai kỳ trước Thiền sư không đi không có sao, lần này nếu Thiền sư không đi, nhà vua bảo tôi đem cái đầu Ngài về; Tôi không dám lấy đầu của Ngài, nên lần này ráng cố gắng đi”.
Thiền sư hứa đi, hỏi các môn đồ: lần này tôi đi, có người nào muốn đi theo tôi không?
Một đệ tử nói: con muốn theo thầy đi.
Thiền sư hỏi: một ngày, ngươi đi bao nhiêu dặm?
Đệ tử đáp: được 50 dặm. 
Thiền sư nói: không được.
Đệ tử khác nói: con theo thầy đi.
Thiền sư hỏi: một ngày, ngươi đi bao nhiêu dặm?
Đệ tử ấy đáp: được 70 dặm.
Thiền sư nói: không được.
Cứ như thế các đệ tử lần lượt hỏi đi đều không được, nhưng cuối cùng có thị giả nói: con muốn theo thầy đi. 
Thiền sư hỏi: một ngày ngươi đi bao nhiêu dặm?
Thị giả đáp: không biết bao nhiêu dặm, thầy đến đâu thì con đến đó.
Thiền sư nói: được. 
Rồi Thiền sư ngồi trên ghế tịch và thị giả đứng một bên cũng tịch theo. Tịch trước mặt quan làm cho ông ta kính sợ. Oai quyền của vua chỉ dùng cho người thường, đối với Thiền sư không thể dùng được; vì Thiền sư sanh tử tự do. Mình chưa kiến tánh nghe nói chết rất sợ, đến chừng kiến tánh thấy việc sanh tử không còn sợ, tự do đi lại.

Hỏi:
Nếu đạt đến trình độ như cầu thủ Trương Quốc Anh, mà bộ óc không biết, sống như vậy có phải như người nằm chiêm bao sao? Nếu làm được như vậy có ích lợi gì?

Đáp:
Cuộc sống hàng ngày bây giờ do bộ óc làm chủ, là xuất phát từ ngã chấp thì có tương đối; có lợi phải có hại, thường thường cái hại nhiều hơn cái lợi. Mặc dù, khoa học tiến bộ nhưng không giải quyết được, không làm cho người hạnh phúc nhiều hơn. Như Khoa học phát minh xe hơi để giúp cho phương tiện giao thông được dễ dàng. Bây giờ, xe hơi nhiều quá làm cho giao thông thường bị tắt nghẽn, lại tai nạn mỗi ngày tăng thêm. Nước Mỹ thống kê mỗi ngày chết vì tai nạn xe hơi trên 50 người, bị thương chưa tính. 
Có lợi phải có hại, vì có ngã chấp nên tranh giành với nhau, tôi muốn hưởng nhiều hơn, tôi muốn có tiền nhiều hơn; từ anh chị em trong gia đình tranh giành, cho đến gia đình này với gia đình kia, đoàn thể này với đoàn thể kia, chủng tộc này với chủng tộc kia, nước này với nước kia. Từ chửi mắng, xung đột, chiến tranh nhỏ, chiến tranh lớn, xung đột đổ máu đều tạo ra tai họa, làm cho con người không được an cư lạc nghiệp. Đó là do bộ óc làm chủ. 
Phật muốn sửa lại đem Phật tánh làm chủ mà thông qua bộ óc dùng ra, bộ óc làm nô lệ cho Phật tánh thì không có tương đối, không xẩy ra tai họa; cái dụng lớn hơn trăm triệu ngàn lần, chứ không phải người khờ ngốc không biết gì. Như tài xế đang tham thiền bộ óc không biết, ở giữa đường có cục đá hay có một cái lỗ, tự động tránh tuy không thấy. Đó là tác dụng của Phật tánh.

Hỏi:
Xin Thiền sư chỉ cho phương pháp làm thế nào được tự tại?

Đáp:
Phật tánh của mình là bình đẳng bất nhị, vốn là tự tại; không phải do ai tạo ra cho mình, vốn sẵn có từ lâu đời; không có sự bắt đầu, nên Phật nói là vô thỉ. Vô thỉ là vô sanh, một việc gì đã sanh thì có sự bắt đầu. Vô sanh là cái nghĩa Niết bàn (không sanh không diệt). Cho nên, người chứng quả là ngộ pháp vô sanh, như Tịnh độ nói là “hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh”. 
Tham thiền đến kiến tánh phát hiện bản thể cùng khắp không gian thời gian là được tự do tự tại. Nếu dùng bộ óc luyện cũng có thần thông, thần thông này còn bị thời gian không gian hạn chế, không được tự do tự tại. 
Trong kinh Lăng Nghiêm nói 50 thứ ma ngũ ấm có thần thông, như bên này bay về Việt Nam 5 phút. Tuy bay có 5 phút, nhưng 5 là số lượng, phút là thời gian, từ đây đến Việt Nam là không gian, cũng còn bị thời gian không gian hạn chế. Thần thông của Phật tánh khỏi cần bay, được tự do tự tại; không bị không gian thời gian hạn chế.

Hỏi:
Khi tham thiền nên quán nhất niệm hay vô niệm? Và thế nào là tịch chiếu? Trong khi hành thiền có dấu hiệu nào mình chứng ngộ được tịch và chiếu?

Đáp:
Nếu khởi lên một niệm gọi là nhất niệm vô minh, một niệm chưa khởi lên gọi là vô thỉ vô minh. Mục đích tham thiền phá tan vô thỉ vô minh thì được tự do tự tại. Cho nên, không phải quán một niệm hay vô niệm. Hỏi câu thoại đầu kích thích lên niệm không biết, không biết là vô tướng, không có sự đối đãi; không phải nhất niệm cũng không phải vô niệm, chỉ có nghi tình là không biết. Cuối cùng nghi tình bùng vỡ thì vô thỉ vô minh bị phá tan, tức trong sát na đó kiến tánh thành Phật.

Hỏi:
Mỗi lần ngồi thiền khoảng 2 tiếng đồng hồ, con nghe nổ một tiếng “trắc” mà người ngoài cũng có thể nghe được. Xin Thiền sư chỉ dạy?

Đáp:
Ngồi thiền đến chừng vọng tưởng bớt, có nhiều thứ cảm giác, thấy cảnh giới này thấy cảnh giới kia, cho đến thấy Phật Thích Ca đến rờ đầu an ủi thọ ký cho mình thành Phật, đều phải quét sạch. Vì ma có thể hiện Phật để làm việc. Thường thường có cảm giác như kiến bò, điện chạy hay cảm giác thấy thân cứng, cả thân mềm, cả thân lạnh, cả thân nóng…Đó là do ảo tượng, do vọng tưởng sanh ra. 
Tham thiền có những cảnh giới ấy không cần biết tới. Ngồi thiền để ý cảnh giới ấy thì sau này bị tẩu hỏa nhập ma. Để ý hơi thở, dùng câu chú đè nén vọng tưởng, dùng câu A Di Đà Phật để đè nén vọng tưởng, đến mức độ cao thì có thể xẩy ra 3 kết quả không tốt. Ở Việt Nam, tôi đã gặp nhiều người như vậy. Bởi vì, người ta không biết đường lối thực hành do Tổ sư từ đời từ đời truyền xuống. Các môn các phái đều có thiền đặc biệt của môn phái đó. 
Tôi bây giờ hoằng pháp môn Tổ sư thiền của Phật Thích Ca thân truyền, còn tông Thiên thai có Chỉ quán thiền,  tông Hiền thủ có Pháp giới quán thiền, tông Duy thức có Duy thức quán thiền, tông Tam luận có Tánh không quán thiền, mỗi tông mỗi phái đều có thiền riêng của tông phái đó. Mình muốn thực hành phải đúng theo tông chỉ của tông phái đó, không xẩy ra sự nguy hiểm.
Mình coi sách rồi tự đặt ra đường lối tu, có người dùng niệm Phật để đè nén vọng tưởng, có người dùng niệm chú để đè nén vọng tưởng; ban đầu thấy trong người nhẹ nhàng sung sướng, hay trong cơ thể có bệnh gì cũng hết, rất mừng. 
Nhưng đến mức độ cao, có người phát lên thần thông; theo vật lý đè nhiều chừng nào thì phản lực mạnh chừng nấy, vì chỉ đè nén mà không phá ngã chấp. Cho nên, tham sân si còn nguyên, lại đè lâu ngày có phản lực mạnh, đến khi phát lên không khống chế được, thường xẩy ra 3 kết quả: ói máu, phát điên, phá giới.

Hỏi: 
Tôn giáo dựa nơi lòng tin, Thiền học dựa trên nghi tình để đến thoại đầu. Xin Thiền sư khai thị?

Đáp: 
Vừa rồi tôi đã nói 2 cơ bản tham thiền, tại sao nói không có tin! Chữ tin là mẹ tất cả công đức, tham thiền cũng vậy, phải tin tự tâm mới phát hiện được tự tâm. Còn nghi tình chỉ là phương pháp tạm thời, nhờ nghi tình để đưa mình đến chỗ giác ngộ. Như chiếc bè qua sông, đến bờ phải bỏ bè; nếu đến bờ còn vác chiếc bè đi chơi thì không thể được.

Hỏi:
Thế nào gọi là tánh không?

Đáp:
Tánh không là biệt danh của tự tánh, thường thường người đời hiểu lầm 2 chữ “tánh không”; cho rằng tiêu diệt cái có mới thành không, sự thật không phải như vậy. Nếu trụ nơi có chẳng được gọi tánh không, tức là không chấp thật có là tánh không, không chấp thật không là tánh không, không chấp thật chơn là tánh không, không chấp thật giả là tánh không. 
Như thế lìa tứ cú, không trụ nơi tứ cú, gọi là tánh không. Tứ cú không phải có đối với không, như nói đối với nín: nói là cú thứ nhất, nín là cú thứ nhì, chẳng nói chẳng nín là cú thứ ba, cũng nói cũng nín là cú thứ tư. Không lọt vào cú nào gọi là tánh không.

Hỏi:
Tu Tổ sư thiền cần mỗi ngày ngồi thiền bao nhiêu phút và mỗi năm phải gặp thầy bao nhiêu lần?

Đáp:
Tổ sư thiền rất thích hợp cho người tại gia để tu, vì rất tự do; một ngày 24 tiếng đều tu được, bất cứ nơi nào cũng tham thiền. Cho nên, không cần ngồi, đang làm việc, đang đi xe, đang đi bộ, đang giặt đồ, đang nấu cơm, bất cứ làm việc gì đều tham thiền được, hỏi thầm trong bụng. Tin tự tâm đầy đủ 100 % là đã thực hành được “vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ”, nên ở nhà cũng tu được, khỏi cần gặp tôi.
Nếu chưa tin tự tâm đầy đủ, có thắc mắc hỏi, tôi giải đáp để tăng lòng tin tự tâm, hay coi những cuốn sách của tôi sáng tác và dịch, cũng để tăng cường lòng tin tự tâm; chứ không có giáo lý cao siêu. 
Như kinh Đại thừa liễu nghĩa của Phật cũng để tăng cường lòng tin tự tâm cho chúng sanh, không có giáo lý cao siêu. Nếu có giáo lý cao siêu thì Phật không nói “49 năm thuyết pháp, tôi chưa từng nói một chữ”. Phật đã tự phủ định, chỉ là phương tiện tạm thời, rồi phát hiện tự tâm của mình để làm chủ, giải thoát tất cả khổ.

Hỏi:
Nếu trong vô thức chiêm bao đôi khi nhìn được cảnh quá khứ hay tương lai thì cảnh tương lai hiện giờ đang ở đâu?

Đáp:
Nếu đã cùng khắp không gian thì không có chỗ, cùng khắp thời gian thì không có lúc. Có người hỏi: kiến tánh rồi đi về đâu? Nếu có chỗ trở về thì chưa kiến tánh, vì kiến tánh rồi cùng khắp không gian thời gian, nên không cần đi. Ở đây bay về Việt Nam 5 phút, không phải thần thông của Phật tánh; thần thông của Phật tánh không cần bay. Ngoài không gian không có không gian.

Hỏi:
Tham thiền có cần ăn chay không?

Đáp:
Ăn chay thuộc về nhân quả, giết một mạng phải trả một mạng, ăn cục thịt phải trả cục thịt. Tôi không có khuyên người ta ăn chay, tôi nói “nếu quý vị chịu cho người ta ăn thì cứ ăn người ta, sợ người ta ăn mình thì đừng ăn người ta”. Trong kinh Lăng Nghiêm nói “kiếp này mình ăn thịt dê, con dê kiếp sau thành con người; mình thành con dê thì nó ăn trở lại”, ăn đi ăn lại là ăn thịt mình chứ đâu phải người khác!

Hỏi:
Tại sao Thiền sư qua Mỹ khi Ngài đã am hiểu về thiền?

Đáp:
Tôi chưa kiến tánh, đáng lẽ chưa ra hoằng Tổ sư thiền, chỉ được giải ngộ, may mắn được truyền phương pháp tự của Thiền tông. Ngài Lai Quả đã kiến tánh, nhưng thầy của ngài Lai Quả chưa kiến tánh; ngài Hư Vân kiến tánh, thầy của ngài Hư Vân không kiến tánh. Mặc dù, thầy chưa kiến tánh, nhưng trò kiến tánh trước. Bởi vì đi đúng đường lối của Tổ truyền xuống, nếu quyết tâm tu sẽ được kiến tánh. Thầy bận việc dạy đồ chúng nên chậm trể kiến tánh.
Tại sao tôi ra hoằng dương Tổ sư thiền thiền? Ngày mùng 1 tháng 4 năm 1977, tôi ở chùa Từ Ân được người ta mời thọ trai, lúc đó không có ở chùa. Khi cúng ngọ, thầy tôi tuyên bố với Phật tử là ngày mai có sư Duy Lực ra dạy Tổ sư thiền, mời tất cả Phật tử đến chùa nghe giảng thiền. Thầy của tôi không nói cho tôi biết trước, đến sáng mùng 2 tháng 4, thầy tôi mới nói cho tôi biết. Trong lúc đó Phật tử đã đến chùa, bảo tôi ra dạy thiền. Tôi có muốn từ chối cũng không thể nào được, nếu từ chối làm mất mặt thầy của tôi. Bất đắc dĩ tôi phải ra hoằng Tổ sư thiền.
Trước kia, tối ngày tôi ở trong phòng, không ai biết; ngày mùng 2 tháng 4 năm 1977. Ban đầu, tôi giảng bằng tiếng Quảng, chỉ có người Hoa đến học hơn ba mươi người, giảng một tuần lễ, tôi hỏi người nào thích thiền? Chỉ có một người, sau này từ từ tăng thêm, người Hoa tăng lên hai ba trăm người; đến khi tôi mở thiền thất, người Việt ban đầu đến coi rồi xin dự; sau ngày càng đông, yêu cầu tôi giảng tiếng Việt; người Việt theo học thiền ba bốn ngàn. Ra hoằng Tổ sư thiền không thể nghĩ được nên phải tiếp tục; tuy hoằng pháp rất khó khăn.

Hỏi:
Sự khác biệt giữa pháp môn tham thoại đầu và Tịnh độ? Và có thể kết hợp hai pháp môn này để tu được không?

Đáp:
Pháp thực hành của tham thoại đầu phải nghi, còn pháp Tịnh độ cần phải tin; hai cái nghịch với nhau. Nghi có dấu hỏi, nghi là nhân, ngộ là quả. Đường lối thực hành Tịnh độ không có nghi, chỉ thực hành đến chỗ bất thối (không lui sụt); nhưng phải thực hành đúng theo tông chỉ của Tịnh độ mới được. Trước kia, tôi hoằng dương Tịnh độ được mười mấy năm, nhưng chưa gặp một người nào tu đúng theo tông chỉ Tịnh độ.
Tông chỉ của Tịnh độ là gì? Là tín, nguyện, hành. Tín có thứ 3 tin, có 2 thứ nguyện (đại nguyện và tiểu nguyện), 2 thứ hành (nhứt tâm niệm Phật và tán tâm niệm Phật). Tôi giảng đường lối thực hành của Tịnh độ rất kỹ, rõ ràng. Sao gọi là 3 thứ tin? Sao gọi là 3 thứ nguyện? Sao gọi là 2 thứ hành? Thực hành thế nào đến chỗ nhứt tâm bất loạn, đến chỗ không niệm mà niệm, niệm mà chẳng niệm, từ bước từ bước.
Tôi hỏi những người dạy Tịnh độ và người tu Tịnh độ: ba tông chỉ của Tịnh độ là gì? Nhiều người không trả lời được. Đó cũng không lạ gì! Tại sao? Như Thiền tông truyền đến Việt Nam có tổ Liễu Quán, tổ Vô Ngôn Thông từ Trung Quốc truyền qua Việt Nam. Tịnh độ có Tổ nào truyền từ Trung Quốc qua Việt Nam không? Những người tu Tịnh độ đều không biết. 
Sơ tổ của Tịnh độ là người Trung Quốc đời nhà Tấn ở Trung Quốc sáng lập tông Tịnh độ. Không có Tổ nào từ Trung Quốc truyền qua Việt Nam, vậy có Tổ nào ở Việt Nam sáng lập tông Tịnh độ không? Hỏi người nào cũng không biết, nên mỗi người coi sách tu theo ý của mình cho ăn chay, tụng kinh là Tịnh độ; chứ không biết đường lối thực hành tông chỉ của Tịnh độ, thành ra không có một người nào được thành tựu vãng sanh.
Nhiều người nói biết ngày giờ chết là vãng sanh, nhưng sự thật nhiều người không có niệm Phật cũng biết ngày giờ chết. Người được sanh cõi người có thể biết ngày giờ chết, người sanh cõi trời cũng có thể biết ngày giờ chết; nhưng không phải vãng sanh Cực Lạc. Nếu lấy cái đó để làm bằng chứng không đúng. 
Bởi vì không tu đúng theo tông chỉ Tịnh độ, nên khó thành tựu. Theo kinh nghiệm của tôi hoằng dương Tịnh độ mười mấy năm biết là Tịnh độ khó hơn Tổ sư thiền cả trăm ngàn lần. Cái khó là tại chỗ nào? Khó là chỗ phát đại nguyện mà không thực hành đại nguyện của mình phát.
Sơ lược 2 thứ nguyện: tiểu nguyện và đại nguyện.
Phát tiểu nguyện chỉ cho mình được vãng sanh thì không hợp với nhân quả. Thiện quả được phước báo, sanh cõi người được giàu sang phú quý. Tự mình hỏi mình từ nhỏ đến lớn có giết chết một con kiến không? Có giết chết một con muỗi không? Có ăn thịt gà thịt heo không? Nếu có phải đầu thai trả lại. Vậy làm sao được vãng sanh? Vì vãng sanh không có chết nữa, là không hợp với nhân quả. Cho nên, tiểu nguyện không được vãng sanh.
Phải phát đại nguyện, đại nguyện không phải một mình được vãng sanh. Làm tất cả phước thiện đều hồi hướng cho tất cả chúng sanh được vãng sanh. Hai chữ hồi hướng mà người ta cũng hiểu lầm. Hồi hướng là phá ngã chấp, trong Giáo môn hết Thập hồi hướng thì lên bực Bồ tát. 
Bây giờ, người ta dùng hồi hướng tăng thêm ngã chấp, tức tất cả là công đức của tôi; tôi thương người này hồi hướng cho người này, tôi thương người kia hồi hướng cho người kia là theo ngã chấp; không phải tất cả công đức của tôi hồi hướng cho tất cả chúng sanh, tôi chỉ là một trong chúng sanh. 
Đó mới là đại nguyện, tức tất cả chúng sanh bình đẳng; tôi được vãng sanh thì tất cả chúng sanh đều được vãng sanh. Những người nợ thịt nợ mạng mà tôi ăn lúc trước đều cùng tôi được vãng sanh. Nếu những người ấy không được vãng sanh thì tôi thành Phật trở lại độ họ. Nhưng đối với tất cả chúng sanh phải bình đẳng mới là thực hành đại nguyện của mình phát. Nếu chỉ miệng nói tâm nghĩ gọi là nguyện suông nguyện giả, vậy làm sao được vãng sanh?
Muốn thực hành đại nguyện của mình phát không phải dễ! Đừng nói mình đối với người bình đẳng, mình đối với súc sanh, đối với con chó, con chuột, con mèo… mình có coi là bình đẳng hay không? Đây thực hành rất khó. Nếu không thực hành đại nguyện của mình phát là nguyện suông nguyện giả không được vãng sanh. 
Như mình không có tiền để trả nợ, nhưng trương mục ngân hàng của mình không có tiền, mình ký ngân phiếu là ba bốn năm sau trả; mỗi ngày mình phải nạp vô ngân hàng, người ta sau này mới nhận được. Nếu mình chỉ nói suông, ký ngân phiếu cho người là gạt người phải bị ở tù. 
Người ta không hiều chỗ khó của Tịnh độ, cho niệm Phật là nhờ tha lực mà được vãng sanh. Tất cả pháp môn nào đều phải nhờ tự lực và tha lực; Thiền tông cũng nhờ tha lực và tự lực, chứ không không phải chỉ nhờ tự lực mà được. 
Phật nói nhân duyên, tự lực là nhân, tha lực là duyên. Như hạt lúa là nhân, sanh ra cây lúa là quả. Nếu để hạt lúa trong vựa một trăm năm vẫn là hạt lúa, không thể sanh ra cây lúa; phải có người lấy ra ngoài bỏ trên đất tưới nước rồi mọc lên cây lúa. 
Nhân công và đất đều là trợ duyên, nên nói là nhân duyên hòa hợp được thành tựu. Không có nhân mà có duyên, như không có hạt lúa làm sao sanh ra cây lúa! Phải có hạt lúa, nhân công, đất, nước mới sanh ra cây lúa. 
Pháp môn nào cũng vậy, trong Phật pháp gọi là nhân duyên; có nhân phải có duyên, có duyên phải có nhân; nhân duyên hòa hợp được sanh khởi. Thường thường người tu Tịnh độ nói nhờ tha lực được vãng sanh, chỉ biết như vậy, thành ra khó thành tựu. 

Hỏi:
Người có tu thiền và người không tu thiền đều cảm thấy xuất hồn bay bổng trên mặt đất. Trạng thái đó là gì?

Đáp:
Năm mươi thứ ma ngũ ấm trong kinh Lăng Nghiêm có thần thông cao hơn cái này nhiều lắm, như ở đây về Việt Nam lấy một món đồ chỉ có 5 phút, tà ma ngoại đạo đều làm được thần thông này. 
Những người không tọa thiền vì kiếp trước họ tu cũng có thần thông. Súc sanh cũng có thần thông, như con kiến, con chuột biết trước trời bão, ngập nước, rồi nó dời chỗ khác. Bản năng của con thú vật không phải do tập luyện và học, mà tự có. 
Nhà khoa học phát minh ra đa là học theo con dơi, con dơi không có con mắt, không học, không nghiên cứu, nhưng có bản năng ra đa, nó bay khắp nơi không đụng mọi vật. Nhà kiến trúc giỏi học kiến trúc con ong, con ong không học, không nghiên cứu mà làm tổ rất kiên cố. 
Bản năng đó ở nơi Phật tánh mình sẵn có, tất cả chúng sanh đều bằng nhau; kiếp này không tu, kiếp trước có tu vẫn hiện ra được. Kiếp này mình không tu nhưng sẵn có bằng như Phật, không phải bị mất.
Cho nên, tham thiền lần lần phát hiện ra cái dụng, như vừa nói: túc cầu viên, cô thợ may, tài xế… hiện ra cái dùng một phần nào của mình, cho đến hiện ra vô lượng vô biên bằng như chư Phật.

Hỏi:
Đệ tử cảm thấy hình như thế hệ sắp tới không thấy Thầy cho mở một đường đi. Cái gương của người Tàu, người Nhật, người Cao Ly… sau hai mươi năm Phật giáo đi vào con đường diệt vong. Bây giờ, nếu chúng ta không vạch ra lối đi thích hợp thì e rằng hết đời chúng con thì Phật giáo cũng đi vào con đường của những người đi trước. Xin cảm tạ Thầy?

Đáp:
Đường lối thực hành Tổ sư thiền do Phật Thích Ca thân truyền duy nhất. Phật nói những pháp ở trong kinh chỉ qua văn tự lời nói, không phải đích thân truyền. Những lời nói văn tự trong gọi là pháp thiền gián tiếp, Tổ sư thiền là pháp thiền trực tiếp. 
Pháp này thích hợp với mọi người, nên con nít sáu bảy tuổi cũng tham được, bà già tám chín chục vẫn thực hành được. Đường lối này thực hành rất giản dị, chỉ là nhờ câu thoại đầu hỏi thầm trong bụng để khởi lên thắc mắc gọi là nghi tình. Giữ được nghi tình là thực hành rồi, Thiền  tông chỉ chú trọng nghi tình.
Hôm qua, tôi coi đài số 50, các nhà khoa học thí nghiệm: lúc không biết của bộ óc hiện lên, ngồi hay đi trên bàn đinh không bị đâm và không bị đau, khi mình biết thì bị đinh đâm vô. Chứng tỏ cái không biết của Phật dạy rất đúng với khoa học hiện nay. 
Đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, cơm, mặc áo, đi cầu…người nào cũng thực hành được. Các thiền khác phải ngồi yên một chỗ, Tổ sư thiền bất cứ ở chỗ nào, ở chỗ náo động đều tham được; đang làm việc tay chân hay trí óc cũng tham được.
Như cô Trì Hằng Thiền đang cắt may mà tham thiền, không cần qua bộ óc vẫn làm được. Bất cứ kiểu áo mới nào, cô không cần suy nghĩ nhưng cắt được. Có người ở đây chứng tỏ đàng hoàng, chứ không phải tôi nói suông. Có người ở Pháp và ở Việt Nam cũng có sức dụng như vậy.
 

ML
01
02
03
04
05
06
07
08
09
Xem Thêm: 
Duy Lực Ngữ Lục Quyển Thượng
Duy Lực Ngữ Lục Quyển Hạ
Khai Thị Thiền Thất Tại Chùa Tam Bảo, HT. Duy Lực
Giảng Kinh Lăng Nghiêm, HT. Thích Duy Lực
c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

不空羂索心咒梵文 thoát hoa giai nhung rac roi trong quan he gia dinh theo va nghiem ve nhan quatu viet chi va viet muc thùy ThẠy hấp Huy vÃƒÆ mac nhien hoa no chè 4 quy tac tam linh cua nguoi an do chua yen lac thật giới phải làm gì khi cảm thấy cô đơn và Tâm chuyển thì cảnh chuyển пѕѓ Chùa Hội Tôn trống Tiền hoa thuong duy luc me tin hay khong me tin sợi 観世音菩薩普門品偈 thờ cúng cha mẹ hay ông bà quá vãng 不可信汝心 汝心不可信 Lời BÃƒÆ dư âm từ cõi đi về 真言宗金毘羅権現法要 nen cung tat nien nhu the nao ChẠお仏壇 お供え vầng 泰卦 cao pho hoa thuong thich quang buu 轉識為智 háºnh quán giới hơi thở Giải nhiệt cơn nóng với rau câu đậu çš chÙa Khi Luyện 心经全文下载 chùa phúc lâm chat Lá Ÿ 菩提阁官网 cửa thập chú lÃ Æ m tu xử phat Mộng Chú Đại Bi 機十心 Lễ Bầu Ông và tục thờ Bạch hổ luân hạnh phúc chỉ đơn giản là sống mà Đi tìm gốc tích vua Lý Thái Tổ Kỳ 1