.
HOÀ THƯỢNG DUY LỰC 
KHAI THỊ BAN ĐẦU TẠI HOA KỲ
Xuất Bản tại Saigon, Việt Nam 2004
ML
01
02
03
04
05
06
07
08
09
02
-Không biết các cháu làm được
-Lạnh dưới 0 độ mà không sao
-Phải giải thích thế nào
-Vô niệm chân hay giả
-Thấy cành hoa rồi mỉn cười
-Thế Tôn tu pháp nào
-Thiền đầu tiên của Phật
-Cúng 100 ngày
-Linh hồn đi đầu thai
-Mang theo chuổi tràng hạt 
-Chỗ hầm sâu đen tối
-Không sợ làm sai sao đi đúng
-Kiến tánh được trình độ nào
-Quá khứ, hiện tại, vị lai tâm 
-Câu thoại đầu cũng vọng niệm
-Thế nào là nổi nghi tình
-Thập mục ngưu đồ
-Đọc chú nào trong lúc thiền? 
-Pháp tổng hợp và phân tích
-Hợp hay không hợp 
-Vô lượng quang thọ
-Thế Âm, Văn Thù - Thể, tướng, dụng 
-Đi theo tôn giáo khác
-Mạt na thức, đệ bát thức
-Chia rẽ trong gia đình 
-Thế nào là trạch pháp
-Nghiên cứu - Khán và niệm
-Bản lai chân diện mục
-Chứng pháp vô sanh
-Nhẫn - Từ bi và bác ái
-Phương pháp tự ngộ
-Đâu là chánh pháp
-Chứng ngộ của Thầy
Hỏi:
Các giới trẻ thanh thiếu niên ở nước Mỹ, muốn có một cái gì thích thú vui vẻ trong đời sống hằng ngày, cũng như trong việc tu tập. Nếu bảo các em các cháu tham thiền đi, không biết các em các cháu làm được điều đó hay không. Kính xin Thầy khai thị thêm?

Đáp:
Phật pháp là để giải quyết tất cả khổ sanh tử luân hồi, đây chỉ Phật giáo mới có, các tôn giáo khác không có. Giải thoát tất cả khổ đạt đến tự do tự tại là điểm chính của Phật pháp. Những cái hứng thú ở ngoài đời có thiếu gì! Như âm nhạc, nghệ thuật, khiêu vũ, đánh banh, đá banh… 
Chuyện Trương Quốc Anh thủ môn đang tham thiền, trái banh nào đến cầu môn đều chụp được. Không những chỉ cái này mà bất cứ làm cái gì cũng vậy. Trước kia chưa tham thiền, một ngày may một bộ; lúc đang tham thiền, một ngày may được hai bộ. 
Bao hàm niệm Phật, niệm chú, giới định huệ, lục độ vạn hạnh và tất cả pháp thế gian đều ở trong nghi tình. Vì tự tánh của mình cùng khắp không gian thời gian, năng lực vô lượng vô biên; chỉ cần mình phát hiện thì dùng chỗ nào cũng được. Lúc dùng ra mà bộ óc không biết, nếu bộ óc biết thì không hiện ra để dùng.

Hỏi: 
Xin Thiền sư bình phẩm các vị tu ở Tây Tạng, dùng trí nào tu để thay đổi sinh lý có thể tăng sức nóng của cơ thể lên 50 độ, có thể ở trần trên núi Hy mã lạp sơn lạnh lẽo dưới 0 độ mà không sao?

Đáp:
Trương Quốc Anh ở Việt Nam qua Ba Lê, đi xe về nhà chị bị lật xe, cả xe đều bị thương, lúc y đang tham thiền nên bộ óc không biết. Nhân viên hồng thập tự lại cứu ra, y còn không biết, lại hỏi “việc gì vậy?” Người nào cũng bị thương, phải chở đến bệnh viện rọi kiến; bảo y rọi kiến, y nói “khỏi, tôi không có bị thương”. Nhân viên bệnh viện nói “tuy bên ngoài không thấy, nhưng bên trong có thể bị thương”. Rồi y rọi kiến, nhưng không bị thương chỗ nào. Hôm qua, tôi nói đài 50 cũng chứng tỏ như vầy.
Do lý này mà bộ óc không biết thì lạnh cũng không biết, nóng cũng không biết. Nếu không biết làm sao biết lạnh! Làm sao biết nóng! Nhà khoa học nói những người không biết dù đi trên đinh chông, không bị đinh đâm lũng chân; lúc biết thì bị đâm lũng. Giữ được không biết của óc tự nhiên hiện ra cái dụng của tự tánh, khỏi cần mình mong; nếu mình mong tức là mình biết, biết rồi không thấy lạnh rất khó. 
Mục đích của Phật pháp là giải thoát tất cả khổ, để đạt đến sanh tử tự do vĩnh viễn; chứ không phải dùng làm mấy cái này, đó chỉ là tạm thời. Chú trọng mấy cái này làm mất tác dụng căn bản, tức là được cái nhỏ mà mất cái lớn. Như mình mua vé số là muốn trúng độc đắc, nhưng lại trúng an ủi.

Hỏi:
Xin thầy giảng rõ nghi tình và sự không biết, nếu như biết nhiều quá thì bị sở tri chướng. Vậy một đứa trẻ không biết gì, có phải là nhiều nghi tình và dễ ngộ hay không? Lại nữa, theo Thiền tông tránh dùng cái biết của bộ óc, đối với thanh thiếu niên phải giải thích như thế nào về thế học và Phật học?

Đáp:
Tham thiền là nhờ câu thoại đầu tự hỏi trong bụng cảm thấy không biết, không biết này đụng với với tánh ham biết của mình thành nghi tình; nhưng không để ý đụng chạm, chỉ cần cái không biết. Cho nên, nghi tình khác hơn người ngủ mê không biết, chết giấc không biết, bệnh tâm thần không biết, khờ ngốc không biết, những cái không biết này không phải là nghi tình. 

Hỏi:
Giữa hai ý niệm là khoảng không tức là vô niệm, vô niệm này chân hay giả vô niệm?

Đáp: 
Trong Pháp Bảo Đàn giải thích hai chữ vô niệm: vô niệm không phải không có một niệm nào hết, tức là bản niệm không sanh diệt. Thiền tông nói vô tâm là vô niệm: Chớ nói vô tâm là cao nhất, vô tâm cũng còn cách rất xa. 
Nếu trụ chỗ vô niệm thì không thể đến chỗ giác ngộ cuối cùng. Vô niệm là vô thỉ vô minh, chỗ này không có khởi lên một niệm. Khi vô thỉ vô minh bị kích thích thì nổi lên một niệm, gọi là nhất niệm vô minh. Nhất niệm vô minh đã khởi thì có cuộc sống hằng ngày. 
Ngài Nguyệt Khê nói trong Đại Thừa Tuyệt Đối Luận “mình gặp việc vui cho vui là nhất niệm vô minh, gặp việc buồn cho buồn là nhất niệm vô minh”, tức là gặp việc gì cho là gì là hóa thân của nhất niệm vô minh. Dứt hết nhất niệm vô minh trở về vô niệm thành vô thỉ vô minh. 
Thiền tông đến chỗ vô thỉ vô minh cần phải tiến lên một bước, phá tan vô thỉ vô minh được kiến tánh thành Phật, tức giác ngộ cuối cùng; cũng là bản tánh của mình hiện ra cùng khắp không gian thời gian, bằng như chư Phật không hơn kém một chút nào cả.

Hỏi:
Ca Diếp nhìn thấy cành hoa rồi mỉn cười có ý gì? Vì sao một mình Ngài thấy mà các vị khác không thấy?

Đáp:
Tất cả hơn triệu người, người nào cũng thấy, không phải chỉ ngài Ca Diếp mới thấy. Ngài Ca Diếp đã có nghi tình sẵn, lúc thấy thì nghi tình bùng vỡ được ngộ. Những người kia tuy thấy nhưng nghi tình chưa đến mức, nên không ngộ. Có người chưa có nghi tình cũng không thể ngộ. 
Chư Tổ, có người thấy con khỉ leo cây được ngộ, có người thấy hoa nở được ngộ, có người nghe người ta ca hát được ngộ, có người đi ngang chỗ bán thịt thấy người mua thịt nói “bán cho tôi một miếng thịt nạt”, người bán thịt chặt mạnh con dao xuống bàn, nói “chỗ nào không phải thịt nạt!” Người đi ngang nghe người bán thịt nói liền ngộ.
Nghi tình đến mức thì bất cứ gặp nhân duyên nào cũng ngộ. Có một vị thăm Mã Tổ, Mã Tổ nói: đảnh lễ đi. Người ấy vừa lạy xuống, Mã Tổ đá một cái thì người ấy liền ngộ. Ở trong Thiền tông đủ thứ, như thấy cành hoa, nghe tiếng hát, bị đá… đều ngộ, ngộ không phải do những cảnh ấy; vì nghi tình đến mức nên ngộ, những cảnh ấy tạm thời trợ duyên.

Hỏi:
Đức Thế Tôn tu pháp môn nào ngồi dưới gốc cây bồ đề 6 ngày đắc đạo?

Đáp:
Phật Thích Ca là Phật xưa trong kinh Pháp Hoa có nói, đã tự nói thành Phật không biết bao nhiêu kiếp rồi, gọi là trần điểm kiếp. Thí dụ trần điểm kiếp là: đem tam thiên đại thiên thế giới mài thành mực, một ngàn tam thiên đại thiên thế giới thì chấm một giọt mực, chấm hết mực này không biết bao nhiêu thế giới, mình không thể đếm được. 
Vậy Phật đã thành Phật không biết bao nhiêu kiếp, không phải Phật mới thành Phật cách 2534 năm. Kiếp này Phật Thích Ca thành Phật chỉ là thị hiện. 
Trong kinh có tám thứ thị hiện: 1-Trên Trời Đâu Suất giáng sanh xuống thọ thai, 2-Xuất thai, 3-Đi học, 4-Đi tu, 5-Xuất gia, 6-Thành đạo, 7-Thuyết pháp, 8-Nhập Niết bàn. Phật nói trong kinh “không phải chỉ làm giáo chủ cõi Ta Bà này, mà làm giáo chủ thiên bá ức thế giới cùng một thời gian, cùng một thời gian thuyết pháp”, nên gọi là thiên bá ức hóa thân. Việc này mình ngộ rồi mới chứng tỏ được.

Hỏi:
Pháp thiền đầu tiên của Phật là gì?

Đáp:
Phật truyền pháp môn Tổ sư thiền có bốn chữ là “từ nghi đến ngộ”, nghi là nhân, ngộ là quả; nên nói bất nghi bất ngộ là không có nhân thì không có quả; nghi nhỏ ngộ nhỏ, gọi là tiểu nghi tiểu ngộ, tức là nhân nhỏ thì quả nhỏ; nhân lớn thì quả lớn, nên nói đại nghi đại ngộ. 
Đầu tiên truyền pháp này chỉ đưa cành hoa, chứ không nói gì, Ma Ha Ca Diếp được ngộ, Phật phó chúc “Chánh pháp nhãn tạng cho Ma Ha Ca Diếp để truyền cho đời sau”.

Hỏi:
Con người sau khi chết phải cúng 7 thất. Tại sao mỗi thất linh hồn phải chết thêm một lần nữa? Chết rồi linh hồn như thế nào? 49 ngày là định nghiệp, mà sao còn cúng 100 ngày?

Đáp:
Làm tuần 49 ngày (7 tuần), nếu có thân trung ấm thì 7 ngày thay đổi một lần. Cho nên, người ta căn cứ theo chỗ đó mới có làm tuần từ tuần đầu đến tuần thứ bảy. Còn 100 ngày hay 3 năm là do con cháu muốn kỷ niệm thêm cho đến ngày giỗ. Việc đó là theo phong tục ngày xưa, chứ không phải Phật pháp có nghi lễ quy định như vậy.

Hỏi:
Khi nào linh hồn đi đầu thai làm kiếp người vào tháng thứ mấy trong bào thai mẹ?

Đáp:
Đầu thai có hai thứ: khi có thai thì thức thứ 8 (a lại da thức) vào thai và có thai đến gần sanh ra thì thức thứ 8 mới vào. Thường thường ở đây chết ở kia sanh là cùng một thời gian. 
Huỳnh Đình Kiên lúc 26 tuổi làm huyện trưởng, ở dinh huyện ăn sinh nhật, rồi ngủ trưa thấy chiêm bao, một mình đi ra ngoài không có ai theo, đi trên con đường nhỏ đến một làng quê, gặp một bà già mời vô nhà ăn cơm, ăn xong rồi về. 
Lúc thức tỉnh chiêm bao, sao thấy việc này rõ ràng quá, không biết có sự thật như vậy không! Một mình đi, cũng có con đường đó đến một làng xóm gặp bà già đó, hỏi bà già: hôm nay nhà bà có làm gì không?
Bà già nói: có đám giỗ con gái, con gái đã chết 26 năm; lúc chưa chết nó tu và trước khi chết dặn tôi “kiếp sau con sẽ mở cái rương này”, rồi tự mình cất chìa khóa. 
Huỳnh Đình Kiên nghe đến chỗ này liền nhớ lại kiếp trước, hỏi: Bà biết chìa khóa để chỗ nào không?
Bà già đáp: không biết.
Huỳnh Đình Kiên nói: tôi biết.
Rồi lấy chìa khóa mở cái rương ra, trong đó chỉ có những văn chương tú tài, cử nhân giống như kiếp trước của ông đã làm. Ông biết bà già này là mẹ kiếp trước của ông, bà già không có con cháu nên ông đưa bà già về dinh huyện trưởng để nuôi.
Việc này chứng tỏ ngày sinh nhật là ngày chết, tức là chỗ này chết chỗ kia sanh, cùng một thời gian. Sau này Huỳnh Đình Kiên tham thiền cũng được kiến tánh, pháp danh là Sơn Cốc.

Hỏi: 
Khi người chết có mang theo chuổi tràng hạt mà lúc sống đã từng niệm Phật?

Đáp:
Đúng theo tông chỉ Tịnh độ thì sợi chuổi dùng để tập cho lúc đầu tiên, nếu đã quen thuộc chớ nên dùng, huống là chết còn muốn đem theo! Tôi muốn giải thích phải nói đến hành của Tịnh độ: ngài Ấn Quang là Tổ thứ 13 của tông Tịnh độ dạy có 2 thứ hành: nhiếp tâm niệm Phật và tán tâm niệm Phật. 
Tán tâm niệm Phật một ngàn tiếng không bằng nhiếp tâm niệm Phật một tiếng. 
Làm sao được nhiếp tâm? Ngài dạy ghi nhớ niệm Phật, tức là nhớ số, từ 1 nhớ tới 10. Niệm A Di Đà Phật nhớ 1, niệm A Di Đà Phật nhớ 2, niệm A Di Đà Phật nhớ 3. Người ta thường tới 3 hay 4 là quên, quên phải từ đầu lại; nếu quên hoài phải chia làm 2 đoạn: là từ 1 nhớ tới 5, từ 6 nhớ tới 10; nếu còn hay quên thì chia làm 3 đoạn: từ 1 nhớ tới 3, từ 4 nhớ tới 6, từ 7 nhớ tới 10. Như vậy đã ngắn không thể bị lộn, 3 đoạn quen rồi tiến lên 2 đoạn; 2 đoạn quen rồi tiến lên từ 1 tới 10.
Từ 1 tới 10 thì trở ngược lại, là nhớ 10, 9, 8, 7… Trở ngược quen thuộc, khỏi cần nhớ nữa. Một thời gian tiến tới không niệm nó vẫn niệm, tức là miệng không niệm nhưng bốn chữ A Di Đà Phật ở trong tâm không mất, không niệm mà niệm, niệm mà không niệm thì tiến đến nhất tâm bất loạn. 
Đó là cách thực hành niệm Phật rõ ràng, tôi hoằng Tịnh độ mười mấy năm dạy cho người ta thực hành. Nếu cứ nhờ sợi chuổi thì vĩnh viễn không đến chỗ nhất tâm bất loạn, không thể tiến lên được. Dùng sợi chuổi để thực hành, chưa đến lâm chung đã bỏ trước; huống là lâm chung còn muốn đem theo!

Hỏi:
Tham thoại đầu là nhìn chỗ hầm sâu đen tối tức là chỗ vô thỉ vô minh mà đề câu thoại đầu, chỗ hầm sâu đen tối là chỗ nào, xin Thầy giảng rõ?

Đáp:
Chỗ hầm sâu đen tối là thoại đầu, ngài Hư Vân giải thích: tại sao gọi là thoại đầu? Thoại là một lời nói, đầu là trước khi muốn nói một lời nói này, gọi là thoại đầu. Bởi vì, mình muốn nói một lời nói phải khởi niệm lên mới nói ra miệng, khi chưa khởi niệm muốn nói câu thoại gọi là thoại đầu. Nếu đã khởi niệm muốn nói, mặc dù chưa nói ra miệng gọi là thoại vỉ (đuôi). Vậy nghĩa thoại đầu là một niệm chưa sanh khởi, cũng là vô thỉ vô minh; tức không có niệm, chỉ là thanh thanh tịnh tịnh. 
Chỗ đó không có gì gọi là vô minh, nên chư Tổ gọi đó là hầm sâu đen tối. Nói chỗ hầm sâu đen tối tại mình không biết, không biết cho đó là hầm sâu đen tối, vì đen tối là không thấy gì. Tham thiền là dùng tâm nhìn ngay chỗ hầm sâu đen tối (chỗ không biết), chỗ một niệm chưa sanh là cái gì? Vừa nhìn vừa đề câu thoại đầu để tăng cường nghi tình, nhìn chỗ không biết. Đó là thực hành Tổ sư thiền.

Hỏi: 
Vô sở sợ là gì? Nếu mình không sợ làm điều sai làm sao đi đúng chánh pháp, xin Thầy giảng rõ và thí dụ cụ thể?

Đáp:
Chín chữ “vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ” là để phá ngã chấp. Phàm chánh pháp: Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa đều lấy phá ngã chấp làm gốc. Tiểu thừa phá nhân ngã chấp chứng quả A la hán, Đại thừa phá nhân ngã chấp và pháp ngã chấp (pháp của mình tu chứng được).
Nếu tin tự tâm cùng khắp không gian thời gian thì tất cả đồ vật tài sản đều của mình, không phải của người khác. Vì ngoài không gian không có không gian, ngoài thời gian không có thời gian. Mình muốn đắc là đắc ở ngoài, muốn cầu là cầu ở ngoài. Đã hoàn toàn không có thì mình muốn đắc cái gì? Cầu cái gì? Nếu không có đắc có cầu thì đâu còn sợ! Tự nhiên không có sợ.
Tin tự tâm cùng khắp không gian thời gian tự nhiên thực hành được 9 chữ “vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ”. Nếu không tin tự tâm có muốn miễn cưỡng thực hành 9 chữ này cũng rất khó. Tin tự tâm mà không thực hành thì tự động thực hành được. Tin tự tâm và giữ nghi tình thì không biết đắc, không biết cầu, không biết sợ. Cho nên, có nghi tình khi lái xe không bị đụng xe, nếu sợ đụng xe thì sẽ đụng xe.

Hỏi:
Theo con biết có 5 trình độ chứng quả tùy theo căn cơ của người Phật tử, thứ nhất là nhập lưu, thứ nhì là nhất lai, thứ ba là bất lai, thứ tư là A la hán và thứ năm là Bồ tát. Người Phật tử theo thiền Tổ sư, khi kiến tánh đã được chứng quả ở trình độ nào?

Đáp:
Sơ quả là Tu đà hoàn gọi là nhập lưu. Tại sao gọi là nhập lưu? Nhập thánh lưu, nếu chạy ra ngoài là đuổi theo lục trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp), không đuổi theo lục trần lại trở về gọi là nhập lưu, tức là dứt được lục trần. Quả vị này dứt được kiến hoặc trong Dục giới và còn thọ sanh 7 lần trong Dục giới.
Nhị quả là Tư đà hàm gọi là nhất lai. Tại sao gọi là nhất lai? Là hết tư tưởng sai lầm (tư hoặc) của Dục giới, nhưng chỉ được 6 phẩm trong 9 phẩm, còn lại 3 phẩm chưa dứt được, nên phải đến Dục giới thọ sanh thêm một lần.
Tam quả là A na hàm gọi là bất lai. Tại sao gọi là bất lai? Là dứt luôn cả 3 phẩm sau, tức là kiến hoặc và tư hoặc không còn, nên không trở lại Dục giới thọ sanh; có thể thọ sanh Sắc giới hay Vô sắc giới.
Tứ quả là A la hán dứt hết kiến hoặc và tư hoặc của tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới).
Đây là pháp Tiểu thừa (thừa Thanh văn có 4 cấp).
Bồ tát là Đại thừa gồm có từ Sơ địa đến Thập địa. Pháp môn Tổ sư thiền không qua Tiểu thừa hay Đại thừa. Đại thừa có Thập trụ, Thập tín, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, tổng cộng gồm 50 cấp, rồi đến Đẳng giác, Diệu giác là từ cấp từ cấp tiến lên. Tổ sư thiền là giáo ngoại biệt truyền, ở ngoài Giáo môn, nên không có từ cấp từ cấp, mà từ địa vị phàm phu thẳng chứng Đẳng giác, giác ngộ bằng Phật.
Bồ tát Thập địa chứng Đẳng giác và phàm phu chứng Đẳng giác, cái ngộ bằng nhau, nhưng cái dụng cách xa rất nhiều. Bồ tát Thập địa đã dứt hết tập khí thế gian và tập khí xuất thế gian còn ít, nên có thần thông diệu dụng rất nhiều. Phàm phu chứng Đẳng giác, nhưng tập khí thế gian và xuất  thế gian còn nguyên. Có người dứt tập khí thế gian được phần nào thì cái dụng hiển bày phần nấy. Như bác sĩ Thuận và Trương Quốc anh, do sự tinh tấn quét không bao nhiêu thì hiện ra dụng bấy nhiêu.

Hỏi:
Xin Thầy giảng câu “quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc”?

Đáp:
Trong Thiền tông có công án Đức Sơn Phản (người hỏi đạo vào cửa, cây gậy liền đập trên đầu): Đức Sơn lúc chưa tham thiền là một Pháp sư rất danh tiếng, nhất là về kinh Kim Cang mà ngài thông suốt hết, có làm sớ giải kinh Kim Cang, tự cho mình hay hơn mọi người, mọi người cũng biết Ngài giảng kinh Kim Cang rất hay. Ngài họ Châu, nên người ta gọi là Châu Kim Cang.
Ngài ở miền bắc Trung Quốc, nghe người tham thiền ở miền nam chỉ tham câu thoại đầu được ngộ, hay do cơ xảo của Tổ sư làm cho ngộ; trong tâm rất giận, Ngài nói “muôn kiếp học oai nghi và tế hạnh của Phật, làm sao người tham thiền nói sát na thành Phật? Bây giờ tôi phải đi tảo thanh những người ấy mới được”. Rồi Ngài gánh sớ giải kinh Kim Cang từ miền bắc xuống miền nam, đến nửa đường gặp bà già bán điểm tâm hỏi mua.
Bà già hỏi: Ngài gánh gì vậy?
Đức Sơn đáp: Sớ Giải Kinh Kim Cang.
Bà già hỏi: để làm gì?
Đức Sơn đáp: Dạy người ta tu thành Phật.
Bà già nói: nếu Ngài trả lời được thì tôi cúng dường điểm tâm, trái lại không trả lời được thì tôi không cúng dường và cũng không  bán!
Đức Sơn đáp: xin bà cứ hỏi.
Bà già nói: Trong kinh Kim Cang nói “quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc”, xin hỏi Thượng tọa muốn điểm tâm nào?
Đức Sơn không trả lời được, mặt đỏ hết, ban đầu muốn đi tảo thanh những người tham thiền; nhưng gặp bà già hỏi không trả lời được, Ngài gánh sớ giải Kim Cang trở về, không đi miền nam nữa. 
Bà già gọi lại và nói: Tôi giới thiệu Ngài đến Thiền sư Sùng Tín sẽ có ích lợi.
Sau này Ngài được ngộ, rồi dùng cây gậy độ người rất có danh tiếng, nên gọi là Đức Sơn phản.
Ba câu này là phá chấp thời gian (quá khứ, hiện tại, vị lai). Không gian, thời gian, số lượng là ba danh từ, nhưng chúng sanh cho đến nhà khoa học, triết học đều chấp thật. Chấp thật ba danh từ nên bị ba danh từ này trói buộc, không được tự do tự tại. Sự thật ba danh từ này là cái gì? Chỉ là ba khái niệm ở trong vọng tâm của mọi người. Thời gian, không gian và số lượng đều không có bản thể, chỉ là tên gọi. 
Vũ trụ không có ba khái niệm này thì phải sụp. Vũ trụ ví như một căn nhà, ba khái niệm là ba cột nhà; nếu ba cột nhà rút ra thì căn nhà liền sụp. Như tôi ngồi đây, nếu rời khỏi ba khái niệm này thì không có tôi. Tại sao? Chỗ ngồi của tôi là không gian, năm nay tôi 68 tuổi, 68 là số lượng, tuổi là thời gian. Ba khái niệm này rút ra thì tôi ở đâu? Vì nhờ ba khái niệm nên có tôi đây.
Bây giờ, mọi người đều bị ba khái niệm này trói buộc. Cho nên, Thiền tông kiến tánh là đập bể hư không là phá khái niệm không gian. “Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc” là phá khái niệm thời gian. Giáo môn nói “nhứt niệm muôn năm, muôn năm nhứt niệm” là phá khái niệm số lượng.
Người kiến tánh là phá khái niệm không gian thì khái niệm thời gian và số lượng cũng tan rã. Kinh Lăng nghiêm nói “người phát chân quy nguyên thì tất cả vũ trụ đều tiêu diệt”, cũng là phá khái niệm không gian.

Hỏi: 
Câu thoại đầu là dùng để ngăn chận các vọng niệm, nhưng theo con hiểu câu thoại đầu cũng từ bản chất vọng niệm. Kính xin thầy giải thích?

Đáp:
Nhờ câu thoại đầu để khởi lên nghi tình tức là không biết của bộ óc, chứ không phải để dẹp vọng niệm. Bởi vậy, Thiền tông không cho dẹp vọng niệm và không cho biết vọng niệm, vọng niệm nổi lên cứ mặc kệ cho nổi lên, chỉ cần hỏi câu thoại đầu. Nếu giữ được nghi tình thì vọng niệm tự nhiên sẽ hết, vì không biết vọng niệm làm sao có vọng niệm! Cho nên dẹp vọng niệm không đúng cách tu của Phật. 
Ý của Phật muốn mình giữ nghi tình, Phật nói từ nghi đến ngộ, nghi là nhân, ngộ là quả, có nhân mới có quả; pháp thế gian cũng phải do nghi rồi có ngộ, pháp thế gian dùng bộ óc đi nghiên cứu suy tìm; mặc dù ngộ được chỉ có giá trị thế gian, không phát minh được chính tâm mình; nên không làm chủ tâm mình, không được sanh tử tự do; tự do tự tại dứt hết tất cả khổ.
Nghi của Thiền tông không phải muốn giải thích câu thoại đầu, chỉ nhờ câu thoại đầu phát lên nghi tình để phát hiện bản tâm của mình. Còn vọng tưởng hay phiền não nổi lên đừng biết tới. Vì không biết tự động quét tất cả vọng tưởng hay không vọng tưởng. Cho nên Thiền tông không cho quét vọng tưởng, không cho đè nén vọng tưởng, không cho buông bỏ vọng tưởng.
Nghi tình là không biết thì chân lý không biết, vọng tưởng cũng không biết; không biết thì không thành lập vọng tưởng, không biết chân lý thì không thành lập chân lý, không biết năng thì không thành lập năng, không biết sở thì không thành lập sở. Đã nói là không biết thì cái này cái kia, tất cả đều không biết. Cho nên tất cả không thành lập, vọng tưởng cũng không thành lập.

Hỏi:
Thế nào là nổi nghi tình?

Đáp: 
Tham câu thoại đầu “khi chưa có trời đất ta là cái gì?” Cảm thấy không biết, cái không biết đó là nổi nghi tình rồi. Hôm qua tôi coi đài 50, thấy nhà khoa học nghiên cứu bộ óc của con người, nghiên cứu động vật, thực vật, trên bờ, dưới biển đều chứng tỏ cái không biết này rất hay. Tham thoại đầu chỉ cần nổi lên cái không biết.

Hỏi:
Phật giáo Thiền tông chế ra thập ngưu đồ, xin Thượng tọa giải thích và áp dụng cho lối thiền này?

Đáp:
Thập Ngưu Đồ do một Thiền sư tự làm tài khôn đặt ra, rồi Giáo môn không hiều, lấy cái đó để tu; nhưng sự thật không đúng. Tại sao? Ngưu là con trâu, họ dụ con trâu là vọng tưởng, người giữ trâu dụ cho Phật tánh, như vậy là không đúng. Nếu dụ trâu là lục căn, người giữ trâu là nhứt niệm vô minh, về tới nhà là vô thỉ vô minh thì đúng. Nhưng tu hành không nhờ cái đó tu được. 
Giữ trâu là sau khi ngộ, tức là ngộ rồi dứt tập khí. Con trâu đi trên đường, giữ cho không cho ăn lúa mạ; tức là không cho tập khí tiếp tục nữa, Thiền tông gọi là bảo nhậm (giữ trâu), chứ không phải chưa ngộ mà nhờ giữ trâu để tu là không đúng. Ngài Nguyệt Khê cũng có nói về vấn đề này.

Hỏi:
Kính xin Thượng tọa cho biết phải đọc chú nào trong lúc thiền?

Đáp:
Thần chú là pháp môn Mật  tông, Thiền tông chỉ nhờ câu thoại đầu khởi lên nghi tình, tức là tâm không biết; mà lại nghi tình có dấu hỏi là nhân, đến chừng ngộ là phá dấu hỏi này là quả, đúng với nhân quả. Niệm chú có tác dụng cho bộ óc không biết, vì tất cả chú đều không cho dịch nghĩa; những thần chú đều là tên của Phật, Bồ tát, muốn cho người ta niệm để cho bộ óc không biết, tác dụng cũng giống như tham thiền. 
Nhưng tham thiền có cái nhân nghi, từ nghi mới đến ngộ. Niệm chú dẹp được vọng tưởng nhưng không có nghi, nên không thể ngộ. Sau này đến một mức nào chuyển thành cái nghi rồi được ngộ. Nghĩa chữ Phật là giác ngộ, muốn giác ngộ phải nghi. Cho nên, Phật Thích Ca truyền từ nghi đến ngộ là vậy.

Hỏi:
Trong các bộ kinh của Phật pháp, như các kinh: Bát Nhã Ba La Mật, Diệu Pháp Liên Hoa, có phải được viết với hình thức và nội dung bằng những phương pháp tổng hợp và phân tích. Kính mong Thượng tọa giải thích chứng minh cụ thể?

Đáp:
Phật thuyết pháp theo khế cơ, tức là khế hợp đương cơ; cho nên tiếng phạn gọi là Tu đa la, dịch nghĩa chữ Hán là khế cơ. Chữ khế là khế hợp đương cơ (những người nghe). Có cái đối với Tiểu thừa mà thuyết, có cái đối với phàm phu mà thuyết, có cái đối với ngoại đạo mà thuyết; không phải có nghĩa tổng hợp. Thật ra không có một pháp nào gọi là Phật pháp, nên kinh Kim Cang nói “không có pháp nhất định để cho Như lai thuyết, ai nói Phật có thuyết pháp là người ấy phỉ báng Phật”. 
Nghe như vậy thấy mâu thuẩn quá! Chính kinh Kim Cang của Phật thuyết, tại sao nói Phật có thuyết pháp là phỉ báng Phật? Vì không có một pháp nào gọi là Phật pháp, chỉ do chúng sanh có bệnh thì Phật lập ra thuốc để trị. Nếu bệnh hết thì thuốc phải bỏ, nên kinh Kim Cang nói “ pháp của ta như chiếc bè để qua sông, đến bờ phải bỏ bè”. Vì dùng chiếc bè tạm thời để qua sông, không phải chiếc bè là chân lý, khi đến bờ thì chiếc bè không còn tác dụng nữa. 
Cho nên không có ý tổng hợp, chỉ là chúng sanh chấp cái này thì Phật phá cái này, chúng sanh chấp cái kia thì phá cái kia; tùy theo bệnh chấp của chúng sanh mà phá chấp, chứ không phải có pháp nhất định để cho Phật thuyết. Nếu chúng sanh chấp Phật thì Phật phá Phật, chúng sanh chấp Bồ tát thì Phật phá Bồ tát. Vì vậy, Thiền tông nói “ma đến chém ma, Phật đến chém Phật”. Chém Phật là không phải chém đức Phật mà chém tâm chấp Phật; chứ không phải phỉ báng Phật hay khinh Phật, nên nói là chém Phật.

Hỏi:
Theo con hiểu tất cả các pháp là những phương tiện chỉ bày để cho chúng sanh tu được giải thoát, chứ không có thấp hay cao như Đại thừa và Tiểu thừa gì cả, chỉ có hợp hay không hợp với căn cơ mà thôi. Kính xin Thầy chỉ dạy?

Đáp:
Như vậy là đúng.

Hỏi: 
Đức Phật A Di Đà là đức tính sáng suốt hằng có của mỗi chúng sanh còn gọi là Phật tánh, vì chỉ có Phật tánh mới có vô lượng thọ, vô lượng quang. Kính xin Thầy chỉ giáo?

Đáp: 
Vô lượng thọ là khắp thời gian, vô lượng quang là khắp không gian. Chữ A Di Đà không dịch ra nghĩa chữ Việt, vì để bao gồm thời gian, không gian. Nếu có dịch A Di Đà là vô lượng quang thọ mới đúng. Không những A Di Đà, mà tất cả Phật đều là bản tâm của mình (Phật tánh), không có khác. Nếu có khác là nhị, Phật đã nói Phật tánh là bình đẳng bất nhị, không có khác. Như bao nhiêu đèn cũng cùng chung một ánh sáng, chứ không phân biệt đèn số 1, đèn số 2, đèn số 3… cho đến đèn số muôn ngàn.

Hỏi: 
Bồ tát Quán Thế Âm. Văn Thù, Phổ Hiền là những hạnh nguyện đại bi, đại trí, đại hạnh; bất cứ ai tu theo thành tựu trở thành Quán Âm, Văn Thù, Phổ Hiền; chứ không phải chỉ có một Phổ Hiền, một Quán Âm hay một Văn Thù mà thôi. Kính xin Thầy khai thị?

Đáp:
Nói như vậy cũng đúng, những danh từ: Quán Âm, Phổ Hiền, Văn Thù là biểu thị cái dụng trí huệ của Phật, cho nên danh từ vô lượng vô biên.

Hỏi:
Tất cả các pháp gồm có 3 phần: thể, tướng, dụng. Thể là bản tánh của sự vật, tướng là hình tướng của sự vật, dụng là công dụng của sự vật. Thể là Phật tánh bất sanh bất diệt, tướng là hình thể có thay đổi, dụng là tùy theo tướng mà có. Tu là trở về với thể, tức là Phật tánh bất sanh bất diệt; muốn trở về phải phá những chấp trước của chấp ngã và chấp pháp, khi tâm đến với cảnh mà không sanh niệm dính mắc chấp trước, tức là được giải thoát. Kính xin Thầy cho biết sự hiểu biết của con có đúng hay sai?

Đáp:
Theo lời nói của Giáo môn thì đúng, nhưng Thiền môn thì khác. Bởi vì Thiền là giáo ngoại biệt truyền, không chia ra thể, tướng, dụng. Thể với dụng không khác, thể tức là dụng, dụng tức là thể. Giáo môn chia là tánh, tướng hay là thể, dụng; còn Thiền môn tất cả đều bất nhị.
 Giáo môn muốn cho người ta dễ hiểu, đáng lẽ Phật tánh cùng khắp không gian thời gian (vô lượng thọ, vô lượng quang), nhưng người ta khó hiểu khó tin, nên phải giảng theo sự tương đối ở thế gian, gọi bản thể của Phật tánh là tánh để thay mặt. 
Như nói: Phật tánh, Không tánh, Tự tánh, Thật tánh… đều là biệt danh của Phật tánh, cái nghĩa không khác. Nói tướng thì Phật có thuyết minh tư tưởng sai lầm của chúng sanh được chia làm 4 cấp ở trong kinh Kim Cang: ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng. Nói chúng chung là “phàm sở hữu tướng đều là hư vọng”.
 Nhưng đến kiến tánh thì không phân biệt tánh với tướng, cho nên có một danh từ gọi là Thật tướng, cũng là biệt danh của Phật tánh. Nhưng chưa kiến tánh nên Giáo môn phân biệt tánh là tánh, tướng là tướng, thể là thể, dụng là dụng. Kiến tánh phát hiện bản thể cùng khắp không gian thời gian thì sự tương đối tự tiêu diệt, không còn sự phân biệt.

Hỏi:
Khi người Trung Hoa sang Hoa Kỳ, họ đem theo văn hóa và tôn giáo của họ, chắc chắn là những nhà truyền giáo giỏi; thế mà hai mươi năm, con cháu của người Trung Hoa không còn tha thiết tôn giáo của ông bà họ nữa, mà đi theo các tôn giáo khác gần như là 90 %. Như vậy có lý do nào đó, kính xin Thầy cho biết ý kiến?

Đáp:
Theo Giáo môn có chánh pháp, tượng pháp, mạt pháp. Nói chánh pháp có 1.000 năm, tượng pháp có 1.000 năm và mạt pháp có 10.000 năm. Năm nay Phật lịch là 2.534 thì bây giờ là thời kỳ mạt pháp, người tin Phật nhiều nhưng không thực hành, nên chứng ngộ ít, thành ra người ta bỏ lần lần. 
Tu sĩ không sản xuất, nên ăn, mặc, ở… đều nhờ sự cúng dường của tứ chúng Phật tử. Mục đích sự cúng cường của Phật tử là để cho tu sĩ có thời giờ tu hành giải thoát, rồi giải thoát cho chúng sanh, đó là bổn phận của tu sĩ. 
Nếu tu sĩ bỏ bổn phận đi làm các phước thiện, cũng như người ta không có áo mặc thì cho người ta áo mặc, người ta không có cơm ăn thì cho người ta cơm ăn… nghịch với nghĩa chữ Phật. Nghĩa chữ Phật là tự giác, giác tha là tự độ cho mình được giải thoát, rồi độ cho người khác cũng được giải thoát. Ăn cơm của Phật phải có bổn phận làm việc của Phật. 
Những người lấy tiền của mười phương Phật tử, mặc dù đi bố thí cho người ta, mà người đời khen ngợi là Phật sống hay Bồ tát sống; chính người đó bỏ bổn phận tu giải thoát, lại đi làm những việc đó để tăng cường địa vị danh dự cá nhân; chứ không phải vì mục đích chúng sanh thoát khổ, để cho chúng sanh đạt đến tự do tự tại. Đó là cắt đứt huệ mạng của Phật. Trong giới luật nói “tu sĩ bỏ bổn phận mà đi làm từ thiện, gọi là thiện nhân chiêu ác quả”. Nếu nhiều người làm như vậy, tất nhiên người ta thấy không được nên phải bỏ đạo mình theo đạo khác.

Hỏi:
Kính xin Tôn sư giảng giải những chữ: Mạt na thức, đệ bát thức?

Đáp:
Nhãn, nhĩ, tỷ, thiêt, thân  đối với sắc, thinh, hương, vị, xúc, sanh ra nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức và thân thức (tiền ngũ thức). Ý căn đối với pháp trần sanh ra ý thức có pháp sanh pháp diệt. 
Mạt na thức (thức thứ 7) có hai nhiệm vụ: 
- Chấp thức thứ 8 là ngã, ngày đêm chấp chặt, không buông giờ phút nào.
- Truyền tống thức là thức thứ 6 lãnh đạo 5 thức trước (tiền ngũ thức) làm những việc gì có những cảm thọ như buồn vui mừng giận đều truyền vô thức thứ 8 làm chủng tử. Khi chủng tử thuần thục gặp được nguyện duyên từ thức thứ 8 được truyền ra cho thức thứ 6 lãnh đạo 5 thức trước thực hành.
Thức thứ 8 (đệ bát thức) chỉ là một kho tàng, chủng tử ác bỏ vô thì nó cũng nhận, chủng tử thiện bỏ vô thì nó cũng nhận, không phân biệt. Lục căn tạo cái gì dù thiện hay ác thì thứ 7 cũng truyền vô, khi nào ờ ngoài thích hợp truyền ra hiện hành. Đó là nhân quả, chủng tử là nhân, hoàn cảnh là trợ duyên. Nhân duyên thuần thục hiện ra, như gieo thiện nhân được thiện quả, gieo ác nhân chịu ác quả.

Hỏi:
Sự chia rẽ trong gia đình của người tỵ nạn giữa vợ chồng, con cái, ông bà quá trầm trọng, Phật giáo có đóng góp gì để hàn gắn lại của sự đổ vỡ đó?

Đáp:
Tất cả đều phát xuất từ ngã chấp, có ngã chấp là tôi muốn hơn người khác, mặc dù anh em ruột, vợ chồng cũng vậy, như anh muốn hơn em, em cũng muốn hơn anh, chửi mắng, đánh lộn, xung đột đổ máu. Anh chị em trong gia đình tranh giành với nhau, gia đình này với gia đình kia tranh giành với nhau, đoàn thể này với đoàn thể kia tranh giành với nhau, chủng tộc này với chủng tộc kia tranh giành với nhau, quốc gia này với quốc gia kia tranh giành với nhau. Cho nên chửi mắng, xung đột đổ máu, cho đến chiến tranh nhỏ chiến tranh lớn cứ xẩy ra hoài. 
Phật muốn chấm dứt những thứ đó, nếu người nào đều tham Tổ sư thiền giữ được nghi tình thì những thứ đó tự động chấm dứt. Tại sao? Vì giữ nghi tình là không biết, đã không biết làm sao có tôi muốn hơn ông, ông muốn hơn tôi! Không biết thì không có phân biệt tự nhiên những tranh giành đó chấm dứt. Cái này rất đơn giản, chỉ thực hành Tổ sư thiền giữ nghi tình làm được tất cả.

Hỏi:
Thế nào là trạch pháp?

Đáp:
Trạch pháp là lựa chọn ở bên giáo môn mới có, Thiền môn không phân biệt, chỉ là giữ tâm không biết, không có lựa chọn.
Ba mươi bảy phẩm trợ đạo là:
-Tứ niệm xứ: quán thân bất tịnh, quán thọ là khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã.
-Tứ chánh cần: ác đã sanh nên dứt, ác chưa sanh không nên sanh, thiện chưa sanh nên sanh, thiện đã sanh khiến cho tăng trưởng.
-Tứ thần túc: dục thần túc (thỏa nguyện), cần thần túc (tinh tấn), tâm thần túc (chánh niệm), quán thần túc (bất loạn).
-Ngũ căn: tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, huệ căn.
-Ngũ lực là lực xuất phát từ ngũ căn trên. 
-Thất Bồ đề phần: 1-Trạch pháp, 2-Tinh tấn, 3-Hỷ, 4-Khinh an, 5-Niệm, 6-Định, 7-Xả.
-Bát chánh đạo phần: 1-Chánh kiến, 2-Chánh tư duy, 3-Chánh ngữ, 4-chánh niệm, 5-Chánh mạng, 6-Chánh tinh tấn, 7-Chánh nghiệp, 8-Chánh định.
Trong 7 thứ Bồ đề phần, điều thứ nhất là trạch pháp (chọn pháp), tức là chọn pháp lành để thực hành, pháp ác phải bỏ. Trong 37 phẩm có nhiều thứ trùng nhau.

Hỏi:
Nghiên cứu kinh sách hay theo học các Phật học viện có tăng trưởng trí huệ không?

Đáp:
Trong Giáo môn có học tự nhiên giúp ích, nhưng Giáo môn thời xưa, học và thực hành đi song song, nên có người chứng quả. Nhưng hiện nay các lớp cơ bản, trung đẳng, cao đẳng, chỉ có học nhưng không có thực hành. Học biết để dạy học trò, tác dụng giải thoát không còn; đáng lẽ tác dụng của Phật pháp là giải thoát tất cả khổ sanh tử luân hồi.
 Cho nên, tôi có ý lập Phật học viện để học và thực hành song song, không phải tôi bài xích cái học. Nếu chỉ có học mà không thực hành thì tác dụng Phật pháp không còn.

Hỏi:
Khán thoại đầu có khác niệm thoại đầu hay không, nếu khác thì khác nhau ở chỗ nào?

Đáp:
Khán thoại đầu là có nghi tình, tức là nhìn ngay chỗ vô thỉ vô minh. Thoại đầu (vô thỉ vô minh) là một niệm chưa sanh khởi. Vô minh là đen tối, có cảm giác chỗ đen tối mà không biết là cái gì, chính cái đó là nghi tình. Niệm là không có nghi tình, nên ngài Hư Vân nói “niệm thoại đầu không bằng niệm Phật”.

Hỏi:
Thiền sư Thiết Nhãn có nói về bản lai chân diện mục, xin Thầy giải nghĩa có phải là chân thiện mỹ cuộc đời?

Đáp: 
Bản lai chân diện mục là Phật tánh không hình, không tướng, không âm thanh, không để cho mình nhận biết được; tư tưởng không thể tiếp xúc, lời nói văn tự không thể diễn tả. Cho nên, Phật Thích Ca thuyết 49 năm tự nói không có một chữ. Vì không thể nói được, nếu Phật Thích Ca nói được thì nói cho biết mình khỏi tu, khỏi chứng ngộ. Bởi cái biết này là cái biết của Phật tánh gọi là chánh biến tri, phải tự tu tự chứng, tự ngộ mới được; chứ nhờ người khác không thể nói cho mình biết, mà cũng không thể nói.

Hỏi:
Sự chứng ngộ của Thiền tông với sự chứng pháp vô sanh có khác không?

Đáp: 
Phật nói vô thỉ là không có sự bắt đầu, cũng là hiển bày nghĩa vô sanh. Nếu có sanh thì có sự bắt đầu, tất cả vũ trụ vạn vật đều không có sự bắt đầu. Như trái dừa không phải cây dừa, nếu nói cây dừa bắt đầu được không? Không được. Tại sao? Không có trái dừa làm sao mọc lên cây dừa. Rồi nói trái dừa có trước được không? Không được. Tại sao? Không có cây dừa làm sao sanh ra trái dừa. Cây dừa và trái dừa đều không có bắt đầu, tức là hiển bày nghĩa vô sanh. 
Đây là việc ở ngoài, bây giờ nói thân tôi: Rõ ràng có cha mẹ sanh tôi, cha mẹ cũng có cha mẹ nữa, cứ từ đời từ đời truy cứu mãi có cha mẹ đầu tiên không? Giả thiết có cha mẹ đầu tiên, tôi xin hỏi cha mẹ đầu tiên có cha mẹ đầu tiên không? Nếu có cha mẹ thì không phải đầu tiên, mà không có cha mẹ vậy từ đâu ra?
Nhà khoa học nói là từ một hạt nguyên tử từ từ diễn biến thành, cuối cùng thành con người. Như vậy cho là được đi. Tôi hỏi: bào thai con người một tháng thì có hình tượng một tháng, hai tháng có hình tượng hai tháng, ba tháng có hình tượng ba tháng, đến mười tháng sanh ra đầy đủ ngũ tạng lục phủ, lục căn đều đủ. Từ một hạt nguyên tử diễn biến thành một con người, giả thiết cho 1 triệu năm, mỗi năm lên một cấp, cũng như thai của con người mỗi tháng một cấp. Nhưng bây giờ mình chỉ thấy cấp thứ nhất là nguyên tử với cấp 1 triệu là con người, không thấy mấy cấp kia.
Có người nói mình chỉ sống mấy chục năm làm sao thấy 1 triệu năm được? Tôi nói khỏi cần, bây giờ mình sống 5 năm cũng được, 5 cấp đến 1 triệu gần thành con người thì mình phải thấy chứ! Vậy có ai thấy 5 cấp gần thành con người không? Nếu không có thì lý do này không thành lập được. Truy cứu cách nào cũng không có sự bắt đầu, nên Phật nói trắng ra là vô thỉ, vô thỉ là nghĩa vô sanh; người chứng quả là ngộ pháp vô sanh, chứng vô sanh pháp nhẫn.

Hỏi:
Chữ nhẫn trong vô sanh pháp nhẫn là gì?

Đáp:
Chữ nhẫn là nhẫn khả, như Giáo môn nói “người uống nước nóng lạnh tự biết”. Tách nước nóng, nếu quý vị không uống thì không thể biết. Nhẫn khả là thình lình biết, cũng như mình bị mất một món đồ, không nhớ ở chỗ nào, thình lình nhớ lại “ồ”. Chữ Hán là chữ lực ở trong chữ khẩu, Thiền tông hình dung chữ này là ngộ; tức là trước kia mình không biết, thình lình biết được “ồ”.

Hỏi:
Thế nào từ bi trong nhà Phật? Lòng từ bi có giống như bác ái không?

Đáp:
Từ bi là phá ngã chấp, bác ái là ngã chấp; hai thứ nghịch với nhau. Từ bi của nhà Phật, chữ từ là vô duyên từ, chữ bi là đồng thể bi. Tại sao nói là vô duyên từ? (Duyên là nhân duyên đối đãi) Tôi không phải năng từ, ông là sở từ nhận cái từ của tôi; có năng sở đối đãi không phải từ bi.

Hỏi: 
Thế nào là phương pháp tự ngộ?

Đáp:
Phật Thích Ca truyền pháp môn này là pháp thiền trực tiếp, không qua văn tự lời nói, nên gọi là giáo ngoại biệt truyền. Thiền này trực tiếp hiện ra tự tánh, Phật chỉ truyền 4 chữ là “từ nghi đến ngộ”, nghi là nhân, ngộ là quả. Tất cả không ở ngoài nhân quả, có nhân phải có quả. 
Thiền tông nói không có nhân thì không có quả, nên nói là bất nghi bất ngộ; nhân nhỏ quả nhỏ, nên nói tiểu nghi tiểu ngộ; nhân lớn quả lớn, nên nói đại nghi đại ngộ. Vậy nghi là gì? Nghi là không biết không hiểu, một việc gì đã hiểu đã biết thì hết nghi là không có tham thiền. Cho nên Thiền tông rất chú trọng cái nghi gọi là nghi tình.
Phật Thích Ca đã ngộ nhưng không thể nói cho mình biết, không có thể ngộ giùm cho mình. Vì nói được là không phải, tự tánh vô hình vô thanh; mà dùng văn tự của thế gian không thể diễn tả được, dùng bộ óc không thể suy nghĩ đến. Cho nên, Phật Thích Ca nói “49 năm thuyết pháp, chưa từng nói một chữ” là vậy. Bởi không thể dùng lời để nói, nên Phật Thích Ca chỉ dạy đường lối thực hành để mỗi mỗi chúng sanh đều được tự ngộ. Vì vậy, nói là phương pháp tự ngộ.
Như mình muốn no phải tự ăn, người nào có ăn được no; chứ chí thân như cha mẹ không thể ăn giùm cho con cái, con có hiếu cũng không thể ăn giùm cho cha mẹ; tức là ai ăn nấy no. Phật pháp cũng vậy, người nào tu thì người đó chứng; phương pháp thiền phải tự ngộ mới được. Phương pháp thực hành Tổ sư thiền rất dễ, theo kinh nghiệm của tôi dễ hơn Tịnh độ trăm ngàn lần. Trước kia tôi hoằng Tịnh độ mười mấy năm, chưa thấy người nào tu đúng  tông chỉ Tịnh độ.
Từ ngày mùng 2 tháng 4 năm 1977 hoằng Tổ sư thiền. Mặc dù, chưa có ai kiến tánh nhưng nhiều người phát trí huệ, Phật tử tham Tổ sư thiền nửa năm một năm có kiến giải cao hơn những người tu học Phật Học Viện mười mấy năm. Tại sao? Vì cái học cần phải ghi nhớ, còn tham thiền là phát hiện cái dụng của mình sẵn có. Phật Thích Ca nói “Phật tánh bình đẳng bất nhị”, Phật tánh của mọi chúng sanh đều bằng với Phật gọi là bình đẳng. Nếu kém hơn Phật một chút thì không bình đẳng, có cao có thấp là nhị. 
Tu pháp môn Tổ sư thiền hay pháp môn khác của Phật pháp cũng vậy, điều thứ nhất là tin tự tâm. Cái tin là cần nhất, như Tịnh độ có tín, nguyện, hành, tin có 3 thứ tin. Tin của Tổ sư thiền là tin tự tâm và phát khởi nghi tình. 
Nói sơ lược cách thực hành tham Tổ sư thiền: Trước đời nhà Tống của Trung Quốc không có  tham công án, tham thoại đầu, đến sau này những cơ xảo của Tồ sư ghi trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, những người tham biết thành ra cơ xảo của Tổ sư không thể dùng được, bất đắc dĩ mới dạy tham công án, tham thoại đầu.
Tham thoại đầu là nhờ câu thoại để khởi lên nghi tình, trong Đường Lối Thực Hành Tham Tổ Sư Thiền có đề ra 5 câu thoại đầu: câu thứ nhất “Khi chưa có trời đất ta là cái gì?” Bây giờ có trời có đất thì mình ở đây, còn khi chưa có trời đất, mình không biết; không biết đó là nghi tình. Hỏi câu thoại đầu cảm thấy không biết, thực hành rất đơn giản, chỉ cần giữ cái không biết. Giữ cái không biết đến khi thình lình bùng vỡ, gọi là kiến tánh thành Phật.
Có người hỏi tôi “suốt ngày giữ cái không biết thành người khờ ngốc sao làm việc?” Ban đầu tham thiền, khi làm việc phải ngưng tham; sau này tham thiền quen tự nhiên hiện ra cái dụng của tự tánh. 
Ở Việt Nam có Trương Quốc Anh làm thủ môn đội banh hãng bọt ngọt, lúc khởi lên nghi tình không thấy trái banh, nhưng trái banh nào cũng chụp được, nên trận đấu nào có y tham dự chắc chắn thắng. Bác sĩ Thuận trưởng ty y tế Rạch Giá theo tôi tham thiền, lái xe từ Rạch Giá đến Sài Gòn, lúc khởi lên nghi tình không thấy xe nhưng không đụng xe. Cô Thợ may Trì Hằng Thiền lúc khởi lên nghi tình, không qua bộ óc cũng cắt vải được.
Tôi ở Việt Nam có người hỏi “tôi rất thích tham Tổ sư thiền, nhưng ở trong lu gạo tôi hết gạo làm sao tham được?” Tôi dạy ông tham thiền, không phải của trời rớt xuống cho ông ăn! Ông làm nghề nào thì cứ làm nghề đó, lúc làm việc cũng tham, đi đứng nằm ngồi, mặc áo ăn cơn ngủ nghỉ, đi xe đi bộ… đều tham.
Ngài Lai Quả nói “nhờ câu thoại đầu khởi lên nghi tình bao gồm tất cả giới định huệ, niệm Phật, tụng kinh, lục độ vạn hạnh cho đến công thương kỹ nghệ… đều ở trong đó”. Tại sao? Vì nghi tình là không biết, nếu giữ không biết thì không phạm giới là trì giới. Trong giới luật có 3 cấp trì giới, cấp thứ nhì gọi là thiền giới. Bộ óc không biết thì tất cả phiền não vọng tưởng không có, nên được thanh tịnh gọi là định, định này được lâu sẽ phát ra thần thông. 
Trí huệ của nhà Phật khác hơn trí huệ của thế gian, trí huệ của thế gian do bộ óc khởi tâm động niệm mới làm được. Trí huệ của Phật tánh là Bát nhã không cần qua bộ óc. Có sự thật cụ thể chứng tỏ giữ được cái không biết thì tất cả tụng kinh, niệm Phật, trì giới cho đến lục độ vạn hạnh, công thương kỹ nghệ thế gian đều ở trong đó, không có cái nào thiếu sót.
Bởi vì, bản thể Phật tánh cùng khắp không gian thời gian, cái dụng cũng cùng khắp không gian thời gian, gọi là Phật pháp vô biên. Pháp này thực hành rất giản dị, con nít 6, 7 tuổi cũng thực hành được, bà già 8, 9 chục tuổi cũng thực hành được; mà lại khỏi cần xuất gia cũng tu được. 
Lịch sử Thiền tông Trung Quốc: vua kiến tánh vẫn làm vua, thừa tướng kiến tánh vẫn làm thừa tướng, thượng thư kiến tánh vẫn làm thượng thư; cho đến bà già bán rong ngoài đường cũng được kiến tánh. Bất cứ làm nghề gì đều có thể kiến tánh, thông minh hay ngu si đều có thể kiến tánh.
Trong kinh nói người nữ có 5 thứ chướng, sự thật có 3 đứa bé gái kiến tánh (Long Nữ 8 tuổi, cô họ Trịnh 13 tuổi, cô họ Tô 15 tuổi). Theo giới luật nhà Phật, thực hành bát kỉnh, Tỳ kheo ni đảnh lễ Tỳ kheo; chứ không có Tỳ kheo đảnh lễ Tỳ kheo ni, nhưng Tỳ kheo ni kiến tánh thì Tỳ kheo đảnh lễ Tỳ kheo ni. Tất cả chướng do mình chấp thật mới có, nếu không chấp thật thì tất cả bình đẳng bất nhị.

Hỏi:
Hiện nay phong trào tu thiền lớn mạnh ở hải ngoại, thiền hơi thở, thiền nhân điện, thiền yoga…không biết đâu là chánh pháp, mặc dù Phật dạy chánh pháp còn phải bỏ, huống là phi pháp?

Đáp:
Quán sổ tức trong Ngũ Đình Tâm Quán là đếm hơi thở từ 1 đến 10, rồi từ 10 ngược lại 1, thiền này là đúng. Tôi hoằng Tổ sư thiền khác hơn tất cả thiền, tất cả thiền khác gọi là tọa thiền; còn Tổ sư thiền đang làm vẫn thiền, không cần phải ngồi, muốn ngồi thì ngồi. Đả thiền thất ngồi nửa tiếng đi nửa tiếng, đi gọi là đi hương, ngồi gọi là tọa hương. 
Năm 1974, tôi đi Bangkok đến thăm trung tâm thiền của Thái Lan, có mời Thiền sư Miến Điện dạy Tiểu thừa thiền, ngồi bao nhiêu đi bấy nhiêu, hình thức giống như Tổ sư thiền. Đó là để điều thân, đi mỏi chân lại ngồi, ngồi tê chân lại đi. Các thiền khác chú trọng ngồi kiết già, Tổ sư thiền khỏi cần ngồi kiết già, muốn ngồi cách nào cũng được. 
Lục Tổ nói “đạo do tâm ngộ bất tại tọa”, ngộ là do tâm chứ không phải do thân; vì thân này sau khi chết đem thiêu thành tro, chôn thành đất. Tâm mình không sanh không diệt, tu là tu cái tâm; ngộ là ngộ cái tâm, cho nên khỏi cần ngồi.
Trong phẩm Tọa Thiền của Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ nói “tâm tọa chứ không phải thân tọa”. Tổ sư thiền rất thích hợp cho người tại gia để tu; đi xe, đi bộ, đi, đứng, nằm, ngồi, mặc áo, đi cầu, ăn cơm, ngủ nghỉ… lúc nào tham cũng được, chỗ nào tham cũng được.
Muốn phân biệt chánh tà rất dễ, chánh pháp là phá ngã chấp; nếu chấp ngã là tà, phá chấp ngã là chánh. Tất cả kinh Đại thừa liễu nghĩa đều phá chấp thật. 
Như Bát Nhã Tâm Kinh phá tất cả chấp; bất cứ chấp cái gì, chấp thật lục căn, lục trần, lục thức cho đến chấp thật Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên đều dùng chữ vô để phá (vô là không có, không phải là không có, vô là vô thật tức là không phải thật, nghĩa là phá chấp thật), trí huệ của Bồ tát cũng phá luôn (vô trí diệc vô đắc), cứu kính Niết bàn cũng xa lìa (xa lìa điên đảo cứu kính Niết bàn). Phá hết tất cả chấp thì được thành Phật.

Hỏi:
Xin Thầy giảng về quá trình chứng ngộ của Thầy?

Đáp:
Đáng lẽ quý vị nghe tôi giảng phương pháp tự ngộ của Thiền tông là tu để tự ngộ, không phải để khảo lại tôi. Nhưng đã hỏi thì tôi phải nói: Ban đầu tôi giảng thiền được một tuần lễ cho ba mươi mấy người, hỏi các vị ấy có thích thiền không? Chỉ có một người thích.
 Tôi ra hoằng Tổ sư thiền thì không thể buông, phần nhiều các Phật tử ấy tu Tịnh độ và mê tín. Tôi dạy Tổ sư thiền là vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ, nên người ta cũng công kích. Sau này có sự thật chứng tỏ nhiều người tu phát trí huệ, trong công thương kỹ nghệ đều tham được.
Mới giải phóng không có viết nguyên tử, dùng ruột mực bôm vô xài nữa. Có người làm nghề bôm mực nguyên tử. Một thanh niên 20 tuổi làm nghề này, trước kia chưa có tham thiền một ngày bôm được bốn mươi mấy cây; sau khi tham thiền mỗi ngày bôm được tám mươi mấy cây. Bốn mươi mấy cây bôm mực không đều, tám mươi mấy cây ra mực đều. Chứng tỏ tham thiền không chướng ngại kiếm gạo, còn giúp kiếm gạo nhiều. Vì sản xuất gấp bội, tự nhiên gạo phải nhiều hơn.
Tôi bất đắc dĩ ra hoằng Tổ sư thiền, ban đầu tôi nói tiếng Quảng, chỉ có người Hoa đến dự, sau này người Việt lại coi, vì tôi là người đầu tiên đả thiền thất ở Việt Nam, cho tứ chúng tập thiền liên tiếp 7 ngày. Người Hoa theo tôi học thiền được hai ba trăm người, người Việt theo tôi học thiền hơn bốn ngàn người. 
Cho nên, tất cả kinh sách của tôi dịch chữ Việt nhiều, chữ Hán ít hơn. Như hôm nay lại đây tôi giảng bằng tiếng Việt, tháng trước đi Canada cũng giảng bằng tiếng Việt, ở Việt Nam giảng bằng tiếng Việt nhiều hơn. Vì người Việt theo tôi học thiền nhiều, chơn tu nhiều hơn; người Hoa phần nhiều cầu phước.
Tại sao tôi chưa kiến tánh mà ra hoằng thiền? Tôi nghĩ ngài Lai Quả kiến tánh nhưng thầy của ngài Lai Quả chưa kiến tánh, ngài Hư Vân kiến tánh nhưng thầy của ngài Hư Vân chưa kiến tánh; nghĩa là mình tu đúng đường lối thực hành sẽ kiến tánh, tuy thầy chưa kiến tánh nhưng trò kiến tánh trước, trong lịch sử Thiền tông thấy nhiều. Đệ tử kiến tánh rồi trở lại làm thầy, thầy trở lại làm đệ tử. 
Tôi chưa kiến tánh, nhưng may mắn biết được đường lối thực hành Tổ sư thiền, do Thiền sư có theo tham học với ngài Lai Quả, ngài Hư Vân truyền dạy cho tôi. Tôi chỉ có giải ngộ, nên các vị hỏi vấn đề gì, tôi khỏi cần qua bộ óc suy nghĩ mà trả lời liền
 

ML
01
02
03
04
05
06
07
08
09
Xem Thêm: 
Duy Lực Ngữ Lục Quyển Thượng
Duy Lực Ngữ Lục Quyển Hạ
Khai Thị Thiền Thất Tại Chùa Tam Bảo, HT. Duy Lực
Giảng Kinh Lăng Nghiêm, HT. Thích Duy Lực
c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Nhớ khói quê nhà Vọng tưởng dung thông Đau do lở miệng triệu chứng và điều Nữ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer Uống trà xanh có thể giảm tác dụng ï¾ ï½ Mứt hoa hồng thắm đỏ Khảo về thân trung ấm giï Sự lo lắng của cha mẹ cũng lây Đăk Nông Chùa Hoa Khai đúc đại hồng Lo lắng giúp tạo ra động lực tích Có phải cái chết đã nhẹ tựa lông Ngủ trưa giúp giảm stress do công Lo lắng làm mất ngủ hay mất ngủ gây ra nghiep bao va tai sinh nhung cau hoi can ban Uống bia rượu vừa phải có tốt cho tung soi toc nhe nhang roi xuong HÃu Xuân vọng Vị đại sư xấu xí thiên tài lừng lẫy ngu 还愿怎么个还法 Đóa Truyền kỳ về vị thiền sư tổ nghệ Trái tim bất tử Kỳ 3 Vị pháp thiêu huy Học Tiểu đường do vi khuẩn đường ruột Bảo Rễ cây dâu Vị thuốc chống ho trừ Rễ cây dâu Vị thuốc chống ho Vì sao tu thiền định nằm mộng không niệm phật được Mập vì ăn chay Thể dục sau bữa ăn giúp giảm bệnh tim Ly chè đậu ngự dâng cúng Phật Những điều có thể chưa biết về cây Ni trưởng Diệu Kim Vị pháp sư đa tài Những điều bạn có thể chưa biết về miên nghi thuc cung cau an dau nam bo tat chìa giムBệnh do vi rút Ebola những điều cần dau nam huong ve tam năm Tức