.
HOÀ THƯỢNG DUY LỰC 
KHAI THỊ BAN ĐẦU TẠI HOA KỲ
Xuất Bản tại Saigon, Việt Nam 2004
ML
01
02
03
04
05
06
07
08
09
07
-Tiểu ngộ - Bảo nhậm 
-Tập khí xuất thế gian
-Bất lạc và bất muội 
-Gõ đầu cá ba cái
-Dùng pháp chiêm bao thức tỉnh
-Pháp khác để thích hợp
-Tùy duyên - Không Phật thì tới
-Cấm địa - Giúp người
-Ai làm ra luật nhân quả
-Gà và trứng - Kiếp không
-Hơi thở
-Lục Tổ dạy đồ chúng
-Tối thượng thừa thiền
-Vô sở hữu 
-Sắc chẳng khác không
-Thập mục ngưu đồ
-Kiến tánh chưa thành Phật
-Kiến tánh chưa ấn chứng
-Chưa bảo nhậm - Đốt thành tro
-Không và không đại
-Đúng pháp Tổ sư thiền
-Vọng tưởng, nhức đầu
-Cái áo, cây gậy
-Tánh không
-Tịnh độ
-Bình đẳng còn ăn thịt
-Thiền giản dị sao thành Phật
-Tiểu thừa và Đại thừa
-Thuận chúng sanh - hơi thở trút hết
-Đại thừa là nhập thế
Hỏi:
 Lục Tổ được truyền y bát, rồi sau 15 năm bảo nhậm là chứng đạo chưa?

Đáp:
 Bảo nhậm là dứt tập khí, cái ngộ của Lục Tổ bằng Phật; nhưng cái dụng không bằng, còn cách nhau xa lắm. Sau khi Lục Tổ bảo nhậm 15 năm thì cái dụng và ngộ đều bằng Phật. Có lần một người đến ám sát thì Lục Tổ đưa đầu cho chém, nhưng không chém được. Đó là hiển bày ra cái dụng. Mà người chém té ra chết giấc, Lục Tổ nói “ta chỉ thiếu ngươi vàng, chứ không thiếu thân mạng”. Rồi đưa vàng cho người ấy, bảo phải đi mau và sau này trở lại.

Hỏi:
 Tập khí xuất thế gian là gì?

Đáp:
 Tập khí xuất thế gian là chấp cái quả của mình chứng. Kinh Kim Cang nói “ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng”. Bốn tướng này của phàm phu là tập khi thế gian, bực thánh có bốn tướng này là tập khí xuất thế gian, tức chấp sở chứng, sở ngộ, cho đến chứng Niết bàn cũng còn chấp là ta chứng thì cũng còn ngã chấp, nên gọi là thọ giả tướng.

Hỏi:
 Thế nào là bất lạc nhân quả và bất muội nhân quả?

Đáp:
 Tăng hỏi ông già: người đại tu hành còn lọt vào nhân quả không?
 Ông già đáp: bất lạc (lọt) nhân quả.
 Cho nên, Ông già bị đọa năm trăm kiếp chồn. Ông già này trước kia làm trụ trì ở núi Bá Trượng. Ông già gần mãn kiếp chồn rồi biến thành người đến đạo tràng của ngài Bá Trượng nghe pháp. Một hôm, ông già nói với ngài Bá trượng: tôi là thân con chồn, xin ngài khai thị cho tôi được thoát thân chồn?
 Bá Trượng nói: Ông cứ hỏi.
 Ông già hỏi: người đại tu hành còn lọt vào nhân quả hay không?
 Bá Trượng đáp: bất muội nhân quả (nhân quả rõ ràng).
 Ông già nghe liền ngộ, thoát được thân chồn.

Hỏi:
 Tại sao đức Phật Thích Ca cũng bị nhân quả?

Đáp:
 Vì hoằng pháp cho người còn ở trong chiêm bao thì phải nói nhân quả, nếu người đã thức tỉnh trong chiêm bao, thì không có dính dáng đến nhân quả trong chiêm bao. Vì Phật Thích Ca vô trong chiêm bao để độ chúng sanh, nên nói còn phải chịu nhân quả.

Hỏi:
 Tiền kiếp của Phật Thích Ca gõ đầu con cá ba cái, sau bị nhân quả đau đầu ba ngày. Việc ấy như thế nào?

Đáp:
 Chỗ này, Phật Thích Ca nói “tôi bị đau đầu ba ngày”, ở kinh khác, lại nói “tôi không bị đau đầu”. Nói đau đầu chỉ là phương tiện. Như Phật thị hiện bệnh, sai A Nan đi xin sữa, gặp Duy Ma Cập quở.
 A Nan nói: Chính tôi nghe Phật nói mà!
 Duy Ma Cật bảo: A Nan nên về đi, Phật làm sao có bệnh?
 Vì trình độ của A Nan có khác, Duy Ma Cật biết Phật không có bệnh.

Hỏi:
 Chúng con ở trong chiêm bao, muốn thức tỉnh phải dùng biện pháp trong chiêm bao để đến chỗ thức tỉnh, vậy được không? 

Đáp:
 Làm sao được! Nhắm mắt chiêm bao thì ông cũng có kinh nghiệm. Lúc thức tỉnh thì không có dính dáng đến chiêm bao nữa. Nhắm mắt chiêm bao thì ngủ đã tự thức, nhưng thức rồi sẽ chiêm bao lại; còn mở mắt chiêm bao không bao giờ tự thức, chỉ có tham thiền mới thức tỉnh, nhưng khi thức tỉnh thì không bao giờ bị chiêm bao lại nữa.

Hỏi: 
 Sau đời nhà Tống ở Trung Quốc mới có công án và thoại đầu để tu, vì thích hợp nền nông nghiệp lúc đó; nhưng bây giờ thời đại khoa học máy móc phức tạp, có phương pháp nào khác để tu cho thích hợp không?

Đáp:
 Công án không bị không gian thời gian hạn chế, khác hơn khoa học; khoa học thì dần dần tiến bộ. Công án là để phát hiện Tâm linh, nói dễ hiểu là Phật tánh; Phật tánh không thể tiến bộ, nếu Phật tánh có tiến bộ thì Phật tánh cũng bị sanh diệt.
 Phương tiện là tùy căn cơ, chứ không phải có nhất định. Ngày xưa cũng tùy căn cơ mà thay đổi phương tiện.
 Như công án “vô” (không) của Triệu Châu: 
 Tăng hỏi: con chó có Phật tánh không?
 Triệu Châu đáp: Không.
 Tăng khác hỏi: con chó có Phật tánh không?
 Triệu Châu đáp: có.
 Rõ ràng như thế đã khác, đâu có cố định!

 Công án “uống trà” của Triệu Châu:
 Triệu Châu hỏi Tăng: trước kia có đến đây chưa?
 Tăng đáp: chưa.
 Triệu Châu nói: uống trà đi.
 Triệu châu hỏi Tăng khác: trước kia có đến đây chưa?
 Tăng đáp: đến rồi.
 Triệu Châu nói: uống trà đi.
 Có người thắc mắc, sao Triệu Châu trả lời cho hai vị Tăng đã đến rồi và chưa đến đều là “uống trà đi”?
 Triệu Châu gọi: Viện chủ!
 Viện chủ: dạ.
 Triệu Châu nói: uống trà đi.
 Có chỗ Triệu Châu trả lời cho ba người đều “uống trà”, có chỗ trả lời cho hai người, người trả lời có, người trả lời không. Đó là tùy căn cơ, chứ không phải thời xưa khoa học kém, bây giờ khoa học tiến bộ mà sửa lại.
 Nếu bây giờ có người kiến tánh cũng tùy căn cơ vậy. Tùy căn cơ đó theo Giáo môn gọi là trên thì hợp ý Phật, dưới khế hợp người hỏi pháp. Phù hợp Phật ý không có tiến bộ, khế hợp đương cơ cũng không có tiến bộ; ngày xưa và bây giờ cũng vậy.

Hỏi:
 Có câu “tùy duyên bất biến” là Phật pháp bất biến, nhưng tùy theo hoàn cảnh bây giờ có khác. Vậy thế nào?

Đáp:
 Tùy duyên không phải bây giờ mới khác, hồi xưa cũng khác! Tôi mới vừa nói là người này nói là có, người kia nói là không thì mỗi người nhân duyên có khác.

Hỏi:
 Kính xin Thầy khai thị “chỗ nào có Phật thì tránh, chỗ nào không có Phật thì tới”?

Đáp:
 Đó là muốn mình phát nghi. Tất cả lời của chư Phật chư Tổ để cho mình ngộ, ngộ không được thì nghi; có người nghe thì ngộ liền, có người không được thì không hiểu, không hiểu tức phải phát nghi là tại sao vậy? Rồi giữ cái nghi đó, sau này sẽ được ngộ.

Hỏi:
 Theo các Tôn giáo thì trong người mình có cấm địa phải không?

Đáp:
 Các Tôn giáo có tư tưởng chấp thật, còn Phật giáo là phá chấp thật. Vậy không thể dùng Tôn giáo để thí dụ. Tối thượng thừa của Phật pháp cũng không thí dụ được, vì không có lý nên không thể logic, thí dụ được là Đại thừa, Trung thừa, Tiểu thừa. Chư Phật chư Tổ là muốn mình ngộ, vô lý mới chấm dứt suy nghĩ của mình. Nếu có lý thì cứ đuổi theo cái lý, nên Thiền tông mắng là “con chó đuổi theo cục xương”.

Hỏi:
 Những người phát minh hơi nước và các phương tiện tối tân để giúp mọi người dùng, vậy có coi là Bồ tát không?

Đáp:
 Bồ tát là giúp người ta đạt đến chỗ tự do tự tại vĩnh viễn, không còn một chỗ nào khổ. Còn người phát minh hơi nước làm năng lượng để cho tàu chạy, xe chạy thì không thể giải thoát cho người ta. Trái lại, toàn nước Mỹ mỗi ngày vì tai nạn xe hơi khoảng 57 người chết, chưa kể người bị thương. Hiện thực không có lợi ích giải thoát cái khổ, mà sanh ra tai hại, làm sao gọi là Bồ tát được!
 Bây giờ, phát minh cái máy và làm cái xưởng sản xuất đồ cho mọi người, ông nói là Bồ tát cũng được; nhưng các phế thải của xưởng làm cho không khí ô nhiễm, bỏ xuống biển là cho nước biển ô nhiễm, làm cho người và vật thiếu nước uống. Nhà khoa học hiện nay đang lo sự ô nhiễm này, không biết làm sao! 
 Các nước tân tiến biết nguyên nhân của sự ô nhiễm, nhưng muốn kiếm tiền, nên đem các xưởng đến các nước lạc hậu, mang danh là giúp đở. Sự thật là muốn nước mình khỏi bị ô nhiễm. Như vậy là hại người, chứ đâu phải giúp cho người mà gọi là Bồ tát!

Hỏi:
 Một người làm chính trị cho một quốc gia họ, nếu như vì cá nhân của họ thì việc đó không tốt; còn làm để cho quốc gia của họ được nâng cao đời sống, thì có thể coi là Bồ tát không?

Đáp:
 Lương Võ Đế bố thí, cúng dường các chùa và trai tăng hỏi Đạt Ma: Tôi làm vậy có công đức không?
 Đạt Ma đáp: không có công đức.
 Lương võ Đế nghe rồi không vừa ý, Đạt Ma đi khỏi. Sau này, nghe Tế Công nói muốn thỉnh về nhưng không được.
 Mục đích của Đạt Ma muốn người ta giải thoát vĩnh viễn tất cả khổ, còn Lương Võ Đế là tư tưởng thế gian chỉ giúp đở người ta, nhưng người ta không thể giải thoát được. Ông chỉ được phước đức, chứ không phải công đức; công đức như tổ Đạt Ma nói ở tự tánh Phật đầy đủ.

Hỏi:
 Ai làm ra luật nhân quả?

Đáp:
 Luật vũ trụ không ai làm ra được, tất cả đều tự như vậy. Vô sanh là không có sự sanh khởi, vô thỉ là không có sự bắt đầu. Phật đã nói trắng cho mình hiểu vậy, chứ không phải như các nhà Triết học tây phương cho là phải có cái nhân gì lập ra! Không thể được. Nếu có thể lập ra thì có thành phải có hoại, có sanh phải có diệt, có bắt đầu phải có cuối cùng, đều nằm ở trong tương đối.

Hỏi:
 Con gà có trước hay trứng gà có trước?

Đáp:
 Con gà không thể có trước, trứng gà cũng không thể bắt đầu. Không những con và trứng gà, mà tất cả vũ trụ vạn vật đều cũng như vậy. Như trái cam có trước hay cây cam có trước? Không được, cũng như trứng gà và con gà vậy. Nếu muốn thành lập cái gì thì cũng không thành lập được.

Hỏi:
Thế nào là kiếp không?

Đáp:
 Kiếp không là chưa có cái gì hết, vũ trụ chưa có cũng gọi là kiếp không. Đó là một khái niệm chưa có trời đất vũ trụ.

Hỏi: 
 Tham thiền và theo dõi hơi thở ra hay vào, vậy như thế nào?

Đáp:
 Đó là không phải tham thiền, điếm hơi thở là thiền Tiểu thừa gọi là Sổ tức quán. Thiền quán của Tiểu thừa có 5 thứ: Sổ tức quán, Bất tịnh quán, Nhân duyên quán, Lục thức quán, Từ bi quán. 5 thứ thiền quán gọi chung là Ngũ đình tâm quán. Nhưng phần nhiều tu Sổ tức quán, cũng có một số ít tu Bất tịnh quán, còn các thứ quán kia ít người ta tu.
 Tham thiền là thuộc về Tối thượng thừa, không thuộc về tam thừa; khác hơn tất cả thiền, gọi là “giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự”.

Hỏi:
 Ngồi thiền là nghĩ đến công án phải không?

Đáp:
 Không cho nghĩ, chỉ là hỏi và nhìn, không cho suy nghĩ, tìm hiểu, giải thích; chỉ là giữ cái không hiểu, muốn hiểu mà hiểu không nổi, gọi là nghi tình; ngoài nghi tình không biết cái khác. Đi, đứng, nằm, ngồi đều tham thiền được. Các thiền khác thì họ chủ trương ngồi, còn tham thiền không nhất định phải ngồi.
 Giữ nghi tình là ngưng suy nghĩ, tức ngưng tất cả hoạt động của bộ óc, là chỉ giữ cái không biết của bộ óc. Đến giờ phút cuối cùng ngộ thì cái không biết của bộ óc cũng tan rã. Lúc đó, biết và không biết của bộ óc sạch hết thì cái biết Phật tánh toàn diện hiện lên khắp không gian thời gian, chỗ nào cũng biết. 

Hỏi:
 Lục Tổ dạy đồ chúng như thế nào?

Đáp:
 Căn bản của Lục Tổ dạy là đừng thêm vô Tâm linh và đừng bớt ra Tâm linh, thì chỉ y như vậy. Như giới, định, huệ của Lục Tổ nói “Tâm địa chẳng quấy, tự tánh giới. Tâm địa chẳng loạn, tự tánh định. Tâm địa chẳng si, tự tánh huệ”. Đó là nói về giới, định, huệ. Nếu nói tất cả đều được hết, như Bát Nhã Tâm Kinh nói “chẳng dơ, chẳng sạch, chẳng thêm, chẳng bớt”. 
 Rất là đơn giản, mà người ta muốn giải đủ thứ lý; nhưng không có lý gì, chỉ là chẳng nổi cái tâm xen vô, Lục Tổ gọi là vô niệm; vô niệm không phải là không có cái tâm, cái tâm vẫn y như cũ. Cho nên, tất cả đều chẳng… là được, chứ không phải chỉ nói giới, định, huệ thôi! Cái khác cũng vậy, chẳng tốt, chẳng xấu, chẳng trước, chẳng sau… là nghĩa của tâm là như như bất động.

Hỏi:
 Tối thượng thừa thiền và Tổ sư thiền khác nhau như thế nào?

Đáp:
 Tối thượng thừa thiền tức là Tổ sư thiền, tam thừa có giáo lý, rồi theo giáo lý để tu, có pháp thiền mà mỗi mỗi khác. Tối thượng thừa không có giáo lý, nhưng thực hành không trái với giáo lý; tức là ở ngoài tam thừa, gọi là giáo ngoại, đặc biệt truyền pháp môn này; mà pháp môn này không nhờ văn tự lời nói, nên gọi là bất lập văn tự. Vì khác hơn tam thừa nên nói là Tối thượng thừa.

Hỏi:
 Như lai thiền và Tổ sư thiền khác nhau như thế nào?

Đáp:
 Thực hành theo giáo lý Đại thừa là dùng cái biết, gọi là Như lai thiền; dùng cái không biết để tu gọi là Tổ sư thiền, do từ Tổ từ Tổ truyền xuống. 

Hỏi: 
 Hư không vô sở hữu phải là Như lai thiền không?

Đáp:
 Hư không vô sở hữu thì Như lai thiền và Tổ sư thiền đều không có. Vô sở hữu thì không có hư không, nhưng tất cả đều ở trong hư không, tất cả nhờ hư không hiển bày cái dụng. Tổ sư thiền cũng vậy, mục đích của Tổ sư thiền là muốn đạt đến vô sở hữu, chỗ dùng không có gì hạn chế; tức là không có chỗ để đứng chân, nhưng con người chấp có cái ta để đứng chân. 
 Đối với Tổ sư thiền muốn lập có ta (hữu ngã) hay không có ta (vô ngã) đều không được. Vì hữu và vô là tương đối, mà Tổ sư thiền là không có tương đối (nghĩa vô trụ), không trụ nơi có và không trụ nơi không có, không trụ nơi chẳng có chẳng không có, không trụ nơi cũng có cũng không có; gọi là lìa tứ cú, tuyệt bách phi. Cho nên, chỗ nào cũng không trụ thì không bị dính mắc. Dù ở bất cứ nơi nào cũng định, gọi là Na già định.

Hỏi:
 “Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc”. Xin Thầy khai thị?

Đáp:
 Đó là lời nói, kinh Lăng Nghiêm nói “phàm có lời nói đều chẳng nghĩa thật”. Tất cả kinh điển đều dùng lời nói, danh tự. Thiền  tông là bất lập văn tự, không có thể dùng lời nói. Nếu dùng lời nói thì không đúng thật tế. Như kinh có thí dụ: người mù bổn sanh không thấy mặt trời, hỏi mặt trời thế nào? Người mắt sáng trả lời là tròn với nóng, người mắt sáng diễn tả đúng; nhưng người mù cho tròn với nóng là mặt trời thì sai.
 Tôi biết mặt mũi ông Trương, có người hỏi tôi “mặt mũi ông Trương như thế nào?” Tôi diễn tả thật kỹ cho người ấy nghe, nhưng người ấy gặp ông Trương ở ngoài đường vẫn không biết. Tôi giới thiệu trước mặt ông Trương, lần sau người ấy gặp ông Trương ở đâu cũng biết. Tại sao? Không phải lời nói của tôi không đúng! Nhưng lời nói là lời nói, thật tế là thật tế. Thật tế không phải dùng lời nói để thay thế được. Cho nên, Phật nói “phàm có lời nói đều chẳng có nghĩa thật”.
 Nghĩa thật là phải tự ngộ mới được, Phật muốn trị bệnh mù của chúng sanh; hết bệnh mù thì tự thấy, khỏi cần nhờ người mắt sáng. Người mắt sáng không muốn lừa gạt, vì không hiểu nên bị lừa gạt; tức chấp lời của người mắt sáng là bị lừa gạt, chính Phật Thích Ca rất sợ người ta chấp lời của Phật.
 Cho nên, kinh Kim Cang nói “ai nói Phật có thuyết pháp là người ấy phỉ báng Phật”. Vì vậy, chỗ này rất là mâu thuẩn. Chính kinh Kim Cang của Phật thuyết, mà Phật lại nói “ai nói Phật có thuyết pháp là người ấy phỉ báng Phật”. Thật tế là vậy.
 Thật tế nhờ vô sở hữu là hư không này, ứng dụng hàng ngày mà không biết. Bây giờ tôi nói cho biết, rồi cũng không nhìn nhận; cũng muốn sở hữu cho nhiều, chứ không chịu vô sở hữu. Chỉ Thiền tông có Bàng Uẩn là tỷ phú đem tất cả gia tài bỏ xuống biển, rồi hàng ngày làm giỏ tre sai con gái ra chợ bán để đổi gạo ăn. 
 Có người hỏi: tại sao không đem tiền cứu giúp người nghèo để có phước đức?
 Bàng Uẩn trả lời: tôi đã bị hại nhiều rồi, sao lại đem hại người khác!
 Người ấy nói: sao không để lại một ít tiền để ăn mà tu?
 Bàng Uẩn nói: tôi đã biết bị hại, sao tôi tiếp tục bị hại nữa!
 Cho nên, cả gia đình gồm có 4 người đều được kiến tánh.
 Nói thì dễ, nhưng làm rất khó. Vì vậy, Phật dạy có 84.000 pháp môn để tu từ từ.

Hỏi:
 Thế nào là Kiến tánh rồi khởi tu theo thập mục ngưu đồ?

Đáp:
 Ở Việt Nam có người đem thập mục ngưu đồ để tu, ngài Nguyệt Khê nói tu theo thập mục ngưu đồ là sai lầm. Mục ngưu là bảo nhậm sau khi ngộ, trong Thiền tông thì “bất phá trùng quan bất bế quan” là sau khi ngộ, rồi bảo nhậm dứt trừ tập khí. Như Lục Tổ sau khi ngộ còn phải trải qua 15 năm ở chung với thợ săn để bảo nhậm.
 Nghĩa chữ Phật là ngộ, ngộ là thình lình; chứ không phải ngộ lần lần. Học giáo lý thì có giai cấp: Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác và Diệu giác. Tổng cộng gồm có 52 cấp. Tổ sư thiền ngộ không có cấp bực nào, là từ địa vị phàm phu ngộ thẳng Đẳng giác. 
 Bất cứ môn phái nào tu cuối cùng gặp nhau ở Đẳng giác, rồi Đẳng giác tiến lên Diệu giác. Tổ sư thiền là pháp đốn giáo, đốn là thình lình, ngộ là đốn ngộ. Bây giờ mình chưa đốn ngộ, nhưng giữ tiệm tu, mà không có cấp bực; không phải như thập mục ngưu đồ có 10 cấp bực.

Hỏi:
 Kinh điển nói kiến tánh thành Phật, còn Thiền tông nói kiến tánh chưa thành Phật, vậy có đúng không?

Đáp:
 Kiến tánh là không phải có tự tánh để cho mình thấy, tự tánh không phải là sở thấy, kiến không phải là năng thấy; có năng có sở thì không phải là kiến tánh, kiến tánh là tự tánh tự hiện. 
 Kinh Lăng Nghiêm nói “kiến kiến chi thời, kiến phi thị kiến. Kiến do ly kiến, kiến bất năng cập”. Kiến kiến là kiến tánh là bản kiến tự hiện, chứ không phải có năng kiến. Nhiều người giảng kinh Lăng nghiêm cho là có năng kiến để kiến cái sở kiến. Kiến tánh là không có năng kiến để kiến sở kiến.
 Duy thức có thêm chứng tự chứng phần. Kiến phần để thấy tướng phần, nếu có kiến phần và tướng phần là phàm phu, chưa phải kiến tánh; phải đến tự chứng phần là tự mình chứng tỏ, chứ không phải có kiến phần tướng phần. 
 Khi thân mình nằm trên giường nhắm mắt ngủ, thấy thân chiêm bao tiếp xúc thế giới chiêm bao. Thân chiêm bao là kiến phần, thế giới chiêm bao là tướng phần, thấy tất cả đều như thật. Giả tỷ có thiện tri thức nói cái tách không thật, đồ này không thật, luôn cả thân của ông không thật, người chiêm bao không tin. 
 Người chiêm bao nói “tất cả không thật, sao tôi đụng nóng lạnh đều biết? Thân tôi không thật sao tôi biết buồn vui? Vậy ai tin được!” Nhưng ngủ đã thức dậy, những cái thật chất đó không có, luôn cả thân chiêm bao không tìm ra; chỉ còn cái thân nằm trên giường. Lúc ấy tự mình chứng tỏ (tự chứng phần), tất cả trong chiêm bao đều không thật. Lúc chưa thức tỉnh, chưa được tự chứng phần; người ta giải thích có lý cũng không tin.
 Đang mở mắt chiêm bao, Phật giải thích rất kỹ, mình cũng không tin nổi. Nhắm mắt chiêm bao, khi thức tỉnh được tự chứng phần; mở mắt chiêm bao không bao giờ tự thức tỉnh, phải tham thiền đến kiến tánh mới thức tỉnh. Chưa kiến tánh là còn đang chiêm bao. 
 Phật giải thích thật kỹ, mình tin không nổi là chưa được tự chứng phần, khi nào kiến tánh là được tự chứng phần. Có người giải ngộ cho là tự chứng phần, tức hiểu theo bộ óc chứ không phải chứng ngộ. Duy thức thêm chứng tự chứng phần, tức Thầy ấn chứng cái tự chứng là đúng. Duy thức có bốn phần: tướng phần, kiến phần, tự chứng phần, chứng tự chứng phần.
 Mình hiểu theo bộ óc hoàn toàn không đúng sự thật, mà giải ngộ cũng là hiểu theo bộ óc, nên chưa thật tế giải thoát cái khổ sanh tử luân hồi, phải chứng ngộ mới được tự chứng phần.

Hỏi:
 Người đã kiến tánh mà chưa có ấn chứng, làm sao để bảo nhậm?

Đáp:
 Khi nào kiến tánh rồi tự nhiên dứt tập khí, thời gian đó gọi là bảo nhậm. Những người giải ngộ, họ cho là chứng ngộ thì không có thể bảo nhậm.

Hỏi:
 Lục Tổ ngộ nơi Huỳnh Mai mà chưa bảo nhậm, ngài có thể bị tái sanh không?

Đáp:
 Không có. Ngài không có phát huy được cái dụng của tự tánh. Phật nói trong kinh Lăng Nghiêm “khi cây đã đốt thành tro thì tro không thể thành cây được”, như quặng vàng đã luyện ra vàng thật thì vàng không thể trở thành quặng.

Hỏi:
 Cây đã đốt thành tro thì tro không thể trở lại thành cây, có giống như những người chấp lấy Niết bàn Tiểu thừa không có ích lợi gì phải không?

Đáp:
 Không phải! Phật thí dụ việc đó là để không có sự trở lại. Thí dụ không phải thật tế, là phương tiện để phá chấp. Vì vậy, Phật rất sợ người ta chấp lời, nên Phật nói “phàm có lời nói đều chẳng có nghĩa thật” hay “ai nói Phật có thuyết pháp là người ấy phỉ báng Phật”. Thật tế không thể nói, phải tự ngộ; còn nói được không phải thật tế, dùng lời nói của Phật để truy cứu thì không thể được.
 Như Viên Ngộ lúc chưa kiến tánh triệt để thì ngài cách xa Thầy không có ấn chứng. Sau đó ngài bị bệnh nặng rồi được khỏi, gặp lại thầy là Pháp Diễn trong vòng một tháng được ngộ triệt để. 
 Phần nhiều không ngộ được là ôm cái lý. Hứa cư sĩ tự ngộ gởi thư cho Nhị Tổ để trình bày, vì không có lý, mà tự lập ra cái lý mới có sự tranh luận với nhau. Nếu vốn không có lý thì lấy cái gì để tranh luận! Tất cả kinh điển là theo cái lý, nhưng cái lý là công cụ để phá chấp. Cho nên, thí dụ như chiếc bè qua sông, đến bờ phải bỏ bè; như thuốc giả để trị bệnh giả, bệnh giả hết thì thuốc giả cũng bỏ.
 Giáo môn thường chấp trong kinh điển có chân lý, nếu chấp có chân lý thì giống như ngoại đạo. Giáo chủ ngoại đạo ngộ được chân lý, rồi tự mình làm giáo chủ để hoằng dương chân lý của họ ngộ. Phật Thích Ca ngộ là vô sở hữu (không có gì hết).

Hỏi:
 Không và không đại khác nhau như thế nào?

Đáp:
 Không đại là tên gọi giống như tứ đại, là có cái gì rồi! Còn cái nghĩa không là không có cái gì, như hư không vô sở hữu, cho nên không nói là quảng đại vô biên; nếu là quảng đại vô biên thành không đại, thành có cái không đó mới nói là quảng đại vô biên. Cái không đó vốn là không có thì lấy cái gì nói là quảng đại vô biên! 
 Cái không thì không có cái gì hạn chế, gọi là tánh không. Thông minh của con người đem cái không đó hạn chế thành cái không của tách, dĩa, nhà… muôn ngàn thứ nghĩa không, giải thích ra rất hay, thật có lý. Nhưng nguồn gốc của không chẳng có nghĩa lý. Chưa dựng lên nhà thì cái không đã sẵn, chưa có tách thì cái không đã sẵn. Mặc dù, giải thích muôn ngàn nghĩa không khác biệt, nhưng cái không sẵn không có khác biệt.
 Con người lập ra là không đại, còn cái không sẵn sàng không phải là không đại. Tạm lập ra cái tên gọi là Tánh không, nhưng vốn không có cái đó. Cho nên, ngài Long Thọ nói là vô sở hữu. Vốn không có mà lập thành có, có mới nói là quảng đại vô biên. Nếu không có thì lấy gì nói là quảng đại vô biên! Chỗ này ngài Long Thọ muốn diễn tả cái ý như vậy.
 Thật tế không có mà dùng tất cả, dung nạp tất cả; mình cũng đang dùng, nhưng mình bỏ quên cái đó; cứ ham cái sở hữu, không chịu dùng sức vô sở hữu. Sức vô sở hữu không có gì hạn chế, lại muốn dùng cái có sở hữu là hạn chế thành cái tách, dĩa, nhà…
 Pháp châm cứu của tôi phổ biến vì muốn dùng cái sức không hạn chế. Khoa học giải thích là từ trường, tất cả lớn như hành tinh, nhỏ như nguyên tử đều có từ trường. Nhưng nhà khoa học chỉ nhìn nhận từ trường hiển tánh. Từ trường hiển tánh, tốc độ cao nhất của ánh sáng 1 giây đi 300.000 cây số. 
 Từ trường ẩn tánh thì tốc độ ánh sáng là thấp nhất, nhưng nhà khoa học chưa có nhìn nhận cái đó; mà Einten phát hiện cái đó, nên ông nói tốc độ gần như ánh sáng thì nó sẽ rút nhỏ lại. Theo lý luận của Einten nếu mà tốc độ siêu ánh sáng thì thành hư thể, tôi đặt tên là vật lý ẩn tánh.
 Kinh huyệt là vật lý ẩn tánh, cảm thấy thần kinh vận động là vật lý hiển tánh. Châm cứu kích thích kinh huyệt ẩn tánh, vì ẩn tánh không chiếm không gian, nên nhà khoa học giải phẩu không thấy. Nhưng thật tế khi châm cứu kích thích thông qua hệ thống thần kinh hiển tánh thì có cảm giác, nên nó mới điều khiển từ trường của cơ thể để thích ứng với từ trường của trái đất thì được hết bệnh. 
 Sách châm cứu truyền ngày xưa, họ giải thích theo âm dương ngũ hành cũng có lý, nhưng phức tạp nên người ta khó hiểu. Cho nên, tôi muốn phổ biến nói theo khoa học hiện đại và thêm phần vật lý ẩn tánh, thì người ta dễ hiểu hơn.

Hỏi: 
 Làm thế nào để tham cho đúng phương pháp Tổ sư thiền?

Đáp:
 Tham Tổ sư thiền rất giản dị, nói tham là tham thoại đầu, hỏi câu thoại. Thoại đầu, thoại là lời nói, đầu là đầu tiên lời nói; tức là chưa có nổi niệm muốn nói câu thoại mới gọi là thoại đầu. Nếu khởi niệm muốn nói, nhưng chưa nói ra miệng gọi là thoại vỉ. Vậy thoại đầu là chưa có nổi niệm. 
 Tham thoại đầu là hỏi câu thoại mục đích muốn đến thoại đầu, gọi là tham thoại đầu, mà chưa đến thoại đầu. Hỏi câu thoại là để kích thích niệm không biết, tất cả muôn ngàn câu thoại cũng là kích thích niệm không biết. 
 Như hỏi “chưa có trời đất ta là cái gì?” Không biết, rồi nhìn chỗ không biết đó gọi là khán thoại đầu; muốn xem chỗ không biết là cái gì, nhưng chỗ không biết thì không có chỗ; nên không có mục tiêu để nhìn. Không có mục tiêu để nhìn thì nhiều người nói là tôi nhìn không được, vậy đã nhìn được rồi. Tại sao? Do có nhìn được mới biết là nhìn không được. Vì nhìn không thấy gì, cho nên nói nhìn không được. 
 Hỏi câu thoại để kích thích niệm không biết gọi là tham thoại đầu, rồi nhìn chỗ không biết là khán thoại đầu. Nói tham thoại đầu là mục đích muốn đến thoại đầu, nhưng chưa đến; cứ hỏi và nhìn liên tục, một ngày kia sẽ đến thoại đầu. Khi đến thoại đầu thì không có niệm nào nổi lên, cho nên ngày đêm 24 tiếng thắc mắc muốn biết mà biết không nổi (nghi tình), câu thoại tự mất. Đến thoại đầu là sắp kiến tánh, có thể vài phút sau hay vài ngày sau kiến tánh. 
 Mặc dù nói là hỏi, nhưng không dùng miệng hỏi, mà tâm hỏi; nói khán, không phải dùng mắt nhìn, mà dùng tâm nhìn; tức là hỏi thầm trong bụng, nhìn thầm trong bụng. Như muốn nhìn, nhắm mắt cũng nhìn được. Nhắm mắt thấy đen tối không thấy gì, dùng cái đen tối để thí dụ không thấy gì. Cho nên, nói là tham công án hay tham thoại đầu. 
 Bất cứ hỏi câu nào: Muôn pháp về một, một về chỗ nào? Khi cha mẹ chưa sanh, mặt mũi bổn lai của ta ra sao? Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật là cái gì?... Tất cả câu thoại đầu đều là kích thích niệm không biết. 
 Tuy câu thoại đầu muôn ngàn sai biệt, nhưng ý chỉ là một cảm thấy không biết và nhìn chỗ không biết. Hỏi là kích thích niệm không biết, nhìn là kéo dài niệm không biết. Nhìn mãi không thấy gì vẫn không biết, một ngày kia đến thoại đầu, thình lình biết được là kiến tánh thì tất cả khắp không gian thời gian đều biết.
 Như bộ óc ngủ mê không biết, chết giấc không biết, chết rồi không biết; còn đến chừng ngộ là cái biết của Phật tánh thì ngủ mê cũng biết, chết giấc cũng biết, chết rồi cũng biết. Nếu chết rồi không biết thì cái biết có gián đoạn. Hỏi và nhìn đi song song, không có trước sau; không phải hỏi trước nhìn sau, không phải hỏi sau nhìn trước. 

Hỏi:
 Có hai vấn đề khó khăn cho người tham thoại đầu: Thứ nhất là tham thoại đầu có một lúc không có nghi tình, không có nghi tình thì vọng tưởng sẽ xen vô. Trường hợp thứ hai, nếu mình tham thiền đến lúc miên mật thì có tình trạng xẩy ra đưa đến nhức đầu. Vậy cách nào để đối trị hai bệnh đó? 

Đáp:
 Trường hợp thứ nhất là mình tập tham thì tự nhiên xen lộn với vọng tưởng, tâm niệm của mình thay đổi từng sát na; mình vừa tham là cái niệm khởi, rồi vọng tưởng cũng khởi, cứ xen lộn hoài thấy có vọng tưởng nhiều, không thấy có nghi tình. Nhưng sự thật vừa có nghi tình vừa có vọng tưởng. Rồi lần lần nghi tình và vọng tưởng tranh nhau, đến lúc nghi tình thắng, vọng tưởng bớt lại. 
 Vọng tưởng bớt thì nghi tình lên, nghi tình lên một phút thì vọng tưởng bớt một phút; nghi tình lên một tiếng thì vọng tưởng bớt một tiếng. Như ngày đêm là 24 tiếng, nếu giữ nghi tình được 1 tiếng thì vọng tưởng 23 tiếng, nghi tình được 2 tiếng thì vọng còn 22 tiếng. Nghi tình càng ngày càng tăng lên thì vọng tưởng càng ngày càng bớt. 
 Khi vọng tưởng bớt rồi hôn trầm, sẽ qua giai đoạn buồn ngủ. Nếu vậy cũng không sao, buồn ngủ cũng cứ hỏi và nhìn. Lúc thấy buồn ngủ thì lấy nước rửa mặt, lúc ngồi thấy buồn ngủ thì mở mắt lớn, mở mắt thấy còn buồn ngủ thì đi kinh hành hay kiếm công việc làm. Nếu tán loạn tức là vọng tưởng nhiều thì cứ đề liên tiếp, để không có kẻ hở thì vọng tưởng không chen vào được.
 Trường hợp thứ hai là do tập trung tinh thần, cố gắng. Tổ sư dạy đừng có tập trung tinh thần, đừng có cố gắng, ít phí sức chừng nào tốt chừng nấy, là chỉ cần miên mật, ra sức nhẹ nhẹ, đừng cố gắng thì không bị nhức đầu. 
 Các môn khác là tập trung tinh thần, còn tham thiền khỏi, chỉ cái thắc mắc không có kẻ hở. Như hỏi rồi một lúc sau hỏi lại tiếp thì có kẻ hở, nên vọng tưởng ở nơi kẻ hở nổi lên. Hỏi rồi hỏi nữa, khít khít không có kẻ hở thì vọng tưởng không có chỗ nổi lên, gọi là miên mật. Chỉ cần miên mật chứ không cần cố gắng.

Hỏi:
 Ngài Vân Môn nói “cái áo, cây gậy”:  thì đối với Tiểu thừa là vô ngã, đối với Trung thừa là do duyên hợp mới có, đối với Đại thừa thì nói cái áo là không, đối với Thiền sư của Tối thượng thừa nói cái áo là cái áo, cây gậy là cây gậy. Như vậy là như thế nào?

Đáp:
 Thí dụ như vậy người ta khó hiểu. Sanh tử thì Tiểu thừa chấp có sanh diệt, Trung thừa không thấy sanh mà thấy diệt, Đại thừa thấy sanh và diệt như hoa đốm trên không, Tối thượng thừa không có giáo lý chỉ là trực tiếp thực hành, nhưng không nghịch với giáo lý. Tam thừa có giáo lý (Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa). Mỗi mỗi có pháp thiền đều có giáo lý. 
 Như Tiểu thừa có pháp thiền là Ngũ đình tâm quán (5 thứ thiền quán để đình chỉ tâm), Trung thừa là 12 nhân duyên, Đại thừa có 3 thứ thiền quán là Sa ma tha, Tam ma bát đề và Thiền na; giống như Pháp hoa tông là Giả quán, Không quán, Trung quán; giống chứ không có khác. Tất cả Đại thừa đều có 3 thiền quán này.
 Tam thừa có xen lộn cái lý trong đó, Tối thượng thừa không có lý, tất cả đều y như cũ, không có đem cái lý để cho là phải hay không phải, cho là đúng hay là không đúng, cho là hợp lý hay không hợp lý.
 Kinh Đại Niết Bàn có ngài Ca Diếp thay mặt cho đại chúng hỏi Phật: tại sao phàm phu có điên đảo tưởng mà có phiền não, còn bực thánh cũng điên đảo tưởng mà không có phiền não? 
 Phật nói: tại sao bực thánh có điên đảo tưởng?
 Ca Diếp nói: phàm phu gọi con trâu là con trâu, con ngựa là con ngựa thì bực thánh gọi con trâu là con trâu, con ngựa là con ngựa, không phải là điên đảo sao?
 Phật giải thích tưởng có hai thứ: 
 Một thứ là thế lưu bố tưởng (thế là thế gian, lưu là lưu hành, bố là phổ biến) và trước tưởng. Phàm phu ở nơi thế lưu bố tưởng sanh ra trước tưởng, tức là gặp cái nào cũng chấp thật, nói con trâu chấp con trâu là thật, nói con ngựa chấp con ngựa là thật, nhà cửa cây cối đều vậy.
 Bực thánh vì hoằng pháp muốn cho phàm phu nghe cũng phải nói theo lời của phàm phu, gọi con trâu là con trâu, con ngựa là con ngựa; nhưng không có chấp thật (trước tưởng), trước tưởng gọi là điên đảo tưởng. Không có trước tưởng thì con trâu vẫn là con trâu, con ngựa vẫn là con ngựa, chỉ là lời nói, chứ không có chấp thật; tức không có đem ý mình cho con trâu là thật hay giả. 
 Như Đại thừa nói không quán, giả quán; Tối thượng thừa không có cái đó, tức không có sự đối đãi; cái nào vẫn y như cũ, không đem ý mình xen vô.
 Thiền tông có công án: Trung Quốc có Tòng Lâm ở trên núi là của mười phương, không thuộc về ai, Tỉnh trưởng biết ai kiến tánh rồi mời làm trụ trì, người nhận chức trụ trì thì Tỉnh trưởng không can thiệp nội bộ Tòng Lâm. Nhưng Tỉnh trưởng có quyền mời làm trụ trì và có quyền thôi trụ trì. 
 Ở giữa đường lên núi có một cái Đàm Không Đình (đàm là đàm luận, không là nghĩa không). Có một hôm, Tỉnh trưởng gặp Vị trụ trì kiến tánh. 
 Tỉnh trưởng hỏi: Thế nào là Đàm Không Đình?
 Vị trụ trì đáp: Đàm Không Đình là Đàm Không Đình.
 Nhưng Tỉnh trưởng nghe bất mãn, rồi đi hỏi một vị chưa kiến tánh: Thế nào là Đàm Không Đình?
 Người ấy đáp: Chỉ đem Đình thuyết pháp, đâu cần miệng đàm không!
 Tỉnh trưởng nghe thấy hay quá, rồi thôi Vị Trụ trì kiến tánh, mời người chưa kiến tánh làm trụ trì. Vì người chưa kiến tánh đem ý của mình xen vô thì tỉnh trưởng nghe thấy có lý, còn vị kiến tánh thì cái gì vẫn y nguyên vậy, chứ không có ý của mình xen vô. 
 Không có ý của mình xen vô thì người ta không chịu, tại tánh con người ham nghĩa lý. Cho nên, Tăng Ni sinh của Phật Học Viện khắp thế giới rất đông, những người học thiền rất ít, vì không có lý để học.

Hỏi:
 Tánh không có phải là Tối thượng thừa không?

Đáp:
 Là Tối thượng thừa, như đang dùng vô sở hữu nhưng mình không tin. Ngài Long Thọ thì nói thật tế, Tam thừa chỉ nói cái lý chứ không phải thật tế. Tối thượng thừa là thật tế hàng ngày, không có lìa một chút, ứng dụng hàng ngày. Tâm mình cùng khắp hư không, do chấp nên tâm chỉ ở thân này, ngoài không có tâm mình. 
 Kinh Lăng Nghiêm thí dụ: đem cái bình đựng đầy hư không rồi nhét miệng bình (đem bản tâm nhiếp thành thức, thức là dụng của tâm cũng khắp hư không) đem đi chỗ này chỗ kia. Chỉ chấp cái không ở trong bình là của ta, còn cái không ở ngoài không phải. 
 Sự thật, cái không ở trong bình và cái không ở ngoài bình không khác. Tâm đều là tâm của ta, thức đều là thức của ta. Phân biệt lại chấp thân này, nên dùng cái bình dụ cho nhục thân, đựng hư không đi luân hồi trong lục đạo. 
 Các nhà khí công có công năng đặc dị chứng tỏ: vận tốc nhanh nhất là ánh sáng đi 1 giây được 300.000 cây số. Nhà thiên văn muốn hình dung cự ly dùng ánh sáng để đếm, nếu dùng cây số dặm thì đếm không hết; ánh sáng đi một năm gọi là một quang niên, ánh sáng vòng quanh trái đất 7 vòng là 1 giây. Đối với vật chất thì ánh sáng đi nhanh nhất. 
 Giả tỷ máy bay có tốc độ bằng ánh sáng, muốn bay đến hành tinh kia phải 300 năm mới đến; còn tâm của mình là một niệm đến. Tốc độ máy bay 1.000 năm đến, mà tâm của mình chỉ có một niệm đến. Tại sao? Vì tâm cùng khắp hư không, đâu có cái nào ở ngoài hư không! Cho nên, tâm của mình muốn hiện chỗ nào thì hiện, chứ không cần bay; nhưng người ta không tin.
 Bây giờ nhà khoa học biết tất cả vật chất đều có từ trường, như từ trường quả đất, cơ thể mình, tế bào cũng có từ trường, mình thở oxy hay hít vô, mỗi hạt nguyên tử đều có từ trường. Mỗi hạt nguyên tử, ở giữa có hột, chu vi có nhiều điện tử xoay cái hột đó, tốc độ là 1/3 cho đến ½ của ánh sáng. Nếu tốc độ 1/3 thì được 100.000 cây số/giây, nếu ½ thì 150.000 cây số/giây. Mình mang kính hiển vi thấy điện tử của vật chất đang xoay ngày đêm không ngừng. 
 Nhà khoa học cho là mỗi vật chất đều có từ trường tự động xoay, không tin thuyết của tâm; còn Phật nói tất cả do tâm tạo, là năng lượng của tâm. Như Lục Tổ nói “chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, mà tâm của ông động”; tâm động nên gió mới động, tâm động nên phướn mới động. 
 Nguồn gốc năng lượng là do tâm, tâm không có hình tướng số lượng; thành ra người ta khó tin, vì dùng tai mắt không thể thấy được. Tất cả máy móc tối tân là giúp cho tai mắt để thấy, như con mắt thấy không được, nhưng mang kính hiển vi thấy được. Không qua tai mắt thì nhà khoa học cho là không có, sự thật có tồn tại chân thật.
 Nhà khoa học giải phẩu cơ thể này chỉ là thấy hệ thống thần kinh: thần kinh cảm giác, thần kinh vận động; nhưng không thấy kinh lạc, kinh huyệt ở trong cơ thể; rồi phủ nhận không có kinh lạc, kinh huyệt. 
 Người ta dùng kinh huyệt để trị bệnh thấy công hiệu rõ ràng. Mặc dù họ không thấy, nhưng vì trị bệnh được, nên đại học ở Mỹ cũng phải nhìn nhận có khoa châm cứu, bác sĩ châm cứu, tốt nghiệp cũng có bằng cấp để chứng minh. 
 Có kinh huyệt, nhưng không có hình tướng, thuộc vật chất ẩn tánh. Từ trường của vật chất ẩn tánh mạnh hơn nhiều từ trường của vật chất hiển tánh. Khi châm cứu kích thích từ trường ẩn tánh thông qua hiển tánh, điều khiển từ trường của cơ thể để thích ứng từ trường của quả đất thì được hết bệnh.

Hỏi: 
 Thế nào là tông chỉ Tịnh độ?

Đáp:
 Tông chỉ Tịnh độ là: tín, nguyện, hạnh. 
 -Tín là tin, có 3 thứ tin: 
 1-Tin lời của Phật Thích Ca không có nói dối.
 2-Tin kiếp này mình sẽ được vãng sanh, chứ khỏi cần đợi kiếp sau.
 3-Tin có cõi Cực Lạc, như kinh Di Đà nói “gió thổi chim kêu như âm nhạc làm cho mình nghe thấy ham tu”, tin cõi Cực Lạc có vui mà không có khổ. Được sanh cõi Cực Lạc, rồi nhờ Phật A Di Đà dạy tham thiền, phát khởi nghi tình được kiến tánh thành Phật.
 -Có 2 thứ nguyện: tiểu nguyện và đại nguyện.
 Tiểu nguyện là nguyện cầu cho mình được vãng sanh thì không được vãng sanh. Tại sao? Vì không hợp với nhân quả. Như giết một mạng phải trả một mạng, ăn một cục thịt phải trả một cục thịt, mới đúng nhân quả. Từ hồi nhỏ đến bây giờ ăn bao nhiêu, giết hại bao nhiêu, giết một con kiến cũng là sinh mạng, đập chết một con muỗi cũng là sinh mạng phải trả quả. 
 Nếu cầu cho mình được vảng sanh thì không được, vì vãng sanh là không chết rồi sẽ thành Phật, thành Phật sao còn đi đầu thai để trả nợ! Vậy là không có nhân quả. Cho nên, phải phát đại nguyện mới hợp nhân quả.
 Đại nguyện là không cầu một mình vãng sanh. Thành Phật trở lại độ chúng sanh nào, mà mình thiếu nợ mạng, nợ thịt thì mới đúng nhân quả. Phát đại nguyện là coi tất cả chúng sanh bình đẳng. Nếu không thực hành đại nguyện vẫn còn ăn cá thịt. Nghịch lại đại nguyện của mình là nguyện giả nguyện suông làm sao được vãng sanh!
 Như thiếu nợ của người ta, mà trương mục trong ngân hàng của mình không đủ tiền trả; Mình ký ngân phiếu hẹn 5 hay 10 năm trả, người ta đem ngân phiếu lại ngân hàng để lảnh. Nhưng mình mỗi ngày phải nạp tiền vô ngân hàng. Nếu mình nói suông, không có tiền vô ngân hàng; người ta đem ngân phiếu đến lảnh tiền không được, phát hiện là ngân phiếu giả; phải bị pháp luật truy tố mình. 
 Cho nên, phát đại nguyện phải thực hành đại nguyện của mình phát. Như mỗi ngày mình phải làm những việc thiện, bố thí…  Đại nguyện là không phải chỉ miệng nói tâm nghĩ là được, mà phải thực hành. Nếu chỉ miệng nói tâm nghĩ là nguyện suông, nguyện giả không được vãng sanh.
 -Hạnh là thực hành niệm Phật.
 Còn hai thứ là: Quán tưởng niệm Phật là thiền và Thật tướng niệm Phật cũng là thiền. Phần nhiều người ta không tu thiền của Tịnh độ. Một số người tu Tịnh độ cho mình không phải thiền, mà lại phỉ báng thiền. Bất cứ pháp môn nào cũng có thiền. 
 Quán tưởng niệm Phật có kinh Quán Vô Lượng Thọ, Phật dạy 16 thứ pháp thiền quán. Nhưng người tu Tịnh độ và dạy Tịnh độ không để ý, cho là Thiền Tịnh song tu. Chính Tịnh độ đã có thiền, đâu cần phải Thiền Tịnh song tu!
 Tổ 13 của  tông Tịnh độ là Pháp sư Ấn Quang dạy cách thực hành niệm Phật có 2 thứ: Nhiếp tâm niệm Phật và Tán tâm niệm Phật.
 Thế nào tán tâm niệm Phật? Là miệng niệm Phật, nhưng suy nghĩ cái này cái kia, không có chú tâm. Tán tâm niệm Phật dù có niệm một ngàn câu không bằng nhiếp tâm niệm Phật một câu, hay là mười ngàn câu, trăm ngàn câu, tán tâm niệm Phật cũng không bằng một câu nhiếp tâm niệm Phật. 
 Thế nào nhiếp tâm niệm Phật? Pháp sư Ấn quang dạy là ghi nhớ niệm Phật, như niệm A Di Phật thì nhớ một, niệm A Di Phật thì nhớ hai, niệm A Di Đà Phật thì nhớ ba; là nhớ chứ không phải niệm A Đà Phật một, A Di Đà Phật hai, A Di Đà Phật ba. Phải niệm bốn chữ rồi nhớ một số, nên gọi là ghi nhớ niệm Phật. 
 Ngài dạy niệm A Di Đà Phật, không cần phải niệm Nam Mô A Di Đà Phật, chỉ cần bốn chữ đơn giản hơn. Nếu sáu chữ thì ba năm được thành tựu, mà bốn chữ thì hai năm thành tựu; vì bốn chữ dễ nhớ hơn, tức là từ một nhớ đến mười; khi nhớ thường thường hay quên, niệm thì không quên; như nhớ năm, sáu thì hay quên hoặc ba, bốn cũng quên thì phải bắt đầu lại A Di Đà Phật thì nhớ một, A Di Đà Phật thì nhớ hai… 
 Nếu quên hay lộn xộn phải chia làm hai đoạn, là từ một nhớ tới năm, từ sáu nhớ tới mười. Nếu hai đoạn còn lộn xộn hay quên thì chia làm ba đoạn, từ một tới ba, từ bốn tới sáu, từ bảy tới mười. Đã ngắn không còn quên hay lộn nữa. Ba đoạn thuần thục rồi tiến lên hai đoạn, hai đoạn thuần thục thì từ một tới mười. 
 Ngược lại từ mười tới một, tức là A Di Đà Phật thì nhớ mười, A Di Đà Phật thì nhớ chín, A Di Đà Phật thì nhớ tám… Khi xuôi ngược đều quen thuộc khỏi cần nhớ, cứ niệm. Niệm được như vậy thì bốn chữ A Di Đà Phật ở trong tâm, có niệm hay không niệm đều ở trong tâm, tức “niệm mà bất niệm, bất niệm mà niệm”. Đến chỗ này gọi là nhứt tâm bất loạn.
 Nhứt tâm bất loạn không phải quyết định được vãng sanh, chỉ sanh phẩm vị cao. Nếu không phát đại nguyện và không thực hành đại nguyện của mình phát, dẫu cho đến nhứt tâm bất loạn cũng không được vãng sanh; quyết định được vãng sanh là do cái nguyện. 
 Còn nói khi lâm chung niệm mười niệm được đới nghiệp vãng sanh! Nếu không đúng tông chỉ, khi lâm chung niệm một tỷ niệm cũng không được vãng sanh. Đúng tông chỉ thì khỏi cần mười niệm, mà chỉ cần một niệm cũng được vãng sanh.
 Ngài Ấn Quang giải thích tín, nguyện, hạnh rất kỹ, có đường lối cho mình y theo đó thực hành. Nhưng bây giờ nhiều người dạy Tịnh độ mà không có đường lối để cho người ta thực hành, người học không biết, chỉ biết tụng kinh gõ mõ là Tịnh độ. Tụng kinh gõ mõ là Giáo môn, không phải Tịnh độ, tụng kinh tới đâu thì quán tưởng tới đó.
 Di Đà Tịnh độ là Thật tướng niệm Phật, Quán tưởng niệm Phật, Trì danh niệm Phật. Người ta bây giờ chỉ biết Trì danh niệm Phật. Quán tưởng niệm Phật cũng có nhưng rất ít.
 Ở Việt Nam, tôi chưa thấy ai thực hành Quán tưởng niệm Phật, mà lại phủ nhận thiền, cho là Tịnh độ không có thiền. Tịnh độ là thiền, không có pháp môn nào mà không có thiền! Thiền là để thực hành, nếu không có thiền thì không có tu.
 Như niệm đến nhứt tâm bất loạn là thiền. Cho đến tà ma ngoại đạo cũng có thiền. Tôi không biết sao người tu Tịnh độ chỉ chấp niệm Phật mà không biết thiền của Tịnh độ! Đã không biết mình có thiền, lại đi bài xích thiền của người khác.
 Thật tướng niệm Phật giống như Tổ sư thiền, sanh thì sanh nhưng không có vãng sanh, ở đâu cũng là Tịnh độ. Tâm tịnh là Phật độ tịnh, tức Tịnh độ trong tâm mình chứ không phải ở ngoài tâm. Vì tâm là thật tướng, gọi là Thật tướng niệm Phật.
 Quán tưởng niệm Phật ghi trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, như quán mặt trời khi thành, nửa đêm mở mắt thấy có mặt trời sáng như ban ngày; quán Phật A Di Đà thành tựu, lúc khởi quán có Phật A Di Đà trước mắt. Đâu có cần lâm chung thấy Phật đến rước mình! Muốn thấy lúc nào cũng được.
 Đó là tôi giảng sơ về pháp môn Tịnh độ, đây không phải là của tôi, tôi coi sách Tinh Hoa Lục của Pháp sư Ấn Quang. Những người hoằng dương Tịnh độ hay tu Tịnh độ cũng có coi, nhưng không biết. 

Hỏi:
 Nói bình đẳng mà còn ăn thịt chúng sanh thì như thế nào?

Đáp:
 Đã phát nguyện độ chúng sanh lại còn ăn thịt chúng sanh làm sao được! Không coi chúng sanh bình đẳng. Như con chó đến gần mình thấy dơ dấy rồi đuổi đi, đâu coi nó với mình bình đẳng! Bình đẳng mới phá được ngã chấp, nếu không phá ngã chấp, tu thành cũng là tà ma ngoại đạo thì không thể giải thoát. Những người nói mình tu Tịnh độ nhưng ăn chay không được, nếu vậy làm sao vãng sanh? Bởi vì, phát nguyện chỉ là nguyện suông, nguyện giả.
 Theo kinh nghiệm của tôi, tham Tổ sư thiền dễ hơn nhiều, dễ hơn trăm ngàn lần. Như tôi kể đứa bé ba tuổi cũng tham thiền được, còn Tịnh độ đâu có được! Pháp Tổ sư thiền rất đơn giản, tại người ta có thành kiến sẵn; nói là tham Tổ sư thiền thì khó, tu Tịnh độ thì dễ. Tổ sư thiền nhờ tự lực, Tịnh độ nhờ tha lực. Nếu Tịnh độ nhờ tha lực thì mình khỏi cần tu! Nhưng cũng phải cần tự lực để tu. 
 Tổ sư thiền cũng nhờ tha lực, như Thầy chỉ dẫn, nhờ bạn đồng tham khích lệ với nhau và nhờ người ta nuôi ăn, nhà ở, đồ mặc… không phải hoàn toàn chỉ nhờ tự lực. Pháp môn nào cũng có tha lực có tự lực, nên Phật pháp gọi là nhân duyên; tự lực là nhân, tha lực là trợ duyên. Nhân duyên hòa hợp mới thành tựu.

Hỏi: 
 Tham Tổ sư thiền rất giản dị làm sao thành Phật được?

Đáp:
 Khi kiến tánh thành Phật thì mới bíết không có Phật để thành, Phật đã thành sẵn từ hồi nào. Họ không tin mình có thể thành Phật.

Hỏi:
 Quan niệm Tiểu thừa và Đại thừa khác nhau như thế nào?

Đáp:
 Tiểu thừa không có phát nguyện độ chúng sanh, tức là tự mình tu cho mình giải thoát, giống như chiếc xe chỉ chở một mình. Đại thừa như chiếc xe lớn chở mình và luôn cả người khác. Tiểu thừa có gieo duyên, không phải phát nguyện; gieo duyên là đi trước rồi sau này mới độ họ. 
 Đại thừa có kinh Pháp Hoa nói “trước là thỏa mãn điều nguyện, sau đưa họ vào trí huệ Phật”, nghĩa là người ta muốn gì thì cho cái nấy để thỏa mãn dục vọng, nếu họ không có cảm tình mà thuyết pháp thì họ không nghe; bố thí nhiều lần, họ coi mình là người tốt nên họ chịu nghe pháp, độ họ vào trí huệ Phật. 
 Tiểu thừa đi khất thực cho người ta gieo phước, không phải muốn cho người ta giải thoát; như người ta gieo phước lành được phước báo, vì tâm niệm hẹp nên gọi là tiểu. 

Hỏi: 
 Thế nào là thuận theo chúng sanh?

Đáp:
 Thuận theo chúng sanh là thuận theo căn cơ trình độ: trình độ của họ là tiểu học thì dạy tiểu học, trình độ của họ là trung học phải dạy trung học, trình độ của họ là đại học nên dạy đại học. Nếu họ chỉ có trình độ tiểu học mà dạy bài đại học thì họ không hiểu, người có trình độ đại học mà dạy bài tiểu học làm sao họ chịu học! Đó là tùy thuận căn cơ trình độ của chúng sanh, không phải tùy thuận tâm của chúng sanh muốn làm việc gì cũng được.

Hỏi:
 Trong một hơi thở có thể trút hết một đại tạng kinh, là nghĩa như thế nào?

Đáp:
 Khỏi cần một hơi thở cũng được. Khi ngộ rồi, không những đại tạng, mà tất cả vũ trụ vạn vật, công thương, kỹ nghệ đều thấu suốt; không phải chỉ có đại tạng kinh điển, Giáo môn gọi là chánh biến tri (chánh là biết thực tế, biến là phổ biến không gian thời gian), phổ biến không gian thời gian thì không có số lượng, nên không có gì hạn chế, tất cả trong không gian thời gian đều biết hết. Ở trong một sát na cũng biết, một hơi thở có thể mấy trăm sát na. Lục Tổ nói “mê trải qua nhiều kiếp, ngộ chỉ là sát na”.

Hỏi:
 Tại sao gọi Đại thừa là nhập thế?

Đáp:
 Vì Đại thừa phát nguyện độ chúng sanh, muốn độ chúng sanh thì phải nhập thế. Còn Tiểu thừa không phát nguyện độ chúng sanh chỉ là xuất thế.

Hỏi:
 Có phải Đại thừa tu thành Phật rồi nhập thế mới độ chúng sanh?

Đáp:
 Không phải! Chưa thành Phật, vừa tu vừa độ chúng sanh.

Hỏi:
 Sao nói “không có ai độ ai được”?

Đáp: 
 Sự thật, nói độ là dạy cho người ta tự độ, chứ không độ giùm cho người ta được. Lục Tổ nói “Tự tánh tự độ”, nhưng không có Phật dạy thì không biết cách tự độ.
 
 

ML
01
02
03
04
05
06
07
08
09
Xem Thêm: 
Duy Lực Ngữ Lục Quyển Thượng
Duy Lực Ngữ Lục Quyển Hạ
Khai Thị Thiền Thất Tại Chùa Tam Bảo, HT. Duy Lực
Giảng Kinh Lăng Nghiêm, HT. Thích Duy Lực
c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

phật a di đà den Ý nghĩa phước và chuyển phước trong dieu can tu duong suot doi la bao dung voi su cÃ Æ n Ni ve Thiền Tăng Phát loi bài học của lòng tin và sự tử tế Sô cô la giúp ngăn chặn nhịp tim bất vua Phụ nữ béo phì Những bức ảnh chấn động về trẻ bị Chẩn đoán đau nửa đầu bằng xét giup do tu hoc tu chïa Ä Æ Chuyến Tây LÃƒÆ sen hà t ru con chu om Dạy khé hue Nữ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn ï¾ Danh kính hon khúc Đi bộ 20 phút mỗi ngày để giảm 5 tan o thai lan Lở Tượng đài Thái hậu Ỷ Lan Tôn vinh Tản mạn về mứt gừng ngày Tết Con đầy là lúc mẹ vơi Vì sao ngày càng có nhiều người mắc ung Nghĩ tuổi trẻ với vấn đề diệt dục hieu phat phap HoẠChọn người xuất sau tuyen tap 10 bai so 132 Giáo đoàn VI tưởng niệm Tổ sư Minh Tạp bút Lề đời テス thơ mặc giang từ bài số 1301 đến số Bung