.
HOÀ THƯỢNG DUY LỰC 
KHAI THỊ BAN ĐẦU TẠI HOA KỲ
Xuất Bản tại Saigon, Việt Nam 2004
ML
01
02
03
04
05
06
07
08
09
08
-Không ai độ ai - Hóa thành
-Niết bàn - Tăng sửa đường lộ
-Đại khai viên giải
-Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa
-Y pháp bất y nhân
-Y trí bất y thức 
-Dứt phiền não - Nghĩa ba câu
-Đọc sách với tham thiền 
-Ghiền đọc sách
-Về một- Vô thủy vô minh
-Đa tâm đến thiểu tâm
-Nghi tình từ từ thành khối
-Chiêm bao theo Duy thức
-Phá Sơ quan rồi chết
-Bùi Hưu ngộ cái gì
-Đến gần kiến tánh
-Sơ tham có lão tham hướng dẫn
-Bồ tát giới
-Độ chủ nợ - Làm từ thiện
-Tam luân thể không
-Khất thực
-Cần nghi tình, không cần đáp
-Tham và khán thoại - An lạc hiện tại
-Niệm chú
-Chùa Cao Mân
-Chùa đó thuộc của ai
-Nghĩ đến câu thoại đầu
-Tham thiền ở công sở
-Tổ sư thiền kèm trì chú
-Sao nhất định tái sanh 7 lần
-Bói toán - Quan trọng Tổ sư thiền
Hỏi: 
 Tại sao kinh Pháp Hoa cho Niết bàn Tiểu thừa là hóa thành?

Đáp:
 Thanh văn chứng Niết bàn Tiểu thừa là hóa thành, chưa phải là bảo sở; như cất nhà ở giữa đường, mà họ cho là an ổn. Ở giữa đường đâu có thể cất nhà được! Cho nên, Phật bảo họ phải bỏ rồi tiến lên bảo sở. Những định tánh Thanh văn không nghe lời Phật, vì họ đang say Niết bàn của họ; đến chừng hết say họ chịu nghe, mới bỏ Niết bàn Tiểu thừa tiến lên Niết bàn Đại thừa.

Hỏi:
 Chứng quả A la hán là được Niết bàn tịch diệt thì như thế nào?

Đáp: 
 Niết bàn gọi là tịch diệt (không sanh không diệt); nhưng Đại thừa không trụ nơi tịch diệt, tức vô sở trụ. Tiểu thừa trụ nơi tịch diệt là còn có sở trụ, bản thể thì vô sở trụ. Còn có sở trụ không phải bản thể (bổn lai diện mục).

Hỏi:
 Vị Tăng sửa đường lộ là để kết duyên với những người đi đường phải không?

Đáp:
 Vị Tăng sửa đường lộ không có ý để gieo duyên, nhưng hành vi đó sẽ được gieo duyên. Như mình ăn ba bữa, mà không nghĩ ăn ba bữa để làm gì. Ăn ba bữa là cuộc sống hàng ngày phải vậy, nhưng trong đó đã có gieo duyên; mà mình không có nổi ý gieo duyên, cứ tới giờ là ăn. Bực thánh chỉ có thế lưu bố tưởng, không có trước tưởng. Muốn giải thích cho quý vị biết thì nói là gieo duyên.
 Hư không vô sở hữu dung nạp tất cả, hư không chẳng nói là “tôi dung nạp tất cả”; thật tế hư không dung nạp tất cả và dùng tất cả, hư không chẳng nói “tôi dùng tất  cả”. Kỳ thật, không có dùng mà nó dùng, không có dung nạp mà nó dung nạp; vô sở hữu mới dùng, vô sở hữu mới dung nạp. 
 Nếu mình suy lý thấy mâu thuẩn, vô sở hữu là không có cái gì thì lấy cái gì để dung nạp, nhưng vô sở hữu mới dung nạp; vô sở hữu là không có cái gì thì lấy cái gì để dùng, mà dùng tất cả. 
 Ngài Long Thọ giải thích ra rất có lý, cái lý đó là vô lý; mặc dù trước mắt là vậy, nhưng người ta không tin. Đâu có nghĩ là mình ăn cơm, uống nước, mặc áo, nói năng, tiếp khách đều nhờ vô sở hữu này! Có tiền mua đồ ăn, mà không có vô sở hữu này thì mình cũng không ăn được; tất cả trong cuộc sống hàng ngày đều phải nhờ vô sở hữu này.

Hỏi:
 Thế nào là đại khai viên giải?

Đáp:
 Giải này là giải ngộ, viên là tròn tức là đầy đủ, đầy đủ là hiểu được pháp bất nhị, pháp bất nhị là nguồn gốc Phật pháp. Cho nên, có tư cách giảng kinh thuyết pháp, tuy chưa kiến tánh nhưng giải ngộ đầy đủ. Kỳ thật, tôi chỉ là giải ngộ, chứ chưa có chứng ngộ, nên tôi giảng kinh được.
 Gần đây có ngài Lai Quả, ngài Hư Vân, ngài Nguyệt Khê… đều là những người đã chứng ngộ. Những người chứng ngộ không cần ai biết, nên mình không biết được. Người chưa chứng ngộ cần cho người ta biết, viết ra sách để hình mình ra trước đầu sách, với các chức vụ làm thế này thế kia là sợ người ta không biết.
 Có Tăng sửa đường lộ tỉnh Vân Nam, vì ngài biết không có duyên, từ lúc hai mươi mấy tuổi kiến tánh sửa đường lộ đến tám mươi mấy tuổi gặp ngài Hư vân. Ngài Hư Vân nói ra mới biết Tăng đó kiến tánh, nếu không gặp ngài Hư Vân thì không biết Tăng đó kiến tánh. Tình hình giống như Tăng đó rất nhiều, nhưng mình làm sao biết được! Ngài Hư Vân cố tình sống chung với Tăng đó được mười mấy ngày mới biết được.

Hỏi:
 “Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa” trong pháp tứ y là như thế nào?

Đáp:
 Liễu nghĩa là triệt để, bất liễu nghĩa là không có triệt để. Nói cho dễ hiểu: liễu nghĩa là phá chấp thật, bất liễu nghĩa là chấp thật. Liễu nghĩa là vô sở trụ, bất liễu nghĩa là có sở trụ. Phật coi chúng sanh bình đẳng, nhưng tùy căn cơ trình độ của chúng sanh mà thuyết pháp. 
 Những người căn cơ trình độ thấp kém nghe kinh liễu nghĩa không được, cho nên phải giảng kinh bất liễu nghĩa. Bất liễu nghĩa không đúng theo Phật pháp, mà chỉ là phương tiện để hướng dẫn vô cửa Phật. Đến chừng vô rồi từ từ dẫn đến liễu nghĩa.
 Người có tư tưởng chấp thật nghe liễu nghĩa phá chấp thật mà họ không chịu, rồi bỏ đi; cũng như trong hội Pháp Hoa có năm ngàn người bỏ đi, vì kinh Pháp Hoa là liễu nghĩa, mà nhưng người đó không chịu liễu nghĩa, tại họ không đủ thính huệ để nghe (không đủ trí huệ để nghe). Vì vậy, Phật bất đắc dĩ phải nói bất liễu nghĩa, thì năm ngàn người cũng được độ, sau này họ chuyển sang liễu nghĩa.

Hỏi:
 Thế nào là “y pháp bất y nhân”?

Đáp:
 Mặc dù, người đó, Pháp sư đó, Thiền sư đó địa vị cao, danh tiếng khắp thế giới; nhưng họ giảng pháp bất liễu nghĩa, mình y pháp liễu nghĩa chứ không y pháp bất liễu nghĩa. Nếu người đó không có địa vị trong xã hội, không có danh tiếng và không có ai biết; nhưng người đó giảng đúng pháp liễu nghĩa nên theo pháp đó; tức là theo pháp chứ không theo người. Hiện tại phần nhiều người ta theo người có danh tiếng khắp thế giới, có địa vị cao hoặc có tín đồ nhiều. Đó là “y nhân bất y pháp”.

Hỏi:
 Thế nào là “y trí bất y thức”?

Đáp:
 Trí là không có phân biệt, thức thì có phân biệt; thức là trí huệ của bộ óc, trí là trí huệ của Phật tánh. Cho nên, kinh Pháp Bảo Đàn nói “chuyển thức thành trí”, chuyển tám thức thành bốn trí. Phân biệt là nhị, phải có đối đãi.
 Kiến tánh chuyển thức thành trí, chưa kiến tánh vẫn là thức; bất quá có kiến giải cao trong tương đối; giảng sư này có kiến giải cao hơn giảng sư khác, nhưng so với người trí thì còn xa lắm. Thức không thể giải thoát, trí mới được giải thoát. 
 Trí gọi là bất động trí, tức bát nhã ngày đêm không gián đoạn; chứ không phải như thức lúc dùng mới có, lúc không dùng thì không có. Còn trí luôn luôn dùng cùng khắp không gian. 

Hỏi:
 Làm sao biết các vị Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm và A la hán tu dứt được phiền não nhiều hay ít?

Đáp:
 Chỗ đó chỉ có những người chứng quả Bồ tát hiện tướng Thanh văn để thuyết pháp. Như chứng sơ quả là Tu đà hoàn lìa được lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Nếu có Pháp sư nói chứng sơ quả mà còn dính mắc lục trần thì không đúng. A la hán dứt hết tất cả phiền não; Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A Na hàm chưa dứt hết phiền não, chỉ dứt đến mức nào, tức còn tư tưởng mê chấp (tư hoặc) trong tam giới. 
 A la hán hoàn toàn không có mê chấp tam giới, cho nên không sanh tử luân hồi trong lục đạo, gọi là bất sanh. Tu đà hoàn còn sanh Dục Giới 7 lần, Tư đà hàm còn sanh 1 lần Dục Giới, A na hàm còn sanh trong Sắc Giới và Vô Sắc Giới.

Hỏi: 
 Thế nào là nghĩa ba câu?

Đáp:
 Nghĩa ba câu nhiều nhất ở trong kinh Kim Cang: câu thứ nhất là chấp thật, như Phật nói “thế giới”, chấp thế giới là thật; câu thứ nhì là “tức phi thế giới”, chấp thế giới là giả; câu thứ ba là “thị danh thế giới”, là câu thứ nhất là thế giới giả danh, câu thứ nhì thế giới là giả cũng là giả danh không phải thật giả, câu thứ ba giả danh không phải là thật giả danh cũng là giả danh; tức là nghĩa vô sở trụ, không trụ nơi câu thứ nhất, không trụ nơi câu thứ nhì, cũng không trụ nơi câu thứ ba; thành ra mới đúng với bản thể vô trụ.
 Như ban đầu chấp núi sông là thật, đến thứ nhì núi sông là giả (không thật), tới thứ ba thì núi sông vẫn là núi sông. Người ta không hiểu cho là câu thứ nhất và câu thứ ba giống nhau, nhưng lại là khác. Vì câu thứ nhất có lấy ý của mình xen vô cho núi sông là thật, còn câu thứ nhì cho núi sông là giả, câu thứ ba là không đem ý mình xen vô cho là thật hay là giả, núi sông vẫn là núi sông (chỉ có thế lưu bố tưởng, chứ không có trước tưởng, còn câu thứ nhất và câu thứ nhì có trước tưởng). Nghĩa ba câu là vô sở trụ, là bổn thể của tâm.

Hỏi:
 Người đọc sách được có trí tuệ là như thế nào?

Đáp:
 Đó là trí của bộ óc của thế gian, còn y trí bất y thức tức chuyển cái thức thành trí gọi là bát nhã (trí của Phật tánh), chứ không phải cái trí của bộ óc. Thông thường nói trí huệ là trí huệ của bộ óc, trí huệ của bộ óc và trí huệ của Phật tánh khác nhau. 
 Vì trí huệ của Phật tánh có khác nên người dịch không dịch là trí huệ, nhưng cũng có nghĩa là trí huệ, nên dịch âm là bát nhã. Trí huệ của bộ óc do mình tác ý mới dùng được, bát nhã luôn luôn khắp không gian thời gian; không có ai tác ý, tự động đang dùng; như cái dùng của hư không, ai cũng nhờ hư không vậy.

Hỏi:
 Những người thích coi sách, đối với tham thiền như thế nào?

Đáp:
 Tất nhiên bị chướng ngại, nếu chưa tin tự tâm được 100% phải nhờ đọc sách chánh pháp để tăng cường tin tự tâm 100% là có ích. Nếu chấp thật lời Phật Thích Ca cho là chân lý thì bị chướng ngại. Chính Phật Thích Ca nói “Ai nói Phật có thuyết pháp là người ấy phỉ báng Phật”. Thật tế không thể dùng lời để nói, và cũng không thể dùng bộ óc để suy nghĩ đến. Kinh Lăng Nghiêm nói “thân tâm bất năng cập” (thân tâm không có thể đến được), còn trí huệ của bộ óc thì thân tâm có thể đến.

Hỏi:
 Người ghiền đọc sách, làm cách nào để trừ?

Đáp:
 Muốn trừ thì đừng có trừ, tham Tổ sư thiền là hỏi câu thoại kích thích niệm không biết; rồi khán thoại đầu là nhìn chỗ không biết, muốn xem chỗ không biết là cái gì; nhưng chỗ không biết thì không có chỗ để xem, nên không có mục tiêu để nhìn; thành ra người ta nói “tôi nhìn không được”, nhưng đã nhìn được rồi; tại nhìn không thấy gì, có nhìn mới biết là nhìn không được. 
 Mặc dù, nhìn không thấy gì, nhưng cứ tiếp tục hỏi và nhìn. Hỏi dùng tâm hỏi, nhìn cũng dùng tâm nhìn; cứ hỏi và nhìn đi song song, không có trước sau; lâu ngày trở thành thói quen rồi thành khối, bất cứ ham thích cái gì thì tự động không còn ham thích. 
 Như ở Việt Nam có Phật tử thích xem hát, tham thiền một thời gian tự động không thích xem hát; ham mặc đồ đẹp, tham thiền một thời gian tự động không ham mặc đồ đẹp; ưa đi ăn nhà hàng, tham thiền một thời gian tự động không ưa đi ăn nhà hàng. 
 Ghiền coi sách cũng vậy, giữ được nghi tình có ghiền đọc sách cũng tự mất. Nếu cố ý muốn bỏ thì bỏ không được, vì cố ý muốn bỏ là dùng cái biết. Chính cái biết mà Thiền môn gọi là cửa tai họa, tức tất cả tai họa từ chữ biết sanh ra. 
 Cho nên, giáo lý tam thừa đều ngưng cái biết (hoạt động của tâm). Như thừa Thanh văn có 5 thứ thiền quán để ngưng hoạt động của tâm, phần nhiều tu Sổ tức, có một số ít tu quán Bất tịnh, còn 3 thứ kia (quán Từ bi, quán Nhân duyên, quán Lục thức) ít có người tu.
 Đình tâm là đình chỉ cái hoạt động của tâm, cái hoạt của tâm là ham biết; tức là muốn đình chỉ tánh ham biết đó thì phải có thiền quán. Trung thừa và Đại thừa đều như vậy, chỉ là pháp thiền khác; nhưng mục đích là đình chỉ cái tâm. Tối thượng thừa dùng cái không biết để đình chỉ.

Hỏi:
 Tâm có thể chuyển về một, nhưng không ngưng được phải không?

Đáp:
 Tam thừa chuyển về một, Tối thượng thừa không có chuyển về một.

Hỏi:
 Nghi tình có tiến tới vô thủy vô minh không?

Đáp:
 Nói theo thế lưu bố tưởng là tiến tới, sự thật không có tiến hay thối; tức là không có sự tương đối, tuy nói bất nhị nhưng không phải một. Vì không có thể dùng thí dụ để giải thích, giáo lý tam thừa có dùng thí dụ để giải thích. Thiền quán của tam thừa là thực hành giáo lý tam thừa.
 Như pháp thiền thừa Thanh văn là thực hành giáo lý của thừa Thanh văn, pháp thiền thừa Duyên giác là thực hành giáo của thừa Duyên giác, pháp thiền Đại thừa là thực hành giáo lý của Đại thừa. Tối thượng thừa không có giáo lý, gọi là bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, chỉ có thực hành. Tuy không có giáo lý, nhưng không nghịch với giáo lý; cũng là đình chỉ tâm, nhưng có nuôi cái nhân nghi đưa đến ngộ.

Hỏi:
 Ngài Lai Quả nói “từ đa tâm đến thiểu tâm, thiểu tâm đến nhất tâm, nhất tâm đến vô tâm”. Vì tập khí mình nhiều quá nên không thể bỏ một lần được, vậy thế nào?

Đáp:
 Ngài Lai Quả vì phương tiện để giảng cho người ta hiểu.
 -Con thấy đường đi cũng vậy phải không?
 -Đường đi không phải vậy, Giáo môn có 52 cấp, từ bực từ bực mà tiến lên là vậy; Tối thượng thừa không có cấp bực, từ địa vị phàm phu thẳng chứng Đẳng giác.
 -Vì có tạp niệm nhiều quá nên cần tu như vậy phải không?
 -Cái đó là của Giáo môn, Tối thượng thừa không có cái đó.

Hỏi:
 Nghi tình từ từ thành khối, chứ bây giờ làm sao được?

Đáp:
 Nghi tình thành khối là cái nghi tình, nói cấp bực lần lần tiến lên thì không có cái đó. Như người mới nghe là ngộ liền, hay bị đánh bạt tai là ngộ liền, hoặc bị đá nhào là ngộ liền.
 -Các vị đó có sẵn công phu mới được như vậy mà?
 -Có sẵn công phu ở kiếp trước cũng có, nhưng kiếp này tất cả vẫn bằng như mọi người, cho đến ngộ rồi nhưng không biết mình đã ngộ. Như Thiền sư Diệu Tổng kiến tánh lúc 15 tuổi, nhưng tự mình không biết đã kiến tánh. Bây giờ mình nói là tu từ từ, nhưng trong bản thể Phật tánh không có từ từ; từ từ huân tập thì mới thành, còn cái này đã thành sẵn không thể từ từ.
 -Như thân con có bệnh  phải uống thuốc rồi từ từ sẽ hết, như thế là sao?
 -Đó là pháp thế gian, pháp xuất thế gian nói được, còn của Thiền môn không nói được. Chân như là như như bất động. Bài giải thích hư không trong Đại Trí Độ luận, theo hiểu biết của bộ óc thấy rất mâu thuẩn! Vô sở hữu là không có, không có hư không nhưng dung nạp tất cả, dùng tất cả là nhờ cái không có. Theo lý không đúng, vô sở hữu là không có lấy gì để dung nạp! Nhưng thật tế lại dung nạp. Vô sở hữu lấy cái gì để dùng! Nhưng cái nào cũng nhờ nó để dùng. Đó là nghịch với lý của bộ óc, bộ óc kiến lập lý đều là vọng. 
 Theo sự hiểu biết của mình cũng dễ chứng tỏ: bây giờ, các nhà triết học, nhà khoa học trên thế giới đều muốn kiến lập, muốn kiến lập phải có sự bắt đầu thì có sự sanh khởi. Họ đang nghiên cứu sự sanh khởi của vũ trụ, sanh khởi của sanh mạng; nhưng thật tế, Phật đã nói là vô thỉ (không có sự bắt đầu).
 Giả thiết có sự bắt đầu, không gian phải nói bắt đầu từ chỗ nào? Nói bắt đầu từ chỗ này, nhưng chỗ này là một chỗ trong không gian; rồi chỗ này bắt đầu từ chỗ nào? Bắt đầu từ chỗ kia, cứ bắt đầu nhiều chỗ khác… cuối cùng không có chỗ bắt đầu. 
 Về thời gian, nói bắt đầu từ lúc nào? Bắt đầu từ một triệu kiếp trước cho đến một trăm tỷ kiếp trước, con số cứ tăng thêm không khi nào cùng tột. Nhà toán học nói ra con số cao nhất được không? Không thể nói ra con số cao nhất, làm sao tìm ra sự bắt đầu! Thời gian không có bắt đầu, vì trước thời gian đó còn có thời gian nữa. Vậy, lý do bắt đầu không thể thành lập.
 Nhà toán học nói bắt đầu thời gian xưa nhất cũng nói không ra. Tại sao? Vì biên ra một con số, rồi thêm con số 0 phía sau thì lớn hơn 10 lần, cứ thêm số 0 phía sau vô cùng tận, bộ óc không thể biết. Cuốn sách nói về con sâu dép cỏ rất nhỏ chỉ là một đơn tế bào, dùng kính hiển vi mới thấy được. Một ngày đêm nó nứt thành 2 con đến ngày 90 thì nó thành một mét khối, đến ngày 130 thì thể tích bằng quả đất, nếu thêm một ngày nữa là 2 quả đất…
 Nếu quả đất xẻ làm 2, rồi hai bên cũng xẻ làm 2, cứ xẻ tới hoài tới 130 lần thì khôi phục lại con sâu dép cỏ. Nếu tôi lấy toán học xẻ thêm 10 lần 130 lần hoặc trăm lần, một ngàn lần, thì con số ấy vẫn còn biểu thị cơ thể con sâu dép cỏ. Nhưng thật tế có cơ thể con sâu đó không? Dẫu cho có, mà bộ óc không biết. Phân tích nhỏ lại, bộ óc còn không biết, làm sao bộ óc truy cứu sự bắt đầu!

Hỏi:
 Xin Sư Phụ giảng chiêm bao theo Duy thức?

Đáp:
 Khi ngủ mê thì 5 thức trước (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) ngưng hoạt động, chỉ có thức thứ 6 hoạt động biến hiện (độc đầu ý thức biến hiện) thân và thế giới chiêm bao; thân chiêm bao tiếp xúc thế giới chiêm bao, tiếp xúc cái tách, trái cam đều có thật chất, tiếp xúc nóng lạnh đều biết, thân chiêm bao bị đánh biết đau. 
 Giả sử trong chiêm bao có thiện tri thức thuyết pháp thật hay, nói cái tách, trái cam, luôn cả thân ông đều không thật, người chiêm bao không tin. Đến lúc ngủ đã thức dậy (Duy thức gọi là tự chứng phần) tự mình chứng tỏ thân và thế giới chiêm bao đều mất, chỉ còn thân nằm trên giường. 
 Nhưng đang chiêm bao cho là thật, bởi đang chiêm bao khóc thức dậy còn nước mắt. Thân chiêm bao thấy cảnh khủng bố sợ, thức dậy nghe trái tim còn đập. Thật tế vốn không có, chỉ là thức thứ 6 tạo ra, gọi là tâm tạo.
 Mở mắt chiêm bao, Duy thức gọi là đồng thời ý thức biến hiện; vì 5 thức trước đang hoạt động, nên hai thức cùng biến hiện. Như thấy sắc tướng thì nhãn thức và ý thức cùng biến hiện, nghe âm thanh thì nhĩ thức và ý thức cùng biến hiện. 
 Nhĩ thức nghe âm thanh, nhưng không biết tiếng gì, phải có thức thứ 6 cùng nổi lên mới biết tiếng người, tiếng chim, tiếng chó… Nếu chỉ có thức thứ 6, không có nhĩ thức nên không nghe được tiếng thì lấy gì để phân biệt. Cho nên, phải hai thức cùng biến hiện thành mở mắt chiêm bao bây giờ. 
 Một thức biến hiện cũng là tâm, hai thức biến hiện cũng là tâm. Nhưng người ta chỉ cho nhắm mắt chiêm bao là chiêm bao, mở mắt chiêm bao không phải chiêm bao. Thật tế nhắm mắt chiêm bao là một thức biến hiện, mở mắt chiêm bao do hai thức cùng biến hiện. Kinh nói “tất cả đều do tâm tạo”, nếu tâm không biến hiện thì tâm không tạo; biến hiện thì không phải thật, nên nói là chiêm bao.
 Nhắm mắt chiêm bao ngủ đã tự thức, khỏi cần tu; nhưng tối ngủ có chiêm bao lại, cứ chiêm bao mãi. Mở mắt chiêm bao không bao giờ tự mình thức tỉnh, phải tu đến kiến tánh tức là mở mắt chiêm bao thức tỉnh; sau khi thức tỉnh không bao giờ có chiêm bao lại. Cho nên, thành Phật không bao giờ trở lại chúng sanh; nếu trở lại chúng sanh thì thành Phật cũng vô dụng.

Hỏi:
 Người đã phá Sơ quan rồi chết, sau đó họ dùng tâm thức để tu tiếp như thế nào?

Đáp:
 Nếu người ấy phá Sơ quan còn ôm cái pháp, như ngài Cao Phong còn ôm cái ngộ; có sở hữu thì có thể đi đầu thai. Như Đại Huệ đầu thai rồi có nhân duyên kiến tánh triệt để, vì kiếp trước đã phá Sơ quan. 
 Trụ trì mộng thấy thần Già lam báo “ngày mai có một Thiền sư Dân Phong Duyệt đến chùa” (tên kiếp trước của Đại Huệ), sáng ngày Đại Huệ (19 tuổi) đến. Trụ trì biết nên tiếp đãi rất chu đáo và đem ngữ lục Dân Phong Duyệt cho Đại Huệ coi xong liền thuộc lòng. Đại huệ ở nơi Viên Ngộ nghe câu “gió nhẹ từ phương nam đến, nơi góc chánh điện cảm thấy yên lành”. Liền ngộ triệt để.

 Hòa thượng Thủy Lưu đến thăm Mã Tổ, vừa đảnh lễ thì Mã Tổ đá một cái nhào xuống, Thủy Lưu liền ngộ.

 Hoằng Bá đã ngộ đến một ngôi chùa xin làm công quả, ngài không nói là ngài đã ngộ. Một hôm Thừa tướng Bùi Hưu đến chùa tham quan thấy bức tranh trên tường, hỏi Trụ trì: hình này là gì?
 Trụ trì nói: là Cao Tăng.
 Bùi Hưu hỏi: hình thì thấy rồi, còn Cao Tăng đâu?
 Trụ trì trả lời không được.
 Bùi Hưu hỏi: chỗ này có Thiền sư không? 
 Trụ Trì đáp: mấy hôm trước có một vị giống như Thiền sư đến ở đây.
 Bùi Hưu nói: xin mời ra để tôi hỏi.
 Hoằng Bá đi ra, Bùi Hưu nói: vừa rồi tôi hỏi Trụ trì nhưng không đáp được. Bây giờ tôi xin hỏi Thượng tọa có được không?
 Hoằng Bá đáp: được.
 Bùi Hưu hỏi: hình thì thấy rồi, còn Cao Tăng ở đâu?
 Hoằng Bá nói lớn: Bùi Hưu!
 Bùi Hưu đáp: dạ!
 Hoằng Bá nói lớn: ở đâu?
 Bùi Hưu nghe liền kiến tánh và tán thán hay quá, liền mời về dinh Thừa tướng để cúng dường rồi hỏi pháp. Do đó mới có Truyền Tâm Pháp Yếu.

Hỏi: 
 Lúc đó Bùi Hưu ngộ cái gì?

Đáp:
 Nếu có cái gì thì không phải ngộ. “Bồ đề viên mãn quy vô sở đắc”, nếu có đắc được thì không phải ngộ; sẵn sàng của mình, người kiến tánh triệt để tự nhiên có cái dùng đó.
 Có vị kiến tánh, ban đêm tự nhiên la lên “ta đại ngộ rồi!” Sáng mai, Trụ Trì thượng đường hỏi: hồi hôm, ông nào đại ngộ ra đây? Vị ấy ra. Trụ trì (đã kiến tánh) hỏi: tại sao tự mình nói đại ngộ, thấy cái gì vậy?
 Vị ấy đáp: Sư cô vốn là người nữ làm.
 Trụ trì biết vị ấy đã kiến tánh.

 Một Thiền sư danh tiếng, căn cơ chưa đến mức chín mùi, cũng không có cách nào làm cho ngộ. Như Tổn Khiêm theo Đại Huệ hai chục năm, có công phu rất nhiều, nhưng chưa ngộ; Đại huệ biết vị này căn cơ gần chín mùi, mới sai đem lá thư cho cư sĩ Ngụy Công ở Kinh Thành, đang làm quan tương đương Thừa tướng, là người đã kiến tánh. Tổn Khiêm bực mình và nói “tôi đã dùng công phu hai chục năm mà chưa ngộ, mà bây giờ sai tôi đem lá thư, đi bộ phải mất tháng mới tới”. 
 Bạn đồng tham tên Quang cũng biết ý của Đại Huệ, biết vị này sắp ngộ, nói: đi đường cũng dùng công phu được vậy, tại sao không đi? Để tôi đi cùng sẽ giúp ông. Đi được một khoảng đường, Quang nói: việc gì tôi cũng có thể giúp, nhưng chỉ có 5 điều thì ông phải tự làm.
 Tổn Khiêm hỏi: 5 điều gì?
 Quang nói: đi tiêu, đi tiểu, mặc áo, ăn cơm, với kéo tử thi đi trên đường.
 Tổn Khiêm nghe xong liền ngộ.
 Quang nói: bây giờ, ông đi một mình được rồi, còn tôi đi về.
 Tổn Khiêm đi đến Kinh Thành gặp Ngụy Công đưa thư, Ngụy Công muốn nhờ Tổn Khiêm độ người mẹ, người mẹ này thường ngày hay tụng kinh, Ngụy Công không có cách nào khuyên người mẹ bỏ tụng kinh để tham thiền. Tổn Khiêm có nhân duyên với người mẹ, một thời gian người mẹ bỏ tụng kinh, rồi tham thiền được kiến tánh. Tổn Khiêm trờ về chùa, ở đằng xa Đại huệ thấy liền biết Tổn Khiêm đã ngộ.

Hỏi:
 Dụng công phu đến mức gần kiến tánh, nếu không gặp thiện tri thức có thể kiến tánh phải không?

Đáp:
 Phải rồi! Như ngài Lai Quả nói “công phu đến thoại đầu, không muốn kiến tánh cũng không được”. Cho nên, chỉ sợ mình không chịu đi, chứ có đi mà không đến! Có đi thì sẽ đến nơi.

Hỏi:
 Những người sơ tham phải có có vị lão tham hướng dẫn là như thế nào?

Đáp:
 Sơ tham tham không đúng thì phải có lão tham hướng dẫn tham cho đúng. Đó là những người tự làm tài khôn, cũng có người theo tôi mười mấy năm cứ chấp câu thoại đầu. Nói tham thoại đầu nhưng chưa đến thoại đầu, muôn ngàn câu thoại đầu là chỉ cái không biết. 
 “Niệm Phật là ai?” Là kích thích cái không biết, “muôn pháp về một, một về chỗ nào?” Cũng kích thích cái không biết, “khi chưa có trời đất ta là cái gì?” Vẫn là kích thích cái không biết. Khán thoại đầu là nhìn chỗ không biết, đâu phải ý của mỗi câu thoại có khác biệt; tham câu này được, mà tham câu kia không được!

Hỏi:
 Tu theo Thiền tông có thọ Bồ tát giới không? 

Đáp:
 Có chứ! Tiểu thừa không thọ Bồ tát giới, chỉ thọ đến Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni. Tối thượng thừa cũng như Đại thừa có tam đàn đại giới là Sa di, Tỳ kheo, Bồ tát thọ cùng một lượt. Như ở Trung Quốc thời hạn thọ giới là 53 ngày.

Hỏi:
 Cư sĩ có thọ Bồ tát giới không?

Đáp: 
 Cư sĩ nào muốn thọ Bồ tát cũng được và không muốn thọ Bồ tát giới cũng được. Tu sĩ Đại thừa phải thọ Bồ tát giới, nếu không thọ Bồ tát giới thì không phải Đại thừa, vì Đại thừa gọi là thừa Bồ tát. Thọ Bồ tát giới là học hạnh Bồ tát, nếu không muốn học hạnh Bồ tát là thừa Thanh văn, Duyên giác.

Hỏi:
 Những người tu Tịnh độ được vãng sanh Cực Lạc, nhờ Phật A Di Đà dạy tham thiền rồi thành Phật, họ trở lại độ các chủ nợ. Việc ấy như thế nào?

Đáp:
 Việc đó là tự nhiên như vậy, người nào kiến tánh thành Phật được dụng của Bát nhã là automatic cùng khắp không gian thời gian, không bao giờ gián đoạn, giống như cái dụng của hư không.

Hỏi:
 Làm nhiều việc từ thiện có trở ngại trên đường tu tập không?

Đáp:
 Làm việc từ thiện cho xã hội là thực hiện hạnh Bồ tát. Giới Bồ tát có hai phần: chỉ trì và tác trì. Chỉ trì là không làm thì giữ giới; tác trì là phải làm mới giữ giới, không làm là phạm.
 Bồ tát giới của cư sĩ có một điều: Cư sĩ thọ Bồ tát giới mua vé xe muốn đi đến chỗ nào, nhưng giữa đường, xe ra khỏi ngoại ô thấy bên đường có người bệnh hay người bị tai nạn, mà không có ai cứu giúp. Người cư sĩ thọ giới Bồ tát thấy việc ấy phải bỏ vé xe, rồi xuống xe đưa người đó đến bệnh viện hoặc đưa đến nhà, trở lại mua vé xe khác đi tiếp. Nếu không làm như vậy là phạm, gọi là tác trì. 

Hỏi:
 Bồ tát thừa phải thực hành lục độ ba la mật, nên bố thí theo tam luân thể không. Vì vậy không có lòng mong cầu, không biết có người được bố thí. Thỉnh Thầy khai thị?

Đáp:
 Phải rồi! Bố thí của Đại thừa là tam luân thể không là không thấy có người bố thí, không thấy có người nhận bố thí, không thấy có tài vật bố thí.

Hỏi:
 Mục sư hỏi ngài Nguyệt Khê “Tại sao Phật giáo ít làm việc xã hội?” Ngài trả lời: Phật giáo không có chủ trương như vậy. Nếu thực hành hạnh Bồ tát thì đã làm việc xã hội nhiều. Tại sao? 

Đáp:
 Ngài Nguyệt Khê phá chấp của Linh Mục, vì Linh Mục chấp theo Tin lành. Bố thí của Phật giáo, như kinh Pháp Hoa nói “trước là thỏa mãn dục vọng của người đó, để kéo người đó vào trí huệ Phật”; tức là câu trước là thỏa mãn dục vọng, nếu không có câu sau thì không được. 
 Giáo lý của người ta là tin được sanh lên cõi trời, không tin thì phạt xuống địa ngục. Người làm ác đọa xuống địa ngục, Phật xuống kéo người ấy lên, Phật không phạt người ta xuống địa ngục. Nếu người ấy không tin Phật hay phỉ báng cũng muốn kéo họ lên.
 Bố thí của Phật là từ bi, bố thí của họ là bác ái. Từ bi là phá ngã chấp, bác ái là tăng cường ngã chấp. Nhưng người thường cho từ bi và bác ái giống nhau, sự thực thì khác. 
 Vô duyên từ là không có nhân duyên đối đãi, không có ta từ bi và không có ngươi nhận từ bi của ta. Đồng thể bi là ngươi vui thì ta mới vui, ngươi khổ là tôi khổ, vì cùng một thân thể, không phải khác; tức là cùng một Phật tánh, không có khác. 
 Bác ái là tất cả cái này là của tôi, tôi ái người này thì tôi cho người này, ái người kia thì tôi cho người kia, ái rất nhiều nên gọi bác; còn những người mà tôi không ái thì tôi không cho, từ bi nếu có ái hay không ái đều cũng cho.

Hỏi:
 Người Khất sĩ đi khất thực thì tâm họ quán như thế nào, để cho Phật tử cúng dường cầu phước?

Đáp:
 Tiểu thừa có Ngũ Đình Tâm quán, không phải họ đi khất thực mới quán! Lúc nào cũng quán, khất thực có pháp khất thực phải đúng; tức là đi thì mắt chỉ được nhìn phía trước 3 thước, mắt không được ngó qua ngó lại, không được nói chuyện; người đến cúng dường bỏ đồ vật vào bát cũng không được nhìn vào mặt người ấy, nên vị Khất sĩ không biết người cúng dường. Đi khất thực mang theo tích trượng có chuông, khi đến trước cửa nhà người ta biết. 
 Các nước Tiểu thừa, Phật tử để vật cúng dường sẵn cho các vị Khất sĩ đi đến; các nước Đại thừa không có làm sẵn. Người Khất sĩ đi khất thực chỉ đứng trước nhà này một chút, rồi đến nhà khác một chút; theo pháp khất thực nếu qua 7 nhà mà không ai cúng dường cũng phải về, nhưng bây giờ không ai làm đúng như vậy. 
 Có người vô chợ khất thực, có người đến chỗ bán cá; người bán cá cúng dường cá sống, người khất thực bảo người ấy đập cá cho chết mới lấy. Ở Vũng Tàu, có người giả Khất sĩ đi khất thực, Chánh đại diện nơi đó mời hỏi, biết người này đi khất thực mướn.

Hỏi: 
 Tham thoại đầu chỉ cần nghi tình, mà không cần đáp án. Kính xin Sư phụ khai thị?

Đáp:
 Không những không cần đáp án, nếu muốn tìm ra đáp án là chướng ngại sự kiến tánh, chướng ngại sự tham thiền. Nghi tình là không hiểu không biết, tất cả câu thoại đầu chỉ là kích thích niệm không biết, gọi là tham thoại đầu. 
 Khán thoại đầu là nhìn chỗ không hiểu không biết, muốn xem chỗ không biết đó là cái gì, xem không thấy gì vẫn còn không biết, rồi hỏi mãi khán mãi đến một ngày tới thoại đầu (đầu sào trăm thước) tiến lên một bước là kiến tánh. 
 Trước kia tất cả đều không biết, tới chừng kiến tánh triệt để thì tất cả đều biết; không có một cái nào không biết, không có lúc nào mà không biết; cho nên gốc nghi chấm dứt, vì không có cái gì để nghi nữa, gọi là đốn  đoạn nghi căn.

Hỏi:
 Tham thoại đầu và khán thoại đầu cách nhau bao xa?

Đáp:
 Nếu có xa gần thì không phải, vì khắp không gian làm sao có xa gần. Khán thoại đầu và tham thoại đầu không có trước sau.

Hỏi:
 An lạc trong hiện tại và nhìn vào một niệm vô sanh thì như thế nào?

Đáp:
 An lạc trong hiện tại là pháp thế gian, tam thừa gồm Tiểu thừa, Trung thừa và Đại thừa có giáo lý nói về xuất thế gian và có pháp thiền để thực hành. 
 Tiểu thừa có 5 pháp thiền quán (Ngũ đình tâm quán) để thực hành giáo lý Tiểu thừa. Trung thừa là thừa Duyên giác có thiền quán Thập nhị nhân duyên để thực hành giáo lý Trung thừa. Đại thừa có 3 thứ thiền quán: Sa ma tha, Tam ma bát đề, Thiền na để thực hành giáo lý Đại thừa. 
 Tối thượng thừa (tham Tổ sư thiền) không có giáo lý, chỉ có thực hành, nên gọi là giáo ngoại biệt truyền bất lập văn tự, nhưng không trái ngược giáo lý, còn gọi là pháp thiền trực tiếp.
 An lạc trong hiện tại là pháp thế gian, không phải tu giải thoát, giống như đi xem hát, lúc xem hát thì quên phiền não, tuồng kịch hát xong thì phiền não trở lại hay đi xem đá banh hoặc xem cái gì đó. Tất cả kinh Phật không có nói mấy thứ đó, kinh Phật chỉ nói Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa. 
 Pháp thế gian thì người ta dễ tiếp thu, vì tư tưởng của người thế gian cũng vậy, nên nói người ta nghe thực hành được liền. Như người ta ham thích đi xem hát, đá banh… là người ta có ham thích sẵn. Còn pháp xuất thế gian nghịch với thế gian, nghịch với người ta ham thích; thành ra người ta không thích. 
 Tứ Niệm Xứ là ở trong 37 phẩm trợ đạo giúp tu thiền Tiểu thừa để giải thoát là xuất thế gian, còn an lạc là ở trong thế gian, như hiện tại được vui giống như xem hát xem đá banh, lúc vui thì quên phiền não, vui hết thì phiền não trở lại.
 37 phẩm trợ đạo là trợ giúp cho người tu Tiểu thừa, đầu tiên là Tứ Niệm Xứ gồm có Quán thân bất tịnh là quán thân này dơ quá, không sạch; Quán thọ là khổ tức bất cứ thứ gì lãnh thọ đều khổ, còn cái kia vui là nghịch với khổ; vui thì người ta thích, còn khổ làm sao người ta thích!
 Vì cũng có tên là Tứ Niệm Xứ, nhưng nghịch với Tứ Niệm Xứ của Phật, để cho người không biết Phật pháp hiểu lầm là Tứ Niệm Xứ của Phật. Nếu theo giới luật của nhà Phật thì có tội địc ngục. 
 Quán tâm vô thường, Quán pháp vô ngã; còn cái kia là tăng thêm cái ngã, đã hại biết bao nhiêu người, mà người bị hại không hay biết, tưởng là của Phật pháp. 5 thứ chánh là Ngũ Đình Tâm quán để đình chỉ hoạt động của tâm. Trung thừa, Đại thừa cũng đình chỉ hoạt động của tâm, bất quá là thực hành khác và tạo cái nhân khác.

Hỏi:
 Mỗi hành động hàng ngày của Tu sĩ đều niệm chú, vậy việc ấy như thế nào?

Đáp:
 Việc ấy tôi không biết ai đặt ra, bởi vì theo thần chú là Mật tông. Bây giờ khóa sáng chiều của Giáo môn là tổng hợp đủ thứ, tụng kinh, niệm chú, thí thực, kiết thủ ấn…đều có. Có người không hiểu ý kinh của Phật, rồi tự lấy ý mình thay cho ý của Phật. Đốt vàng mã là lừa người gạt quỷ. 
 Lục Tổ nói “vô niệm, niệm là chánh; hữu niệm, niệm là tà”. Kinh Địa Tạng là bất liễu nghĩa nói “khởi tâm động niệm đều là tạo nghiệp”. Nhưng người ta không chịu để ý, cứ theo sự ham thích của mình.
 Nếu nuôi sự ham thích của mình, làm sao giải thoát? Phật dạy là nghịch lại cái ham thích của mình. Kinh Lăng Nghiêm nói “vi kỳ hiện nghiệp” (trái lại nghiệp hiện tại của mình). Mình ham thích cái này thì mình không ham thích, ghét cái này thì ngược lại không ghét. Cho nên mới được giải thoát.
 Nếu thuận theo sự ham thích thì bị cảnh lôi kéo, đối với Phật pháp không có tác dụng. Phật pháp là muốn người ta giải thoát, lìa khổ vĩnh viễn; nhưng mãi tạo nhân khổ, làm sao lìa được! Mình phải hiểu ý của Phật dạy.
 Tiểu thừa cũng phải lìa dục, nên được ra khỏi luân hồi. Việt Nam và Trung Quốc là nước Đại thừa, có người tu theo Đại thừa lại chê Tiểu thừa, nhưng làm không bằng Tiểu thừa. Tiểu thừa còn phá nhân ngã chấp ra khỏi luân hồi, mà có người tu theo Đại thừa không phá ngã chấp, lại thêm chấp pháp nữa, miệng thuyết pháp chê Tiểu thừa. Người đi thọ giới cũng phải qua giới Tiểu thừa vậy. Giới Sa di, Tỳ kheo… đều là giới của Tiểu thừa. 
 Có người chỉ cần hiểu qua giáo lý, không cần giữ giới. Như Tu sĩ ở Nhật Bản có vợ và ăn mặn, gọi là Tân Tăng (Tăng mới), họ cho là tiến bộ. Nếu không có giữ giới thì đâu khác với người thế gian! Làm sao gọi là người xuất gia được? Bị ngũ dục lôi kéo thì không thể giải thoát. Đức Phật dạy giải thoát, thuận theo ý mình, rồi cho theo giới luật của Phật dạy là xưa, bây giờ phải học cái mới.
 Theo tôi biết không có người nào thực hành, như uống nước tụng chú, ăn cơm tụng chú… vì như vậy phiền phức quá. Người tu Tịnh độ chỉ cần niệm một câu A Di Đà Phật là đủ, nếu niệm thành khối thì được tịnh tâm, nên ăn cơm cũng tịnh được tâm, đâu cần nhớ thần chú để tụng! 
 Tham thiền là hỏi câu thoại và nhìn thoại đầu, thì không cần nhớ thần chú để tụng. Thiền quán Giáo môn như: Sổ tức chỉ cần đếm hơi thở từ 1 đến 10, rồi 10 ngược lại 1, cũng không cần nhớ thần chú để tụng. Rất là đơn giản và có kết quả, những pháp của Phật dạy mình không chịu thực hành, mà thực hành những cái của người đời sau bày đặt ra làm chi! 

Hỏi:
 Chùa Cao Mân có nghi thức quả đường không?

Đáp: 
 Quả đường cũng có, đó là của Giáo môn chứ không phải là Thiền môn. Hòa thượng Đức Lâm học tông Thiên thai, ngài nói với tôi “lịch sử Thiền tông Trung Hoa, tôi chưa coi cuốn nào”, tất cả Truyền Đăng Lục, tôi đều xem qua hết. Như thầy bổn sư của tôi là ở Phước Kiến, Phước Châu có chùa Dũng Tuyền ở trên núi Cổ Sơn của Tào Động tông, được nhiều người kiến tánh. Thầy tôi có ở đó 2 năm, lúc ấy có 200 Tỳ kheo ở trong Thiền đường; nhưng chỗ ấy Giáo môn cũng có, niệm Phật cũng có. 
 Có 3 nhánh: nhánh chánh là Thiền đường có 200 Tỳ kheo ở đó tham Tổ sư thiền, có nhánh Đại bi lầu chuyên trì chú đại bi có mười mấy Tỳ kheo, có niệm Phật đường có hai mươi mấy vị chuyên niệm Phật. Lầu Đại bi và niệm Phật đường từ bắt đầu vô cho đến cuối cùng, tất cả đều phải tụng kinh sáng chiều và phải ăn quả đường. 
 Chỉ có Thiền chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất phải làm hết là ăn quả đường và tụng kinh sáng chiều; giai đoạn thứ nhì là chọn những người tinh tấn vô Thiền đường nhỏ chuyên tham thiền, trong đó có mấy chục vị tọa hương đi hương, tới bữa ăn dọn sẵn đến ăn, chứ không có tụng kinh hay ăn quả đường; giai đoạn thứ ba là những vị trong Thiền đường nhỏ xin ra ở một mình trong Cốc, cách chùa hơi xa, mỗi cái Cốc chỉ ở một người, cách xa xa có một cái Cốc, hai Cốc nhìn thấy nhau nhưng không nói chuyện với nhau được.
 Chùa không phát lương thực cho những cái Cốc, nhưng phát một bao cơm cháy; mỗi nửa tháng về chùa lãnh một bao cơm cháy, ăn hết nửa tháng sau lãnh tiếp; có người nấu lại ăn hoặc có người chỉ ngâm nước lạnh cho mềm để ăn, năm này qua năm khác không có bệnh, không thiếu dinh dưỡng. Phần nhiều những người ở Cốc đều có thần thông, là những người đều tu đến bực cao. Cho nên, họ không cần phải đi lãnh, mà tâm tâm đi lấy; vì người phát cơm cháy biết những phần cơm cháy của họ biến mất.

Hỏi: 
 Ngài Hư Vân làm chùa rất nhiều, vậy những chùa đó thuộc của ai?

Đáp: 
 Những chùa đó đều là của mười phương, không có của ai hết. Chùa của ngài Hư Vân sáng lập ra làm trụ trì, mà ngài muốn đãi khách cá nhân, đến khố phòng của chùa mua dầu, thiếu đồng xu cũng không được; công và tư rõ ràng. Tất cả của chùa là của thường trụ, không phải thuộc về ai. Người ta đến ở một ngày là làm chủ một ngày, ở một năm là làm chủ một năm; chừng nào đi thì hết, nên gọi là thường trụ. 
 Chùa có quy củ thì ai cũng phải tuân theo, do vậy Tòng Lâm lớn 3.000 người đều có trật tự. Tòng Lâm có Khách đường, nếu có ai tranh chấp thì đưa đến xử, giống như Tòa án của thế gian. Vì đông người nên có tổ chức chặt chẽ đàng hoàng, phạm quy củ thì phải đánh hương bản, nếu việc nào cần đuổi thì đuổi.

Hỏi:
 Đường lối Tổ sư thiền là nghĩ đến câu thoại đầu phải không?

Đáp:
 Không phải nghĩ! Mà hỏi và nhìn. Đến thoại đầu, theo người ta cho là điên khùng, nhưng chỗ đó là sắp kiến tánh. Bây giờ, mình bắt đầu tham là mục đích đến thoại đầu, chưa đến thoại đầu là tham thoại đầu và khán thoại đầu. Chỉ giữ nghi tình mà không có niệm muốn đến thoại đầu thì mới đến thoại đầu.

Hỏi:
 Phương pháp tham Tổ sư thiền miên mật không có kẻ hở, nếu có kẻ hở thì vọng tưởng xen vào. Vậy những người tham thiền ở công sở phải suy nghĩ thì có thích hợp với họ không?

Đáp:
 Thích hợp, ngày đêm là 24 tiếng, nếu có 10 tiếng làm việc thì cứ làm việc, đừng tập tham thiền; còn lại 14 tiếng thì tập tham thiền. Khi nào 14 tiếng này tập tham thiền thành quen thuộc tự động. 
 Như tập xe đạp, ban đầu hai tay vịn nó cũng ngã lên ngã xuống, sau này hai tay vịn nó không ngã, sau này buông tay cũng không ngã, sau này quẹo khỏi cần tay cũng quẹo được. Cần tập cho quen được tự động, lúc đang làm việc tự động thì mình không biết; lúc ấy bộ óc không biết, nhưng cái biết của Phật tánh thay thế. Cho nên làm đúng hơn, nhanh và tỉ mỉ hơn.

Hỏi:
 Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật có giảng thời mạt pháp, các chúng sanh tham thiền mà mong tránh được ma cảnh, điều đó là không thể có. Đức Phật dạy trì chú Lăng Nghiêm, vậy tham Tổ sư thiền kèm theo trì chú Lăng Nghiêm thì như thế nào?

Đáp:
 Kinh Lăng Nghiêm không phải dạy tham Tổ sư thiền, kinh Lăng Nghiêm là dạy thiền của Giáo môn, 3 thứ thiền quán: Sa ma tha, Tam ma bát đề và Thiền na. Thiền quán đó đối với người thượng căn thì không cần đoạn sau, tức là không cần theo 3 tiệm thứ; đó là đối với trung hạ căn. 
 Trì chú là nói về Mật  tông chứ không phải của hiển giáo, không phải là tu thiền của Giáo môn; tức là trì chú là thiền của Mật tông có khác. Vì kinh Lăng Nghiêm gọi là viên đốn (bao gồm tất cả), cho nên có pháp môn trì chú ở trong đó, có pháp môn niệm Phật ở trong đó (của Đại Thế Chí). Đủ thứ pháp môn đều có trong kinh Lăng Nghiêm.
 Phàm phu thiền, Ngoại đạo thiền; tất cả thiền đều có trong kinh Lăng Nghiêm, đừng đem thiền này lộn với thiền kia. Nửa quyển trên kinh Lăng Nghiêm là tiếp người thượng căn, nửa quyển sau là tiếp người trung hạ căn. Trung hạ căn mà Phật có bày ra 3 tiệm thứ (tiệm là dần dần, thứ là thứ lớp). Vừa rồi tôi nói “vi kỳ hiện nghiệp” cũng trong ba thứ đó, tức là lớp thứ ba phải trái với hiện nghiệp, chứ không phải trì chú.
 Tôi hoằng Tổ sư thiền thì nói Tổ sư thiền, có hỏi thiền Tiểu thừa thì giải thích thiền Tiểu thừa, hỏi thiền Trung thừa thì giải thích thiền Trung thừa, hỏi thiền Đại thừa thì giải thích thiền Đại thừa. Đừng hỏi lộn xộn, vì Phật chia làm nhiều thứ thiền là muốn thích ứng căn cơ trình độ của người đó. 
 Căn cơ trình độ mà Phật có chia làm 5 thứ chủng tánh, ở trong kinh Lăng Già nói rõ: Thanh văn chủng tánh thích hợp tu thừa Thanh văn, Duyên giác chủng tánh thích hợp thừa Duyên giác, Bồ tát chủng tánh thích hợp thừa Bồ tát (Đại thừa), ngoại đạo chủng tánh chấp ngã nên thành Ngoại đạo tu giải thoát không được, Bất định chủng tánh là không nhất định, gặp thầy Thanh văn thì họ tu Thanh văn, gặp thầy Duyên giác thì họ tu Duyên giác, gặp thầy Bồ tát thì họ tu Bồ tát. 
 Pháp môn Mật tông vốn là ngoại đạo, sau Phật nhập diệt 500 năm, ngài Long Thọ là tổ 14 của Thiền tông khuyên những người tu Mật tông ngoại đạo trở về chánh pháp. Sau này trong Phật pháp mới có giáo phái Mật tông, nhưng Mật tông ở Tây Tạng và Nhật Bản có rất nhiều giáo phái; có người mặc áo đỏ, áo vàng… như Phật Sống có hai phái (phái Đạt Lai Đạt Ma và phái Ban Thiền). 
 Bây giờ, phái Ban Thiền cũng còn ở Trung Quốc, chính phủ còn có liên hệ; phái Đạt Lai Đạt Ma ở nước ngoài nghịch với Trung Quốc, phái này nói là Phật sống chuyển thế. Phái Ban Thiền và phái Đạt Lai Đạt Ma có khi cũng xung đột với nhau.

Hỏi:
 Phật pháp là pháp bất định và tất cả đều do tâm tạo thì các pháp vô thường; Tu đà hoàn tái sanh 7 lần, có vị nào tu tinh tấn được đốn ngộ hơn, hoặc có vị nào làm việc ác có thể dời lại mấy chục đời, tại sao phải nhất định tái sanh 7 lần?

Đáp:
 Các vị đã chứng quả Tu đà hoàn là lìa được lục trần, tức là theo chủng tánh Thanh văn đầu thai ở Dục giới thêm 7 lần, đó chỉ là ước số. Như pháp thế gian: Tiểu học, Trung học, Đại học là phổ thông dạy người thường; còn những người có năng khiếu đặc biệt, có thể khỏi cần qua Tiểu học, Trung học mà học Đại học vậy! Trên là nói theo phổ thông, đối với những người đặc biệt không được.

Hỏi:
 Coi bói toán và tử vi đối với Phật pháp thì như thế nào?

Đáp: 
 Linh Mục người Mỹ cũng biết việc đó là Phật cấm, mà Tu sĩ Phật giáo làm việc đó, Phật cho là tà mạng thực.

Hỏi:
 Xin Sư Phụ khai thị quan trọng của Tổ sư thiền là tin tự tâm hơn cả đường lối tham thiền?

Đáp:
 Đường Lối Thực Hành là muốn phát hiện tự tâm, nếu không tin tự tâm làm sao phát hiện!
 
 
 
 

ML
01
02
03
04
05
06
07
08
09
Xem Thêm: 
Duy Lực Ngữ Lục Quyển Thượng
Duy Lực Ngữ Lục Quyển Hạ
Khai Thị Thiền Thất Tại Chùa Tam Bảo, HT. Duy Lực
Giảng Kinh Lăng Nghiêm, HT. Thích Duy Lực
c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

thở những điều cần biết về bệnh tiểu con đường cứu khổ chúng sanh là triệc khi chap tac hay lam phat su co phai la tu hay HÃƒÆ chùa yên đông thi hien dan sanh tình Sống thọ hơn để đón ung thư giáo CÃƒÆ y nước mắt mẹ già Rộn rịp ăn chay tháng Vu lan Văn hóa uống trà Nét đẹp truyền Ông Bụt khóc hộ ç¾ long Về Thiền giữa đường hoÃƒÆ tam kinh thoi dai tăng triệu và tánh không học đông hoai niem to su xÃƒÆ chương 3 Chữa bệnh ngủ ngáy dong Làm gì để giảm biểu hiện của Mỗi ngày nên ăn nhiều rau củ quả lễ Làm thế nào để có trí nhớ nhạy bén chua quang te bat chanh dao Hạt điều giúp chống suy nhược tinh Chuối có khả năng diệt được virus dao phat la dao cua dai trường đại học tốt nhất đó là sự Làm thế nào để có trí nhớ nhạy bén dầu khi 4 yeu to chan chanh dinh huong cho cuoc doi ban Nằm nghiêng khi ngủ tốt cho não bộ to su Nắng tức Phà vi sao phat giao duoc bau chon la ton giao tot chua ong gửi hang tram co vat phat giao duoc trung bay tai bao ngôi nhà bên sông Vỏ