.

 

Phật Học Tinh Hoa
  
Một Tổng Hợp Đạo Lý 

    Hòa Thượng Thích Đức Nhuận
      Vạn Hạnh, Saigon Việt Nam  xuất bản lần đầu năm 1961, 
  Viện Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới, California xuất bản năm 1999

---o0o---

 

Phần Thứ Ba

Thực Chất Ðạo Phật

Hết  thảy thế gian pháp
đều là Phật pháp.

Vimalakirti sùtra
 

Chương Một

Đạo Phật, Nguồn Văn Hóa
Sinh Ðộng…

 

Đạo Phật có sứ mệnh đem ánh sáng của Trí TuệTình Thương đến với muôn loài chúng sanh.

Ánh sáng của tinh tú, của mặt trời, mặt trăng giúp cho con người thoát khỏi cảnh tối tăm mờ mẫm. 

Ánh sáng của chính pháp Trí Tuệ và Tình Thương tạo cho con người sống an vui tự tại, biết thương yêu tất cả mà không gây khổ đau cho nhau Trí TuệTình thương là hai cốt tính của đạo Phật. Nền văn hóa Nhân Bản của đạo Phật được thể hiện trọn vẹn trên hai tiêu chuẩn ấy.

Nội dung của nguồn giáo lý đạo Phật được xây dựng trên nền tảng nhân bản hết sức thực tại và uyển chuyển. Vì vậy, nói tới “Nhân Bản” tức là nói tới đạo Phật. Một Đạo Phật Sinh Động Của Nguồn Văn Hóa Nhân Bản Đích Thực. Đạo Phật là một thực tại sinh hoạt tinh thần và vật chất hiện hữu trong cuộc đời, là hướng tính, lối sống, lẽ sống... của con người muôn loài vạn vật. Do đó, đạo Phật chú trọng lấy Tình Thương làm động tâm sử thế, lấy Trí Tuệ làm ngọn đuốc soi đường cho con người hướng về chính đạo. Trên hai nghìn rưởi năm lịch sử truyền bá, nguồn văn hóa đạo Phật luôn luôn phát triển với không-thời gian, hòa hợp chặt chẽ với cuộc sống từng thời đại - Một nền văn hóa thực tại, quán thông vũ trụ nhân sinh, lấy con người làm đối tượng để giải quyết những việc của con người; lấy nhân tính làm cơ chỉ kiến thiết một Xã hội người công bằng và hợp lý; thừa nhận giá trị trí thức và khả năng sáng tạo của con người, và khuyên con người thương yêu tất cả, làm việc cho tất cả... Con người trong đạo Phật là con người dễ hòa nhập “tiểu ngã” của mình làm một với “đại ngã” rộng lớn của vũ trụ vạn hữu. Không có Cái Này thì chẳng có Cái Kia, cũng như Cái Này có thì Cái Kia có: cả hai. Hiểu được tiểu ngã cũng chính là hiểu được đại ngã khám phá được chính nội tại nơi ta, là thấy được toàn thể vũ trụ. Cho nên đức Phật ân cần khuyên con người:

“Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi!”

Hãy im lặng là rất sống, rất sáng!

Hãy đem lòng mình đối diện với hồn của lịch sử!

“Mỗi sầu thảm, mỗi khổ đau đều bắt rể bén mầm trong cái tối tâm, tham lam, ác độc, thù hận, nghi kỵ, thấp hèn sợ sệt của con người cả. Con người đang xô đẩy nhau vào cái nghiệp chướng cuồn loại khổ đau để rồi phiêu lưu trong cuộc luân hồi phiền não vô tận. 

"Sao không cứu lấy họ?”

“Sao không đưa họ đến Thắng Địa?”

“Không ai cứu nổi họ đâu! Chỉ có họ tự cứu lấy mình. Không thần thánh nào cứu nổi nhân loại hết. Chỉ có nhân loại tự cứu lấy mình thôi. Con người làm thần thánh lấy chính mình và làm thần thánh lấy vũ trụ. Chỉ có con người mới thực hiện được mọi sự tốt đẹp của mình trong vũ trụ mà thôi”.  

Con người có toàn quyền định đoạt cuộc sống của chính mình. Trước hết con người phải gột rửa tâm hồn cho trong sạch, biết nhóm lên ngọn lửa thương yêu, tin tưởng, và vui sống, không còn mang thành kiến phân biệt chủng tộc, màu da, tiếng nói, quốc gia hùng cường hay nhược tiểu để tất cả cùng kiến tạo một xã hội ngườivăn minh tốt đẹp hơn.

Con người là một chủng loại trung giới nối liền Phật giới với chúng sanh giới, nên con người có đầy đủ dữ kiện để tự giải thoát mình và giải phóng đời. 

Để đạt được mục tiêu cao cả ấy, con người cần hiểu và thực chứng bốn nguyên lý. 

 1. Nhân sinh là khổ (Khổ Đế)

 2. Những nguyên nhân gây ra sử khổ (Tập Đế)

 3. Chấm dứt sự khổ (giải thoát) (Diệt Dế)

 4. Phương pháp triệt tiêu sự khổ (Đạo đế)[1]

Hai đế: Khổ, Tập thuộc về nhân quả thế gian. 

Hai đế: Diệt, Đạo là nhân quả xuất thế gian. 

Đó là bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phập tại vườn hoa Lộc Uyển để hình thành ngôi Tam Bảo: Phật – Pháp - Tăng. 

Đó cũng là nguyên nhân để Phật lý hội đủ điều kiện thành lập một nền văn hóa Nhân Bản Toàn Diện, gồm hai phần:

a. Phần Nội Dung là Tam tạng thánh điển và những chứng lý được trình bày trong đó hết sức minh bạch. 

b. Phần Hình Thức mà ta thường thấy ở đạo Phật ngày nay là các chùa, tháp, lể nghi v.v... Tất cả những thứ đó chỉ là phương tiện (tạo không khí) đưa con người trở về với Phật tính sẳn có của mỗi chúng sinh. Mà nói tới văn hóa tức phải đề cập ba mặt: Nghệ Thuật, Học Thuật, Kỷ thuật.

* Về Nghệ Thuật: Do sự rung cảm suy tư của người nghệ sĩ đã sáng tạo ra những công trình nghệ thuật, và được người đời đồng cảm nhìn nhận, nên những công trình nghệ thuật đó trở thành “dấu ấn tinh thần của các thời đại”. Riêng về nghệ thuật thuộc các tôn giáo thì chẳng có vị giáo chủ nào nói tới. Nhưng chính cuộc sống và những điều truyền dạy của các Ngài đã là những tác phẩm tuyệt mỹ rồi vậy. Thế nên mỗi tôn giáo đều có những nét nghệ thuật độc đáo khác nhau, do những rung cảm suy tư của các tín đồ nghệ sĩ hướng về tôn giáo mình tạo ra. Thế nên có nền nghệ thuật mang đặc tính tôn giáo qua các thời đại. 

Đạo Phật vốn mang bản chất bao dung, trí tuệ và khai phóng nên đã không thành lập hội thánh giáo quyền duy nhất, mà chỉ khuyến lập những giáo đoàn của con người tự tu tự giác (đi) vào đời giáo hóa chúng sanh bằng những cơ duyên sẵn có của chúng sanh “Tự tu Tự giác”.

Chính vì vậy những kiến trúc thờ tự của Phật giáo không mang một sắc thái duy nhất, mà là đã đa dạng thuận theo với sự thờ phụng của các nước mà đạo Phật truyền vào. Các chùa cảnh vùng Nam Á chiụ ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, thì vẫn giữ kiểu cách vòm cao tháp tròn. Còn các nước Á Đông lại giữ dáng vẽ văn minh Trung Hoa mái cong tháp vuông. 

Những nét chung khi nói đến chùa là phải nói tới cảnh. Cảnh và chùa tuy hai mà một. Chính chùa cảnh là công trình phối hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo khiến cho người đặt chân tới nơi đó điều có chung một cảm nhận như thấy tâm hồn mình được thanh thoát, tự tại.

Hình ảnh đức Phật thì tướng mạo phải là tướng mạo cao đẹp nhất mà người bản địa cảm nhận. Thế nên xét về phong độ của Phật lại mang tính cách thống nhất, dù ngồi, nằm hay đứng trong tượng Phật đều toát lên vẽ an nhiên thoải mái thoát tục, nhất là nụ cười đọng trên môi, chỉ có thể gọi đó là nụ cười Phật, dịu hiền, hoan hỹ, thanh thoát.

Ở bất kỳ nơi đâu các nghệ sĩ Phật giáo cũng để lại cho đời những pho tượng Phật siêu thoát, những cảnh chùa thoát tục. Để rồi những tiếng chuông ngân dài như những đợt sống hải triều theo nhau nổi lên rồi ngân xa chìm xuống. Như tiếng gọi vô thường giữa cảnh giới vô biên. 

Văn chương thi ca Phật Giáo vốn đa dạng, phong phú, nhưng nét chung ở đâu lúc nào cũng mang nội dung gợi ý cho con người nhận rõ thân phận của mình, tự chủ, tự do bước trên con đường thoát khổ. 

Tóm lại, những đường, nét, hình dáng, âm sắc, thơ, văn Phật gíáo đều có những điểm chung là từ bi, trí tuệ, và giải thoát, có thể nói Nghệ Thuật Đạo Phật Không Chỉ Là những Nét Sáng Bén Của Rung Cảm, Suy Tư Của Con Người Không Thôi Mà… Còn Vương Lên Mục Đích Cao Đẹp Là, Thăng Hóa Con Người, Đổi Mới Cuộc Đời.

* Về Học Thuật: Với một nhận thức quan tổng hợp rộng lớn, với một căn bản tự do tư tưởng và trên hai thiên niên kỷ tồn tại, đạo Phật không lúc nào ngừng phát triển để mãi mãi xứng đáng là nguồn Văn Hóa Nhân Bản Đích Thực, vĩ  Đại, với mục đích phục vụ con ngưới và xây dựng một cuộc sống An Lành, Hạnh phúc ở ngay cõi đời “ngũ trược ác thế này”. 

Kinh Pháp Hoa, phẩm Thí Dụ, đức Phật dạy: “Tam giới vô an do như hỏa trạch” (ba cõi không an ví như nhà cháy…). Hiện nay nhân loại đang sống trong “thời đại nhiễu nhương” tâm tư con người bị giằng xé bởi những mâu thuẫn của cuộc đời: kiếp sống thì khổ đau cơ cực, kiến thức sai lầm, tâm địa xấu xa, con người ác độc, và cuộc đời lại quá ngắn ngủi… Đó là những sự thật hiển nhiên bày ra trước mắt mỗi người: “Nổi khổ đau của chúng sanh là nỗi khổ đau của mình”.

Do Đó, nền tảng Học Thuật của đạo Phật là dạy cho con người thực hành ba yếu lý cơ bản (Tín-Hành-Nguyện) để gây nhân lành sẽ hái quả tốt Trước hết là phải có đức “Tin” vững chắc: Tin đức Phật là bậc Thầy Sáng suốt. Tin đạo Phật là đạo Giác Ngộ Giải Thoát, có công năng đưa (chuyên chở) chúng sanh từ bến (khổ não, tối tăm lầm lạc) tới bờ Giác (được tự tại an vui). Thứ nữa “Hành”, làm tất cả mọi việc (không luận là việc lớn hay nhỏ) khi xét thấy hữu ích cho cuộc đời, cho chúng sanh, không trái với lẽ phải, không gây ra oan nghiệt làm hại người tổn vật, Sau cùng  là phát “Nguyện” lớn cứu độ hết thảy chúng sanh. 

Là những tâm hồn lớn, muốn thực hiện hạnh nguyện Bồ Tát “cứu thế độ sinh” (mà) điều tiên quyết đòi hỏi ở người đó: là lòng phải rộng, trí phải sáng, phải tự chết đi những thói hư tật xấu như: tính ghen ghét, ngu dốt, ích kỷ, dối trá, hận thù, tự cao tự đại… để tái sinh một con người mới: Con người thánh thiện - sống bằng – tâm - hồn Phật - một cuộc sống đẹp như bông sen (sinh ư nê bất nhiễm ư nê) mới có đủ Thắng Nghĩa để làm những công việc hữu ích cho đạo và đời. 

Phần Tinh Hoa Của Ðạo Phật Lưu Trú Trong Ba Ðại Tạng Kinh, Một Nền Văn Hóa Nhân Bản Thực Tại Ðã Hướng Dẫn Cho Gần Một Phần Tư Nhân Loại Sống An Vui Và Biết Thương Yêu Nhau Hơn.

* Về Kỹ Thuật: Khoa học kỹ thuật vốn là kết quả của công phu “suy tư thực nghiệm” của con người. Sau khi thành đạo bên gốc Bồ Đề, lần đầu tiên, đức Phật long trọng tuyên bố với thế gian: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tính” Cũng lần đầu tiên ấy, thật vô tiền khoáng hậu, đức Phật đã giải thích những lẽ huyền bí về “vũ trụ vạn hữu” một cách tinh tường quán triệt. Ngài nói: Trong cõi Sa bà có tam thiên đại thiên thế giới, cũng gọi là “Thập phương vi trần thế giới” Và đã mở ra Con Đường Sáng cho nhân loại chúng sanh đi theo. Những nhà thiên văn học hiện đại cũng thừa nhận: trong vũ trụ không chỉ riêng có thế giới chúng ta ở, mà có hằng hà sa số thế giới, Khoa học tìm được năng lực tiềm ẩn trong vạn vật - Chính năng lực chuyển động không ngừng mới giữ cho vạn vật thành hình phát triển mà khỏi phải bị triệt tiêu - Đấy là lúc các nhà trí thức quan tâm nhiều tới luận chứng của đạo Phật, vì đức Phật quả quyết rằng: trong mỗi loài mỗi vật đều có phần năng lực tiềm ẩn, đó là Phật tính. Khoa học ngày nay đã gặp đạo Phật ở những điểm chung, như chúng ta thấy. Tuy nhiên khoa học chưa thể theo kịp cái “biết” của đấng Giác Ngộ Viên Mãn, Đây cũng là điều để lưu ý các nhà khoa học kỷ thuật cần nghiên cứu những cái Thật, Cao, Đẹp ở đạo Phật để bồi bổ cho kiến thức khoa học thêm giàu có, sáng, đẹp.

Chúng tôi tinh tưởng văn minh nhân loại ngày nay với tinh thần gặp gở  giữa khoa học và Phật hoc (rất có thể ) còn tiến xa hơn nữa trên nghành kỹ thuật, để tạo dựng một cuộc sống văn minh cho con người mỗi ngày thêm hoàn thiện. 

Với một tinh thần cởi mở, bao dung và truyền cảm hết sức mầu nhiệm, đượm sắc thái hiếu sinh, hiếu hòa và giải thoát, nên đạo Phật truyền vào quốc gia nào cũng được quần chúng nhân dân ở quốc gia đó nhiệt liệt hoan nghênh, tin tưởng cổ vũ và phụng sự. Ngoài các nước Á Ðông, đạo Phật đang trên đà phát triển tại các nước Âu Mỹ và khắp toàn thế giới. Những tư tưởng gia, những nhà bác học hiện đại cuối thế kỷ XX đã bày tỏ sự tán đồng thuyết lý “Từ Bi, Trí Tuệ và Tự Chủ” rất nhân bản của đạo Giác Ngộ, và lấy làm cảm kích nguyện nghiên cứu, học hỏi nguồn giáo lý vô thượng của đạo Phật, chỉ vì tinh thần giáo lý ấy không bao giờ trái với sự việc nào, bất cứ ở đâu, hạng người nào, khi họ hướng đến chân lý.  

Trong Khi Con Người Thời Ðại Ðang Khao Khát Tìm Hiểu Sự Thật – nghĩa - sống - của - cuộc - đời - Đạo Phật Chính Là Chất Liệu Cho Con Người Tìm Hiểu Nghĩa Sống Cuộc Ðời. Đạo Phật Truyền Tới Ðâu Cũng Dung Hợp Ðược Với Dân Tộc Tính, Dân Tộc Tình, Dân Tộc Trí Của Các Nước Tiếp Nhận Ðể Làm Giàu, Làm Mới Cho Con Người Và Cuộc Ðời.

Với tư tưởng cao đẹp ấy mà Nguồn văn hóa đạo Phật đã thấm sâu trong tim, óc con người, từng thời đại, làm thỏa mãn những nhu cầu khát vọng tâm linh của nhân loại trí thức ngày nay. 

Đạo Phật vốn không tự đóng khung, nên không bị thoái hóa, do đó, xứng đáng tiêu biểu cho nền văn hóa thực tại, bao dung, toàn thiện của nhân loại ở hiện tại và tương lai, vì tự bản thân đạo Phật đã viên mãn Văn-hóa-tính rồi vậy. 

Đạo Phật, Nguồn Văn Hóa sinh Động Của Nhân Loại  



[1] Xem Tứ Diệu Ðế và Bát Chánh Ðạo

 

---o0o---

| Mục Lục |

---o0o---

| Thư Mục Tác Giả |

---o0o---

Vi tính : Phước Ngọc - Hiếu Ngọc - Diệu Mỹ
Cập nhật : 01-11-2002

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Gánh nặng của nghiệp hái tình yêu là gì sao ta lại khao khát đến Cà y bùi 5 tan o thai lan 25 cương hàm ý phẩm phổ môn trong kinh diệu pháp hạnh tu phước và tu huệ co nen tu tap trong hoan canh o tro chon dong van vat huu linh vay an chay co ich gi cõng vitamin Sóc mẹ yêu sống mãi trong lòng chúng con đi tìm ý nghĩa của cuộc sống qua sự thiếu sinh vÃÆ chúng đề bà đạt đa phÃ Æ 32 vao chua la di tim cai tam trong sach cua chinh quang Bài 1 tri tuc Người Sài Gòn miền Tây thường ăn chay cành Người Sài Gòn đa basiasita trên đời này có mấy ai hạnh phúc than Công hạnh Bảo nhan nho ve thi si bui giang va nhung bai tho lời Bổ sung vitamin E qua thực phẩm một HoẠchùa sắc tứ tịnh quang câu chuyện muôn thuở choáng hoa tuu nghia niet ban trong long sanh tu n Nghiện chụp ảnh tự sướng có Ăn chay không thiếu chất như nhiều tín ç Món chay lạ qua chế biến ni truong thich nu dieu khong trong phong trao dau Phật giáo biết yêu là đau nhưng sao vẫn